THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

21 November 2011

Việt Nam tuần qua


Một lần nữa, chính quyền lại sử dụng lực lượng an ninh để trấn áp giáo dân Thái Hà.

Photo courtesy of DCCT

Từ 22 giờ đêm 16 đến rạng sáng 17/11/2011, chính quyền đã đưa xe bồn, xe cẩu, công an chìm nổi rất đông tập trung tại đất của Tu viện DCCT Hà Nội mà nay đang làm công viên 1/6, chỗ bức tường Tu viện- bệnh viện Đống Đa.

Khuya thứ Tư rạng sáng thứ Năm tuần này, hàng trăm công an, cảnh sát cơ động, dân phòng; cùng với xe ủi đất, xe cứu hỏa được huy động đến khu vực Nhà thờ Thái Hà, nơi đang xảy ra tranh chấp giữa chính quyền và giáo xứ.

Mờ ám ban đêm

Tường thuật trên Đài Á Châu Tự Do, blogger Người Buôn Gió, có mặt tại hiện trường, mô tả không khí căng thẳng vào thời điểm đó:

"Cảnh sát và công an đang tiến hành xây dựng công trình trên những phần đất của tu viện Thái Hà. Bà con giáo dân tập trung ở trong nhà thờ để chứng kiến việc chính quyền đang xây dựng trên những phần đất của họ và chính họ là những chủ nhân hợp pháp của phần đất này.

Chính quyền đang xây và họ có rất nhiều xe ủi, xe cần cẩu, đồng thời rất nhiều công an, cảnh sát mặc nhiều loại sắc phục.

Blogger Người Buôn Gió

Chính quyền tổ chức xây dựng và không hỏi ý kiến và sự đồng ý của họ. Chính quyền đang xây và họ có rất nhiều xe ủi, xe cần cẩu, đồng thời rất nhiều công an, cảnh sát mặc nhiều loại sắc phục."

Cũng ngay trong đêm 16 tháng 11, trả lời Khánh An của Đài Á Châu Tự Do, một giáo dân Thái Hà cho biết:

"Tôi thưa chị là bây giờ tôi không thể trả lời được là bởi vì tôi đang ở hiện trường chỗ họ thi công. Ở đây có rất nhiều công an, rất nhiều cơ động và bây giờ xung quanh tôi có rất nhiều người, toàn cấp ủy của quận Đống Đa, bởi vì Thái Hà là thuộc quận Đống Đa mà, toàn là bí thư, chủ tịch gì gì đây. Công an cơ động vây quanh tôi rất nhiều. Bây giờ tôi không thể trả lời được gì đâu. Họ đang thi công đây này. Bây giờ ở Việt Nam là 1:15 phút sáng (17/11), máy đang chạy ầm ầm đây."

Được biết, ngày trong đêm chính quyền huy động lực lượng hùng hậu vào cho khởi công dự án xử lý nước thải của Bệnh viện Đống Đa, thì bên trong Nhà thờ cũng đang có hàng trăm giáo dân đang cầu nguyện. Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong của Nhà thờ Thái Hà xác nhận điều này với phóng viên Khánh An của Đài Á Châu Tự Do:

congdoanvinh.com-250.jpg
Giáo dân tập trung cầu nguyện ở nhà thờ Thái Hà đêm 16 rạng 17/11/2011. Photo courtesy of congdoanvinh.com

"Bắt đầu từ lúc 23 giờ thì cảnh sát các loại, dân quân tự vệ, chiều nay thì một số người từ các phường được huy động đến, mỗi phường vài chục người. Chúng tôi cũng sợ là họ đến quấy rối tu viện nhưng cho đến giờ này thì chưa. Họ chỉ tập trung ở chỗ vườn hoa 1-6 thôi để hợp tác thi công công trình đó. Hiện nay thì chúng tôi cũng không ra được, giáo dân cũng không ai ra. Giáo dân đến rất đông, khoảng 300 – 400 người. Họ đang nằm tất cả dưới sân của tu viện đây.

Thật ra thì vào ban đêm chúng tôi không nghĩ rằng đó là biện pháp tốt. Việc đấu tranh cho công bằng còn dài. Chúng tôi cũng nghĩ rằng không nên đưa giáo dân ra trong lúc đêm hôm thế này vì chúng tôi đã có kinh nghiệm về những chuyện đó. Nhà nước họ cũng lắm phép lắm. Họ có thể gây rối, tạo những cớ không tốt có thể gây những xung đột không cần thiết. Tôi nghĩ rằng cuộc đấu tranh này tránh được xung đột bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Chúng tôi vẫn nghĩ cầu nguyện là điều trước tiên chúng tôi phải làm."

Mượn nhưng không trả

Về nguyên nhân của vụ tranh chấp này, trả lời RFA ngay sau khi sự việc bùng phát, nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội cho biết:

"Dòng Chúa Cứu Thế của Hà Nội đóng trên phía đất của GX Thái Hà đã được thành lập từ năm 1928. Đến năm 1959 đến 1970 nhà nước mượn một số vị trí, một số cơ sở lúc đầu để làm chỗ ở. Sau đó rồi thì năm 70, 71, 73 thì mượn để làm bệnh viện Đống Đa.

Và cho đến nay việc nâng cấp lên đó là điều người ta không chấp nhận được tạo nên bức xúc trong giáo dân. 

Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh

Giáo dân đã đưa đơn và yêu cầu trả lại Tu Viện Đại Chúng Thái Hà. Ngày 27 đã có một đoàn lên tận UBND quận để đưa đơn yêu cầu trả lại và đồng thời dựng bảng điện tử để yêu cầu trả lại đất đó.

Gần đây trên báo chí người ta có nhận được một thông tin là nhà nước đã duyệt chi 75 tỷ cho nâng cấp bệnh viện này. Và cho đến nay việc nâng cấp lên đó là điều người ta không chấp nhận được tạo nên bức xúc trong giáo dân. Chính vì vậy giáo dân đã đưa ra những phản ứng. Nhưng thực chất ra là dự án 75 tỷ đồng Việt Nam để nâng cấp và sửa chửa bệnh viện. Do đó mà giáo dân phản ứng rất quyết liệt."

Kính thưa quý vị, đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Hà Nội sử dụng sức mạnh của lực lượng an ninh đối với Giáo dân Thái Hà. Hồi cuối năm 2007, một vụ trấn áp vào ban đêm tương tự cũng đã xảy ra với Giáo xứ Thái Hà.

Lúc đó nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân đã bị đông đảo lực lượng công an và cảnh sát cơ động ập vào khống chế, bắt giữ, thậm chí đánh đập.

thai-ha-bieu-tinh-nov182011-250.jpg
Giáo dân, tu sĩ giáo xứ Thái Hà và giáo dân của giáo phận Hà Nội biểu tình trước UBND thành phố Hà Nội hôm 18/11/2011, để đòi hỏi nhà nước giải quyết quyền lợi chính đáng. RFA PHOTO.
Một số giáo dân sau đó còn bị truy tố và đưa ra tòa xét xử về tội "gây mất trật tự nơi công cộng" và "phá hoại tài sản công".

Kính thưa quý khán thính giả, những gì đang diễn ra tại Nhà thờ Thái Hà – Hà Nội, dường như một lần nữa lập lại các sự việc của cách nay gần 3 năm. Và điều này cũng một lần nữa cho thấy, những tranh chấp dai dẳng giữa Nhà nước và Nhà thờ về các cơ sở, tài sản của Giáo hội vẫn còn là một vấn đề nan giải.

Tưởng cũng xin được nhắc lại, Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng tín đồ Công giáo đông đảo nhất tại khu vực Đông Nam Á với 6 triệu giáo dân, chỉ sau Philippines.

Trong khi đó Tòa thánh Vatican hiện vẫn chưa có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam.

Tuy nhiên quan hệ hai bên đã có những cải thiện đáng kể trong những năm gần đây qua các chuyến viếng thăm Vatican của lãnh đạo Việt Nam, cũng như việc Đức Giáo Hoàng hồi năm ngoái đã bổ nhiệm một vị đại diện không thường trú đặc trách các quan hệ với Việt Nam.

Theo dòng thời sự: