THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

14 March 2011

# Viê.t Cô.ng Se~ Ddô?i Tiê`n Mô.t Lâ`n Nu+~a - Ngu+o+`i Hà Nô.i

VIỆT NAM SẼ ĐỔI TIỀN MỘT LẦN NỮA?



HÀ NỘI (14.3):
Trước tình hình lạm phát đang có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát, chính quyền Hà Nội đang cân nhắc đến một đề nghị rất nguy hiểm: đổi tiền!



Theo một số nguồn tin thì sau khi đã tăng liên tiếp lãi xuất chính thức trong 2 tuần qua cũng như cấm
dân chúng mua bán vàng miếng và ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát vẫn không có dấu hiệu suy giảm vì xăng dầu tăng giá đã kéo theo hàng loạt hàng hóa và dịch vụ cũng gia tăng phi mã.



Từ mấy tháng qua, có tin là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự trù in loại tiền có mệnh giá 1 triệu đồng vì đồng bạc VN đã bị phá giá 6 lần trong vòng 2 năm qua. Tuy nhiên theo một nguồn tin giấu tên thì các cố vấn thân cận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đưa ra một đề nghị táo bạo là làm một cú đổi tiền để có thể "huy động được số tiền tệ khổng lồ" đang được người dân cất giữ trong nhà thay vì luân lưu trên thị trường.



Cần nhắc lại là kể từ sau năm 1975, nhà cầm quyền tại Việt Nam đã thực hiện 3 lần đổi tiền. Lần thứ nhất vào ngày 2/9/1975. Lần thứ nhì vào ngày 3/5/1978 và lần thứ ba là vào ngày 4/9/1985.



Theo nguồn tin nói trên các cố vấn này đề nghị là đồng tiền mới sẽ có mệnh giá nhỏ hơn, chỉ bằng một ngàn lần đồng tiền hiện hành. Có nghĩa là 1.000 đồng tiền cũ sẽ đổi 1 đồng tiền mới.



Cũng theo lời viên chức giấu tên nói trên thì đề nghị này đã được ra từ mấy tháng trước và có lẽ vì bị tiết lộ nên rất nhiều người đã đổ xô đi mua vàng và ngoại tệ khiến cho giá vàng và ngoại tệ gia tăng lên mức độ chóng mặt. Chính vì thế mà tuần qua, chính quyền phải huy động lực lượng công an siết chặt thị trường này.



Theo một chuyên gia tài chánh của chi nhánh ngân hàng ANZ tại Việt Nam thì tin này thật sự đã âm ỉ từ cuối năm 2009, nhất là sau khi nhà cầm quyền Bắc Hàn tiến hành đổi tiền để giữ uy tín cho đồng tiền đang mất giá một cách thê thảm. Nhưng Ngân hàng Nhà nước VN vào lúc đó cũng lên tiếng bác bỏ tin này và trấn an dân chúng là sẽ không có một vụ đổi tiền nào nữa.



Thế nhưng trong 3 lần đổi tiền trước đây, không lần nào nhà nước cộng sản không lên truyền hình để phủ nhận tin đồn và trút tội cho những "thành phần xấu đã tung tin đồn thất thiệt". Và sau khi trịnh trọng hứa hẹn với dân là sẽ không đổi tiền thì vài ngày sau tiền... đổi!



Người Hà Nội

# Vê` Viê.c Cô Lê Thi. My~ Ha.nh Tu+. Thiêu

# Về Việc Cô Lê Thị Mỹ Hạnh Tự Nguyện Tự Thiêu
 
Trước sự đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo của Nhà Cầm Quyền cộng sản từ hàng chục năm qua, luôn cản trở việc làm Lễ Giỗ vào ngày 25/3 âm lịch, tức 29/3/2011 sắp tới, của Đức Huỳnh Giáo Chủ bị cộng sản giết hại vào năm 1946. Cũng chính vì lý do NCQ cản trở việc tổ chức Lễ Giỗ này, một tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy, cô Lê Thị Mỹ Hạnh đã để lại một Tuyệt Mạng Thư được loan báo trên các diễn đàn trong vài ngày qua.
 
Xin nhắc lại, cô Lê Thị Mỹ Hạnh, cũng là con của một tín đồ PGHH, ông Lê Văn Sóc, đang bị giam trong nhà tù của CS tại Xuân Lộc, Đồng Nai với bản án là 6 năm 6 tháng tù vì đòi tự do tôn giáo cho Việt Nam

Ông Lê Văn Sóc
 
Sự quyết định của cô Lê Thị Mỹ Hạnh đang gây khó khăn cho NCQ CS.  Đối với NCQ CS, sinh mạng của một con người rất rẻ như một con kiến, ai chết mặc ai, họ chẳng bao giờ biết lắng nghe.  Bao nhiêu cuộc tự thiêu đã đi qua, như vụ 12 vị tăng ni (*1) đã tự thiêu vào ngày 2/11/1975 tại Chùa Dược Sư ở Cần Thơ, cuộc tự thiêu của 1 tín đồ PGHH, bà Nguyễn Thị Thu (*2) vào ngày 19/3/2001 tại Đồng Tháp, cuộc tự thiêu của bà cuộc tự thiêu của bà Phạm Thị Tuyết (*3) vào ngày 21/8/2009 tại Quận Hoàng Mai, Hà Nội, anh Phạm Thành Sơn vào ngày 17/2/2011 tại UBND Tỉnh Đà Nẵng vừa qua, xong rồi đâu cũng vào đấy với NCQ vô cảm này.  Nhưng ở đây, sự tự thiêu của cô LTMH không nhắm vào sự thức tỉnh của NCQ, mà nhắm vào sự nổi dậy của toàn dân.  Nó có thể sẽ trở nên một ngọn đuốc như anh Bouazizi đã làm sụp đổ chế độ độc tài Ben Ali ở Tunisia, vì cô đã để lại một Tuyệt Mạng Thư.  Có thể nói, Tuyệt Mạng Thư của cô LTMH đã đặt NCQ CS trước 2 con đường đều dẫn đến sự khốn đốn, có thể dẫn đến cửa tử.  Nếu không ngăn cản Lễ Giỗ Đức Huỳnh Giáo Chủ, cuộc tập hợp hàng trăm ngàn, cho đến hàng triệu tín đồ PGHH có thể xảy ra, còn nếu NCQ ngăn cản, ngọn đuốc LTMH có thể làm sụp đổ chế độ.
 
Không phải chỉ có sự tự nguyện tự thiêu của cô LTMH, theo cụ Lê Quang Liêm, còn có bà Nguyễn Ngọc Hà, 37 tuổi (vợ của ông Nguyễn Thanh Phong đang bị 6 năm tù) và cụ bà Trần Thị Xuân, 80 tuổi cũng đã xin được tự thiêu.  Cụ Liêm cũng lên tiếng kêu gọi mọi tôn giáo như Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Tin Lành... hãy hỗ trợ cuộc đấu tranh của các tín đồ PGHH.  Ngoài ra, các đoàn thể, các tổ chức chính trị vì đại nghĩa của đất nước, đặt tổ quốc lên trên hết, âm thầm liên kết nhất trí,  thì việc giải thể chế độ CS sẽ không khó.
 
Ngày 14 tháng 3 năm 2011
Xin phổ biến tự do
 
PS:
 
 

Thăm nhà nạn nhân bị trung tá công an đánh gãy cổ đến chết, oan khuất nghẹn lời

J.B Nguyễn Hữu Vinh Cô (Trịnh Kim Tiến) ngồi kể lại cho chúng tôi nghe khá bình tĩnh, cô nói rằng cô không thể khóc lúc này, dù cô là con gái. Nhưng với hoàn cảnh gia đình với bà nội đã già hơn 90 tuổi, mẹ bị ngơ ngẩn như mất hồn kể từ khi sự việc xảy ra, em gái còn nhỏ, cô phải đứng lên nuốt nước mắt vào trong để làm trụ cột bất đắc dĩ cho gia đình mình trong lúc này…

*

Đã từng là nạn nhân của vụ hành hung bất nhân từ những nhân viên công lực, nếm trải những đau đớn về tinh thần và thể xác với vị thế của một công dân trong đất nước Việt Nam luôn được ca ngợi hòa bình, ổn định và an ninh, nhất là ở Thành phố Thủ đô ngàn năm văn hiến, thành phố Hòa Bình, tôi thấm thía những gì các nạn nhân phải chịu.

Nhận được tin có một nạn nhân chết oan khuất bởi sự lộng hành của viên Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, chúng tôi quyết định đến ghé thăm nhà nạn nhân, thắp nén hương cho linh hồn người đã chết oan khuất.

Căn nhà gần ngã tư Bạch Mai – Phố Huế cắt đường Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân chìm trong không khí buồn tê tái, dù bên ngoài vẫn nhịp sống sôi động, ồn ào.

Thắp lên nén hương cho người đã khuất, chúng tôi bần thần nhìn tấm di ảnh ông ngồi đó nhìn ra dòng người tấp nập đi lại như ngơ ngác, không hiểu lý do gì mình phải từ giã cuộc sống khi đang tuổi trẻ, sung sức để lại mẹ già và con dại.

Tiếp chúng tôi, cụ già mẹ nạn nhân đã hơn 90 tuổi, khóc nghẹn lời. Bà không thể nói được gì hơn ngoài dòng nước mắt cứ chảy chầm chậm trên đôi gò má nhăn nheo trước di ảnh người con thân yêu của mình.

Xung quanh nhà, một số bà con thân thích của người quá cố, cô con gái Trịnh Kim Tiến tiếp chúng tôi cho biết, mấy ngày qua, mẹ cô như người mất hồn, bà thì đã lớn tuổi, cô hết sức lúng túng khi người bố thân yêu khỏe mạnh đã ra đi oan khuất không thể nhắm mắt.

Trịnh Kim Tiến

Cô ngồi kể lại cho chúng tôi nghe khá bình tĩnh, cô nói rằng cô không thể khóc lúc này, dù cô là con gái. Nhưng với hoàn cảnh gia đình với bà nội đã già hơn 90 tuổi, mẹ bị ngơ ngẩn như mất hồn kể từ khi sự việc xảy ra, em gái còn nhỏ, cô phải đứng lên nuốt nước mắt vào trong để làm trụ cột bất đắc dĩ cho gia đình mình trong lúc này.

Câu chuyện cô kể lại cũng như các phương tiện thông tin đã loan tải khi cô trả lời phỏng vấn, nhưng những chi tiết cô kể lại, làm chúng tôi không khỏi rùng mình vì cái chết đến đơn giản như thế và quan trọng hơn là sự vô cảm của những người đầy tớ nhân dân.

Những chi tiết chính có lẽ không cần nói thêm, nhưng những chi tiết như khi nạn nhân đã bị đánh đến bị liệt tứ chi vẫn bị giam giữ và mặc dù gia đình đã van xin nhiều lần, vẫn không được đưa đi cấp cứu. Ngay cả bát phở gia đình mua vào vẫn không cho nạn nhân ăn cho đến khi nguy cấp mang vào bệnh viện và nhịn đói cho đến khi chết.

Thậm chí, với một người đã liệt tứ chi khi đưa đi bệnh viện thì tay vẫn bị còng vào cáng! Và người nhà nạn nhân còn phải ở lại dọn dẹp phòng cho Phường trước khi đưa người cấp cứu ra đi vì bị giam cả buổi đã nôn vài sùi bọt mép làm bẩn nơi đó…

Quả thật là không còn gì để có thể chứng minh sự mất lương tâm và vô cảm hơn cả sỏi đá trước một mạng người dân.

Với tội ác đã gây ra như vậy, nhưng kể từ khi nạn nhân vào nằm viện từ 28/2 cho đến khi nạn nhân chết ngày 8/3 là cả một khoảng thời gian rất dài, viên công an này cũng như cơ quan công an Phường Thịnh Liệt không một lời thăm hỏi. Chỉ đến khi nạn nhân đã chết, thì mới cho người nhà đến đề nghị bồi thường tiền thuốc men và ma chay. Có phải họ nghĩ rằng với vài đồng tiền có thể làm được tất cả mọi thứ, có thể mua được mọi tội ác chăng?

Điều gia đình được an ủi là trong đau thương của mình, gia đình đã được rất nhiều người từ khắp nơi từ Hải Phòng, Nam Định và nhiều nơi khác, dù không quen biết hoặc liên quan, nhưng thương tâm trước cảnh đau đớn, oan khuất này đã đến chia sẻ, động viên.

Sự việc được cô gái kể lại rành mạch, rõ ràng nhưng trong đó toát lên một sự thật hết sức cay đắng về thân phận người công dân đang sống trong đất nước này luôn được Hiến pháp và Pháp luật khẳng định bảo vệ.

Sau bao chục năm chiến tranh, chiến đấu để xây dựng một đất nước giàu đẹp, một nhà nước của dân, do dân và vì dân, một nhà nước pháp quyền, lẽ nào, thân phận dân đen chỉ là như thế thôi sao?

Chia tay gia đình nạn nhân, người mẹ già nạn nhân nhìn chúng tôi qua làn nước mắt nói lời cảm ơn nhưng làm nhói lên trong chúng tôi nỗi đau, nỗi đau của sự oan uổng, lẩn khuất đằng sau cái chết của một con người, cái chết đến từ những kẻ mang danh "nhân dân".

Video câu chuyện cô gái con nạn nhân kể lại về cái chết của cha mình:

Hà Nội, ngày 14/3/2011


J.B Nguyễn Hữu Vinh

jbnguyenhuuvinh.wordpress.com

Trung tá công an đánh gãy cổ dân đến chết: Vẫn bao che, lấp liếm và nuông chiều tội ác?


Càng ngày, những chuyện công an đánh dân xảy ra càng nhiều, càng trầm trọng và nghiêm trọng. Trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng lực lượng “công an nhân dân” nhưng quay lại tấn công người dân ngày càng hung bạo, có một nguyên nhân ai cũng thấy, đó là sự bao che đến mức lộ liễu của hệ thống báo chí, ngành công an cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật ở VN.
Tính mạng người dân bị coi rẻ như cỏ rác, những hành động ăn chặn, hối lộ, hạch sách, cửa quyền, vi phạm pháp luật của cán bộ chiến sĩ ngành công an được bao che một cách có hệ thống trong “nhà nước pháp quyền”(!) là những nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến cách hành động ngông cuồng, bạo lực của nhiều công an viên.
Xuất hiện băng rôn đòi xử lý nghiêm trung tá công an đánh dân tại thủ đô Hà Nội
Nhìn lại những vụ án gần đây như vụ mua dâm học sinh ở Hà Giang, vụ án thiếu úy cảnh sát đánh chết người tại Bắc Giang… đã được xử xét thế nào, ai cũng hiểu tại sao vụ án gây sự chú ý và việc bất chấp những nguyên tắc pháp luật, bỏ sót tội phạm và cách xét xử của hệ thống tòa án Việt Nam hiện nay đang nhằm mục đích gì. Phải chăng chỉ vì ở Hà Giang, không chỉ có Chủ tịch Tỉnh mà còn cả Giám đốc Công an tỉnh có tên trong danh sách đen mua dâm vị thành niên… Phải chăng chỉ vì ở Bắc Giang, người gây cái chết đối với thanh niên Nguyễn Văn Khương là một thiếu úy công an?
Việc bloger Hương Trà bị bắt giam giữ nhanh chóng gây sửng sốt dư luận, chỉ vì động chạm trực tiếp vào gia đình viên tướng công an có địa chỉ và tên tuổi cụ thể?
Người ta có quyền đặt câu hỏi rằng: Nếu như, những tội ác này được thực hiện bởi một công dân bình thường, báo chí và hệ thống luật pháp sẽ xử lý thế nào, có giống cách xử lý đã có hay không?
Không thể nói gì hơn là sự bao che, khỏa lấp các tội trạng của các nhân viên ngành công an đã trực tiếp tạo nên một tình trạng xã hội “công an trị” hết sức bất công và bất chấp luật pháp ở Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với tôn chỉ của ngành công an được tuyên xưng rất cụ thể là “chỉ biết còn đảng, còn mình” dù mang danh “công an nhân dân”.
Vấn đề các nhân viên công an luôn lộng hành, chỉ vì mình là “công an của đảng” mà đảng thì đang là lực lượng cai trị độc tài tại VN, không ai có thể đụng chạm đến lực lượng được cưng chiều này vì khi cần, cả hệ thống được chỉ đạo tạo dựng, bóp méo, xuyên tạc cũng như thông tin sai lệch bản chất vụ việc hết sức trắng trợn và nhẫn tâm, miễn sao bảo vệ được lực lượng này luôn trung thành với đảng.
Bởi vì, tất cả hệ thống công an, báo chí, tòa án, viện kiểm sát… đều nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng.
Ông Trịnh Xuân Tùng đã chết bởi Trung tá công an đánh gãy cổ
Vụ Trung tá Nguyễn Văn Ninh, công an Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng gây nhiều phản ứng bức xúc trong lòng người dân Hà Nội và cộng đồng dân chúng cả nước.
Điều mà mọi người bức xúc nhất ở vụ án này, là sự nhẫn tâm, tàn bạo của viên Trung tá công an khi đánh đập nạn nhân đến gãy đốt sống cổ rồi hô hào cái lực lượng gọi là dân phòng cùng tấn công và dùng còng số 8 khóa ông vào gốc cây sau đó bắt lên xe chở về phường. Nhẫn tâm hơn là kể từ khi bị đánh dập đốt sống cổ từ 3 giờ chiều và nạn nhân đương nhiên đã có dấu hiệu nguy hiểm, gia đình đến xin đưa đi khám, nhưng mãi cho đến 9 giờ 30 đêm, đến khi nạn nhân trở nặng thì mới cho đi bệnh viện khám và cái chết oan khuất đã đến với một con người hiền lành, vô tội.
Nếu là con người bình thường, khi thấy một người đã bị thương tích, dù chưa biết nặng nhẹ, vẫn phải có trách nhiệm cứu chữa cho người đó kịp thời. Nhưng ở đây, một trung tá công an đã gây thương tích cho nạn nhân trầm trọng, gia đình năn nỉ, yêu cầu ba lần mà vẫn khóa nạn nhân lại đến tận 9 giờ 30 mới cho đi bệnh viện dẫn đến cái chết oan uổng của nạn nhân thì cái gọi là “đạo đức cách mạng” “đạo đức Hồ Chí Minh” được dạy dỗ qua bao năm để ở đâu? Nó là cái gì vậy?.
Dân Hà Nội trước nhà nạn nhân
Trong vụ việc này không chỉ có viên Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh nhẫn tâm, mà cả hệ thống công an nhân dân, Ủy ban nhân dân Phường Thịnh Liệt gồm mấy chục mạng đang ăn cơm của dân, uống nước của dân ở đây chứng kiến sự việc này nhưng vẫn không có động tác nào để ngăn chặn tội ác đã diễn ra trước mắt một thời gian dài và công khai như thế.
Những tội ác đó có diễn ra nữa hay không? Tôi nghĩ rằng sẽ còn diễn ra nhiều và ngày càng nhiều hơn. Căn cứ vào thái độ, cách nghĩ, cách hành động của cơ quan pháp luật đối với những tội ác này thì chúng ta sẽ thấy rõ điều khẳng định này không phải là không có cơ sở. Điển hình là cách bao che của chính tờ báo Công an nhân dân khi đưa tin vụ việc khá rõ ràng.
Dù những bài tường thuật về cái chết của anh Tùng được chính con nạn nhân là những người trong cuộc nói rõ ràng diễn tiến sự việc, thời gian và cách hành xử của công an đối với nạn nhân như thế nào khá chi tiết. Nhưng tờ Công an Nhân dân đã thông tin đến bạn đọc những gì? Trong bài viếtKhởi tố bị can nguyên Trung tá Nguyễn Văn Ninh, liên quan đến cái chết của anh Trịnh Xuân Tùng thì cách đưa tin đã cố tình làm cho người đọc hiểu rõ rằng Nguyễn Văn Ninh chẳng có tội trạng gì, cái chết của ông Tùng chỉ là chuyện nhỏ.
Bài viết trên báo Công an nhân dân viết như sau: “Do xin không được nên nhóm anh Hùng đã có lời nói thóa mạ Tổ công tác; hai bên giằng co nhau dẫn đến anh Tùng bị thương tích”.
Bài báo thông tin đến bạn đọc điều gì? Nếu đọc những dòng này, ai cũng hiểu rằng đây chỉ là “hai bên giằng co nhau” vì“do không xin được nên nhóm anh Hùng đã có lời nói thóa mạ tổ công tác” (sic). Bất cứ người dân Hà Nội nào cũng hiểu rằng khi đã vi phạm luật, công an đã cầm giấy tờ xe, thì chẳng ai dám thóa mạ công an, đó là lẽ thường tình. Chỉ có trường hợp công an không bắt đúng lỗi, không có chứng cứ vi phạm, người bị bắt mới có thể tranh cãi mà thôi.
Bến xe Giáp Bát khi chiếc xe lạ xuất hiện
Về việc này, con gái ông Tùng, chị Kim Tiến đã trả lời đài RFA như sau: “Chỉ vì là hôm đó bố em đi xem ôm ra bến xe Giáp Bát để đi vào Nam. Bố em bảo ông xe ôm dừng xe lại để bố em lấy điện thoại gọi cho một người bạn. Bố em vừa gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại cho bạn thì ông trung tá công an tên Nguyễn Văn Ninh ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, đã ra bắt giữ xe và hẹn chiều quay lại”.
Ở đây, ông Tùng chỉ là người đi xe ôm, việc công an giữ giấy tờ xe không liên quan gì đến ông mà chỉ liên quan người lái xe ôm mà thôi. Nhưng ông Tùng đã cùng người xe ôm quay lại để làm việc với tổ công tác vì việc này, chứng tỏ ông Tùng là người rất tử tế, đàng hoàng khi thấy sự việc bất bình đã không bỏ qua dù không liên quan đến quyền lợi của mình.
Chi tiết vụ việc sau đó được thuật lại như sau: “Buổi chiều, bố em và ông xe ôm quay lại để nộp phạt thì ông xe ôm cãi là ông ấy đúng chứ không sai, ông không có trách nhiệm nộp phạt như vậy, nhưng bên công an không chịu. Thế là hai bên xảy ra cãi vã. Ông công an lao vào bóp cổ ông xe ôm. Khi ông ấy bóp cổ ông xe ôm như vậy thì bố em có gỡ tay ông ấy ra và bảo: “Ông là công an mà ông lại bắt dân, đánh người như thế à?”, rồi bố em cũng chấp nhận sai và xin nộp phạt 100.000 đồng, nhưng ông ấy không chịu và đòi 150.000 đồng.
Sau đó hai bên giằng co và chẳng may tay bố em vung phải mặt ông ấy, thế là ông ấy dùng dùi cui và đồ vật cứng đập bố em. Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường”.
Bị vào khoảng 3 giờ, tầm 4:30 – 5 giờ gia đình em biết chuyện xuống đấy để xin cho bố em được đi khám và hỏi tình hình, nguyên nhân sự việc. Khi gia đình em đến, em có vào và xin cho bố em đi khám, nhưng công an phường Thịnh Liệt nhất định không cho bố em đi khám. Mãi đến tận 9:30, khi tình hình của bố em trở quá nặng, người ta mới cho bố em đi khám. Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…
Bố em lúc đấy vẫn bị còng. Hai chân hai tay buông xuống, ngồi ở ghế, trong tình trạng rất đau đớn. Bố em kêu lên là “Con ơi, cho bố đi khám. Bố đau lắm rồi, bố muốn đi khám con ơi. Bố liệt hết hai chân hai tay rồi”. Mà em đã van xin các anh là cho bố em được đi khám vì tình hình bố em rất nguy cấp rồi, nhưng các anh đều không cho đi.
Ông Trịnh Xuân Tùng phải mang còng đến bệnh viện chỉ vì "hai bên giằng co, xô xát"
Cô em và em có nói là: “Bây giờ anh tôi, bố tôi đang trong tình trạng hết sức nguy kịch như thế này, nếu như các anh không cho bố tôi đi cấp cứu, bố tôi có vấn đề gì các anh thì các anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, nhưng các anh ấy vẫn không cho đi”.
Bị bắt đánh từ trưa, đến 5 giờ, 9 giờ người nhà xin không cho đi. Mãi đến 9:30 – 10 giờ, khi bệnh tình quá nặng mới cho đi. Và thêm một vấn đề nữa là khi người ta không có sức phản kháng, liệt hết rồi mà khi đưa vào viện vẫn còng số 8”.
Diễn tiến sự việc là thế, nhưng tờ Công an nhân dân đưa tin như sau: “Thấy anh Tùng bị thương, Công an phường Thịnh Liệt và gia đình đã đưa anh Tùng đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, rồi chuyển tới Bệnh viện Việt – Đức. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán anh Tùng bị gẫy đốt sống cổ nên đã mổ cấp cứu và tiếp tục điều trị. Cho đến sáng 8/3, anh Tùng tử vong”.
Quả thật là cách đưa tin tuyệt vời, chỉ vì “hai bên giằng co nhau” mà anh Tùng bị thương. Khi một người đã bị đánh gãy cổ đển chết, thì không thể là sự “giằng co nhau” mà là hành động tấn công hung đồ, dã man.
Bài báo còn viết: “khi thấy anh Tùng bị thương” thì “công an Phường Thịnh Liệt đã cùng gia đình đưa anh Tùng đi cấp cứu”… Như vậy thì công an đã tử tế quá còn gì? Bài báo đã không nói rằng việc đưa đi cấp cứu ông Tùng đã diễn ra sau khi xích nạn nhân vào gốc cây và đưa về phường còng đến tận 9 giờ 30 tối mặc cho nạn nhân đau đớn, tứ chi bị liệt, gia đình đã ba lần van xin… nhưng cán bộ của dân đã không mảy may động lòng. Thậm chí khi đưa đến bệnh viện, ông Tùng vẫn còn mang nguyên còng số 8 trên tay như báo với các bác sỹ rằng đây là một tội phạm nguy hiểm. 
Con gái ông Tùng đau đớn khóc khi cha phải nhập viện.
Có thể nói, đây là những hành động quyết tâm thực hiện tội ác đến cùng của tên trung tá Nguyễn Văn Ninh và những người gọi là “tự quản viên” khi đã không cứu chữa nạn nhân bị tấn công, mặt khác còn ngăn cản gia đình nạn nhân xin đưa đi cấp cứu.
Với những người bị tấn công gãy đốt sống cổ, thời gian 6 tiếng đồng hồ bị xích tại gốc cây và còng tại Phường, là thời gian dẫn nạn nhân đến cái chết từ từ, đau đớn và là một hành động man rợ.
Nhưng, tờ công an nhân dân đã bỏ qua tất cả, đọc bản tin của tờ báo này, người ta chỉ biết tên Nguyễn Văn Ninh không có tội gì mà chỉ là thi hành công vụ, còn nạn nhân chết là vì đã “thóa mạ tổ công tác” lại còn “xô xát giằng co” với công an nên mới xảy ra nông nỗi đó, vì vậy mà có chết cũng đáng đời?
Nhưng, sự đời không điều gì vượt qua được sự thật, nếu Nguyễn Văn Ninh chỉ vì thi hành công vụ, bị nạn nhân thóa mạ lại còn dám xô xát giằng co với công an và sau đó công an đã đưa nạn nhân đi bệnh viện… thì cớ gì phải bắt giam tên này, thậm chí còn “đề nghị đình chỉ sinh hoạt đảng”?
Qua cách thông tin trên tờ Công an nhân dân về vụ việc này, người dân hiểu rõ rằng, lại vẫn là con bài bao che cho sự lộng hành và tội ác của những nhân viên công an trong vụ việc này như bao vụ việc khác đã từng xảy ra trên đất nước này. Điều này chính là sự bảo kê cho tội ác tồn tại và phát triển.
Và điều đó, sẽ khuyến khích việc sử dụng bạo lực với nhân dân từ lực lượng công an.
Vì thế việc công an hành hung, tàn sát dân chúng sẽ không thể dừng lại.
Hà Nội, ngày 13/3/2011

“Kỹ nghệ” tái chế đồ nhậu


TT - Những món nhâm nhi từ khô nai, trứng cút, chả thẻ, đậu phộng luộc... qua nhiều ngày ế ẩm nổi mốc, ôi thiu được trả ngược về "lò". Và chỉ qua vài thủ thuật "làm mới", chúng tiếp tục trở thành mồi ngon cho dân nhậu.

Bánh phồng tôm sống đã quá đát được phơi dưới đất trước khi đem đi chế biến - Ảnh: Minh Mẫn
Các loại thức ăn này được tái chế ở những nơi bẩn thỉu, chật hẹp, làm bằng tay trần, người làm giẫm đạp lên thức ăn - Ảnh: Minh Trung

Đường Rạch Bùng Binh, Q.3, TP.HCM là nơi tập trung khá đông các "lò" chuyên cung cấp sỉ đậu phộng luộc, bánh phồng tôm, trứng cút, chả thẻ... cho người bán hàng rong. Đồng thời các "lò" cũng kiêm luôn vai trò tái chế những thực phẩm này sau một ngày mang đi bán không hết. Nơi đây xuất hiện la liệt chiếu đậu phộng trải bừa bãi khắp lề đường.

Nhiều chiếu phơi đậu phộng, bánh phồng tôm... bị kiến, ruồi nhặng bu kín. Vài phụ nữ phơi bánh lâu lâu nhoài người ra lượm lại những mẩu bánh bị rơi xuống đường. "Họ phơi cho ráo rồi đem bán ngay bây giờ đấy. Bán không hết cứ việc về luộc lại, rửa sạch, đem phơi rồi đi bán tiếp" - một người bán nước vỉa hè ở đây cho biết.

Bất kể ôi, thiu

9g ngày 23-2, chúng tôi đến cơ sở của bà H., chủ một "lò" tái chế đồ nhậu ở đoạn đường trên, để hỏi mua hàng. Tại đây, hàng chục nhân công đang hì hục đóng gói các bịch bánh phồng tôm, trứng cút... Hàng được đặt lẫn với các thùng rác sinh hoạt cạnh nhà vệ sinh. Cơ sở của bà H. rộng chừng 30m2nhưng vừa là nơi nấu nướng, tái chế thực phẩm đồng thời là chỗ ngủ, nhà vệ sinh.

Dưới nền nhà, nước rửa chén chảy lênh láng, lợn cợn xác bã đậu, vỏ trứng cút... Mùi hôi từ lỗ cống duy nhất phục vụ cho cả cơ sở bốc lên nồng nặc do chứa đủ loại thực phẩm nằm trong hố ga lâu ngày. Một người bưng thúng đậu rải lên các tấm bạt đặt ngay lối đi vào nhà vệ sinh, bên cạnh là các thúng đựng cơm cháy thiu, xương cá đã mốc xanh mốc đỏ.

Bà chủ phân trần rằng đậu phộng, trứng cút, chả... bán trong hai ngày là thiu, bỏ thì lỗ to nên phải nấu lại nhiều lần để bán được lâu, chỉ cần một vài "thủ thuật" đơn giản, các món nhâm nhi này lại thơm ngon, nóng hổi như hàng mới ra lò, có thể bán thêm 3-4 ngày nữa. "Hàng ở đây có đủ, từ đậu phộng luộc, đậu rang, trứng cút, xoài, chả... Các cậu cứ lấy đi bán, còn ế bao nhiêu đem về đây, tui luộc lại cho" - bà chủ bảo đảm.

Cách đó không xa là cơ sở của bà Q. cũng chuyên bán các mặt hàng này. Sân trước của bà phơi hàng ngàn bánh phồng tôm sống, đa số là hàng quá đát, nổi mốc li ti chấm đen. Bên hông của "lò" này là ba can dầu ăn không nhãn mác dùng để chiên bánh phồng tôm. Trong nhà, ba lao động mình trần trùng trục bốc từng cái bánh đã chiên bỏ vào bao. Một phụ nữ vừa làm vừa để hai chân giữa đống bánh phồng tôm còn ướt mỡ. Dọc con hẻm bên hông nhà bà Q., đậu phộng đã luộc được phơi tràn lan, không che đậy nên cũng chung cảnh ruồi bu kiến đậu.

Gần đó, "lò" sản xuất của bà T. dù khá chật hẹp cũng có đến bảy lao động chuyên tái chế trứng cút, đậu phộng, chả thẻ... Khi chúng tôi đến, các lao động này đang tay trần cho trứng cút, đậu phộng luộc vào những túi nhỏ. Những thúng đậu trước khi mang "tắm" được đặt ngay cửa nhà vệ sinh để dễ dàng chùi rửa. Một phụ nữ làm việc ở đây luôn tay xối từng gáo nước lạnh để "tắm" cho các thúng đậu, chả thẻ trôi tuột hết phần mốc trắng. Sau khi "tắm" sạch sẽ, đậu được luộc lại, đem ra phơi.

Bà T. tận tình chỉ chúng tôi cách để bán hàng "tồn kho": "Đậu đã để 2-3 ngày bán không hết các cậu cứ luộc lại. Trước khi đem bán thì bỏ riêng ra, buộc dây thun ở bao để đánh dấu. Ai mua thì bán chúng trước cho hết hàng ế cái đã". Còn về cách tái chế trứng cút, bà mách: "Bán không hết thì về nhà mở bao ra cho thoáng. Không phải luộc mà chỉ rang qua cho bốc hết mùi hôi". Còn chắc ăn nhất là đưa "lò" của bà làm giúp. Hỏi bà đã có trường hợp nào ăn phải đồ thiu của "lò" bà bị trúng thực chưa, bà T. cười xòa: "Gớm! Luộc lại kỹ thế thì ăn vào đâu việc gì, chúng tôi bán hàng cũ vài năm nay rồi mà chưa thấy ai bị sao hết" (!?).

Khô bò hết đát cũng...tái chế

Tại điểm bán khô bò có tên D. chợ Bình Tây, Q.6, các loại khô mực, khô bò được đóng gói và dán thương hiệu D. Nhưng khi chúng tôi hỏi địa chỉ cơ sở sản xuất thì bà chủ cho biết hàng được lấy từ nhiều nguồn trôi nổi khác nhau. Cơ sở của bà chỉ in bao bì và đóng gói cho có "thương hiệu" thôi. "Chứ ngồi bán cả ngày ngoài chợ, thời gian đâu mà làm" - bà nói tỉnh queo. Chúng tôi thử đặt vấn đề cần mua các loại khô đã quá hạn, bà chủ bất ngờ tiết lộ: "Hàng không dùng được nữa tui để cho mối quen bán ngoài chợ trời. Muốn mua, tui chỉ ra ngoài đó lấy, bao nhiêu cũng có. Tha hồ bỏ mối cho các quán nhậu, các quán ăn bán cho học trò"(!).

Không chỉ các quầy trong chợ, ngay các cơ sở chế biến thực phẩm có đăng ký nhãn hiệu cũng vẫn tìm cách qua mặt người tiêu dùng. Chiều 24-2, chúng tôi đến cơ sở sản xuất khô bò H (đường Lạc Long Quân, Q.Tân Bình), bà chủ cơ sở khoe: "Hàng của tôi có đủ, xuất khẩu sang Campuchia, Lào..., giấy tờ đầy đủ cả, đảm bảo vệ sinh". Thế nhưng cạnh bàn bà ngồi, hai lao động nữ tay không đang bốc từng vụn khô bò đóng gói.

Bà chủ khoe: "Hàng của tui được cơ quan chức năng kiểm tra và cho phép sử dụng trong vòng một năm kể từ ngày sản xuất. Nhưng đó chỉ là trên lý thuyết thôi". Chúng tôi thắc mắc thì bà ta lý giải: "Người ta cấp vậy để cho mình dễ bán chứ làm gì có chuyện mấy sản phẩm kiểu này dùng trong vòng một năm mà không hư". Bà đưa chúng tôi xem hàng mẫu ghi rõ ngày sản xuất là 30-1-2011. Khi chúng tôi phát hiện một gói khô bò loại 35 gram nổi mốc trắng, bà ấp úng: "Mấy đứa đóng gói nó nhầm đấy. Mới làm hai ngày trước mà. Còn mấy gói đó không phải mốc đâu, thịt trắng (?) cán ra nó có màu bạc bạc thế đó". Nói xong bà sai người đem thay bao bì khác và chỉ rõ: "Ghi là ngày 20-2-2011 nghe". Khi người này cho biết "con số 2 trong bộ số máy in bao bì bị mòn rồi" thì bà quát: "Vậy thì in ngày 19 cho tiện".

Trong bảng báo giá mà nhân viên kế toán đưa cho chúng tôi có ghi rõ dòng chữ: "Hàng mốc bao đổi trước sáu tháng kể từ ngày sản xuất". Bà chủ giải thích: "Nếu mua hàng thì tui phải giao kèo với các cậu. Bao ghi sử dụng trong vòng một năm nhưng không có lấy cái đó mà bắt đền tui. Hàng các cậu mua trong vòng sáu tháng kể từ ngày sản xuất, nếu bán không hết thì đem lại đây tui giao cho hàng mới". Rồi bà này tiết lộ: "Hàng hư của các cậu, tui sẽ bảo mấy đứa rán lại, bán rẻ cho mấy người bán bánh tráng trộn, bán hàng rong ở các trường học trong TP là học sinh tiêu thụ sạch. Chứ bỏ đi phí lắm".

Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp (giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng):

Nguy cơ ngộ độc rất cao

Đối với các loại thực phẩm đã chế biến, nấu chín, người tiêu dùng chỉ nên ăn trong ngày, không để qua hôm sau hoặc chỉ sử dụng trong thời hạn còn hiệu lực được ghi trên bao bì sản phẩm. Đối với những loại thực phẩm nấu đi nấu lại nhiều lần sẽ làm giảm chất dinh dưỡng bao gồm các chất đạm, vitamin... có trong sản phẩm. Lượng chất dinh dưỡng càng giảm theo số lần nấu và thời gian bảo quản. Những sản phẩm thực phẩm quá hạn sử dụng, đã lên men thiu, mốc vì bị nhiễm khuẩn, người tiêu dùng không nên sử dụng vì cơ thể không thể dung nạp các chất từ những loại thực phẩm này, thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm do đã bị nhiễm khuẩn.

ĐỨC THANH - MINH MẪN - MINH TRUNG


NÓI CHUYỆN LUẬT VỚI “CÁI ĐẦU GỐI” PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


Góp ý bài"Biện Minh Trạng…"của luật giaNguyễn Tường Tâmnhân vụTS Cù Huy Hà Vũ sắp ra tòa VGCS – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus

             Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa là gì ? – Là hệ thống luật do bọn cộng sản thống trị đặt ra, dùng làm công cụ phụ trợ bộ máy quyền lực, nô lệ hóa bất cứ người nào dưới quyền cai trị của chúng. Trong hệ thống này, dân bị trị chỉ được làm những gì mà pháp quyền "cho phép"Trong hệ thống này, nhà-nước làm chủ, chứ không phải dân làm chủ. Đó là chế độ mà Ngài TGM Ngô Quang Kiệt gọi là chế độ "xin-cho",và loài người hiện đại lên án là vẽ ra luật để "trị" dân – rule by law. Ngược với hệ thống trên, loài người hiện đại vận hành xã hội người theo nguyên tắc thượng tôn luật pháp – rule of law, chứ không phải "rule by law". Theo luật phổ quát hôm nay, dưới chế độthượng tôn luật pháp, bất cứ điều gì luật không cấm, người ta tự do làm, không phải xin phép, đợi nhà cầm quyền cho phép, rồi mới được làm. Cái thờinhà-nước "quản lý" đến cả cục phân của từng người, đã cùng với sự sụp đổ của đế quốc Liên Xô xã hội chủ nghĩa, đi vào thùng rác của lịch sử, cuối thế kỷ trước. Công Lý là công lý – áp dụng bình đẳng cho bất cứ ai – thể hiện qua hệ thống Pháp Quyền chung cho/của mọi người. Cho nên, Công Lý không nên/không thể/không được phép "có đuôi", theo một chủ nghĩa nào, dù là tư bản hay cộng sản, hay cái gì gì… Khi cộng sản VN được nới tay cho gia nhập kinh tế thị trường, và được làm ngơ cho tạm thời giữ cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa", thì đồng thời trong xã hội VN đã phát sinh mâu thuẫn bất tương dunggiữa "Công Lý không có đuôi" với cái gọi là "pháp quyền" có đuôi "xã hội chủ nghĩa". Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ chết chẹt trong vòng xoáy của mâu thuẫn bất tương dung nói trên, vừa là tác nhân, vừa là nạn nhân. Xuất thân từ một gia đình "công thần cách mạng" cộng sản, được đào tạo cơ bản trong môi trường xã hội chủ nghĩa, rồi được giáo dục "bổ túc" trong môi trường ngoài cộng sản, trở thành "ưu tú hạng trên" của cả hai môi trường. Vào đời phục vụ trong sự giằng xé giữa hai hệ giá trị, một "tự nhiên" và một "có đuôi", Vũ trở thành một trong những chứng tích củakhủng hoảng giá trị Việt Nam. Khủng hoảng lên cao độ, vùng vẫy trong nghịch lý, Vũ "tác nhân" tưởng có thể cưu mang/giải thoát được Vũ "nạn nhân", nhưng đã thất vọng, tuy chưa thất vọng hoàn toàn. Vũ đã vùng vẫy và đang "chết chẹt" ra sao, ai nấy đều đã biết. Nhưng "Vụ Án Cù Huy Hà Vũ"  sẽ đưa đến hệ quả – gần và xa – như thế nào ? Câu hỏi này sẽ không trả lời được, ngày nào xã hội VN còn chưa ra khỏi khủng hoảng giá trị, bởi vì, cùng thời như Vũ, ít nhất có 3 hay 4 thế hệ trẻ VN sinh ra và lớn lên trong khủng hoảng giá trị này. Ít ngày nữa, tòa VGCS sẽ đem Vũ ra xử. Án có thể nặng hay nhẹ – hay có thể không có án – tùy theo khả năng giẫy dụa của chế độ cộng sản trái mùa sống sót ở VN. Vụ xử Vũ đã vượt khỏi phạm vi luật pháp thuần túy. Cho nên, nói chuyện luật với "pháp quyền xã hội chủ nghĩa" –  người ta bảo – thà vạch đầu gốimà nói. Tuy thế, có lẽ nghĩ, thà vạch đầu gối, không thể không nói, tuần trước, luật gia Nguyễn Tường Tâm đã tưởng tượng ra một phiên tòa xử Vũ, rồi viết một "Biện Minh Trạng" biện hộ cho Vũ, qua đó dạy cho bọn xử Vũ bài học : Thế Nào Là Công Lý "không có đuôi". Bài tương đối hay.

            Nhân đây, LS Đinh Thạch Bích có vài góp ý với luật gia Nguyễn Tường Tâm …

 Để Nghe, xin bấm vào đây Để Tải Xuống, xin bấm vào đây
3
0
 
 
Rate This