THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 December 2011

Mua lá vải thiều khô ở Bắc Giang làm đất nhân tạo?


09/12/2011 15:54:03
- Trong thời gian gần đây có doanh nghiệp ồ ạt thu mua lá vải thiều khô tại vựa vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang làm dấy lên dư luận nghi vấn về mục đích thu mua.  Sau thông tin này, UBND huyện Lục Ngạn đã mời đại diện Công ty Lâm Sơn về làm việc để làm rõ mục đích thu mua và những vấn đề liên quan vào chiều ngày 9/12.

Trước đó, sáng ngày 8/12, ông Nguyễn Trung Thành, đại diện Công ty TNHH Kinh doanh – Thương mại Lâm Sơn (có trụ sở tại Phường Định Công, Hà Nội) khẳng định trên Tienphong: Đơn vị hiện đang tiến hành thu mua lá vải thiều khô tại Lục Ngạn. Số lượng thu mua ước đạt khoảng hơn 100 tấn. Mục đích của doanh nghiệp là thu mua lá vải thiều khô đã rụng xuống và không sử dụng của người nông dân.

Sau khi thu mua, đơn vị sẽ tiến hành sơ chế, ép và sau đó xuất khẩu sang Nhật Bản. Phía Nhật Bản sẽ tiếp tục chế biến để thành đất nhân tạo hoặc phân bón. Nguyên nhân mà Nhật Bản phải nhập khẩu lá vải thiều về làm đất nhân tạo là do nhiều vùng đất ở nước này đã bị nhiễm xạ do rò rỉ tại các nhà máy điện hạt nhân thời gian qua, ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng. 

Ông Thành cho biết thêm, trước khi mở xưởng thu mua và sơ chế tại thôn Áp, xã Tân Quang, đơn vị đã tiến hành thu mua khoảng 2 tấn lá vải thiều khô, ủ trong 2 tháng và mời phía đối tác Nhật Bản sang kiểm tra chất lượng, ký hợp đồng thu mua với đơn vị.

Những kho lá vải chật ních sắp được xuất đi nhưng không biết mục đích để làm gì. Ảnh:ANTĐ)
Những kho lá vải chật ních sắp được xuất đi nhưng không biết mục đích để làm gì. Ảnh: ANTĐ

Trước đó, phía Nhật Bản cũng đã từng thu mua lá nhãn ở Thái Lan để làm đất nhân tạo, tuy nhiên do bất ổn chính trị và ảnh hưởng của trận lũ vừa qua nên đã chuyển thị trường sang Việt Nam với sản phẩm chính là lá vải.

Về phía Công ty Lâm Sơn do sức chứa có hạn và gặp trục trặc trong việc sản xuất, lắp ráp dây chuyền thiết bị nên dự kiến thời gian sản xuất sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 20/12. "Tuy nhiên, đặc tính của lá vải thiều rất khó phân huỷ nên phía Nhật Bản chỉ thu mua lá vải đã rụng. Chúng tôi cũng không mua lá vải thiều tươi do bởi sẽ mất rất nhiều thời gian để làm khô lá vải" - ông Thành nói.

Trong khi đó, TS Trịnh Khắc Quang – Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả cho biết trên Dân Việt: Tôi chưa rõ mục đích thu mua của công ty đó là gì nhưng theo hiểu biết của tôi, về mặt khoa học lá vải thiều khô không có tác dụng gì để làm thuốc hay làm gì khác. Vì vậy, tôi khuyến cáo người dân nếu tỉa cành tuốt lá để bán sẽ nguy hại đến sự sinh trưởng và phát triển của cây vải.

Còn GS-TS Vũ Mạnh Hải – Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho biết: Tôi đã nghiên cứu về cây vải từ khá lâu, thời còn làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả, tôi cũng rất quan tâm đến vùng vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang). Theo như tài liệu tôi có được, lá vải thiều khô không có tác dụng gì về mặt y dược hay tác dụng gì cả. Tôi cũng vừa mới xem qua thông tin về việc thu mua lá vải thiều nhưng thực tình tôi cũng không rõ mục đích của công ty thu mua là gì.

Rất không nên gom lá vải khô, ngay bản thân những tầng lá rụng xuống dưới gốc cũng có nhiều tác dụng cho sự phát triển của cây vải, một là giữ cho đất ẩm, hai là khi lá vải khô rụng xuống gốc sẽ khiến cho cỏ dại không thể mọc được. Và đặc biệt lá khô sẽ giúp giữ được thảm thực vật vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa hạn chế sự bốc hơi nước của đất, điều này cực kỳ tốt cho cây vải. Vì vậy, việc người dân thu lượm lá vải khô đem bán sẽ gây hại đến môi trường đất.

PL (Tổng hợp)