THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

06 March 2011

Đập thủy điện có lỗi trong việc sông Hồng biến sắc


06/03/2011 09:16:35

 Trong nhiều ngày qua, phóng viên KH&ĐS tiếp tục ngược dòng sông Hồng đi tìm nguyên nhân dẫn đến dòng sông này biến sắc, ô nhiễm. Được sự giúp đỡ của người dân Bảo Hà (Lào Cai), thủ phạm đầu tiên dần dần lộ  diện…
 
TIN LIÊN QUAN

Ông Phạm Đức Thuận, giám đốc Sở TN&MT tỉnh Lào Cai cho biết thêm: Một trong những nguyên nhân khiến sông Hồng biến sắc là do việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở khu vực đầu nguồn đã làm cho lượng nước suối cung cấp cho sông Hồng giảm. 

Xả thải trực tiếp

Kể từ  năm 2005, khi nhà  máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty Chế biến nông sản, thực phẩm Hiếu Hưng đi vào hoạt  động, thì cũng là lúc những người dân thuộc xã Tân An, huyện Bảo Hà phải chịu sự tra tấn của ô nhiễm do nhà máy này gây ra.

Bọt trắng, mang theo mùi hôi thối xả ra sông
Bọt trắng, mang theo mùi hôi thối xả ra sông
 

Chất thải của nhà máy này  đổ thẳng ra sông Hồng, đoạn qua xã Tân An, huyện Bảo Hà. Theo quan sát của chúng tôi, chất thải từ  nhà máy sắn có màu đen đóng thành từng bãi lớn ngập ngụa bờ sông Hồng và kéo dài hàng km. Ngay bên bờ sông Hồng, một cống thải lớn được nối từ khu vực sản xuất của nhà máy ra sông Hồng. Từ miệng cống thải của nhà máy xuất hiện từng khối bọt trắng xóa theo dòng nước rồi trôi theo sông Hồng chảy về phía hạ nguồn.

Ngay cạnh xưởng chế biến tinh bột sắn của công ty là hai "bể" lớn  nằm sát mép sông Hồng, một bể được dùng để chứa bã sắn sau khi ép, còn một bể đựng nước thải lắng đọng. Lượng nước thải ở hai bể này cũng theo cống thải chảy ra khe Ba Soi thuộc cánh đồng Khai Hoang của xã Tân An, cuối cùng lượng nước này cũng lại đổ ra sông Hồng.

"Thời gian qua các đoàn thanh tra trên tỉnh về cũng chỉ  lập biên bản hành chính và yêu cầu công ty xây dựng lại hệ thống xả thải theo đúng tiêu chuẩn. Hiện tại công ty đã đã triển khai xây dựng hệ thống xả thải nhưng khi nào hoàn thành thì khó mà biết được".

Bà Trần Thị Liên (Phó chủ tịch UBND xã Tân An)
Có mặt tại bờ sông Hồng bên cửa xả thải của công ty, theo quan sát của chúng tôi, một số hiện tượng lạ bên bờ  sông xuất hiện như các váng đỏ kết tủa sau khi nước rút. Tại những đoạn nước quẩn gần bờ, nhiều vũng nước đã chuyển thành màu đen. 

Người dân sống chung với ô nhiễm

Gia đình anh Nguyễn Văn Công ở thôn Tân Sơn chỉ nằm cách nhà máy chế biến sắn chừng 30m. Từ khi nhà máy này đi vào hoạt  động chưa khi nào gia đình anh có được giấc ngủ  ngon vì chịu sự tra tấn ghê gớm của mùi chất thải. Anh Công bức xúc: "Chất thải của nhà máy sắn rất thối, gây như mùi thuốc kháng sinh. Khi ngửi vào thì có hiện tượng choáng váng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, cơ thể uể oải".

Trước đây, cống thải của nhà máy đổ trực tiếp ra ao của gia đình anh, chỉ cách nhà vài mét, sau một thời gian, khu vực này đã được bịt kín. Tuy nhiên, dấu vết của chất thải vẫn không thể xóa sạch. Anh Công dẫn chúng tôi ra ruộng lúa cạnh nhà để chứng minh điều anh nói. Nếu bằng mắt thường quan sát thì bùn ở đây có màu vàng của đất như chẳng có gì xảy ra. Thế nhưng, khi anh Công bới lớp đất trên bề mặt đi thì lộ ra lớp chất thải đen ngòm, vẫn còn bốc mùi hôi thối. Theo anh Công thì những chỗ như vậy thường không cấy được lúa.
f
Nguồn nước đen ngòm, kết thành tảng màu đỏ ven sông
d
Anh Công bên đám ruộng bỏ hoang

Không chỉ  riêng gia đình anh Công, nhiều người dân sống quanh đây đều trong tình trạng tương tự. Bà Nguyễn Thị Đồng ở thôn Tân Sơn không giấu được sự ấm ức khi chúng tôi hỏi về việc này: Trước đây, đã có các đoàn kiểm tra của địa phương đến tìm hiểu, nhưng cứ mỗi lần đến rồi bặt vô âm tín, và nhà máy vẫn xả thải đều đều. Gia đình bà nằm ngay bên miệng cống thoát nước thải của nhà máy sắn, vì thế ngày cũng như đêm, gia đình bà đều phải hít căng lồng ngực những làn hơi độc. Đêm đi ngủ, bà phải đóng kín tất cả các cửa ra vào, đeo khẩu trang khi đi ngủ... 
Theo quan sát của chúng tôi, tại  địa điểm sát với cầu Bảo Hà, cón có Xí nghiệp sản xuất giấy Bảo Hà cũng xả thải ra sông Hồng chỉ qua một hệ thống lắng lọc nước thải rất thủ công. Chắc hẳn ai cũng biết về sự ô nhiễm nhưng vì lợi ích cá nhân họ vẫn cứ làm.

Bà Đồng cho biết thêm: "Mùi thối mà chú đang ngửi là nhẹ đó, vì thời tiết lạnh. Còn vào mùa hè, mùi còn nồng nặc gấp chục lần so với bây giờ. Chúng tôi chỉ muốn chạy trốn khỏi đây càng sớm càng tốt, nếu không cứ đà này thì chết mất...".


Thừa nhận sai phạm

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Quốc Dũng, Phó giám đốc Công ty Chế biến nông sản, thực phẩm Hiếu Hưng cho biết: Vào vụ cao điểm, mỗi ngày công ty chế biến khoảng 600 - 700 tấn sắn, với số lượng nước thải lên đến 2.000m3 và bã thải khoảng 150 khối. Lượng chất thải này được xử lý bằng men vi sinh, nhưng cũng chỉ là ở mức độ tương đối. 

Ông Dũng thừa nhận, việc xử lý bằng men vi sinh không thể khử được mùi hôi thối của nước thải từ nhà máy. Vì thế, phải đợi một thời gian nữa, khi công ty xây dựng xong hệ thống xử lý chất thải theo công nghệ CDM mới mong giải quyết được vấn nạn này. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải đang gặp nhiều khó khăn mà theo ông Dũng thì đó là do... thời tiết xấu. Nếu đi vào hoạt động, công ty cũng phải chi một khoản tiền lớn cho việc xử lý chất thải. Theo dự kiến, đến khoảng tháng 4/2011, hệ thống này sẽ hoàn thành.
s
Sắn được chất "thành núi" để sản xuất

Bà Trần Thị Liên, Phó chủ tịch UBND xã Tân An xác nhận với chúng tôi rằng: Việc Công ty Chế biến nông sản, thực phẩm Hiếu Hưng xả thải ra sông Hồng, gây ô nhiễm cho dòng sông và người dân khu vực xung quanh đã có từ mấy năm nay. 

Trước Tết Nguyên đán, chúng tôi đã thành lập tổ công tác liên ngành gồm UBND xã, trạm y tế xã và phòng khám bệnh của xã. Đoàn đã lập biên bản về hành vi xả chất thải ra môi trường chưa được xử lý triệt để và khu vực chế biến thực phẩm cho công nhân mất vệ sinh. Lãnh đạo công ty đã ký vào bản cam kết và ký vào biên bản vi phạm hành chính.

Cũng theo bà Liên, ngày 26/1 vừa qua, công ty đã phát hiện 14 công nhân trong nhà  máy có biểu hiện tức ngực, khó thở, ho, sốt. Trong số đó có 7 người đã phải đưa đến trạm y tế xã, nhờ sự hỗ trợ của các y bác sĩ nơi đây mới qua cơn nguy kịch. Bà Liên xác nhận, nguyên nhân xảy ra tình trạng đó một phần do công ty đã lấy nguồn nước từ sông Hồng lên để ăn uống sinh hoạt và bị ảnh hưởng mùi hôi thối bốc lên từ chất thải từ bột sắn.

Sau khi Báo KH&ĐS đưa tin về nước sông Hồng bị "biến sắc", Sở  TN&MT tỉnh Lào Cai vào cuộc để kiểm tra mẫu nước và đã đưa ra kết luận. Kết quả theo dõi từ ngày 7/2, hàm lượng COD, BOD5 có biến động theo chiều hướng tăng dần. Độ pH của nước luôn  ở mức trên 7(pH >7). Mẫu phân tích ngày 23/1, chỉ tiêu COD, BOD5 có hàm lượng vượt so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A1 là 1,03 và 1,25 lần. 8 mẫu từ ngày 7 - 19/2, hàm lượng COD, BOD5 có xu hướng tăng. Đặc biệt, ngày 18/2, hàm lượng COD vượt tới 2,7 lần (A1); 1,83 lần (A2), thông số BOD5 chỉ phân tích được tới ngày 15/2 (theo quy trình phân tích, BOD5 phân tích khi mẫu được để 5 ngày) vượt 3,13 lần (A1) và 2,01 lần (A2).

Kết quả kiểm tra cho thấy, mặc dù nước sông Hồng có biến đổi theo chiều hướng xấu. Nhưng chỉ tiêu chất lượng vẫn nằm trong ngưỡng cho phép như tưới tiêu, thủy lợi. Cụ thể, hàm lượng kim loại nặng trong bùn đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép. Các thông số pH, COD, BOD5 và các chỉ tiêu kim loại nặng Cu, Zn, Mn, Fe trong nước sông cũng nằm trong Quy chuẩn, không phát hiện thấy độc tố Cadmi (Cd) và chì (Pb).

Ông Phạm Đức Thuận, giám đốc Sở TN&MT tỉnh Lào Cai cho biết: Một trong những nguyên nhân khiến sông Hồng biến sắc là do việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở khu vực đầu nguồn đã làm cho lượng nước suối cung cấp cho sông Hồng giảm. Vì thế, nước sông Hồng có màu trong hơn. Mùi tanh của nước sông Hồng đoạn chảy qua TP Lào Cai là do các chất hữu cơ phân hủy. Mặt khác, cầu Cốc Lếu đang thi công nên đã gây hiện tượng ứ đọng, cộng thêm rác thải sinh hoạt từ thành phố đổ ra, vì thế nên đã gây ra hiện tượng bốc mùi khó chịu. 


Đức Dương


Thuyền viên trở về kể chuyện bị bắt đi làm cướp biển


06/03/2011 15:19:49
- "8 tháng chỉ dùng một cái bót đánh răng. Sau này hỏng thì bọn chúng cho một cái que như cùi cây cau để chúng em đánh răng. Vừa bị bắt là chúng bắt chúng em phải húi (cắt) trọc lóc giống nhà sư ấy…. Nhưng em sống rồi anh ơi". 

Thuyền viên Trần Văn Trí, 23 tuổi kể lại 8 tháng kinh hoàng dưới họng súng cướp biển Somalia.

Ăn gạo mốc, uống nước nhiễm dầu

Con đường làng ngoằn nghèo và bí tí hin men theo những bức tường xây sò bị bong tróc lở lói dẫn đến nhà thuyền viên Trần Văn Trí, ở xóm Phú Liên, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Lúc chúng tôi đến, Trí không có nhà. Bố Trí bảo, Trí đang đi cắt tóc. Chúng tôi liếc nhìn thấy khuôn mặt trẻ trung, khôi ngô của thuyền viên này trong bức ảnh chụp chung cả gia đình em. Giờ em già hơn rất nhiều.

Trí kể, khoảng 16 đến 17 giờ ngày 6/5/2010 khi tàu đang đánh cá ở trên vùng biển Ấn độ Dương thì tàu gặp cướp. Trên tàu có 27 người, một số đang ngủ (Chia ca đi làm).  Em đang kéo lưới thì thấy hai tàu nhỏ của cướp biển cách đó 500 đến 600 mét. 

Trần Văn Trí nhớ lại chuỗi ngày trong tay cướp biển
Trần Văn Trí nhớ lại chuỗi ngày trong tay cướp biển

Bỗng hai tiếng nổ vang lên hướng từ họng súng cướp biển. Thuyền trưởng hô: Cướp biển, vứt lưới nổ máy chạy tàu. Nhưng chỉ chạy được một quãng ngắn thì bọn cướp biển tiếp cận và lên tàu. 

"Chừng 10 thằng, tên nào cũng đen thui, lăm lăm khẩu súng. Khi lên chúng bắt tụi em ngồi lại một chỗ. Lúc ấy có anh em vẫn đang còn mặc chiếc quần ngủ. 4 ngày sau, chúng áp giải đưa tất cả chúng em về Somali". 

Trong khoảng thời gian này, Trí và các thuyền viên khác làm gì cũng bị họng súng  của cướp biển kiểm soát.

"Ban đầu đang còn thức ăn dự trữ nên bọn em đã tự nấu và ăn trên tàu nhưng đến hơn 1 tháng thì hết lương thực. Bọn chúng đã cho gạo để ăn nhưng mà gạo đã bị mốc rất khó ăn. Nhưng vì anh em ai cũng đói nên đánh phải nhắm mắt ăn. 

Không những thế nước trên tàu đã hết. Bọn cướp biển cũng cho nước nhưng đã bị nhiễm dầu. Bất đắc dĩ phải dùng hết. Lúc đó cứ nghĩ là phải ăn cái đã. Ăn để mà sống. Có một thời gian dài nhiều anh em đã bị cúm nhưng chúng không cho thuốc. Trái lại còn đánh đập. Nhưng không hiểu sao ai cũng sống được à", giọng kể của Trí vẫn còn thoảng thốt và suy tư.

Biến con tin thành cướp biển! 

Bên cạnh việc phải sống khổ ải là những thời khắc mà bọn cướp biển đã bắt Trí và các thuyền viên khác cùng đi cướp những tàu đánh cá khác.  

TIN LIÊN QUAN
"Tàu dừng tại Somalia ít ngày thì bọn chúng gần 20 tên cướp cùng với em và các thuyền viên đi cùng để đổ nhiên liệu, thực phẩm. Nghe phong phanh các thuyền viên biết tiếng dịch lại thì chúng em được đưa đi để cướp, "săn" con mồi khác", Trí nhớ lại. 

Lần đầu tiên "hành nghề" cùng bọn cướp biển, Trí  như kẻ mơ hồ. Những ngày này, những thuyền viên như Trí được xem như những nô lệ, làm tất tần tật những việc mà chúng yêu cầu.  Lênh đênh trên biển chừng 1 tháng trời không bắt được tàu nào, bọn cướp biển đánh đập một số anh em chống lại chúng.

Nghỉ ngơi gần tháng sau chuyến đi thất bại, bọn cướp biển lại lên đường. 

"Lần đi này thì chúng bắt được 2 tàu gỗ (tàu làm lưới cá). Một chiếc của dân Pakistan và một của Iran. Hai tàu này có chừng 40 thuyền viên. Lúc tiếp cận "con mồi" chúng không cho mình xuống mà bắt phải đưa ca nô xuống rồi đưa lên khi chúng hành sự", thuyền viên Trí kể. 
 
Trong 8 tháng bị bắt giữ, Trí đã  4 lần phải theo bọn cướp biển đi cướp. 

"Lần thứ 3 cũng không bắt được tàu nào. Lần thứ 4 vì thiếu quân nên bọn cướp đã bắt một "con tin" người Kênia lái ca nô cùng 6 tên khác tiếp cận một chiếc tàu lớn. Tàu của Trí theo phía sau chừng 2 đến 3 tiếng thì không thấy tín hiệu của canô này".  

"3 ngày sau cũng không thấy tin tức gì. Nhưng không, sau đó thì những tên trên chiếc canô này liên lạc và bảo đã bắt được một chiếc tàu gỗ của Malaysia", nói đoạn Trí trầm ngâm.  
 
Trở về với manh áo phong phanh

Trí kể: "Vừa bị bắt, bọn cướp biển cho em được gọi về nhà để báo tin để chuộc. Gặp mẹ ban đầu em chỉ định hỏi thăm sức khỏe gia đình nhưng mẹ đã khóc. Lúc đấy em chỉ muốn ở bên mẹ.  

Trong những tháng sau đó, cũng đã có lúc em nghĩ đến cái chết nhưng lại nghĩ đến gia đình. Để bớt nhớ nhà, em làm tất tần tật mọi chuyện" 

 Làng quê  Quỳnh Long vẫn còn những gia đình ngóng con từ họng súng cướp biển
Làng quê Quỳnh Long vẫn còn những gia đình ngóng con từ họng súng cướp biển

Theo Trí, sở dĩ bọn cướp biển thả Trí  và 27 thuyền viên khác là vì đã lập  được "chiến công". Bọn cướp biển cho rằng từ khi bắt cóc tàu của Trí thì bọn chúng "đỏ" hơn. Sau những chuyến ra biển, 7 con tàu cùng với hơn 100 "con tin" của các nước đã bị bắt. " 

Sau khi bốc dỡ hết "chiến lợi phẩm", bọn cướp biển đã trả tự do cho Trí và các thuyền viên khác. 12 ngày lênh đênh trên biển, Trí và anh em đã cập bến Srilanka. Ngay lập tức, Trí đã gọi điện về cho bố: "Bố ơi con sống rồi".  

Hơn 10 giờ ngày 3/3/2011 sau 17 tháng "xuất ngoại" (9 tháng làm việc và 8 tháng bị bắt cóc), Trí đã có mặt tại Hà Nội. 

19 giờ cùng ngày, Trí bắt xe khách về quê. 

Ra đón con, thấy Trí mặc chiếc áo mong manh, người cha đã khoác cho con chiếc áo khoác và ôm con thật chặt. 

Sau cái bắt tay thật chặt với chúng tôi, Trí cười toe toét nhớ lại bữa cơm đầu sum họp gia đình với cơ man là rau xanh quê nhà.
 

Trọng Đức

LS Nguyễn Văn Đài được trả tự do


Luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài, hôm nay được đưa về nhà sau khi mãn hạn bốn năm tù giam.

Ông được nhiều người biết đến qua những hoạt động bảo vệ tự do tôn giáo, lên tiếng cho vấn đề dân chủ, nhân quyền trong nước. Ông cũng là một trong những thành viên hoạt động cho sự ra đời của Khối 8406.

Ông bị bắt cùng luật sư Lê Thị Công Nhân hồi tháng hai năm 2007. Tại phiên xử sơ thẩm hồi tháng 5 năm 2007, ông bị tuyên án 5 năm tù giam; nhưng phiên phúc thẩm vào tháng 11 cùng năm, ông được giảm án xuống còn bốn năm.

Trong phần câu chuyện thời sự ngay sau bản tin, thông tín viên Việt Hùng của Đài chúng tôi có bài phỏng vấn Luật sư Nguyễn Văn Đài ngay sau khi ông về đến nhà. Mời quí thính giả đón nghe.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


Thanh Hóa: xây nhà máy nhiệt điện 13 ngàn tỷ đồng


Hôm qua, Việt Nam tiến hành khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất 600MW tại khu công nghiệp Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

Nhà máy nhiệt điện này có tên Công Thanh, được xây dựng trên diện tích rộng 63 hécta, do Công ty Cổ phần Nhiệt điện Công Thanh làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư dự án được cho biết lên đến 13 ngàn tỷ đồng. Giai đoạn một gần 8.000 tỷ đồng và giai đoạn hai trên 5000 tỷ đồng.

Nhà máy nhiệt điện Công Thanh tại Thanh Hóa được thiết kế với hai tổ máy, mỗi tổ công suất 300MW. Nhiên liệu để chạy máy phát điện là loại than cám 6B từ các mỏ than Hòn Gai và Cẩm Phả ở tỉnh Quảng Ninh.

Theo kế hoạch, tổ máy số 1 của nhà máy sẽ được đưa vào vận hành trong quí 1 năm 2014, tổ máy số 2 hoạt động vào quí 3 cùng năm.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


Việt Nam đầu tư xây nhà máy thủy điện lớn nhất ở Lào


Sáng hôm nay, đại diện Việt Nam và Lào tiến hành kễ khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Xekaman 1, tại huyện San Xay, tỉnh Atopu thuộc Nam Lào.

Đây là nhà máy do Việt Nam làm chủ đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao), với tổng vốn đầu tư hơn 440 triệu đô la. Công suất lắp máy được cho biết là 332MW, điện năng sản xuất bình quân mỗi năm khoảng 1,2 tỷ KWh.

Tin cho biết trong năm 2014 nhà máy sẽ hoàn thành.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


Xuống Đường Đòi Tự Do – Dân Chủ – Công Bằng – Nhân Quyền


Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy bất công, được cầm quyền bởi một Đảng duy nhất nắm giữ mọi quyền lực, dùng lực lượng công an để kiểm soát và trấn áp mọi hoạt động đối với những công dân không nghe theo đường lối của Đảng, đó chính là 15 thành viên của Bộ Chính Trị. Người dân nước Việt thực tế không có tiếng nói, dù nghĩa vụ vẫn phải thực thi trọn vẹn.

Mọi người dân Việt Nam đều biết nạn tham nhũng tràn lan khắp nơi từ địa phương đến trung ương. Muốn làm được việc gì liên quan đến nhà nước chúng ta phải hối lộ, đi tìm sự quen biết mới có kết quả tốt, dù rằng mọi việc của chúng ta đều hợp pháp luôn tuôn theo hiến pháp đã được quy định của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Người dân Việt không có tiếng nói về chính trị, khi lên tiếng góp ý hoặc phê phán sai đường lối của Đảng thì bị bắt bớ và ghép tội tuyên truyền chống phá nhà nước.

Chúng ta đã mất quyền căn bản truy cập internet, khi nhà nước luôn hạn chế và kiểm duyệt. Internet là một nhu cầu cần thiết cho sự phát triển về khoa học kỹ thuật, truyền thông, thương mại kinh tế, thông tin xã hội và gia đình, tìm kiếm … đặc biệt là mạng Facebook bị ngăn chặn liên tục.

Với sự quản lý yếu kém của chính phủ về kinh tế, thêm vấn nạm tham nhũng. Tình hình tài chánh bị lạm phát trầm trọng, đồng tiền mất giá, mức lương không tăng, đồng thời giá năng lượng than đá, điện, xăng … tăng, kéo theo giá thành sản phẩm tăng, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn.

Đất đai ở Việt Nam là một trong những quốc gia có giá trị cao vào hàng thứ năm thế giới. Cán bộ từ địa phương đến trung ương cậy quyền lực quy hoạch đất đai nông dân đền bù với giá rẻ mạt, rồi đem bán lại cho các nhà đầu tư quốc tế giá rất cao, lấy tiền chênh lệch bỏ túi riêng. Gia đình người dân có nhiều đất đai, sau khi bị quy hoạch dù có được đền bù nhưng chúng ta không thể nào mua lại một phần nhỏ đất hương hỏa đã bị mất. Con cháu chúng ta tương lai không đủ tiền mua nhà đất và phải đi ở mướn để mà phải trả tiền nhà cửa làm giàu cho bọn tư bản.

Tất cả mọi việc mua bán, sang nhượng, tranh chấp, hợp thức hóa đất đai ở Việt Nam đều phải hối lộ cho chính quyền, nếu không chúng ta sẽ không được giải quyết thỏa đáng và công bằng.

Trong khi ở các nước dân chủ trên thế giới có guồng máy chính quyền đa Đảng để tìm ra những sai trái, lạm quyền, sai sót … của Đảng đối lập, để xây dựng một xã hội công bằng, một đất nước giàu mạnh và vẹn toàn lãnh thổ trước âm mưu xâm lăng của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc.

Hiện nay quốc tế đang quan tâm và ủng hộ phong trào đòi dân chủ nhân quyền của nhân dân ở các nước Bắc Phi và Trung Đông như Tusnia, Ai Cập, Yemen, Lybia …. Đòi lại sự công bằng, dân chủ, nhân quyền và lật đổ chính quyền tham nhũng chiếm đọat tiền bạc của đất nước chuyển ra nước ngoài, hoặc hợp thức hóa qua các công ty, cơ sở kinh doanh để cho thân nhân của họ quản lý.

Bây giờ là cơ hội tốt để chúng ta xuống đường đòi hỏi sự công bằng tối thiểu của một người công dân:

Đòi chống giá cả gia tăng – Chống lạm phát
Đòi thực thi pháp luật – Công bắt bớ bừa bãi
Đòi công ăn việc làm ổn định – Chống thất nghiệp
Đòi quyền được giáo dục – Chống tăng giá học phí
Đòi quyền được phát biểu ý kiến – Tự do ngôn luận
Đòi tăng lương để bảo đảm đời sống – Chống bóc lột
Đòi quyền bình đẳng – Chống ô dù và thiên vị con ông cháu cha
Đòi quyền được tiếp cận thông tin nước ngoài – Tự do truyền thông báo chí
Đòi cải thiện môi trường, nâng cấp đường xá cầu cống – Chống tham nhũng
Đòi đền bù đất đai, giải quyết nhanh và thỏa đáng – Chống chiếm đoạt tài sản
Đòi sự toàn vẹn lãnh thổ – Chống gian thông nhượng bộ lãnh thổ cho Trung Quốc.
Đòi quyền tự do internet – Truy cập Facebook, Twitter và các trang mạng thông tin
Đòi quyền tự do cầu nguyện, chống tịch thu đất đai hội thánh, chùa – Tự do tín ngưỡng
Đòi thực hiện đúng hợp đồng cho người đi lao động nước ngòai – Chống nạn buôn người

Để thể hiện tinh thần ái quốc, xây dựng đất nước, chúng ta xuống đường đòi hỏi quyền lợi một cách ôn hòa, bất bạo động.

Xuống đường đòi lại đất đai
Xuống đường chống giá tăng hoài không ngưng
Xuống đường nâng cấp cầu đường
Xuống đường đòi được tăng lương công bằng

Xuống đường chống học phí tăng
Xuống đường đòi được truyền thông khắp miền
Xuống đường chống phá giá tiền
Xuống đường phát biểu được quyền chở che

Xuống đường chống thói răn đe
Xuống đường chống thói bao che lạm quyền
Xuống đường chống bắt dân oan
Xuống đường kêu gọi vẹn toàn non sông

Xuống đường chống thói bất công
Xuống đường chống thói gian thông giặc Tàu
Xuống đường dân chủ làm đầu
Xuống đường tham nhũng yêu cầu chống ngay.

Nào xuống đường đổi thay chính phủ
Đòi dân chủ no ấm quê hương
Bất công đã hết lối đường
Giang san nước Việt qua chương sử vàng.

Hà Nội 28.02.2011
Nguyễn Trung Kiên

19
0
 
 
Rate This

16 phản hồi

Đăng trong Nguyễn Trung Kiên

Be the first to like this post.

16 Responses to Xuống Đường Đòi Tự Do – Dân Chủ – Công Bằng – Nhân Quyền

  1. Bé Ngoan Kỳ Duyên

    Bắt đầu những tiếng nói: "Yêu Nước" được chuyển đạt qua những tầm hồn của tuối trẻ: "Du Sinh VN".
    Các bạn du sinh rất thân mến. Các bạn, hơn 30 ngàn du sinh VN trên toàn thế giới. Các bạn thật sự đang có được những may mắn các bạn khác còn ở trong nước. Đọc qua những tầm tình mộc mạc của các bạn, tôi rất lấy làm khích lệ trong những suy nghĩ thành thật mà đó là thật sự tiếng nói phát ra từ trong tim và tận đáy lòng của các bạn khi nhìn về chế độ độc tài "Đảng" trị ở trong nước. Hạnh phúc thay khi các bạn đang dần cởi bỏ cái nguyên tắc của chủ thuyết C.S và biết nhìn rõ và hiểu sâu về chế độ độc tài của nhà cầm quyền nước CSVN.
    Rất biết các bạn là con cháu của các cán bộ CS nhưng những suy nghĩ của các bạn rất trưởng thành và chững chạc quy chung vào một vấn đề là" Yêu nước". Cộng đồng người VN ở hải ngoại trên toàn thế giới dù dưới bất hình thức nào họ (những người VN xa xứ) cũng đều có một trăn trở chung là nỗi buồn tủi nhục cho cả nước VN, đất nước VN yêu dấu của bạn, của tôi và của anh em chúng ta vần còn đang chìm trong vũng lầy là một nước vẫn tụt hậu nhất trên thế giới vì vẫn còn nằm dưới sự Đảng trị của nhóm 14 cầm đầu trung ương. Bề ngoài VN đất nước ta là cái vỏ lộng lẫy nhưng trống rỗng bên trong, cũng có đó nhưng lại là đầy thuyết của một triết lý đã bị thế giới tảy chay hay đã liệng vào thùng rác, thuyết "CS". Đúng hãy truyền tải những điều hay và cái vẻ đẹp về quyền tự do của con người nếu được sống trong một thể chế tự do tư tưởng, tự do được làm, được nói, được nghĩ, được phục vụ và được lãnh nhận. Hãy chia sẻ những điều đó cùng gia đình cha mẹ, anh, chị, em họ hàng của các bạn thân thì họ sẽ nhận được ra những tinh vi của: "của dân chủ và tự do". ĐCSVN đã chiến thắng trên mặt trận chiến tranh nhưng họ lại kéo cả dân tộc xuống tận cùng của: sự "độc tài, độc đảng", họ đã lầm và mãi lầm trong sự chiến thắng đàn áp người dân VN nhưng họ lại thất bại trong chính sách thương dân và lo cho dân và tổ quốc, điều tủi nhục này vẫn còn bám níu luẩn quẩn trong hai chữ "Cộng Sản". Hy vọng các bạn hơnn 30 ngàn du sinh và các bạn trẻ trong nước sẽ làm thay đổi cục diện của đất nước một ngày gần đây..để chúng ta có thể từ năm châu bốn bể cùng nhau trở về xây dựng lại một quê hương VN lành mạnh, mọi người VN đều được sốnng bình đẳng trong dân chủ, tự do và no ấm và hạnh phúc. "Freedom is not Free" chúng ta phải tranh đấu để dành lại những quyền căn bản của con người. Các bạn, tôi và hơn 80 triệu dân người VN không phải là người CS, chúng ta là người VN chuyên chính Bắc-Trung-Nam thì tại sao chúng ta phải chịu sống dưới sự cai tri của tập đoàn CSVN? Chúc các bạn thành công và luôn vững trí nhìn về một một đất nước VN tự do và dân chủ.

    0
    0
     
     
    Rate This

  2. quang dinh

    XUỐNG ĐƯỜNG
    *
    Xuống đường ! Xuống đường !
    Dẹp cường quyền
    Cứu dân thường đang đau thương
    *
    Xuống đường ! xuống đường !
    Diệt bất lương
    Toan buôn dân tính bán nước
    *
    Xuống đường ! xuống đường !
    Bọn nhiễu nhương
    Đương tàn phá mảnh sơn hà
    *
    Xuống đường ! xuống đường !
    Đảng ngông cuồng
    Gây tang thương khắp nước VIỆT
    *
    Xuống đường ! xuống đường !
    Đòi dân chủ
    Hỏi tự do lo hạnh phúc
    *
    Xuống đường ! xuống đường !
    Đốt khô thi
    Đả cộng sản định tẩu tán
    "Tài sản của nhân dân"
    *
    TÂM THANH

    1
    0
     
     
    Rate This