THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

12 July 2011

Liên minh quân sự nên chăng?


Trước tình trạng Việt Nam bị Trung Quốc ức hiếp trong vấn đề chủ quyền lãnh hải trên biển Đông, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam có thể liên minh với các nước phương Tây để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải. Sách lược đó liệu có hiệu quả hay không?

AFP photo

Hải quân Việt Nam tập huấn tác xạ đại liên 12 ly 7 trên đảo Phan Vinh, Trường Sa, 13 tháng 6, 2011- AFP photo .


Trong một kỳ phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do, TS Vũ Cao Phan đương kim chủ tịch Hội hữu nghị Việt Trung đã kể lại cùng quý vị câu chuyện ông trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Phượng Hoàng. Kỳ này ông sẽ cho chúng ta biết nhận định về vấn đề liên minh với các nứơc phương Tây để bảo vệ lãnh thổ khỏi áp lực ngày một mạnh hơn của Trung Quốc có những mặt được mất như thế nào. Bài phỏng vấn cũng do Mặc Lâm thực hiện.

Lòng yêu nước của đồng bào xa xứ

Mặc Lâm: Thưa ông có rất nhiều ý kiến của người Việt cả trong lẫn ngoài nước đều mong rằng Việt Nam nên liên minh với một hay nhiều nước Tây phương kể cả Hoa Kỳ để làm đối trọng chống lại sức ép của Trung Quốc. Theo ông đây có phải là một giải pháp tốt nhất cho Việt nam hay không? 

Tiến Sĩ Vũ Cao Phan- RFA file
Tiến Sĩ Vũ Cao Phan- RFA file


TS Vũ Cao Phan: Về điều này thì tôi xin mở rộng ra một chút, có vẻ như ý kiến của những đồng bào ở nước ngoài nghiêng về khả năng này. Tôi chia sẻ như thế này, những người yêu nước nhất là những người hiện nay ở xa quê hương. Chính đồng bào ở nước ngoài là những người yêu nước nhất. Tôi đã từng ở nước ngoài năm bảy năm cho nên tôi hiểu lắm. Hồi nhỏ đi học tôi rất nhớ là trong sách vở có một bài văn của một nhà văn Nga nổi tiếng Ilia Erenburg, mà bây giờ thì không thấy học sinh học nữa, có nói về lòng yêu nước. Ông giải thích lòng yêu nước là gì: Lòng yêu nước là lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông. 

Họ không thấy được điều khó khăn ở trong nước bên một quốc gia lớn nhất thế giới
TS Vũ Cao Phan

Và bây giờ chúng ta cũng thấy trong một bài thơ, bài ca nối tiếng "quê hương là con diều biếc, là chùm khế ngọt", thế thì những người Việt Nam xa quê, đặc biệt là những người có tuổi, luôn luôn da diết nhớ về những kỷ niệm đó, cho nên lỏng yêu nước của họ bùng cháy hơn người trong nước. Chính vì thế cho nên những ý tưởng của họ, ý nghĩ của họ đôi khi nó cực đoan hơn. Họ cho rằng Việt Nam phải liên kêt quân sự với ai đó, hay là như anh nói "lập hàng rào quân sự để chống lại nước khổng lồ Phương Bắc". Họ đề ra những giải pháp ấy là có phần cực đoan. Họ không thấy được điều khó khăn ở trong nước bên một quốc gia lớn nhất thế giới, một quốc gia có rất nhiều áp lực.


Tôi có thể chia sẻ với đồng bào ở nước ngoài cái sự chậm trễ, cái quan điểm để thế hệ sau giải quyết, những chậm trễ như thế là không được. Nhưng giải quyết một cách vội vàng và với những biện pháp như vừa rồi, chúng ta cứ tưởng có thể có một liên minh vững bền nhưng người ta không thấy rằng làm như thế sẽ khiến Việt Nam ở một thế bất lợi hơn, khó khăn nhiều hơn. Cho nên tôi nghĩ là không nên có một liên minh quân sự với một nước khác. 

Hòn Ông, nơi hải quân Việt Nam tập trận bắn đạn thật- RFA file
Hòn Ông, nơi hải quân Việt Nam tập trận bắn đạn thật- RFA file
Liên minh? Chẳng lợi gì

Cái việc tuyên bố của chính phủ Việt Nam, từ khi tuyên bố như thế, là tôi đồng ý. Từ lâu rồi Việt Nam muốn làm bạn bè với toàn thế giới, cái đó là rõ ràng và tôi hoàn toàn ủng hộ. Làm bạn bè, thậm chí chúng ta có những bạn bè tốt để chúng ta có thể cân bằng được. Chúng ta không phải làm đối trọng nhưng chúng ta cân bằng lại được những sức ép mà chúng ta chịu đựng, cái đó là cần. Một quốc gia như Mỹ chẳng hạn, dù nói gì thì nói, Mỹ hiện nay là một quốc gia mạnh, là một quốc gia đang lãnh đạo thế giới, Mỹ có trách nhiệm với thế giới. Trong rất nhiều hành động của Mỹ mà tôi thấy được là Mỹ có trách nhiệm. Việc chúng ta có quan hệ với Mỹ rất tốt, thậm chí là một quan hệ chiến lược, tôi hoàn toàn ủng hộ. Nhưng một liên minh quân sự thì Việt Nam không đặt ra, và người Mỹ họ cũng không nghĩ đến, đó là điều chắc chắn. Có thể nói rằng cả về kinh nghiệm lịch sử lẫn tư duy logic đều cho thấy là Việt Nam phải tự lực cánh sinh là chính. 

Không bao giờ lợi ích Mỹ - Trung nó thấp hơn lợi ích Mỹ - Việt cả. ... Lợi ích của Pháp-Trung với lợi ích của Pháp-Việt, thì họ bao giờ cũng trọng cái lợi ích lớn hơn.
TS Vũ Cao Phan

Kinh nghiệm lịch sử ta có thể nói như thế nào? Năm 1978 Việt Nam và Liên Xô ký một hiệp ước phòng thủ lẫn nhau, nhưng khi chiến tranh biên giới 1979 xảy ra thì Liên Xô có làm gì không, chúng ta đều biết là họ không làm gì, mà lúc đó Việt Nam và Liên Xô cùng ý thức hệ nhé, được gọi là những nước anh em nữa.


Huống hồ ví dụ Việt Nam liên kết với các nước Phương Tây, với Pháp, với Mỹ, hay với Nhật chẳng hạn, tư duy logic cho ta thấy là làm như thế không được. Bởi vì sao? Không bao giờ lợi ích Mỹ - Trung nó thấp hơn lợi ích Mỹ - Việt cả. Người Mỹ không quan niệm như thế. Lợi ích của Pháp - Trung với lợi ích của Pháp - Việt nó khác nhau, họ bao giờ cũng trọng cái lợi ích Pháp - Trung lớn hơn. Rõ ràng như thế rồi.

Vấn đề thông tin và tập quán dân chủ.

Mặc Lâm : Theo ông thì Việt Nam có thể nhân rộng ra những hoạt động truyền thông như ông vừa thực hiện để cho nhân dân Trung Quốc biết rõ hoàn cảnh của Việt Nam hay không? Và với tình trạng mà người nước ngoài cho là chính phủ Việt Nam đang co cụm hiện nay nó sẽ làm cho cách nhìn của thế giới đối với vấn đề Biển Đông sẽ sai lệch đi hay không?

TS Vũ Cao Phan : Câu hỏi của anh rất hay. Câu hỏi của anh chia sẻ suy nghĩ của tôi. Nhân đây tôi có thể kể một chuyện? Gần đây tôi mới có dịp xem được băng hình cuộc phỏng vấn của Đài Phượng Hoàng, bởi vì như tôi đã nói trước đây là ở không gian quá xa tôi nghe không rõ nhưng mà xem lại băng hình thì tôi có thấy một nữ học giả của Trung Quốc. Bà này tôi quen, đã từng gặp nhau, và học giả này ở ngay Quảng Tây. Bà ấy phát biểu rất là oai, rất là to tiếng.

Cái thứ nhất là bà ấy phản bác ý kiến của tôi về chuyện ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc thế nọ thế kia thì bà ấy nói là Việt Nam đối với ngư dân Trung Quốc còn tệ hơn thế, thậm chí bỏ đói chết. Tôi có thể nói rằng tôi không biết có chuyện ngư dân Trung Quốc chết hay không, cũng có thể có, và họ chết vì lý do gì đó, bệnh tật chẳng hạn nhưng trong lòng tôi tôi có thể bảo đảm rằng "không bao giờ có chuyện Việt Nam bỏ đói chết!", nếu có thì Trung Quốc đã có công hàm phản đối rồi. Bà ấy nói như thế là không đúng.

Hai nữa bà này nói là hai mươi năm nay Việt Nam luôn nuôi âm mưu đánh chiếm các đảo của Trung Quốc, và toàn nói về chiến tranh chống Phương Bắc thôi, toàn nói lại các cuộc chiến tranh với Phương Bắc cả nghìn năm mà không nói gì đến cuộc chiến tranh với người Mỹ. Điều đó chứng tỏ rằng Việt Nam chỉ nghĩ đến chiến tranh với Trung Quốc. Và cái chủ trương của Việt Nam mà bà gọi là "viễn giao, cận công", là giao thiệp với các nước phương xa, chủ trương đánh nước ở gần. Tất cả những việc này hoàn toàn không đúng. Không đúng sự thật một tí nào. Ngay một học giả Trung Quốc ở một tỉnh liền kề với Việt Nam còn nghĩ như thế thì … Trung Quốc có câu thành ngữ  "giá họa vu nhân", tức là "gán họa cho người khác", "gán tai ương cho người khác", thật đúng là trường hợp này !

Qua những lần như thế tôi thấy rằng nhân dân Trung Quốc không tiếp cận được sự thật. Ngay cuộc trả lời phỏng vấn của tôi như thế, tôi nghĩ là với một đài truyền hình tương đối trung lập, không phải của chính phủ như thế, mà cũng còn bị cắt khúc thì làm sao mà người Trung Quốc có thể hiểu được. Cho nên điều rất cần là Việt Nam phải có một sự tuyên truyền như thế nào đó để cho nhân dân Trung Quốc thấy được sự thật.

làm sao để chính nghĩa của chúng ta mọi người đều hiểu, các bạn Trung Quốc hiểu, nhân dân thế giới hiểu.
TS Vũ Cao Phan

Một trong những khiếm khuyết rất lớn của những người có trách nhiệm ở trong nước là không làm được cái việc tuyên truyền cho thế giới, cho nhân dân Trung Quốc thấy được chính nghĩa của chúng ta. Ta chỉ cần đưa ra những cái gì là sự thật thôi, ta không phải thổi phồng thêm một cái gì cả, rồi dần dần người ta sẽ hiểu.
Vừa rồi cuộc trả lời phỏng vấn của tôi với Đài Phượng Hoàng, tôi có cả bản trả lời bằng tiếng Hán và gửi sang bên Hồng Kông. Tôi có đề nghị là nên đưa cái này vào mạng. Họ bảo họ sẽ xem xét. Cho đến bây giờ những lời nói của tôi cũng còn không đưa được đến nơi đến chốn huống hồ là làm sao hy vọng được cả những cái này đước đưa thêm vào!

Cũng may là khi tôi trả lời cuộc phỏng vấn thì những người có trách nhiệm lập tức người ta có chỉ đạo những cổng thông tin, những kênh thông tin có tiếng Hán đưa kênh tiếng Hán vào, kênh tiếng Hán của cổng thông tin của chính phủ Việt Nam, kênh tiếng Hán của Thông tấn xã Việt Nam, và thậm chí cả kênh tiếng Hán của tờ báo điện tử của Đảng CSVN cũng rất là hào hứng đưa vào.

Tôi thấy như thế là được. Nhưng nói tóm lại nhìn một cách sâu xa là chúng ta thiếu sự tuyên truyền, thiếu cách làm cho thế giới, làm cho nhân dân Trung Quốc hiểu được bản chất của cuộc tranh chấp Việt - Trung này là gì, chính nghĩa của chúng ta ở đâu. Thế cho nên tôi rất chia sẻ với ý kiến của anh là chúng ta phải làm, nếu chúng ta chưa làm thì bắt đầu làm, mới làm một ít thì phải làm nhiều, làm sao để cái chính nghĩa của chúng ta mọi người đều hiểu, các bạn Trung Quốc hiểu, nhân dân thế giới hiểu. Đấy là ở đây tôi chưa muốn nói, việc im hơi, lặng tiếng chính là một cách không ngồi thẳng !          

Tàu chiến HQ-375 của Việt Nam- Ảnh báo QĐND
Tàu chiến HQ-375 của Việt Nam- Ảnh báo QĐND


Mặc Lâm: Theo ông thì những cuộc biểu tình vừa qua tại Hà Nội và Sài Gòn có tác dụng gì đến công cuộc chống lại những việc làm sai trái của Trung Quốc hay không và ông có ủng hộ những cuộc biểu tình như thế trong tương lai?

TS Vũ Cao Phan: Biểu tình là một cách tuyên truyền, như câu chuyện ta vừa nói với nhau. Mặt khác, mọi công dân đều có quyền chọn cách thể hiện phản ứng, biểu thị thái độ của mình trong sự cho phép của luật pháp. Như tôi được biết thì cách ứng xử của những người tham gia cũng như nhà chức trách trong những cuộc biểu tình vừa qua là có thể hiểu được và chấp nhận được. Hơi tiếc là Việt Nam ta chưa quen lắm với tập quán dân chủ này.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông