THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

17 March 2011

Dân biểu Robert Oliphant vận động cho nhân quyền VN


2011-03-16

Lâu nay nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế theo dõi nhân quyền cũng quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

RFA photo

Dân biểu Robert Oliphant và phóng viên Quỳnh Chi tại RFA hôm 15/3/2011

Dân biểu quốc hội Canada, ông Robert Oliphant, vào hai ngày 14 và 15 tháng 3 đến Washington DC để làm việc cùng các dân biểu Hoa Kỳ về vấn đề cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Nhân dịp này, Quỳnh Chi có cuộc nói chuyện với ông.

Quỳnh Chi: Thưa ông, trong chuyến đi này đến Washington ông sẽ gặp một số nhân vật trong quốc hội Hoa Kỳ để bào thảo về nhân quyền Việt Nam. Vì sao cần thiết có sự hợp tác này?

Giữa Canada và Việt Nam đã có những mối quan hệ thương mại song phương. Chúng tôi muốn thử xem có thể khuyến khích dân chủ thông qua những mối quan hệ kinh tế như thế hay không.

DB Rob Oliphant

Rob Oliphant: Chúng tôi đang làm về những vấn đề của Quốc hội Canada. Tôi đang làm việc với một nhóm nhỏ và chúng tôi đang vận động cho nhân quyền. Và tôi biết là tôi cần lấy kinh nghiệm từ Hoa Kỳ. Có nhiều người trong chính phủ Hoa Kỳ đã vận động cho vấn đề này trước chúng tôi. Tôi cũng biết rằng khi nói về vấn đề nhân quyền, càng hợp tác là sự ảnh hưởng càng mạnh. Đó không chỉ là sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ hay sự ảnh hưởng của Canada nhưng mà chúng tôi hợp tác cùng nhau. Và tôi hy vọng sẽ có sự ảnh hưởng từ phía cộng đồng châu Âu nữa để chúng tôi có thêm nhiều áp lực để nói về nhân quyền.

Quỳnh Chi: Hoa Kỳ và cả Canada nữa, đã có những hoạt động nhằm thay đổi tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Hiệu quả của việc này như thế nào rồi thưa ông?

RFA03-200.jpg
Dân biểu Robert Oliphant tại RFA. RFA photo
Rob Oliphant: 
Thật ra thì tôi không nghĩ là Canada đã làm nhiều lắm. Một trong những thực tế là vấn đề này không nằm trong sự quan tâm của nhiều người Canada. Số lượng người Việt tại Canada khoảng 180 ngàn người. Họ hòa nhập với cộng đồng rất tốt và thành công. Tuy nhiên, họ đang nhắc nhở chúng tôi rằng họ đến từ đâu. Hiện tại, Việt Nam kiểm duyệt Internet, nhiều người bị bắt bớ, phóng viên không thể tự do đưa tin, người dân không thể tự do tụ tập. Và việc cho rằng dân chủ rồi tự nó sẽ đến không phải là cách. Giữa Canada và Việt Nam đã có những mối quan hệ thương mại song phương. Chúng tôi muốn thử xem có thể khuyến khích dân chủ thông qua những mối quan hệ kinh tế như thế hay không. Và đồng thời, chúng tôi lên tiếng nữa. 

Quỳnh Chi: Có lẽ ông cũng đã biết một số người trong chính phủ Hoa Kỳ cho rằng, các cuộc đối thoại về nhân quyền với chính phủ Việt Nam như đối thoại giữa 2 người điếc với nhau. Vậy thì cần làm gì để các ông có thể đạt được mục tiêu đề ra?

Rob Oliphant: Điếc và không muốn nghe là 2 việc khác nhau. Tôi tin rằng Đảng CS Việt Nam không nghe và những điều chúng tôi cần làm là giúp họ nghe. Chính vì thế, cần có những tiếng nói lớn hơn để chính phủ Việt Nam có thể nghe rõ hơn. Họ cần biết rằng con người phải trả giá nếu không có nhân quyền. 

Ví dụ, thực tế là, những nhà đầu tư luôn muốn đầu tư vào những quốc gia ổn định, có dân chủ mà họ có khả năng dự đoán rủi ro. Nếu Việt Nam muốn phát triển kinh tế vững mạnh, phải có hệ thống pháp luật tốt; cần bảo vệ nhân quyền, cần trở thành một nước có dân chủ tự do. Chúng tôi muốn nói với chính phủ Việt Nam là "Chúng tôi muốn nói chuyện với họ như  những người bạn với nhau. Chúng tôi muốn nói chúng tôi tôn trọng văn hóa, lịch sử.

Tuy nhiên, đến lúc cần cởi mở hơn và ngồi lại bàn thảo làm thế nào để phá vỡ bức tường ngăn cách; làm thế nào để mở rộng quan hệ và làm thế nào để khuyến khích tự do". Đó là mục tiêu của tôi. Tôi muốn bắt đầu làm công việc này với chính phủ Mỹ, Châu Âu, với Úc để nhân quyền được tôn trọng tại Việt Nam.

Quỳnh Chi: Trước khi tạm biệt quý thính giả RFA, xin ông cho biết ông có tin tức nào về tình trạng Linh mục Nguyễn Văn Lý không?

Điếc và không muốn nghe là 2 việc khác nhau. Tôi tin rằng Đảng CS Việt Nam không nghe và những điều chúng tôi cần làm là giúp họ nghe.

DB Rob Oliphant

Rob Oliphant: Tôi không có tin tức nào mới. Thực sự tôi cũng rất quan ngại về tình trạng tự do tôn giáo. Đó là một trong những vấn đề mà tôi đang lên tiếng. Tôi cũng hy vọng là Dân biểu Hoa Kỳ Chris Smith cũng sẽ lên tiếng về vấn đề này khi chúng tôi gặp nhau hôm nay. Nếu mà thính giả RFA nghĩ rằng có điều gì đó mà tôi (với tư cách dân biểu Canada) nên biết thì quý vị ấy có thể báo cho tôi. Tôi cũng thấy biết ơn những công việc truyền thông mà quý vị đang làm vì quý vị giúp mang tiếng nói của người dân đến gần nhau hơn.

Theo dòng thời sự: