THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

17 December 2010

Đóng cửa trại tị nạn người Thượng có liên quan đến chuyến thăm của TT Nguyễn Tấn Dũng


Nhóm nhân quyền địa phương đã liên kết việc đóng cửa trại tị nạn người Thượng của Cao ủy tị nạn LHQ (UNHCR) tại Phnom Penh với chuyến thăm Campuchia của phái đoàn Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Quốc Việt, RFA

Hình ảnh người Khmer Krom khiếu nại trước cơ quan Cao ủy tị nạn LHQ tại Thủ đô Phnom Penh


Những chỉ thị đằng sau các chuyến viếng thăm?

Trước đây Việt Nam đã từng yêu cầu công khai cho nước này hạn chế đến mức thấp nhất với những hoạt động của nhóm bất đồng chính kiến.
Trung tâm Nhân quyền Campuchia cùng nhiều người đang vận động cho nhân quyền Campuchia cáo buộc rằng việc Chính phủ hoàng gia nước này muốn đóng cửa trại tị nạn người Thượng Tây nguyên và có kế hoạch hồi hương 14 người Thượng về Việt Nam là có liên quan đến chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vào giữa tháng 11 vừa qua. 
Trước đây Việt Nam đã từng yêu cầu công khai cho nước này hạn chế đến mức thấp nhất với những hoạt động của nhóm bất đồng chính kiến.
Thông cáo của Trung tâm Nhân quyền Campuchia mà Đài Á Châu tự do nhận được viết rằng, quyết định này là thêm bằng chứng cho thấy việc trục xuất người tị nạn chính trị tại Campuchia, Chính phủ hoàng gia nằm dưới áp lực chính trị và kinh tế. Trong tháng 12 năm 2009 vừa qua, Chính phủ đã trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc trước khi cơ quan UNHCR tại Campuchia phỏng vấn và cấp quy chế tị nạn cho họ. 
Những người này bị trục xuất trước khi Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ hoàng gia Campuchia công bố ký kết một thỏa thuận bao gồm sự trợ giúp và cho vay tiền 1,2 tỷ USD.
Ông Ou Virak, Giám đốc Trung tâm Nhân quyền Campuchia nói với Đài Á Châu tự do hôm thứ năm, ngày 16/12 rằng, quyết 
Nhà sư Tim Sakhorn bị bắt cóc đem đi bỏ tù ở tỉnh An Giang. RFA file
Nhà sư Tim Sakhorn bị bắt cóc đem đi bỏ tù ở tỉnh An Giang. RFA file
định đóng cửa trại người Thượng Tây nguyên và buộc hồi hương về Việt Nam được thực hiện một tháng sau, khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn cấp cao sang Campuchia theo lời mời của Thủ tướng Hun Sen. 
Trong tháng 12 năm 2009 vừa qua, Chính phủ đã trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc trước khi cơ quan UNHCR tại Campuchia phỏng vấn và cấp quy chế tị nạn cho họ.
Mục đích của chuyến thăm đó là nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước láng giềng trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, thương mại, và đầu tư. Thương mại hai chiều giữa hai nước dự kiến đạt 2 tỷ USD vào năm 2010 khi Việt Nam đầu tư vào hơn 60 dự án tại Campuchia có giá trị hơn 900 triệu USD. Ông Ou Virak đưa ra nhận định:
"Sau chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam, chúng ta thấy có nhiều thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Campuchia gồm lĩnh vực kinh tế và nhiều dự án khác. Song song đó, chúng tôi tin rằng, vấn đề người Thượng sang tị nạn ở Campuchia là cây kim trong đôi mắt của Chính phủ Việt Nam cho nên Chính phủ Việt Nam không vui lòng chút nào, vì vấn đề người Thượng thể hiện cho thấy Việt Nam đàp áp, vi phạm nhân quyền công dân mình. 
Quyết định đóng cửa trại người Thượng Tây nguyên và buộc hồi hương về Việt Nam được thực hiện một tháng sau, khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn cấp cao sang Campuchia
Và đây là nguyên nhân, Việt Nam không muốn Campuchia giữ lại trại, đặc biệt có trường hợp công dân từ Việt Nam sang xin tị nạn…"

Chính sách độc tài lấn áp của Việt Nam

Ông Ou Virak còn cho biết, Chính phủ Cộng sản Việt Nam không hài lòng với Dân tộc Tây nguyên bởi vì những người này thường nổi dậy đấu tranh đòi đất đai, quyền tự do tín ngưỡng…Chính phủ Cộng sản Việt Nam cho rằng, những người này đang làm loạn và chia rẽ khối đoàn kết Dân tộc trong đất nước Việt Nam. Ông cho biết thủ đoạn Cộng sản Việt Nam cáo buộc các nhà đẩu tranh:
Cộng sản Việt Nam cáo buộc người bất đồng chính kiến làm chia rẻ khối đoàn kết sau đó họ bắt. Cũng dựa vào cáo buộc này, Chính phủ Việt Nam đã từng đến bắt Nhà sư Tim Sakhorn trên đất Campuchia.
"Cộng sản Việt Nam cáo buộc người bất đồng chính kiến làm chia rẻ khối đoàn kết sau đó họ bắt. Cũng dựa vào cáo buộc này, Chính phủ Việt Nam đã từng đến bắt Nhà sư Tim Sakhorn trên đất Campuchia. Vậy, chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam muốn được trục xuất người Thượng về để truy tố, đàn áp cảnh cáo và làm thế nào đừng cho người Thượng Tây nguyên cũng như Công dân Việt Nam đứng lên đấu tranh. Đây là vấn đề chính trị Việt Nam. Vấn đề này họ xâm phạm vào lãnh thổ Campuchia, thực tế như trường hợp họ bắt Nhà sư Tim Sakhorn."
Một số bạn trẻ người dân tộc Thượng đã chọn Hoa Kỳ là nước thứ 3 đang sinh hoạt tại North Carolina. Ảnh minh họa RFA file
Một số bạn trẻ người dân tộc Thượng đã chọn Hoa Kỳ là nước thứ 3 đang sinh hoạt tại North Carolina. Ảnh minh họa RFA file
Nhà sư Tim Sakhorn hiện đang định cư tại Thụy Điển từng bị Tăng hoàng Tep Vong của Campuchia buộc hoàn tục vào ngày 30 tháng 6 năm 2007 với cáo buộc phá hoại bang giao giữa 2 nước Campuchia và Việt Nam. Sau đó Sư bị bắt cóc đem đi bỏ tù ở tỉnh An Giang. Nhà sư Tim Sakhorn nói rằng, nếu như Campuchia không chịu áp lực từ Cộng sản Việt Nam thì Chính quyền Phnom Penh không bao giờ buộc ông hoàn tục rồi đem đi bỏ tù ở Việt Nam. Nhà sư nói:
Thực tế chúng ta thấy rằng, mọi thứ đều nằm dưới sự điều khuyển của Việt Nam, trong đó gồm biên giới và chính bản thân tôi là minh chứng cụ thể. Điều này cho thấy, Chính phủ Campuchia chịu áp lực Việt Nam.
Nhà sư Tim Sakhorn
"Vấn đề Chính phủ muốn đóng cửa trại tị nạn người Thượng, bắt tôi đem đi bỏ tù ở Việt Nam đều làm theo chỉ đạo của Việt Nam. Còn nếu như Việt Nam không chỉ đạo, thì Campuchia cũng không làm. Thực tế chúng ta thấy rằng, mọi thứ đều nằm dưới sự điều khuyển của Việt Nam, trong đó gồm biên giới và chính bản thân tôi là minh chứng cụ thể. Điều này cho thấy, Chính phủ Campuchia chịu áp lực Việt Nam. Việt Nam xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Campuchia. Lúc trưởng Công an Việt Nam điều tra tôi trong nhà tù họ nói rằng, khắp nơi trên đất nước Campuchia đều có Bộ đội và Công dân Việt Nam…chạy đi đâu cũng không thóat khỏi. Campuchia muốn làm gì cũng nằm dưới sự điều khuyển của Việt Nam."
Trưởng Công an Việt Nam điều tra tôi trong nhà tù họ nói rằng, khắp nơi trên đất nước Campuchia đều có Bộ đội và Công dân Việt Nam…chạy đi đâu cũng không thóat khỏi. Campuchia muốn làm gì cũng nằm dưới sự điều khuyển của Việt Nam
Nhà sư Tim Sakhorn

Campuchia không bị áp lực của nước nào?

Phát ngôn viên Bộ Ngoai giao Campuchia Koy Kuong bác bỏ cáo buộc này. Ông khẳng định rằng, Campuchia không chịu ảnh hưởng chính sách từ bất kỳ nước nào. Campuchia quyết định đóng cửa trại người Thượng Tây nguyên bởi vì trại này chỉ là nơi tạm trú. Ông Koy Kuông giải thích:
"Việc họ cáo buộc là quyền họ, nhưng những gì chúng ta đang làm thì làm theo ý chí, chính sách và  Pháp Luật của Chính phủ hoàng gia. Việc này không phải làm theo bất cứ lời chỉ đạo của nước nào. Tất cả các nước Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam đều độc lập, có chủ quyền lãnh thổ riêng; không nước nào gây áp lực nước nào. "
Giáo sư Sok Touch, nhà phân tích chính trị Campuchia đưa ra đề nghị rằng Chính phủ xứ Chùa Tháp nên xem xét lại tình hình chính trị và việc tôn trọng nhân quyền trong những nước có công dân sang Campuchia xin tị nạn. Trong trường hợp Chính phủ trục xuất người tị nạn về nước thì có nghĩa Chính phủ vi phạm bản thỏa thuận hay Hiệp ước Quốc tế bảo vệ người tị nạn mà Chính phủ ký kết với Liên Hiệp Quốc vào năm 1953.
những gì chúng ta đang làm thì làm theo ý chí, chính sách và  Pháp Luật của Chính phủ hoàng gia. Việc này không phải làm theo bất cứ lời chỉ đạo của nước nào. Tất cả các nước Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam đều độc lập, có chủ quyền lãnh thổ riêng
Ông Koy Kuông
Giáo sư cho biết thêm, "Chúng ta đều thấy, mọi vấn đề đều vì muốn giữ mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Chúng ta có thể thấy xu hướng chính trị giữa hai nước là để giữ quan hệ hữu nghị, vậy có nghĩa là họ buộc phải có gì để trao đổi…Muốn hay không, thì Campuchia phải chịu ảnh hưởng chính trị."
Theo nguồn tin từ một người Thượng Tây nguyên xin giấu tên đang trú ẩn trong trại 3 ở quận Sen Sok, thủ đô Phnom Penh cho Đài Á Châu tự do biết vào chiều thứ Năm rằng, cả 62 người Thượng nhận được quy chế định cư nước thứ 3 đã được ký tên vào thủ tục để sang định cư ở Canađa. Ông cho biết kết quả cuộc họp tại trại với nhân viên cơ quan UNHCR:
"Có 65 người tham gia trong cuộc họp, còn 11 người thì không được tham gia. Nhân viên của cơ quan UNHCR báo cho chúng tôi và tạo điều kiện cho chúng tôi phải ký tên để chuyển hồ sơ đi Canađa bởi vì đây là cơ hội cuối cùng. 
Ngoài ra cũng trong cuộc họp sáng thứ năm, một số người mới sang và đang chờ phỏng vấn cũng đã đồng ý ký tên để về Việt Nam, nhưng thực tế không ai biết đã có điều gì xảy ra đối với họ.
Nếu như anh em mình không ký đi Canađa thì UNHCR giao lại cho Chính phủ hoàng gia Campuchia. Nếu giao chúng tôi cho Chính phủ hoàng gia Campuchia, thì chắc có lẽ chính phủ trục xuất chúng tôi về Việt Nam. 
Sau khi anh em mình đã ký tên vào hồ sơ chuyển về Canađa, thì UNHCR sẽ cố gắng làm sao chuyển hồ sơ mình đi Canađa càng sớm càng tốt nhất." Ngoài ra cũng trong cuộc họp sáng thứ năm, một số người mới sang và đang chờ phỏng vấn cũng đã đồng ý ký tên để về Việt Nam, nhưng thực tế không ai biết đã có điều gì xảy ra đối với họ.

Theo dòng thời sự:

  • Gặp gỡ 54 người Thượng từ Tây Nguyên mới trốn sang Cambodia
  • Tại sao người Thượng Tây Nguyên tiếp tục chạy trốn sang Campuchia?
  • Việt Nam tiếp tục đàn áp người Thượng theo đạo Tin Lành
  • Nhà truyền đạoY-Djik: "...bị ép buộc phải ký vào văn bản bỏ đạo..."
  • Tiếng kêu cứu của đồng bào Thượng ở Cao nguyên Trung phần
  • Mục sư Daniel: "Dân làng ủng hộ các Mục sư và nhà truyền đạo"
  • Mục sư Y-Kor: "Chúng tôi bị buộc ký văn bản không thông công với hội Menonites"
  • RFA phỏng vấn nhân chứng vụ đàn áp người Thượng theo đạo Tin Lành