THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

15 October 2011

Tranh chấp biển Đông: chủ quyền chưa hẳn là vấn đề


2011-10-14

Trong bài tham luận trên trang web của phân khoa Nghiên Cứu Quốc Tế thuộc đại học Nanyang Singapore

Source uschina-institude

Biển Đông và các quốc gia liên hệ

Tiến sĩ  Sam Bateman, cựu phó đô đốc hải quân Australia, hiện là chuyên gia cao cấp trong Chương Trình An Ninh Hàng Hải tại phân khoa  Nghiên Cứu Quốc Tế  viện đại học Nanyang , phân tích những quan điểm ông cho là cần xét lại trong phương hướng giải quyết tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa giữa các bên liên hệ đối với Trung Quốc. Bài do Thanh Trúc thực hiện: 

Chủ quyền cần được bàn thảo song phương

Giải quyết tranh chấp lãnh hải trên biển Đông tự cơ bản là vấn đề chính trị trong thương thuyết giữa các phía tranh chấp. Trong lúc hướng tới tinh thần hợp tác hầu cải thiện tình hình trên biển Nam Trung Hoa và việc khai thác nguồn tài nguyên trong khu vực này có thể được bàn thảo đa phương, thì chủ quyền lại là vấn đề cần được bàn thảo song phương giữa từng quốc gia với nhau.
Đó là cái nhìn của tiến sĩ Sam Bateman, cựu phó đô đốc hải quân Australia, hiên là chuyên gia cao cấp trong Chương Trình An Ninh Hàng Hải tại phân khoa Nghiên Cứu Quốc Tế  viện đại học Nanyang ở Singapore.
Thứ nhất là quan niệm chủ quyền trên những đảo và thềm lục địa có thể giải quyết trên căn bản đối thoại đa phương. Suy nghĩ này không đúng vì chủ quyền trên vùng biển đó biển cơ bản là vấn đề phải được giải quyết song phương giữa các quốc gia liên hệ. 
tiến sĩ Sam Bateman
Ông nói hai cách nghĩ nhầm lẫn trong những cuộc tranh cãi liên quan đến biển Nam Trung Hoa:
Tiến sĩ  Sam Bateman, cựu phó đô đốc hải  quân Australia
Tiến sĩ Sam Bateman, cựu phó đô đốc hải quân Australia. Nguồn từ tác giả
Thứ nhất là quan niệm chủ quyền trên những đảo và thềm lục địa có thể giải quyết trên căn bản đối thoại đa phương. Suy nghĩ này không đúng vì chủ quyền trên vùng biển đó biển cơ bản là vấn đề phải được giải quyết song phương giữa các quốc gia liên hệ. 
Sai lầm thứ hai, tiến sĩ Bateman giải thích tiếp, là ý kiến cho rằng ranh giới trên biển, hoặc những phần lãnh thổ xa bờ nằm trong tranh chấp, có thể được xác định bởi luật:
Quan niệm này cũng sai lầm bởi lãnh hải cũng như chủ quyền tự chúng là vấn đề chính trị trong tiến trình điều đình giàn xếp giữa các quốc gia đang có tranh chấp. 
Dẫn ra một cái nhìn toàn cảnh về tình hình biển Nam Trung Hoa, tiến sĩ Sam Bateman giải thích, trừ một số đảo quá xa ở mạn Nam thuộc chủ quyền Indonesia và Malaysia, một số đảo nhỏ gần bờ biển Việt Nam, và một vài vùng đảo khác nữa trên biển Nam Trung Hoa mà Brunei, Philippines và Malaysia đang tranh giành chủ quyền, thì Trung Quốc đã vạch một đường lưỡi bò trên phần lớn khu vực còn lại để khẳng định chủ quyền. Điều này khiến các nước liên hệ mạnh mẻ chỉ trích, trong đó Philippines và Việt Nam lên tiếng gay gắt nhất. 
ý kiến cho rằng ranh giới trên biển, hoặc những phần lãnh thổ xa bờ nằm trong tranh chấp, có thể được xác định bởi luật:Quan niệm này cũng sai lầm bởi lãnh hải cũng như chủ quyền tự chúng là vấn đề chính trị trong tiến trình điều đình giàn xếp giữa các quốc gia đang có tranh chấp. 
tiến sĩ Sam Bateman
Về mâu thuẫn trên biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là biển Đông, Trung Quốc, được coi là tác nhân gây căng thẳng, vẫn giữ lập trường giải quyết mâu thuẫn với từng quốc gia, trong lúc Philippines muốn đưa vấn đề ra trước quốc tế. Hôm thứ Ba Việt Nam chính thức ký kết thỏa thuận sáu điểm với Trung 
Luật biển trên cơ sở căn bản. RFA file
Luật biển trên cơ sở căn bản. RFA file
Quốc, nhắm tới giải pháp dài hạn để xứ lý các vấn đề trên biển. 

ASEAN và biển Đông

Theo tiến sĩ Sam Bateman, trong tiến trình bàn thảo và hợp tác để giải quyết tình hình căng thẳng trên biển Nam Trung Hoa cũng như biện pháp giải quyết việc khai thác tài nguyên ở đây qua đối thoại đa phương,  thì chủ quyền lại là vấn đề bàn thảo song phương giữa các nước tranh chấp:
Ví dụ tôi nghe nhiều người nói rằng ASEAN có thể giúp giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Có nghĩa ASEAN, là một khối gồm nhiều quốc gia, ngồi xuống nói chuyện với chỉ một nước là Trung Quốc. Điều này cũng không đúng. 
Trong tư cách một tổ chức như ASEAN, tức Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á, tổ chức khu vực này không thể mang vấn đề tranh chấp chủ quyền, đặc biệt chủ quyền giữa từng nước trong hiệp hội, ra bàn cãi với Trung Quốc được.
Trong tư cách một tổ chức như ASEAN, tức Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á, tổ chức khu vực này không thể mang vấn đề tranh chấp chủ quyền, đặc biệt chủ quyền giữa từng nước trong hiệp hội, ra bàn cãi với Trung Quốc được.  
tiến sĩ Sam Bateman
Đề cập đến quan điểm của một nhà ngoại giao Singapore, ông Tommy Koh, từng giữ vai trò chủ chốt trong việc hình thành  Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển, UNCLOS, khi trả lời phỏng  vấn trên báo The Straits Time, đã nói rằng  " là một tổ chức trong khu vực, ASEAN không thể ủng hộ hay chống đối việc tranh chấp chủ quyền của bốn quốc gia trong khối, tiến sĩ Bateman nhận định là nhà  ngoại giao Tommy Koh  muốn nhấn mạnh rằng ý kiến  ASEAN có thể ủng hộ Brunei, Malaysia, Philipppines và Việt Nam trong 
Bản đồ biển Đông và vùng chủ quyền "Lưỡi Bò" theo Trung Quốc.
Bản đồ biển Đông và vùng chủ quyền "Lưỡi Bò" theo Trung Quốc.
việc tranh chấp chủ quyền trên vùng biển Nam Trung Hoa cũng là một cách nghĩ sai lầm nốt. 
Rõ ràng tình hình tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa đang là vấn đề khó khăn cho ASEAN, tiến sĩ Bateman phân tích tiếp, là vì những phần lãnh hải mà Philippines, Malaysia và Brunei nhận chủ quyền của họ thì cũng được giành chủ quyền bởi Việt Nam. Chính vì thế, ông nhấn mạnh:
Đối thoại song phương giữa các thành viên ASEAN này là một bước đầu tiên và quan trọng để tiến tới  đối thoại song phương giữa từng nước với Trung Quốc. Đáng tiếc điều kiện quan trọng này chưa thể xảy ra khi mà các quốc gia liên hệ chỉ chú mục vào chuyện giành chủ quyền trên từng từng vùng đảo này từng vùng biển nọ hơn là nghĩ đến chuyện đối thoại. 
Đối thoại song phương giữa các thành viên ASEAN này là một bước đầu tiên và quan trọng để tiến tới  đối thoại song phương giữa từng nước với Trung Quốc.
tiến sĩ Sam Bateman

Biển Đông và Công Ước LHQ về Luật Biển 

Được hỏi trong tình hình như vậy liệu UNCLOS tức Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển có thể giúp giải quyết  tranh chấp chủ quyền trên biển Nam Trung Hoa, tiến sĩ Bateman trả lời: 
Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển thường được viện dẫn như một phép lạ, có nghĩa là nếu được tuân thủ nghiêm túc thì sẽ giải quyết được tức khắc tình hình tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa. 
Cần hiểu Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển không đề cập tới tranh chấp chủ quyền. Các nước tranh chấp 
Sự phát triển không ngừng của hải quân  Trung Quốc. AFP
Sự phát triển không ngừng của hải quân Trung Quốc. AFP
chủ quyền phải giải quyết vấn đề trên căn bản song phương . Luật biển chỉ thực sự có hiệu lực một khi chủ quyền về lãnh thổ hay lãnh hải đạt sự đồng thuận rõ ràng giữa các nước. 
Ranh giới trên biển chủ yếu vạch giới hạn về quyền thực thi pháp lý trong việc định vị và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa thuộc chủ quyền từng nước, bên cạnh những chính  sách những biện pháp xử lý cơ bản liên quan đến lãnh hải  và vùng biển chung. Không có những điều kiện đó thì cái tôi tạm gọi là trật tự trên biển mãi mãi còn là một vấn đề. 

Trật tự trên biển Nam Trung Hoa, bao gồm phương cách giàn xếp hữu hiệu để các nước có thể khai thác và phát triển nguồn tài nguyên trên vùng biển đó, theo chuyên gia an ninh hàng hải Sam Bateman, cần thiết phải có sự hợp tác, đồng thuận và chấp nhận chủ quyền giữa các quốc gia với nhau. Tuy nhiên, do vị trí địa lý phức tạp trên biển Nam Trung Hoa với những vùng nước và vùng thềm lục địa chồng lấn lên nhau, có thể nói việc phân định rạch ròi lãnh hải trên nguyên tắc là điều khó có thể thực hiện . 
Vấn đề còn trở nên phức tạp hơn với quan điểm trong việc giải quyết chủ quyền, thí dụ vùng nào được gọi là đảo theo định nghĩa của luật quốc tế, khu vực nào được gọi là vùng hàng hải quốc tế có sự thông thương tự do. 
Cần hiểu Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển không đề cập tới tranh chấp chủ quyền. Các nước tranh chấp chủ quyền phải giải quyết vấn đề trên căn bản song phương . Luật biển chỉ thực sự có hiệu lực một khi chủ quyền về lãnh thổ hay lãnh hải đạt sự đồng thuận rõ ràng giữa các nước. 
tiến sĩ Sam Bateman
Do vậy tranh chấp  trên biển Nam Trung Hoa chỉ có thể giải quyết khi những nước can dự thay đổi nếp nghĩ cứng ngắc về chủ quyền của mình trên biển sang tư thế sẳn sàng hợp tác 
Trong lúc các quốc gia liên hệ cố giữ lập trường ái quốc hay yêu nước một cách cứng rắn  thì cũng khó có thể tìm được biện pháp khả dĩ cho vấn đề biển Nam Trung Hoa. Một trong những cái khó nữa là Đài Loan, vốn không được một số nước công nhận tư cách pháp nhân về một quốc gia, cũng sẽ không kiếm được sự đồng thuận hay nhượng bộ từ một quốc gia nào đang tranh chấp chủ quyền trên biển Nam Trung Hoa. 
Thể chế chính trị dung hòa và tinh thần hợp tác là điều kiện căn bản để giải quyết những bất cập trên biển Nam Trung Hoa, bao gồm vấn đề an ninh, hàng hải, thông thương, nghiên cứu, ngư trường đánh bắt cá, khai thác tài nguyên, trật tự trên biển, và cả vấn đề bảo tồn môi trường biển. 
Các nước cũng không thể gọi là cố tình bỏ qua hoặc loại trừ vị thế của Trung Quốc trong tất cả các tiền trình vừa nói, tiến sĩ Bateman cảnh báo:
Hơn thế nữa, mọi kế hoạch mọi thỏa thuận mọi sự phát triển của các thành viên ASEAN trên vùng biển Nam Trung Hoa mà nếu không kể đến Trung Quốc thì cũng sẽ bị thất bại. 
Tóm lại, tiến sĩ Sam Bateman kết luận, sau những vòng đối thoại song phương giữa các bên tranh chấp  để tìm giải pháp, tiếp đến phải là chiến lược tiếp cận và bàn thảo hữu hiệu giữa từng nước với Trung Quốc, thì mới tránh được tình trạng căng thẳng bất ổn và mới giải quyết được rốt ráo mọi mặt của vấn để tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa hay biển Đông.