THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

29 September 2011

Bằng của Thứ trưởng Quang tương đương với phó TS Liên Xô?


28/09/2011 16:41:32
 - Dư luận trong mấy ngày qua ồn ào việc bằng cấp của Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang tại Đại học Uppsala (Thụy Điển). Đã có rất nhiều tranh luận trái ngược nhau xung quanh vấn đề này.

Ngày 24/9, báo An ninh thủ đô, dẫn văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Theo các tài liệu của IAU - International Association of University- Sweden Education system; EuroEducation Net-Finland; Denmark-Education system thì bằng licentiatexamen được coi là tương đương với bằng Ph.D ở một số nước châu Âu và Ph.D ở Hoa Kỳ, do đó bằng Licentiate of Pharmaceutical Sciences của ông Cao Minh Quang do trường Đại học Uppsala - Thụy Điển cấp tương đương với bằng Tiến sĩ dược học theo hệ thống đào tạo sau đại học của Việt Nam".

Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang. Ảnh: Dân Việt
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang. Ảnh: Dân Việt

Ngày 26/9, báo Pháp luật TP.HCM dẫn văn bản của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT khẳng định: Trong hệ thống văn bằng của Thụy Điển, văn bằng Licentiatexemen mà ông Quang nhận được từ Trường ĐH Uppsala là văn bằng trình độ trung gian (Intermediate Degree), trình độ trên thạc sĩ hoặc trình độ tiền tiến sĩ, chưa phải là bằng tiến sĩ (Ph.D).

Để giải thích được tại sao hai Bộ lại có đánh giá khác (và lệch) như thế, ngày 27/9, trên trang web cá nhân của giáo sư, bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn đã đưa ra ý kiến của mình xung quanh vấn đề này.
 
Bee.net.vn xin đăng tải ý kiến này:

"Chúng ta cần phải xem qua hệ thống văn bằng đại học của Thụy Điển.

Thử vào các trang web đại học Lund, Uppsala, v.v. thì biết hệ thống văn bằng của Thụy Điển ra sao, cần gì đến Bộ này hay Bộ kia phải ra văn bản! Hệ thống giáo dục đại học của Thụy Điển xem ra rất đặc thù. Đó là hệ thống dựa vào tín chỉ (credit points). Hoàn tất một tuần học toàn thời gian là tương đương với 1 tín chỉ. Một năm học thường có 40 điểm tín chỉ (dĩ nhiên là phải hoàn tất, chứ không rớt). Văn bằng được cấp dựa vào tín chỉ. Cơ cấu của văn bằng học thuật chia làm 3 cycle (vòng):

    Cycle 1: cấp cử nhân (180 điểm) và diploma (120 điểm);
    Cycle 2: cấp cao học hay thạc sĩ, master (60 hoặc 120 điểm);
   Cycle 3: cấp chuyên môn (professional degree), bao gồm licentiatexamen (120 điểm tín chỉ, tương đương với văn bằng Master of Philosophy hay M.Phil. của Anh), và văn bằng doktorsexamen (PhD, 240 điểm).

Tôi đã hỏi một postdoc người Thụy Điển (nay là head of department of surgery của Uppsala) từng làm trong lab của tôi về licentiatexamen. Anh ta cũng khẳng định văn bằng này tương đương với M.Phil của Anh. Cần nói thêm rằng văn bằng M.Phil hay licentiatexamen được xem là văn bằng cao hơn Master (thạc sĩ). Để được cấp M. Phil, thí sinh phải làm nghiên cứu chứ không đơn thuần theo học trong lớp (course-work). Trong nhiều trường hợp, M. Phil là một văn bằng "lâm thời" để theo học tiến sĩ.

Với những thông tin trên, chúng ta đã hiểu tại sao có sự khác biệt về đánh giá văn bằng licentiatexamencủa Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT. Dựa vào thông tin trên, văn bằng licentiatexamen tương đương với M Phil, nhưng dưới tiến sĩ một bậc, có lẽ tương đương với Kandidat Nauk (phó tiến sĩ) của Liên Xô cũ. Mà, phó tiến sĩ thì nay là tiến sĩ. Do đó, Bộ Y tế nhận định rằng licentiatexamen của ngài thứ trưởng Cao Minh Quang tương đương với văn bằng tiến sĩ của Việt Nam. Nhấn mạnh "của Việt Nam".

Nhưng Bộ GD&ĐT cũng có lí do cho nhận định của họ. Trong hệ thống giáo dục Thụy Điển, văn bằnglicentiatexamen thấp hơn Ph.D. Mà, thấp hơn Ph.D ở Việt Nam là thạc sĩ. Nhưng tôi e rằng nhận định này không đúng, bởi vì trong thực tế licentiatexamen cao hơn master (= thạc sĩ).

Tuy nhiên, mọi so sánh đều tương đối và có thể … sai. Trong thực tế, khó có thể nói văn bằng của hai nước nếu hai nước có hệ thống giáo dục đại học khác nhau. Chắc chắn người có bằng tiến sĩ từ Mỹ, Anh, Pháp.... không bao giờ nghĩ rằng văn bằng của họ tương đương với văn bằng tiến sĩ của Việt Nam. Hai hệ thống giáo dục, hai phương cách đào tạo khác nhau một trời một vực thì làm sao đánh giá tương đương được. Tương tự, rất khó nói licentiatexamen tương đương với tiến sĩ hay thạc sĩ của Việt Nam, bởi vì licentiatexamen dựa vào tín chỉ trong khi đó văn bằng Việt Nam không biết dựa vào cái gì. Cố nhiên, không thể dựa vào số năm theo học để đánh giá tương đương hay không.

Tuy nhiên, một điều chắc chắn là văn bằng licentiatexamen không phải là tiến sĩ hiểu theo nghĩa Ph.D của các nước Âu Mỹ".

Bắc Lưu (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN