THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

17 March 2011

# Vê` Viê.c Xóa Mua Bán Vàng Miê'ng

# Về Việc Xóa Mua Bán Vàng Miếng
 
Người ta chẳng lạ gì khi để một thằng dốt Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền, nó chỉ biết có quyền lực, bất chấp tất cả, miễn sao nó có đủ tiền đô, hay vàng để có thể đủ tiền trả nợ và đủ tiền cho xuất nhập cảng trong vài tháng tới vì Nhà nước đã khánh tận.
 
Rất vui, khi Nguyễn Tấn Dũng đã dứt khoát lộ trình xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do.  Đây có thể là một quyết định vô cùng sai lầm dẫn Nguyễn Tấn Dũng vào cửa tử, để có thể chấm dứt một chế độ CS tàn độc nhất lịch sử.  Một niềm vui lớn nữa là trong hàng ngũ của Dũng đã có người rò rỉ tin tức bí mật về thị trường vàng, đô la ra bên ngoài.
 
Ngày 17 tháng 3 năm 2011
Xin phổ biến tự do
 
In a message dated 3/17/2011 3:16:14 A.M. Eastern Daylight Time, dantukhuong@yahoo.com writes:
 

 

Xóa mua bán vàng miếng: nguy cơ lợi ích nhóm

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2011-03-16
Việt Nam tiến tới xóa bỏ thị trường kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do. Công luận phản ứng như thế nào về vấn đề này. Nam Nguyên trình bày chi tiết:

AFP

Vàng lá 24K còn gọi là vàng miếng

Xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do

Không còn là thông tin tin thăm dò dư luận nữa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định cần dứt khoát thực hiện lộ trình xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam chỉ đạo như vậy trong phiên họp ngày 15/3 ở Hà Nội về việc thực hiện nghị quyết 11 chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.  
Việc chống đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế được đề cập tới và việc cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do nằm trong mục tiêu này.

Không còn là thông tin tin thăm dò dư luận nữa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định cần dứt khoát thực hiện lộ trình xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do.

Trả lời chúng tôi, TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội nhận định là, Thủ tướng muốn chấm dứt việc đầu cơ, lợi dụng kinh doanh vàng để buôn lậu vàng. TS Doanh phân tích:
"Việc xóa buôn bán vàng miếng này đòi hỏi một giải pháp thực sự kinh tế và đồng bộ, bởi vì trong lịch sử của Việt Nam chiến tranh diễn ra rất dài, nhiều chính phủ nhiều đồng tiền thay nhau nhưng mà vàng luôn luôn được công nhận.
Cho nên người dân Việt Nam từ rất lâu có truyền thống là giữ vàng, một khối lượng vàng rất ít ngay cả những người rất

Cía hàng bán vàng b¡c nï trang. AFP

Cửa hàng bán vàng bạc nữ trang. AFP

nghèo cũng giữ vàng. Thứ hai, bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam chưa rộng khắp mặc dầu chính phủ có nhiều nỗ lực nhưng người già cũng cần phải tiết kiệm để lo cho tuổi già của mình và họ cũng giữ vàng.

tôi nghĩ là tất cả những việc đó cần được xem xét hết sức cẩn trọng và điều quan trọng là quyết định đó của Thủ tướng được thực hiện theo hướng thị trường hay được quyết định theo hướng có tính chất hành chính, thì điều đó chúng ta cần phải xem xét thêm

TS Lê Đăng Doanh

Thứ ba là Việt Nam bây giờ đã hội nhập kinh tế quốc tế và giá vàng thế giới ảnh hưởng trực tiếp giá vàng của Việt Nam. Do vậy tôi nghĩ là tất cả những việc đó cần được xem xét hết sức cẩn trọng và điều quan trọng là quyết định đó của Thủ tướng được thực hiện theo hướng thị trường hay được quyết định theo hướng có tính chất hành chính, thì điều đó chúng ta cần phải xem xét thêm."
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, trưởng ban tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM thì Hiến pháp và Bộ Luật Dân sự qui định rõ về tài sản của cá nhân được pháp luật bảo vệ do vậy cải cách không thể là cấm đoán. LS Hậu tiếp lời:
"Về mặt pháp lý không nên cấm kinh doanh vàng mà nên đặt ra một số điều kiện nhất định cho người kinh doanh vàng thí dụ như nguồn tài chính lớn. Hiện nay thị trường kinh doanh vàng rất khó kiểm soát, do đó nhà nước muốn tập trung quản lý thị trường vàng này.
Trong cơ chế kinh tế thị trường tôi cho rằng không nên cấm mà nên đặt điều kiện kinh doanh, bởi vì ở Việt Nam người dân có thể kinh doanh bất cứ thứ gì mà pháp luật không cấm, trước đây đã có những qui định về kinh doanh vàng bạc thì bây giờ nên sửa đổi cho phù hợp thực tế thị trường là tốt nhất."  

tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết trong tương lai vàng miếng có thể chỉ được giao dịch một chiều, người dân có quyền sở hữu vàng miếng nhưng chỉ có thể bán cho ngân hàng và không được mua vàng miếng nữa. Phải chăng Nhà nước tiến tới mục tiêu cuối cùng là tất cả vàng miếng sẽ vào tay chính phủ.

Theo VnExpress   

Về việc xóa bỏ thị trường vàng miếng tự do, VnExpress trích thuật các nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết trong tương lai vàng miếng có thể chỉ được giao dịch một chiều, người dân có quyền sở hữu vàng miếng nhưng chỉ có thể bán cho ngân hàng và không được mua vàng miếng nữa. Phải chăng Nhà nước tiến tới mục tiêu cuối cùng là tất cả vàng miếng sẽ vào tay chính phủ.

Cần phải được xem xét thận trọng

Trả lời câu hỏi của chúng tôi, TS Lê Đăng Doanh nhận định, hiện nay ở Việt Nam có 10.000 tiệm mua bán vàng bạc, theo những tính toán thận trọng thì số vàng trong dân cũng khoảng 500 tấn, điều chính phủ muốn là số vàng đó được sử dụng vào đầu tư để có lợi cho nền kinh tế.
Nhưng theo TS Lê Đăng Doanh việc sử dụng vàng để đầu tư phải phù hợp với lợi ích và là quyết định của người dân, chứ chính phủ không nên tập trung số vàng ấy trong tay mình để thực hiện đầu tư. Việc này cần phải được xem xét thận trọng và cần hiểu quyết định của thủ tướng như thế nào.
Vấn đề cơ bản là giá vàng sẽ như thế nào, nếu giá vàng ở Việt Nam cao hơn thế giới thì buôn lậu vàng vào Việt Nam sẽ diễn ra, như Hội đồng vàng thế giới đã cảnh báo. Nhưng nếu giá vàng tại Việt Nam thấp hơn thế giới thì xuất khẩu vàng kiếm chênh lệch giá cũng là một vấn đề. TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh:

việc sử dụng vàng để đầu tư phải phù hợp với lợi ích và là quyết định của người dân, chứ chính phủ không nên tập trung số vàng ấy trong tay mình để thực hiện đầu tư. Việc này cần phải được xem xét thận trọng và cần hiểu quyết định của thủ tướng như thế nào

theo TS Lê Đăng Doanh

"Tôi nghĩ về lâu về dài cần phải tiến tới áp dụng những biện pháp thị trường, có một thị trường vàng, có một khung pháp luật.

MÙt cía hàng bán vàng ß Hà NÙi. AFP

Một cửa hàng bán vàng ở Hà Nội. AFP

thích hợp để có những sản phẩm như chứng chỉ buôn bán vàng cho tương lai, chứng chỉ buôn bán vàng tự chọn, chứng chỉ buôn bán vàng hoán đổi như swaps, futures hay options. Trên cơ sở đó người ta không cần phải có vàng thực mà sử dụng vàng trên tín chỉ, trên giấy phù hợp với tập tục quốc tế.
Điều quan trọng là chính phủ có những qui định pháp lý chặt chẽ để cấm không được đầu cơ. Trong quá khứ Việt Nam đã có thị trường vàng nhưng chỉ cần ký quĩ 7% là có thể mua bán 100% số tiền ký quĩ đó, điều đó là đầu cơ. Bây giờ cần có qui chế pháp lý thích hợp, điều đấy cần phải hướng tới bởi vì Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế cho nên về thị trường vàng sớm hay muộn Việt Nam cũng phải hội nhập và chấp nhận các tập tục quốc tế."   
                                   
Theo Thời báo kinh tế Saigon thị trường vàng miếng trở nên trầm lắng sau các thông tin về việc dứt khoát sẽ xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do. Tuy vậy người dân lại chuyển sang mua vàng nhẫn như trong thời kỳ bao cấp. Các công ty vàng bạc đá quí như Saigon SJC, Bảo Tín Minh Châu, Phú Nhuận PNJ đều ghi nhận giao dịch vàng nhẫn gia tăng từ 40% tới 60% so với trước kia.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi TS lê Đăng Doanh cảnh báo nếu chính phủ làm ráo riết và nếu người dân thấy không có lợi thì thị trường vàng sẽ đi vào bí mật, chính phủ sẽ không thu được thuế không kiểm sóat được và điều đó không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh:

nếu chính phủ làm ráo riết và nếu người dân thấy không có lợi thì thị trường vàng sẽ đi vào bí mật, chính phủ sẽ không thu được thuế không kiểm sóat được và điều đó không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam

theo TS Lê Đăng Doanh

"Bây giờ chúng ta phải tôn trọng lợi ích của người dân, tôn trọng quyền có vàng và được hoán đổi vàng ra tiền khi nào thích hợp và điều đấy liên quan tới một loạt các biện pháp rộng lớn trong nền kinh tế Việt Nam nghĩa là chấm dứt sử dụng vàng như là một phương tiện thanh toán, chấm dứt sử dụng tiền mặt để thanh toán và sử dụng công cụ ngân hàng, bằng cách đó kinh doanh vàng sẽ trở nên nhẹ nhàng và có thể kiểm soát được."       
TS Lê Đăng Doanh trình bày quan điểm rằng mọi cải cách sắp tới đây phải phù hợp với kinh tế thị trường và thể hiện sự công khai minh bạch, bất cứ những quyết định nào tạo ra lợi ích nhóm, hoặc chỉ định những quyền không công khai thì theo ông là không có lợi cho việc thu hút nguồn vàng 500 tấn trong dân đưa vào nền kinh tế.  
Qua các phương tiện truyền thông chính phủ Việt Nam đã bày tỏ quyết tâm xóa bỏ thị trường vàng miếng tự do, nhưng Hiệp hội Kinh doanh vàng cho đến ngày 15/3 chưa được tham gia ý kiến vào dự thảo nghị định cũng như lộ trình thực hiện sắp được Ngân hàng Nhà nước trình chính phủ.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


__._,_.___
Recent Activity:
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
He^. tho^'ng chuye^~n tin tu*'c/ta`i lie^.u trung thu*.c lie^n quan ve^`tu*. zo To^n Gia'o/tu* zo Nha^n Quye^`n cho Vie^.t Nam
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
.

__,_._,___

# Công An Gie^'t Dân

Công An Giết Dân:
 
 
 
# Thông Báo Đặc Biệt Về Vụ Trung Tá Công An Đánh Chết Dân

Mong rằng qúy anh chị em trong và ngoài nước hãy gọi chia buồn, phúng điếu, và giúp đỡ đến với gia đình của ông Trịnh Xuân Tùng, qúy vị có thể liên lạc với chị Trịnh Kim Tiến với số điện thoại 0947526256.

Xin nói rõ, hiện tại, đang viết bài này, xác anh Tùng vẫn còn ở bịnh viện Việt Đức. Mối lo của Nhà cầm quyền không dám trả xác lại cho gia đình, vì có thể sẽ có một đám táng vĩ đại nếu gia đình nhận xác.
Mong qúy anh chị em ở chung quanh khu vực Hà Nội và tất cả vùng phụ cận hãy tìm mọi cách để đến thăm gia đình nạn nhân tại số 525 Trần Khát Chân, Hà Nội, để chia sẻ nỗi đau thương của gia đình nạn nhân.
Sự quan tâm của tất cả qúy anh chị em cũng có nghĩa là chúng ta cùng lên án những hành động dã man của công an, đặc biệt là tên trung tá Nguyễn Văn Ninh, nhất quyết đòi công lý cho nạn nhân.

Chúng ta hãy cùng tham dự đám tang của anh Trịnh Xuân Tùng nếu có dịp
, xin đừng bỏ qua, vì sẽ đến lúc chúng ta là nạn nhân của công an. Năm ngoái thôi, đã có 15 người dân đã bị công an đánh chết ngay tại cơ sở công an.


Ngày 12 tháng 3 năm 2011
Xin phổ biến tự do

LM Nguyễn Văn Lý nói chuyện với RFA sau thời hạn 15-3


2011-03-15

Ngày 15 tháng 3 năm 2011, lệnh tạm tha linh mục Nguyễn Văn Lý, từ nhà tù trở về Nhà Chung ở Huế để trị bệnh, đã hết hạn.

RFA File Photo

LM Nguyễn Văn Lý tại Tổng Giáo Phận Huế tháng 3/2010.

 

Vị lãnh đạo tinh thần kiên cường này có bị đưa trở  lại trại giam hay không, ông sẽ hành xử ra sao một khi bị đưa trở lại chốn lao lý?

Tiếp tục đấu tranh

Đỗ Hiếu: Thưa Linh mục, bây giờ là tối ngày thứ ba, 15 tháng 3 năm 2011, lệnh tạm tha Linh mục về Nhà Chung để trị bệnh đã chấm dứt, Linh mục có nhận được thông báo gì về việc Nhà nước có thể đưa Linh mục trở vào trại giam không?

LM Nguyễn Văn Lý: "Không có thông báo chính thức đó, bà phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao nói theo nguyên tắc, nếu sức khỏe đã khả quan thì linh mục Lý sẽ trở lại nhà tù, thực sự sức khỏe có khả quan đâu? Đó là kiểu nói khôn khéo, che giấu ý định gì đó của họ, chưa hề thông báo gì cả. Có những tin đồn từ công an nói ra với dân, thì tôi đã bị bệnh nằm liệt một chỗ, rồi tôi bị đau tâm thần, viết nói những điều hoang tưởng, tất cả những bản văn mà tôi phổ biến do người khác viết, coi như tôi bị bất lực, nằm một chỗ. Họ cũng nói sẽ vào phòng của Cha Lợi và của tôi để tịch tu máy móc, hôm qua. Riêng ngày hôm nay thì họ đưa tin cho giới xe thồ, xe ôm, là họ sẽ đưa tôi đi vào lúc 11 giờ trưa, tất cả đều là tin huyền hoặc hết."

Đỗ Hiếu: Sinh hoạt bên ngoài Nhà Chung có gì khác thường mấy hôm nay không, thưa Linh mục?

Tôi đã sẵn sàng, tôi có một bộ áo, mũ trắng, khăn trắng, với các câu khẩu hiệu "Đa nguyên, Đa đảng là bền vững", chống giặc Tàu.

LM Nguyễn Văn Lý

LM Nguyễn Văn Lý: "Họ có bao vây Tòa Giám mục đông hơn, có đưa xe các loại án ngữ các ngõ đi vào thành phố Huế, những đường dẫn tới Nhà Chung. Nghe dân nói, những xe này mang biển số của Bộ Công an Hà Nội, tất cả đều xảy ra bên ngoài Nhà Chung. Từ đây cho đến 9 giờ rưỡi tối là thời gian Nhà Chung đóng cửa, nếu họ muốn đưa tôi đi thì họ sẽ đưa trong khoảng thời gian chưa tới 3 tiếng đồng hồ nữa thôi, còn nếu họ không giải quyết, có lẽ họ sẽ để lấp lửng, không đọc lệnh gia hạn cho ở bên ngoài, cũng không đọc lệnh giam trở lại, để tôi có một án treo mơ hồ, không có hướng giải quyết gì cả."

Đỗ Hiếu: Linh mục có chuẩn bị tư tưởng và hành trang gì để bị họ đưa trở lại nhà tù không?

LM Nguyễn Văn Lý: "Tôi đã sẵn sàng, tôi có một bộ áo, mũ trắng, khăn trắng, với các câu khẩu hiệu "Đa nguyên, Đa đảng là bền vững", chống giặc Tàu, còn sau lưng thì có khẩu hiệu đòi hỏi phải có đa nguyên, đa đảng, câu khác là "Đa nguyên hay là tàn lụi". Tôi sẽ mặc bộ đồ này, tay cầm Lá Thiên Tuế để tiếp đón phái đoàn, và họ vào tôi sẽ mời họ ngồi nghe tôi trình bày về kế hoạch chống giặc Tàu, yêu cầu họ nghiêm túc, nếu còn tự coi mình là người Việt Nam thì phải ủng hộ tôi. Nhiều lần tôi đã lên tiếng với công an cũng như nhân viên của nhà nước từng đến thăm tôi, rằng nếu các ông không ủng hộ tôi, lương tâm sẽ cắn rứt, lịch sử sẽ đào thải, con cháu sau này sẽ nhục nhã. Các ông ủng hộ tôi nhưng chưa cần ủng hộ công khai lúc này, trước cơ quan để lấy tiền lương nuôi vợ, nuôi con, nhưng phải âm thầm ủng hộ tôi."    

Đỗ Hiếu: Lời kêu gọi đó của Linh mục có được họ lắng nghe và chấp nhận không?

LM Nguyễn Văn Lý: "Tất cả nhân viên công an, nhân viên tòa án, nhân viên phường đều nghiêm túc ngồi nghe, không hề cãi lại. Tôi đã đưa những bài viết của tôi rất rõ ràng, đanh thép, ví dụ như những vụ kiện về chuyện bán nước, các lời chứng của tôi, như người đấu tranh cho dân chủ phải ưu tiên làm gì, tôi đều đưa cho họ đầy đủ để nghiên cứu.  Tôi thấy họ nghiêm túc, hôm nay tôi cũng đón tiếp họ như thế. Tôi sẽ nói cho họ biết, vào trại giam tôi vẫn tiếp tục đấu tranh chống giặc Tàu, đấu tranh dân chủ cho Việt Nam, bao lâu tôi còn thở là tôi vẫn còn nói lên điều này."

Đỗ Hiếu: Thưa Linh mục, có một câu nói mà ai từng ở tù, nhất là tù cộng sản cũng biết là " Nhất nhựt tại tù, Thiên thu tại ngoại" trong tình trạng sức khỏe hiện giờ, đời sống trong trại giam sẽ ảnh hưởng và khiến bệnh tình trầm trọng hơn, Giáo hội và người thân của Linh Mục có quan ngại điều này không?

LM Nguyễn Văn Lý: "Họ đưa đi đâu là quyền của họ, gia tộc của tôi và Giáo hội không quan tâm nữa, vì đã có thiện chí khi họ cần có một giải pháp không muốn để tôi trong trại giam nữa, gia đình và Giáo hội đã đưa tôi về đây rồi. Lúc đó, giả như họ hỏi tôi, tôi cũng khước từ, không ra trại giam với cái án lơ lửng như vậy đâu, vì họ làm việc với gia đình tôi nên gia đình tôi nói thôi cứ đưa tôi về điều trị đã. 

chaLy-b250.jpg
LM Nguyễn Văn Lý được tạm tha một năm để chữa bệnh. Ảnh chụp tại Tổng Giáo Phận Huế tháng 3/2010. RFA file Photo.
Lần này Giáo hội và gia đình tôi không quan tâm nữa để cho họ tự điều trị. Gia đình cũng như giáo hội chỉ đi thăm mà thôi, tất cả các loại thuốc men tôi đều khước từ hết, trong trại giam tôi vừa khước từ điều trị vừa tuyệt thực, kéo dài bao lâu khi sức tôi còn chịu được, để phản đối. Gia đình tôi cũng biết rằng, giam giữ tôi trong điều kiện như vậy, tức là nhà nước phiêu lưu, họ sẽ giam một bộ xương khô. Gia đình tôi sẽ nói cho họ biết nếu tôi qua đời ngày nào thì buộc họ phải thông báo cho gia đình tôi rõ, còn đau yếu như thế nào thì nhà nước sẽ chịu trách nhiệm. Tôi sẽ đặt họ vào cái thế rất là khó xử, giam tôi là một con người có thể bị đột tử bất cứ khi nào, có thể bị bại liệt hoàn toàn. Họ phải chuốc lấy một áp lực rất mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, họ muốn phiêu lưu như vậy thì cứ đưa đầu vào cái bẫy mà tôi đã giăng ra sẵn, và bẫy sẽ sập. Khôn ngoan nhất  là họ cứ để tôi lại ở đây bình thường, mặc dầu vậy sẽ chứng tỏ là họ suy yếu lắm, thà chấp nhận mình bị coi là suy yếu còn hơn là bị quốc tế coi là mình thiếu khôn ngoan, chẳng có giải pháp thứ ba nào khác cho họ."  

Đỗ Hiếu: Những tổ chức nhân quyền quốc tế, Ủy hội quốc tế về tự do tôn giáo Hoa Kỳ và mới đây thượng nghị sĩ Barbara Boxer của bang California, cùng các đồng viện thuộc hai đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ đã trực tiếp can thiệp với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết để linh mục được hoàn toàn tự do, linh mục có đón nhận những thông tin này không?

Tất cả các loại thuốc men tôi đều khước từ hết, trong trại giam tôi vừa khước từ điều trị vừa tuyệt thực, kéo dài bao lâu khi sức tôi còn chịu được, để phản đối.

LM Nguyễn Văn Lý

LM Nguyễn Văn Lý: "Xin cám ơn, tôi có nhận được và tiện đây, qua ông Đỗ Hiếu và đài RFA, xin cho tôi được kính gởi lời cám ơn bà Barbara Boxer, rồi các thượng nghị sĩ, dân biểu khác đã quan tâm, có nhiều vị nổi tiếng đã đến thăm tôi trong nhà tù, như thượng nghị sĩ Sam Brownback, dân biểu Christopher Smith cũng đến tận phòng tôi thăm. Xin cám ơn tất cả quý vị, không phải chỉ có  11 vị vừa mới ký văn thư vừa rồi mà trước đây cũng đã có 37 vị thượng nghị sĩ, dân biểu quốc hội Mỹ khác cũng đã có lên tiếng can thiệp cho tôi." 

Đỗ Hiếu: Thưa Linh mục, tuyệt thực trong trại giam, nếu bị bắt lại, có thể nguy hiểm đến tính mạng và một khi đã nằm xuống thì công cuộc vận động cho tự do, dân chủ cũng sẽ bị bỏ dở, linh mục có nghĩ đến điều đó không?

LM Nguyễn Văn Lý: "Tôi rất ý thức những việc tôi làm, sở dĩ nói rằng tôi tuyệt thực từng đợt là vì giáo lý của Giáo hội Công giáo không cho phép tôi liều lĩnh, tuyệt thực ở đây là dùng một biện pháp của người đấu tranh bất bạo động, không có nghĩa là tự mình đi tìm cái chết. Tùy theo sức khỏe của tôi, tôi từng tuyệt thực đến 36 ngày đêm, là cao nhất, còn những đợt khác thì tôi tuyệt thực trên hai chục ngày. Dần dần, sức khỏe tôi yếu, tuyệt thực được 15, 17 ngày, gần đây nhất chỉ tuyệt thực được năm ngày thôi. Tuyệt thực trong tình trạng của tôi là rất nguy hiểm, có thể đột tử, bại liệt toàn thân. Sự nghiệp đấu tranh cho dân tộc của tôi, thì cũng còn bao nhiêu người tài giỏi, có khoảng 90 triệu người Việt, trong nước và khắp nơi trên thế giới, sự nghiệp này tôi xin trao phó cho chín chục triệu người dân Việt Nam. Phần tôi, tôi đã châm ngòi lửa, hiện giờ lửa đã cháy rồi, nhiệm vụ châm ngòi của tôi đã châm xong, có thể hướng dẫn thế nào cho ngọn lửa cháy như thế nào cho hiệu quả hơn mà thôi." 

Đỗ Hiếu: Xin cám ơn linh mục Nguyễn Văn Lý, cầu chúc linh mục may mắn, bình an và mạnh khỏe.

Theo dòng thời sự:


Nhật đối diện thảm họa rò rỉ phóng xạ


2011-03-15

Sau động đất và sóng thần người dân Nhật Bản đang đối diện với một thảm họa mới có thể xảy ra đó là rò rỉ phóng xạ từ các vụ nổ nhà máy điện hạt nhân.

AFP photo

Hình chụp nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima bị hư hại vì trận động đất hôm 12/03/2011.

Mặc Lâm phỏng vấn Tiến Sĩ Nguyễn Đình Đăng, đang làm việc tại viện RIKEN, Viện nghiên cứu Lý-Hóa hàng đầu thế giới tại Nhật Bản để biết thêm chi tiết. 

Mặc Lâm: Thưa TS, là người đang sống và làm việc tại Nhật ông có thể kể lại những gì ông chứng kiến trong vài ngày qua, trong thảm họa động đất và sóng thần tại đây hay không?

Nguyễn Đình Đăng: Ở Tokyo tôi thấy một tòa nhà lớn cạnh đài truyền hình nằm bên bờ vịnh Tokyo bốc cháy và ngay trên TV nó lan ra nhanh như thế nào và khói đen nó che cả bầu trời. Tại Iwate là nơi gần trung tâm động đất, cách Tokyo khoảng hơn 240 cây số sóng thần dâng lên cao tới 10 mét trông như một trận đại hồng thủy rất khủng khiếp, hơn tất cả những gì tôi thấy trong phim Holywood.

Mặc Lâm: Là một chuyên gia về vật lý ông nhận xét thế nào về vụ nổ tại tỉnh Fukushima? Theo ông thì Nhật sẽ phải đối phó với những gì tiếp theo sau đó?

Nguyễn Đình Đăng: Trước hết tôi xin phép được cải chính ngay là hai vụ nổ tại Fukushima cách Tokyo 240 Km không phải là nổ nhà máy điện hạt nhân. Ở trong nước tôi thấy báo chí chạy cái tít là nổ nhà máy điện hạt nhân thì nghe kinh khủng quá! Thực chất là nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima nó có hai tổ hợp mỗi tổ hợp có ba lò phản ứng. Vụ nổ thứ nhất xảy ra váo chiều thứ Bảy 12 tháng 3 tại tòa nhà bao bọc lò phản ứng số 1 còn vụ nổ thứ hai thì xảy ra vào sáng nay, Thứ Hai ngày 14 tháng 3 tại lò phản ứng số 3.

Cả hai vụ nổ này xảy ra do khí Hydro thoát ra từ lò do vỏ bọc các thanh nhiên liệu trong lò bị hỏng vì nhiệt độ quá cao gây phản ứng thoát ra khí Hydrogen. Khi Hydrogen kết hợp với Oxygen trong khí quyển thì nó tạo ra phản ứng cháy và vì thế làm nổ tung bức tường và mái của tòa nhà này. Tòa nhà này chỉ có tác dụng che mưa nắng cho lò phản ứng khỏi mưa gió mà thôi chứ còn không có cái lò phản ứng nào bị nổ cả.

Trước hết tôi xin phép được cải chính ngay là hai vụ nổ tại Fukushima cách Tokyo 240 Km không phải là nổ nhà máy điện hạt nhân. 

TS Nguyễn Đình Đăng

Ngay sau hai vụ nổ người ta thấy các nguyên tố phóng xạ lại giảm đi so với trước. Mật độ phóng xạ không tăng lên. Vào sáng Chủ Nhật phóng xạ bên ngoài nhà máy hơn 1.000 microsieverts, tức là hơn gấp đôi mức bình thường cho phép trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên một giờ sau thì con số giảm xuống còn 70 microsieverts thôi. Có 200 ngàn người dân đã được sơ tán ra khỏi khu vực cách xa từ 20 Km.

Hiện nay việc khó nhất của chính quyền và người trách nhiệm thì họ phải làm cách nào đó làm lạnh các lò phản ứng. Người ta đã bơm nước làm nguội lò số 1 và số 3. Đây là biện pháp cuối cùng vì khi làm việc này thì kể như những lò phản ứng này sẽ vĩnh viễn đóng cửa. Nước Nhật đã ban bố tình trạng hạt nhân khẩn cấp và ngày hôm nay họ đã ban bố lịch cắt diện luân phiên trên toàn vùng Kanto.

Tâm lý người dân

000_Hkg4680639-250.jpg
Lính Nhật đưa người già đến nơi an toàn hôm 12 /3/2011. AFP photo
Mặc Lâm:
 Tinh thần dân chúng đối phó với thảm họa này ra sao?

Nguyễn Đình Đăng: Theo quan sát của tôi thì tôi thấy là tin tức họ cập nhật từng phút trên tất cả các kênh TV liên tục từ thứ Sáu đến giờ. Họ cung cấp cho người dân rất đầy đủ tin tức về động đất. Người Nhật họ rất bình tĩnh, trong lúc khó khăn có thể nói giống như ngày tận thế thì người Nhật bình tĩnh đối mặt với thảm họa và rất lịch sự. Ngay cả trong lúc khó khăn họ vẫn giữ phẩm chất và giữ trật tự, rất tử tế với nhau.

Ở trên TV tôi thấy những người mất nhà mất cửa, có những cảnh rất cảm động ví dụ như những người phụ nữ họ nhận những gói cơm nắm của người cứu hộ đưa cho thì trong bóng tối tôi thấy họ vẫn cúi rạp người xuống cám ơn, mặc dù trong bóng tối không ai thấy hành động này cả.

Mặc Lâm: Còn về phía chính phủ thì sao thưa TS?

Nguyễn Đình Đăng: Từ hôm thứ Sáu đến giờ coi như họ làm việc 24/24. Toàn bộ từ Thủ Tướng đến Bộ trưởng, họ ăn mặc những bộ quần áo bảo hộ lao động, trả lời họp báo. Cứ bật TV lên là thấy họ xuất hiện trả lời các câu hỏi của truyền thông, đưa ra những chỉ thị...nói chung họ làm việc rất tận tụy.

Người Nhật họ rất bình tĩnh, trong lúc khó khăn có thể nói giống như ngày tận thế thì người Nhật bình tĩnh đối mặt với thảm họa và rất lịch sự.

TS Nguyễn Đình Đăng

Mặc Lâm: Người Việt tại Nhật đã phản ứng ra sao sau khi động đất xảy ra?

Nguyễn Đình Đăng: Tôi cũng không được biết nhiều vì ở trong vùng Tokyo và ngay chỗ làm việc của tôi thì có ít người Việt nhưng theo tôi biết thì rất nhiều người Việt đã mua vé máy bay để về Việt Nam tạm thời lánh nạn dịp này, vì vậy vé máy bay từ Nhật về Việt Nam đã bán hết và mua rất khó. Tôi cũng biết có một số người Việt Nam ở tỉnh Fukushima gần nhà máy điện hạt nhân đã di tản an toàn về Tokyo.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Theo dòng thời sự:


Việt Nam dự phòng đối phó động đất ra sao?


2011-03-15

Trận động đất 9 độ Richter và sóng thần sau đó đang gây ra bao thảm họa cho người dân Nhật Bản khiến cho các nước cảnh giác cao độ trước những thiên tai này.

AFP PHOTO / JIJI BÁO CHÍ

Một người đã bị nhiễm bức xạ, được mang đến cấp cứu tại một trung tâm điều trị bức xạ ở TP Nihonmatsu, tỉnh Fukushima, Nhật Bản vào ngày 13 tháng 3 năm 2011, sau khi nổ nhà máy điện hạt nhân do động đất.

 

Tăng cường nghiên cứu

Việt Nam có những đánh giá và chuẩn bị ra sao cho những tình huống động đất và sóng thần xảy ra?

Gia Minh trao đổi vấn đề vừa nêu với ông Lê Huy Minh, giám đốc Trung Tâm Thông tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần thuộc Viện Vật Lý Địa Cầu của Việt Nam. Trước hết ông cho biết những nghiên cứu liên quan lâu nay của Việt Nam trong lĩnh vực vừa nêu.

Ông Lê Huy Minh: Từ sau năm 2004, hoạt động nghiên cứu về động đất, sóng thần của Việt Nam được tăng cường. Việc nghiên cứu những nguồn động đất có thể dẫn đến sóng thần tại vùng bờ biển Việt Nam đã được tiến hành. Theo chúng tôi, hiện có một số vùng nguồn động đất gần Việt Nam mà có thể gây nên sóng thần ảnh hưởng đến vùng bờ biển Việt Nam, trong đó có khuất chìm ở phía tây Philippines . 

Gia Minh: Không phải chỉ ở những vùng bờ biển, mà trong đất liền tại Việt Nam đã có những vụ động đất rồi?

Hiện có một số vùng nguồn động đất gần Việt Nam mà có thể gây nên sóng thần ảnh hưởng đến vùng bờ biển Việt Nam, trong đó có khuất chìm ở phía tây Philippines. 

Ô. Lê Huy Minh

Ông Lê Huy Minh: Tại Việt Nam, từ trước đến nay đã có những trận động đất hơn 6 độ Richter như trận động đất tại Điện Biên hồi năm 1935 với cường độ 6,8; rồi năm 2983 tại Tuần Giáo cũng có trận động đất 6,8 độ Richter. Ngoài ra những trận động đất nhỏ hơn rất nhiều. Trong năm 2010, xảy ra cả chục trận động đất nhỏ hơn 5,5 độ Richter tại khắp các vùng có thể có động đất ở Việt Nam. Các vùng khác như Thanh Hóa, Nghệ An và ngoài khơi bờ biển Việt Nam đều là những nơi có thể xảy ra động đất. 

Gia Minh: Tại Điện Biên, Sơn La, Lai Châu có những công trình thủy điện và tại Ninh Thuận sẽ xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân; vậy đã có những khuyến cáo trong xây dựng để có thể chịu đựng động đất thế nào?

Ông Lê Huy Minh: Khi xây dựng những công trình lớn như nhà máy thủy điện Hoà Bình, Sơn La đều có nghiên cứu về động đất, đánh giá về động đất cực đại tại những khu vực đó để tư vấn cho nhà nước để có nền móng thích hợp. Cũng vậy, đối với việc xây dựng điện nguyên tử sắp đến, Viện Vật lý Địa Cầu phải cung cấp những thông tin về nguy cơ động đất và sóng thần tại vùng đó để bên xây dựng có thiết kế phòng chống hợp lý.

001_GR247484-200.jpg
Bản đồ tâm chấn và khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của trận động đất ở Nhật hôm 11-3-2011. AFP PHOTO.
Gia Minh:
 Thiệt hại do động đất gây ra tại Việt Nam cho đến nay chưa lớn, nhưng vấn đề thông tin, xây dựng đã được thể chế ra sao rồi?

Ông Lê Huy Minh: Sau khi có những trận động đất như thế, chúng tôi đã có báo cáo và khuyến cáo về qui phạm kháng chấn để các công trình xây dựng được chặt chẽ.Từ phía chính phủ Việt Nam đã có những động thái tích cực trong lĩnh vực này  từ năm 2008, nhất là sau trận động đất tại Tứ Xuyên, Trung Quốc. Lúc đó tại Hà Nội, nhiều nhà cao tầng đã bị rung lên khiến nhiều người rất sợ. Chúng tôi có khuyến cáo, sau đó chính phủ đã có chỉ thị xuống Bộ Xây dựng, các cơ quan chính quyền cấp địa phương phải tuân thủ việc kiểm tra các qui phạm kháng chấn của các công trình xây dựng lớn tại Việt Nam.

Công tác tuyên truyền

Gia Minh: Qua trận động đất, sóng thần tại Nhật có lời khen người dân Nhật rất bình tĩnh, vậy công tác tuyên truyền cho người dân ở Việt Nam trong lĩnh vực này ra sao?

Ông Lê Huy Minh: Chúng tôi cũng có tuyên truyền nhất định để người dân có ứng xử cho hợp lý. Chúng tôi nói với 'bà con' xem trên vô tuyến thấy học sinh trẻ em bên Nhật khi động đất xảy ra, các em biết lấy hai tay ôm đầu, không chạy hoảng loạn. Đây là ứng xử cơ bản nhất. Còn nếu đang ở ngoài đường mà xảy ra động đất, nên tránh những nơi có nguy cơ đổ nhà cửa, cây cối …

Gia Minh: Việc kết hợp tuyên truyền với ngành giáo dục ra sao?

Chúng tôi mới ở mức kết hợp với Bộ Tài nguyên- Môi trường, rồi tiến hành những buổi tập huấn cho các địa phương, chứ chưa đưa vào sách giáo khoa trường phổ thông như ở nhiều nước khác. 

Ô. Lê Huy Minh

Ông Lê Huy Minh: Chúng tôi mới ở mức kết hợp với Bộ Tài nguyên- Môi trường, rồi tiến hành những buổi tập huấn cho các địa phương, chứ chưa đưa vào sách giáo khoa trường phổ thông như ở nhiều nước khác. 

Gia Minh: Đối với Việt Nam, khi xảy ra cúm gia cầm đã có những cuộc diễn tập chống cúm gia cầm, còn về động đất đã có diễn tập tương tự chưa?

Ông Lê Huy Minh: Chúng tôi có những đợt tập huấn đặc biệt ở vùng ven biển, nơi có nguy cơ nhiều động đất, sóng thần. 

Gia Minh: Những vùng cụ thể ra sao?

Ông Lê Huy Minh: Theo đánh giá của chúng tôi những vùng như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi là những nơi chịu bão lụt lớn, cũng như nguy cơ về sóng thần nếu như có động đất xảy ra tại khu vực Philippines.Theo tính toán, kịch bản sóng thần tại đó sẽ có độ cao lớn nhất. Trong năm nay, Việt Nam có nhiều hoạt động nhằm giúp ngăn chặn những điều gọi là thảm họa liên quan đến rủi ro tự nhiên, ví dụ xây dựng 10 trạm báo động. Trên những tháp báo động có đặt còi, đèn báo động… để khi có động đất, sóng thần, bão lũ thì có thể thông tin nhanh nhất từ các trung tâm (Trung Tâm Phòng chống lụt bão Trung ương, Viện Vật Lý Địa cầu). 

Gia Minh: Cám ơn ông.

Theo dòng thời sự:


Động đất tại Nhật- Cha Lý chờ bị giam lại.


2011-03-16

Nhật Bản đang gặp phải biến cố lớn nhất kể từ Đệ Nhị Thế Chiến khi bị trận động đất dữ dội tới 9 độ Richter hôm thứ Sáu tuần rồi. Tại Việt Nam thì linh mục Nguyễn Văn Lý đã hết hạn tự do tạm, chính quyền có thể bắt ông đem vào tù trở lại.

AFP photo

Sóng thần tàn phá.

Hướng về nước Nhật đau thương

Động đất gây nên sóng thần khiến ít nhất 10 ngàn người thiệt mạng, còn gây trở ngại kỹ thuật làm nổ lò phản ứng nguyên tử, tạo hậu quả lâu dài. Và 30 ngàn người hiện không liên lạc được đang gây quan ngại rằng mức tử vong sẽ lên cao thêm nhiều nữa.
Qua blog Phạm Viết Đào, một cảnh sát người Nhật gốc Việt, anh Hà Minh Thành, mô tả thảm cảnh này:

"...có rất nhiều tu nghiệp sinh và thực tập sinh VN hiện đang làm việc tại khu vực Sendai, chắc chắn chính phủ VN chưa có phương án tìm kiếm hay hỗ trợ nào cho họ…"

cảnh sát Nhật, anh Hà Minh thành

"Chỉ có thể nói là kinh hoàng. Trong 36 năm sống ở Nhật, chứng kiến không biết bao nhiêu lần động đất và thiên tai nhưng lần này với tôi là lần đầu tiên có cảm giác khiếp sợ. Hơn 55 đồng nghiệp cảnh sát, trong đó không ít bạn hữu cùng khoá cảnh sát SS86 của tôi ở Fukushima đã vĩnh viễn ra đi khi họ đi kêu gọi dân chúng di tản khỏi các khu vực bị cảnh báo sóng thần. Hiện tại tôi đang được biệt phái hỗ trợ tại Sendai. Cảnh tượng thật khủng khiếp, so với trận động đất ở Kobe 16 năm về trước thì kinh hoàng hơn rất nhiều. Theo tôi biết có rất nhiều tu nghiệp sinh và thực tập sinh VN hiện đang làm việc tại khu vực Sendai, chắc chắn chính phủ VN chưa có phương án tìm kiếm hay hỗ trợ nào cho họ…"

Tan hoang. AFP photo
Tan hoang. AFP photo

Blogger Hiệu Minh cũng không khỏi "Hướng về nước Nhật", mô tả thảm cảnh này, cùng sự bình tĩnh của người Nhật và sau cùng nêu lên câu hỏi rằng "Người Việt ta làm gì để giúp bạn Nhật?".
Blogger Hiệu Minh cho biết:
"Có lẽ ai cũng nghĩ, Nhật giầu lắm, nền kinh tế thứ 3 thế giới, chẳng cần sự giúp đỡ của người nghèo VN. Nhưng xem tin tức, bạn sẽ biết, sự giúp đỡ to lớn đang đổ về nước Nhật từ khắp thế giới, từ vật chất đến tinh thần, từ nước giầu đến nước nghèo.Nếu bạn đi trên những con đường cao tốc, những cây cầu hiện đại như Thanh Trì, cầu treo Bãi Cháy, thì hãy nghĩ, một phần trong đó được đồng bào phía Bắc Nhật Bản đóng thuế. Họ cho chúng ta vay để phát triển. Rất nhiều người chưa bao giờ đặt chân đến Việt Nam và có thể không còn cơ hội nào nữa. Trước mất mát của họ, bạn biết rõ cần phải làm gì.
Trung Đông nằm ở rốn các giếng dầu. Đó là đô la, vàng, nhưng cũng là mầm mống của xung đột. VN nằm ở rốn các cuộc chiến tranh. Nước Nhật nằm ở rốn của các trận động đất và sóng thần. Khó mà biết đất nước nào bất hạnh hơn....

Đóng góp tiền bạc, vật dụng quan trọng, hay tham gia cứu trợ là thiết thực nhất
blogger Hiệu Minh

Đóng góp tiền bạc, vật dụng quan trọng, hay tham gia cứu trợ là thiết thực nhất. Nếu có chỗ nào quyên góp thì bạn hãy dừng lại nghe ngóng. Không có điều kiện thì đừng nghĩ đó không phải là việc của mình. Sự thờ ơ sẽ giết cả tâm hồn chúng ta. Có một việc làm rất dễ. Gửi email, gọi điện hỏi thăm bạn hay đồng nghiệp Nhật hay đồng bào Việt ta bên đó. Nếu không có người quen, hãy xem tin tức về nước Nhật, hướng về những nơi đang chịu mất mát, cầu chúc cho họ vượt qua nỗi đau.
Thử tưởng tượng, một hôm nào đó, bạn ở trong tâm chấn, nhà cửa hoang tàn, sóng biển xô vào và cuốn đi tất cả. Có thể bạn còn sống, ở một nơi nào đó, cô độc và nhận ra, chẳng có ai nghĩ đến bạn cả. Tai họa đó còn khủng khiếp hơn nhiều."

Nhìn Nhật, nghĩ đến Việt Nam

Thiên tai thảm khốc tại xứ Phù Tang khiến người ta liên tưởng tới nguy cơ liên quan tiếp tục đe doạ quê hương VN. Qua bài tựa đề " Từ thảm hoạ hạt nhân đe doạ Nhật Bản, nghĩ về nhà máy điện hạt nhân và bể chứa bùng bauxite" được Blog bô-xít VN phổ biến, tác giả Nguyễn Hoàng Hà bày tỏ sự trăn trở này:    
"Mấy ngày qua trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục phát đi các hình ảnh về thảm họa sóng thần đã tàn sát Nhật Bản … Và nay chuyện về nhà máy điện nguyên tử của Nhật vừa bị nổ đã lại làm người dân Nhật và thế giới phải quan tâm hơn. Chắc chắn tin này đã phải làm cho những ai bạo gan đưa ra kế hoạch xây dựng các nhà máy điện nguyên tử ở phía Nam Việt nam và khai thác bauxite ở Tây Nguyên không thể không lạnh gáy. Những cảnh cáo của các nhà khoa học, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Đồng Sỹ Nguyên và của đại đa số nhân dân trong nước và ngoài nước đang được để lên bàn nghị sự tới đây ở Việt Nam.….Tại Việt Nam dù mới chỉ là giai đoạn đầu của việc tiến hành xây dựng công trình khai thác bauxite, dư luận đã cảnh báo về một bể chứa bùn đỏ khổng lồ, một quả bom bùn đổ đầy hóa chất trong tương lai treo lơ lửng trên đầu người dân Tây Nguyên và những vùng rộng lớn thấp dưới khu vực này. Lại nữa, các nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam sẽ được xây dựng ở Ninh Thuận mà trong lịch sử chính biển Phan Thiết năm 1923 đã từng tuôn trào núi lửa. …Người ta tự hỏi liệu ở Việt Nam có thể có động đất ở cường độ 6,3 độ Richter hay mạnh hơn như ở Nhật Bản hôm nay không. Không một ai dám nói là không. Vậy người ta thấy những lời khẳng định về "sự an toàn tuyệt đối" của những nhà hùng biện, cùng là nhà phát minh ra đại kế hoạch bauxite ở Tây Nguyên và các nhà máy điện nguyên tử Việt Nam có thể tin tưởng được hay không?"

Động đất tàn phá. AFP photo
Động đất tàn phá. AFP photo

Giữa lúc đất nước Phù Tang bị thiên tai chiếu cố gần như triền miên như vậy, từ năm 1923 khi động đất đã giết chết 140 ngàn dân Nhật, rồi 1 loạt thiên tai sau đó, cho tới trận động đất ở Kobe hồi năm 1995 khiến khoảng 6 ngàn tử vong, và thiên tai dữ đội hiện giờ như cả thế giới đang theo dõi, thì blogger Hà Văn Thịnh cho biết có một giáo viên Trung học phổ thông hỏi ông rằng vì sao Nhật Bản động đất nhiều đến thế, mức tử vong và thiệt hại nhiều như thế mà họ vẫn giàu, vẫn phát triển. Blogger Hà Văn Thịnh trả lời qua bài tựa đề "Nhục Và Đau", như sau:

Dân ta hồi đó – sau đó không chịu nhục. Dân ta bây giờ chỉ biết thở dài là nhục và đau (?)
blogger Hà Văn Thịnh

"Họ hơn Việt Nam 3 điều. Một, năm 1868, Nhật Hoàng Mushuhito tuyên bố "Thời kỳ học hỏi lâu dài nền văn minh Trung Hoa phải chấm dứt. Kể từ đây phải học hỏi phương Tây để đuổi kịp và vượt phương Tây sau 100 năm". Mushuhito đã bày tỏ quyết tâm không dây dưa với Trung Quốc bằng cách huỷ bỏ âm lịch, dùng dương lịch… Còn chúng ta thì cứ ăn theo, chạy theo, sợ hãi Trung Quốc nên mới ra nông nỗi này. Hai, lãnh đạo của Nhật tuyệt đại đa số luôn vì dân, vì lòng tự hào dân tộc, sẵn sàng hy sinh vì dân, vì nước. Ba, dân Nhật chịu khó, tiết kiệm, có lòng tự tôn và dũng cảm hơn dân ta. Tôi trả lời thế không biết đúng sai thế nào xin các bậc thức giả góp ý. Có thể tôi không đúng hoặc là đúng chưa nhiều, nhưng đừng vì thế mà đổ hô cho tôi là phản động. Những năm 1936 – 1939 dân ta do trí thức vận động đưa hết thỉnh cầu này tới thỉnh nguyện khác cho bọn thực dân và lũ bán nước. 70 năm sau, lại vẫn tiếp tục thỉnh cầu thì đúng quả thật là, lịch sử đang bị đùa giỡn một cách bi hài. Dân ta hồi đó – sau đó không chịu nhục. Dân ta bây giờ chỉ biết thở dài là nhục và đau (?). Thử hỏi, nếu đổi đời rồi mà vẫn còn nhục và đau thì có gì để vui, để tự hào?"

Linh mục Lý đã sẵn sàng

Bước sang những vấn đề trong nước, thưa qúy vị, blog "Nhân quyền-Dân chủ Cho VN" vừa đề cập tới 1 bức thư  từ Huế ngày 13-3-2011 mà LM Nguyễn Văn Lý– tù nhân lương tâm – cho là ông có thể viết lần cuối, qua đó, ông nói lên lời cảm tạ với những ai đã ủng hộ ông và cho biết ông "liên tục hiệp thông mặc áo trắng, ăn chay cầu nguyện cho quốc sự nhằm tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội độc diễn ngày 22 tháng 5 năm nay; chống giặc Tàu và tiến hành giải thể chế độ CSVN; đồng thời thiết lập chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng tại VN". Lời đầu tiên trong thư mà LM Nguyễn Văn Lý gởi cho "đồng bào VN thân yêu trong và ngoài nước", được trình bày như sau:

Cha Lý tại toà tháng 3-2007
Cha Lý tại toà tháng 3-2007

vì sau ngày 15-3 tới đây, có thể tôi không còn điều kiện để lên tiếng với Qúi Vị và Bạn hữu dễ dàng nữa,
LM Nguyễn Văn Lý

"Có thể đây là lần cuối cùng tôi có thể gửi đến Lời Cảm Ơn và Mời Gọi quen thuộc đã được lặp lại 22 lần vào mỗi ngày Chủ Nhật (CN) vì sau ngày 15-3 tới đây, có thể tôi không còn điều kiện để lên tiếng với Qúi Vị và Bạn hữu dễ dàng nữa, khi bị giam giữ một cách nào đó nghiêm ngặt hơn. Xin cảm ơn tất cả thật nhiều."
Và Cha Lý cho biết nếu bị trở lại trong tù, ông sẽ tuyệt thực liên tục nhiều đợt.

Trong ngoài nước đều quan tâm

Trong khi đó nhiều mạng nhật ký, nhất là Nhân quyền-Dân chủ cho VN, có bài đồng loạt kêu gọi VN trả tự do vô điều kiện và ngay lập tức cho LM Nguyễn Văn Lý, cũng như bày tỏ quan ngại cho sức khoẻ của ông.
Qua Blog Dân chủ-Nhân quyền cho VN, 10 nhà lập pháp Hoa Kỳ, kể cả những dân biểu nổi tiếng như Christopher Smith, Frank Wolf, Dana Rohrabacher, Ed Royce, Loretta Sanchez, đồng ký tên trong 1 văn thư gởi Chủ tịch nước VN Nguyễn Minh Triết yêu cầu trả tự do vĩnh viễn và vô điều kiện cho LM Nguyễn Văn Lý, và lưu ý rằng:

chúng tôi trân trọng yêu cầu ông (Chủ tịch nước) bảo đảm rằng Cha Lý tiếp tục không bị tù tội
10 dân cử Hoa Kỳ

"Để tôn trọng quyền con người được quốc tế công nhận và trong tình trạng sức khoẻ suy yếu của Cha Lý, chúng tôi trân trọng yêu cầu ông (Chủ tịch nước) bảo đảm rằng Cha Lý tiếp tục không bị tù tội và chính quyền VN phải công nhận và tôn trọng các quyền con người và tự do của cha Lý và của tất cả nhân dân VN".
Vẫn theo các dân biểu Mỹ thì chính giới cầm quyền VN vi phạm những nguyên tắc căn bản về nhân quyền và ngay cả luật pháp VN khi không cho Cha Lý có luật sư biện hộ hay chính ông tự biện hộ trong phiên toà mà đã kết án ông 8 năm tù cộng 5 năm quản chế.

Bích chương ở San Jose, cảnh Việt Nam đàn áp ngay tại toà.
Bích chương ở San Jose, cảnh Việt Nam đàn áp ngay tại toà.

Cũng blog vừa nói phổ biến bài của ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Human Rights Watch tại Á Châu cho biết tổ chức nhân quyền này thúc giục giới cầm quyền VN trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Cha Lý và huỷ bỏ mọi cáo trạng đối với ông. Theo viên chức nhân quyền này thì Cha Lý phải tiếp tục được tự do và không trở lại lao tù khi ông hết hạn tạm tha để chữa bệnh. Vẫn theo viên chức này thì Cha Lý bị kết án vì niềm tin chính trị ôn hoà, và lẽ ra ông không bao giờ bị đưa ra toà.
Ông Robertson nhấn mạnh rằng VN tiếp tục chối bỏ những quyền tự do căn bản của người dân, cầm tù bất công những nhà hoạt động ôn hoà như Cha Lý. Và, theo ông Robertson, đưa Cha Lý trở lại lao tù thêm 5 năm nữa sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khoẻ của ông.
Trong khi đó, nhiều tổ chức khác, từ Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cho tới Khối 8406…đều lên tiếng tương tự.
Thưa qúy vị, cho tới tối hôm qua, LM Nguyễn Văn Lý vẫn còn ở Nhà Chung thuộc Tổng Giáo Phận Huế, chưa thấy bóng dáng công an hay những quan chức liên hệ tới đưa ông trở lại cảnh đoạ đầy như giới cầm quyền đe doạ gần đây. Điều sau nhất Cha Lý lên tiếng với Đài ACTD như sau:

Sự nghiệp này tôi xin trao phó cho 90 triệu dân VN. Phần tôi, tôi là người xung kích châm ngòi lửa. Hiện giờ lửa đã cháy rồi...
LM Nguyễn Văn Lý

"Sự nghiệp đấu tranh cho dân tộc của tôi thì cũng còn bao nhiêu người tài giỏi, khoảng 90 triệu người Việt khắp nơi – quốc nội cũng như hải ngoại. Sự nghiệp này tôi xin trao phó cho 90 triệu dân VN. Phần tôi, tôi là người xung kích châm ngòi lửa. Hiện giờ lửa đã cháy rồi. Nhiệm vụ của tôi châm ngòi đã châm xong. Nay có thể hướng dẫn để ngọn lửa cháy như thế nào cho hiệu quả hơn mà thôi."
Nhân nói tới cảnh tù đày phi lý và bất công ở VN, có lẽ một trường hợp khác gây nhiều chú ý sẽ bị đem ra xét xử ở Hà Nội vào ngày 24 tháng 3 tuần tới, là tình cảnh của TS luật Cù Huy Hà Vũ. Tuần tới Mục Điểm Blog sẽ trình về vấn đề này.
Mục Điểm Blog xin tạm dừng ở đây. Thanh Quang cảm ơn quý thính giả vừa theo dõi chương trình hôm nay.