THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 May 2011

Vous avez été invité à participer au blog blog! dân chu se tha'ng CSVN.

L'utilisateur de Blogger blogdanchu vous a invité à participer au blog : blog! dân chu se tha'ng CSVN.

Pour participer à ce blog, consultez la page :
http://www.blogger.com/i.g?inviteID=2021538587939069699&blogID=6121957606328915713

Vous devez vous connecter avec un compte Google pour confirmer l'invitation et pouvoir poster des messages sur ce blog. Si vous ne possédez pas encore de compte Google, nous vous indiquerons comment en créer un en quelques minutes.

Pour en savoir plus sur Blogger et démarrer votre propre blog gratuit, consultez la page http://www.blogger.com.

Thư ngỏ của Sinh viên Nguyễn Anh Tuấn

Nội dung buổi triệu tập ngày 13-05-2011 tại trụ sở cơ quan an ninh điều tra-bộ Công an chủ yếu xoay quanh việc xác minh hành vi, thái độ, nhận thức của tôi. Tôi xác nhận hành vi và bảo lưu quan điểm của mình.

Tính đến hôm nay, ngày 19-05-2011, đã qua 20 ngày kể từ ngày tôi gửi đơn tự thú, vẫn chưa thấy thông báo nào từ cơ quan chức năng gửi cho tôi để trả lời về việc giải quyết nội dung đơn. Điều này cũng phù hợp với những gì mà cơ quan an ninh đã truyền đạt miệng đến tôi trong buổi triệu tập. Quan điểm của tôi như sau:

  • Thứ nhất, tôi cho rằng, việc nhà chức trách không trả lời đơn từ của một công dân trong  thời hạn luật định thể hiện thái độ thiếu tôn trọng công dân, đi ngược lại mục tiêu xây dựng nhà nước "của dân, do dân, vì dân".
  • Thứ hai, tôi tin rằng, việc đối thoại, tranh luận trên tinh thần bình đẳng giữa công dân với nhà nước là cần thiết cho sự phát triển của mọi quốc gia. Bất hạnh dành cho những đất nước mà sự thiện chí chỉ đến từ một phía – công dân.
  • Thứ ba, theo tôi hiểu, việc nhà chức trách không khởi tố tôi đã thể hiện, hoặc là sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật của cơ quan chức năng, hoặc là gián tiếp thừa nhận Điều 88 Bộ luật Hình sự đã trở nên không còn phù hợp  nữa với nền pháp quyền mà đất nước đang theo đuổi.

Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, nhiều người biết chuyện, đã tỏ ra lo lắng và khuyên bảo tôi nên cân nhắc sự an toàn của bản thân. Tôi cảm ơn tất cả sự quan tâm đó. Ngoài ra, cũng nhờ thế mà tôi nhận rõ thêm một nguyên nhân khiến tiến bộ xã hội ở nước ta vẫn còn trì trệ. Cũng bởi chúng ta tham lam quá: vừa muốn những điều tốt đẹp- tự do hơn, dân chủ hơn lại vừa muốn yên lành, an toàn để hưởng những điều tốt đẹp ấy.

Nhưng, không có hạnh phúc nào giá rẻ cả. Tôi vẫn hằng tin thế.
Nguyễn Anh Tuấn

Tàu đánh cá VN thoi thóp vì giá dầu

Nam Nguyên, phóng viên RFA 
2011-05-20
'Hạm đội' tàu đánh cá của Việt Nam đang thoi thóp vì giá dầu diesel quá cao. Trong số 130.000 tàu cá ở các tỉnh ven biển gần 40.000 chiếc nằm bờ, 90.000 chiếc khác hoạt động cầm chừng.

RFA
Rất nhiều tàu cá phải neo bến vì giá xăng dầu tăng quá cao
Thông tin này do ông Chu Tiến Vĩnh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản công bố và được báo chí truyền thông trích thuật. Tuổi Trẻ Online những ngày giữa tháng 5 mô tả, giá bán cá tại cảng tăng không tương xứng đã khiến nhiều tàu cá ở một số địa phương rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan: ra khơi hay nằm bờ cũng đều chịu thiệt.
Trao đổi với chúng tôi ngày 19/5, chủ một doanh nghiệp có nhiều tàu đánh cá công suất lớn ở Kiên Giang phát biểu:
- "Một tháng trước giá cá có lên chút đỉnh do khan hiếm, ghe đậu nhiều hoạt động cầm chừng. Tháng này giá cá lại sụt theo thị trường, chuyến này tàu tôi vô giá cá sụt, cá phân có bốn ngàn mấy-năm ngàn à. Hôm rày thu không đủ bù chi thật là khó. Trong Tết tới giờ hầu như đa số bị lỗ. Chỉ có một số tàu đi đánh bắt ở nước bạn, bên đó nhiều tôm cá lại mua được dầu giá rẻ, bên Malaysia có dầu riêng cho đánh bắt hải sản chỉ 11.000đ/lít nếu mình cân sản lượng cho họ mình đối lưu dầu được. Nhưng đi bên đó nguy hiểm cho phương tiện của mình, bị bắt thì căng lắm!"  

Chỉ có một số tàu đi đánh bắt ở nước bạn, bên đó nhiều tôm cá lại mua được dầu giá rẻ, bên Malaysia có dầu riêng cho đánh bắt hải sản chỉ 11.000đ/lít nếu mình cân sản lượng cho họ mình đối lưu dầu được. Nhưng đi bên đó nguy hiểm cho phương tiện của mình, bị bắt thì căng lắm

Chủ một doanh nghiệp ở Kiên Giang    
Trang mạng BRT của Đài Phát thanh Truyền hình Bà Rịa Vũng Tàu trích lời các chủ tàu cá đánh bắt xa bờ có công suất từ 150 CV-600 CV nói rằng, giá dầu diesel tăng thêm làm chi phí tiền dầu đội thêm từ 100 triệu tới 200 triệu đồng mỗi chuyến đi biển trong vòng 1 tháng, chưa kể các chi phí khác như nước đá, lương thực cũng tăng theo vật giá. Nghề đánh bắt phụ thuộc vào ngư trường nên không thể đánh cược với biển cả. BRT mô tả vùng Phước Tỉnh Huyện Đất Đỏ nơi có 80% dân cư sống bằng nghề biển, mọi khi nhộn nhịp ghe tàu thì giờ đây vắng lặng đến lạ thường. Riêng Huyện Đất Đỏ có 785 chiếc tàu công suất trên 90 CV và 233 chiếc dưới 90 CV, nhưng khoảng một nửa tổng số tàu đã phải nằm bờ vì dầu tăng giá.

Giảm 10% giá dầu cho ngư dân ?

Qua báo chí ghi nhận, những người sống bằng nguồn lợi của biển đều đã kiến nghị chính phủ hỗ trợ giá dầu để có thể tiếp tục đánh bắt khai thác xa bờ. Ông Nguyễn Tử Cương, Ủy viên thường vụ Hội nghề cá Việt Nam trụ sở tại Hà Nội nói với chúng tôi:
- "Hiện nay Bộ Nông nghiệp, trực tiếp Tổng cục Thủy sản và Hội nghề cá đã đề nghị lên chính phủ một đề án và chúng tôi hy vọng là trong tương lai gần chính phủ sẽ phê duyệt hỗ trợ dầu cho ngư dân đi đánh cá ngoài khơi. Theo đề án, chính phủ sẽ giảm giá dầu cho ngư dân 10% so với giá thị trường để hỗ trợ cho ngư dân, người ta đi ra biển có thể gặp thiên tai mà còn phải đảm bảo nhiều nhiệm vụ khác nên lượng dầu sử dụng thực tế cao hơn." 
chúng tôi hy vọng là trong tương lai gần chính phủ sẽ phê duyệt hỗ trợ dầu cho ngư dân đi đánh cá ngoài khơi. Theo đề án, chính phủ sẽ giảm giá dầu cho ngư dân 10% so với giá thị trường để hỗ trợ cho ngư dân, người ta đi ra biển có thể gặp thiên tai mà còn phải đảm bảo nhiều nhiệm vụ khác nên lượng dầu sử dụng thực tế cao hơn
Ô.Nguyễn Tử Cương
Người hành nghề đánh bắt xa bờ ở Kiên Giang nhận định là những năm trước chính phủ có trợ giúp một phần dầu nhưng theo chế độ cào bằng không thực tế vì nghề biển khá đa dạng. Người chủ tàu cho biết, hôm 19/4 khi gặp gỡ Thứ trưởng Vũ Văn Tám ( Bộ NN-PTNT), các chủ tàu có kiến nghị là nên hỗ trợ theo từng ngành nghề và theo công suất máy tàu. Ông nhắc lại quyết định 289 năm 2008 chính phủ lấy mốc máy 90 CV là lớn nhất trong khi Kiên Giang tàu cá 400 mã lực, 600 mã lực có cái cả ngàn mã lực. Theo lời ông, hỗ trợ ghe tàu công suất nhỏ đánh bắt gần bờ thì chỉ bắt mấy con cá con làm cho ngư trường mau cạn kiệt. Người chủ tàu nói tiếp:
-"Cái máy 400 CV-500 CV mà cứ lấy mốc 90 CV là lớn nhất thì một cái 400 CV bằng 5 cái kia ăn dầu bằng 5 lần. Năm đó hỗ trợ 30 triệu trong một năm, số tiền đó bây giờ mua được hơn 1 ngàn lít dầu, nếu một năm đi 9-10 chuyến biển thì nhà nước có cho mình bao nhiêu đâu mỗi chuyến hơn 100 lít thôi đi chưa tới mũi Cà Mau là hết rồi. Ví dụ nghề lưới buông khác lưới kéo về tiêu hao dầu, cho nên chúng tôi kiến nghị nhà nước nên hỗ trợ theo công suất mã lực và theo ngành nghề. Ngoài ra chúng tôi có nêu việc này, người chạy xe tải chở hàng, nông dân bơm nước vào ruộng hay tàu cá đánh bắt ngoài biển cùng mua dầu một giá hơn 21 ngàn. Rõ ràng ông xe tải mua dầu có chịu phí giao thông trong đó, nhà nước nên bỏ khoản phí giao thông khỏi giá dầu bán cho tàu cá hoặc tưới tiêu nông nghiệp."
Tình trạng tàu cá nằm bờ gây ảnh hưởng dây chuyền, trước tiên chủ tàu và ngư phủ cùng thiệt thòi, lao động làm việc trên tàu gọi là 'đi bạn', thu nhập được phân chia dựa vào sự hào phóng của biển cả, lượng tôm cá đánh bắt được trong chuyến đi và giá bán ở bến khi trở về. Tàu cá hoạt động cầm chừng thì những nhà sản xuất nước đá cũng bị thiệt hại.
chúng tôi kiến nghị nhà nước nên hỗ trợ theo công suất mã lực và theo ngành nghề. Ngoài ra chúng tôi có nêu việc này, người chạy xe tải chở hàng, nông dân bơm nước vào ruộng hay tàu cá đánh bắt ngoài biển cùng mua dầu một giá hơn 21 ngàn. Rõ ràng ông xe tải mua dầu có chịu phí giao thông trong đó
Chủ tàu
Theo Tuổi Trẻ Online, khi hàng trăm chiếc ghe ngừng họat động nằm san sát hai bên bờ sông Đốc huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau, xưởng nước đá ở đây từ chỗ tiêu thụ được 3.000 cây mỗi ngày thì nay cả tuần mới bán được 300 cây.

Hãy tự cứu mình

Ông chủ tàu ở Kiên Giang nói về tình cảnh khó khăn của của ngư phủ:
-"Năm ngoái thì khá, năm nay nói chung là không được, hôm rày chúng tôi phải hỗ trợ cho ngư phủ, mỗi một chuyến đi như vậy về mà thất bát quá thì một tháng chúng tôi cũng cho mỗi người từ 1,5 triệu tới 2 triệu để giúp cho đời sống của họ. Làm ăn tính chuyện lâu dài, chúng tôi trích lãi của những năm trước hoặc của những chuyến trước để hỗ trợ ngư phủ mặc dù chúng tôi bây giờ cũng rất khó khăn, nếu chúng tôi cho tàu nằm ụ thì anh em ngư phủ có tay nghề họ tứ tán hết….điều này đồng nghĩa với việc mình nghỉ nghề."
Trong khi chờ đợi chính phủ phê duyệt việc hỗ trợ giá dầu cho tàu cá đánh bắt xa bờ, Hội nghề cá Việt Nam khuyến cáo những người họat động nghề biển liên kết thành nhóm, một tàu lai dắt nhiều tàu ra khơi để tiết kiệm nhiên liệu và có thể hỗ trợ nhau khi cần. Ông Nguyễn Tử Cương, Ủy viên thường vụ Hội nghề cá Việt Nam phát biểu:
hôm rày chúng tôi phải hỗ trợ cho ngư phủ, mỗi một chuyến đi như vậy về mà thất bát quá thì một tháng chúng tôi cũng cho mỗi người từ 1,5 triệu tới 2 triệu để giúp cho đời sống của họ. Làm ăn tính chuyện lâu dài, chúng tôi trích lãi của những năm trước hoặc của những chuyến trước để hỗ trợ ngư phủ
Chủ tàu ở Kiên Giang
-"Đi câu cá ngừ hoặc đánh bắt khơi xa thì việc liên kết thành nhóm ngoài chuyện để tiết kiệm xăng dầu và đảm bảo chi phí do giá xăng dầu tăng cao, còn là để hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp gặp khó khăn cần thêm chân tay và trong trường hợp gặp cướp biển chẳng hạn, nhu cầu liên kết thành tập đoàn thành nhóm là những nhu cầu tự nhiên đặc biệt cho nghề khai thác đánh cá xa bờ."              
Nghề đánh bắt xa bờ năm nay chịu quá nhiều khó khăn, theo ông Trương Văn Ngữ, Phó chủ tịch Hội nghề cá  Rạch Giá Kiên Giang nói với báo Tuổi Trẻ Online: "từ sau Tết đến nay các chủ tàu bán cá phân và cá chợ tăng giá khoảng 10%-15% trong khi giá dầu điều chỉnh hai lần tăng trên 40%. Giá dầu tăng kéo theo các mặt hàng ngư cụ và tiền nhân công phục vụ khai thác thủy sản cũng tăng theo.
Thế nhưng sự khó khăn của 'hạm đội" 130.000 tàu cá lớn nhỏ của ngư dân Việt Nam không chỉ dừng ở giá xăng dầu và lạm phát. Trong mùa khai thác từ tháng 5 đến tháng 8 được cho là thời gian cá biển tập trung nhiều ở các ngư trường, thì Trung Quốc lại đơn phương cấm đánh bắt 2 tháng rưỡi trên Biển Đông bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Những rủi ro khi gặp tàu Trung Quốc, hoặc phải di chuyển nhiều hơn để tránh tàu Trung Quốc khiến cho ngư dân thập phần cam go.

Ông Falko Goetz đã được chọn làm huấn luyên viên cho Đội Tuyển QGVN

Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam sẽ ký hợp đồng hai năm với huấn luyện viên người Đức là ông Falko Goetz, để huấn luyện cho đội tuyển quốc gia và đội U-20 của Việt Nam.

Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam cho biết hợp đồng sẽ được ký tháng tới, qua đó mức lương trả cho huấn luyện viên Falko Goetz là 22.000 đô la một tháng. Đổi lại, huấn luyện viên Goetz đồng ý đào tạo U-20 của Việt Nam thành đội vô địch tại SEA Games lần thứ 26, đồng thời biến đội tuyển quốc gia Việt Nam thành một đội mạnh, hứa hẹn và có tiềm năng khi dự các cuộc tranh tài lấy vé dự Olympics London 2012 và World Cup Brazil 2014.
 
Được biết chiếc ghế huấn luyện viên cho đội tuyển quốc gia Việt Nam bị bỏ trống từ tháng Ba, sau khi huấn luyện viên Henrique Calisto người Bồ Đào Nha xin từ chức.
 
Ông Falko Goetz là huấn luyện người ngoại quốc thứ 8 của đội tuyển quốc gia Việt Nam.

Trung Quốc mở khu nghỉ mát trên quần đảo Hoàng Sa

Trong kế hoạch tạo một bước tiến lớn cho ngành du lịch đảo Hải Nam, Trung Quốc đã công bố kế hoạch mở cửa quần đảo Hoàng Sa, để kinh doanh du lịch, nghỉ dưỡng.

Trong khi Trung Quốc có tới 518km bờ biển không có người ở, nhưng họ có kế hoạch này là nhằm thúc đẩy danh tiếng của tỉnh đảo Hải Nam là một điểm đến du lịch hàng đầu quốc tế.

Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974 từ tay Việt Nam Cộng Hoà.





Hiện nay trên đảo Phú Lâm đã mọc lên một Bảo tàng Hải quân và một Bảo tàng Hàng hải cùng một đường băng. Hiện nay Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một nhà máy khử muối bằng năng lượng mặt trời trên đảo để cung cấp nước ngọt.

Quần đảo Hoàng Sa trên Nam trung hoa (biển Đông) gồm hơn 130 hòn đảo san hô nhỏ, bãi cát và bãi đã ngầm, chiếm diện tích khoảng 15.000 km vuông.

Quần đảo này cách 180 hải lý từ đảo Hải Nam, cách đều với đường bờ biển của Việt Nam và Trung Quốc. Nó chiếm khoảng một phần ba quãng đường đường từ miền Trung Việt Nam đến phía bắc Philippines, với khí hậu nhiệt đới ẩm một cách hoàn hảo, quanh năm thời tiết ấm áp.

Các rạn san hô tạo nên các hòn đảo giống như hệ thống phức tạp của các tảng băng trôi; những rạn đá nổi lên trên mặt nước chỉ là một phần của hệ thống rộng lớn rạn san hô tuyệt đẹp trải dài trên khắp quần đảo.

Do vị trí, khí hậu và tính hoang sơ, quần đảo Hoàng Sa đầy quyến rũ, không khí không bị ô nhiễm, nước trong và một hệ sinh thái biển hoàn toàn không bị hư hại và đa dạng. Bên cạnh các loài rùa biển, có hơn 400 loài san hô và cá biển sống xung quanh các hòn đảo.

Khí hậu và khả năng quan sát hoàn hảo làm cho quần đảo là một điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích môn lặn biển, và và là một sự thay thế hợp lý cho rạn san hô Great Barrier vốn đã rất đông du khách. Phát triển khu nghỉ mát trên đảo sẽ hoàn thành giấc mơ này, tạo ra một trong những điểm đến sang trọng nhưng giá cả phải chăng nhất.

Theo http://www.etravelblackboard.com/art...-style-tourism

Chứng Khoán CSVN Sụp Bi Đát, Mời Tư Bản Trung Quốc Vào Cứu Nguy

Liên tục 19 tháng chứng khoán VN sụt giá, như ném tiền đáy vực...

HANOI (VB) -- Thị trường chứng khoán Việt Nam đã suy sụp liên tục 19 tháng qua, theo thông tấn VEF.VN trong một bài phân tích hôm 18-5-2011. Có phải đó là lý do Việt Nam phải mời tư bản đỏ Trung Quốc vào cứu nguy?

Hôm 19-5-2011, bản tin VOA cho biết rằng Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch chứng khoán Thâm Quyến đã ký một biên bản ghi nhớ hôm thứ Tư nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và chứng khoán giữa hai nước.

Tân Hoa Xã trích dẫn nguồn tin trên báo Vietnam Economic Times cho hay hai bên đã đồng ý hợp tác và trao đổi thông tin cũng như kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh sự phát triển và công cuộc hợp tác về thị trường chứng khoán, đồng thời nâng cao sự hiểu biết về quá trình phát triển của mỗi bên.

Bản tin VOA dựa theo báo chí Việt Nam nói, nội dung chính của Biên bản Ghi nhớ bao gồm việc chia sẻ thông tin về dữ liệu thị trường, dữ liệu công ty niêm yết và các thông tin liên quan; thiết lập cơ chế trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao của hai Sở; mở rộng hợp tác về các vấn đề liên quan đến trao đổi nhân viên và các vấn đề khác, vì lợi ích chung của hai bên.

Sau hơn 6 năm hoạt động, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã xây dựng và phát triển 3 thị trường giao dịch riêng biệt và có gần 400 công ty niêm yết, 500 mã trái phiếu và 126 công ty đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM.

Sở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến là một trong hai sở giao dịch chứng khoán của Trung Quốc, ra đời năm 1990 và hiện có 1.277 công ty niêm yết với tổng giá trị vốn hoá thị trường đạt 1.300 tỷ đôla.

Trước đó một ngày, nhà phân tích thị trường Việt Thắng đã viết bài nhan đề "Nỗi đau chứng khoán và sự im lặng" đăng trên mạng doanh nghiệp VEF.VN, trong đó mô tả rằng thị trường chứng khoán VN đã thê thảm suốt 19 tháng qua mà không được chính phủ bận tâm.
Bài phân tích này nói:

""Nhà đầu tư chứng khoán đang bị bỏ rơi một cách thê thảm. TTCK Việt Nam lình xình từ năm 2010 đến nay mà không có một lời động viên an ủi, không một tiếng nói trấn an nhà đầu tư. Thật nực cười và cũng đau khổ khi tham gia vào TTCK Việt Nam".

Nỗi đau 19 tháng

Lời cảm thán trên của nhà đầu tư huutiet ngày 13/5/2011 chỉ là một trong lượng tần suất dày đặc các ý kiến nhằm vào Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và cả Bộ Tài chính xuất hiện trên các diễn đàn chứng khoán mạng trong mấy tháng gần đây.

19 tháng là cả một khoảng thời gian đằng đẵng kể từ khi TTCK Việt Nam chính thức nói lời giã biệt với đợt phục hồi sau khủng hoảng kinh tế.

Trong nhiều tháng ấy, những lớp nhà đầu tư đã vừa thay thế nhau vừa luân phiên trượt dài trên cái sườn núi đỏ quạch mấp mô những tán rừng nguyên sinh xanh mướt. Không khí loãng nhưng vẫn còn có thể thở được. Nhưng trên sườn núi thỉnh thoảng lại dựng lên một phiến đá khiến cho nhà đầu tư chúi nhào và bắt buộc phải gượng dậy. Rồi phiến đá ấy lại đổ nhào khiến cho nhà đầu tư một lần nữa trượt tiếp. Nhiều phiến đá mà mảng sườn núi vẫn còn xa tít.

Đó là cái thực tế quá khó của rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đang ngày đêm lặn ngụp trong bảng điện tử.

Thật ra, cũng chẳng có gì là quá trong nỗi cảm thán đó. Đúng là suốt 19 tháng qua, UBCKNN đã không có một động tác, động thái nào, thậm chí cũng chẳng có một phát ngôn nào trấn an các nhà đầu tư vốn đang phát hoảng lên vì sự kỳ lạ của TTCK Việt Nam..."

Đặc biệt, bài phân tích VEF nêu lên một thực tế bi thảm:
"...Nhưng ít nhất một năm trở lại đây, những lời nói như vậy quả là rất cần thiết đối với đại đa số nhà đầu tư, vì hệt như năm 2008, đại đa số nhà đầu tư đang ném tiền vào một cái thùng không đáy..."

Có phải đó là lý do phải ép duyên cô dâu Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với chú rể Sở Giao dịch chứng khoán Thâm Quyến? Tại sao không mời tư bản Mỹ vào?

Việt Báo

Khi nào Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam?

2011-05-19
Trung quốc ngày càng lộ rõ hơn tính cách nước lớn và không ngại đưa ra những quyết định vi phạm nghiêm trọng công ước quốc tế về luật biển đối với các nước láng giềng nhỏ hơn như Philippines hay Việt Nam.

AFP photo
Ngư dân Đà Nẵng chụp hôm 10/8/2010
Trong hoàn cảnh bị chèn ép liên tục như vậy liệu Việt Nam có thể ứng phó ra sao và đến bao giờ thì Trung Quốc sẽ tiến thêm bước nữa để thôn tính quần đảo Trường Sa?

Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, để tìm câu trả lời về vấn đề này.

Trắng trợn và ngang ngược

Mặc Lâm : Thưa ông, vừa qua Trung Quốc đã tiếp tục đưa ra quyết định cấm đánh bắt cá luôn cả đối với khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này cho thấy là họ vẫn tiếp tục giữ thái độ nước lớn là bất cần những quy định của quốc tế về luật biển. Là người lâu năm nghiên cứu và làm việc với Trung Quốc, ông nhận xét việc này như thế nào?

Ông Dương Danh Dy : Nói về Trung Quốc về cái chuyện này thì nói dài hay ngắn bao nhiêu cũng đuợc. Bởi vì ý đồ bất biến của Trung Quốc là gì? Là mặc dù họ không có cơ sở pháp lý, cơ sở thực tế nào ở Biển Đông cả, nhưng từ ngày thành lập nước Công Hòa Nhân Dân Trung Hoa đến nay, đến năm 1988 thôi, họ đã lấy toàn bộ Hoàng Sa của Việt Nam. Họ chiếm 7 đảo và bãi ở Trường Sa của Việt Nam, và đến bây giờ họ còn đòi tất cả, tất cả Trường Sa là thuộc về họ hết! Đó là một điều vô lý.
Việc Trung Quốc không có chủ quyền mà lại cấm đánh cá, họ cho tàu đi vào vùng biển không phải của họ để tuần tra, là những điều ngang ngược, bá đạo, không ai có thể chịu được.

Ông Dương Danh Dy
Chuyện về chủ quyền lãnh thổ, đòi hỏi họ có chủ quyền về cấm đánh bắt cá, thậm chí vừa rồi Cục Hải Dương Trung Quốc đã thông qua một quy định là cho phép 176 hòn đảo không có người ở Trung Quốc được đấu thầu để cho người sử dụng đến khai thác những hòn đảo không có người ở. Trong đó chắc chắn sẽ có những đảo mà họ xâm phạm chủ quyền đối với Nhật Bản, với Hàn Quốc, Triều Tiên, và với Việt Nam.

Cũng như với các nước còn lại của ASEAN như Philippines, Indonesia. Cho nên, theo tôi nghĩ mục tiêu của họ đã rõ như ban ngày rồi. Đó là một sự ngang ngược, trắng trợn, vô liêm sỉ…. có thể nói thẳng như thế. Đấy là một sự vô liêm sỉ.

Mặc Lâm : Thưa, trong nhiều lần trước chúng tôi được ông trả lời phỏng vấn thì ông luôn luôn có thái độ tự chế và đây là lần đầu tiên chúng tôi nhận thấy sự bức xúc nơi ông. Thưa, xin ông cho biết đây có phải là một tín hiệu ông muốn gửi tới các cấp thẩm quyền của Việt Nam đang nhận trọng trách trong vấn đề Trung Quốc hay không?

Ông Dương Danh Dy : Tôi xin nói thật là với tư cách một nhà nghiên cứu độc lập. Bây giờ tôi về hưu rồi. Tôi là một nhà nghiên cứu  độc lập, chẳng ai quản tôi cả. Tôi phải nói thật như vậy. Bộ Ngoại Giao cũng không quản tôi được đâu, mà bây giờ quản tôi, tôi phải nói thật với ông, với bạn đọc là quản tôi là chi bộ Đảng CSVN, là chỗ mà hiện tôi đang sinh hoạt, và nếu quản về dư luận nữa là bên công an.

Nếu tôi nói cái gì mà không đúng, không hợp pháp thì người ta cũng chả để yên cho tôi. Còn Bộ Ngoại Giao không có dính líu gì đến tôi cả. Các cơ quan nghiên cứu khác cũng không dính líu gì đến tôi cả. Đấy, tôi phải nói rõ với bạn đọc và cả cho người Trung Quốc biết rằng Dương Danh Dy bây giờ chỉ là một người nghiên cứu độc lập yêu nước Việt Nam, thế thôi.

Đối với cái chuyện Trung Quốc thì tôi nói nhiều rồi, khi tôi đương còn tại chức cho đến khi về hưu. Đến bây giờ trong các cuộc hội thảo, trong những lần mà tôi có tham dự hay trong những bài viết của tôi thì tôi đều nói rõ. Đối với Trung Quốc tôi nói thật thế này: chúng tôi không bao giờ chống nhân dân Trung Quốc, mà chúng tôi chống cái bành trướng bá quyền, chống cái đại ác nước lớn của Trung Quốc thôi. Điều đó là phải khẳng định. Việc Trung Quốc không có chủ quyền mà họ lại cấm đánh cá, họ cho tàu đi vào vùng biển không phải của họ để mà tuần tra, họ đâm tàu Việt Nam thì đấy là những điều ngang ngược, bá đạo, không ai có thể chịu được.

Mục đích của TQ



001_GR168819-250.jpg
Bản đồ vùng Biển Đông mà nhiều nước đang tranh chấp. AFP PHOTO.
Mặc Lâm : Thưa, là một nhà ngoại giao kỳ cựu ông biết rất rõ là trong tình hình thế giới hiện nay không cho phép một nước có hành động xâm lăng nước khác. Tuy nhiên ông có nghĩ rằng với tính cách nước lớn mà nước này thường phô trương thì Trung Quốc có thể phớt lờ đối với dư luận quốc tế để thôn tính Trường Sa như đã từng chiếm đoạt Hoàng Sa trước đây hay không?
Ông Dương Danh Dy : Trong vấn đề Biển Đông hiện nay, đặc biệt vấn đề Trường Sa thì có khá nhiều khả năng. Một là khả năng tình hình sẽ tốt hơn trước, tốt hơn hiện nay. Đấy là điều mà cá nhân tôi rất mong muốn. Hai bên đi đến chỗ thỏa thuận, tìm được con đường tiếng nói chung để mà hòa hợp với lợi ích cả hai bên, không xảy ra chiến tranh, hai nước vẫn hòa thuận với nhau. Theo tôi nghĩ khả năng đó không phải là không có. Đấy là điểm thứ nhất.

Điểm thứ hai là nó sẽ bắt giữ như là tình hình hiện nay, nhùng nhà nhùng nhằng, thỉnh thoảng anh này phản đối một tí, anh kia phản đối một tí. Thứ ba là nó xấu nữa, và cái xấu nhất là Trung Quốc mang quân ra đánh. Xấu vừa là họ cho lính của họ giả làm dân ra chiếm những đảo không có người ở mà thuộc chủ quyền của Việt Nam, của Philippines hoặc của Indonesia làm cho căng thẳng lên.

Và xấu nhất là nổ ra chiến tranh, hoặc là Trung Quốc với Việt Nam hoặc là Trung Quốc với Philippines. Như vừa rồi chúng ta biết chuyện họ mang tàu đến hải phận Philippines khiến nước này cho máy bay ra đuổi họ bỏ chạy đấy.

Mặc Lâm : Trong tình hình xấu nhất như ông vừa nói thì liệu chính phủ Việt Nam đã sẵn sàng chưa cho một cuộc chiến không mong muốn này, thưa ông?

Ông Dương Danh Dy : Theo tôi nghĩ thì sống bên cạnh anh hàng xóm này, bất cứ người lãnh đạo Việt Nam nào cũng phải tính đến khả năng xấu nhất. Tôi chắc và tôi biết phía Việt Nam chúng ta có chuẩn bị chứ không phải chúng ta khoanh tay ngồi đợi sự cái sự bố thí của phía Trung Quốc đâu, không có đâu.

Mặc Lâm : Lịch sử Việt Nam luôn cho thấy là trong hàng ngàn năm qua mỗi lần giặc phương Bắc tràn xuống thì bất cứ triều đại nào cũng đều phải nương vào lòng dân, liệu bài học kinh điển này có được chính phủ áp dụng hay không khi mà thời gian trước đây nhà nước luôn cấm đoán những cơn bức xúc của người dân?
...không nói ra nhưng mọi người Việt Nam đều biết rằng thằng bá quyền Đại Hán Trung Quốc này chưa lấy được Trường Sa của Việt Nam thì hắn chưa thôi...

Ông Dương Danh Dy
Ông Dương Danh Dy : Phải nói thật là có một thời gian dài chúng ta vì nghĩ tới lợi ích lớn cho nên chúng ta nhân nhượng, chúng ta không nói rõ về những bất đồng, nhất là trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của Trung Quốc năm 1979.

Thế nhưng gần đây nếu ông theo dõi báo chí, dư luận Việt Nam thì ông thấy là bắt đầu có những điểm mới rồi. Báo Thanh Niên của Việt Nam đã nói tới chuyện liệt sĩ Lê Đình Chinh, mà nói tới Lê Đình Chinh thì ai cũng biết liệt sĩ hy sinh ở chiến tranh biên giới năm 1979. Báo Thanh Niên Việt Nam cũng đã nói đến chuyện những liệt sĩ hy sinh ngày tháng 3 năm 1988 khi bị hải quân Trung Quốc tấn công chúng ta đấy. Bắt đầu nói tới chuyện ấy rồi!

Còn trong dân, tôi xin nói thật với ông là không nói ra thì thôi, nói ra thì người ta biết là đối tượng, đối thủ của chúng ta là Trung Quốc. Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng ta. Nhưng Trung Quốc họ cũng không hề giấu giếm, họ nói Việt Nam là đối tượng nguy hiểm nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Thì tôi cũng nói thật rằng là không nói ra nhưng mọi người Việt Nam đều biết rằng thằng bá quyền Đại Hán Trung Quốc này chưa lấy được Trường Sa của Việt Nam thì hắn chưa thôi, thì ai cũng biết cả rồi.

Sẽ dùng vũ lực với VN?



000_Del424800-250.jpg
Hải quân Trung Quốc. AFP photo
Mặc Lâm : Xin được một câu hỏi chót với ông. Theo ông thì vì sao cho tới giờ Trung Quốc vẫn chưa dùng vũ lực đối với Việt Nam như đã từng dùng trong cuộc chiến 1979 trước đây?
Ông Dương Danh Dy : Không phải là chuyện dễ! Tôi xin nói thật với ông nhé, họ đã nói rồi "đánh Trường Sa thì dễ, giữ được Trường Sa không dễ". Tôi không phải là nhà quân sự nhưng bằng những kiến thức của tôi thì tôi cũng biết rằng "Chúng tôi không muốn gây sự với các anh, nhưng mà các anh xâm phạm lãnh thổ thiêng liêng của chúng tôi thì các anh sẽ biết nó sẽ nhanh như thế nào."

Chắc chắn nếu bây giờ có chuyện xảy ra, tôi xin nói thật, không phải là chuyện như năm 1979 nữa đâu, họ muốn làm mưa làm gió thì họ làm nữa đâu. Bây giờ đụng đến Việt Nam thì có khác. Năm 1979 Việt Nam lúc đó bị cô lập, bị thế nọ thế kia, còn Việt Nam bây giờ với chủ trương đối ngoại đúng đắn của Việt Nam cả thế giới, nhân dân thế giới kết nghĩa đứng với Việt Nam cả. Nhân dân khu vực đứng với Việt Nam, và ngay cả nhân dân Trung Quốc những người có lương tri họ thấy rằng là không thể lại một lần nữa mang quân sang đánh Việt Nam như  năm 1979 được đâu. 

Cho nên tình hình bây giờ nó khác trước rồi, nó khác với năm 1979 rất nhiều, và nhà cầm quyền Trung Quốc thấy rất rõ. Năm 1979 tôi nói thật với ông là năm đó Việt Nam mệt nhọc lắm, phải không?  Bây giờ thì khác, chúng ta có bạn bè khắp nơi, quan hệ ngoại giao rất tốt đẹp với các nước lớn ở trên thế giới, với các nước trong khu vực, và với nhân dân Trung Quốc cũng như vậy. Bằng những hành động chính nghĩa, sự chịu đựng, tuyên truyền làm cho nhân dân Trung Quốc dần dần người ta thấy là nhân dân Việt Nam có lý.

Mặc Lâm : Xin cám ơn nhà ngoại giao Dương Danh Dy đã giúp cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này.


Theo dòng thời sự:

Ngư dân Việt bị bắn ở gần Trường Sa


Thuyền cá Quảng Ngãi
Lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc làm ngư dân lo ngại

Giới chức địa phương ở Quảng Ngãi cho hay hai ngư dân huyện Bình Sơn bị bắn khi đang đánh bắt tại vùng Biển Đông gần quần đảo Trường Sa.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, nói hai tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị tấn công khi đang hoạt động trong vùng biển Trường Sa nằm giữa Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Sự việc xảy ra ngày 15/05 và chính quyền chỉ mới biết sau khi thuyền viên liên lạc với gia đình qua hệ thống Icom và thuật lại câu chuyện.

Từ Bình Sơn, ông Hùng cho BBC hay: "Một tàu bị chặn lại, tịch thu hết tài sản nhưng được thả ra sau đó".
"Tàu thứ hai của ngư dân Bình Châu vì không chịu nên đã bị bắn, làm hai người bị thương."

Theo ông Hùng, hiện chưa thể nói chắc chắn các tay súng đã lên tàu và bắn bị thương ngư dân là thuộc quốc gia nào, nhưng ông cho rằng cũng có một khả năng đó là người Trung Quốc.

"Hiện Trung Quốc đang áp dụng lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông, trong đó có Trường Sa, làm ngư dân rất lo ngại."

Ông chủ tịch xã cũng nói vùng biển nơi xảy ra vụ nổ súng là ngư trường truyền thống của dân chài Quảng Ngãi.

'Sắp về nhà' 

Được biết, tàu cá bị nã súng tấn công làm hai người bị thương mang số hiệu QNg-90360. Hai người bị thương là các ông Nguyễn Tấn Luận và Nguyễn Tư. Ông Luận là thuyền trưởng tàu này.

Thuyền viên liên lạc với gia đình hai nạn nhân cho hay một nhóm người có vũ trang đã tràn lên tàu và sau đó nổ súng.

Ông Nguyễn Thanh Hùng nói ông được thông tin vết thương của hai ông Luận và Tư không nặng lắm, và hai ông cùng những người đang trên đường trở về đất liền.

"Độ ba, bốn hôm nữa, khi họ về tới nơi thì mới có thể xác định rõ hơn những kẻ tấn công là của nước nào."
Trong khi đó, tàu cá bị trấn áp lấy tài sản mang số hiệu QNG-66101-TS, do ông Lê Hớn ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, làm thuyền trưởng.

Báo trong nước nói những kẻ tấn công đã tịch thu 3,5 tấn cá và 450 lít dầu tổng trị giá 160 triệu đồng.
Cả hai vụ tấn công ở trên đều đang được giới chức điều tra làm rõ.

Từ ngày 16/05, Trung Quốc bắt đầu thực hiện lệnh cấm đánh bắt hàng năm tại Biển Đông, kéo dài tới 01/08.
Khu vực cấm đánh bắt bao gồm nhiều vùng biển còn đang tranh chấp. Chính phủ Việt Nam đã lên tiếng phản đối lệnh cấm này, mà Việt Nam gọi là "vi phạm chủ quyền" của mình.

Mới đây, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã gặp đại diện Sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội để "nói rõ" thêm một lần nữa, rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền của Việt Nam.

Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu áp dụng lệnh cấm đánh bắt với lý do "bảo vệ nguồn cá", mỗi năm hàng trăm ngư dân Việt bị bắt và bị tịch thu tài sản.

Quan chức nghề cá Việt Nam cũng đã nhiều lần phản đối lệnh cấm này.

Thí sinh VN “chê” ngoại ngữ tiếng Nga - Pháp

(Dân trí) - Khi xem thống kê về hồ sơ đăng ký dự thi vào ngành ngoại ngữ tiếng Pháp - tiếng Nga của nhiều trường đại học trên cả nước, nhiều người không khỏi giật mình vì số lượng hồ sơ quá ít, thậm chí có trường không tuyển đủ chỉ tiêu.
Tỷ lệ "chọi" 1/0,33
ĐH Huế vừa công bố tỷ lệ "chọi" vào các ngành, giật mình vì số lượng hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ngành song ngữ Nga - Anh và ngành Sư phạm (SP) tiếng Pháp chỉ có 10 thí sinh nộp hồ sơ trong đó chỉ tiêu là 30. Như vậy, tỷ lệ "chọi" là 1/0,33.
Ngành ngôn ngữ Pháp của ĐH Huế có 56 hồ sơ ĐKDT mà chỉ tiêu đã là 40. Trong khi đó ngành SP tiếng Anh, tỷ lệ "chọi" là 1/3,3. Tiếng Trung là 1/1,89.
Tương tự, ở ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội nơi có bề dày thành tích về đào tạo ngoại ngữ, ngành SP tiếng Nga chỉ có 23 thí sinh dự thi. Ngành tiếng Nga phiên dịch có vẻ khả quan hơn với 104 thí sinh dự thi trên tổng số 70 chỉ tiêu. Ngành SP tiếng Pháp so với tiếng Nga nhỉnh hơn 1 chút được 76 thí sinh đăng ký dự thi. Trong khi đó ngành SP tiếng Anh có tới 774 thí sinh ĐKDT.
Trường ĐH SP TPHCM cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Ngành SP song ngữ Nga - Anh chỉ nhận được 24 hồ sơ, trong khi đó chỉ tiêu là 40. Ngành SP tiếng Pháp cũng không kém, trường nhận được 37 hồ sơ.
Với các ngành ngôn ngữ và phiên dịch của ĐH SP TPHCM cũng bị thí sinh "chê". Ngành ngôn ngữ Nga - Anh chỉ nhận được 8 hồ sơ trong khi chỉ tiêu tuyển là 50. Ngành ngôn ngữ Pháp, trường cũng chỉ nhận được 54 hồ sơ trên tổng số 50 chỉ tiêu.
Hai ngành ngôn ngữ tiếng Nhật và tiếng Trung tưởng được chuộng hiện nay cũng "ảm đạm" không kém. Ngành ngôn ngữ tiếng Trung trường tuyển 110 chỉ tiêu nhưng nhận được có 93 hồ sơ. Tiếng Nhật biên dịch 100 chỉ tiêu/108 hồ sơ.
Tại ĐH Cần Thơ, ngành tiếng Pháp chỉ nhận được 29 hồ sơ trong khi chỉ tiêu tuyển là 35. Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng, ngành SP tiếng Pháp chỉ nhận được 11 hồ sơ, trong đó chỉ tiêu là 35 và ngành cử nhân tiếng Nga nhận được 37 hồ sơ/35 chỉ tiêu.
Giáo viên người Nga tại ngày Hội tư vấn tuyển sinh 2011 tại Hà Nội.
Không bao giờ "thất thế"
Về nguyên nhân tại sao thí sinh lại "chê" ngành tiếng Nga và tiếng Pháp như vậy, một lãnh đạo trường ĐH phía Nam cho rằng: "Ngoại ngữ tiếng Nga và Pháp khó tuyển là do cơ hội việc làm ít, không tìm được công việc phù hợp. Một số năm trở lại đây, nhiều trường đại học đã phải đóng cửa 2 ngành học này do không tuyển đủ chỉ tiêu".
Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Tuấn Minh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ- ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: "Thí sinh ĐKDT ít vào ngành tiếng Nga là do thiếu nguồn tuyển vì các trường THPT hiện nay ít trường còn dạy tiếng Nga, tiếng Pháp. Mặt khác, hiện nay cũng ít doanh nghiệp sử dụng 2 ngôn ngữ này thường là sử dụng bằng tiếng Anh để giao tiếp".
Tuy nhiên, ông Minh rất lạc quan cho hay: "Năm 2009, với ngành tiếng Nga trường cũng không tuyển đủ chỉ tiêu chỉ có 57 hồ sơ/70 chỉ tiêu. Nhưng đến năm 2010 thì trường tuyển được 88 thí sinh/70 chỉ tiêu. Năm nay khả dĩ hơn, trường nhận được 127 hồ sơ/70 chỉ tiêu cả ngành SP tiếng Nga và ngôn ngữ tiếng Nga. Điểm chuẩn vào trường lấy theo điểm sàn của ĐH Quốc gia Hà Nội nên năm nào cũng cao từ 24 điểm trở lên.
Mặc dù không được thí sinh ưa chuộng nhiều nhưng ngành tiếng Nga và tiếng Pháp không bao giờ bị "xóa sổ" như nhiều người nghĩ vì xã hội lúc nào cũng cần và trường luôn đào tạo để đáp ứng yêu cầu của xã hội" - ông Minh khẳng định.
Trường ĐH Hà Nội có bề dày về đào tạo ngoại ngữ, so với các trường trên thì số lượng thí sinh dự thi vào 2 ngành tiếng Nga và tiếng Pháp khả dĩ hơn, tỷ lệ "chọi" là 1 /2. Nhưng trong 269 hồ sơ nộp vào ngành tiếng Nga thì chỉ có 48 thí sinh dự thi bằng tiếng Nga, còn lại là dự thi bằng tiếng Anh.
Nhận định về triển vọng của 2 ngôn ngữ này, ông Lê Quốc Hạnh, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Hà Nội cho hay: "Tôi không lo số lượng thí sinh dự thi ít vào ngành tiếng Nga và tiếng Pháp vì đó là 2 nước lớn mà có quan hệ tốt với Việt Nam nên nhu cầu sử dụng nhân lực là rất thiếu, sinh viên không nên lo sợ ra trường bị thất nghiệp".
Hồng Hạnh

Gần 100 container rơi xuống nhánh sông Sài Gòn

(Dân trí) - Nghe thấy tiếng động lớn, nhiều công nhân chạy ra kiểm tra và phát hiện gần 100 container chứa lúa mạch và bột mì đang chìm xuống đáy sông.

 Hiện trường vụ sạt lở rạng sáng 20/5

Vụ việc xảy ra vào rạng sáng nay 20/5, tại cảng Trường Thọ, quận Thủ Đức (đóng tại một nhánh sông Sài Gòn).

Những công nhân chứng kiến kể lại, vào khoảng 1h sáng, mọi người bắt đầu nghe tiếng đổ ầm ầm. Khi ra kiểm tra thì phát hiện hành chục thùng container xếp chồng lên nhau đang đổ nghiêng rơi xuống sông.

Theo biên bản hiện trường ban đầu do Trạm quản lý đường thủy số 4 lập thì đoạn xảy ra sự cố là kênh đào Nhiệt Đới chảy ra sông Sài Gòn và nằm song song với đường bộ xa lộ Hà Nội. Nguyên nhân xảy ra sự cố là do sạt lở, đất bị ăn vào bên trong trên 10m, kéo dài khoảng 60m.

Thời điểm bị rơi xuống sông, tất cả các container chứa đầy bột mì và lúa mạch. Thiệt hại ban đầu ước tính vào khoảng 10 tỷ đồng.


Ngoài khu vực bị sạt  lở thì những vị trí đặt thùng container khác nằm ven sông trong cảng này cũng đang bị đe dọa bởi nhiều vết nứt. Được biết trước đây, những thùng container chứa hàng được đặt phía giữa cảng. Tuy nhiên, thời gian gần đây do đang thi công xây dựng đường nội bộ nên buộc phải di dời ra phần đất sát ven sông.

Đến chiều cùng ngày, hiện trường vụ sạt lở vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt. Rất may, thời điểm những container bị rơi xuống sông, các công nhân đều ngủ cách xa hiện trường nên không có thương vong về người.

Hiện cơ quan chức năng đang giải quyết vụ việc.

Trung Kiên

Học sinh xuống gầm cầu đường sắt trốn nắng

TTO - Những ngày này, ở "kinh đô gió Lào" nhiệt độ lên rất cao.  Có lẽ vì vậy, sau giờ tan trường, các em học sinh ở T.P Đông Hà (Quảng Trị) rủ nhau ra gầm cầu đường sắt bắt ngang qua sông Hiếu ngồi vui đùa và hóng mát.

Nơi vui chơi này rình rập rất nhiều nguy hiểm đường sắt và đường thủy.

Một số học sinh cấp 2 chạy nhảy dưới dưới gầm cầu đường sắt trông rất nguy hiểm
Nơi các em đứng chơi cách mặt sông hơn 5 mét và cách  xa bờ tìm ẩn nguy cơ đuối nước
Trên đầu các em cũng tìm ẩn nguy cơ tai nạn đường sắt.

TRẦN THỊ THANH HIỀN

Vàng độn Vonfram vào Việt Nam qua đường xách tay

Trong vài tháng trở gần đây, thị trường Việt Nam bất ngờ xuất hiện một loại vàng độn gây hoang mang cho không ít các doanh nghiệp kinh doanh vàng cũng như người tiêu dùng. Loại vàng này có thể lọt qua mắt các thợ kim hoàn lành nghề, thậm chí cũng qua mặt được hầu hết các loại máy móc đo tuổi vàng trên thị trường hiện nay.
Trong cuộc họp báo về vấn đề nóng bỏng này vừa được tổ chức chiều nay, ông Vũ Minh Châu, Giám đốc Công ty Vàng Bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu cho biết, nguyên liệu được độn vào vàng chủ yếu là vonfram và có xuất xứ từ nước ngoài, khối lượng riêng đạt 19.250 g/cm3. Nhiệt độ nóng chảy trên 3.400 độ C, giá trị khoảng 100.000 đồng/chỉ.
Theo đó, kẻ gian đã độn Vonfram và một số kim loại nặng khác vào vàng để rút bớt hàm lượng vàng ra rồi bán ra thị trường với mục đích trục lợi kiếm lời, với tỷ lệ thông thường một cây vàng độn từ 1 đến 3 chỉ vonfram.
Tuy nhiên ông Châu cũng khẳng định, dạng sản phẩm vàng độn phát hiện trên thị trường hiện nay chủ yếu là vàng khối, đóng mác thương hiệu quốc tế nhập vào Việt Nam qua đường xách tay. Do đó, đối tượng bị kẻ gian lừa bán hiện nay mới dừng lại ở một số doanh nghiệp phân kim vàng và người tiêu dùng thì chưa gặp trường hợp nào.
"Vàng độn xuất hiện gây ra một cuộc khủng hoảng trong ngành kinh doanh vàng Việt Nam. Song hiện tượng này đã nhanh chóng được cảnh báo trong ngành và các chuyên gia cũng đã đưa ra một số giải pháp kỹ thuật để nhận biết vàng độn, như việc cài đặt phần mềm nhận biết vonfram và một số kim loại nặng khác trong máy phổ kế huỳnh quang tia X. Nhờ đó, hơn 1 tháng nay tình trạng lừa đảo trên đã được chặn đứng tại các đơn vị kinh doanh vàng," ông Châu nhấn mạnh.
Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng cho biết, hiện nay có sáu cách phân biệt giữa vàng có hàm lượng cao và vàng độn Vonfram là phương thức cán mỏng; xét cơ tính; xì chảy điểm; nấu chảy bằng nồi gốm hoặc Graphit; phân kim để tính hàm lượng; cài đặt phần mềm nhận biết Vonfram và một số kim loại nặng khác cho máy phổ kế huỳnh quang tia X.
Trước hiện tượng vàng độn có nguy cơ chuyển sang các sản phẩm nhỏ hơn và hướng tới người tiêu dùng mua lẻ, chuyên gia trong ngành đã lên tiếng cảnh báo các doanh nghiệp và người dân không nên mua vàng không rõ nguồn gốc mà chỉ nên mua vàng miếng và vàng trang sức của các doanh nghiệp sản xuất vàng có uy tín trong nước.
Bởi khi mua vàng của các doanh nghiệp có uy tín khách hàng sẽ có hoá đơn biên nhận, có ghi số seri của miếng vàng, mã hiệu tuổi vàng của sản phẩm. Đây chính là cơ sở pháp lý để người dân có thể bảo vệ mình trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Theo Vietnam+

Lật tàu du lịch 2 tầng, nhiều người mất tích

TTO TRỰC TUYẾN - Vào khoảng 7g tối 20-5, một vụ lật tàu du lịch 2 tầng xảy ra trên sông Sài Gòn làm gần 20 người mất tích.
Khu du lịch Dìn Ký tại thời điểm diễn ra tai nạn - ảnh NAM DU


Theo một nạn nhân, vào thời điểm trên, họ tổ chức một buổi tiệc sinh nhật với 50 khách trên tàu của Khu du lịch xanh Dìn Ký (thuộc ấp Bình Thuận, xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương). Khoảng 7g, du thuyền nhổ neo, chạy ra hướng sông Sài Gòn.

Khi tàu cách bờ 100m thì gặp mưa to, gió lớn, tàu chao và lật nghiêng. Nhiều người rơi xuống sông, một số bơi được vào bờ.

Theo ghi nhận của phóng viên, đến 21g, khu vực trên bị các lực lượng chức năng phong tỏa. Lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã xuống hiện trường để chỉ đạo.

PV báo chí hầu như không tiếp cận được hiện trường. Kể cả thân nhân người gắp nạn cũng bị chặn từ bên ngoài đường vào khu du lịch.

21g 25, hàng chục xe cứu thương và cảnh sát đường thủy được tăng cường cho công tác cứu hộ.

Đến 21h40, PV của TTO đã có mặt tại hiện trường. Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin về vụ tai nạn này đến bạn đọc ngay khi có thể.
Lực lượng cấp cứu có mặt tại hiện trường để hỗ trợ người bị nạn - Ảnh NAM DU


ANH THOA - NAM DU

Người dân “lảo đảo” qua cây cầu “rùng rợn”

(Dân trí) - Báo Dân trí vừa đăng tải bài viết "Rùng rợn" cây cầu treo có một không hai phản ánh một cây cầu mong manh, chênh vênh như... tấm lưới treo qua sông Chò ở thôn Ba Cẳng (Khánh Hiệp, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa), thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
























 >>  "Rùng rợn" cây cầu treo có một không hai


Công văn của UBND xã Khánh Hiệp gửi báo Dân trí 

Vừa qua, UBND xã Khánh Hiệp đã gửi công văn đến báo điện tử Dân trí với nội dung thiết tha đề nghị báo vận động bạn đọc, những nhà hảo tâm giúp đỡ xây dựng cho bà con thôn Ba Cẳng một cây cầu treo khác chắc chắn hơn, an toàn hơn, thay thế cho cây cầu treo "rùng rợn" hiện nay.

UBND xã  Khánh Hiệp cho biết, thôn Ba Cẳng có 194 hộ dân, trong đó có 98 hộ nghèo. Đây là thôn nghèo nhất của xã, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên đời sống còn khó khăn. Bà con thôn Ba Cẳng hầu hết sống nhờ vào nương rẫy. Muốn đi canh tác sản xuất, bà con phải qua sông Chò, mà con đường duy nhất là phải đi qua cầu treo tạm.

Năm 1991, UBND huyện có đầu tư (dây thép) và bà con trong thôn làm thủ công chiếc cầu treo, mặt cầu bằng cây lồ ô, để đi lại sản xuất canh tác trên diện tích 200 ha bên kia sông Chò. Do làm thủ công nên hàng năm bà con phải thường xuyên sửa chữa cầu bằng cách thay các cây gỗ nhỏ khác đã mục nát trên mặt cầu. Hiện nay cầu lại đang hư hỏng nặng gây nhiều khó khăn cho việc đi lại của bà con.

Đã thế, qua những đợt mưa lũ, các cây trụ của hai đầu cầu (cây cầy và cây sao) đã bị nước làm xói 2/3 gốc cây, trong mùa lũ năm nay có nguy cơ bị cuốn trôi.

Anh Bo Bo Buông, người dân thôn Ba Cẳng, bày tỏ: "Nhà chúng tôi ở bên này sông nhưng đất đai ở phía bên kia sông. Hàng ngày đều phải qua chiếc cầu này để đi làm, gùi mì, gùi bắp bán lấy tiền nuôi gia đình, con cái ăn học đều phải qua sông. Huyện Khánh Vĩnh là huyện miền núi nên cũng khó khăn, xã tôi cũng nghèo nữa, nên rất mong các nhà hảo tâm giúp đỡ chúng tôi xây dựng một cây cầu mới".

Ông Cao Minh Tuấn, Chủ tịch xã Khánh Hiệp nói: "Từ lâu bà con chúng tôi rất mong muốn có một cây cầu chắc chắn để qua sông, nhưng kinh phí hạn hẹp nên không thể xây dựng. Thông qua báo điện tử Dân trí, xã Khánh Hiệp nói chung và bà con thôn Ba Cẳng nói riêng rất mong muốn được sự giúp đỡ của quý báo và các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí để xây dựng cho bà con chúng tôi một cây cầu mới chắc chắn hơn để ổn định qua lại, yên tâm sản xuất. Được như thế, bà con chúng tôi vui mừng và cảm ơn nhiều lắm".

Ngày 19/5, PV Dân trí lại tới cầu treo Ba Cẳng, một lần nữa chứng kiến độ "rùng rợn" của cây cầu:

Nguyễn Thành Chung

“Ma trận” biển báo giao thông: Đánh bẫy lái xe


Cùng với loạt bài "Ma trận" biển báo giao thông đăng trên Báo Thanh Niên (từ 9.5), chúng tôi liên tục nhận được những ý kiến bức xúc của người dân phản ánh những biển báo giao thông bất cập đến vô lý đang được cắm trên khắp nẻo đường.
Trong những ngày qua, từ nguồn tin của bạn đọc, PV Thanh Niên tiếp tục đi ghi nhận thực tế và nhận thấy những phản ánh này hoàn toàn chính xác, đáng để các cơ quan chức năng tiếp thu, chấn chỉnh, tránh để người đi đường bị cảnh sát giao thông (CSGT) phạt oan, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
 
Biển báo cấm đi ngược chiều vô bổ trên đường Nguyễn Văn Quỳ (Q.7)
Biển báo hại tài xế
Những người thường xuyên lưu thông trên đường Nguyễn Văn Quỳ (Q.7), hướng đi vào cảng rau quả, rất bức xúc vì một biển báo cấm đặt giữa đoạn đường này.
 
Biển báo hướng dẫn đường kiểu này không tài nào vừa chạy vừa đọc (Ảnh chụp trên đường Nguyễn Thị Minh Khai Q.1) - Ảnh: Minh Nam
Có mặt vào chiều 11.5, chúng tôi nhận thấy, hai bên đường dưới dạ cầu Phú Mỹ có hai chiều đi vào và đi ra. Trong khi chiều đi ra, người điều khiển phương tiện giao thông đi bình thường, thì chiều đi vào (đường Nguyễn Văn Quỳ) lại gây ức chế cho người dân. Khi xe chạy đến giữa con đường, mọi người nhìn thấy tấm biển báo đường một chiều! Khi nhìn thấy biển báo này, nhiều người đi xe gắn máy và ô tô bất ngờ, thắng xe lại… nhìn nhau và tiếp tục cho xe chạy tiếp. Thấy chúng tôi trố mắt nhìn hàng đoàn xe to, xe con, xe gắn máy chạy vào đường cấm, anh Năm - một người dân gần đó - cười: "Dù biết là đường cấm, nhưng họ bắt buộc phải chạy tiếp thôi, vì không biết cho xe đi hướng nào, khi một bên là khu dân cư, bên kia là hố sâu ngăn cách hai chiều, còn quay đầu lại thì cũng đi ngược chiều".



Đang chạy tốc độ cao mà bắt giảm tốc đột ngột như vậy rồi lại phải đạp ga lên cầu, đố tài xế nào xử lý cho kịp. Biển báo này báo hại tài xế
Lái xe Đỗ Hiếu Nghĩa


Chỉ tay về phía tấm biển cấm đặt "vô duyên" giữa tuyến đường, anh Năm ngao ngán: "Có lẽ biết biển cấm tréo ngoe như vậy nên mấy anh CSGT cũng ít khi đứng đây phạt. Chứ nếu bị phạt thì tài xế chẳng cãi gì được!".
Ông Nguyễn Văn Lý, tài xế xe khách 45 chỗ, bức xúc vì sự mập mờ của biển báo, khiến ông bị CSGT phạt oan uổng. Ông kể trên một số tuyến đường như Bình Long, Phan Anh… (Q.Tân Phú) có cắm biển cấm xe 7 tấn, 8 tấn… Khi ông cho xe chạy vào những tuyến đường này thì bị CSGT thổi phạt, giam bằng lái. Trong khi đó, tại một số tuyến đường khác như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi… thì biển báo ghi rõ ràng: cấm xe chở khách bao nhiêu chỗ và cấm xe tải bao nhiêu tấn để tài xế biết đường mà đi…
Một bạn đọc khác thắc mắc, đoạn QL 13 hướng từ ngã tư Bình Phước về ngã tư Bình Triệu có đoạn đang từ 2 làn xe đột ngột chia thành 3 làn xe, nhưng không có biển báo phân chia làn đường.
"Trường hợp không có biển báo chia làn, xe ô tô được lưu thông tất cả các làn trừ làn trong cùng dành cho xe gắn máy, thô sơ. Khi bị CSGT phạt, tôi lập luận như vậy thì CSGT vẫn cứ phạt lỗi lấn tuyến, với lý do "không có biển báo thì không được đi" và thòng thêm câu "trừ khi xe đông" vào biên bản", anh Trần Văn Quang, tài xế xe ô tô, bức xúc.
 
Biển báo đường nhiều chỗ ngoặt (biển bên trên) không theo thông lệ quốc tế, gây khó hiểu
Không biết chạy đường nào
Ngày 11.5, chúng tôi có mặt trên đường Nguyễn Văn Linh, đang chạy với tốc độ 60 km/giờ thì ngay đoạn đường dẫn vào cầu Phú Mỹ, biển báo tốc độ chỉ còn 30 km/giờ trong khi ba làn đường hoàn toàn trống trải, không nằm ở khu dân cư đông đúc. Ngay cạnh đó, một chiếc xe CSGT bắn tốc độ nhưng ngụy trang (cốp sau mở trông giống như một chiếc xe hỏng đang sửa chữa). Đi một đoạn nữa ngay khúc cua, dưới chân cầu xuất hiện hai CSGT đứng chặn xe vi phạm. Cứ mỗi lần đèn tín hiệu bật sang màu xanh là y như rằng tài xế liền bị CSGT "hỏi thăm". Vừa nộp tiền phạt xong, anh Đỗ Hiếu Nghĩa (một tài xế) tỏ ra bức xúc cực độ: "Đang chạy tốc độ cao (60 km/giờ) mà bắt giảm tốc đột ngột như vậy rồi lại phải đạp ga lên cầu, đố tài xế nào xử lý cho kịp. Biển báo này báo hại tài xế".
Anh Nguyễn Văn Hiến (một tài xế xe tải) bức xúc: "Ai chẳng muốn tuân thủ luật lệ giao thông. Cứ thử lái xe ở VN xem có dễ tuân thủ luật lệ biển báo giao thông? Điển hình như tại giao lộ Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi (Q.1), có bảng cấm xe tải quẹo phải bị cây cối che khuất, nhưng đèn tín hiệu giao thông lại cho phép quẹo phải không có bảng phụ (cấm xe tải). Cấm hay không cấm không rõ ràng và mấy anh CSGT cứ thế mà thổi phạt".
Tiếp xúc với PV Thanh Niên, nhiều tài xế tỏ ra bức xúc, trong đó nhiều nhất thường phàn nàn về những tuyến đường lớn có nhiều làn xe lưu thông như Cộng Hòa, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh… "Trước mỗi giao lộ chỉ thấy biển báo làn xe con, xe tải, xe trên 30 chỗ… đi thẳng. Bỗng dưng đến gần giao lộ kế tiếp thì làn đường dành cho xe con (làn trong cùng bên trái) chuyển thành làn rẽ trái đột ngột làm xe đang lưu thông đi thẳng không biết phải chuyển làn như thế nào khi bên phải là dòng xe dày đặc. Nếu thắng lại chờ thì bị xe sau bóp còi la ó, nếu đạp ga thì dễ lãnh vé phạt!", anh Nguyễn Thành Long phản ánh.
Loạn biển báo
Một chuyên gia trong lĩnh vực giao thông (đề nghị không nêu tên) khẳng định: "Biển báo giao thông ở VN hiện nay đầy rẫy bất cập và khó hiểu". Ông phân tích biển báo "chỗ ngoặt nguy hiểm" không theo thông lệ quốc tế; hay biển "giao nhau với đường không ưu tiên" sao không gọi là biển báo đường ưu tiên cho ngắn gọn, dễ hiểu; hay nhiều nơi cắm biển báo hình tam giác ngược (bên trong không ghi chữ), theo luật đây là biển nguy hiểm giao nhau với đường ưu tiên, phải nhường đường cho xe trên đường ưu tiên như vậy sao không ghi chữ "Nhường đường" (YIELD, hay GIVE WAY) như ở các nước; biển báo tốc độ lâu lâu mới xuất hiện trong khi các nước cứ ba cột đèn lại xuất hiện một biển báo hoặc họ sơn luôn xuống làn đường. Đó là chưa nói đến một số biển báo hình vuông màu xanh nước biển tự "đẻ" thêm trùng với một số biển hình tam giác làm rối rắm thêm tình trạng biển báo hiện nay.
Vị chuyên gia này còn cho biết trên QL 22, đoạn ngã tư Trung Chánh và ngã ba Bùi Môn xuất hiện chữ "STOP" vô lý, vì đây là tuyến đường ưu tiên. Đúng ra, phải đặt chữ "STOP" trên đường không ưu tiên giao cắt với QL 22, để tài xế khi từ đường này ra thì phải dừng lại quan sát trước khi băng ra cho an toàn.
Cũng trên QL 22 (đoạn từ ngã tư An Sương đến cầu vượt Củ Chi, dài khoảng 25 km) chỉ có 1 biển báo duy nhất cho xe con đi chung vào làn xe tải làm nhiều xe ô tô con chen nhau kẹt cứng trên một làn đường không dám tận dụng làn đường ô tô tải đang trống. Ngoài ra, trên một số tuyến đường cắm biển báo khoảng cách giữa xe ô tô trước cách xe ô tô sau 8m (thường xuất hiện ở các trạm thu phí) hay cách 30m ở một số tuyến đường quốc lộ.
Biển báo vậy, theo vị chuyên gia này, rất dễ gây hiểu lầm và hoàn toàn trái với quy định về lái xe an toàn, khoảng cách xe trôi trong thời gian 1 giây (ở tốc độ 50 km/giờ) là 14m, đường ướt là 28m. Thường xe sau thắng chậm hơn xe trước 1 đến 2 giây, để đảm bảo an toàn ở tốc độc 50 km/giờ, khoảng cách an toàn giữa xe sau và xe trước phải là 50m.
"Những bất hợp lý về biển báo trên rất cần được các cơ quan chức năng lưu tâm sớm xem xét, chấn chỉnh nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông mà chúng ta đang cố gắng thực hiện", vị chuyên gia này đề nghị.
Cần sửa Luật giao thông đường bộ
Theo LS Nguyễn Thành Công (Đoàn luật sư TP.HCM), Luật GTĐB của ta hiện nay có nguồn gốc từ phương tiện giao thông đường bộ trước đây có tốc độ thấp, lượng người và phương tiện ít, thô sơ nên quy định biển báo được đặt về bên phải đường giao thông với các kích cỡ nhỏ. Để biển báo phù hợp với tình hình hiện nay thì cần quy định lại trong Luật GTĐB về vị trí biển báo trên cao, ngang đường, kích cỡ chữ đủ lớn để có thể quan sát từ xa. Kể cả quy định cụ thể số lượng biển báo trước khi đến mục tiêu cần báo, tạo sự chủ động cho người tham gia giao thông và định nghĩa lại các hình vẽ theo tập quán và thông lệ quốc tế để có thể hòa chung vào dòng chảy của thế giới.
 
Nên bỏ bớt những biển báo không theo thông lệ quốc tế như trong ảnh
Lê Nga
Lê Nga - Minh Nam

Dân kiện CSGT vì... biển báo


Ngày 2.3, TAND Q.Cầu Giấy, Hà Nội thụ lý vụ án hành chính một người kiện công an vì cho rằng bị phạt oan. Ngày 2.5, tòa đã quyết định gia hạn thêm 30 ngày để làm rõ thêm một số tình tiết.
Không có biển cấm, vẫn cấm?
Theo hồ sơ vụ án, vào ngày 15.11.2010, ông Nguyễn Đức Đông, phó giám đốc một DN trên địa bàn H.Từ Liêm, điều khiển ô tô từ phố Phan Văn Trường rẽ trái ra đường Xuân Thủy. Khi đi đến ngân hàng tại số nhà 61, ông dừng xe dưới lề đường để rút tiền trong máy ATM thì bị lực lượng CSGT - trật tự - phản ứng nhanh của Q.Cầu Giấy lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi "đỗ xe ở lòng đường trái quy định". Ngày 16.11.2010, căn cứ biên bản vi phạm nói trên, ông Đông bị Công an Q.Cầu Giấy ra quyết định xử phạt hành chính với mức phạt 800.000 đồng và tạm giữ giấy phép lái xe trong 30 ngày.
 
 Biển báo cấm tùy hứng, lúc quay ra vuông góc, lúc song song với lòng đường - Ảnh: Thái Sơn
Cho rằng quyết định xử phạt hành chính của Công an Q.Cầu Giấy là thiếu căn cứ, ông Đông đã 2 lần làm đơn khiếu nại gửi đến Công an Q.Cầu Giấy và Công an TP Hà Nội. Thế nhưng, các văn bản trả lời của cơ quan công an, theo ông Đông "là không hợp lý". Đến ngày 16.2.2011, ông Đông quyết định khởi kiện.
Theo lập luận của ông Đông, các quy định pháp luật của Luật GT đường bộ quy định người điều khiển phương tiện có nghĩa vụ "phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ" và "không được để phương tiện GT ở lòng đường, hè phố trái quy định". Tuy nhiên, trên đoạn đường ông bị phạt không có biển báo cấm, thì được hiểu là "không bị cấm đỗ xe" và "công dân được làm những gì luật không cấm". Mặt khác, căn cứ để Công an Q.Cầu Giấy ra quyết định xử phạt ông Đông là Quyết định 2053 ngày 27.5.2008 của UBND TP Hà Nội quy định các tuyến phố văn minh cấm để xe đạp, xe máy, ô tô trên hè phố, lòng đường. Q.Cầu Giấy có 3 tuyến phố: Xuân Thủy - Cầu Giấy - Trần Duy Hưng nằm trong diện cấm. "Trên đoạn đường tôi đã đi không hề có biển báo cấm, tôi đã rẽ ở ngã ba cũng không hề có biển báo nhắc lại. Người tài xế đi trên đường thì họ chỉ biết nhìn vào biển báo mà chấp hành, chứ nói họ là theo quy định này quy định khác thì khác nào đánh đố nhau", ông Đông bức xúc.
Kiểu gì cũng...  "chết"
Qua khảo sát của PV Thanh Niên, trên nhiều tuyến phố khác của Hà Nội còn tồn tại một kiểu biển báo "bẫy" khác là bị che khuất bởi các chướng ngại vật hoặc cây xanh. Cụ thể như tại khu vực đường vòng dưới chân gầm cầu Long Biên, thay vì đặt biển cấm đi ngược chiều dẫn lên cầu tại vị trí trên vỉa hè bên tay phải thông thoáng và cực kỳ dễ quan sát, thì cơ quan hữu trách lại cho cắm biển cấm bên tay trái và "núp" sau mấy thân cây cổ thụ. Lâu lâu, cây cỏ, cành lá mọc rủ che kín, công nhân công viên cây xanh không cắt tỉa là y như rằng một loạt những phương tiện lại theo nhau đi ngược chiều lên cầu Long Biên...
Hay tại khu vực cầu cạn Thanh Trì - Pháp Vân, trên một quãng đường khoảng 80m, nhưng có tới 10 biển báo dựng san sát nhau. Nếu muốn đọc hết nội dung thông tin trên 10 biển báo, tài xế không thể vừa đi vừa quan sát, còn dừng đỗ trên đường cao tốc thì sẽ vi phạm luật GT đường bộ...
Tình trạng cắm rồi lại tháo biển cấm trong một thời gian ngắn cũng khiến người tham gia GT gặp không ít rắc rối. Điển hình nhất là trường hợp cắm biển cấm đi ngược chiều trên phố Thụy Khuê. Khi Sở GTVT Hà Nội ra quyết định phân luồng GT một chiều ô tô trên toàn tuyến phố Thụy Khuê (chiều từ phố Mai Xuân Thưởng tới phố Văn Cao), ngày 16.3 biển cấm ô tô đi ngược chiều được cắm tại ngã ba giao với phố Thụy Khuê. Tuy nhiên, từ khi biển cấm dựng lên, GT ở khu vực này khá hỗn loạn, ùn tắc thường xuyên xảy ra. Tới ngày 9.4, quyết định mới được đưa ra, ô tô được phép đi hai chiều như các phương tiện khác đoạn từ phố Mai Xuân Thưởng đến ngõ 567 Thụy Khuê, còn đoạn từ ngõ 567 Thụy Khuê tới Lạc Long Quân ô tô chỉ đi một chiều. Sáng 12.4, cơ quan chức năng tiến hành tháo dỡ biển cấm đã cắm vào ngày 16.3 khiến giới tài xế qua đây cứ rối tung, rối mù...

 
 
 "Rừng" biển báo tại khu vực cầu cạn Pháp Vân - Thanh Trì - Ảnh: Minh Sang

Thái Sơn- Minh Sang

Oái oăm biển báo tải trọng !


Tình trạng "đa nghĩa" và "đá nhau" của hệ thống biển báo tải trọng cầu đường khiến tài xế lâm vào cảnh bị tuýt còi bất kỳ lúc nào.
"Bắt buộc phạm luật"
Trên các tuyến đường hiện nay, việc đan xen các cây cầu có tải trọng khác nhau đang là "bài toán không lời giải" cho doanh nghiệp vận tải. Oái oăm là phần nhiều cầu tải trọng thấp đều nằm trên tuyến đường đi vào các ga, cảng, khu công nghiệp, khu chế xuất... nơi có lượng hàng hóa XNK bằng container rất lớn. Chẳng hạn, cầu Suối Cái vào cảng Cát Lái (Q.2) cắm biển 20 tấn, cầu vào Khu chế xuất Tân Thuận (Q.7) chỉ 18 tấn. QL 13 - hướng đi độc đạo của xe chở hàng hóa từ kho Bình Triệu ra ga Sóng Thần (Bình Dương) cũng có cầu Ông Dầu 25 tấn và cầu Đúc Nhỏ chỉ có 15 tấn. Đặc biệt, xa lộ Hà Nội có mật độ xe chở hàng hóa dày đặc song cũng có cầu Sài Gòn 25 tấn, cầu Rạch Chiếc 30 tấn...



Cầu Đúc Nhỏ nằm trên tuyến huyết mạch vận chuyển hàng hóa từ TP.HCM - Bình Dương nhưng chỉ có tải trọng 15 tấn - Ảnh: D.Đ.M
Trong khi đó, theo tiêu chuẩn chung của quốc tế, một container được chứa tối đa 30 - 33 tấn hàng, riêng xác xe và vỏ container đã từ 15 - 18 tấn, tức tổng tải trọng cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế lên đến 40 - 50 tấn. Với thực trạng cầu đường của VN hiện nay, nhiều trường hợp xe chỉ chở vỏ container cũng đã quá tải và bị xử phạt (khi qua cầu 16 - 18 tấn). Đặc biệt, theo cơ cấu XNK hàng hóa vào các cảng VN hiện nay, khoảng 80% container chứa từ 8 - 25 tấn hàng. Như vậy, cộng với trọng lượng xác xe và vỏ container, ít nhất 80% xe chở container hiện nay luôn trong tình trạng quá tải. Hệ quả là các xe container nếu không chạy phải bồi thường hợp đồng, còn nếu chạy thì phạm luật.



Bất cập là ở chỗ dù nằm trong phạm vi cho phép theo quy định quốc tế, song khi vận chuyển bằng đường bộ lại vi phạm pháp luật VN

Ông Lương Hoàng Trung

Ông Lương Hoàng Trung - Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM - cho rằng cái khó của DN vận tải là ở chỗ, xe chở container không thể hạ tải để qua cầu, bởi hàng hóa trong container đã được kẹp chì của hải quan hoặc chủ tàu, DN vận tải hoàn toàn không có quyền hạ tải giữa đường (khi đã niêm phong, container có thể đi khắp thế giới mà không buộc phải hạ tải như quy định tại VN). Chưa kể, do đặc tính lý hóa khác nhau, nếu xếp dỡ xuống mà không có điều kiện bảo quản, hàng hóa sẽ bị hư hỏng hoặc mất giá trị. "Bất cập là ở chỗ dù nằm trong phạm vi cho phép theo quy định quốc tế, song khi vận chuyển container bằng đường bộ lại đương nhiên vi phạm pháp luật VN. Nếu 80% số lượng xe vi phạm này phải xin giấy phép lưu hành đặc biệt theo đúng quy định thì các DN vận tải sẽ không còn thời gian để kinh doanh, bởi thủ tục xin giấy phép rất nhiêu khê" - ông Trung nói.


Một biển báo, nhiều cách hiểu
LS Thái Văn Chung (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng thực tế đến nay nhiều cơ quan chức năng vẫn chưa lý giải được căn cứ và ý nghĩa của các biển báo hạn chế tải trọng cầu đường. Điều này dẫn đến tình trạng đứng trước một biển báo tải trọng, mỗi tài xế có cách hiểu và ứng xử khác nhau, CSGT cũng lấn cấn giữa chuyện phạt hay tha. Chẳng hạn, cầu gắn biển báo 25 tấn thì có nơi hiểu là chỉ cho phép một chiếc xe 25 tấn qua cầu, có nơi lại hiểu là cho phép một đoàn xe 25 tấn qua cầu với khoảng cách và tốc độ cho phép. Điều này dẫn tới cùng một hành vi nhưng có tài xế bị "tuýt còi" có tài xế không bị.
Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM và Đà Nẵng đã có nhiều văn bản gửi các cơ quan chức năng đề nghị lý giải ý nghĩa của biển báo tải trọng nhưng đến nay vẫn chưa tìm được lời đáp. Bởi thực tế, vào giờ cao điểm, cầu Sài Gòn, cầu Đồng Nai phải gánh chịu cả ngàn tấn thì tại sao lại xử phạt xe trên 25 tấn qua cầu vì lỗi quá tải trọng cầu?
Theo LS Chung, một bất cập khác là trong khi đường tính theo tải trọng trục của xe (tải trọng phân bố trên từng trục hoặc cụm trục), thì cầu lại theo tổng tải trọng (tải trọng cả hàng và xe). Từ quy định này dẫn đến, có khi xe chạy trên đường không vi phạm tải trọng nhưng đến cầu lại bị ách tắc. Thông tư 03/2011 về quy định tải trọng của phương tiện tham gia đường bộ mà Bộ GTVT vừa ban hành đã cho phép nâng tổng tải trọng lên đến 48 tấn đối với các loại container từ 6 trục trở lên. Tuy nhiên, biển báo tải trọng cầu vẫn tính theo tổng tải trọng và lớn nhất hiện nay là 30 tấn, nên gần như 100% xe container có 4 trục trở lên đều vi phạm. Do đó, ông Chung kiến nghị Bộ GTVT cho phép áp dụng tải trọng trục đối với cầu.

Cảm tính
Theo LS Chung, việc gắn biển báo tải trọng còn cảm tính, nhiều lúc do "sợ trách nhiệm" (sợ sập cầu) hơn là trên cơ sở khoa học. Chẳng hạn, một số cầu tự nhiên gắn biển báo nâng hoặc hạ tải trọng một cách bất thường mà không hề có sự duy tu, sửa chữa. Chẳng hạn, trên QL 13 có cầu Đúc Nhỏ gắn biển báo 18 tấn. Do cầu xuống cấp, có thời điểm Sở GTVT TP.HCM gắn biển báo chỉ cho xe dưới 10 tấn qua cầu. Nếu thực hiện nghiêm biển báo này, Bến xe Miền Đông chỉ còn các xe dưới 45 chỗ hoạt động (do xe 45 chỗ đều trên 10 tấn). Nhận thấy bất cập, sau đó Sở GTVT lại nâng tải trọng cầu Đúc Nhỏ lên 15 tấn. Tương tự, trong quá trình sửa cầu Bình Triệu 1, Sở GTVT gắn biển hạn chế xe trên 10 tấn nhưng vài ngày sau lại nâng lên 15 tấn.

Phương Thanh

Biển báo tốc độ cho người... đi bộ



Trên đường Nguyễn Văn Linh (hướng từ Q.7 về Bình Chánh), xe ô tô lưu thông được chạy từ 60 - 80 km/giờ. Tuy nhiên, gần trạm thu phí có biển báo tốc độ 5 km/giờ, ngang với tốc độ của người đi bộ, là quá bất hợp lý.
Theo quan sát, tất cả các xe lưu thông qua đây không xe nào tuân thủ nổi quy định của biển báo này, dù chạy rất chậm nhưng tối thiểu vẫn 20 km/giờ. CSGT mà bắn tốc độ ở đây thì tài xế... "chết chắc". Để thử nghiệm, chúng tôi cho xe gắn máy chạy chậm nhất có thể (vừa thắng, thả liên lục, tay lái nhiều lúc chao đảo), đồng hồ vẫn báo hơn 5 km/giờ.
Không biết xe ô tô chạy thế nào để vận tốc có thể đúng theo biển báo? Một lái xe cho biết, muốn đảm bảo quy định này, các bác tài phải xuống đẩy bộ, vừa chạy vừa ngừng và nếu chấp hành quy định này xe cộ qua trạm thu phí sẽ ùn tắc. Một số lái xe cho rằng, đoạn đường này chỉ cần gắn biển báo "đi chậm" là phù hợp.
Tin, ảnh: Lê Nga

CSVN Xuất 17 ngàn tấn gạo để cứu đói cho 11 tỉnh thành

Chính quyền trung ương Việt Nam vừa hỗ trợ thêm gần 12 ngàn tấn gạo nhằm cứu đói các hộ nghèo vào dịp giáp hạt năm nay.
Số gạo hỗ trợ này được trích từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân ở 6 địa phương: Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị và Gia Lai.
Trước đó, vào ngày 12/5, Việt Nam cũng đã hỗ trợ gần 5,000 tấn gạo cho 5 địa phương khác.
Như vậy, qua hai đợt hỗ trợ của Chính phủ trong tháng 5, đã có tổng cộng gần 17 ngàn tấn gạo được xuất ra để cứu đói cho dân ở 11 tỉnh trong cả nước.

TTX Vietnam nói tin biến động ở Mường Nhé là sai trái

Thông tin về Mường Nhé do một số hãng thông tấn và cơ quan truyền thông nước ngoài trong những ngày gần đây là sai trái. Đây là ý kiến của Thông tấn xã Việt Nam loan đi hồi ngày hôm qua.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, từ ngày 30 tháng tư đến 6 tháng năm vừa qua, hằng ngàn dân tộc Hmong từ nhiều nơi bị những phần tử cực đoan kích động, lôi kéo, cưỡng bức tụ tập về bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé.

Chính quyền địa phương đã vận động, thuyết phục và người tập trung đã tự nguyện trở về quê quán. Thông tấn xã Việt Nam nói rằng không có ai bị thương và chết.
Trong thời gian qua, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga cũng lên tiếng cho rằng không có tình trạng đàn áp người Hmong tập trung. Tuy nhiên bà này thừa nhận có một trẻ em chết do bệnh vì điều kiện vệ sinh tồi và thời tiết xấu.

Trước đó, truyền thông trong nước trích dẫn phát biểu cuả các quan chức điạ phương thừa nhận có ba trẻ em chết.

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng chưa thể cho các phóng viên nước ngoài đến tại khu vực Mường Nhé vì thời tiết xấu, đường xá đi lại không thuận tiện.

Trong bản tin hôm qua, thông tấn xã Việt Nam cho biết chính quyền điạ phương huyện Mường Nhé và tỉnh Điện Biên không cản trở tổ chức hay cá nhân nào muốn đến để tìm hiểu sự việc một cách khách quan, theo luật Việt Nam.
Vào ngày 16 tháng 5 vừa rồi, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo báo chí lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam phải cho tiến hành cuộc điều tra công khai, độc lập và đầy đủ về tin tức vụ nhiều người Hmong tập trung tại bản Huoi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên.

Một trong những yêu cầu là phải công khai danh sách những ngươì bị bắt giữ, cho thân nhân họ được gặp mặt và họ được tư vấn pháp lý. Ngoài ra phải cho các phóng viên và tổ chức nước ngoài đến tại nơi để tìm hiểu sự việc.