THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

29 December 2010

Chưa phát hiện trứng gà Trung Quốc giả ở VN

Thứ Ba, 28.12.2010 | 22:24 (GMT + 7)

(LĐO) - Ngày 27.12, một tờ báo của Trung Quốc đưa tin, hiện nay ở Trung Quốc có rất nhiều công ty công khai quảng cáo trên mạng về việc chuyển giao công nghệ làm trứng gà giả. Ngày 28.12, đại diện Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khẳng định: Chưa phát hiện trứng gà giả ở VN.

PV tờ báo của Trung Quốc mô tả rất kỹ những công đoạn làm trứng gà giả. Những loại nguyên liệu chủ yếu là muối alginate (Sodium alginate, được tách từ gôm của cây tảo nâu), canxi cácbonnát (CaCO3), canxi ôxít (CaO, vôi tôi) mầu thực phẩm và sáp ong. Phương pháp làm trứng gà giả gồm ba bước: Tạo lòng trắng, lòng đỏ; cố định lòng đỏ và đưa lòng đỏ vào trong lòng trắng; bọc vỏ cho trứng.

Những hình ảnh về quy trình làm trứng gà giả trên mạng
Những hình ảnh về quy trình làm trứng gà giả trên mạng

Để tạo lòng trắng, chỉ cần cho muối alginate và nước rồi khuấy đều, hình thành dung dịch có màu trắng và độ dính giống hệt lòng trắng trứng gà thật. Sau đó, người ta lấy một phần "lòng trắng," thêm vào chút mầu thực phẩm mầu vàng chanh để tạo thành hỗn hợp sử dụng làm "lòng đỏ." Sau đó, hỗn hợp tạo "lòng đỏ" được đưa vào những chiếc khuôn hình cầu có đường kính tương đương với lòng đỏ trứng gà thật và nhúng thật nhanh vào nước vôi. Mặt ngoài của "lòng đỏ trứng gà" nhanh chóng hình thành một màng định hình trong suốt. Khoảng 1 phút sau, "lòng đỏ trứng gà" chính thức thành hình. Đem "lòng đỏ" đặt vào bên trong "lòng trắng", lúc này quả trứng già giả không khác gì một quả trứng gà thật đã được bóc vỏ. Bước cuối cùng được hoàn thành bằng cách dùng chỉ xuyên qua quả trứng gà giả chưa có vỏ, rồi nhúng vào hỗn hợp tạo vỏ trứng (điều chế từ sáp ong và canxi cácbonnát…) vài lần và làm khô vỏ ngoài bằng gió nhẹ trước khi cho cả quả trứng giả vào nước lạnh để rút chỉ và định hình, kết thúc quá trình làm ra quả trứng gà giả.

Trước thông tin này, người tiêu dùng VN đã rất hoang mang vì trên thị trường trứng gà Trung Quốc được bán rộng rãi. Để trấn an dư luận, ngày 28.12, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khẳng định, Việt Nam chưa phát hiện hiện tượng trứng gà giả như mô tả theo công nghệ này.

Tuy nhiên, ông Khẩn vẫn tỏ ra khá thận trọng và cho rằng, các cơ quan chức năng không thể chủ quan và sẽ tiến hành xác minh thêm trong thời gian tới.

Trả lời TTXVN, ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, không thể làm giả trứng gà sống nhưng với trứng gà chín thì không khó. Ông Giao cho rằng, nếu những quả trứng gà chín được làm giả rồi tuồn vào thị trường thì sẽ rất khó để nhận biết và quản lý. Trứng gà chín có thể đi theo nhiều con đường như bột, làm bánh kẹo, làm kem… nên rất khó để phân biệt thật giả…

X.H

20 năm, cuộc đời của tôi ở Mỹ

Cám ơn đất nước Mỹ đã cưu mang và cho tôi có ngày hôm nay, mặc dù rằng tôi chưa hề nhận được một đồng trợ cấp nào từ họ

Thưa quý độc giả, gần đây có rất nhiều bài viết, tâm sự của nhiều người xoay quanh vấn đề cuộc sống, xã hội của Mỹ. Cho nên hôm nay tôi cũng mạn phép kể hầu quý vị về cuộc đời tôi sau 20 năm sống ở Mỹ, hầu chia sẻ với quý vị về xã hội này, theo nhận xét của riêng cá nhân tôi.Cám ơn đất nước Mỹ đã cưu mang và cho tôi có ngày hôm nay, mặc dù rằng tôi chưa hề nhận được một đồng trợ cấp nào từ họ.

Khi sống ở Việt Nam, tôi là một người khá sung sướng. Ở đây không phải được bao bọc bởi gia đình, cha mẹ. Mà cái sung sướng ở đây là tôi từng kiếm được khá nhiều tiền, cho dù đó là thời bao cấp. Thời đó, rất nhiều người còn khó khăn trong cuộc sống, thì tôi vẫn có khả năng ăn, nhậu mỗi ngày sau giờ làm việc.

Rời Việt Nam ở cái tuổi 30 mà người ta thường nói "ương ương dở dở", tức là nếu trở lại con đường học vấn thì cũng hơi khó khăn vì đầu óc đã bắt đầu "mụ mị", và cũng vì tôi biết khả năng của chính mình cũng không thể làm chuyện đó, vì không còn được minh mẫn cho lắm trong việc học cái chữ (ở Việt Nam chỉ tốt nghiệp cấp 3). Cho nên tôi quyết định không lấy việc học hành là cái đích cuối cùng cần phải đạt được ở xã hội này.

Thay vào đó, tôi xác định cho mình một hướng đi khác an phận hơn. Đó là cố gắng làm việc thật nhiều, để tích lũy cho tương lai sau này khi mình về già. Hoặc nếu cơ may có đến thì tôi sẽ lao vào con đường kinh doanh, là cái mà tôi đã có ít nhiều kinh nghiệm khi còn bên Việt Nam.

Trường hợp của tôi được định cư ở Mỹ khá gay go, nó không đơn giản và thuận lợi như nhiều người bình thường. Tôi phải sống gần 3 năm không một giấy lận lưng (dĩ nhiên không được giúp đỡ, trợ cấp từ chính phủ), tức là phải kiếm sống bằng đủ nghề, cái mà nhiều người cho là "hèn mọn" như phụ việc cắt cỏ, phụ làm cho chủ xe lunch, nhân viên bán tiệm tạp hóa, chợ... Và dĩ nhiên tất cả đều được trả bằng tiền mặt. Điều đó nói lên rằng, tôi đã từng sống rất thiếu thốn (vì đồng lương rất eo hẹp), làm việc cực nhọc hơn mọi người bình thường ở đây. Còn nhớ thời gian đó sau khi lĩnh lương ra và thanh toán tiền nhà, xăng nhớt, ăn uống tối thiểu cho cá nhân, đôi khi tiền mua thuốc lá cũng không có, đành phải đi xin từng điếu thuốc từ bạn bè, người quen nơi làm việc...

Ba năm sau khi tôi ở Mỹ, bắt đầu chính thức có thẻ xanh. Tức là bây giờ mới có thể "ngẩng mặt" xin một công việc tương đối gọi là "đàng hoàng" hơn trước đây. Lập tức tôi xin vào làm việc trong một công ty chuyên bán máy tính (chủ yếu là học hỏi) với chức vụ thấp nhất, đó là "giao nhận hàng hóa" (dĩ nhiên cũng là đồng lương khiêm tốn nhất công ty). Sau một thời gian ngắn, do siêng năng nên tôi dần dần được cất nhắc lên những chức vụ cao hơn như: Computer Technician (nhân viên kỹ thuật), Tech Support (tạm dịch: Trợ giúp kỹ thuật cho khách hàng qua điện thoại khi họ gặp trục trặc), Help Desk (giải quyết các khó khăn kỹ thuật về máy tính trong công ty cho nhân viên). Tưởng cũng cần nói thêm một chút ở đây, đó là cho dù tôi chưa từng được học một ngày E.S.L ở Mỹ, nhưng nhờ chịu khó học hỏi những người bạn Mỹ cùng công ty (cám ơn các bạn), cho nên khả năng nói, nghe tiếng Anh của tôi cũng không tệ (bên Việt Nam học tiếng Pháp).

Ròng rã làm việc, tích lũy không mệt mỏi sau 3 năm, tôi đã có một số vốn liếng tàm tạm. Song song với việc được cất nhắc nơi làm việc như trình bày ở trên, tôi quyết định vừa đi làm, vừa tìm kiếm những shop nhỏ để đầu tư làm thêm sau giờ làm việc nơi công ty như: tiệm cho mướn phim, cửa hàng bán tạp hóa... Còn nhớ lại thời gian đó, tôi chỉ biết có đi làm, ra shop làm việc tiếp ngay sau khi tan sở và cuối tuần trụ cả ngày ngoài shop cho đến tối mịt mới về đến nhà, tuần 7 ngày.

Vài năm sau đó, tôi lại được công ty gửi cho đi học những lớp cao hơn về máy tính để trở thành người quản trị mạng cho họ. Dĩ nhiên công việc được nâng cấp, thì đồng lương tôi cũng dần dần khấm khá hơn. Còn nhớ, cách đây hơn 10 năm, mức lương của tôi có thể ngang hàng với một kỹ sư ra trường và có kinh nghiệm 5 năm trở lên.

Nhưng ngược lại với sự thăng tiến ở công ty tôi làm việc, thì công việc kinh doanh của tôi lại không khấm khá lắm, chỉ có thể gói gọn một điều để quý vị có thể hiểu là "lấy công làm lời" mà thôi. Nhưng tôi vẫn cố gắng giữ gìn nó vì lý do suy nghĩ đơn giản rằng: Thay vì mình ở không, và đi chơi (xài tiền) thì ngược lại tôi lại được có tiền thêm. Và thêm một cái lợi khác nữa, đó là nhờ môi trường kinh doanh này, mà tôi có thể tự luyện cho mình kỹ năng Anh ngữ từ chính những khách hàng người bản xứ này. Để từ đó cho tôi một kết quả về khả năng nghe, nói và có cách nhận xét về khách hàng người bản xứ khá nhạy bén, là cái cũng đang giúp cho công việc kinh doanh hiện tại của tôi.

Khi ngành máy tính (Quản trị mạng) xuống dốc, tôi cũng là một trong những nạn nhân bị sa thải, sau hơn 10 năm làm việc. Thay vì cố gắng kiếm một công việc khác có liên quan đến ngành, thì một lần nữa, tôi lại xác định rằng mình không còn khả năng đuổi kịp những bạn trẻ mới ra trường. Bởi vì làm ngành mạng phải học hỏi liên tục, và đầu óc phải rất nhạy bén - cái mà tôi cảm thấy không thể so bì được với họ. Thế là tôi lại quyết định chuyển hướng và cố gắng phát triển cho mình trong ngành kinh doanh từ đó.

Ròng rã cũng đã 10 năm qua kể từ sau ngày ra kinh doanh thật sự, sau khi kiểm điểm lại những thành quả đạt được, tôi có thể một lần nữa nhận định rằng: Cũng chẳng có gì thành công như ý muốn cả. Nhưng ngược lại, nhờ làm việc cật lực, tiết kiệm, cho nên tôi cũng vẫn có một số vốn có thể gọi là sống sung túc cho đến cuối đời, mà không cần phải làm việc nhiều như thời gian qua hoặc thậm chí nếu hoàn toàn không có thu nhập cũng vẫn có thể an hưởng từ đây. Nhưng đương nhiên tôi sẽ không làm vậy, vì mình vẫn còn sức khỏe, để cống hiến cho đời, cho xã hội đã cưu mang mình.

Thưa độc giả gần xa, sở dĩ tôi kể hơi chi tiết về mình như vậy để muốn nói lên lòng tri ân của tôi đối với xã hội Mỹ, mặc dù rằng chính bản thân tôi cũng không phải là một người thành công cho lắm. Nhưng nhờ xã hội này, tôi đã "ngộ" ra rất nhiều điều tốt:

- Một xã hội mà bạn sẽ được "đền đáp" một cách rất xứng đáng trong tương lai, nếu như bạn cố gắng.

- Tình người của xã hội, dân bản xứ đối với người tha hương, cũng như tình cảm của con người với con người rất tốt đẹp. Cho dù không cần biết bạn là người từ quốc gia nào đến và bạn là ai.

- Tính tiết kiệm không xài hoang phí (vì làm việc cực khổ), để có một tương lai sáng sủa hơn.

- Những thói hư tật xấu mà trước đây tôi đã có trong người: Uống rượu, bài bạc, chơi bời... cũng hoàn toàn không có "đất sống" trong tôi.

- Kỹ năng giao tiếp với mọi tầng lớp trong xã hội được tốt đẹp hơn rất nhiều.

- Chịu đựng được giỏi hơn trong nhiều tình huống của cuộc sống, cho dù là có thăng hay trầm đi chăng nữa.

Một lần nữa, cám ơn đất nước Mỹ đã cưu mang và cho tôi có ngày hôm nay, mặc dù rằng tôi chưa hề nhận được một đồng trợ cấp nào từ họ. Nhưng họ đã cho tôi nhiều cơ hội để tiến thân và giúp tôi trở thành một người ít nhiều có ích cho xã hội hoặc chí ít cũng không xấu và sống không hổ thẹn với lương tâm khi xuôi tay nhắm mắt.

Trân trọng.

Lâm Trần

Câu chuyện của 2 người phụ nữ “đối đầu” với tham nhũng

Thứ Tư, 29.12.2010 | 17:05 (GMT + 7)

(LĐO) – Trong số 5 gương mặt điển hình có thành tích chống tham nhũng về dự ĐH Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 8 có 2 đại biểu là nữ. Tuy là "phận nữ nhi" nhưng không ít người phải nghiêng mình trước những "chiến công" của họ.

Nguyên PCT nước Trương Mỹ Hoa gặp mặt các ĐB nữ dự ĐH Thi đua yêu nước.
Nguyên PCT nước Trương Mỹ Hoa gặp mặt các ĐB nữ dự ĐH Thi đua yêu nước.

"Kẻ thần kinh" chống tham nhũng

Nhà báo Phan Thị Thanh Hương nay đã trở về với đúng vị trí của mình là phóng viên báo Người cao tuổi nhưng chị vẫn không khỏi ngậm ngùi nhớ lại những tháng ngày đen tối bị thu hồi thẻ nhà báo, bị khủng bố tinh thần, đe dọa tính mạng. Đặc biệt, hai lần chị trở thành nạn nhân của vụ dàn xếp tai nạn giao thông.

Biết rõ các vụ việc tiêu cực, tham nhũng xảy ra tại báo Người cao tuổi và hành vi sai phạm của một số cán bộ lãnh đạo quản lý tờ báo, chị đã đứng lên góp ý trong sinh hoạt nội bộ. Nhưng lãnh đạo tờ báo lúc đó không những đã không nghe mà còn trù dập, đe dọa chị trong công tác và cuộc sống.

Chị Hương không cầm được nước mắt nói: "Tôi đã bị chính lãnh đạo của mình trù dập. Trong số 6,8 tỷ đồng được Nhà nước đầu tư, ban lãnh đạo lúc đó đã tham nhũng hơn 5 tỷ đồng. Họ đuổi việc, thu thẻ nhà báo của tôi và suốt 6 năm tôi đi làm và sống mà không có một đồng lương nào. Ngay cả mái ấm duy nhất của hai mẹ con, tôi cũng phải bán đi một nửa để có tiền tiếp tục cuộc chiến tìm lẽ phải".

Vẫn kiên quyết trong hành trình đi tìm lẽ phải, từ năm 2001 đến 2007, nhà báo Thanh Hương đã đứng đơn tố cáo 11 vụ việc tiêu cực, tham nhũng xảy ra tại cơ quan nơi chị công tác. Cuối cùng, Ban Thường vụ T.Ư Hội Người cao tuổi đã tiến hành thanh kiểm tra kéo dài hơn nửa năm và phát hiện tham ô trên 5,6 tỷ đồng trong dự án 6,8 tỷ đồng và từ nguồn thu các loại ấn phẩm của báo Người cao tuổi.

Vụ án đã được khởi tố, kẻ xấu đã bị pháp luật trừng phạt, chị Hương được mời trở lại làm việc nhưng những nhọc nhằn, mất mát trong hành trình chống tham nhũng thì chỉ mình chị mới hiểu. Những lúc khó khăn nhất, chỉ có người mẹ già đã gần 80 tuổi sát cánh, động viên chị vững vàng đấu tranh.

Là ĐB của TP. Hà Nội dự ĐH thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 8, nhà báo Thanh Hương nghẹn ngào nói: "Tôi đã dấn thân vào cuộc chống tham nhũng tại báo Người cao tuổi trong suốt 7 năm trời, trải qua những khó khăn không thể nói hết bằng lời, có lúc tưởng mình đã không sống nổi. Những lãnh đạo bị tôi tố cáo tham nhũng đã gọi tôi là "kẻ thần kinh"? Nhưng tôi là nhà báo, bản lĩnh nghề nghiệp, lòng dũng cảm và sự trung thực đã giúp tôi đứng vững".
 

Hai ĐB nữ của thủ đô đã có nhiều thành tích phòng chống tham nhũng.
Hai ĐB nữ của thủ đô đã có nhiều thành tích phòng chống tham nhũng.

"Vạch mặt" tham nhũng

Dù đã về nghỉ hưu nhưng bác Nguyễn Thị Hòa (phường Yên Phụ, Tây Hồ, HN) vẫn miệt mài trên hành trình tìm kiếm công lý và sự thật. Rất nhiều lần bác đã từng đứng ra tố cáo những việc làm sai trái của cán bộ địa phương. Lần lượt những vụ án như: xây dựng nhà trái phép, lấn chiếm đất lấp hồ, ăn chặn tiền đền bù giải phóng mặt bằng… được lôi ra ánh sáng pháp luật.

Đáng nhớ nhất và thành công hơn cả là việc tố cáo những tiêu cực của một số cán bộ thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Tây (Dự án kè Hồ Tây). Khó ai có thể hình dung, người phụ nữ đã nghỉ hưu ấy phải lăn lộn không quản ngày đêm tìm chứng cứ suốt 3 năm trời ròng rã, hỏi chuyện người dân quanh hồ để thu thập tài liệu. Trời không phụ lòng người, sau đó, Công an TP. Hà Nội đã nhanh chóng khởi tố vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" trong đền bù giải phóng mặt bằng của dự án kè Hồ Tây. Theo báo cáo kiểm toán cho thấy tổng số tiền sai phạm lên đến hơn 39 tỷ đồng.

Phải nói rằng, cuộc đấu tranh đứng về lẽ phải luôn gặp không ít khó khăn, phức tạp, thậm chí bị trả thù nhất là khi đối tượng bị đấu tranh có thế lực lừa trên nạt dưới, tạo nghi ngờ và gây bức xúc trong nhân dân. Trong khi đó, nhiều người có trách nhiệm lại sợ đụng chạm không dám đấu tranh, sợ bị trù dập.

Bác Hòa cho biết: "Kẻ xấu đã dùng mọi thủ đoạn đe dọa tính mạng cũng như hủy hoại tài sản gia đình tôi. Song, dù khó khăn gian khổ đến mấy, nếu còn tiêu cực, tham nhũng thì tôi còn chống vì tôi nghĩ rằng, xung quanh còn rất nhiều người ủng hộ tôi trong hành trình tìm công lý".
Bản thân bác Hòa đã từng nhiều năm công tác trong quân đội, gia đình lại có truyền thống cách mạng, bố và 7 anh chị em đều tham gia quân đội, mẹ được phong tặng danh hiệu bà Mẹ Việt Nam anh hùng… đặc biệt, niềm tin vào công lý đã tiếp cho bác sức mạnh đưa nhiều vụ việc ra ánh sáng.

Bác Hoa cũng bày tỏ mong muốn, Đảng và Nhà nước cần có cơ chế bảo vệ người đấu tranh chống tiêu cực, khuyến khích nhiều hơn nữa công dân tham gia đẩy lùi tệ nạn tham nhũng.

Thanh Hiệp

Mậu dịch viên hot girl thời bao cấp


Mậu dịch viên hot girl thời bao cấp

(TNTS) Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt đầu từ ngôn ngữ chat chít của lớp trẻ.

Khác với hot boy có dăm bảy loại, thời bao cấp hot girl chỉ có một loại thôi, ấy là những cô gái làm mậu dịch viên. Tất nhiên thời nào gái đẹp, gái nổi tiếng đều hot cả, thời bao cấp cũng thế, nhưng thời này gái mậu dịch được trọng vọng nhất, hầu như họ không có đối thủ trong tình trường. Cái thời dân chủ yếu sống bằng tem phiếu, đường sữa mắm muối vải vóc... nhất nhất đều phải dựa vào tem phiếu, đồng lương cán bộ chỉ có thể sống được nhờ các cửa hàng cung cấp, không thể sống nhờ chợ búa được thì ai đứng cửa hàng kể như cầm mạng sống của cả nhà.

Các cửa hàng luôn ở tình trạng thiếu hàng, mọi người xếp hàng chầu chực chờ hàng về để được mua đầu tiên. Chỉ cần chậm chân một chút hoặc là xách túi về không, hoặc là phải lấy mấy thứ đầu thừa đuôi thẹo. Mình nhớ ngày đó ba mình cất phiếu thịt chờ con cái đi học, đi làm ở xa lâu ngày về thăm, ông mới đem phiếu ra cửa hàng thịt. Ông dậy từ 4 giờ sáng ra cửa hàng đứng xếp hàng chờ đến 7 giờ cửa hàng mở cửa. Thế mà nhiều khi ông phải xếp thứ mấy chục.

Chưa khi nào ông mua được cân thịt ngon. Thịt ngon đều để dành cho cấp trên, người nhà, người quen, người trong cửa hàng trong công ty của mậu dịch viên. Mua được cân thịt là may rồi, chẳng ai dám mơ có được cân thịt ngon. Ba mình xách cân thịt về, mồ hôi muối trắng lưng áo, nói cười hể hả như là nhặt được cân thịt ở đâu về chứ không phải đi mua thịt tiêu chuẩn. Lúc nào ông cũng khoe mình đã gặp may. Khi thì khoe đứa học trò nó nhường cho mua trước. Khi thì khoe đến lượt ông mua xong là hết sạch thịt chỉ còn lòng. Khi thì khoe hết thịt rồi nhưng cô bán thịt nhận ra người quen, cô linh động bán cho phần thịt cô để dành cho người nhà. Cả nhà nghe ông kể ai nấy mừng húm, nói may hè may hè.

Khổ thân, tiêu chuẩn của mình mà mỗi khi mua được thì mừng hơn cha chết sống lại. Một cân thịt có khi về nhà cân lại chỉ còn tám lạng vẫn mừng, có tám lạng còn hơn không có lạng nào. Chả ai ngu xách cân thịt ra  cửa hàng yêu cầu cân lại. Người sắp hàng mua rất đông, chẳng ai cho mình chen ngang để kiện cáo. Nếu chen vào được, nói chị ơi tôi cân lại chỉ có tám lạng thôi. Cô mậu dịch một là không thèm trả lời; hai là lườm cái, nói thừa thiếu phải nói ngay tại quầy, bác đã đem thịt ra khỏi quầy còn đem lại đây bảo thiếu a; ba là cô cầm tám lạng thịt ném vào thớt, nói bác chê thiếu thì để người khác mua. Lập tức có cả chục người nói đây đây tôi mua tôi mua, tám lạng thì tám lạng. Xong om.

Kể qua vậy để nói quyền thế của cô mậu dịch viên lớn lắm. Bán ai trước, bán đúng cân hay thiếu cân, hàng nguyên chất hay đầu thừa đuôi thẹo đều thuộc quyền cô cả. Nếu ai thấy cô cân thiếu, hoặc muốn đổi hàng chất lượng cao hơn cũng không được. Mình chưa nói xong câu thì cả chục người đứng sau réo ầm ầm, nói ông kia mua nhanh cho người khác mua. Mua được hàng là tốt rồi còn đổi chác, ngu thế, tham thế. Nếu mình còn chần chừ nhất định bị đám đông đứng sau đánh bật mình ra khỏi hàng khi nào không biết.

Muốn mua hàng nhanh, đạt chất lượng chỉ có cách quen biết mậu dịch viên, hoặc cửa hàng trưởng, không còn cách nào khác. Quen được họ rồi thì là được mua đầu tiên, hàng đã không thiếu lại ngon lành. Sáng sớm đi làm gửi phiếu gửi sổ mua hàng cho họ, đến trưa thì viếng qua cửa hàng lấy, khỏe re. Nếu không cứ đến thẳng cửa hàng, cố giơ mặt ra cho người ta thấy, búng ngón tay cái tách ra hiệu. Cô mậu dịch thấy rồi, vờ gọi tên hai ba người là đến tên mình ngay. Ai thắc mắc, nói anh này mới đến sao mua nhanh thế thì vờ cau mặt cười nhạt, nói bác đến sau biết gì, tôi sắp hàng từ ba giờ sáng, giờ mới đến lượt đây. Hi hi.

 Các cô mậu dịch viên chẳng những có quyền thế lại được hưởng lộc từ các trò cân thiếu, đánh tráo chất lượng hàng, thậm chí còn đánh tráo cả tem phiếu mua rồi thành tem phiếu chưa mua, thành thử thời này tất cả các mậu dịch viên nếu không giàu có cũng không khi nào túng thiếu. Lấy được mấy cô này khác gì chuột sa chĩnh gạo. Nhà nào kiếm được cô dâu là mậu dịch viên thật mừng hết lớn. Cả họ mừng chứ không riêng gì nhà đó mừng.

Mình chưa tán được cô nào là mậu dịch viên cả, mặc dù rắp ranh rất nhiều lần, lần nào cũng thất bại. Hễ cô nào là mậu dịch viên thì nhất định gia đình mấy người quyền thế đều thửa trước. Nếu không thì mấy ông hot boy thời này cũng cua ngay, chẳng cô nào "vườn không nhà trống" cả, rất khó tán. Mậu dịch viên thường mặt mày không đến nỗi, đa số đều sạch nước cản. Cũng có cô xấu, xấu mấy thì xấu, dù xấu ngang tầm Thị Nở cũng không đến lượt mình.

Chẳng phải cưa đổ tán được, anh nào quen được mấy cô cũng đã vinh dự lắm rồi. Quen được một cô mậu dịch là giá mình lên hẳn, từ gia đình, bà con đến thầy cô, bạn bè ai ai cũng nể trọng, ra sức chiều nịnh để nhờ cậy. Vì thế quen được cô mậu dịch viên còn phấn khởi gấp mấy lần được thăng chức lên lương (tất nhiên là lương nhỏ chức quèn).

Mình nhớ hồi ở Huế, mình làm việc cùng phòng với thằng T. Thằng này thiên tài về quan hệ, thích quen ai là nó quen được liền. Một hôm có cô mậu dịch tìm đến phòng mình tìm nó. Nó kéo cô vào phòng, nói đây là cô A. ở cửa hàng B. Cả phòng bỗng ngẩng phắt lên mặt mày sáng trưng, không ai bảo ai tất cả đều xúm đến rối rít hỏi han mời mọc. Thằng T. vắt chân chữ ngũ, mặt vênh lên y chang nó vừa quen được ông sếp bự.

Anh M. là con ông phó chủ tịch huyện. Anh đi bộ đội lên đến hàm đại úy, hàm ấy gọi là siêu, cũng là "đồ quý hiếm". Ở nhà bố anh dấm sẵn cho một cô mậu dịch viên. Khi anh về phép bố anh dẫn đến xem mặt. Anh chê xấu. Bố anh trừng mắt lên, nói ngu lắm, vàng đó con ơi, tao quyền thế lắm mới kiếm được cho mày đấy, đừng có tưởng bở. Anh vẫn chê. Cô này biết được, cười cái xoẹt, nói đó chê thì đây cũng nỏ thèm, tưởng đại úy là to à. Chỉ trong tuần lễ cô cưới ngay một ông thiếu tá trước mặt anh, ông này còn đẹp trai hơn cả anh nữa.

Thời mình đi lính chơi thân với thằng Q. Thằng này cực đẹp trai lại hát hay đàn giỏi, đi đâu gái chạy theo cả đàn. Chị nó ở nhà viết thư cho nó, nói chị đã dấm cho em một cô rất xinh xắn, khỏe mạnh, nết na. Mày đồng ý thì để chị nói chuyện với nó. Thằng Q. làm chảnh, viết thư nói chị cứ từ từ, để em về xem có đồng điệu tâm hồn không đã. Thư sau chị nó giục, nói em quyết nhanh lên, ba mạ chờ ý kiến em để làm lễ bỏ trầu. Thằng Q. vẫn thờ ơ, viết thư nói chị ơi em làm sao quyết được khi chưa biết tâm hồn người ta có đồng điệu hay không. Chị nó lại viết thư, lần này kể chuyện kỹ hơn, nói con bé hiện bán ở cửa hàng tổng hợp huyện em ạ. Thằng Q. đọc thư đến câu này, vội vàng tót ra bưu điện đánh điện khẩn về, nói em đồng ý, chị nói ba mạ làm lễ bỏ trầu cho em. He he.

Nguyễn Quang Lập

"Hố tử thần" ngay trung tâm thành phố


"Hố tử thần" ngay trung tâm thành phố

 (TNO) Trưa 29.12, tại khu vực gần ngã tư Trần Đình Xu - Trần Hưng Đạo (Q.1, TP.HCM) xuất hiện "hố tử thần" khá lớn.

Rất may không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra do cơ quan chức năng phát hiện kịp thời.

Vào khoảng 10 giờ sáng, lực lượng tuần tra thuộc Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 (Sở Giao thông vận tải TP.HCM) phát hiện một phần mặt đường tại vị trí nói trên sụp lún bất thường và đã chủ động khoanh vùng, dựng rào chắn, tránh nguy hiểm cho các xe lưu thông qua đây.

Sau đó, phần đường sụp lún đã được cơ quan chức năng đào xuống để kiểm tra độ sâu và diện tích sụp lún bên dưới. Hố này sâu khoảng 1,2m, bên dưới rộng có 2 thanh tà vẹt đường ray cũ chắn ngang.

Hiện các cơ quan chức năng đang tìm hiểu nguyên nhân sự cố.

Trí Quang 

Khởi tố vụ CSGT gây thương tích cho người dân


TT- – TTO - Ngày 29-12, lãnh đạo Công an và Viện Kiểm sát nhân dân TP Nha Trang cho biết các cơ quan bảo vệ pháp luật của TP Nha Trang đã thống nhất hướng xử lý vụ CSGT huyện Diên Khánh gây thương tích cho anh Huỳnh Tấn Nam (21 tuổi, nhân viên tổng kho DFC, chạy xe máy không đội mũ bảo hiểm).

>> Lừa bán thiếu nữ vào ổ mại dâm nước ngoài

>> "Xử lý nghiêm các công an sai phạm"

>> Khen thưởng phải thực chất, chống bệnh thành tích

Trước mắt, cảnh sát điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án "gây thương tích cho người khác trong khi thi hành công vụ" (điều 107 BLHS), tiếp tục củng cố hồ sơ để ra quyết định khởi tố bị can đối với Vũ Văn Duy, thượng sĩ CSGT huyện Diên Khánh và Nguyễn Trọng Hiếu, công an viên xã Diên Phú, chuyển sang VKS phê chuẩn.

Lãnh đạo công an và Viện Kiểm sát TP Nha Trang khẳng định việc khởi tố là chắc chắn, chỉ còn vấn đề thời gian hoàn tất thủ tục.

Nạn nhân Huỳnh Tấn Nam - Ảnh: Võ Văn Tạo

Trước đó, khoảng 20g ngày 24-4-2010, trong khi tuần tra trên quốc lộ 1A thuộc địa phận huyện Diên Khánh, phát hiện Nam chạy xe máy không đội mũ bảo hiểm, Duy chở Hiếu truy đuổi gắt gao. Qua cổng tổng kho DFC khoảng 80m về phía bắc (thuộc địa phận xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang) Nam ngã xe.

Theo lời khai của nạn nhân và các nhân chứng, Hiếu dùng dùi cui quật Nam ngã xe, sau đó Duy và Hiếu còn tiếp tục đánh đá Nam. Nghe người dân truy hô, Duy gọi Hiếu lên môtô rồ máy phóng mất, bỏ mặc Nam trong tình trạng chấn thương nguy kịch ở hiện trường.

Trong khi đó, tuy thừa nhận có truy đuổi nhưng Duy và Hiếu không thừa nhận hành vi đánh Nam. Họ khai Nam bị thương do gặp ổ gà, tự té xe (thực tế mặt đường tại hiện trường rất bằng phẳng, không hề có ổ gà). Tuy nhiên lời khai của các nhân chứng khớp với ảnh chụp Nam với vết bầm ở bả vai nơi sát cổ.

Ngay tối 24-4, Công an huyện Diên Khánh đã cử cán bộ đến hiện trường lấy lời khai của các nhân chứng. Trong đêm 24 và sáng 25-12, lãnh đạo Công an huyện Diên Khánh đã đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa thăm Nam, đưa gia đình 25 triệu đồng để cùng lo chạy chữa.

Sau khi được điều trị ban đầu khoảng ba tháng tại bốn trung tâm y tế lớn ở TP.HCM, giám định pháp y tỉnh Khánh Hòa kết luận: Nam bị đa chấn thương sọ não, cổ, trán, thái dương, gò má, hàm, răng… với thương tật vĩnh viễn 77%.

Gia đình cho biết chi phí chạy chữa đã hơn 150 triệu đồng nhưng thỉnh thoảng chấn thương vẫn tái phát, phải nhập viện cấp cứu. Công an huyện đã đưa gia đình năm lần tiền, tổng cộng 42 triệu đồng, nhưng bản thân Duy chưa một lần nói lời xin lỗi.

Bức xúc việc xử lý vụ án quá chậm chạp, Nam và gia đình đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu lên các cơ quan hữu trách địa phương rồi trung ương.

V.T.

# Lo+`i Ke^u Go.i Bie^?u Ti`nh Nga`y 12 Tha'ng 1 Na(m 2011 Dde^? Gia?i The^? DCS

 
 

Nỗi niềm dùng Internet tại VN


Firewall không những áp dụng với các trang web như danchimviet.info mà cả các blog

Dạo này có việc phải về quê ở, dùng 3g của bọn Viettel. Hồi trước vẫn vào được blog, nhưng từ khi có cuộc ký kết hiệp đồng tác chiến gì đó giữa bọn Viettel và các chiến sĩ an ninh thông tin đến giờ. Mình không vào được blog nữa.

Hôm nay chủ nhật về nhà, phải vượt tường lửa mới vào được blog này.

Chị Nguyễn Phương Nga khi nào trả lời quốc tế miệng dẻo quẹo, Việt Nam có tư do intenet, bằng chứng nào là càng ngày càng có nhiêu thuê bao internet đăng ký thêm tại Việt Nam. Đúng là có thì có thật, nhưng thật thế nào thì còn phải xem. Người ta không đến nỗi đổ oan hết để chị phải méo miệng thanh minh đâu.

Việt Nam có cho tự do đăng ký thuê bao dùng internet, nhưng dùng tường lửa để chặn nhiều trang. Nói đầy đủ là như vậy. Như kiểu tao cho mày ăn bao nhiêu cũng được, miễn mày có tiền mua, nhưng tao chỉ cho bán những thứ tao muốn.

Nếu lên án việc chặn tường lửa, bưng bít thông tin. Chị Nga và đồng bọn (cùng với bọn a dua) sẽ phản ứng rằng ở đâu mà chính phủ chẳng kiểm soát thông tin, nước nào cũng vậy mà thôi. Các thông tin độc hại cần phải được ngăn chặn, chị dẫn chứng là trang này khiêu dâm, trang kia bạo lực….ngăn chặn là việc làm bình thường của cơ quan hữu trách.

Đây là kiểu mượn gió bẻ măng, hay tiện tay vơ bèo gạt luôn cả tép vào trong rổ. Nhiều trang website không hề kích động bạo lực, hay khiêu dâm cũng bị ngăn tuốt tuột. Khi bị hỏi đến chị Nga dứ cái rổ ra, nhanh tay vơ nắm bèo lên hươ cho thiên hạ thấy rồi lu loa, đấy nhé chúng tôi vơ bèo đây này, toàn bèo đấy nhé mở to mắt ra mà xem, tất nhiên bọp tép bị oan thì nằm dưới đống bèo. Người ta không tin đòi kiểm tra rổ bèo thì chị dãy nảy rằng.

- Phải tôn trọng nội bộ, phải tin tưởng lẫn nhau trên tinh thần hợp tác, đừng xâm phạm đến việc riêng tư.

Quá đà nữa thì chị la.

- À, có phải định âm mưu chia rẽ, ý đồ đen tối, muốn vu khống tôi à, liên can gì đến các người mà đòi xem công việc của chúng tôi.

Nếu bọn kia lấn thêm tí nữa là thành cãi nhau to, mà nói chung thì bọn nó không thích chuyện cãi nhau nhiều, việc thì rành rành ra đấy rồi. Chị Nga cũng thừa biết là nói thế chúng nó không tin, nhưng chị cứ phải già mồm vậy không phải để chúng nó tin, mà để đồng bọn (và bọn a dua) của chị có căn cứ để viết trên báo, tuyên truyền lại với nhân dân là chúng ta có tự do intenr, có ngôn luận, chúng ta đã đối thoại thẳng thắn cởi mở với quốc tế, bằng những chứng cứ hiển nhiên, bọn quốc tế phải im lặng không cãi được vào đâu.

Bọn quốc tế nó không cãi nhau với chị Nga nhiều, nó khoanh cái bản đồ Việt Nam mau đen kịt cùng với Triều Tiên, I ran, Miến Điện… rồi làm gì tiếp theo thì chịu. Ai mà biết bọn tư bản giãy chết này âm mưu cái gì.

Tóm lại bên này bảo có thì cứ bảo có để phục vụ lý tưởng cao đẹp,còn bên kia bảo không có thì cứ tin là không có về mà âm mưu phục vụ ý đồ đen tối.

Còn ai dùng internet tại Việt Nam cứ việc tự do ca ngợi chính phủ sáng suốt, đảng ta tài ba, đất nươc giàu đẹp. Còn ai mà bauxite, chủ quyền, tham nhũng, bất công thì chịu khó vượt tường lửa mà dùng, hoặc theo anh Điếu Cày, Anh Ba SG, anh Cù Huy Hà Vũ vào trại giam mà tự do ngôn luận với bốn bức tường xi măng.

Nguồn: Blog Nguoibuongio


Việt Nam: Noel không có Thiên chúa


Nếu không chính mình đến nhà thờ Công giáo tham dự lễ Noel, mà chỉ đọc tất cả những bài viết trên báo "lề phải" ở Việt Nam, người đọc sẽ thấy người Việt Nam mừng ngày Thiên chúa giáng sinh bằng một lễ hội… không có Thiên chúa.

Hình chụp bên trong nhà thờ thì vắng vẻ dù bài viết có tựa đề "Rộn Ràng Ðón Giáng Sinh" của báo điện tử VietnamNet.

Lễ Noel có nguồn gốc từ câu chuyện Chúa Giê-su giáng sinh làm người. Trước đó, ngôn sứ đã gặp bà Maria và loan báo: "Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là 'Thiên Chúa ở cùng chúng ta' ". Noel là cách gọi tắt của từ Emmanuel mà ra. Để đón mừng ngày Thiên chúa giáng sinh, người Ki-tô hữu lại chuẩn bị trang hoàng nhà cửa, làm hang đá mô tả cảnh chúa Hài đồng ra đời, thật đẹp, thật lộng lẫy, tổ chức những nghi lễ trang trọng mừng Chúa hiện diện giữa loài người. Lâu ngày, lễ Noel không còn là ngày lễ riêng của Ki-tô hữu, mà đã trở thành một ngày hội vui vẻ của toàn thế giới, tất cả mọi người có đạo hay không có đạo cũng đều tham gia.

Đặc điểm chung của tất cả những bài báo viết về lễ Noel trong nước là thông tin người người đổ xô ra đường để xem những thứ ở ngoài đường (chớ không phải đến các nhà thờ). Tại 3 thành phố lớn nhất nước thì thành phố nào cũng kẹt xe trầm trọng. Ở Hà Nội người ta chen nhau để xem hoa đăng "do các nghệ nhân Việt Nam và Trung Quốc phối hợp thực hiện" dẫn đến tắc đường, và sau đó thì xung quanh hồ Gươm ngập tràn rác ơi là rác đủ các loại. Ở Sài Gòn cũng kẹt xe hàng loạt vì người dân muốn "tận mắt chứng kiến sự kiện "thành phố tuyết" độc nhất vô nhị từ trước tới nay", "để bán các loại quà Giáng sinh rất dễ thương dành cho trẻ em và giới teen". Ở Đà Nẵng, người ta tranh nhau mua quà, tặng quà dẫn đến "cháy quà" lưu niệm, tranh nhau xem "Thiên đường ánh sáng" dài khoảng nửa cây số trên phố Lê Duẩn, xem "14 vòm cong trang trí hàng trăm ngôi sao, đèn pháo hoa, đèn chùm… cùng các hiệu ứng ánh sáng được lập trình kỹ lưỡng khiến rất nhiều người đi đường phải xuýt xoa".

Báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Vietnamnet còn có những bài nói về lễ Noel của người Việt trong nước. "Từ 19h, nhiều ngả đường tại các thành phố lớn đã chật kín người và xe. Các địa điểm quan trọng trong đêm Noel như những nhà thờ lớn, các điểm vui chơi giải trí, các khu vực trung tâm ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.HCM là những nơi nhộn nhịp nhất". "Nhiều bạn trẻ sau khi chen chúc ở các trung tâm thương mại trên đường Lê Lợi đã tìm đến khu vực tòa nhà Bitexco Financial Tower cao 68 tầng làm nơi chụp ảnh lưu niệm", "Vui nhộn nhất phải kể đến có lẽ là Cung văn hóa Lao Động trên đường Nguyễn Thi Minh Khai, quận 1. Nơi đây đang có Hội chợ mùa đông thu hút nhiều gia đình đến vui chơi giải trí. Ngay sát mặt đường đơn vị tổ chức đã cho nhân viên của Hội chợ trong vai ông giả Noel, các nhân vật phim hoạt hình vẫy tay chào đón người qua đường. Nhiều em nhỏ được bố mẹ chở đi chơi phố khi thấy cảnh tượng này đã ríu rít đòi xuống chụp hình và bắt tay với ông già Noel tạo ra một khung cảnh vui nhộn và đầm ấm của không khí Noel Sài thành".

Các báo khác như Lao Động, Dân Trí,… chỉ có bài viết mô tả Noel ở tận đẩu tận đâu các nước khác trên thế giới thật là chi tiết, ngay cả tình tiết một người đàn ông ở Anh muốn… cưới cây thông Noel cũng không bỏ qua.

Dưới ngòi bút của các nhà báo "lề phải", lễ Noel đơn giản chỉ là vui chơi, giải trí, mua sắm, ăn uống, chỉ là ông già Noel mặc bộ quần áo trắng đỏ, râu tóc trắng cỡi xe tuần lộc đi phát quà, không cần biết ông Noel là ai và tại sao ông lại phải (có nhiệm vụ) mỗi năm đến ngày này tháng này đi phát quà. Một kiểu người có nghĩa vụ "cho" còn con người thản nhiên "nhận" không hề băn khoăn, không hề ái náy về cái sự "nhận vô tư" của mình.

Không biết vô tình hay cố ý mà Vietnamnet đăng hai bức ảnh bên trong nhà thờ vắng ngắt (không rõ nhà thờ ở đâu vì báo không chú thích) cùng một loạt những bức ảnh đường phố đông nghẹt người vui chơi, ăn uống, bày tiệc hẳn ra giữa bãi cỏ ngồi ăn.

Noel cũng là dịp để người ta tống khứ hàng ế dưới cái tên "hàng khuyến mãi", hàng "sale off" giảm giá từ 30% đến 50% nhưng giá đã giảm rồi mà người mua bắt thang vẫn chưa thể trèo tới.

Báo Tiền Phong (25/12/2010) giật cái tít "Noel: bí chỗ chơi, 'cháy' nhà nghỉ". "Những nơi còn phòng thỏa sức nâng giá gấp ba, bốn so với ngày thường. Một phòng qua đêm có giá 400 – 500 nghìn. Tiến, nhân viên một nhà nghỉ trên đường Trần Duy Hưng ra vẻ chiều lòng khách: "Bốn trăm một phòng qua đêm là giá hữu nghị nhất rồi đó anh. Đi khắp cả đường này cũng không có đâu". Hai, ba giờ sáng, trên nhiều ngã đường Hà thành vẫn khá nhộn nhịp cảnh người đi chơi, kẻ đi tìm chốn nghỉ. Có mặt đường Hoàng Quốc Việt, dễ bắt gặp cảnh các đôi, các nhóm dừng xe trước các nhà nghỉ, rồi nhanh chóng đi phóng xe đi luôn vì hết phòng". Người đọc hiểu ngay 9 tháng sau báo này sẽ có bài mới tiếp theo chủ đề: Bệnh viện 'cháy' giường…

Hay Vietnamnet thì có bài "Hì hục tìm nhà nghỉ đêm Noel" nội dung tương tự bài của báo Tiền Phong, nhưng nhân vật trong bài là người khác. Tác giả bài viết còn dẫn chứng: "Anh P.T.L một kỹ sư xây dựng than phiền, đi chơi đêm Noel xong mà không thuê được nhà nghỉ ưng ý thì coi như mùa giáng sinh đó tan tành và hết ý nghĩa".

Bài "Nô nức đón Noel" trên trang báo SGGP hơn 1.000 chữ mô tả về hoạt động mua sắm và các "gói khuyến mãi", có cả mỹ phẩm, giày dép, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp…

"Độc đáo" nhất là bài "Tưng bừng đêm Noel" (Thanh Niên ngày 25/12/2010) có 541 chữ, trong đó chiếm hết 206 chữ nói về hoạt động của lãnh đạo đảng CSVN, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đi làm nhiệm vụ "chúc mừng các giáo phận nhân dịp Giáng sinh" rồi, tức là chiếm một nửa số chữ bài báo (không tính tít bài và sapô).

Trong tất cả những bài báo có nội dung viết về lễ Noel không có bài nào chứa cụm từ "Thiên chúa', "Chúa Hài đồng", "Giê-su", nói gì đến tên "Giu-se" hay "Maria". Thật không có gì bi hài hơn khi viết bài về lễ Emmanuel (Thiên Chúa ở cùng chúng ta) nhưng lại không có Thiên chúa trong bài báo.

Linh mục Phêrô Nguyễn Quang Duy – Chánh xứ Giáo xứ Mẹ Hằng Cứu Giúp (nhà thờ Kỳ Đồng) cho biết Ngài lấy làm buồn khi thấy Noel không còn nét riêng mà dần dần trở thành một kiểu lễ hội bình thường như tất cả những lễ hội đang được tổ chức rầm rộ ngày một nhiều ở Việt Nam. Người ta lợi dụng lễ Giáng sinh như một cái cớ để lao vào để ăn chơi, để hưởng thụ, để kinh doanh, rồi sau đó, không ít thiếu nữ trẻ đã phải vào bệnh viện giải quyết cái thai ngoài ý muốn – kết quả của "một chút kỷ niệm đêm Noel năm ngoái".

Thông điệp mà lễ Noel theo tinh thần Tin Mừng đem đến cho mọi người là những bài học làm người (tuy cũ nhưng không bao giờ lỗi thời) mà chúng ta phải học suốt đời, trong đó, lễ Noel là một dịp ôn lại bài học cũ, bài học nhân từ, vị tha, khoan dung từ Thánh Giu-se, bài học yêu thương, nhẫn nhịn, vâng phục từ Mẹ Maria, bài học quên mình hy sinh, phục vụ, chịu thương khó vì người khác của Chúa Giê-su… không được nhấn mạnh, đề cao. Các giá trị tinh thần của ngày lễ Noel không được xem trọng. Theo Linh mục Nguyễn Quang Duy, "Người ta đang trần tục hóa lễ Giáng sinh".

Nguồn: Blog Tạ Phong Tần


Giá vàng vượt 36 triệu đồng/lượng


TTO - Giá vàng thế giới bất ngờ tăng mạnh trở lại, từ 1.390 USD/ounce đến chiều 29-12 lên 1.408,1 USD/ounce. Tuy nhiên giá vàng trong nước chỉ tăng thêm 150.000 đồng/lượng, lên 36,05 triệu đồng/lượng.

Giá USD tự do giảm mạnh là một trong những nguyên nhân "níu" giá vàng trong nước - Ảnh: financialtrade.info

Đà tăng của giá vàng trong nước chậm hơn, theo các công ty vàng, là do sức mua yếu. Trong khi đó gần 10 ngày qua giá vàng trong nước quanh quẩn dưới ngưỡng 36 triệu đồng/lượng, do vậy giới đầu cơ đã tranh thủ cơ hội giá tăng để tung hàng ra bán.

Chênh lệch giữa giá mua - bán tại Công ty SJC là 70.000 đồng/lượng nhưng tại các cửa hàng vàng giá thu mua thấp hơn giá bán hơn 100.000 đồng/lượng. Ngoài ra giá USD tự do giảm mạnh cũng là nguyên nhân "níu" giá vàng trong nước. Chiều 29-12 giá USD tự do chỉ còn 21.040 đồng/USD (bán ra) và 21.010 đồng/USD (mua vào).

Giá vàng thế giới tăng mạnh do thông tin về niềm tin tiêu dùng Mỹ bất ngờ giảm mạnh so với dự báo, khiến đồng USD mất giá. Giá vàng thế giới tăng mạnh còn do lo ngại cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực châu Âu cùng với lạm phát đang gia tăng.

Cuối tuần qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nâng lãi suất cơ bản cho vay chuẩn 1 năm lên 5,81% khiến giới nhà đầu tư đang lo lắng động thái tăng lãi suất của Trung Quốc sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới của năm 2011 vì khả năng lạm phát sẽ tăng cao.

A.H.