THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

21 January 2011

# Dda^'t Nu+o+'c Kie^?u Na`y Thi` Dde'o Kha'

# Đất Nước Kiểu Này Thì Đéo Khá

http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2120/2120

Cái Xã Hội Chủ Nghĩa tại Việt Nam nó giáo dục con người như thế này thì phải làm sao đây.  Theo năm tháng, cái văn hóa "mọi rợ" này nó ô nhiễm cả toàn thế giới.  Hổng phải muốn phân biệt, cùng là tỵ nạn cộng sản, nhưng cộng sản mà đi tị nạn ở miền Bắc nó chửi thề, đánh lộn, còn trương lá cờ máu sao vàng trong trại tị nạn ở HongKong.  Bởi vậy, một thời ở trại tị nạn HongKong đã chia thành 2 phe đánh nhau chí chóe.  Ở hải ngoại này, bất cứ nơi nào có trồng cần sa là có dính líu đến người sống ở miền Bắc. Nói cho cùng, tất cả đều là nạn nhân của chế độ cộng sản mạn rợ nhất thế giới này.  Cả thế giới là nạn nhân của nó đấy, không riêng gì người dân Việt Nam đâu.

Một câu chuyện vui được kể trong nhân gian, nhưng có lẽ nó thể hiện lên một sự thật rõ nét về cái văn hóa "man rợ" của nước CHXHCNVN hiện tại:

Khi đến Hà Nội, tôi tìm một người thân trong mội khu phố văn hóa, thấy một số trẻ em chơi ở đầu ngõ tôi hỏi:
- Các cháu có biết nhà tổ trưởng khu phố văn hóa ở đâu không?
Một đứa bé trai khoảng chừng 10 tuổi, nhìn tôi ranh mãnh đáp ngay:
- Biết, nhưng đéo chỉ.
Tôi nhẹ lắc đầu, đi sâu vào ngõ, gặp một trong số thanh niên đang trò truyện, tôi lập lại câu hỏi:
- Anh ơi, có biết nhà tổ trưởng khu phố văn hóa ở đâu không?
Anh ta trả lời cộc lốc:
- Đéo biết.
Đến khi gặp anh tổ trưởng văn hóa, tôi thuật lại câu chuyện rồi nói:
- Anh ơi, bộ ở đây phụ huynh không có dạy dỗ con cái hay sao mà để tụi nó nói chuyện như thế đối với người lớn tuổi?
Anh tổ trưởng khu phố văn hóa trả lời ngay:
- Có dạy đấy chứ, nhưng chúng nó đéo nghe.
Lúc đó, cô con gái của người bạn tôi, là cô giáo dạy văn, vội xen vào:
- Hôm đó, cháu giảng bài về lòng dũng cảm của nhân dân ta, đánh cho "Mỹ Cút, Ngụy Nhào", cháu mới hỏi một học trò:
- Dũng cảm là gì hả cháu?
Nó đáp lại gọn ơ:
- Là đéo sợ.
- Cháu cũng đem câu chuyện này thuật lại với ông bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhơn thì ông ta lại trả lời:
- Nó trả lời như thế cũng đéo có sai.
Lúc đó, tôi tức giận đến run người, tôi người miền Nam, từ thời cha sinh mẹ đẻ ra tôi đến giờ, tôi chưa bao giờ biết dùng chữ "Đéo", cũng phải buộc miệng chửi theo:
- Nói thiệt nha, đất nước kiểu này thì đéo khá.

Đấy, đấy đất nước Việt Nam của tôi là thế đấy. chế độ CHXHCNVN này phải giật sập nó, không thể nào thay đổi gì được.

Ngày 20 tháng 1 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do
PS:


----- Forwarded Message ----
From: Khanh Nguyen

Sau 30-04-75, lần đầu tiên Ông Bùi-Tín vào thăm một gia-đình Miền Nam, sau khi chào chủ nhà, thì những đứa trẻ  5 – 7 tuổi ra khoanh tay chào Ông và Ông nhận thấy, so sánh với trẻ em Miền Bằc thì trẻ em Miền Nam có lễ phép hơn. Hy-vọng, sau khi xem đựoc bài báo dứoi đây, mong Ông và BCT/TW Đảng Hanoi thật sự …''tỉnh táo'' và ''phản tỉnh'' hơn !

Gần 60 năm …''xây-dựng'' XHCN miền Bắc và 36 năm cho Miền Nam ! Tại sao văn-hóa VN lại suy đồi một cách thảm hại !? Không lẽ, trẻ em Miền Bắc rặt là đựoc sinh ra từ những gia-đình có ….''truyền-thống''…''bần cố nông''… và trẻ em Miền Nam cũng…''tập tễnh'' …''học theo'' cho kịp  ''văn-hóa'' ngừoi Miền Bắc !!! Bao nhiêu thế-hệ đựoc ''đào-tạo'' trong ''môi-trừong XHCN'' theo …''Đạo-dức HCM'', chỉ đến thế thôi sao !? Đức TGM Ngô-Quang-Kiệt (Giáo-phận Hanoi0 đã phải đau đớn thốt lên : cầm  Hộ-chiếu VN ra nứoc ngoài là …nhục ! Chả thế mà báo chí Nhật-bản cũng xem ngừoi VN là ….''giòi bọ'' !!! ''Giòi bọ'' là phải sinh ra những con …tưong-cận ! ''Cha nào con đó'', ''giòng nào giống đó'' !!! Chân-lý này không thay đổi trong XHCN/CSHanoi !!!  VN dứoi Chế-độ CSCN có chỗ nào để …''tự-hào'' hay đã đến lúc cần phải …đào thải hoặc…''lộng kiếng''!!! Mất văn-hóa là giết cả một Dân-tộc! Còn phải mất bao nhiêu  thế-hệ nữa để chấm dứt giai-đoạn lịch-sử đen tối này !!!???

Chân thành cám ơn  , Cô Đoan-Trang,  

Chúc Quí-vị một ngày cuối tuần thật …. êm dịu.

Trân trong giói-thiêu dê'n Quí vị , tùy-nghi sử-dụng và phổ-biến rộng rãi.

Trân trong kính mòi Quí vi xem thông tin da chiêu : 

http://vn.360plus.yahoo.com/vanphongtran79?l=f&id=1

http://www.vietnoiket.net/vn 

http://www.chinhnghia.com/

http://www.diendannguoidanvietnam.com/

Vietnam Thế-kỷ 21 http://h qgtd.forumactif.com/profile.forum?mode=viewprofile&status=unregistered&u=hoangduchuy88

http://tiengnoitudo.perso.sfr.fr

http://thoisucanbiet.123guestbook.com

Kính          

Vân-Phong 

---------- Forwarded message ----------
From: Trang Doan <ngtdoantrang@yahoo.fr>
Date: 2011/1/16
Subject: Re : Tr : Du hoc sinh Viet Nam o nuoc ngoai an hoc ra sao ?
To:






 
Vì đâu du học sinh Việt hay bị tấn công?

Tôi sống ở bắc Mỹ và nhận thấy một trong nhiều các nguyên nhân dẫn đến việc tấn công du học sinh, trong đó có học sinh Việt Nam, là thái độ của một số du học sinh đã châm lửa cho thành phần quá khích.
Kính gửi tòa soạn VnExpress và bạn đọc gần xa.
Gần đây, nhiều vụ du học sinh bị tấn công ở nước ngoài như Nga, Mỹ, Australia... đã dấy lên sự quan ngại cho học sinh, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài và phụ huynh ở Việt Nam.
Người dân lên án và chính phủ các nước liên quan cũng đã ra tay tìm và trừng phạt loại tội phạm đó. Nhưng không mấy người công khai nói lên nguyên nhân sâu xa của vấn đề này và tìm cách khắc phục.
Tôi sống ở bắc Mỹ và nhận thấy một trong nhiều các nguyên nhân dẫn đến việc tấn công du học sinh, trong đó có học sinh Việt Nam, là thái độ của một số du học sinh đã châm lửa cho thành phần quá khích.
Rất nhiều lần, tôi đã chứng kiến và cảm thấy ái ngại vì hành vi của du học sinh, nhất là các em nam. Ở xứ sở tôi đang sống người ta rất lịch sự, tôn trọng nhau, tôn trọng người già, trẻ em, và phụ nữ. Ở nơi công cộng người ta rất trật tự, tự giác chấp hành luật pháp, nhường nhịn nhau theo thứ tự ưu tiên xã hội. Vậy mà, không ít lúc tôi thấy du học sinh không thèm xếp hàng ở trạm giao thông công cộng. Có em vì sợ trễ giờ hay sao mà chạy ào vào đứng ngay đầu hàng người đang xếp, trước bao nhiêu cặp mắt ngơ ngác của người khác. Nhiều khi trên xe buýt tôi thấy du học sinh châu Á ngồi ngay trên các ghế ưu tiên cho người già và trẻ em và thản nhiên ngồi đó khi mà những người già và phụ nữ thì đứng.
Khi các em đi thành nhóm thì các em nói chuyện lớn tiếng, cười nói ồn ào, mặc những người khác rất im lặng và trật tự. Cách ăn mặc và đầu tóc của nhiều em lại rất dị hợm, làm nhiều người nhìn với ánh mắt không thiện cảm. Tôi từng gặp nhiều lần du học sinh lên xe buýt mà không mua vé, tay cầm một cái vé cũ, úp úp mở mở, để đánh lừa tài xế (làm như thể là người đi vé tháng) tranh thủ chạy ào lên xe khi hành khách đang vào xe, và tài xế đã phải lôi em đó tống cổ ra ngoài. Tôi thật thấy xấu hổ vì hầu hết các em đó nhìn ngoại hình là đoán được người Việt hoặc người Hoa.
Nhiều du học sinh nữ sang đây không phải vì mục tiêu chính là đi học, các em hay lui tới những nơi tụ tập, cố tìm cách làm quen, mồi chài con trai ở đây để ở lại theo diện kết hôn.
Những hình ảnh và hành vi như vậy đã gây ác cảm cho nhiều người, đặc biệt là các thanh niên quá khích. Do đó, những vụ tấn công du học sinh châu Á có phần xuất phát từ hành vi của chính du học sinh. Rất tiếc là trong nhiều cuộc tấn công, nạn nhân là các em ngoan hiền, không phải là du học sinh xấu, vì bọn tấn công cứ nhắm vào học sinh châu Á, không cần biết người tốt kẻ xấu là ai.
Việc du học hiện nay là chính đáng nếu như bản thân học sinh và gia đình có động cơ đi học nước ngoài để được giáo dục cái hay, cái hiện đại mà trong nước chưa đáp ứng được. Ngược lại, nhiều người đua đòi, đi du học để khoe khoang, hoặc bố mẹ kiếm nhiều tiền quá làm con cái hư hỏng nên tống khứ ra nước ngoài, hoặc đi tìm cơ hội định cư... thì việc đó có thể gây hại cho người khác, đặc biệt là những du học sinh đứng đắn.
Hoàng Thanh Phương
Ý kiến bạn đọc (11)  Sắp xếp theo:  Mới nhất Cũ nhất 
Một bài viết quá chính xác !
Nền tảng ý thức của người Việt mình còn thấp hơn so với nước bạn nhiều. Do ý thức của du học sinh quá kém. Đó cũng là lý do bị đánh. Bài viết này quá chính xác ! Cảm ơn bạn Hoàng Thanh Phương.
MrDAD

--------------------------------------------------------------------------------
Thái độ của Du học sinh
Nhận xét của anh/chị rất chính xác. Rất nhiều du học sinh Việt Nam có ý thức công cộng rất kém, có lẽ là do cách giáo dục của gia đình từ nhỏ. Ngay như truờng mình ở Guangzhou - China, số luợng du học sinh Việt Nam đông thứ 3 sau Hàn Quốc và Thái Lan. Nhưng ý thức của sinh viên Việt Nam rất kém, thuờng xuyên bị nhắc nhở về mở nhạc to làm ảnh huởng việc học tập nguời khác, làm ồn... Tuy nhiên tình hình vẫn đâu vào đấy chẳng thấy cải thiện. Các bạn ấy hình như không còn biết xấu hổ khi bị người ta nhắc nhở hay sao ấy???
Lê Hưng

--------------------------------------------------------------------------------
Thái độ của du học sinh
Kính gởi Tòa soạn Vnexpress, Tôi đang công tác trong một trường dạy ngoại ngữ, chuyên dạy luyện IELTS để đi du học. Theo tôi thấy ý thức của các bạn học viên ở trường tôi rất kém, không biết nếu sau này họ đi du học thì hình ảnh Sinh viên Việt Nam trong mắt bạn bè sẽ ra sao?? Vấn đề đơn cử như việc đi thang máy, các bạn đang chờ thang, thang vừa mở cửa là các bạn ùa vào, mặc dù người ở trong chưa ra. khi vào thang rồi thì bạn bấm tất cả các nút chọn tầng, mặc dù ở chỗ tôi chỉ có 4 tầng! nếu ở các tòa nhà có 20, 30 tầng thì sẽ ra sao?? Câu hỏi này xin dành cho các bạn nào có ý nghĩ tương tự như vậy trả lời nhé!
Huỳnh Ngọc Phú

--------------------------------------------------------------------------------
KHÁ ĐÚNG VỚI HIỆN TRẠNG Ở VIỆT NAM
Cảm ơn bạn Hoàng Thanh Phương đã nêu được nguyên nhân vấn đề, theo tôi tác giả nói khá đúng, vì đó đang là vấn nạn, là hiện trạng ở Việt Nam hiện nay. Ra đường ở Việt Nam ai cũng thấy điều đó, giờ hầu như chẳng còn tôn ti trật tự nào cả, là người trẻ mà tôi cũng thấy bức xúc, thấy tổn thọ khi phải chịu sức ép, căng thẳng ở mọi nơi.
Giao thông ở Việt nam ta giờ thật hỗn loạn, ô tô xe máy đi lẫn lộn, đến ô tô còn đánh võng, chen lấn. Văn hóa xếp hàng giờ hoàn toàn không còn trong suy nghĩ người Việt nam. Nhiều khi tôi ước mình không phải ra đến đường, vì tham gia giao thông căng thẳng quá, xe cộ đi vô tổ chức, tiếng còi xe inh ỏi.
Nếu ai đã từng sang Singapore rồi thì sau khi về nước thấy mệt mỏi, oải lắm, ở bên đó chẳng có tiếng còi xe. Đường phố Hồng Kong còn chật chội hơn mình nhiều, nó chỉ tương đương đường phố cổ Hà Nội mà chẳng tắc đường. Rộng đến như đường Trần Khát Trân, Hà nội mà cũng chật, xe cộ đi lộn xộn, loạn xạ
VINCT

--------------------------------------------------------------------------------
Thật xấu hổ.
Văn hoá giao tiếp cũng như ứng xử nơi công cộng của người Việt ta quá thấp. Giáo dục của ta đã gần như bỏ qua vấn đề này. Tôi có liên tưởng du học sinh VN ở xứ người giống như những đứa trẻ con nhà nghèo và không được giáo dục đến nơi đến chốn. Lớp người hoặc tầng lớp khác thì không nói làm gì, du hoc sinh mà như thế thì thật là thê thảm!
NPS

--------------------------------------------------------------------------------
Du học sinh
Đồng ý với bạn Phương vì tôi cũng đã từng là 1 du học sinh. Người ta yêu hay ghét mình là do cách sống và cư xử của mình nhiều hơn là màu da, sắc tộc.
Trong thời gian du học, tôi cũng có kết bạn với nhiều sinh viên bản xứ và cũng nghe được họ phàn nàn về cách hành xử của sinh viên Châu Á nói chung (cũng là những vấn đề như bạn Phương nêu trên). Tuy nhiên, họ vẫn coi trọng những sinh viên châu Á biết hòa đồng và thích ứng với văn hóa của họ.
Hy vọng là mỗi gia đình khi cho con em đi du học nên tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này. Đừng để người VN mình bị đánh giá thấp vì những cá nhân thiếu hiểu biết.
NHL

--------------------------------------------------------------------------------
Còn nữa...
Tôi định cư ở Mỹ vài năm trước và hiện đang học ở trường South Seattle Community College. Tôi rất lấy làm xấu hổ khi thấy các em du học sinh Việt Nam nói chuyện ồn ào trong thư viện trường rất tự nhiên, thậm chí chửi thề "rất nhuyễn" trong từng câu nói! Cũng may là những người khác không hiểu thứ các người này nói! Cùng học 1 lớp, trong khi mình và các bạn khác sắp xếp lại bàn ghế thì nhóm du học sinh VN vẫn điềm nhiên ngồi cười nói rôm rả. Mình là người VN mà nói thật không hề có tí thiện cảm nào với các bạn này!
Linh Nguyen

--------------------------------------------------------------------------------
Một sự thật!
Bài viết thể hiện sự chính xác gần như tuyệt đối, có nhiều trường hợp không còn cách nào ngoài cách "cho một trận nhớ đời". Chỉ đáng tiếc cho những người bị vạ lây... Cám ơn tác giả bài viết... mong rằng phụ huynh du học sinh đọc được bài này.
Vanynguyen

--------------------------------------------------------------------------------
Hành xử của giới trẻ hiện nay ở nước ta
Những ý kiến ở trên là xác đáng. Tôi đã quá tuổi "cổ lai hy" rồi, thấy rằng so với các thế hệ trước đây, nhất là trong thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thì thấy rõ cách sống của thế hệ thanh thiếu niên ngày nay, chưa nói gì đến ý thức cách mạng, ý thức tự tôn dân tộc, có quá nhiều vấn đề mà nhà nước, ngành giáo dục và gia đình phái quan tâm rất nhiều. Nhiều khi người ta cứ thích nói đến ưu điểm, đến thành tich, mà coi nhẹ các khuyết điểm, các vấn đề mà theo tôi nghĩ đã trầm trọng.
Đỗ Châu

--------------------------------------------------------------------------------
đừng để cái tự ái nhỏ lấn lướt lòng tự trọng lớn
Kính gửi tác giả bài viết cùng các độc giả yêu mến chuyên mục Người Việt 5 Châu của báo VNExpress. Anh (chị) đã nói ra điều mà khá nhiều người cảm nhận được nhưng ngại không nói ra, chúng ta dễ thấy mỗi khi chúng ta nhìn thẳng vào sự thật để chỉ ra những thiếu khuyết trong văn hóa ứng xử của người Việt mình thì thường bị rất nhiều người phản ứng quyết liệt vì bị động chạm vào lòng tự ái của họ.
Tôi đã đi nhiều nơi tại nước ta và thấy thật đáng buồn khi tại những đô thị lớn thì những quy tắc ứng xử văn minh mơi công cộng càng không được số đông tôn trọng, tập trung nhiều nhất ở các bạn trẻ đang ở độ tuổi học sinh - sinh viên. Nhiều lần đi xem phim tại Vincom (Hà Nội), khi tan phim mọi người tập trung ra thang máy rất đông, những người đứng tuổi thường chậm (và ngại chen lấn) trong khi đó các bạn trẻ thì tranh dành một chỗ vào thang máy - hiếm có trường hợp nhường chỗ cho phụ nữ và người già.
Trên xe bus (ở HN và TP HCM), các nam sinh viên lên xe thì nói chuyện to và hay văng tục, cả khi ngồi trên xe và lúc lên xuống xe cũng thường bỏ qua quy tắc nhường nhịn cho người già và phụ nữ.
Có lần tôi uống trà đá ở Hà Nội và thấy tờ tiền có thể rơi ra khỏi túi quần bò của người phụ nữ bên cạnh, tôi nhắc họ thì họ nhét lại tờ tiền sâu vào túi rồi nhìn tôi với ánh mắt dò xét, không một lời cảm ơn - tôi cảm nhận được là chị ta không hiểu thiện ý tốt của tôi mà thay vào đó là sự nghi ngờ theo kiểu "nó mà rơi ra chắc là mày sẽ nhặt luôn".
Mong là người Việt chúng ta có tinh thần tiếp thu tốt hơn, không để "cái tự ái nhỏ lấn lướt lòng tự trọng lớn" - có thế chúng ta mới xây dựng được một hình ảnh nước Việt Nam, con người Việt Nam thân thiện và văn minh trong mắt bạn bè quốc tế.
Văn Hà

--------------------------------------------------------------------------------
Bài viết quá chính xác
Tôi hiện tại đang du học tại Nhật- thú thật đọc bài viết này tôi thấy quá đúng. thú thật rằng mỗi lần đi tàu điện hay xe bus mà đi với ng Việt tôi toàn đứng riêng một chỗ vì nhóm ng Việt lúc nào cũng nói chuyện to tiếng- đứng cạnh họ tôi cảm thấy xấu hổ- cảm giác như họ k nói to thì k chứng tỏ được với ng khác rằng mình là ng việt nam hay sao í.
chưa hết- đến quán ăn cũng vậy- lúc nào cũng ồn ào- đi chơi các trò chơi ở khu vui chơi như Disneyland hay Universal thì 1 người xếp hàng chơi- mấy ng đi mua thứ gì đó ăn cho cả hội rồi ngang nhiên chen ngang xếp hàng cùng ng kia- tôi cảm thấy phát ngại- như vậy thử hỏi làm sao ng khác tôn trọng được.



DÂN NGHÈO THÀNH HỒ ĐÓN TẾT BẰNG LỆNH CƯỠNG CHẾ NHÀ


Thông điệp mùa xuân của dân nghèo gửi chính quyền thành Hồ

Quyết định số 964 ngày 7/4/2003 của liên bộ GTVT. và KH ĐT. về kế hoạch xây cầu vượt Gò Dưa, từ đó đến nay làm tan gia, bại sản trên 300 gia đình. Báo chí nhà nước đã tốn quá nhiều giất mực để phê phán chính quyền quận Thủ Đức và thành Hồ. Nhưng nước đổ lá khoai! Trước ngày đại hội đảng, lệnh cưỡng chế vẫn được dán lên cửa từng nhà dân, gặp phản đối quyết liệt thì chính quyền tạm ngưng. Nay đại hội đảng xong rồi, năm hết tết đến, chủ tịch quận Thủ Đức Trương Văn Thống lại cho dán lệnh cưỡng chế lên hàng chục nhà dân dọc tỉnh lộ 43, phường Tam Bình, Thủ Đức. Cuộc giải phóng dân nghèo ra khỏi nhà của họ xắp bắt đầu, khi chúng đánh tỉa 10 nhà một lượt.

Theo báo chí nhà nước(Người cao tuổi, Thanh tra…) thì việc giải phóng mặt bằng nơi đây là "bạo ngược", chứ không theo qui định của pháp luật. Cán bộ "đi đêm" để trả tiền bồi thường cho dân. Phó chủ tịch quận Thủ Đức Lê Văn Lộc "ăn" hàng ngàn mét vuộng đất của dân và ông ta thích bồi thường cho ai bao nhiêu là tùy sự ngẫu hứng của ông. Nay chủ tịch quận Thủ Đức Trương Văn Thống lại còn hung bạo hơn Lê Văn Lộc, vì đã có Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua bảo kê. Đại hội đảng xong rồi, chính quyền thành Hồ thẳng tay cướp nhà, đất của dân nghèo. Người dân không còn nghĩ gì tới tết cổ truyền dân tộc, khi họ thấy lệnh cưỡng chế dán trên cửa nhà mình.

Ước mong các cơ quan truyền thông, các tổ chức bảo vệ nhân quyền và dư luận toàn thế giới bênh vực những người thấp cổ, bé miệng đang bị cướp bóc khi xuân về, tết đến. Xin hãy gọi số của các tay cộng sản ác ôn sau:

Trương Văn Thống, chủ tịch quận Thủ Đức 090 3900261.

Lê Văn Lộc, phó CT quận Thủ Đức 090 3941435.

Nguyễn Văn Đua, phó CT thường trực TP. 0903900609.

Huỳnh Công Hùng, HDND TP. 090 3351135.

Số Dt. Của 1 số dân oan ở Gò Dưa:

Phạm Văn Hùng 0918954142

Phạm Thanh Hải 090663 1416

Đỗ Mạnh Toàn 0166 9122810.

Nguyện Đức Chúa Trời bẻ gãy cánh tay gian ác của đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời ban phước dư dật cho những người bênh vực kẻ mồ côi, người góa bụa.

Sài gòn, mùa xuân 2011

Tiếng Nói Hội Thánh Chuồng Bò(2)

Mục sư Thân Văn Trường

Đt. 0907872617

Cầu Gò Dưa, nổi thống khổ của dân ta

Lệnh cưỡng chế chủ tịch quận Thủ Đức cho dán ở nhà dân 1 ngày sau DH đảng ở Gò Dưa

2
0
 
 
Rate This

15 câu nói ấn tượng nhất năm 2010


Đọc lời phát biểu này kèm theo tấm hình của ông Trần Tiến Cảnh phát biểu trong cuộc họp, nếu ai đó có chút hiểu biết về tướng mặt thì cũng được an ủi, vì câu phát biểu ấy nó cũng ngu không kém những gì hiện trên bộ mặt của ông ta.

1. Câu nói đáng nghi ngờ nhất

Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường cao tốc. Việt Nam ta cũng có chỉ số IQ cao nên tôi đề nghị phải xây.

Phát biểu của ông Trần Tiến Cảnh (Hà Nam) khiến nhiều người… nghi ngờ chỉ số IQ của ông này.

2. Câu nói lột trần nhất

Tôi chưa thấy môi trường khoa học ở Việt Nam có điểm mạnh nào so với thế giới, chỉ có điểm yếu hoặc rất yếu thôi.

Nhận xét của giáo sư Nguyễn Tiến Dũng (Đại học Toulouse, Pháp). Có lẽ giáo sư hơi phiến diện nên chẳng thấy điểm mạnh nhất, dễ thấy nhất của Việt Nam, đó là mạnh miệng.

3. Câu nói cảnh báo nhất

Các thầy cô hãy cảnh giác với học trò.

Một lãnh đạo ngành giáo dục thành phố Hải Phòng cảnh báo về việc học sinh "bẫy" cô giáo.

4. Câu nói ưu tư nhất

Thanh tra trùng trùng điệp điệp nhưng hiệu quả không cao.

Nhận định của ông Lê Thanh Bình, Chủ nhiệm ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, về lực lượng thanh tra hiện nay.

5. Câu nói bào chữa nhất

Học sinh không thích học sử học văn, ta phải mừng vì sách sử, sách văn hiện quá lôm côm.

Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần "bào chữa" cho học sinh.

6. Câu nói điện ảnh nhất

Nền giáo dục của chúng ta không có hậu kỳ.

Ví von theo kiểu điện ảnh của báo Pháp luật Thành phố HCM khi thấy bao lớp học sinh giỏi đoạt đủ các giải quốc tế được chào đón, ròi sau đó trọng dụng, đào tạo ra sao thì… chấm hết.

7. Câu nói đồng cảm nhất

Người dân có tới 4 đại diện: HĐND xã, HĐND huyện, NĐND tỉnh, Quốc hội. Nhưng khi lâm sự thì không biết hỏi ông nào.

Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đồng cảm với người dân vì không biết hỏi ông nào khi có chuyện.

8. Câu nói thật lòng nhất

Có giao 1.000 tỷ đồng – 2.000 tỷ đồng bảo làm sao cho Hà Nội khỏi ngập mỗi khi mưa lớn thì chúng tôi cũng chịu.

Ông Nguyễn Lê, Giám đốc công ty thoát nước Hà Nội thật thà khi được hỏi làm thế nào để Hà Nội hết ngập.

9. Câu nói tâm trạng nhất

Trong phòng chống tham nhũng, sợ nhất là a lô với vỗ vai.

Ông Vũ Tiến Chiến, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng thổ lộ về việc đáng ngại nhất trong phòng chống tham nhũng.

10. Câu nói vô trách nhiệm nhất

Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm và không có lỗi.

Câu trả lời từ các phía có liên quan trong hai vụ tai nạn thảm khốc "giữa đường sụp hố" tại tp. HCM

11. Câu nói chính xác nhất

Tệ nạn xã hội đang diễn biến phức tạp.

Phát biểu của nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô "hô" lúc đương chức. Ngài chủ tịch nói cấm có sai, chính xác từ trên xuống dưới.

12. Câu nói lý thuyết nhất

Về lý thuyết, dự án bauxite là an toàn.

Lời Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trước Quốc hội về sự an toàn của các dự án bauxite. Trả lời theo kiểu lý thuyết này giống… trả bài hơn là trả lời.

13. Câu nói đe dọa nhất

Nếu các đồng chí không tự cắt, chúng tôi sẽ cắt các đồng chí.

Chủ tịch UBND tp HCM Lê Hoàng Quân chỉ đạo các địa phương về việc cắt nhà xây lố tầng.

14. Câu nói tầm phào nhất

Tôi hứa chấm dứt ghép nhiều bệnh nhân một giường chỉ là câu chuyện truyền miệng, tầm phào thôi.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu trả lời về việc hứa dẹp tình trạng nhiều bệnh nhân nằm ghép một giường.

15. Câu nói vệ sinh nhất

Không nên ảo tưởng có một đơn vị vô trùng trong một môi trường nhiễm trùng.

Tiến sĩ Bùi Trần Phượng, Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen, nhận xét về tham nhũng trong giáo dục.

Theo Làng Cười 2010