THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

26 November 2011

KT – Thủ tướng: Sẽ có giải pháp ‘cứu’ chứng khoán và bất động sản

KT – Thủ tướng: Sẽ có giải pháp ‘cứu’ chứng khoán và bất động sản
26/11/2011


Mỹ Hạnh

Theo: thitruongtaichinh

-

(TTHN) – Đọc bài báo dưới đây, có ai trong chúng ta tin được những điều này của một Thủ Tướng dối trá hay không. Tôi thì chắc chắn không. Không tin về lời nói lẫn tài năng của TT này để “cứu” hai thị trường này.

Chuyện về lời nói của TT này thì chúng ta đã rõ : “Nếu còn tham nhũng, tôi sẽ từ chức” và thì dụ điển hình là con gái ruột bỏ 70 triệu usd làm sở hữu cty tài chính Bản Việt, tiền này do cô gái 29 tuổi “làm ra” ?

Còn về khả năng thì chúng ta từng xem TT này mấy lần, hay mấy chục lần, dùng SCIC mua chứng khoán để tạo cầu ảo, nhưng rốt cuộc thì vốn của SCIC ngày càng bé đi, TTCK vẫn không ngóc đầu lên nỗi.

Còn cứu BĐS thì máy tuần qua, loại 4 trường hợp BDS ngoài vùng phi sản xuất bị chính giới BĐS cho rằng không một mảy may lợi ich gì cho họ chứ đùng nói là “giải với cứu”. Ngay một chuyện cứu cánh hẩu, nhóm lợi ích đàn em mà còn làm không xong thì làm gì có khả năng “cứu” như tueyn6 bố.

Người dân sợ BĐS như một con chim bị trúng mũi tên. Nếu chính họ không bị trúng đạn thì họ cũng chứng kiến bạn bè, bà con sống dở chết dở vì lướt sóng BĐS nên cho dù lãi suất cho vay xuống còn 7% họ cũng không dám mạo hiểm vì họ biết tỏng rằng sẽ có một thời gian dài, rất dài khoảng 10 hay 20 năm sẽ không còn “sóng BĐS” để họ lướt thì họ chui đầu vào tròng BĐS làm gì.

Tất cả đều bất lực chờ “quán tính (inertia)” của thị trường tự do hay còn gọi là “độ trễ” của nó tác dụng mà không một ai trên thế gian này cứu nỗi.
Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.

Châu Xuân Nguyễn

Thứ Sáu, 25/11/2011, 13:40 GMT+7
Thủ tướng: Sẽ có giải pháp ‘cứu’ chứng khoán và bất động sản
Trước khi trả lời chất vấn trực tiếp các đại biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có báo cáo giải trình trả lời chất vấn các đại biểu gửi tới Quốc hội.

Thủ tướng cho biết, tại kỳ họp này, đã có 77 đại biểu Quốc hội gửi 145 phiếu chất vấn với 237 câu hỏi đến Thủ tướng và các thành viên Chính phủ; trong đó có 11 câu hỏi chất vấn Thủ tướng. Chính phủ đánh giá cao các vị đại biểu Quốc hội đã chất vấn về những vấn đề thiết thực trong quản lý điều hành của Chính phủ.

Theo Thủ tướng, đầu kỳ họp này, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tình hình kinh tế, xã hội 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm. Trong tháng 10 và 11 tình hình kinh tế, xã hội có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng giá tiêu dùng tiếp tục giảm, tháng 10 là 0,36%, tháng 11 là 0,39%, nhiều chỉ số vĩ mô cải thiện.

Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Lạm phát tuy đã giảm dần trong 6 tháng qua nhưng tính chung cả năm vẫn rất cao; lãi suất chưa giảm nhiều, thanh khoản của ngân hàng và của cả nền kinh tế còn khó khăn, nợ xấu có dấu hiệu tăng lên; nhu cầu ngoại tệ và sức ép về tỷ giá vào cuối năm là khá lớn. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán trầm lắng.

Chính phủ nhìn nhận, việc thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát có kết quả, nhưng hệ quả là các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng … nếu không tháo gỡ kịp thời, sản xuất sẽ trì trệ, tăng trưởng suy giảm, tác động xấu đến ổn định kinh tế vĩ mô.

Nhiều công trình đầu tư dở dang nếu không được xử lý phù hợp sẽ gây lãng phí. Sản xuất công nghiệp đang có xu hướng tăng chậm lại, sản xuất nông nghiệp bị tác động nặng của thiên tai, lũ lụt. Việc làm và đời sống của người nghèo, người có thu nhập thấp, công nhân mất việc đang là vấn đề bức xúc.

Với mục tiêu kiềm chế tăng giá tiêu dùng năm 2011 khoảng 18% là có khả năng thực hiện được, Chính phủ đang chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh sản xuất, chuẩn bị đủ hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là về lương thực, thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong dịp cuối năm; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ tăng giá; tăng cường thông tin, tuyên truyền để ngăn chặn tình trạng tăng giá do tâm lý.

Đặc biệt, Chính phủ chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, vừa bảo đảm kiểm soát lạm phát, vừa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế theo các chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua. Giảm dần lãi suất theo mức giảm của lạm phát và chủ động điều hành thực hiện lạm phát mục tiêu.

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường để khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập khẩu và bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam, sớm đưa ra giải pháp thích hợp để hỗ trợ phục hồi lành mạnh thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.

Quản lý chặt chẽ việc xuất nhập khẩu và thị trường vàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu không để giá vàng trong nước chênh lệch quá lớn so với giá thế giới; bảo vệ quyền sở hữu vàng của người dân; không để vàng trở thành phương tiện thanh toán phổ biến; có chính sách phù hợp để huy động nguồn lực vàng trong dân phục vụ mục tiêu phát triển.

Thủ tướng chỉ đạo phải tập trung sức kiềm chế lạm phát, đưa lạm phát năm 2012 về 1 con số để giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, giảm chi phí đầu vào; ưu tiên tín dụng phục vụ sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, bảo đảm điện, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là giải pháp cơ bản, quan trọng hàng đầu.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi về tài chính gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cơ chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ chế tín dụng đầu tư hỗ trợ xuất khẩu và các chính sách khác.

Đối với vấn đề cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, Thủ tướng yêu cầu phải cơ cấu lại để có hệ thống ngân hàng thương mại được quản trị tốt, hoạt động hiệu quả, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đa dạng, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường với đại bộ phận là doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ sản xuất kinh doanh; từng bước nâng cao tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh; không còn ngân hàng yếu kém kéo dài, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

Chính phủ cũng đang chỉ đạo thực hiện việc rà soát, đánh giá đúng thực trạng quản lý và hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, xây dựng phương án tổng thể cơ cấu lại toàn bộ hệ thống với mục tiêu, mô hình và cơ chế chính sách phù hợp…

Mỹ Hạnh
Theo NDHMoney