THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

04 February 2011

Đường phố vắng lặng sáng mùng 1 Tết


Thứ năm, 3/2/2011, 11:54 GMT+7


Phố xá sâu hun hút, tiếng chân người đi bộ nghe rõ từng bước, chỉ có tiếng người rao bán muối may mắn đầu năm là văng vẳng mọi nơi. Sáng mùng 1 Tết, phố phường thủ đô hiện lên lãng đãng, trầm tịch mà nên thơ.

Ảnh: TP HCM vắng vẻ sáng mùng 1
Clip : Tiếng rao bán muối sớm đầu năm
Mã Mây - một trong những tuyến phố cổ vắng lặng sáng mùng 1 Tết Tân Mão.
Âm thanh ồn ã hàng ngày biến mất. Chỉ có những cụ già ra phố sớm.
Hay những tiếng cạch cạnh của xích xe đạp va vào hộp sắt.
Hôm nay không phải ra bờ hồ, vườn hoa, người tập thể dục có thể thoải mái đi bộ vòng quanh các con phố.
Một nhóm thanh niên du ngoạn thưởng lãm vẻ yên bình khác ngày thường của thủ đô.
Hè phố bỗng sâu hun hút.
Phố Thuốc Bắc mỗi sáng thường ngày cũng đã chật như nêm.
Hai vị khách nước ngoài ung dung dạo phố.
Chỉ có tiếng người bán muối là văng vẳng mọi nơi. "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi, ai mua muối không..."
8h sáng, hiếm hoi người bán hàng dọn ra phố bán.
Cất đi những bộn bề kinh doanh hàng ngày, những ngôi nhà cổ Hà Nội hiện lên rõ nét.
Giới nhiếp ảnh đổ xô sáng tác.

Hoàng H
à


Những nét đặc sắc của cuộc nổi dậy thắng lợi ở Tunisia


Cuộc nổi dậy đầu năm 2011 thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại của nhân dân Tunisia đang có tiếng vang sâu rộng trên toàn thế giới.

Đây là một sự kiện tất yếu, lại hoàn toàn bất ngờ, không một ai dự đoán trước.

Một thắng lợi lịch sử vì không những viên tổng thống độc đoán, tham nhũng gia đình trị bị hạ bệ, phải bỏ chạy ra nước ngoài, mà toàn bộ chính quyền độc đảng cũ của Ben Ali cũng bị hạ bệ, 200 viên chức cao cấp tay chân của Ben Ali bị truy nã về những tội tham nhũng, đàn áp.

Có tin viên tướng Công an Ali Senati đã về hưu cũng bị bắt giữ về những tội tham nhũng, đàn áp đẫm máu do hắn gây ra.

Nguyên Bộ trưởng nội vụ Abdallah Kallal cũng bị bắt giữ vì bị tố cáo từng tham gia tra tấn, hành hạ các nhà dân chủ, các nhà báo đối lập, chờ ngày ra tòa.

Chính phủ lâm thời ban bố tự do truyền thông và báo chí, hàng loạt báo mới xuất hiện trong một tuần nay, được xã hội tìm mua hết sạch mỗi buổi sang. Theo điều tra của báo Đức, nhân dân thủ đô Tunis trở nên dân nghiện đọc báo số một của thế giới. Đài truyền thanh tư nhân mới mẻ Mosaique FM phát đi 4 buổi mỗi ngày mấy ngày đầu, nay buộc phải phát suốt ngày và đêm, cứ 3 giờ lại có bản tin mới. Tunisia bị xếp ở hàng cuối về tự do báo chí, mấy ngày nay nhảy lên hàng đầu, theo xếp hạng của RSF (Reporter sans frontiers). Đây cũng là thắng lợi lịch sử nữa.

Một ý nghĩa lịch sử quan trọng khác là lần đầu tiên một nước Ả-rập và Hồi giáo lảm cách mạng hòa bình, ôn hòa, không bạo động, lật đổ một chính quyền độc đoán – độc đảng – tham nhũng – cảnh sàt trị, để 60 ngày nữa tổng tuyển cử tự do bầu ra quốc hội dân chủ đa nguyên đa đảng đầu tiên, mở đầu kỷ nguyên mới cho đất nước.

Một đất nước nhỏ với hơn 10 triệu dân đang nêu một tấm gương sáng lôi cuốn nhân dân các nước láng giềng theo kinh nghiệm của mình để đòi lại tự do và nhân quyền. Nhân dân Yemen cựa mình; nhân dân Algeria nổi giận; nhân dân Libya bất bình; Vương quốc Oman và Vương quốc Jordanie lo sợ; nhân dân Ai Cập phẫn nộ xuống đường hảng ngàn, hàng vạn người buộc tổng thống Mubarak phải cải tổ chính phủ…, tất cả đều do sự kiện Tunisia tác động, lảm cho bộ mặt các nước Ả-rập thay đổi theo dây chuyền, sớm hay muộn tùy theo so sánh lực lượng trong từng nước. Mọi sự không còn như trước. Đây lả cú hích lịch sử mang tên kiểu cách Tunisia, kiểu mẫu Tunisia – la mode Tunisienne, le style Tunisien -, được các nhà chính trị, nhà lịch sử, nhà thời sự quốc tế nghiên cứu, mổ xẻ, nhận định.

Rải rác trên các báo Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc…có những bài phóng sự, ghi nhanh, ảnh thời sự nóng hổi từ Tunis gửi ra thế giới.

Báo chí trong nước ta, theo "gương" báo Trung Quốc, Cu Ba, Bắc Triều Tiên, đến nay vẫn im lặng, không cần nói đến những gì xảy ra ở Tunisia hơn 1 tháng nay, theo định hướng xã hội chủ nghĩa về truyền thông. May thay, có mạng Anh Ba Sàm, mạng Bauxite.vn… quan tâm đưa tin phong phú, khách quan, kịp thời.

Một nét đặc sắc của cao trào nổi dậy ở Tunisia là vai trò của internet, của Face-book, của phone cầm tay, trong tay sinh viên, học sinh, sinh viên, nhả kinh doanh vửa và nhỏ. Họ liên kết với nhau thành từng nhóm, theo từng quận, khu phố, định hướng cho quần chúng tự phát, nêu lên các yêu cầu, các khẩu hiệu chính, các con đường tuần hành, các địa điểm tập trung bất ngờ, linh hoạt. Mổi tối lại rút kinh nghiệm nhanh, gọn, trên internet, qua "chat" với nhau, quyết định kế hoạch hành động cho ngày hôm sau.

Quân đội Tunisia được huy động dần, nhưng nói chung đứng trung lập, vả có bộ phận ngả theo nhân dân. Chỉ có vài đơn vị chống nổi dậy chuyên đàn áp có nổ súng lác đác 2 buổi rồi chuồn sạch trước khí thế của quần chúng. Nhiều nơi khi bị cảnh sát đàn áp, nhân dân ùa nhau vào lánh nạn trong các doanh trại quân đội.

Trong doanh trại họ cùng nhau hát những bài ca dân tộc, yêu nước, giải khát, ăn uống cùng nhau. Nhiều cha mẹ, anh chị em binh lính tham gia.

Nhân dân chủ động phân hóa quân đội với cảnh sát, ca ngợi quân đội là lực lượng yêu nước, có sứ mạng bảo vệ dân, gọi quân đội là chúng ta, phía ta, gọi cảnh sát là chúng nó, phía chúng nó, phía kẻ thù hại dân, đản áp dân, nổ súng vào dân tay không, giết dân.

Khi xe tăng quân đội xuất hiện, nữ thanh niên, nữ sinh viên mang biểu ngữ "quân đội bảo vệ cuộc sống của dân", ôm bó hoa ra trước mũi súng, còn quàng vòng hoa nhài lên cổ người lái xe tăng, leo lên chụp ảnh kỷ niệm. Xe tăng quay cả về doanh trại.

Một nét đặc sắc nữa là lực lượng nổi dậy biết phân hóa giữa sĩ quan và lính cảnh sát, an ninh. Họ chĩa mũi nhọn vào bọn tướng, đại tá, trung tá cảnh sát, tranh thủ sỹ quan cấp dưới, nhất là cấp úy và binh lính.

Nhiều truyền đơn gửi riêng cho lực lượng cảnh sát chỉ rõ những việc làm bất nhân, tham nhũng của tướng và sỹ quan cấp cao, cuộc sống nghèo khó, vất vả đầy khó khăn của binh lính và gia đình, kêu gọi anh em thuơng yêu nhân dân, bảo vệ nhân dân, chống bất công xã hội. Một nhóm sinh viên văn khoa, luật khoa, khoa truyền thông – báo chí, kinh tế – tài chính Đại học Quốc gia Tunis lập ra tổ đặc nhiệm sưu tầm về thu nhập, chi tiêu, tài khoản tăng giảm của 6 viên tướng cảnh sát- an ninh vả của các bộ trưởng bị tố cáo về tài sản bất minh, lập thành hồ sơ pháp lý, một phần gửi cho các phóng viên quốc tế, và công bố trên một số truyền đơn.

Kết quả rất cụ thể. Bọn tướng cảnh sát an ninh mất uy thế, danh dự, không dám vác mặt ra đường, vào các nhà hàng. Lính cảnh sát tham gia hảng ngũ biểu tình ngày càng nhiều. Trong những ngày cuối 15, 16/1 hàng trăm lính cảnh sát lập thành hang ngũ biểu tình riêng, giương cao biểu ngữ đòi tăng lương, tăng phụ cấp, đòi được phân nhà ở cho gia đình, gắn bó máu thịt với nhân dân…

Tunisia là một dân tộc trẻ. Tuổi trung bình của dân cư là 27. Thanh niên Tunisia có truyền thống ham học. Nền đại học Tunisia được xếp vào hàng đầu lục địa này.

Có thể nói cuộc Cách mạng Hoa Nhài mang sâu đậm dấu ấn của tuổi trẻ, của trí thức, mang nhiệt huyết của tuổi hoa niên, gắn bó với thời đại dân chủ quốc tế, tận dụng thảnh tựu kỹ thuật truyền thông hiện đại nhất – computer-internet-Facebook- cellphone một cách phổ biến, linh hoạt, có hiệu quả cao, lại biết tranh thủ, phân hóa, cô lập thế lực đàn áp một cách cụ thể thông minh.

Bài học lớn cuối cùng của cuộc cách mạng Hoa Nhài lả: một chế độ độc đảng độc đoán dù hung hãn, bóp nghẹt báo chí, dù giữ độc quyền truyền thông, tham nhũng tập thể, lảm giàu bất minh, chia chác đặc lợi theo phe nhóm lợi ích riêng, khi bị nhân dân nhận rõ mặt, vẫy gọi nhau xuống đường ngày càng đông đảo, thì thắng lợi của nhân dân là chắc chắn.

Thứ Tư, 02 tháng 2 2011

http://www.voanews.com

3
0
 
 
Rate This

Mừng Xuân con mèo hay… con thỏ?


Vậy là tớ đã bước sang mùa xuân thứ 85 của cuộc đời!

Vậy là tớ đã gặp lại lần thứ 7 một chú mèo còn… tân sau ngày ra đời gặp chú "Mèo Đinh"! Tân mẹo hay…"mẹo tận" đây không biết?

Dù gì thì Tây không bắn chết, Mỹ không bắn chết và nhất là TA cũng chưa thèm bắn chết… Thế là vui rồi!

Cố sống thêm ngày nào hay ngày ấy, lãi ngày ấy! Chỉ tội cho mấy anh bạn đồng trang lứa, đồng niên, đồng khoá, đồng ý, đồng tình bỏ cửa bỏ nhà, bỏ cả cha mẹ, gia đình, tương lai "sáng sữa Nét-lê (Nestlé), tối vang Bóoc-đồ (Bordeaux)" quyết vung gươm ra sa trường giải phóng giống nòi", cứ dần dần ngã xuống mà chẳng được "da ngựa bọc thây" bao giờ! Còn lại vài anh, lưng còng, răng rụng thì hôm nay … U90 mắt bỗng bừng sáng!

Sáng đến… tỉnh cả người khi bị những cái tát của lớp "cách mạng Cộng Sản hiện đại", vẫn treo ảnh cụ Hồ, vẫn hô hoán "học tập GƯƠNG và ĐẠO ĐỨC" của Cụ, vẫn KIÊN ĐỊNH đi theo con đường Mác-Lê mà Cụ đã đi, vẫn quyết tâm xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa để khi hoàn thành sẽ "quốc hữu hoá tất tần tật" để tiến lên Cộng sản chủ nghĩa: "Hưởng bao nhiêu cũng được, làm hay không cũng chẳng sao!".

- Tỉnh cả người khi thấy những anh lý trưởng, chánh phó tổng, những quan huyện, quan công sứ, quan đốc lý, quan toàn quyền Vô sản hôm nay, anh nào anh nấy đều… "phi vô sản" đến mức phải… "vứt" bớt tiền vào… các nhà băng ngoại quốc sau khi đã xây đủ lâu đài, lăng tẩm cho cả dòng họ ba đời!

Tết năm nay tớ mới mất thêm một cụ bạn chỉ lên đến Đại Tá rồi nằm nguyên chờ về hưu đến 7 năm! (vì hắn họ hàng ca-nông bắn mới tới với ông Vĩnh Thuỵ!) Cụ bạn thứ 2 ( cùng học với 2 chúng tớ ở Lục Quân Trần Quốc Tuấn thời chống Pháp) nói với tớ: Nó chết rồi cũng hoá ra may! Vì đỡ phải trông thấy những cái cảnh bất công, vô lý, vô luật pháp hơn cả thời kỳ Pháp thuộc! Đỡ phải ngậm ngùi về cái toàn cảnh "cốc làm cò xơi", hoặc mới lên tiếng vài câu phản biện nhẹ nhàng đã bị lên án là có "ý đồ xấu" là "lợi dụng", là "kích động"…là "tự diễn biến" !…

Túm lại: Năm con Hổ vừa qua đối với tớ có nhiều NỖI BUỒN hơn là NIỀM VUI.

- Buồn vì có quá nhiều người thân quen "ý hợp tâm đồng" đã không còn ở lại với tớ. Họ đã "ra đi" mang theo mối hận "mộng ước không thành" làm anh cộng sản cuối đời bị chính chủ nghĩa cộng sản hiện đại xếp vào loại "tự diễn biến" mà không viết được một câu, di chúc lại một lời, buồn vì không có can đảm làm như Quế Dương, Vũ Cao Quận, những cán bộ cộng sản bị tù vì… bỏ chủ nghĩa cộng sản hoặc âm thầm… trả lại thẻ Đảng cho… ngọn lửa nấu bánh chưng!

- Buồn vì có quá nhiều kẻ đã "chết hẳn" trong tớ vì đã "bỏ tớ", không dám bén mảng thăm hỏi, kể cả khi tớ tưởng đã "chín chết một sống" tại bệnh viện vì sợ…. "liên quan"… khi biết blog của tớ đã ba lần bị treo "Sinh Tử Lệnh" và Tần Thuỷ Hoàng, nhưng vẫn không dám công khai nói lên cái mà chính bọn hèn này cũng nghĩ, cũng chửi bới tại các quán cà-phê, trong các cuộc ăn nhậu… còn hơn tớ! Buồn thì ít mà buồn… nôn thì nhiều với bọn đại hèn đại cơ hội chủ nghĩa, đại nịnh, đại liếm, đại cu-ly văn nghệ này!

Nhưng cũng năm con HỔ vừa qua, tớ đã được hưởng khá nhiều niềm vui!

Thứ nhất: Tớ có thêm nhiều, thật nhiều những người thân, thật thân, khắp nơi trên trái đất. Vui nhất là tìm lại được những người thân từ thuở mười tám, đôi mươi, tìm lại được họ hàng thân thuộc nhờ Internet. Chỉ riêng những ngày gần Tết này, email, message, thư chúc tết, quà bánh ở khắp nơi gửi về hoặc tự tay đưa đến nhiều đến nỗi không biết để vào đâu. Đặc biệt là các bạn trẻ, trẻ đến mức gọi tớ bằng "ông" khi đến xưng danh, xưng nick name tớ mới biết là: Họ mến tớ vì 2 lẽ:

1. Cho họ biết nhiều sự thật mà chính cha mẹ họ khi đọc blog tớ cũng không ngờ…

2. Tất cả những gì tớ dự báo, phê phán, phân tích đều trúng phóc!

Kèm theo là những lời "khen" về văn phong tớ dí dỏm, vui tươi trẻ trung, không đao to búa lớn, không kích động, ồn ào, dẫn chứng cụ thể không thể chối cãi… (Tuy còn nhiều sai sót về… chính tả!).

Sướng quá đi chứ! Ông già lại được đề cao như một "nhà văn trẻ có triển vọng"! Sao không sướng cho được.

Đặc biệt là những lời động viên khi thấy tớ cứ bị bịt mồm hoài bằng thủ đoạn của bọn Mác-Lê-Cam: "Ông, (bác) cứ yên tâm! Chúng con (cháu) đã chuẩn bị xây sẵn cho Bác cả chục cái "nhà". Chỉ cần 24 tiếng đồng hồ sau, bác sẽ có "nhà mới" ngay với đầy đủ bài vở lưu và đã cập nhật!"… hoặc "Bác cứ cố gắng giữ gìn sức khoẻ, tiếp tục gõ keyboard cho chúng cháu học hỏi! Chúng cháu thách cả ổ bọn 'hắc cơ' có thể đánh xập được hết blog của Bác đấy!".

Thứ hai là: Những gì tớ đã giãi bày tâm can trên blog cuối cùng cũng được một số các vị thành tích cách mạng đầy mình, tướng tá đánh nhau suốt 35 năm không ngừng nghỉ bỗng cùng tớ nói toẹt ra những sự thật trần truồng về cái con đường sai lầm mà mình đã đi và bây giờ đã thấy: Đã đến lúc không thể dối mình, dối người được nữa. Không tự hào sao được khi thấy các cụ ấy chỉ là nói lại những gì mình đã nói hết từ khi biết dùng Internet (8/2007)đến nay!

Thứ ba là: Dù không vui gì với những cơ cấu mới của những người nắm vận mệnh gần 90 triệu con người Việt Nam lần này, nhưng tớ cũng tin tưởng ở tương lai tự "diễn biến từ bên trên" của một ai đó có thể ít nhất phải rung chuyển trước những diễn biến của thời cuộc trong nước và thế giới, dẫn chứng là:

- Chưa bao giờ những sự cố biểu tình đòi lật đổ chính phủ ở Tunisie, Ai Cập, Yemen… lại được công khai cập nhật hàng ngày trên báo, trên Tivi, trên Đài trong những giờ vàng, trên những trang báo chính thống như mấy hôm nay (không có lệnh của ai đó , thì có cho kẹo các báo cũng đâu có dám sớ rớ tới những vấn đề cực kỳ nhậy cảm mà bên nước bạn người ta cấm cả truy cập đến hai chữ Ai-cập!).

- Mấy hôm nay tivi luôn đưa tin đồng chí Tổng bí thư – kiêm Chủ tịch Quốc Hội, kiêm Bí Thư Quân Uỷ Trung Ương – lần đầu tiên đi vi hành trên những cương vị mới. Đến đâu, khi đăng đàn, ông đều nhấn rất mạnh về hai chữ dân chủ, dân chủ và dân chủ, vì dân, về lòng tin của dân đang mất dần do "chúng ta" có nhiều khuyết điểm, về mất lòng tin của dân là mất tất cả!"(buổi nói chuyện với Đảng bộ thành phố Hồ chí Minh).

Từ chỗ định bước sang tuổi 85 thì "nghỉ chơi khoẻ", vậy gặp lại con Mèo, (năm tuổi) nhưng vì…"mèo còn tân" nên tớ lại thấy mình trẻ lại như trai tân (!) nên cố gắng ngồi dậy xông vào gõ mấy dòng khai ki-bót (keyboard) đầu năm.

Chỉ e rằng có ai đó lại bắt chước bên Tầu, không chấp nhận con Mèo dù mèo trắng hay mèo đen mà thay bằng con Thỏ, một con vật mà phương Tây thường dùng để chỉ những gì là "hứa lèo", là "lừa lọc", là "nói một đằng làm một nẻo" thì…

Năm con Mèo trở thành con Thỏ,

Lại lừa dân dối Đảng quanh năm

Chỉ tiêu, tăng trưởng, phần trăm,

Luôn tỷ lệ nghịch bữa ăn nguời nghèo!

Đừng đi theo Thỏ nhá Mèo!

Meo, meo, meo, meo…

Đúng giờ Tý, vừa gõ xong gặp chú Tân Mèo.

Tô Hải


Tết nào cho cả dân tộc?


Việt Nam những ngày giáp Tết, dạo đường phố những ngày này người ta dễ dàng bắt gặp cảnh giăng đèn kết hoa, cờ đỏ lộng trời, câu khẩu hiệu "Mừng đảng – mừng xuân – mừng đất nước quang vinh, đổi mới" được treo ở hàng loạt dãy phố.

Người ta hay nói, hay hát "Xuân đã về, xuân đã về…" như một quán tính phải có ở những ngày cuối năm âm lịch, nhưng thật sự, có mấy người ở nước ta, kể cả tác giả bài này, đã biết đến một mùa xuân thực sự?

Đại lễ ngàn năm Thăng Long qua đi với con số chi phí lên đến hàng chục tỷ, các công trình táp nham để chào mừng lễ hội đã bị hư hỏng ngay khi đại lễ chưa hoàn tất; những phô trương văn hoá lai căng, đậm nét thần phục bắc triều. Tất cả để lại trong lòng người dân nhiều phiền muộn lẫn uất ức. Dân chúng cũng tự hỏi bao nhiêu phần trăm chi phí cho các công trình rình rang đó đã chạy vào túi các quan chức nhà nưóc? Thật xót xa khi đem con số khổng lồ được chi ra từ tiền thuế của người dân đó so với những gì người dân miền Trung được cứu trợ trong những ngày oằn mình trong mưa lũ vừa qua. Mùa xuân ở đâu cho những gia đình nạn nhân bão lụt miền Trung, khi người người mất nhà cửa, mất của cải, và đối diện với cái đói, cái rét lạnh cắt da thịt trong những ngày cuối năm?

Đến Lý Sơn (Quảng Ngãi) những ngày này, có còn ai định nghĩa được mùa xuân, khi chứng kiến những ánh mắt trẻ thơ ngong ngóng đợi cha về; chứng kiến cảnh những người phụ nữ lầm lũi đan lưới tuy biết không còn có thể ra khơi đánh cá nữa vì "lính Trung Quốc cấm". Mùa xuân của họ ở đâu, trên đường phố, lấp loáng trong những ánh đèn màu, hay đỏ tươi nhức nhối trên từng câu khẩu hiệu?

Mùa xuân là mùa của niềm vui, mùa hân hoan đổi mới của đất trời, mùa cây cối đâm chồi nẩy lộc, mùa hồi sinh. Nhưng những cảnh ấy chỉ có trong đầu trong tim của những nhà dân chủ đang đối mặt với bốn bức tường trại giam như Trần Khải Thanh Thuỷ, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Phan Thanh Hải (tức blogger anh Ba Sg), Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, v.v. Có lẽ họ cũng đang tự hỏi: thế nào là đổi mới, khi những người đặt viên đá lót đường cho sự mới mẻ và hồi sinh đó đã và đang bị cách ly với xã hội trong sự đối xử nghiệt ngã? Gia đình và người thân của những con người can đảm này, liệu đến bao giờ mới có được một cái Tết khô nước mắt vào đêm giao thừa?

Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam vừa kết thúc, một năm mới tươi sáng đang đón chờ những người vừa giành được những chiếc ghế quyền lực. Và dĩ nhiên, với những người vừa "phải ra đi" khỏi các vị trí quyền lực, một năm mới nhiều hụt hẫng đang đợi chờ họ. Nhưng không chỉ có thế, còn số phận của rất nhiều con người, nhiều gia đình vô tình cũng là những con vụ từ cái vòng xoáy của đại hội đảng. Chẳng hạn như mùa xuân nào cho gia đình hai bị cáo kiêm nạn nhân Thuý – Hằng trong vụ án "Hiệu trưởng mua dâm nữ sinh"? Trong khi ông Chủ tịch Nguyễn Trường Tô được xem như an toàn hạ cánh và chắc chắn sẽ ăn tết lớn vì toàn bộ quan chức tỉnh Hà Giang liên quan đến vụ việc đều tiếp tục nắm giữ chức quyền. Mùa xuân nào cho hàng chục ngàn công nhân cán bộ làm việc tại tập đoàn Vinashin trước biến cố phá sản liên quan trực tiếp đến đời sống của họ? Sự vô trách nhiệm trong cung cách quản lý, sự tham ô nhũng lạm và bao che trong guồng máy làm tiêu tan hơn 4 tỷ đô la,…coi như đi vào dĩ vãng với việc ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục nắm ghế thủ tướng. Thế là xong. Còn lại chăng là những mùa xuân huy hoàng cho những quan chức đã bỏ túi được các khoản tiền chia chác khổng lồ từ những năm trước — khi Vinashin trong cơn hấp hối. Ngược lại, cái núi nợ công, tích lũy từ Vinashin và hàng trăm món nợ tương tự, kể cả dự án tàu cao tốc sắp tới, sẽ tiếp tục đổ bóng xuống phủ kín mùa xuân của nhiều thế hệ Việt Nam tương lai.

Tết nào cho toàn dân tộc, khi niềm vui mùa xuân chỉ dành cho một nhóm cá thể đang nắm quyền trong xã hội? Đại khối dân nghèo vẫn không có cơ chế hay chính sách nào đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất cho họ. Trong năm mới, chưa hết Tết, họ đã nơm nớp lo sợ nạn lạm phát phi mã đã phóng vó từ năm cũ và đang nhanh chóng soi mòn giá trị những đồng tiền cố định mà người dân lao động phải đổ biết bao mồ hôi nước mắt mới kiếm được?

Một mùa xuân mới, với sự thay đổi, cải cách toàn diện về mọi mặt của xã hội, và đem lại niềm hy vọng cho mọi người, mọi nhà vẫn chưa tới. Đất trời Việt vẫn đang mong chờ một mùa xuân đúng nghĩa.


Lá thư xuân Tìm Mộ


Kính thưa quí Chú bác Cô Dì,
Thưa quí vị và các bạn,

Nhân dịp mùa Xuân sắp về, chúng cháu xin mượn Lá Thư Xuân này thay cho Thông báo số 3 để gửi đến quí vị và các bạn,lời cầu chúc một năm mới gặp được nhiều may mắn, an khang, hạnh phúc và gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp hơn những năm qua.

Thưa quí vị, sau một thời gian làm việc chúng cháu đã đón nhận được rất nhiều ân tình của quí vị, những tình cảm thân thương chân thành nhất mà quí vị đã gửi đến qua điện thoại, e mail, kể cả những lời chỉ bảo dặn dò, nhiều đến nỗi chúng cháu nghĩ rằng không thể nào hồi đáp cho từng người nếu không nhờ Lá Thư Xuân để chuyển đến quí vị một lần và chung cho tất cả, lời tri ân sâu xa nhất của chúng cháu.

Thưa quí vị,

Chúng cháu xin cảm tạ quí vị đã giúp đỡ chúng cháu rất nhiều trong việc cung cấp tin tức, chuyển tin mau lẹ, gọi điện thoại khích lệ tinh thần, tình nguyện đóng góp công sức và tiền bạc, cung cấp website v.v… Tuy nhiên có một điều chúng cháu cần thưa ngay là chúng cháu xin không dám nhận lời cám ơn của quí vị, bởi vì chúng cháu nghĩ rằng chúng cháu đang làm nghĩa vụ của con cháu nhớ ơn tiền nhân, của kẻ uống nước phải nhớ nguồn. Ngược lại chúng cháu phải cám ơn quí vị mới đúng, bởi vì quí vị đã có những người thân hy sinh cho tổ quốc , những người con thân yêu đã ngã gục cho thế hệ chúng cháu đứng lên và hiện diện ngày hôm nay. Chúng cháu phải tri ân những anh hùng tử sĩ và gia đình của những anh linh đó và có bổn phận phải đền ơn đáp nghĩa.

Hơn nữa, có qua công việc, chúng cháu mới học được rất nhiều điều hữu ích. Chúng cháu đã học được bài học Tình Người. Thưa quí cô dì, chú bác, có những đêm khuya chúng cháu nhận được những cú phôn mà lòng nghẹn ngào, xúc động.

. Bởi vì bên kia đầu dây, giọng nói nghẹn ngào, xúc động pha chút tức tưởi mà bên này kẻ trả lời nước mắt cũng rưng rưng. Chưa bao giờ chúng cháu sống được cái cảm giác kỳ lạ đó. Hình như có một sợi giây vô hình linh thiêng nào đó đang kết chặt chúng cháu với cô,dì, chú, bác. Chúng cháu cảm nhận được, hóa ra ở đời không phải chỉ có lăn lưng kiếm sống, mãi mê vật lộn với cơm , áo, gạo, tiền; mà cuộc sống còn có những giá trị tinh thần cao quí, thiêng liêng , những tình cảm thân thương ràng rịt giữa những người sống với người sống, giữa những người sống với người chết. Và những tình cảm vô giá đó mới đích thực là ý nghĩa của cuộc sống phù du tạm bợ này. Đó cũng là bài học quí báu nhất mà chúng cháu đã nhận được trong thời gian qua.

Thưa quí cô dì chú bác,

Có lẽ , không thể nào nói hết những xúc động của chúng cháu trong giờ phút thiêng liêng này khi nhớ đến những nấm mồ vô chủ, những gò đất hoang lạnh, nơi vùi sâu thân xác của những anh hùng tử sĩ trong mỗi dịp Tết đến Xuân về. Chúng cháu chỉ biết xin hứa với quí cô dì chú bác, chúng cháu sẽ làm việc hết mình để làm tròn trách nhiệm liên lạc, kết nối, tìm cho được tin tức những nấm mồ hoang càng nhiều càng tốt để gọi là đáp lại một phần nào ân tình của quí vị, đồng thời cũng đền đáp công ơn của người khuất mặt. Trước thềm năm mới, chúng cháu xin một lần nữa cầu chúc quí vị được dồi dào sức khỏe, toàn gia an vui, hạnh phúc. Cầu xin những anh linh tử sĩ phù hộ chúng ta.

Thân Kính

Thay mặt Nhóm Uống Nước Nhớ Nguồn và Văn Phòng Liên Lạc Tìm Mộ

Jimmy Vũ


Thiên đàng XHCN


Kể từ khi chủ nghĩa cộng sản xuất hiện trên quả đất này thì loài người bắt đầu nghe những luận điệu tuyên tuyền tô vẽ cho cuộc đấu tranh thần thánh của giai cấp vô sản giành lại quyền làm chủ cho lớp người công nông nghèo khó. Họ cổ xuý đấu tranh xóa tan giai cấp bốc lột mang lại cơm no áo ấm cho mọi người và mọi người có quyền sống bình đẳng trong xã hội. Mọi người sẽ làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu và cuộc sống ấy chỉ có nơi XHCN. Nhưng sau bao nhiêu năm " tiến lên" cái thiên đường bánh vẽ này được nhà văn Dương thu Hương gọi là

            " Những thiên đường mù". Có lần trả lời phỏng vấn của đài LittleSaigon bà nói lên nhận xét của mình về cái xã hội mà bà đã có phần tham gia gầy dựng như sau:

               " Tất cả mọi sự phồn hoa bây giờ chỉ là một lớp váng của nồi cháo, tập trung vào những thành phố lớn thôi. Chứ nếu Ông đi ra ngoài khỏi các đô thị lớn vài chục cây số thì Ông sẽ thấy những người nông dân vô cùng khốn khổ, họ kiếm được một ngày vài ba Mỹ kim là khó khăn lắm chứ không phải đơn giản".

(Việt Tide số 23 ngày 21-122001)

1- Tầng lớp nghèo: Giai cấp bị trị

               Ở trong một xã hội mà chính quyền miệng luôn nói chủ trương đem lại cơm no áo ấm và công bằng, bình đảng ấy thế mà cuộc sống của người dân vẫn còn chênh lệch một cách thê thảm mà nhà cầm quyền không thể nào khắc phục được. Vẫn còn nhan nhản những đời sống đói nghèo, những bất công và bất hợp lý theo lời kể của một phóng viên trong nước:

" Khi chúng tôi đến xã hỏi thăm thì tất cả mọi người đều thừa nhận, ở xã Kỳ Tây có rất nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng bi đát nhất là trường hợp của anhThời. Trong túp lều trống hơ trống hoác nằm đơn độc giữa núi rừng hoang vắng của gia đình anh chẳng có gì đáng gía.

" Mặc dù, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như vậy nhưng trong danh sách hộ nghèo của xã Kỳ Tây lại không hề có tên của gia đình anh. Khi chúng tôi đem thắc mắc này hỏi ông Nguyễn Việt Ký, phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Tây, thì được ông Ký cho biết:" Anh Thời là người có hoàn cảnh quá khó khăn, nhưng do anh không tham gia sinh hoạt xóm và không đóng góp các khoản nên không được bình chọn là hộ nghèo". (Vietnamnet online ngày 7-4-2009)

Tôi còn nhớ rất rõ những năm đầu mới chiếm được miền Nam các chú cán bộ hay lên lớp lếu láo rằng ở chế độ XHCN thì: " trẻ con khôn trước tuổi, người gìa như trẻ lại". Lúc đầu thì thật sự mới nghe tôi chẳng hình dung ra được là cái gì, nhưng nhờ sau nầy được " cải tạo" nên mới biết ra rằng: trẻ con mới tuổi măn non mà phải tung ra xã hội lăn lóc vật vã với đời để tự kiếm từng miếng ăn cho mình thì không khôn cũng phải khôn, nhưng mà khôn vặt, lanh lợi, gian ngoan, xảo quyệt…để mà sống chớ cha mẹ nó nuôi thân còn không nổi làm sao nuôi nó. Ở cái thiên đường mù XHCN này ta thấy được rất nhiều câu chuyện thương tâm:

" Những bàn tay chai sần, đầy sẹo bới móc đống rác. Những đôi vai gầy guộc, đen đúa khoác túi ve chai. Suốt ngày" ngập mặt" trong rác nhưng ước mơ tới trường luôn rực sáng trong đôi mắt đám trẻ lam lũ

"8 đứa trẻ nhanh chóng tụ lại trước cổng. Bé Thanh An,người nhỏ xíu cũng khoác bị lên vai. 8 cái dáng gầy còm tiến ra đường lộ. Một ngày cực nhọc bắt đầu.Dẫu nắng chói chang hay mưa tầm tã, bọn trẻ vẫn lầm lũi trên các nẻo đường. Những bàn tay, bàn chân nhỏ xíu chai sần, đầy những vết thương ngang dọc bởi các vật sắc nhọn". (DânTrí online ngày 11-1-2010)

Liên Hiệp Quốc cho rằng:" Trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với bất bình đẳng". Lời báo động này được phát biểu tại Hà nội nhân buổi lễ công bố bản báo cáo của UNCEF về điều kiện xã hội và kinh tế của 30 triệu trẻ em Việt Nam:

" Cơ quan Liên Hiệp Quốc ghi nhận là Việt Nam gần đây đã áp dụng một cách thẩm định mới về tình trạng nghèo khó, dựa trên các nhu cầu thiết yếu bao gồm giáo dục, y tế và dinh dưỡng, thay vì chỉ căn cứ vào ngưỡng nghèo khó tính bằng tiền. Theo bản báo cáo, khi sử dụng phương pháp này, thì" gần 1/3 trẻ em Việt Nam dưới 16 tuổi là thuộc diện nghèo khó". (RFI online ngày 31-8-2010)

               Ngày xưa, mục đồng là những đứa trẻ chăn trâu tối ngày ca hát nhêu ngao ngao đồng, ngược lại ngày nay ở cái XHCN chăn trâu lại là một lão bà, mà người cộng sản nói là: " già như trẻ lại", vâng đúng như thế, trẻ lại để đi giữ trâu kiếm sống chớ nếu không thì ai nuôi, con cháu nó lo cho nó còn không xong thì làm sao nuôi nổi một cụ gìa. Báo điện tử Dân Trí kể chuyện" Cụ bà 87 tuổi " chỉ huy"mấy chục con trâu" nghe ra mà đứt ruột, ôi ! thiên đường nào có một bà lão mục đồng?!

" Dọc theo triền đê Bộc Nguyên thuộc xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên( Hà tỉnh)hàng ngày bất kể trời nắng hay mưa đều có một cụ bà gầy gò tay cầm gậy, theo sau một đàn mấy chục con trâu.

"Đó là cụ Nguyễn thị Chương, 87 tuổi, trú tại thôn Xuân Lâu, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên(Hà Tỉnh).

"Ở cái tuổi" xưa nay hiếm", nhưng hàng ngày cụ bà vẫn" chỉ huy" đàn trâu trên 30 con, thời điểm nhiều nhất có khi gần 50 con. Ai không biết tưởng rằng cụ là chủ một trang trại nuôi trâu. Thực ra đó đều là của người làng, nhà cụ chỉ có hai con". (Dân Trí online ngày 29-6-2010)

Nơi phố phường đô hội, một " Cụ ông gần 100 tuổi đạp xích lô…" đó là cụ Đặng Huyền ngày ngày còng lưng đạp xe chỡ khách suốt mấy mươi năm, ôi thiên đường XHCN là đây. Sau khi VnExpress.net đăng phóng sự về cụ thì cụ được những nhà hảo tâm giúp đỡ nên cụ tâm sự:

              " Tôi vô cùng xúc động và cảm ơn các nhà hảo tâm đã quan tâm, giúp đỡ đôi vợ chồng gìa trong lúc tuổi cao sức yếu. Đã lâu lắm rồi vợ chồng tôi chưa có nhiều tiền ăn Tết như thế này". (VNExpress online ngày 17-1-2011)

               Người cộng sản tuyên bố mục đích đấu tranh đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người công nhân, nông dân lao động. Nhưng ngày nay giới công nhân, nông dân vẫn bị nghèo khổ và bị bạc đải một cách thậm tệ. Họ là những người bị lợi dụng trong đấu tranh và bị bạc đãi trong hoà bình. Nhà cầm quyền cấu kết với chủ nhân tư bản đàn áp và bốc lột công sức của người lao động, chúng đàn áp thẳng tay mỗi khi họ đình công để đòi quyền lợi của mình, họ không có được một công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của người công nhân. Đời sống của người công nhân vô cùng thiếu thốn vất vả, đồng lương ít ỏi họ chỉ sống tạm bợ để bán công sức lao động ngày càng cạn kiệt. Trong một bài báo có tựa đề " Cầm cố thẻ ATM để sống qua ngày" báo điện tử Người Lao Động viết:

" Hàng ngàn công nhân ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản tỉnh Cà Mau đang bị" tấn công" bởi nạn cho vay nặng lãi khi đồng lương không giúp họ đủ sống. Có công nhân đã phải bán máu. Lương thấp và gía gạo, muối, thịt, cá, rau quả, mì gói… đều tăng cao đã đẩy nhiều công nhân đến cùng đường của sự khốn khổ".  (Nguoilaođong online ngày 15-4-2008)

                Ở XHCN Việt Nam hiện nay có một cái" nghề" mà không phải là" nghề", nhưng thật ra nó cũng là" nghề", đó là" nghề bán máu". Bọn quan chức cầm quyền bán đất, bán biển ở nhà cao cửa rộng, ngồi mát ăn bát vàng thì người dân chỉ còn bán những giọt máu tươi của mình để sống với cái XHCN thiên đường này:

               " Cho tới nay, các bệnh viện tại Việt Nam có máu để cấp cứu và truyền máu trong các ca mổ xẻ vẫn tuỳ thuộc vào một đội ngủ người bán máu chuyên nghiệp. Trên nguyên tắc họ chỉ được bán máu một tháng một lần. Nhưng cần tiền để sống, họ đã phải hối lộ cho nhân viên lấy máu ở bệnh viện để bán máu nhiều lần hơn. Họ chạy vòng quanh từ bệnh viện này sang bệnh viện khác. Họ chạy từ tỉnh này sang tỉnh khác để bán máu…

"Ở tỉnh Trà Vinh, gần hết một làng phần đông là người gốc Miên đã sống bằng nghề bán máu. Ngày 5-3-2007, báo Tiền Phong có một ký sự về một làng chài có 70 hộ, 3.000 nhân khẩu, chài lưới lơ quơ không đủ ăn vì nguồn nước sông ô nhiễm không có cá. Nghèo đói, thất học, bán máu lấy tiền sinh sống, bị người dân trên bờ khinh miệt.." (Viễn Đông ngày 5-1-2008)

Nghề bán máu đã không còn lợi nhiều, cho nên có một số người thôi bán máu để chuyễn sang nghề bán huyết tương.

"Ông Phạm huy Bằng, một tài xế xe ôm, ngụ ở phường 21, quận Bình Thạnh, cho biết vì sao người nghèo thích bán huyết tương:" Bán 450 ml máu chỉ được 250.000 đồng và 3 tháng mới bán được một lần. Còn bán huyết tương mỗi lần được tới 450.000 đồng và chỉ tháng sau là có thể bán tiếp". Cũng vì vậy, ông Bằng bán huyết tương suốt 8 năm qua". (Người Việt ngày 18-7-2008)

" Hà Nội là thủ đô phồn hoa đô hội của nước Việt Nam, thế nhưng dưới chân cầu Long Biên, Chương Dương, từ lâu tồi tại xóm người lao động nghèo từ tỉnh khác đổ về cư ngụ. Hầu hết những người dân ở đây đều đi làm thuê, nhặt rác… Họ sống không điện, không nước sạch trên những chiếc lán nổi xập xệ tự tạo bên mép nước. Nghèo đói và bệnh tật luôn đeo đẳng họ và 100% trẻ em ở đây không được đi học". (Người Việt ngày 11-3-2004)

                2- Tư bản đỏ: Giai cấp thống trị

Tương phản lại với cái đời sống hẳm hiu của lớp người bị trị thì cuộc sống xa hoa của kẻ thống trị cấu kết với bọn thừa cơ nước đục nói lên một sự bất công trong XHCN như thế nào.

Trên Tiền Phong online bản tin" Cán bộ xã ở biệt thự, đi xe hơi xịn" cho chúng ta thấy họ mới chỉ là cán bộ cấp xã thôi mà đã như thế rồi, thế thì các ông cán bộ to hơn nữa thì sao? Tuần tự sẽ được vạch mặt trình làng. Riêng theo bản tin này thì:

               " Cả thôn Phú Hạ có khoảng 400 hộ dân thì có đến 170 hộ nghèo và cận nghèo. Năm 2005, thu nhập bình quân đầu người của Minh Phú chỉ đạt 2,5 triệu đồng.

Thế nhưng cán bộ ở đây có mức sống nổi bật. Ông Nguyễn văn Phố, nguyên chủ tịch xã (bị cách chức do liên quan đến vụ án bán rừng Sóc Sơn mới đây), năm 2005 xây đến 3 căn nhà nguy nga. Bản thân ông ngày ngày vẫn đi giao du, nhậu nhẹt trên một chiếc xe Toyota Zace ( biển số 29U-1314) mới tậu.

"Ông chủ tịch đương nhiệm Dương ngọc Oanh thì" ngự" tại một villa tuyệt đẹp, có hồ sen, sân vườn, garage ô tô. Hàng ngày, ông Oanh cưỡi chiếc Madaz3 cáu cạnh( biển số 29U-0901) đi làm". (tienphong online ngày 18-3-2006)

Trong một bài phóng sự của phóng viên Thanh Quang đài RFA viết về " Những hình ảnh của người được gọi là "đầy tớ của nhân dân" thì đây xin trình ra bộ mặt của một đầy tớ cở bự, nghĩa là con sâu to như sau:

" Một lần nữa, cảnh sống xa hoa ăn trên ngồi tróc của các quan chức VN, kể cả quan chức về hưu, lại đậm nét giữa cảnh đời chật vật, khó khăn, thiệt thòi của người dân. Trong mấy ngày nay, hình ảnh trên internet về gia tư hoành tráng kiêu sang của cựu TBT Lê Khả Phiêu khiến gây phẫn nộ trong dân chúng…

" Những vị khách của người từng cầm đầu đảng chứng kiến báu vật Trống Đồng Đông Sơn- mà luật pháp hiện hành cấm cá nhân sở hữu- được gia chủ trưng bày nổi bật trên 2 ghế trường kỷ tựa vách phòng khách…một tác phẩm điêu khắc bằng gỗ quý có cẩn cặp ngà voi to tướng với gía thị trường- theo lời bình trong ảnh-tới 50 ngàn đô la…Lên sân thượng, khách chứng kiến vườn rau sạch xanh tươi được chăm sóc bằng hệ thống tự động với phí tổn nghe nói không dưới 20 ngàn đô la…" (RFA online ngày 4-2-2009)

Muốn nói đến sự giàu có của những nhà lãnh đạo tư bản đỏ thì ít ra thủ tướng Nguyễn tấn Dũng cũng phải được xếp vào loại tư bản đỏ, mặc dù hồi mới nhậm chức thủ tướng ông ta đã hùng hồn thề tận diệt tham nhũng, nếu không diệt được thì ông không làm thủ tướng nữa. Nhưng không biết ở nhiệm kỳ nầy ông diệt được tham nhũng chưa mà về mặt nổi ông đã xây một ngôi nhà thờ tiên tổ ở Kiên Giang thật là hoành tráng và ông tiếp tục" hy sanh" làm thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa, không biết ở nhiệm kỳ sau ông sẽ xây cái gì, xây cái lăng cho mình chăng?

"Đó chính là cái nhà thờ họ của đương kim thủ tướng Ba Dũng vừa mới khánh thành cách đây một tháng…Cả khuôn viên bao gồm một căn biệt thự theo kiểu kiến trúc Tây và ba gian nhà thờ theo kiểu kiến trúc Việt cổ. Giới thầu xây dựng tham gia làm công trình này nói nó trị gía gần 40 tỷ đồng và đã khởi công từ hai năm trước đó".(Đối Thoại online ngày 23-1-2009)

Một nữ doanh nhân tên Dương thị Bạch Diệp có lẽ đã làm ăn móc ngoặc với đám cán bộ biến chất tham nhũng đã tạo cho bà một ngôi vị tư bản kếch xù và đã phô trương cái giàu của mình bằng cách mua một chiếc xe Rolls Royce mới toanh từ trong hảng bên Anh gía tiền kể cả thuế khoảng 1 triệu 3 trăm ngàn USD. Đúng vào thời điểm này thì ở tại Việt Nam cũng đã có gần 20 chiếc xe loại siêu sang này rồi.

" Hồi tháng ba vừa qua, bà Dương thị Bích Diệp, tay tư bản giàu có nhờ kinh doanh địa ốc ở Sài gòn đã nhập cảng về nước bằng đường hàng không chiếc xe Rolls Royce mới tinh, bà sang tận nước Anh để đặt mua từ chính hảng sản xuất công ty Rolls Royce của Anh quốc chỉ sản xuất xe cho giới quí tộc, giàu có trên thế giới theo đơn đặt hàng riêng". ( Người Việt ngày 19-6-2008 )

                Báo điện tử VietnamNet của nhà nước ấy thế mà lâu lâu cũng sang lề trái đưa những tin nhạy cảm nên bị đánh phá tơi bời. Mới đây thì báo này cũng đưa một tin vui XHCN là có " Dàn xe cưới " siêu khủng" của đại gia đất cảng". Tuy nhiên xem bản tin này lòng người không khỏi suy nghĩ cho thân phận của kẻ nghèo:

" Sử dụng xe siêu sang cho ngày cưới đang trở thành trào lưu của các thiếu gia. Hải Phòng là nơi mới nhất trình diễn bộ sưu tập xe sang gồm Rolls-Royce Phantom, Mercedes CLS, Porsche Cayenne, Porsche Panamera trong đám cưới của chú rể tên H. (sinh năm1984)…

" Trong đoàn xe hoa ngoài 3 chiếc Rolls- Royce Phantom(hai đen, một đỏ), trong đó có một chiếc mang bảng số biển lục cửu (99K-9999)từng gây xôn xao giới mê xe miền Bắc".  (VietnamNet online ngày 27-12-2010)

 Mới vừa rồi đây bản tin của đài BBC chấn động cả thế giới về việc" Ăn phở 35 đô ở nước Việt Nam cộng sản" đài cũng đã hỏi ông chủ tiệm phở trả lời là thực khách đến đây toàn là những đại gia, có đại gia đại gia mỗi ngày mỗi đến. Nghe xong bản tin này, giáo sư Hà văn Thịnh, một giảng viên đại học lâu năm đã chua chát nói ngay lên ý nghĩ của mình:

"Đọc BBC, 21-1-2011, bài của Alastair Leithead, viết về chuyện ông ấy đi ăn một tô phở có gía 35 USD( tức gần 800.000 đồng) ở Hà Nội xong, tôi choáng váng…

Alastair Leithead kể rằng ông" quyết tâm" đi ăn bằng được tô phở đắt nhất Việt Nam( có khi cả thế giới) vì ông không nghĩ nó nguyên liệu là thịt bò Kobe

( Nhật Bản) nên đắt mà ông muốn biết ai có đủ tiền để ăn, tiền đâu mà ăn?…Câu chuyện kể tiếp rằng một nhân viên chính phủ thấy mình có lổi khi ăn tô phở đắt chừng ấy và một Ủy viên Trung ương đảng vội vàng chui vào chiếc xe Mercedes bóng lộn sau khi phát hiện có phóng viên nước ngoài nhìn thấy (?)…

" Trường dạy học nơi tôi công tác, nhận giảng viên (những người giỏi nhất) vào để đi dạy nhằm phát huy nền tảng dân ttrí, dân khí của nước nhà với lương khởi điểm là 1.290.000 đồng! Chỉ có trời mới biết được làm sao giảng viên sống nổi khi tiền thuê một căn phòng nhỏ nhất có thể là 500.000 đồng, chưa kể tiền xăng xe, tiền ăn…

" Ban chống tham nhũng ở tất cả các địa phương trên cả nước có dám công khai tài sản cá nhân, có dám chứng minh rằng lương của một giảng viên đại học chỉ bằng số tiền trả cho một ủy viên Trung ương ăn một tô phở rưỡi( trong trường hợp BBC không sai)?(Boxitvn.net online ngày 27-1-2011)

Trong một bức thư, hồng y Phạm Minh Mẫn, tổng giám mục ở Sài gòn gửi cho linh mục Nguyễn Thái Hợp ngày 22-7-2007 nói về cái giàu sang của giai cấp tư bản ngài đã chua chát viết:

" Hình như các ngành, thay vì biến giai cấp vô sản thành người đày tớ phục vụ nhân dân theo như lời bác dạy, thì thực tế là giai cấp vô sản biến nhân dân thành vô sản và tự biến mình thành giai cấp mới mà tôi nghe nhiều người nói đó là tư sản đỏ. Ngày nay khi mà một viên chức nhà nước phải chia 1.000 tỷ đồng cho người vợ ly dị, thì không còn là tư sản nữa, mà phải gọi làtư bản hay đại gia đỏ. Lâu rồi, tôi thấy báo chí tường thuật lời ông TBT tuyên bố tham nhũng là quốc nạn. Có lẽ quốc nạn cho nhân dân, chớ còn đối với nhiều đày tớ của nhân dân, đó là cơ hội tốt để trở thành đại gia đỏ". (Đối Thoại online ngày 6-7-2007)

3- Thiên đường XHCN: Dưới cái nhìn của người Cộng sản

Những khẩu hiệu công bằng xã hội ngày nay không còn được ai tin được nữa, ngay cả những nhà lão thành cách mạng ngày xưa cũng đã bỏ cả tuổi thơ đi theo con đường cách mạng để đưa đất nước tiến lên một cái thiên đường mà mọi tuổi trẻ thời ấy đều mơ ước. Nhưng cái xã hội ấy ngày nay không như là mơ ước mà nó là một xã hội man rợ hơn cả cái xã hội mà người thanh niên ngày xưa đã" xếp bút nghiêng lên đường tranh đấu". Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, nhà địa chất giỏi nhất nước cũng đã phải lên tiếng oán than:

"Còn mức độ chênh lệch giàu nghèo ngày càng nhiều.Con ông cháu cha, con cháu thành phần tư sản đỏ đem xe hơi ra chạy đưa trên đường phố làm quà cho nhau bằng xe hơi mới, trong khi đó nhiều người sống vất vưởng, trẻ em lang thang cơ nhỡ và nhiều gia đình nghèo đói xác xơ, thậm chí phải bán máu, phải sống cơ cực".(Việt Tide số 130 ngày 9-1-2004)

               Tiến sĩ Lê Đang Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương có lần phát biểu trước BCT ông nói" Hiện nay ở Hà nội mức chênh lệch giàu nghèo là khủng khiếp luôn"và cũng chính ông trong một bản tin của BBC nói về " Một hội thảo bàn tròn cấp cao, với sự tham dự của gần 300 diễn gỉa, nhà khoa học, đã khai mạc hôm 15-6 ở Hà nội về 20 năm đổi mới ở VN" thì tiến sĩ Lê Đăng Doanh khi trả lời phỏng vấn của đài BBC ông nói một cách chua chát như sau:

"Nhưng hội nghị cũng nêu lên nghèo đói không phải chỉ là nghèo về vật chất mà còn là nghèo về quyền lợi chính trị, còn là sự thiệt thòi không có tiếng nói, không được bảo vệ bằng pháp luật. Vì vậy hội nghị cũng nêu những mặt cần phải chú ý hơn".(BBC online ngày 19-6-2006)

Có lần trả lời chất vấn của các Đại biểu quốc hội ngày 17-11-2007 ông Cao đức Phát bộ trưởng Nông nghiệp nói về hiện tình của những người nghèo đang sống trong cái XHCN mà ông góp phần lãnh đạo như sau:

" Báo điện tử VNExpress trích lời bộ trưởng Nông nghiệpCao đức Phát nói rằng" Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo mà hàng năm vẫn còn hàng trăm nghìn đồng bào chỉ được ăn cơm khi ngày lễ, ngày tết, khi bị ốm".

" Ông Phát nói mức phát triển tại nông thôn Việt Nam vẫn còn thấp, và rất nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh đói nghèo chỉ sau một đợt thiên tai như lũ lụt, dịch bệnh…" (BBC online ngày 17-11-2007)

                Sau 70 năm" tiến lên" con đường XHCN như thế nào được giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và là cố vấn các vấn đề xã hội của cố thủ tướng Võ văn Kiệt, trong một cuộc phỏng vấn gần đây của BBC nói về số phận của những người ở từng lớp thấp cổ bé miệng bị thiệt thòi ra sao:

" Nông dân Việt Nam là người chịu trên vai mình gánh nặng nhất của đất nước. Nhưng về sau, bản thân người nông dân lại phải chịu đựng rất nhiều thiệt thòi…

" Cống hiến nhiều nhất. Hy sinh lớn nhất là thứ hai. Hưởng thụ ít nhất là thứ ba. Thứ tư là họ được giúp kém nhất. Thứ năm là họ bị đè nén thảm nhất. Nhưng thứ tám, họ là người tha thứ cao nhất". (BBC online ngày 19-8-2008)

               Chúng ta đã thấy được hình ảnh đích thực của cái gọi là thiên đàng XHCN là như thế, có những người không khỏi bức xúc vì mình đã là một nhân tố tạo thành cái" thiên đường mù" ngày hôm nay.

                Trong một bức thư của trung tướng QĐND Đồng Sĩ Nguyên gởi đến Đại hội đảng CSVN lần thứ XI tại Hà nội đề ngày 31 tháng 12 năm 2010 ông đã trình bày cái hiện tình của cái gọi là CNXH mà đảng CS đang bám víu nó đã tồi tệ như thế nào, nó không phải là cái thiên đường mà người cộng sản từng rêu rao để lừa gạt và phản bội sự hy sinh xương máu của nhiều người:

Nguy cơ phân hóa giàu nghèo, nông thôn thành thị, vùng miền, nguy cơ tệ tham nhũng, lãng phí trong nội bộ bộ máy cầm quyền, tạo cơ sở xã hội cho diễn biến và tự diễn biến

" Trong lúc đó, đại đa số nhân dân lao động, nông dân, công nhân, trí thức, cán bộ hưu trí đời sống bấp bênh,nhiều người không đủ ăn, không đủ tiền chửa bệnh, cho con đi học, không có nhà ở…

" Nông thôn nhiều vùng chỉ có ông bà gìa, trẻ con. Số lao động chính phần lớn đi làm cố định hoặc thời vụ ở các thành phố, biến nông thôn ngày càng vắng lặng. Các thành phố thì ùng tắc, mất cân đối ngày càng nghiêm trọng. Văn hóa đồi truỵ, trật tự an toàn xã hội lộn xộn, gia tăng. Các khuynh hướng phát triển không lành mạnh từ mọi nẻo trên thế giới tràn ngập vào nước ta, thúc ép nước ta phải đi theo cơ chế thị trường tư bản tự do". (Đối Thoại online ngày 12-1-2011)

Cái XHCN theo nhà văn Dương Thu Hương thì gọi là"Những thiên đường mù" còn trong lúc đó tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ cho rằng" Cái khẩu hiệu XHCN nó rấtmù mờ" và giáo sư Trần Phương thì nói thẳng thừng là" Ông bịp thiên hạ với cái chữ CNXH của ông".

     Đại Nghĩa -  Sưu tầm