THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 May 2011

Hồi ký của bà Ngô Đình Nhu sẽ tiết lộ những gì?

2011-04-27
Tin bà Ngô Đình Nhu, tức Trần Lệ Xuân từ trần vào sáng ngày chủ nhật 24 tháng 4 vừa qua khiến người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới quan tâm.

File photo

Bà Ngô Đình Nhu và con gái Ngô Đình Lệ Thuỷ trên bìa tạp chí Life số tháng 10-1963.


Cuộc đời bà đối với rất nhiều người vẫn còn là một ẩn số lớn bởi sau ngày đảo chính năm 1963 bà đã gần như lui vào sống ẩn dật, không tiếp xúc với báo chí. Người ta đang mong đợi cuốn hồi ký sắp được xuất bản của bà, liệu bà sẽ nói gì trong đó, có những chuyện thâm cung bí sử nào sẽ được tiết lộ? Việt Hà có bài tìm hiểu và tường trình.

Không là cuốn hồi ký thông thường

Sáng chủ nhật 24 tháng 4 năm 2011, ngày Chúa phục sinh cũng là ngày người phụ nữ từng một thời nổi tiếng nhất Việt Nam với nhiều câu chuyện đình đám hư hư thực thực, trút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện ở thủ đô La Mã nước Ý.

Cái chết của bà Ngô Đình Nhu vào thời điểm này đã khiến cho dự kiến xuất bản cuốn hồi ký của bà vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay phải bị hoãn lại vì theo ông Trương Phú Thứ, người chịu trách nhiệm biên soạn và in cuốn hồi ký cho bà, thì còn quá nhiều chuyện chưa rõ ràng mà ông vẫn chưa kịp hỏi bà để có thể biên soạn bản hồi ký theo đúng ý bà.

Người ta mong chờ hồi ký vì người ta chờ xem bà sẽ cải chính là bà không có 17 tỷ mỹ kim hoặc chửi rủa những người giết chồng bà, thì những chuyện đó không có.

Ô. Trương Phú Thứ
Theo ông Trương Phú Thứ, bà Ngô Đình Nhu đã bắt đầu viết cuốn hồi ký của mình từ khoảng 10 năm trước. Bà dự định sẽ tự tay dịch cuốn sách sang tiếng Anh và tiếng Ý sau khi hoàn tất. Bà nhờ ông Trương Phú Thứ là người dịch cuốn sách sang tiếng Việt vì bà muốn mang tư tưởng của mình đến với nhiều người. Nhưng sau đó, một phần vì thời gian viết sách mất nhiều thời gian, một phần được lời khuyên rằng độc giả của cuốn sách sẽ chủ yếu là người Việt, bà đồng ý chỉ xuất bản cuốn sách bằng tiếng Việt.

Ông Trương PhúThứ cho rằng cuốn sách của bà Nhu không thể coi là một cuốn hồi ký thông thường. Ông nói:

"Sách này không phải là một cuốn hồi ký, thông thường người ta hiểu ta hiểu hồi ký là viết về những chuyện trong cuộc đời người ta, chuyện lớn, nhỏ, vui buồn, nhưng cuốn sách này không phải như vậy."

Ông cũng cảnh báo những người tò mò muốn biết những chuyện giật gân sẽ phải thất vọng khi đọc cuốn sách:

"Những người mong chờ những tin giật gân hay cải chính này nọ thì không nên mong đợi sẽ được đọc trong cuốn sách đó. Vì cuốn sách đó là của người viết có những suy tư nó cao và xa hơn những cái mà gọi là hồi ký thông thường. Người ta mong chờ hồi ký vì người ta chờ xem bà sẽ cải chính là bà không có 17 tỷ mỹ kim hoặc chửi rủa những người giết chồng bà, thì những chuyện đó không có, những chuyện đó quá tầm thường, và bà không đứng trong các chuyện như vậy."

Cuốn sách có 3 phần. Phần thứ nhất viết về đời sống tâm linh, những suy tư của bà Ngô đình Nhu trong sự hiện hữu của Thiên Chúa. Phần hai viết về thời thơ ấu và sinh họat gia đình. Phần thứ ba viết về họat động chính trị, và theo nhận định của ông Trương Phú Thứ thì đây cũng chính là phần khiến nhiều người quan tâm nhất.

000_ARP2823704-250.jpg
Bà Ngô Ðình Nhu, tại một cuộc họp báo ở New York, trong chuyến thăm ba tuần tới Mỹ, ảnh chụp ngày 08 tháng 10 năm 1963. AFP PHOTO.
Ngay cả những người đã có một thời gần gũi với bà, nhưng sau này mất liên lạc cũng rất quan tâm đến phần này của cuốn hồi ký. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Lan, vốn từng tham gia phong trào Phụ nữ Liên đới trước kia của bà Ngô Đình Nhu cho biết:
"Tôi chỉ muốn biết bà sống như thế nào, và bà nghĩ về hội phụ nữ như thế nào."

Vốn là một phụ nữ có học, tân thời, và mạnh dạn, bà Ngô Đình Nhu khi còn là đệ nhất phu nhân đã tích cực tổ chức, tham gia các phong trào phụ nữ như phong trào phụ nữ liên đới, đưa ra đạo luật gia đình. Những họat động chính trị tích cực của bà lúc đó không được nhiều người ủng hộ và thậm chí còn bị phê phán. Có người còn cho rằng bà đã vượt mặt tổng thống Ngô Đình Diệm. Bà cũng nổi tiếng bởi những câu nói nặng nề, có phần quá khích sau vụ tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền tổng thống Ngô Đình Diệm.

Tha thứ tất cả

Vậy người đọc cuốn hồi ký có thể thấy được những điểm gì mới trong cuốn sách của bà Nhu? Ông Trương Phú Thứ nói sẽ có và có thể cuốn sách sẽ gây tranh luận:

"Có nhiều cái theo thiển ý của tôi là mới, thì những cái đó đọc giả sẽ được đọc trong cuốn sách. Đương nhiên là bà nói ra những suy tư, tư tưởng, ý tưởng của bà thì sẽ có người đồng ý, có người không đồng ý, vì không phải ai cũng đồng ý với tư tưởng của bà, câu văn lời nói của bà. Chuyện đó là chuyện không thể tránh khỏi."

Ông Trương Phú Thứ cho rằng mặc dù cuốn sách không có các chuyện thâm cung bí sử để người đọc phải giật mình, nhưng lại có thể khiến người ta giật mình về những suy tư của bà Ngô Đình Nhu.

Những suy tư này sẽ được người đọc cảm nhận nhiều nhất trong phần 1 của cuốn sách. Ông Trương Phú Thứ nói:

"Người ta nhìn thấy một con người… nếu theo chữ nhà phật là đã thoát khỏi tham sân si, và sống rất hồn nhiên, bình thản… trong suốt một nửa thế kỷ bà chỉ ở trong một căn phòng rất nghèo nàn, mà bà phải có nghị phi thường thế nào thì bà mới sống đến ngày hôm nay 88 tuổi. còn gặp những người không có nghị lực, không có niềm tin thì tôi nghĩ khó có thể sống đến tuổi như thế."

Bà tha thứ hết, bà tha thứ cả những người cầm súng bắn vào đầu chồng bà chứ đừng nói gì đến những chuyện người ta nói xấu bà, bà không chấp đến, bà tha thứ hết.

Ô. Trương Phú Thứ

Khi tuổi còn trẻ, bà Ngô Đình Nhu đã phải chịu những đau khổ có thể coi là khủng khiếp nhất đối với bất cứ người phụ nữ nào. Đó là chồng bà và anh chồng bị giết trong cuộc đảo chính năm 1963 khi bà và cô con gái cả đang ở Mỹ trong một chuyến thăm ngoại giao. Không lâu sau đó, con gái cả của bà là cô Ngô Đình Lệ Thuỷ bị chết vì tai nạn giao thông ở Pháp.

Bà đã sống những năm tháng cuối đời trong một căn hộ đơn sơ được một nhà hảo tâm ẩn danh tặng, ở trung tâm thủ đô Paris của nước Pháp, trước khi chuyển về Ý sống với gia đình hai người con vào khoảng 3 năm trước, khi tuổi cao sức yếu. Bà đã sống những năm tháng cuối đời lo cho con cho cháu, và chăm chỉ đi lễ hàng ngày. Ông Trương Phú Thứ cho rằng bà đã hạnh phúc trong những ngày cuối đời mình, bởi bà đã hiến dâng mọi sự cho Chúa. Trong bà chỉ còn tình yêu và sự tha thứ. Đó cũng chính là thông điệp xuyên suốt toàn bộ cuốn sách. Ông Trương Phú Thứ nói:

"Bà tha thứ hết, bà tha thứ cả những người cầm súng bắn vào đầu chồng bà chứ đừng nói gì đến những chuyện người ta nói xấu bà, bà không chấp đến, bà tha thứ hết."

Cũng chính bởi vậy mà trong cuốn sách, người đọc sẽ không thấy những tên người đã gây đau khổ cho gia đình bà Nhu được nhắc tới.

Cuốn hồi ký dù chưa được xuất bản nhưng ngoài ông Trương Phú Thứ là người biên soạn, còn có một người khác đã được đọc các trang viết của bà. Đó là cựu sĩ quan tùy viên của tổng thống Ngô Đình Diệm, cựu thượng nghị sĩ Lê Châu Lộc. Ông nói cảm tưởng của mình về cuốn sách chưa hoàn tất:

"Tôi đọc một phần, thì phần lớn bà ghi lại những giây phút suy tư, cầu nguyện của bà cho đến độ tôi nghĩ là như tôi đang đọc một hồi ký của một nữ tu, nhờ đó mà tôi biết bà là một người rất đau khổ, và chỉ có thể hiến dâng sự đau khổ lên thiên chúa thì vơi chút nào chăng."

Theo ông thì cuốn sách có thể rất hữu ích đối với nhiều người phụ nữ Việt nam khác đã và đang phải trải qua nhiều khổ đau cũng như bà Ngô Đình Nhu:

"Có thể hữu ích lắm, đối với những người phụ nữ Việt Nam đã qua những khốn khổ cá nhân, mất chồng, con, hay mất gia đình ngoài biển cả hay ở núi xa thì có thể nó sẽ giúp cho những người phụ nữ Việt Nam ở trong hoàn cảnh đau khổ ở trong nước hay ngoại quốc, thất bát nhiều, thiệt thòi nhiều."

Đến giờ này, cuốn sách mới hoàn tất phần 1 và phần 2. Ông Trương Phú Thứ mới chỉ nhận được một số ít trang trong phần 3 của cuốn sách. Ông cũng không biết bà Ngô Đình Nhu đã viết được hết phần 3 hay chưa. Ông phải đợi thêm vài tuần nữa mới có thể liên lạc với gia đình của bà ở bên Ý để có thể thu thập thêm các trang viết của bà.

Khi được hỏi liệu cuốn sách có thể được xuất bản ở Việt Nam, ông Trương Phú Thứ cho rằng hoàn toàn có thể vì cuốn sách có thể là một cuốn sách bán rất chạy và một nhà xuất bản nào đó ở Việt Nam sẽ muốn in cuốn sách này để bán thu lợi nhuận. Ông cũng không nhìn thấy bất cứ điểm nào gọi là xung khắc về chính trị khiến chính phủ Việt Nam phải cấm cuốn sách.

Người đọc mong chờ cuốn hồi ký chắc cũng sẽ không phải chờ lâu, vì theo lời ông Trương Phú Thứ thì vào khoảng xuân năm 2012 cuốn sách sẽ được chính thức xuất bản. Vì cuốn sách càng sớm được xuất bản thì càng sớm đáp ứng được mong ước của người đã khuất là mang tư tưởng của bà đến với nhiều người Việt nam.

Việt Nam trả lời về vụ nổi dậy của người H’mông

Một viên chức của Việt Nam lên tiếng khẳng định rằng có một số phần tử xấu đã có những hành vi lừa đảo, lôi kéo bằng những luận điệu mê tín và khống chế người dân, bắt phải tham gia tụ tập để đòi hỏi thành lập vương quốc Hmong.
Ông Mùa A Sơn, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Điện Biên nói với Thông Tấn Xã Việt Nam rằng vụ việc này xảy ra trong những ngày vừa qua ở Mường Né. Ông Sơn cũng cho hay vì điều kiện thời tiết xấu, điều kiện ăn ở chỗ tập họp không được vệ sinh nên có một số người bị đau yếu và một em bé chết.

Vẫn theo ông Sơn thì sau khi nghe trình bày, giải thích của các viên chức tỉnh, tình trạng bây giờ đã ổn định, mọi người đã trở về lại nơi cư trú cũ.

Trong khi đó tại Hoa Kỳ, chủ tịch điều hành Tổ Chức Phân Tích Chính Sách Công là ông Philip Smith cho Đài chúng tôi biết hồi tối hôm qua là tin tức mà Tổ Chức ghi nhận được cho hay có 39 người chết và 1 người bị thương nặng sau những vụ đụng độ giữa người Hmong tham gia biểu tình và quân đội của Việt Nam.

Một bản thông cáo mà Tổ Chức này cho phổ biến còn nói là có hàng trăm người mất tích.

Cũng xin được nói rõ là đến giờ này, con số thương vong cũng như trường hợp và con số những người mất tích vẫn chưa có thể kiểm chứng bằng một nguồn tin độc lập khác. Hãng thông tấn AFP cho hay đã xin phép để đến tận nơi đưa tin, nhưng phía chính phủ Việt Nam không chấp thuận.


Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam là Bà Nguyễn Phương Nga cũng nói với hãng thông tấn này là tình hình Mường Nhé đã ổn định.

Trong phần thời sự, chúng tôi sẽ gửi đến quý thính giả cuộc nói chuyện với ông Philip Smith của Tổ Chức Phân Tích Chính Sách Công. Mong quý vị đón nghe.
Bản tin của AFP đánh đi từ Hà Nội và những tin tức mà Đài chúng tôi thu thập được đều nói là có cả ngàn người Hmong biểu tình ở Điện Biên, đòi hỏi được rộng quyền tự trị và tự do tín ngưỡng.

Những nguồn tin khác nhau đều nói là tình hình có lúc rất căng thẳng và đã có những vụ xô xát xảy ra giữa binh sĩ Việt Nam và đoàn người biểu tình.
Hãng thông tấn AFP cũng đã liên lạc với Đại Sứ Quán Hoa Kỳ ở Hà Nội và được thông báo là phía chính phủ Hoa Kỳ đã yêu cầu Việt Nam cho biết câu chuyện xảy ra như thế nào và số thương vong là bao nhiêu.

Một phát ngôn viên của Đại Sứ Quán Việt Nam cũng kêu gọi phía chính phủ Việt Nam và phía người biểu tình tránh sử dụng bạo lực, giải quyết các khác biệt bằng đường lối ôn hòa, theo đúng với luật pháp Việt Nam và những điều căn bản về nhân quyền mà thế giới tôn trọng.

Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do tiếp tục theo dõi vụ này và chúng tôi sẽ gửi đến quý thính giả những tin mới nhất ngay sau khi nhận được.

Công nhân mỏ tố bị tra tấn dã man

Lữ Văn Tới cho biết, do nghi ngờ anh ăn trộm quặng thiếc, một nhóm người đã dùng gậy có gai hành hung, xát muối và mắm tôm... lên vết thương. Cảnh sát xác định, việc anh Tới bị tra tấn là có thật.
> Thêm 3 người bị bắt vì dùng nhục hình thời trung c

Chiều 6/5, tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An)Lữ Văn Tới kể anh làm nghề đào đãi quặng thiếc thuê cho chủ mỏ ở xã Tân Hợp (huyện Tân Kỳ) với mức thù lao 100.000 đồng một ngày. Trưa 3/5, khi đang nghỉ trong lán, anh Tới và một số công nhân bị một nhóm côn đồ và chủ mỏ lôi ra ngoài tra hỏi về việc mất trộm quặng thiếc. Họ đánh đập những người làm thuê.

Anh Tới với những vết đánh hằn trên lưng.

Anh Tới bị đám đông dùng gậy tầm vông có gai phang vào lưng, chân. Theo tố cáo, anh còn bị họ đốt nilon rồi nhỏ những giọt nhựa lên người. "Tôi van xin, đồng thời khẳng định không ăn trộm nhưng họ vẫn không dừng tay", bệnh nhân 37 tuổi kể lại.

Người đàn ông này nói, trong lúc hành hung anh đám đông còn dùng muối, nước mắm, mắm tôm chà xát vào vết thương. "Họ cầm vòi nước xịt vào mặt tôi cho tỉnh rồi lại tiếp tục đánh và tra hỏi: 'Mày có khai không, không khai tao đánh tiếp'", anh Tới nói.

Khi Tới không còn sức phản kháng, họ đưa anh tới trạm y tế xã rồi bỏ đi. Tại đây, người bị thương được cán bộ y tế đưa đến bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ xác định, nam công nhân này bị đa chấn thương phần mềm do bị đánh đập.

Chiều 6/5, Công an huyện Tân Kỳ đã tới bệnh viện làm việc với anh Túc để lấy lời khai.

Thượng tá Dương Thanh Cảnh (Phó trưởng công an huyện Tân Kỳ) cho biết, qua xác minh ban đầu, việc anh Tới bị tra tấn là có thật. "Ông chủ của điểm khai thác quặng mà nạn nhân phản ánh là người đàn ông tên Trúc. Cảnh sát đang truy tìm Trúc và những người đã tham gia đánh anh Tới", ông Cảnh cho biết.

Theo cán bộ công an này, mỏ thiếc của Trúc không có giấy phép hoạt động. Trúc từng bị đưa đi cải tạo do vi phạm pháp luật.

Nguyên Khoa

50.000 USD ủng hộ nạn nhân lốc xoáy ở Mỹ (Sao VN mình giàu vậy ta?)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa giao Bộ Tài chính và Hội Chữ thập đỏ chuyển 50.000 USD tới đại diện phía Mỹ để ủng hộ các nạn nhân trong trận lốc xoáy ngày 27/4.
> Bão lốc tàn phá nước Mỹ làm 159 người chết

Cảnh hoang tàn nơi lốc xoáy đi qua. Ảnh: AP.

Trước đó ngày 29/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi điện tới Tổng thống Mỹ Barak Obama bày tỏ sự cảm thông và gửi lời chia buồn trước thảm họa lốc xoáy lớn nhất Mỹ trong vòng 37 năm qua.

Theo AP, bão và lốc xoáy quét qua các bang Alabama, Mississippi, Georgia và Tennessee hôm 27/4 đã làm ít nhất 159 người chết, trong đó riêng ở Alabama có 128 người.

(Theo Chinhphu.vn)

Ngân hàng giữ hộ vàng không thu phí !!!

TTO - Từ ngày 6-5, Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) sẽ giữ hộ vàng cho người dân có nhu cầu không thu phí.

Loại vàng nhận giữ hộ là vàng miếng SJC rồng vàng 99,99, số lượng tối thiểu là 1 chỉ vàng. Khách hàng không được hưởng lãi trong thời gian nhờ ngân hàng giữ hộ.

Ngân hàng sẽ giữ hộ vàng cho người dân có nhu cầu không thu phí - Ảnh: AH

Hiện nay nhiều ngân hàng khác vẫn trả lãi cho người mua chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng vàng nhưng rất thấp, dao động từ 0,01-1%/năm.

Ngân hàng Việt Á từ 9-5 đến 7-7 tiếp tục phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng vàng nhưng kỳ hạn cao nhất chỉ còn 11 tháng, tổng mệnh giá phát hành là 600.000 chỉ vàng SJC, lãi suất từ 0,5-1%/năm.

Song song đó VietA Bank khuyến khích người gửi vàng trước đây bán số vàng đã gửi tiết kiệm để lấy VND gửi ngân hàng. Ngân hàng sẽ mua vàng với giá cao hơn niêm yết từ 0,35-0,4% so với giá thị trường.

A.H.

Thông Tin Và Đui Mù


Tuổi trẻ Việt Nam quốc nội và hải ngoại tràn ngập trong niềm hân hoan được tiếp cận với mạng lưới thông tin điện toán toàn cầu. Bao nhiêu những bưng bít o bế cuả chính quyền nhà nước cộng sản cũng cảm thấy bất lực trước sự thật sáng rõ như ban ngày cuả nền văn minh thế giới.

Chủ thuyết, lý tưởng, tư tưởng, hoài bão, khát vọng, trung thành, niềm tin… tự nó trở thành những từ ngữ, sáo rỗng, nhạo báng và miả mai. Nhưng người ta vẫn cứ phải cần đến nó để nâng đỡ tấm thân rệu rã mục nát cuả thần tượng Xã hội, xã hội chủ nghiã. Vẫn cần đến nó là những giá trị tinh thần nuôi sống chế độ. Chừng nào đám trí thức còn bạc nhược, dân chúng còn bị đàn áp bưng bít thông tin. Sách lược cao thâm nhất cuả cộng sản là luôn tâng bốc nịnh đầm vuốt ve dân chúng: Anh hùng, bất khuất, thông minh, dũng cảm, trí lược, tài ba… Họ luôn tìm cách đánh vào niềm tự hào, tự trọng, tự ái cuả dân chúng.

Thông tin báo chí, văn chương thơ phú là cái gốc cuả trí tuệ thì lại bị đảng nắm trọn độc quyền. Đảng thải ra tí nào thì dân được hưởng tí ấy. Đảng này  thật sự lại được tuyển chọn từ những đám người làm nòng cốt xuất thân dưới đáy cuả xã hội. Những kẻ vô học đâm thuê chém mướn, những chàng tú tài thi trượt, tầng lớp vô sản lưu manh hoá .Sau nhiều thập kỷ  đảng đã xây dựng được một đội ngũ trí thức rởm, với những mảnh bằng thạc sĩ, tiến sĩ , giáo sư đươc ngồi chai đít du học ở nước ngoài hoặc đào tạo trong nước. Với những kiến thức khoa học, toán, lý, hoá… những người này được biến thành những mẫu người máy để làm việc cho đảng. Còn cái phần hồn, cái ý thức quan trọng để làm người tử tế bình thường có trái tim đa cảm nhân hậu thì bị đảng tẩy não và nhuộm đỏ bằng chủ nghiã Mác Lê Nin. Tuy nhiên cũng có những trí thức tuyệt vời, họ thưà hiểu những mánh lới gian manh thủ đoạn cuả đảng. Họ đi guốc vào trong bụng đảng thì chính họ lại là những con mồi bị  săn đuổi vây bắt cuả  đám công an mật vụ hung hãn dữ rằn. Ví dụ họ gần đây họ đã vu cáo kết tội bỏ tù vô lý luật sư Cù Huy Hà Vũ và ông Vi Đức Hồi là cán bộ cao cấp cuả đảng.

Mấy thập kỷ qua về lĩnh vực văn hoá tinh thần văn chương nghệ thuật bị cầm cố vô cùng. Văn thì khộng nói, vì lưỡi không xương nhiều đường lắt léo. Muốn viết kiểu gì cũng được. Rồi cũng chỉ là mớ giấy vụn, như cơn gió thoảng qua. Nhưng thơ thì lại bị đảng hạ nhục, theo dõi gắt gao. Đơn giản vì thơ dễ nhớ, vẻn vẹn chỉ có vài câu nó được chiu chắt rót ra từ những giọt nước mắt đắng cay cuả tâm hồn. Thơ càng có vần, có nhạc điệu thì lại càng dễ nhớ.Nhất là những bài thơ được làm ra với thủ pháp nghệ thuật cao, được tinh chế hàng ngàn năm cuả đường luật, tứ tuyệt, lục bát, hay song thất lục bát. Đảng rất sợ loại thơ này, vì chính sách ngu dân và để nịnh đầm đám dân chúng trí thức .Bốc thơm cho lòng tự ái và lòng tự hào dân tộc tính. Đảng chủ chương trăm hoa đua nở. Những loạị thơ lá cải giun dế, miễn là biết ca ngợi đảng, ca ngợi lãnh tụ, ca ngợi chế độ thì lại được đề cao. Có khi còn được bơm lên là thơ thần, thơ bác học, là tuyệt đỉnh trên thảm thơ, nhung luạ dân tộc. Thơ không có vần, không có nhạc, nhất là loại thơ tối nghiã, chữ mẹ chửi cha chữ kia thì lại được khuyến khích.

 Đảng lưà dân, lưà thi sĩ vào mê hồn trận cuả ngôn từ sáo rỗng vô nghiã. Càng vô nghiã càng khó hiểu thì mưu kế cuả đảng càng đắc dụng. Nhiều người sẽ lầm tưởng những từ ngữ tối tăm vô nghiã khó hiểu là tác giả ẩn chưá một trí tuệ cao siêu thần bí gì mà ta chưa đạt đưọc. Nhiều người cũng giả bộ ta đây thông thái và viết vài dòng ca ngợi vút đuôi để thoả mãn cái tâm linh nghèo nàn muốn trỗi dậy cuả mình. Loại thơ viết như văn, không có vần, vô nghiã, chung chung thì được khuyến khích.Coi như như là sự tiến bộ hội nhập với trào lưu văn chương thế giới. Lưu  manh ma cô, ngu dân hoá đến thế là cùng. Thơ viết như văn khó nhớ, dù muốn có phê phán chế độ, phê phán đảng thì như nước đổ lá khoai, đọc một lần là quên ngay.

Tâm lý mọi người ai cũng muốn trở thành nhà thơ, muốn được gọi là thi sĩ. Con đường là thi sĩ thực sự thì lắm trông gai. Thà rằng chọn con đường bằng phảng, dễ ăn nhất, thơ không cần suy nghĩ , không cần nghệ thuật cao. Đường luật thì bảo niêm luật phiền phức, các cặp thực luận phải đối được nhau là thứ đồ cổ, hủ nho lạc hậu. Lục bát thì bảo ê a ề à. Tứ tuyệt song thất lục bát thì bảo lạc hậu rồi. Bây giờ tiếp cận văn minh Anh Pháp họ có làm thơ như ta đâu. Tám chữ theo nguyên tắc đổi thanh thì bảo gò bó quá, khó khai thông tình cảm cuả mình. Đại để cứ viết loạn xị, miễn có nội dung ca ngợi tâng bốc cho đảng độc tài là đưọc rồi. Thối thành thơm, dưa khú nhai lâu cũng thấy bùi.

Mấy thập kỷ qua đảng đã thành công trong chính sách ngu dân, về lĩnh vực văn chương thi phú. Càng ngu càng dễ trị. Bởi vì theo cách nghĩ nôm na i tờ thất học cuả đảng: Dân chúng nó biết suy tư, biết yêu nghệ thuật, bộ óc chúng nó càng phát triển cao, trình độ thẩm mỹ nó cao thì nó sẽ khôn dần lên khó trị. Đưa chúng nó vào cái trò văn chương thơ phú đơn giản, bốc cho chúng nó phổng mũi lên, con cháu chúng nó tâm hồn nghèo nàn què quặt thì quyền hành bổng lộc cuả đảng càng chắc ăn hơn.  Lúc sinh thời cố giáo sư học giả Vũ Ký đã từng nói: Trong các quyền tư do thì quyền tự do thông tin báo chí là quan trọng nhất. Cho nên mỗi khi có binh biến đảo chính thì người ta bao giờ cũng chiếm các cơ quan thông tin báo chí, các đài phát thanh truyền thanh và truyền hình. Một nhà nước thực sự tự do dân chủ sẽ nhờ các kênh thông tin báo chí tự do để nhanh chóng điều chỉnh hoạch định các kế hoạch chính sách như tiền lương, giá cả, chống lạm phát v. v…

Ngăn chặn thông tin, cấm tự do báo chí thì chỉ có ở Việt Nam mới có, đảng vưà bịt mắt dân và vưà bịt cả mắt mình luôn. Đảng muốn dân ngu để trị thì cái ngu lớn nhất vẫn là đảng.

6.5.2011 Lu Hà

3
1
 
Rate This

Hợp lòng quan


07/05/2011 16:47:17
Quan là đầy tớ của dân, dân đói mà đầy tớ của dân lo sắm xe đời mới, đổi xe đời cũ làm sao được. Làm gì cũng phải ngó trước ngước sau xem có hợp lòng dân không rồi hẵng làm.

TIN LIÊN QUAN

Mũm Mĩm đi làm về, tự nhiên lăn đùng ra giường nằm im như chết. Ngu Ngơ thấy lạ mới mon men tới gần, nói Mũm Mĩm em ơi, làm sao thế. 

Mũm Mĩm uể oải ngồi dậy, nói chán, chán lắm anh ạ. Ngu Ngơ nói em chán gì, chán ăn à, hay là ốm nghén. 

Mũm Mĩm lườm Ngu Ngơ, nói nghén với chả nghẽo, đầu óc anh tối mò, lúc nào nghĩ lởn vởn mấy chuyện linh tinh. Ngu Ngơ cười khì, nói thế thì làm sao. 

Mum Mĩm thở hắt ra, nói đang vui vẻ tự nhiên đọc cái tin Bộ Tài chính dự thảo quy chế quản lý và sử dụng xe ô tô cho lãnh đạo mà buồn thối ruột. Đang khi lạm phát ầm ầm, giá cả tăng hơn ngựa phi nước đại, các quan lại được tăng tiền mua ô tô. Rõ chán.

Ngu Ngơ vỗ vai Mũm Mĩm, nói tưởng chuyện gì chứ chuyện đó có gì mà chán. Giá cả tăng thì giá ô tô cho lãnh đạo cũng phải tăng chứ sao. Thấy các quan có ô tô sang không mừng thì thôi, sao lại chán?

Em đừng có kêu ca kẻo người ta lại bảo mình ghen ăn tức ở, trâu cột ghét trâu ăn. Mũm Mĩm vằn mắt lên, nói anh nói gì thế, ghen tị với ai lại đi ghen tị với các quan, có mà dở hơi.

Đất nước đang khó khăn, xe cộ các quan đâu phải loại xe tồi, từ năm sáu trăm triệu đến bảy tám trăm triệu chứ có ít ỏi gì đâu, sao tự dưng lại đòi mua xe đắt tiền hơn? Lại nữa, xe cũ còn chạy ngon lành, thêm cái dự thảo này thế nào các quan cũng sắm thêm xe mới. Đang khi phố chật người đông, từng đó xe đã tắc đường lung tung chưa có cách nào giải quyết, bây giờ lại thêm một đống xe mới nữa có phải khốn không.

Ngu Ngơ lắc đầu xua tay, nói em đừng có lo bò trắng răng. Sắp tới sẽ có luật vào thành phố ngày chẵn phải đi xe số chẵn, ngày lẻ đi xe số lẻ. Nhất định lượng xe tham gia giao thông sẽ giảm đi một nửa. 

dự thảo quy chế quản lý và sử dụng xe ô tô phục vụ công tác trong các cơ quan, doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính.
Dự thảo quy chế quản lý và sử dụng xe ô tô phục vụ công tác trong các cơ quan, doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính đang gây tranh cãi

Mũm Mĩm chắp tay vái Ngu Ngơ, nói Ngơ ơi là Ngơ, Ngơ đúng là ngơ. "Lượng xe tham gia giao thông sẽ giảm đi một nửa", hoang đường. Biển số giả tăng lên gấp đôi thì có. Với cả luật chẵn lẻ đó khuyến khích các quan các quan đua nhau sắm hai xe, xe số chẵn và xe số lẻ, thế là xe tham gia giao thông tăng hay giảm, hả hả?

Mũm Mĩm càng nói càng giận. Ngu Ngơ cười to, nói anh chọc chơi anh vậy thôi chứ anh đang chán đến tận cổ đây này.  Đang khi báo chí đưa tin ở Thanh Hóa có 240 ngàn người đang đói. 240 ngàn người nhé chứ không phải 24 người đâu. Cả nước đang lo cho dân Thanh hóa, Nhà nước cũng ra sức cứu đói cho dân thì Bộ tài chính lại lo chuyện sắm xe cho lãnh đạo. Giả dụ việc đó là cần thiết là đúng đắn thì cũng phải biết thời điểm nào mình làm, thời điểm nào thì không. 

Nhà hàng xóm có tang, mình cũng phải lo tắt nhạc đi. Hàng xóm thiếu bữa mình muốn ăn gân hươu yến sào cũng phải kin kín, tốt nhất là đợi hàng xóm khá lên rồi mình muốn ăn gì thì ăn. Chứ cứ ngông ngáo, thể nào không bị củ đậu bay cũng bị ăn chửi.

Mũm Mĩm gật đầu cái rụp, nói phải lắm phải lắm. Quan là đầy tớ của dân, dân đói mà đầy tớ của dân lo sắm xe đời mới, đổi xe đời cũ làm sao được. Làm gì cũng phải ngó trước ngước sau xem có hợp lòng dân không rồi hẵng làm.

Ngu Ngơ cười hi hi hi, nói đợi hợp lòng dân thì đến mồng thất cũng không có xe mới. Chỉ cần hợp lòng quan là quyết. Quyết quyết quyết! 

Nguyễn Quang Lập

CPPA đưa ra thông tin mới về vụ nổi dậy của người H’mông (39 người được xác định đã thiệt mạng)

Gia Minh, biên tập viên RFA
2011-05-06
Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, tại thủ đô Washington, cung cấp những thông tin mới nhất về vụ biểu tình của người H'mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Photo courtesy of giadinhtoi.vn
Người dân tộc thiểu số H'mông, ảnh chỉ mang tính minh họa.
Vụ biểu tình của hằng ngàn người dân tộc thiểu số H'mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên từ ngày 30 tháng tư đến nay vẫn là một đề tài thu hút chú ý của công luận quốc tế; khi mà thông tin không được chính quyền Việt Nam công khai và điạ phương được nói xảy ra biểu tình đang bị phong tỏa 'nội bất xuất, ngoại bất nhập'.

Đàn áp người biểu tình ôn hòa

Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, tại thủ đô Washington là một trong những nơi đưa ra tin tức về cuộc biểu tình được cho là lớn và đang bị đàn áp đó.
Gia Minh hỏi chuyện ông Philip Smith, giám đốc điều hành của CPPA, vào chiều ngày 6 tháng 5 vừa qua, và được ông cung cấp những thông tin mới nhất như sau:
Chính quyền Việt Nam muốn che giấu sự thật đối với nhiều người. Sự thật đó là người dân tộc Hmông rất nghèo khó, dù họ vẫn luôn tự hào trước hết và trên hết là người Việt Nam.
Ô. Philip Smith
Ông Philip Smith: Theo những nguồn tin của chúng tôi tính đến hôm nay có 39 người được xác định đã thiệt mạng, một người khác bị thương nặng…
Gia Minh: Ông có thể cho biết vì sao đến lúc này những người dân tộc thiểu số Hmông lại có một cuộc biểu tình lớn như thế?
Ông Philip Smith: Theo tôi quá nhiều bất bình dồn nén lại vì ở Việt Nam trong quá trình phát triển những nơi khác tại Việt Nam nhận được tăng trưởng, sung túc đáng kể; nhưng tình hình này lại không có được ở tỉnh Điện Biên. Đó là điều thứ nhất; thứ hai người dân không được tự do bầu lên những người đại diện cho họ. Rồi họ bị trục xuất ra khỏi đất đai của họ, trong khi xuất hiện vô số tình trạng tham nhũng về phiá những thành phần quân đội tiến hành chặt hạ rừng, việc phá rừng bất hợp pháp phá vỡ môi trường, làm hại đất đai của người dân. Một điểm thứ ba nữa là số người Hmông tại vùng đó nay trẻ hơn, ở vào độ tuổi 20, 30.
Họ phục vụ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam đóng ở Lào trong vai trò người phiên dịch cũng như trong những đơn vị đặc biệt với nhiệm vụ truy lùng chính những bà con của họ chạy trốn trong rừng … Họ chứng kiến những cảnh tượng hãi hùng giết chóc chính những đồng bào của họ, từ họ họ trở nên bất mãn, căm phẫn… và nhiều người trở về Việt Nam kể lại những chuyện tai nghe mắt thấy. Họ là những người trong số tham gia biểu tình đó chống lại chính sách đó.
Gia Minh: Vào ngày 5 tháng 5, phát ngôn nhân Việt Nam tuyên bố rằng lúc này truyền thông nước ngoài chưa thể đến khu vực Mường Nhé theo như yêu cầu của hãng thông tấn AFP, ông thấy vì sao?
Ông Philip Smith: Đây là vấn đề của chính quyền cộng sản Việt Nam tại Hà Nội. Họ từ chối không có truyền thông nước ngoài đến tại khu vực nơi đang có những vi phạm nhân quyền, nơi có những cuộc biểu tình ôn hoà. Chính quyền Việt Nam cố tình kiểm soát tin tức, thông tin nhằm duy trì quyền lực chính trị của họ.
Map-Muong-Nhe-DienBien-RFA-Google250
Bản đồ Mường Nhé, Điện Biên . Graphic RFA/Google Map.
Chính quyền Việt Nam muốn che giấu sự thật đối với nhiều người. Sự thật đó là người dân tộc Hmông rất nghèo khó, dù họ vẫn luôn tự hào trước hết và trên hết là người Việt Nam. Nhiều người trong số họ tham gia chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược hồi năm 1979, nhiều gia đình Hmong có thân nhân là cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thế mà Nhà nước lại tấn công họ khi họ nói họ muốn độc lập.
Vấn đề là chế độ độc tài ở Việt Nam.

Biện minh cho sự trấn áp

Gia Minh: Một vị phó chủ tịch tỉnh Điện biên được thông tấn xã Việt Nam trích dẫn nói rằng người Hmông nghe tin đồn nhảm về một thế lực siêu nhiên và bị kích động tập trung đòi lập vương quốc tự trị? Ông nghĩ sao về bình luận đó?
Ông Philip Smith: Đó là luận điệu tuyên truyền của chính quyền cộng sản Việt Nam. Để chứng minh điều họ đưa ra thì hãy ngay lập tức cho những phóng viên nước ngoài đã có yêu cầu đến tại khu vực Mường Nhé.
Hầu hết những điều mà Nhà nước Việt Nam tuyên truyền là nhằm để biện minh cho biện pháp trấn áp của họ.
Sự thật là những người Hmông theo Cơ đốc giáo phải chiụ nhiều bắt bớ.
Cáo buộc người Hmông đòi tự trị là không đúng, và đó chỉ được dùng như cớ để tấn công họ mà thôi.
Gia Minh: Ngoài việc phải cho phóng viên nước ngoài đến tại điạ phương nơi diễn ra cuộc biểu tình, theo ông chính quyền Việt Nam cần phải làm gì nữa để giải quyết tình hình khủng hoảng hiện nay tại đó?
Hầu hết những điều mà Nhà nước Việt Nam tuyên truyền là nhằm để biện minh cho biện pháp trấn áp của họ.
Ô. Philip Smith
Ông Philip Smith: Theo tôi vấn đề hệ thống chính trị Việt Nam thiếu cải cách. Thực tế là Bộ chính trị bị thống lĩnh bởi những tướng quân đội. Dù có theo cộng sản hay không họ cũng hình thành nên thế lực 'săn đuổi'. Họ đã cam kết đoàn kết với những đảng cộng sản khác trên thế giới, đặc biệt như Cuba và Trung Quốc.
Biện pháp toàn trị đối phó với những vấn đề điạ phương như thế này được xem là quân sự kết hợp với bạo lực, bạo lực chính trị với quân sự. Bất cứ ai dám nói lên tiếng nói của họ về những vấn đề đơn giản, mà khởi đầu chỉ là những chuyện rất nhỏ. Người Hmông đầu tiên tập trung chỉ vì những quan tâm về chuyện đất đai, tình hình cải cách, tự do tôn giáo, nay trở thành một cuộc khủng hoảng quốc tế.
Tôi chỉ trích chính quyền Hà Nội đã hành động quá mức, sự độc quyền về chính trị, từ chối chia sẻ quyền lực với những nhóm đối lập, tiến hành bầu cử tự do, công bằng ở cấp điạ phương cũng như quốc gia.
Dân tộc Hmong được biết đến nhiều về lòng yêu tự do của họ. Họ không thể hiểu nổi tại sao người ta lại trục xuất họ ra khỏi đất đai của họ, không cho họ hành đạo một cách tự do.
Trong nhiều trường hợp, họ ước muốn được hành xử một cách độc lập không bị chính quyền giám sát và kiểm soát.
Gia Minh: Cám ơn ông
Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, trụ sở tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận, và là một đơn vị tư vấn ý kiến về chính sách ngoại giao, nhân quyền, và các vấn đề an ninh quốc gia.
Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, được thành lập hồi năm 1988. Kể từ năm 1993, CPPA cung cấp những nghiên cứu tại chỗ về những vấn đề chính sách ngoại giao từ Afghanistan cho đến Lào, Đông Âu, Viễn Đông. CPPA cũng được yêu cầu cung cấp thông tin, nghiên cứu và phân tích cho các dân biểu Quốc hội, các ban ngành của chính phủ Liên bang Hoa Kỳ, các tổ chức phi chính phủ, trong đó có những tổ chức nhân quyền và hoạt động nhân đạo quốc tế.

Theo dòng thời sự:


free counters

Việt Nam sau 36 năm xây dựng thiên đàng mù qua ảnh

Source:  http://thomasviet.blogspot.com/2011/04/viet-nam-sau-36-nam-xay-dung-thien-ang.html

(29.04.2011) -Sài Gòn- Chào quý vị, còn đúng 8 phút nữa là Việt Nam cộng sản "mừng chiến thắng oanh liệt" mà cách đây đúng 36 năm họ dùng hết của cải, tài trí và nhân mạng của nhiều triệu người để "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào".


Thiên đường mù xã hội chủ nghĩa được gì sau 36 năm xây dựng trên toàn nước Việt. Mời quý vị xem các hình sau được chụp vào cuối ngày 29.04.2011 tại Sài Gòn.


Cô bán vé số tại một ngã tư ở Sài gòn 




























































































































































































































































Thomas Việt

free counters