THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

01 February 2011

Tết trên những gánh hàng rong

2011-01-31

Hơn một tháng nay, những tỉnh miền Bắc chìm trong những đợt rét lạnh bất thường và kéo dài liên tục.

Photo: RFA

Gánh trái cây đi bán rong khắp nẻo đường


Việc mưu sinh của những gánh hàng rong từ các tỉnh lân cận về Hà Nội bươn chải trong những ngày tháng cận kề Tết Nguyên Đán càng trở nên vất vả hơn. Vũ Hoàng có bài tìm hiểu về câu chuyện của những người ngoại tỉnh lên thành phố sinh sống và chuẩn bị đón Tết.

Một tuần, bảy ngày dãi nắng dầm mưa

Cuộc sống mưu sinh dãi nắng dầm mưa dường như gặp nhiều khó khăn hơn khi phải đối mặt với thời tiết giá lạnh nơi đất khách. Cùng chung cảnh buôn bán nhỏ, lặt vặt như bao nghề khác trong thành phố, chị Phạm Thị Vui, người gốc Nam Định về Hà Nội sống được hơn 5 năm, gắn bó với nghề buôn bán đồng nát (hay còn gọi là mua bán ve chai). 
Chị Vui cho biết, làm việc liên tục không nghỉ 7 ngày/ tuần trong vòng khoảng 1 tháng vừa xong, chị cũng gom góp được khoảng hơn 1 triệu đồng sau khi trừ đi mọi chi phí ăn ở. Chị dự tính rằng sẽ cố gắng làm đến sát ngày 30 Tết, kiếm được thêm đồng nào hay đồng đó, rồi trên đường về quê mới tranh thủ ghé qua đâu đó mua chút ít đồ Tết cho gia đình. 
Chị chia sẻ với chúng tôi về cuộc sống xa nhà và những ngày bươn chải trong giá lạnh khi Tết sắp về như sau:
Rất khó khăn và có nhiều điều phức tạp, sống rất là khổ cực, nắng thì nắng quá mà rét thì rét quá, không được điều kiện như ở nhà, nói chung xa nhà thì vẫn khổ hơn. Nhiều lúc thấy rét mướt quá thì cũng muốn về quê, nhưng về quê không có tiền tiêu, cho nên cũng phải bươn chải thôi.
Chị Phạm Thị Vui
Rất khó khăn và có nhiều điều phức tạp, sống rất là khổ cực, nắng thì nắng quá mà rét thì rét quá, không được điều kiện như ở nhà, nói chung xa nhà thì vẫn khổ hơn. Nhiều lúc thấy rét mướt quá thì cũng muốn về quê, nhưng về quê không có tiền tiêu, cho nên cũng phải bươn chải thôi.
Giờ nghỉ ăn trưa của bà bán hàng rong trên vỉa hè đường phố.
Giờ nghỉ ăn trưa của bà bán hàng rong trên vỉa hè đường phố. AFP
Gần Tết làm ăn khó khăn lắm không như những lúc bình thường. Công việc của chúng em kiếm được đồng tiền nhiều lúc Tết cũng khó khăn, không được suôn sẻ lắm, không gặp được nhiều điều may. 
Cũng đã có lúc rét lạnh, công việc đòi hỏi phải đi nhiều từ sáng sớm đến tối mịt, mà tiền kiếm được cũng chẳng đáng là bao so với công sức bỏ ra, khiến chị muốn buông xuôi. Tuy nhiên, về quê thì cũng chẳng có việc gì để làm, thế nên chị phải đành bám trụ ở lại thành phố. 
Cùng cảnh ngộ xa nhà, lên thành phố kiếm sống với chị Vui, là chị Nguyễn Thị Thuấn, người quê Hưng Yên, lên Hà Nội với gánh hàng cam được hơn 2 năm nay. Chị Thuấn cho biết là những ngày giáp Tết này, khác với mấy năm trước, hàng họ bán rất chậm, thậm chí ngày ông Công ông Táo vừa qua, chị bán hàng cũng ế. Chia sẻ với chúng tôi về cuộc sống thường nhật của mình, chị Thuấn cho biết: 
Bình thường thì 3 rưỡi hoặc 3 giờ đêm, còn ngày tuần thì đi từ 1-2 giờ đêm gì đấy, nếu đắt hàng thì về lúc 11-12 giờ trưa, còn nếu không thì 6-7 giờ tối, chỉ ngủ được khoảng 2-3 tiếng thôi. Trưa thì tranh thủ đi giúp việc cho người ta, rửa bát hoặc lau dọn gì đấy.
Chị Nguyễn Thị Thuấn
Nếu trung bình ngày bình thường, không phải ngày rằm, thì mỗi ngày được 50 -70 ngàn đồng, trừ tiền trọ và ăn uống thì có hôm được, có hôm không. Tết năm nay bán chậm lắm anh ạ, hôm qua là ngày 23, mà bọn em hầu như ai cũng ế, phải mang về. Bình thường thì 3 rưỡi hoặc 3 giờ đêm, còn ngày tuần thì đi từ 1-2 giờ đêm gì đấy, nếu đắt hàng thì về lúc 11-12 giờ trưa, còn nếu không thì 6-7 giờ tối, chỉ ngủ được khoảng 2-3 tiếng thôi. Trưa thì tranh thủ đi giúp việc cho người ta, rửa bát hoặc lau dọn gì đấy. 
Những ngày cận kề Tết, là những lúc người ta tập trung về gia đình, chuẩn bị mua sắm, trang hoàng nhà cửa, nhưng với những người như chị Vui, chị Thuấn thì đôi gánh hàng rong vẫn len lỏi trong phố chợ thị thành đến tận những giờ phút cuối của năm cũ. 
Cuộc sống của những người lao động này dường như chôn chặt vào công việc và công việc, xoay vòng hết việc này đến việc khác, với mong muốn duy nhất là kiếm được thêm chút thu nhập phụ giúp gia đình dịp Tết sắp tới. 
Ngoài những nỗi cơ cực của bản thân công việc, thì những chuyện thường xảy đến với những người thấp cổ bé họng trong xã hội như chị Thuấn là điều không tránh khỏi. 
Nhiều lúc còn bị móc trộm nữa cơ anh ạ, chẳng biết làm thế nào được, chúng em từ ngoại tỉnh lên, mình có mất, người ta chứng kiến thì cũng chẳng có ai bênh, thôi mất thì cũng đành chịu.  
Tâm sự về những ngày giáp Tết này, trong không khí giá rét, chị Thuấn cho chúng tôi biết về những gì mà chị vẫn làm mỗi khi một ngày mới bắt đầu:
Nhiều lúc còn bị móc trộm nữa cơ anh ạ, chẳng biết làm thế nào được, chúng em từ ngoại tỉnh lên, mình có mất, người ta chứng kiến thì cũng chẳng có ai bênh, thôi mất thì cũng đành chịu.
Một gánh hàng rong trên vỉa hè đường Đồng Khởi
Một gánh hàng rong trên vỉa hè đường Đồng Khởi, một con đường sang trọng ở SG. Ảnh chụp tháng 7/2010.
Tầm 3-4 giờ mình dậy, thì cảm giác rét lắm chẳng muốn dậy, gió rét và mưa. Đi đến chợ, mua hàng đã khó lại còn đắt, nhiều lúc vác, ô tô chen nhau, một thùng hàng nhiều khi chen rồi vác đến hơn nửa tiếng vẫn chưa về đến nơi mình gửi. Đi chợ bẩn thỉu rét mướt, lúc nào chân tay cũng ướt át.    

Những đồng tiền chân chính với những ước mơ đơn giản

Chúng tôi cũng được nói chuyện với chị Nguyễn Thi Tuyến, quê ở Bình Đà, tuy không ở trọ tại Hà Nội, nhưng mỗi ngày chị đạp xe tối thiểu gần 30 cây số ra đến Hà Nội rồi lòng vòng đi bán rau dạo trong thành phố. 
Mỗi ngày của chị bắt đầu từ khoảng 2-3 giờ sáng, qua chợ đầu mối mua rau, rồi sau đó tiếp tục đi bán dạo. Lấy công làm lãi, nhiều khi cả ngày chỉ bán được hơn chục ngàn. Chị cho biết:
Cái này ảnh hưởng quá nhiều, nhiều khi rét quá đi chợ quá vất vả lắm, cuộc sống quá khó khăn, nhưng không có việc gì thì phải kiếm thêm thôi. Bây giờ kiếm được nhiều thì tiêu nhiều, kiếm được ít thì phải chấp nhận bon chen, kiếm được nhiều thì ăn thịt, không kiếm được thì ăn muối, ăn rau. Nói chung bước đường cùng, không có gì hơn thì phải chấp nhận.
Nhiều khi rét quá đi chợ quá vất vả lắm, cuộc sống quá khó khăn, nhưng không có việc gì thì phải kiếm thêm thôi. Bây giờ kiếm được nhiều thì tiêu nhiều, kiếm được ít thì phải chấp nhận bon chen, kiếm được nhiều thì ăn thịt, không kiếm được thì ăn muối, ăn rau.
Chị Nguyễn Thi Tuyến
Nhưng có chút ít tiền khoảng hơn một triệu mỗi tháng sau khi trừ đi ăn uống vẫn còn khá hơn nhiều người ở quê chị, chị kể nếu những ai làm công nhân, thì tiền lương hàng tháng tổng cộng cũng chỉ có 6-7 trăm ngàn, mà những người này còn phải chi trả tiền cơm nước tại gia đình. 
Như ở nhà, chúng em chỉ làm được 6-700 ngàn đồng một tháng thôi, ví dụ như đi làm giầy da, đi may hoặc đi thêu, thì trưa phải về nhà ăn. Còn lên đây thì mình được hơn một triệu đã tính tiền ăn trọ rồi. 
Cũng như nhiều mảnh đời của những người lao động ngoại tỉnh dồn về thành phố lớn kiếm sống. Những con người này giống nhau ở một điểm chung, chỉ mong muốn được làm ăn chân chính, tiết kiệm tiền bạc kiếm gửi về quê, phụ giúp gia đình. 
Dù còn nhiều khó khăn vất vả cho bản thân, nhưng khi được hỏi có mong ước gì khi năm mới sắp tới, thì những người phụ nữ ấy đều chỉ có ước mơ thật đơn giản, một tấm áo hay đôi giầy mới cho con, một công việc ổn định hay thật giản dị chỉ là mua may bắn đắt. 
Với chị Thuấn, gia đình có 2 con nhỏ, thì đi làm suốt năm rồi, chỉ mong sao Tết sắp đến cố gắng dành dụm mua thêm cho con đôi giầy mà giờ vẫn chưa đủ tiền mua.
Chị Vui cho biết:
Người buôn gánh bán bưng trong một ngõ hẻm ở Hànội. AFP
Người buôn gánh bán bưng trong một ngõ hẻm ở Hànội. AFP
Lúc nắng lúc mưa ngoài đường, thì cũng mong mình gặp được nhiều may mắn, làm sao có được công việc ổn định để làm. Năm mới thì cũng chỉ mong muốn gia đình vui vẻ, con cái khoẻ mạnh, sang năm mới thì gặp nhiều điều may mắn vậy thôi.
Còn chị Tuyến thì cũng không có ước mơ gì cao sang:
Mong muốn đi chợ làm ăn phát tài, kiếm được nhiều hơn nữa, cũng chẳng mong muốn gì hơn vì mình cũng chẳng nghề nghiệp, nên chỉ mong mua may bán đắt, chẳng mong muốn gì hơn.    
Với chị Thuấn, gia đình có 2 con nhỏ, thì đi làm suốt năm rồi, chỉ mong sao Tết sắp đến cố gắng dành dụm mua thêm cho con đôi giầy mà giờ vẫn chưa đủ tiền mua. 
Chỉ mong muốn Tết này về mua sắm cái gì mới mới cho con cái, một bộ quần áo đang hứa mua, hôm nọ đi làm 3 ngày cũng cố gắng mua được cái áo cho con được 200 ngàn rồi, mong muốn mua thêm cho con đôi giầy nữa nhưng chưa có tiền.
Chỉ mong muốn Tết này về mua sắm cái gì mới mới cho con cái, một bộ quần áo đang hứa mua, hôm nọ đi làm 3 ngày cũng cố gắng mua được cái áo cho con được 200 ngàn rồi, mong muốn mua thêm cho con đôi giầy nữa nhưng chưa có tiền.
Vẫn biết cuộc sống là bon chen, chật vật kiếm được đồng tiền chân chính, nhưng chen giữa tiếng còi xe và ánh sáng đô thị của những người tiêu hàng triệu đồng cho mỗi bữa tiệc tối, hàng chục triệu đồng tiền quà cáp biếu xén cho cấp trên hay sự lãng phí vô tội vạ của một tầng lớp giầu có chỉ biết tiêu xài tiền công. Thì đây đó, những mảnh đời gắn bó với đôi gánh hàng rong, những nặng nợ của người tứ xứ bươn chải nơi đất khách, vẫn miệt mài trong giá rét để tích cóp từng đồng bạc, để  mong có được điều ước là sống thanh thản và một cuộc sống bớt nhọc nhằn hơn. 
Ước gì trong cái Tết này những đôi vai cơ nhỡ khó khăn kia sẽ nhẹ hơn khi vào những giờ cuối của đêm giao thừa, họ về nhà với đôi quang gánh mới, tràn đầy niềm tin vào những bàn tay nhân ái, hào phóng mua giúp cho họ tất cả số hàng hóa ít ỏi còn lại.          

Theo dòng thời sự: