THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

21 November 2011

Sếp EVN đau lòng vì lương nhân viên 7,3 triệu đồng

Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Phạm Lê Thanh cho hay, lương bình quân năm 2009 của ngành điện là 7,3 triệu đồng một tháng và chia sẻ "rất đau lòng khi thấy lương nhân viên chỉ có ngần đó".
>'Năm 2012, có thể chỉ cắt điện riêng Hà Nội'
>'Lỗ hơn 10.000 tỷ sẽ tính vào đợt tăng giá điện tới'

Tại buổi họp công khai khoản lỗ của ngành điện chiều 19/11, Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh cho biết, lương bình quân năm 2009 của cán bộ, nhân viên toàn ngành điện là 7,3 triệu đồng mỗi tháng. Riêng năm 2010, ông Thanh không đưa ra con số cụ thể mà chỉ cho biết, lỗ bằng 95% lương.
Trước thắc mắc, ngành điện kêu lỗ nặng, nhưng cán bộ công nhân viên "nhà đèn" vẫn có mức lương khá cao, ông Phạm Lê Thanh thừa nhận là có phản ánh đó. Tuy nhiên, theo ông, cần xem xét cụ thể bởi đó có thể là lương, có thể là thu nhập. Còn lương để hạch toán vào giá thành điện thì chỉ 7,3 triệu đồng mỗi tháng.
“Đây là mức tương đối thấp, nếu ở nông thôn thì có thể được, còn ở thành thị thì không thể sống được. Là tổng giám đốc, tôi rất đau lòng khi lương của cán bộ tập đoàn chỉ có ngần đó”, ông Thanh nói.
Vị lãnh đạo này cho biết, ngoài khoản lỗ trên 10.000 tỷ đồng do kinh doanh điện, khoản lãi từ các ngành hàng khác đã giảm lỗ xuống khoảng 8.000 tỷ đồng; EVN còn lỗ thêm khoảng 15.000 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá.
Theo ông Thanh, hiện nay nhiều người vẫn hiểu rằng, EVN lỗ là do phải đang bù lỗ cho những người nghèo, nhưng thực chất là tập đoàn đang phải bù lỗ cho những người giàu và trung lưu. Bởi theo tính toán của "nhà đèn", nếu mỗi gia đình dùng 1 triệu đồng tiền điện một tháng thì EVN phải bù 300.000 đồng. Các hộ sử dụng điện hết 2 triệu đồng ngành điện bù lỗ 600.000 đồng. Theo lãnh đạo EVN, đây là một nghịch lý của ngành điện.
Hiện EVN lỗ nhưng phải chịu áp lực trong việc huy động nguồn lực để đầu tư cho các dự án trong tương lai. Điều này dẫn đến việc khó kêu gọi vốn bởi nhà đầu tư kinh doanh phải dựa trên cơ sở có lãi.
"EVN và Bộ Công Thương đang phải chịu lỗ 10.000 tỷ đồng, vậy ai chịu cho chúng tôi, hay chúng tôi đứng ra để chịu cho cả cái xã hội? Chúng tôi mua điện giá cao về để bán điện thấp cho cả xã hội", ông Thanh nói.
Hoàng Lan