THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

29 May 2011

Đầu tư 40 tỷ đồng xây bờ kè "cứu" mũi Cà Mau



29/05/2011 16:05:29
Tỉnh Cà Mau quyết định đầu tư hơn 40 tỷ đồng xây dựng bờ kè phía biển Đông nhằm ngăn chặn sạt lở, khẩn cấp cứu mũi Cà Mau nằm trên địa bàn xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển đang bị sạt lở nghiêm trọng và biến dạng, 


Bờ kè dài trên 1km được thi công theo kết cấu kỹ thuật đóng 2 hàng cột bêtông ly tâm chạy dài song song và cách nhau 1,5m, sau đó thả đá vào giữa, vừa hạn chế sóng biển đánh sạt lở, vừa hình thành bãi ngầm để cây mắm, cây đước bám rễ phát triển, tạo nên rừng phòng hộ mũi Cà Mau.
a
 Mũi Cà Mau trước đà xâm thực của biển. Ảnh: Thanhnien
Dự án bờ kè đang khẩn trương thi công, dự kiến hoàn thành trong quý 3/2011, trước khi bước vào giai đoạn cao điểm của mùa mưa bão. 


Tuy nhiên, việc xây dựng bờ kè này chỉ là giải pháp tạm thời trước mắt để ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng sạt lở mũi Cà Mau hiện nay.


Về lâu dài, tỉnh Cà Mau cần trưng cầu ý kiến của các nhà khoa học, các bộ, ngành chức năng trung ương về một mô hình dự án, vừa chống sạt lở mũi Cà Mau hữu hiệu, bền vững, vừa tạo cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cho vùng mũi đất Cà Mau.


Trước đây cũng như hiện nay, mũi Cà Mau chịu áp lực, tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nhưng chính quyền và người dân vẫn thiếu những biện pháp bảo vệ đồng bộ kịp thời để đối phó.


Những căn nhà nghỉ mát phục vụ khách du lịch đứng trơ vơ trước biển như không còn điểm tựa, cầu thang của nó chạm vào mặt nước, du khách không còn lên xuống được. Thảm rừng phòng hộ nơi đây đã mất từ lâu, không còn bảo vệ được mũi đất, làm biến dạng mũi Cà Mau.


Theo các nhà khoa học, mũi Cà Mau là nơi tiếp giáp của 2 dòng hải lưu Bắc-Nam và Tây-Nam, với 2 chế độ thủy triều khác nhau là bán nhật triều và nhật triều, hình thành nên vùng bãi bồi rộng lớn nằm dọc bờ biển phía Tây-Nam tỉnh Cà Mau nhờ phù sa lắng đọng. 


Vì vậy, mũi Cà Mau từng được coi là " vốn có một khả năng lấn biển kỳ diệu mà người Cà Mau luôn tự hào về nơi ấy là "đất biết sinh và rừng biết đi," tạo nên nét đặc trưng độc đáo của mảnh đất thiêng nơi vùng cực Nam Tổ quốc.


Theo: (TTXVN/Vietnam+)

"Thùng cảm ơn bác sĩ" sẽ "làm khó" bệnh nhân



29/05/2011 09:04:44
 - Cảm ơn bác sĩ dù dưới hình thức cá nhân hay tập thể vẫn là không nên. Chúng ta không nên khuyến khích "tệ nạn" này mà phải làm gì để nó không còn tồn tại.  





PGS.TS Nguyễn Văn Thạch (phó giám đốc, viện trưởng Viện Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức): Đặt thùng - vô hình trung gợi ý bệnh nhân...

Việc để thùng cảm ơn dù là cho khoa, phòng cũng đều không nên vì như vậy vô hình trung chúng ta gợi ý, khuyến khích bệnh nhân phải cảm ơn bác sĩ. Ngay từ khi thành lập khoa phẫu thuật cột sống, tôi đã nghiêm cấm tất cả các y bác sĩ trong khoa, tuyệt đối không được nhận tiền của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân biếu riêng cho bất kỳ y bác sĩ nào. Người nào nhận sẽ bị kỷ luật. Vì vậy, tại khoa Phẫu thuật cột sống, từ trưởng khoa tới y tá, điều dưỡng đều không nhận phong bì của bệnh nhân. Trường hợp được phép nhận là khi bệnh nhân khỏi bệnh ra viện, nếu là người có điều kiện cảm ơn cả khoa, thì khoa mới được nhận.

Trường hợp người bệnh là nông dân hoặc gia đình nghèo thì có biếu, khoa cũng không được nhận. Cái chính là chúng ta phải giải quyết làm sao để cho bệnh nhân không cần phải cảm ơn bác sĩ và bác sĩ cũng không cần phải nhận sự biếu xén của bệnh nhân. Muốn làm được điều này cần sự trả công xứng đáng của Nhà nước. Nếu chỉ ra lệnh cấm bác sĩ không được nhận phong bì, nhưng không lo được đời sống cho anh em thì chắc chắn "lệnh" đó sẽ ít có hiệu lực. Do đó, đi đôi với "lệnh" là việc xây dựng những gói "dịch vụ tự nguyện", dành cho những người có thu nhập cao vào điều trị để lấy nguồn thu một phần hỗ trợ, bù đắp cho bệnh nhân nghèo, một phần lo trang trải đời sống cho anh em.    

PGS.TS Nguyễn Văn Lộc (nguyên phó giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ): Đặt thùng - người nghèo sẽ khó xử.

Tôi nghĩ ý tưởng "đặt một cái thùng ở mỗi khoa, phòng để người bệnh cảm ơn bác sĩ là ý tưởng không khả thi. Vì sao? Vì theo ước tính, trong số bệnh nhân vào viện, chỉ có khoảng 20% có điều kiện kinh tế, 30% ở mức trung bình, số người nghèo chiếm khoảng 50%. Nếu đặt thùng thì rõ ràng tất cả mọi người sẽ có suy nghĩ là phải có gì đó cho bác sĩ. Chuyện này tôi cho rằng rất nhạy cảm và tế nhị. Việc cảm ơn bằng lời hay bằng một chút vật chất là tùy cách cư xử, điều kiện, hoàn cảnh của gia đình người bệnh. Đặt cái thùng như thế, những bệnh nhân nghèo sẽ cảm thấy khó xử.

Hiện nay, nhiều bệnh viện còn đặt thùng để kêu gọi mọi người ủng hộ bệnh nhân nghèo - điều này hết sức đúng đắn. Chứ ai lại đi đặt thùng để người bệnh cảm ơn bác sĩ - điều này rất vô lý và gây áp lực cho người nghèo. Nên nhớ, người nghèo - người ta không có gì cả. Thậm chí, bữa ăn hằng ngày khi nằm viện hay trông người nhà cũng phải chờ nồi cháo tình thương, suất ăn từ thiện từ bệnh viện hoặc những tổ chức có lòng hảo tâm. Họ chỉ lo chữa bệnh và bữa ăn hằng ngày đã mệt, không có sức mà nghĩ đến chuyện cảm ơn bác sĩ. 

Qua hỏi và khảo sát 20 bác sĩ và 80 bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về việc có nên đặt thùng cảm ơn bác sĩ tại các khoa phòng:
100% các bác sĩ cho rằng không nên.
85% bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cho rằng không nên.
15% bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cho là nên hoặc không có ý kiến.


Nhóm phóng viên y tế (thực hiện)

Tiền viện trợ cho quôc gia bị tham nhũng rơi vào ai?


29/05/2011 16:32:48

Tiền viện trợ dành cho những quốc gia có nạn tham nhũng hoành hành sẽ rơi vào túi một số ít người thay vì được trao cho cho người nghèo và các quan chức sẽ thay nhau 'xà xẻo' tiền viện trợ.


Sir Richard Feachem, Giám đốc đồng thời là người sáng lập Quỹ Toàn cầu Phòng chống bệnh AIDS, Ho lao và Sốt rét ,một trong những cơ quan viện trợ y tế lớn nhất thế giới cho các nước đang phát triển với số vốn lên tới 11 tỷ đôla đã nhấn mạnh điều này trong cuộc trao đổi về một số vấn đề trong chương trình viện trợ của Australia dành cho các nước đang phát triển trên thế giới.
Để giảm thiểu đến mức tối đa tệ nạn tham nhũng, một trong những biện pháp có thể được thi hành là tiền viện trợ sẽ chỉ được đổ về những nơi nào cho thấy thành quả rõ rệt trước đó
Để giảm thiểu đến mức tối đa tệ nạn tham nhũng, một trong những biện pháp có thể được thi hành là tiền viện trợ sẽ chỉ được đổ về những nơi nào cho thấy thành quả rõ rệt trước đó. Ảnh minh họa: howtostayafloat.




Richard Feachem khẳng định tệ nạn tham nhũng là "không thể tha thứ và nhân nhượng".


"Nếu chúng ta chi tiền cho các hoạt động như xây nhà cửa, mua sắm xe cộ... chúng ta đang khuyến khích tham nhũng phát triển. Lý do là vì chúng ta đang chú trọng tới 'đầu vào' chứ không chú trọng tới đầu ra' - vốn là phần phải được coi trọng".


Để giảm thiểu đến mức tối đa tệ nạn tham nhũng, một trong những biện pháp có thể được thi hành là tiền viện trợ sẽ chỉ được đổ về những nơi nào cho thấy thành quả rõ rệt trước đó. Ví dụ tiền viện trợ sẽ được chi nếu nước viện trợ biết rõ số lượng trẻ em được chủng ngừa hoặc số nữ học sinh tốt nghiệp trung học... Các số liệu này phải có thể được kiểm chứng qua các cuộc điều tra độc lập.


Một lưu ý từ Sir Feachem là chính các nỗ lực riêng rẽ của từng quốc gia, chứ không phải những khoản viện trợ từ nước ngoài, đã giúp làm giảm bớt tình trạng nghèo khó.


Nước nào có chính quyền tốt và có chính sách quản lý đúng đắn thì ở những nước đó tình trạng nghèo khó đã giảm bớt rõ rệt, sự phân cách giàu nghèo cũng không quá đáng. Sir Feachem cho rằng, các nước cung cấp viện trợ nên đầu tư nhiều vào việc tạo ra thế hệ lãnh đạo cho các quốc gia đang phát triển. 


Sir Feachem đề nghị, các nước hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Châu Âu, Australia cần phải cung cấp thêm nhiều học bổng cho việc đào tạo giới lãnh đạo tương lai cho các nước đang phát triển. 


Minh Giang (Tamnhin/ABC)

5 tháng đầu năm 2011: Vì sao VN nhập siêu đến 6,5 tỉ USD?

Thứ Bảy, 28.5.2011 | 08:29 (GMT + 7)

Cùng với lạm phát, nhập siêu tiếp tục có xu hướng tăng mạnh và được dự báo sẽ còn tăng cao trong nửa cuối năm 2011. Theo Bộ Công Thương, chỉ 5 tháng đầu năm 2011, VN đã nhập siêu 6,5 tỉ USD. Vậy đâu là nguyên nhân của nhập siêu và bài toán hoá giải?
Cán cân lệch

Theo thống kê của Bộ Công Thương thì 5 tháng đầu năm 2011, con số nhập siêu đã bùng phát lên tới 6,5 tỉ USD. Đây là con số thể hiện sự bất cập khi mà ngay từ đầu năm, chủ trương chống nhập siêu đã được ban hành cùng với hàng loạt biện pháp tiền tệ cũng như hàng rào thuế quan, kỹ thuật thương mại.
Giá trị nhập khẩu xăng lớn góp phần tăng nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2011.    Ảnh: Giang Huy
Giá trị nhập khẩu xăng lớn góp phần tăng nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2011. Ảnh: Giang Huy
Theo tính toán thì đến hết tháng 3.2011, số tiền nhập siêu là hơn 3 tỉ USD. Thế nhưng với hàng loạt biện pháp hạn chế nhập siêu được đưa ra, chỉ trong 2 tháng 4 và 5 của năm 2011 đã tăng lên gấp đôi. Con số này là gần 19% và hiện đã vượt mục tiêu kiềm chế 16% do Chính phủ đặt ra.

Vậy câu hỏi lớn đặt ra là những biện pháp nào đã được ban hành? Và liệu biện pháp này đã phải là những liều thuốc đặc trị căn bệnh nhập siêu?

Đến nay, Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đã áp dụng hàng loạt chính sách như dừng mua sắm ôtô công có nguồn gốc NK; hạn chế NK hàng xa xỉ như ôtô, điện thoại di động, rượu, bia, thuốc lá, mỹ phẩm; ban hành danh mục các mặt hàng cần kiểm soát, hạn chế NK... Tuy nhiên, nếu nhìn vào cơ cấu hàng hóa NK thì dường như chính sách này đang có sự phiến diện và kém hiệu quả.

Theo đại diện Bộ Công Thương thì sở dĩ 5 tháng đầu năm nhập siêu cao như vậy là do giá và lượng hàng hóa tăng đã làm kim ngạch NK tăng thêm 9,4 tỉ USD. Trong đó, riêng giá nguyên liệu đầu vào tăng cao đã khiến nhập siêu cộng thêm 1,5 tỉ USD. Đặc biệt hơn, các biện pháp giảm nhập siêu chủ yếu tập trung vào nhóm hàng hóa cần hạn chế và kiểm soát NK.

Thế nhưng theo phân tích của Bộ Công Thương thì tỉ trọng của 2 nhóm này chỉ chiếm 16,9% trong tổng kim ngạch NK. Trong khi đó, nhóm hàng cần NK (gồm máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, kể cả sản xuất hàng XK) chiếm tỉ trọng tới 83,1%. Thế nhưng các biện pháp quản lý NK đối với nhóm này chưa phát huy tác dụng. Như vậy có thể thấy, rõ ràng biện pháp kiềm chế nhập siêu chưa thực sự tổng thể, thậm chí có thể nói là... bỏ lọt đối tượng cần kiểm soát để kiềm chế nhập siêu.

Cảnh báo nguy cơ kép

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nhập siêu hiện nay của VN đối diện với "nguy cơ kép". Cụ thể là VN vừa phải nhập siêu nhiều hơn về giá trị quy bằng tiền, nhưng lại ít hơn về số lượng. Ví dụ cụ thể là ở mặt hàng xăng dầu. Theo phân tích của Bộ Công Thương thì 5 tháng đầu năm, xăng dầu NK đã lên đến trên 5,14 triệu tấn với giá trị hơn 4,5 tỉ USD.

Trong khi đó, giá trị hàng hóa quy số lượng thì chỉ tăng 15,6% - thế nhưng giá trị quy bằng tiền thì tăng tới 41%. Như vậy có thể thấy rằng, "nguy cơ kép" là VN không chỉ ngày càng phải NK nhiều xăng dầu hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời cũng phải trả nhiều tiền hơn cho sự tăng giá của mặt hàng này.

Không chỉ "nguy cơ kép" nhập siêu cả về lượng lẫn giá, kinh tế VN còn phải gánh chịu "nguy cơ kép" giữa XK thô và NK sản phẩm tinh. Cũng với mặt hàng xăng dầu, nhiều năm liền XK dầu thô bù đắp được cho NK xăng dầu thành phẩm. Thế nhưng 5 tháng qua, XK dầu thô chỉ thu về 3 tỉ USD thì NK tới 4,6 tỉ USD.

Điều đáng nói là giá của dầu thô chỉ tăng 25%, trong khi giá của xăng dầu thành phẩm lại tăng từ 32% - 40%. Tương tự là các mặt hàng như caosu các loại cũng tăng giá thêm 25,5%, sợi tăng 39,4%, cá biệt như bông và kim loại thường khác tăng tới 110%... Điều này cũng lý giải con số cán cân NK 5 tháng của năm 2011 tăng do lượng chỉ khoảng 1,9 tỉ USD (chiếm 20%), nhưng tăng do giá lại lên tới 7,5 tỉ USD (chiếm 80% kim ngạch tăng thêm).

Vậy phải chăng đã đến lúc VN cần tính toán lại cơ cấu hàng hóa XK? Thực tế đây là câu hỏi cũ, nhưng lại trở nên rất nóng vào thời điểm này. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những mặt hàng chiến lược hiện nay của VN như dầu thô, than đá, các loại tài nguyên, khoáng sản và nguyên liệu thô cần phải được hạn chế XK. Bởi nếu không thì chỉ trong 2 - 3 năm tới, VN đã phải NK trở lại than đá. Khi đó, VN sẽ phải trả nhiều tiền hơn để NK một lượng than ít hơn số đã bán đi. Tương tự theo dự tính thì cũng chỉ tương lai gần, VN cũng phải NK dầu thô để phục vụ các nhà máy lọc dầu, NK quặng để luyện thép... mà đi kèm với việc NK này là "nguy cơ kép" về giá cao và lượng thấp.
Phạm Anh - Đức Long

Trung Quốc đề xuất 19 lô khai thác dầu ở Biển Đông


Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất nước này đã đưa ra 19 lô cùng hợp tác khai thác dầu khí ngoài khơi với các công ty nước ngoài trong khu vực Biển Đông.
Thông tin này được cung cấp trên trang web của CNOOC. Theo đó, tập đoàn đề xuất 12 lô khai thác ở khu vực đông Biển Đông, 7 lô ở phía tây Biển Đông.
Ảnh: chinadaily
Các khu vực thuộc 19 lô này được cho là có khả năng phát triển dầu và khí tự nhiên trải rộng trên 52.006 km vuông. Năm ngoái, CNOOC đã đưa ra một đề xuất tương tự với 13 lô hợp tác khai thác ngoài khơi với các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong tháng 2, một thông tin do đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) cho hay, CNOOC có kế hoạch đầu tư 350 tỉ nhân dân tệ (54 tỉ USD) trong 5 năm tới để khai thác tài nguyên dầu và khí tự nhiên. Trong số này, CNOOC dự kiến dùng 20 tỉ nhân dân tệ để khai thác và phát triển dầu khí vùng nước sâu. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc thăm dò và khai thác ở Biển Đông trong tương lai gần", giám đốc điều hành CNOOC Dương Hoa nói trong một cuộc họp báo về chiến lược kinh doanh của công ty năm 2011.
Hôm 24/5, Tân Hoa xã đưa tin, tại Thượng Hải, một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng nước sâu 3.000m đã được bàn giao cho CNOOC.
Theo ông Vương Dĩ Lâm, Chủ tịch CNOOC, tập đoàn này coi việc cung cấp giàn khoan khổng lồ là cơ hội tốt để củng cố nỗ lực thăm dò dầu khí nước sâu, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng cho Trung Quốc. CNOOC cho hay, giàn khoan sẽ được lắp đặt trong vùng biển của Biển Đông và bắt đầu thăm dò dầu khí vào tháng 7.
Biển Đông trải dài từ bờ biển phía tây của Singapore ở Đông Nam Á tới eo biển Đài Loan với diện tích khoảng 3.500.000 km vuông, bao gồm hơn 200 hòn đảo. Đây là một hình thể biển lớn nhất sau năm đại dương. Các đảo ở Biển Đông có số lượng nhiều, tập hợp thành một số quần đảo. Rất nhiều trong số này là các đảo chìm, đảo đá không có người ở.
Biển Đông chứa đựng khối lượng đáng kinh ngạc về đa dạng sinh học và tài nguyên biển, bao gồm trữ lượng dầu khí rất lớn, thủy sản và ước tính chiếm 30% các rạn san hô của thế giới.
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 19/4 đã đưa ra một báo cáo đặc biệt về Biển Đông, trong đó mệnh danh vùng biển này là "Vịnh Ba Tư thứ hai". Tờ báo cho biết, Biển Đông chứa đựng hơn 50 tỉ tấn dầu thô và hơn 20 nghìn tỉ mét khối khí. Con số này gấp khoảng 25 lần trữ lượng dầu và 8 lần trữ lượng khí của Trung Quốc đã được chứng minh.
Tờ báo này không trích dẫn nguồn nào của ước tính trữ lượng dầu và khí tự nhiên nằm dưới đáy Biển Đông. Tuy nhiên, báo dẫn lời Trương Đại Vệ - một quan chức cấp cao thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, khi nói rằng, việc tăng cường thăm dò tìm kiếm ngoài khơi là "chìa khóa" để giải quyết cơn khát năng lượng của Trung Quốc.
  • Thái An (Theo platts, THX)
TIN BÀI LIÊN QUAN:

‘Nhà đầu tư nên tiếp tục kiên nhẫn với chứng khoán’ !

Dù đã có những dấu hiệu đảo chiều của thị trường vào cuối tuần trước nhưng theo các công ty chứng khoán, khả năng tăng mạnh khó xảy ra. Nhà đầu tư nên tiếp tục giữ thái độ thận trọng để tránh rủi ro ngắn hạn.

Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển (BSC)
Sau một thời gian giảm mạnh, kéo dài, thị trường đã có một số phiên hồi phục mạnh cuối tuần trước. Xu hướng hồi phục này đã tạo được ảnh hưởng rộng, khả năng tiếp tục giảm mạnh ngay trong tuần tới không được đánh giá cao. Dù vậy, khả năng tăng mạnh liên tiếp hồi phục theo hình chữ V cũng khó xảy ra. Trước mắt, việc đuổi giá cao khá rủi ro với T+4.
Dù có thể thị trường không sớm điều chỉnh, kiên nhẫn chờ đợi để quan sát sẽ giúp tăng khả năng có được lợi nhuận an toàn. Với nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, chưa có tín hiệu phải vội vàng tranh bán giá thấp, nhưng nếu có giá cao trong phiên phù hợp kỳ vọng vẫn nên tạm rút khỏi thị trường bởi khi khả năng tăng mạnh, không rõ ràng, giá cao trong phiên là lợi thế. Kết quả đóng cửa phiên thứ 5 tới nhiều khả năng sẽ không quá chênh lệch với kết thúc tuần vừa qua, phiên thứ 6 có thể xác định xu hướng tiếp theo.
Công ty chứng khoán VnDirect
Sau một chuối giảm điểm dài ngày, thị trường bật lại trong 1 đến 2 phiên là điều đã được dự báo trước. Khối lượng giao dịch trong phiên cuối tuần trước, tuy vậy, lại giảm nhẹ do nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn trong việc bắt đáy. Hiện tượng thị trường tăng điểm với khối lượng giao dịch giảm trên cả hai sàn chưa khẳng định một xu hướng tăng giá rõ ràng. Việc vội vàng giải ngân sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn. Chỉ khi đường giá tạo đáy W mới cao hơn đáy cũ nhà đầu tư mới cân nhắc đến khả năng tích cực hơn của thị trường.
Nhà đầu tư trong hoàn cảnh đó, nên thận trọng, ưu tiên giữ tiền mặt và tránh tâm lý mua đuổi do rủi ro T+ giai đoạn này rất lớn. Với những nhà đầu tư bắt được đáy trong các phiên trước nên đặt lợi nhuận kỳ vọng mỏng cho các khoản đầu tư và tiến hành thực hóa lợi nhuận sớm.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI)

Việc nhà đầu tư nước ngoài bất ngờ giảm bán ròng cuối tuần trước là một tín hiệu tích cực với thị trường. Điều này cần tiếp tục theo dõi trong các phiên tiếp theo để ước lượng được đà hồi phục này sẽ kéo dài bao lâu.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy lực mua vào cũng đang giảm. Nếu cả 2 xu hướng này cùng tiếp diễn thì cũng khó tạo ra một lực đỡ đáng kể cho thị trường. Nhà đầu tư, do đó, nên duy trì quan điểm thận trọng trong các phiên tiếp theo.

Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC)

Thị trường tiếp tục có phiên cuối tuần khởi sắc mặc dù trải qua những phút giằng co cung cầu trong nửa đầu phiên giao dịch. Khối lượng khớp lệnh mỗi sàn sụt giảm một nửa so với phiên trước đó và hầu hết các cổ phiếu đều khớp lệnh ở vùng giá cao.

Nhìn chung, thị trường đang hồi phục trong sự nghi ngờ của nhà đầu tư theo trường phái cơ bản. Thực tế cho thấy nhóm này không có lợi thế trong việc nhận diện những điểm đảo chiều quan trọng. Thay vào đó, đứng trên quan điểm dòng tiền, hoạt động giải chấp đẩy thị trường sụt giảm sâu trong những phiên trước đóng vai trò rất quan trọng để giảm bớt áp lực cung giá cao khi thị trường hồi phục. Khi thị trường rũ bỏ được lượng cổ phiếu "yếu", nó sẽ tránh được rủi ro thất bại sớm trong nhịp hồi phục này.

Mặc dù vậy, để xác nhận được xu hướng tăng trở lại, thị trường vẫn sẽ phải trải qua thử thách trong nhịp phân phối nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào đầu tuần tới. Nếu thị trường quay đầu sụt giảm nhưng với khối lượng không quá lớn, một mô hình 2 đáy nhỏ, đáy sau xấp xỉ đáy trước, được kỳ vọng sẽ xuất hiện và thị trường có cơ hội kéo dài chuỗi ngày đi lên.

Công ty Chứng khoán ACB (ACBS)

Theo phân tích cơ bản thì thị trường vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về yếu tố vĩ mô có thể ảnh hưởng lâu dài đến thị trường chứng khoán, đặc biệt là các yếu tố như lạm phát, thanh khoản của hệ thống ngân hàng, tình hình lãi suất, tăng trưởng GDP, và các chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước.

Trong các yếu tố đó thì yếu tố lãi suất là quan trọng nhất. Lãi suất cao làm cho việc vay chứng khoán càng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó là việc gia tăng áp lực giải chấp từ công ty chứng khoán và nhà đầu tư. Bởi vì với tình hình thanh khoản của hệ thống tài chính như hiện nay, các công ty chứng khoán rất khó khăn trong việc duy trì vốn để cho nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính. Trong khi đó, đối với nhà đầu tư, thì lãi suất cao và thị trường biến động lại làm gia tăng rủi ro lên những tài khoản sử dụng đòn bẩy tài chính.

Việc tăng điểm của phiên thứ sáu phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của một số mã cổ phiếu blue-chip như MSN, BVH, VIC, VNM, VPL, DPM, HAG, PVF, HPG, và CTG. Chỉ riêng nhóm cổ phiếu này đã giúp cho thị trường tăng gần 10 điểm. Tuy nhiên, theo phân tích kỹ thuật thì những mã cổ phiếu như MSN và VIC đã đảo chiều xu hướng tăng trước đó và có khả năng ảnh hưởng lên thị trường nên nhà đầu tư cần lưu ý đến những mã này.
Nhật Hường tổng hợp
* Bản tin do các công ty chứng khoán cung cấp và chỉ mang tính tham khảo.

Cổ phiếu VN rẻ hơn rau muống

Kinh doanh thua lỗ, cộng với thị trường chứng khoán khủng hoảng, giá nhiều cổ phiếu đã tụt thấp xa mệnh giá. Có mã chỉ còn khoảng 2.000 đồng một cổ phiếu, thấp hơn giá một mớ rau muống ngoài chợ cóc.
> Chúng khoán giảm sâu vì áp lực giải chấp
> Đại gia chứng khoán trốn cổ phiếu

Kết thúc phiên giao dịch sáng 27/5, VTA (Công ty cổ phần Vitaly) tiếp tục lao dốc bất chấp sự đảo chiều mạnh mẽ của Vn-Index và tăng trần của nhiều mã cổ phiếu trên thị trường. Giá chứng khoán này chỉ còn 2.100 đồng một cổ phiếu (giảm 4,5%).
Mức giá của VTA chỉ tương đương với một mớ rau muống thường được bán ở chợ cóc tại vùng xa trung tâm Hà Nội. Nếu là loại rau muống ngon được bán trong siêu thị thì giá còn gấp 3-4 lần so với VTA.
Giá nhiều cổ phiếu còn rẻ hơn cả mớ rau ngoài chợ cóc. Ảnh minh họa: Tuệ Minh
Giá nhiều cổ phiếu còn rẻ hơn cả mớ rau ngoài chợ cóc. Ảnh minh họa: Tuệ Minh
Trên thị trường hiện nay, những cổ phiếu thuộc diện "rẻ hơn mớ rau" như VTA có tới hàng chục mã. Trong số này có thể kể đến FPC (Công ty Full Power) 2.400 đồng một cổ phiếu; CYC (Công ty gạch men Chang Yih) 4.000 đồng; TRI (Công ty Tribeco) 3.900 đồng; SVS (Công ty chứng khoán Sao Việt) 2.900 đồng; PHS (Công ty chứng khoán Phú Hưng) 4.100 đồng...
Tổng giám đốc một công ty chứng khoán bình luận, mức giá cổ phiếu rẻ hơn cả mớ rau phản ánh đúng tình hình cung cầu trên thị trường. Hầu hết công ty thuộc nhóm này đều thua lỗ lớn, đặc biệt là các tổ chức chứng khoán. Với các mã chứng khoán khác, thua lỗ liên tiếp là nguyên nhân dẫn tới việc nhà đầu tư gần như tháo chạy khỏi những cổ phiếu này.
Trong số các mã chứng khoán giá dưới 4.000 đồng, VTA có hoạt động kinh doanh thua lỗ liên tục (lũy kế là -90,3 tỷ đồng), vốn chủ sở hữu bị âm 20 tỷ đồng và sẽ bị hủy niêm yết vào 2/6 tới.
Tương tự, FPC lỗ 3 năm liên tục từ 2008 - 2010; trước đó chứng khoán này đã bị ngưng giao dịch tới 7 tháng. Công ty cũng chưa nộp báo cáo tài chính quý I/2011, chưa tổ chức HĐCĐ thường niên. Với SVS, dù đặt lợi nhuận trước thuế là 11,5 tỷ đồng trong năm 2011 nhưng trong quý I, số lỗ của công ty đúng bằng mức lợi nhuận dự kiến. Với TRI, năm 2010, công ty lỗ 62 tỷ đồng ở hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu năm nay công ty báo lỗ thêm 9 tỷ đồng.
Bên cạnh các mã chứng khoán nêu trên, còn có các cổ phiếu như: TLC (Công ty Viễn thông Thăng Long), SHC (Công ty Hàng Hải Sài Gòn). CAD (Công ty chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản), PDC (Công ty Du lịch Dầu khí phương Đông)... đều có mức giá khoảng 3.800 đồng.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Phạm Đức Thắng - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Kenaga nhận xét: "Thị trường chứng khoán đang lâm vào khủng hoảng là nguyên nhân quan trọng khiến giá nhiều cổ phiếu tụt dốc quá mức. Tuy nhiên, với những công ty thua lỗ liên tiếp thì mức độ sẽ lớn hơn bởi cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt còn giảm giá mạnh chưa nói đến thua lỗ".
Chuyên gia chứng khoán này cho rằng, thị trường có nhiều sự lựa chọn cho nhà đầu tư ở những mã chứng khoán tiếp tục làm ăn có hiệu quả mà giá cũng thấp. Vì thế, những cổ phiếu thua lỗ liên tiếp, bị cảnh báo sẽ càng lâm vào thế bất lợi. "Cũng vì thế, việc có cổ phiếu rẻ hơn cả mớ rau cũng là chuyện bình thường", ông Thắng nói.
Còn chị Hằng, một nhà đầu tư cỡ bự tại Hà Nội thì cho biết, một vài loại cổ phiếu có giá chỉ vài nghìn đồng vẫn được một số người chọn mua bởi những nhà đầu tư này "thích cảm giác mạnh". "Tôi cũng có vài lần thử mua bởi giá của nó có vài nghìn đồng, mình bỏ ra khoảng 300.000 đồng đã mua được cả trăm cổ phiếu. Đánh thử tí cho vui cũng chẳng sao", chị này cho biết.
Lãnh đạo một quỹ đầu tư lớn tại Hà Nội thì tiết lộ, một số loại cổ phiếu lỗ nhưng giá trị sổ sách của họ vẫn lớn gấp vài lần giá thị trường nên đây là cơ hội của những công ty muốn mua thâu tóm. "Đối với một số công ty, nếu mua được cổ phần chi phối, rồi hủy niêm yết và bán tài sản thì lợi nhuận sẽ không nhỏ", ông này chia sẻ.
Thanh Hoa - Hoàng Ly

'Hành động của Trung Quốc gây lo ngại an ninh cả khu vực'

'Việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, gây thiệt hại và cản trở hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là hành động trắng trợn, gây lo ngại an ninh cả khu vực", ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ nói.
> Tàu Trung Quốc ngang ngược xâm phạm lãnh hải Việt Nam

*Clip: Tàu Trung Quốc cắt cáp địa chấn của Việt Nam
- Ông đánh giá như thế nào về việc 3 tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và cản trở hoạt động của PVN ngày 26/5 vừa qua?
- Xét về khía cạnh luật pháp quốc tế, hành động này là sự vi phạm hết sức ngang ngược, trắng trợn Công ước về luật biển 1982 mà Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên. Vùng biển này hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền ven biển của Việt Nam, không liên quan gì tới vùng chồng lấn hay tranh chấp.
Trước đây cũng đã có những lần tàu Trung Quốc áp sát, gây khó khăn thậm chí đe dọa cho các tàu thăm dò dầu khí, tàu nghiên cứu khoa học của Việt Nam.
Ảnh
Tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84 vi phạm lãnh hải của Việt Nam. Ảnh: TTXVN.
- Trong hoàn cảnh các nước ở khu vực tuyên bố không làm phức tạp tình hình biển Đông, hành động này từ phía Trung Quốc cho thấy điều gì?
- Thực ra, tôi không ngạc nhiên về việc này. Tùy tình hình, năm nào họ cũng có những hoạt động đơn phương tại các vùng biển mà họ tự cho là "ao nhà" của mình.
Nhìn rộng hơn, đây là cả một chiến lược tiến xuống biển Đông có tính toán của Trung Quốc và được triển khai thực hiện trên nhiều phương diện. Chẳng hạn, về phương diện pháp lý, Trung Quốc đã liên tục ban hành các luật, quy định, tuyên bố… ngay từ những năm 1950.
Trên phương diện dư luận, họ lợi dụng mọi diễn đàn quốc tế để giành được sự công nhận của quốc tế về chủ quyền trên biển Đông. Về hành chính, họ ban hành hàng năm các lệnh cấm đánh bắt hải sản ở vùng biển hoàn toàn không thuộc chủ quyền của họ….
Năm 2009, khi Việt Nam gửi đăng ký về ranh giới rìa ngoài của thềm lục địa lên Liên Hợp quốc thì Trung Quốc mới chính thức ra một công hàm trong đó lần đầu tiên công bố có "bản đồ đường lưỡi bò".
Về các hoạt động quân sự trên thực địa, gần đây họ có các hoạt động ngăn chặn, phá hoại việc nghiên cứu, thăm dò của các quốc gia trong khu vực này như Philippines ở Bãi Cỏ Rong, các vùng thềm lục địa của Việt Nam...
Với cách làm đó có thể thấy Trung Quốc đang tính toán những bước tiếp theo để biến tham vọng chiếm 80% diện tích biển Đông thành vùng biển của họ, theo đúng cái mà họ đưa ra bằng "bản đồ đường lưỡi bò".
Ảnh:
Cáp thăm dò của tàu địa chấn Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc trắng trợn xâm phạm chủ quyền Việt Nam phá hoại. Ảnh: TTXVN.
- Theo ông, khi đã tham gia Công ước, tàu Trung Quốc căn cứ vào đâu để cho mình quyền xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam?
- Trung Quốc tham gia Công ước và luôn nói rằng tôn trọng Công ước, đàm phán trên cơ sở Công ước. Tuyên bố như vậy nhưng trong thực tế họ lại làm ngược lại. Họ lý luận rằng, họ căn cứ Công ước, vận dụng văn bản này với xuất phát điểm là Hoàng Sa, Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa, Nam Sa) thuộc quyền của họ. Vì thế họ có quyền mở rộng vùng biển quanh các quần đảo này.
Rõ ràng về mặt luật biển thì đây là sự vận dụng sai lầm, đầy tham vọng chủ quan. Tôi từng tham gia nhiều hội thảo với các nhà khoa học thì họ đều nói đây là một yêu sách phi lý, không có căn cứ một tiêu chuẩn quốc tế nào để hình thành đường biên giới không rõ ràng.
- Vậy với trường hợp cụ thể lần này, khi bị tàu hải giám Trung Quốc cản trở phá hoại, theo ông chúng ta cần làm gì để bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
- Việc Việt Nam kịp thời lên tiếng về ngoại giao, đối nội, đối ngoại để thể hiện chủ quyền như vừa rồi là hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta cũng cần gửi lưu chiểu tại Liên Hợp quốc, công bố tất cả bằng chứng vi phạm này cho cả thế giới biết, đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế, tòa án luật biển của Liên hợp quốc.
Còn cụ thể trước hành động xâm phạm chủ quyền, xâm phạm an ninh và phá hoại lợi ích kinh tế, quốc gia ven biển nào cũng đủ quyền để sử dụng sức mạnh tự vệ. Chúng ta có quyền xử phạt các tàu vi phạm, hành xử theo đúng quy định pháp luật. Năm 1988 khi Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm một số bãi cạn trên quần đảo Trường Sa thì hải quân chúng ta đã chiến đấu và hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.
Chủ trương của Việt Nam là hòa bình, nhưng khi chủ quyền bị xâm phạm thì chúng ta có thể dùng mọi biện pháp chính đáng và hợp pháp để bảo vệ quyền thiêng liêng của tổ quốc.
Gần đây, Malaysia hay Philippines cũng đã phải dùng máy bay hoặc các lực lượng vũ trang ra xua đuổi tàu Trung Quốc xâm phạm. Đó là quyền để tự vệ, để đảm bảo an toàn và lợi ích chính đáng của quốc gia.
Ảnh: N.H
"Xét về khía cạnh luật pháp quốc tế, hành động của tàu hải giám Trung Quốc là sự vi phạm hết sức ngang ngược, trắng trợn Công ước về luật biển 1982 mà Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên". Ảnh: N.H.
- Theo ông, hành động của Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào đến an ninh của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt các nước chung biển Đông?
- Đây là câu hỏi mà nhiều nước suy nghĩ khi Trung Quốc liên tục có nhiều hành động để biến tham vọng của mình thành sự thực. Điều đó gây ảnh hưởng và đe dọa không chỉ đến an ninh, quốc phòng chiến lược quân sự mà còn về mặt kinh tế, dân sự của các nước trong khu vực.
Đó là chưa kể nó sẽ ngày càng gây cản trở đối với một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất trên thế giới qua biển Đông. Tôi cho rằng, các nước trong khu vực cần có tiếng nói thống nhất trước những hành động hết sức trắng trợn lần này của Trung Quốc.
Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc quy định rõ phạm vi, quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như vùng biển quốc tế. Theo điều 76 của công ước, thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng tối thiểu 200 hải lý (mỗi hải lý bằng 1.852 mét).
Lô 148 mà tàu Bình Minh 02 đang thăm dò hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Vị trí cáp thăm dò bị phía Trung Quốc cắt chỉ cách mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên 116 hải lý, tức là còn 84 hải lý nữa mới đến ranh giới 200 hải lý.
Nguyễn Hưng thực hiện

Trung Quốc nói về cáo buộc của Việt Nam

Vị trí xảy ra sự kiện liên quan tàu Bình Minh 02
Bắc Kinh lên tiếng về cáo buộc tàu hải giám Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò Việt Nam hôm 26/05, nói đây là "hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền" của nước này.
Thông cáo đăng trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 28/05 dẫn lời người phát ngôn Khương Du tuyên bố Trung Quốc phản đối việc Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí tại khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Trước đó, PetroVietnam nói ba tàu hải giám của Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải của Việt Nam, uy hiếp và phá hoại thiết bị của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của hãng này.
Vị trí xảy ra sự cố, theo PetroVietnam, là tọa độ 12O48'25'' Bắc, 111O26'48'' Đông, hoàn toàn trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Khu vực tàu Bình Minh 02 hoạt động từ 17/03 là ở các lô 125, 126, 148, 149 cũng trong thềm lục địa miền Trung của Việt Nam.
Tuy nhiên, Trung Quốc nói Việt Nam đã vi phạm.
Bà Khương Du phát biểu: "Lập trường của Trung Quốc về Biển Đông rõ ràng và nhất quán. Chúng tôi phản đối việc khai thác dầu khí của Việt Nam vì nó đi ngược lại lợi ích và chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, vi phạm nhận thức chung mà hai bên đã đạt được về vấn đề này".
Những gì mà các cơ quan của Trung Quốc thực hiện đều là hoạt động bảo vệ pháp luật trên biển và giám sát hải dương hoàn toàn bình thường trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Người phát ngôn Trung Quốc Khương Du
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định: "Những gì mà các cơ quan của Trung Quốc thực hiện đều là hoạt động thực thi pháp luật trên biển và giám sát hải dương hoàn toàn bình thường trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc".
"Trung Quốc luôn cam kết duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan để tìm giải pháp cho các tranh chấp và thực hiện Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông."

Phản đối của Việt Nam

Sự kiện xảy ra hôm 26/05 với tàu thăm dò của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã gây chấn động trong dư luận ở trong nước.
PetroVietnam nói đây là "hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PetroVietnam".
Theo Phó Tổng giám đốc PetroVietnam, "tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02", sau đó tiếp tục uy hiếp tàu này và chỉ rút đi sau khoảng bốn tiếng đồng hồ.
Bộ Ngoại giao Việt Nam một hôm sau đó đã gửi công hàm phản đối tới Sứ quán Trung Quốc.
Người phát ngôn Khương Du
Bà Khương nói tàu Trung Quốc chỉ làm công việc bình thường
Nội dung công hàm yêu cầu phía Trung Quốc "chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam".
Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nói Trung Quốc đã "vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam, vi phạm công ước Luật biển 1982 của LHQ, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc về việc không làm phức tạp thêm tình hình biển Đông".
Tuy nhiên, dường như với phản hồi mới của phía Trung Quốc, công hàm ngoại giao nói ở trên sẽ bị dư luận người dân nhìn nhận là quá nhẹ.
Cuối năm 2007-đầu 2008 đã có các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc "chiếm Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam" tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Trên các trang mạng đã có nhiều lời kêu gọi xuống đường lần này để phản đối hành động mới nhất của Trung Quốc.
Trước đây Trung Quốc có nhiều hành động cản trở Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Trực tiếp và gián tiếp, nước này đã gây áp lực lên các công ty nước ngoài muốn làm ăn với Việt Nam tại đây như BP hay ExxonMobil để họ rút lui.
Tuy nhiên đây là lần đầu tàu Trung Quốc vào sâu và có hành động mạnh bạo như vậy trong vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Ai Cập phạt tiền ông Mubarak vi` cắt dịch vụ điện thoại di động và internet

Ông Mubarak bị cáo buộc về cái chết của những người biểu tình.

Một tòa án tại Ai Cập đã áp lệnh phạt 34 triệu đôla đối với vị tổng thống bị lật đổ, Hosni Mubarak.

Hai cựu quan chức cao cấp khác cũng bị phạt.

Lệnh phạt liên quan tới việc cắt dịch vụ điện thoại di động và internet trong thời gian có biểu tình phản đối chống chính phủ hồi tháng Giêng.

Đây là phán quyết đầu tiên từ tòa án được đưa ra đối với ông Mubarak.

Cáo buộc nói lệnh cắt dịch vụ đã gây thiệt hại cho nền kinh tế.

Cuộc nổi dậy của quần chúng đã được mô tả như cuộc cách mạng Facebook.

Không nghi ngờ gì, mạng xã hội này đã đóng vai trò then chốt trong cuộc phản kháng của người dân.

Tuyên bố được đưa ra chỉ một ngày sau khi hàng trăm ngàn người Ai Cập lại một lần nữa xuống phố, đòi giới quân sự vốn lên thay thế nắm quyền sau khi ông Mubarak bị lật đổ phải có hành động nhanh chóng hơn nữa đối với nhà cựu lãnh đạo.

Tuy nhiên, các cáo buộc nghiêm trọng hơn vẫn đang chưa được đưa ra đối với ông Mubarak, trong đó có việc ra lệnh giết người biểu tình.

Nếu bị buộc tội, ông Mubarak có thể phải đối diện án tử hình.

Cổ phiếu rẻ hơn rau muống

Kinh doanh thua lỗ, cộng với thị trường chứng khoán khủng hoảng, giá nhiều cổ phiếu đã tụt thấp xa mệnh giá. Có mã chỉ còn khoảng 2.000 đồng một cổ phiếu, thấp hơn giá một mớ rau muống ngoài chợ cóc.

> Chúng khoán giảm sâu vì áp lực giải chấp
> Đại gia chứng khoán trốn cổ phiếu

Kết thúc phiên giao dịch sáng 27/5, VTA (Công ty cổ phần Vitaly) tiếp tục lao dốc bất chấp sự đảo chiều mạnh mẽ của Vn-Index và tăng trần của nhiều mã cổ phiếu trên thị trường. Giá chứng khoán này chỉ còn 2.100 đồng một cổ phiếu (giảm 4,5%).
Mức giá của VTA chỉ tương đương với một mớ rau muống thường được bán ở chợ cóc tại vùng xa trung tâm Hà Nội. Nếu là loại rau muống ngon được bán trong siêu thị thì giá còn gấp 3-4 lần so với VTA.
Giá nhiều cổ phiếu còn rẻ hơn cả mớ rau ngoài chợ cóc. Ảnh minh họa: Tuệ Minh
Giá nhiều cổ phiếu còn rẻ hơn cả mớ rau ngoài chợ cóc. Ảnh minh họa: Tuệ Minh
Trên thị trường hiện nay, những cổ phiếu thuộc diện "rẻ hơn mớ rau" như VTA có tới hàng chục mã. Trong số này có thể kể đến FPC (Công ty Full Power) 2.400 đồng một cổ phiếu; CYC (Công ty gạch men Chang Yih) 4.000 đồng; TRI (Công ty Tribeco) 3.900 đồng; SVS (Công ty chứng khoán Sao Việt) 2.900 đồng; PHS (Công ty chứng khoán Phú Hưng) 4.100 đồng...
Tổng giám đốc một công ty chứng khoán bình luận, mức giá cổ phiếu rẻ hơn cả mớ rau phản ánh đúng tình hình cung cầu trên thị trường. Hầu hết công ty thuộc nhóm này đều thua lỗ lớn, đặc biệt là các tổ chức chứng khoán. Với các mã chứng khoán khác, thua lỗ liên tiếp là nguyên nhân dẫn tới việc nhà đầu tư gần như tháo chạy khỏi những cổ phiếu này.
Trong số các mã chứng khoán giá dưới 4.000 đồng, VTA có hoạt động kinh doanh thua lỗ liên tục (lũy kế là -90,3 tỷ đồng), vốn chủ sở hữu bị âm 20 tỷ đồng và sẽ bị hủy niêm yết vào 2/6 tới.
Tương tự, FPC lỗ 3 năm liên tục từ 2008 - 2010; trước đó chứng khoán này đã bị ngưng giao dịch tới 7 tháng. Công ty cũng chưa nộp báo cáo tài chính quý I/2011, chưa tổ chức HĐCĐ thường niên. Với SVS, dù đặt lợi nhuận trước thuế là 11,5 tỷ đồng trong năm 2011 nhưng trong quý I, số lỗ của công ty đúng bằng mức lợi nhuận dự kiến. Với TRI, năm 2010, công ty lỗ 62 tỷ đồng ở hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu năm nay công ty báo lỗ thêm 9 tỷ đồng.
Bên cạnh các mã chứng khoán nêu trên, còn có các cổ phiếu như: TLC (Công ty Viễn thông Thăng Long), SHC (Công ty Hàng Hải Sài Gòn). CAD (Công ty chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản), PDC (Công ty Du lịch Dầu khí phương Đông)... đều có mức giá khoảng 3.800 đồng.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Phạm Đức Thắng - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Kenaga nhận xét: "Thị trường chứng khoán đang lâm vào khủng hoảng là nguyên nhân quan trọng khiến giá nhiều cổ phiếu tụt dốc quá mức. Tuy nhiên, với những công ty thua lỗ liên tiếp thì mức độ sẽ lớn hơn bởi cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt còn giảm giá mạnh chưa nói đến thua lỗ".
Chuyên gia chứng khoán này cho rằng, thị trường có nhiều sự lựa chọn cho nhà đầu tư ở những mã chứng khoán tiếp tục làm ăn có hiệu quả mà giá cũng thấp. Vì thế, những cổ phiếu thua lỗ liên tiếp, bị cảnh báo sẽ càng lâm vào thế bất lợi. "Cũng vì thế, việc có cổ phiếu rẻ hơn cả mớ rau cũng là chuyện bình thường", ông Thắng nói.
Còn chị Hằng, một nhà đầu tư cỡ bự tại Hà Nội thì cho biết, một vài loại cổ phiếu có giá chỉ vài nghìn đồng vẫn được một số người chọn mua bởi những nhà đầu tư này "thích cảm giác mạnh". "Tôi cũng có vài lần thử mua bởi giá của nó có vài nghìn đồng, mình bỏ ra khoảng 300.000 đồng đã mua được cả trăm cổ phiếu. Đánh thử tí cho vui cũng chẳng sao", chị này cho biết.
Lãnh đạo một quỹ đầu tư lớn tại Hà Nội thì tiết lộ, một số loại cổ phiếu lỗ nhưng giá trị sổ sách của họ vẫn lớn gấp vài lần giá thị trường nên đây là cơ hội của những công ty muốn mua thâu tóm. "Đối với một số công ty, nếu mua được cổ phần chi phối, rồi hủy niêm yết và bán tài sản thì lợi nhuận sẽ không nhỏ", ông này chia sẻ.
Thanh Hoa - Hoàng Ly

Hình ảnh & tường thuật vụ Trung Quốc táo tợn xâm phạm lãnh hải, tấn công tàu Việt Nam

Tường thuật của người trực tiếp làm việc trên tàu Bình Minh 02, kèm nhiều hình ảnh

Tàu đánh cá Trung Quốc tràn sang vùng biển Việt Nam


Blog AnhBaSam : Và đây là một nguồn thông tin quý, do độc giả phát hiện trên diễn đàn mạng:

Báo chí ở bờ chỉ biết lấy tin tức từ Thông tấn xã thôi.

Em là người trực tiếp làm việc trên tàu Bình Minh 02 đây. Em cũng là cái thằng phải khổ sở kéo cáp thả cáp trong suốt 3 ngày đây. Trong đó có một ngày đưa thằng Philipine vào bờ vì nó bị bệnh nghiêm trọng (ở Nha Trang), sau đó vừa quay ra lại thả cáp được 6 tiếng, đang quay đầu vào line thu nổ thì 3 thằng tàu Khựa nó xông xông đến cắt cáp. 

Chuyện chi tiết thì hấp dẫn lắm. Em sẽ kể sau. Giờ đang ở trên tàu internet hạn chế không thể gửi ảnh và video lên được. Nhưng trước sau gì em cũng đưa lên cho anh em xem.

Đầu tiên nó xông thằng vào cáp ngay chỗ gần đuôi cáp. Nhưng em đã cho cáp xuống 15m thay vì 8m như bình thường, nó không cắt được. Ngay lập tức nó quay đầu đi thằng về tàu mẹ với tốc độ tới gần 30 knots trong khi tốc độ tàu mẹ chỉ là gần 5 knots (do đang kéo cáp). Chạy sao thoát, các tàu bảo vệ thực ra là tàu hải quân giả dạng tàu bảo vệ đi kèm tàu em, nhưng chỉ có thể phi thẳng vào nó khi nó đã đến rất gần tàu mẹ rồi. Các anh ấy nói chưa có lệnh từ Bộ chính trị, chưa dám bắn dù tức vãi c... ra rồi.Chúng nó cắt cáp ngay chỗ cách tàu 1km. Chứ không phải 3km như báo nói. Sau đó bọn em phải nhờ tàu bảo vệ đi vớt đoạn cáp dài 7km còn lại dưới biển (nhờ có SRD – phao nổi) nên không bị chìm sâu. Mẹ nó, bọn chó lợn Trung Quốc. Lúc em đứng nhìn nó cắt cáp xong còn chạy nghênh nghênh sát tàu mẹ cảnh báo tàu mẹ phải biến ngay nếu không nó bắn, lúc đó tức muốn khóc luôn. Thấy nhục nhã cho cái tổ quốc này, cho bao nhiêu năm kiên cường bất khuất. Giờ bị nó can thiệp sâu như thế cũng không dám động đến nó. Trong khi vùng biển này cách bờ chưa tới 200 hải lý.


Chứng cứ đoạn cáp của tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc phá hoại cắt đứt - Ảnh: TTXVN
Chuyện còn nhiều chi tiết chưa được công bố. Em sẽ kể sau, kèm hình ảnh. Giờ internet hạn chế quá. Mời các bác vào bàn luận chơi.Lô đang khảo sát này thuộc dự án PK-10 (Phú Khánh 2010) của tập đoàn PVN, Việt Nam mình. Còn PVN nó bán cho ai thì chưa biết. Hình như các lô đều đã được bán quyền khai thác rồi. Cái này em không rành, chỉ biết khách hàng trực tiếp là PVN.

Hình thì trước mắt các bác cứ vượt firewall mà vào facebook xem nhé. Hình gốc khi nào về bờ em post. 1/6 này về rồi.

Phải đính chính vài thông tin:

– 3 tàu TQ là 17, 72, 84 (chứ không phải 12, 17, 84 như báo đài đưa tin).
– Nó cắt cáp cách tàu đúng 1km chứ không phải 3km. Cáp dài khoảng 8km chứ không phải 10km.
– Lúc đầu thấy nó phi vào gần phao đuôi em cũng hoảng, cho cáp hạ xuống 15m (bình thường 8m). Sau đó thấy gọi radio nó đếch trả lời, cho hạ xuống 25m. Cuối cùng hạ xuống hẳn 30m (sợ không dám đưa sâu hơn vì các SRD bung ra, lúc đó cáp nổi lềnh bềnh). Lúc này nó không cắt được, lập tức quay đầu thẳng hướng tàu mẹ (nó có chân vịt mũi nên quay đầu nhanh cực). Nhìn trên rada nó phi nhanh lắm, 30 knots (ngang với tốc độ cano rồi). Đến gần tàu mẹ thì nó đi ngang cáp, cắt bằng một dạng như mỏ neo mài bén, lôi thật mạnh. Lúc đó thì thôi rồi, anh em trên tàu tràn cả ra mạn phải chém gió, hút thuốc xì khói. Tức vãi c.. ra mà không làm gì được nó. Tàu bảo vệ của mình phi băng băng tới gần nó xong … xì tốp. Chắc tới để chụp hình báo cáo. Chứ không dám tấn công.

– Đây không phải lần đầu tiên nó cắt cáp. Nó đã làm thế nhiều lần với các tàu địa chấn 2D, 3D của nước ngoài làm thuê cho VN. Đây chỉ là lần đầu tiên nó cắt cáp tàu của VN, và lại vào khá sâu trong lãnh hải của mình.

– Ngoài 3 thằng tàu Surveillance (mà thực ra là tàu chiến) này, còn có vài chiếc tàu hàng chở container em nghi cũng là quân của nó, vì nó chia ra bao vây tàu mẹ đủ các hướng, đưa tàu mẹ vào bẫy. Lúc cáp đã bị cắt mà các tàu hàng này cũng chỉ nằm đó, không tiếp tục di chuyển.

– Sau khi bị cắt cáp, tàu mẹ bị nó ép chạy hướng về bờ. Chỉ có tàu bảo vệ dám ở lại giữ đầu cáp bị cắt, nhưng không kéo đi được vì không đủ sức. Sau đó lúc khoảng 9h tàu mẹ mon men lại nối dây cuốn cáp, thay cáp và tiếp tục làm việc. Đoạn tin trên VTV có cảnh 3 ông Việt Cộng đang sửa cáp là tụi em đó (em mặc áo cắt mất tay hở lòi nách cho mát, hà hà).

– Nói chung chuyện cũng không có gì ồn ào nếu ta làm đúng mực. Chỉ đưa tin khắp mặt báo như thế không phải là cách đối đầu với thằng Trung Quốc mất dạy này.Thôi anh em vào đây xem ảnh trước đi ạ.


Tàu hải giám số 84 đã trực tiếp cắt cáp của tàu  Bình Minh 02



3 tàu hải giám Trung Quốc tấn công và uy hiếp tàu Việt Nam

Thu hồi đoạn cáp bị TQ cắt



http://www.facebook.com/media/set/?s…030.1418260629


Báo Tuổi Trẻ : Nhật ký tàu Bình Minh 02 (trích)

...5g05 ngày 26-5: phát hiện một tàu không có tên trên rađa - có thể là tàu hải quân của Trung Quốc - đang tiến về khu vực khảo sát, thuyền trưởng đã cố gắng liên lạc liên tục với tàu này nhưng không nhận được trả lời nào.

5g10: phát hiện thêm hai tàu, không có tên hiển thị trên rađa - đang tăng tốc hướng về phía khu vực khảo sát.

5g20: ba tàu không mang tên trên rađa, không nhận trả lời tàu Bình Minh 02 vẫn tăng tốc độ tiến về phía tàu khảo sát Bình Minh 02.

5g27: streamer (dây cáp thu tín hiệu địa chấn) được điều khiển chìm sâu xuống 30m để tránh ảnh hưởng khi tàu Trung Quốc đi qua.

5g58: tàu Trung Quốc mang phiên hiệu  China Marine Surveylang đã cắt đứt streamer tại vị trí Bird (thiết bị giữ cân bằng cáp địa chấn) số 06, khoảng 1/3 cáp địa chấn.

6g02: tàu bảo vệ Đông Nam 02 được điều động tăng tốc hết máy về phía phao đuôi để bảo vệ phao đuôi. Cố gắng giữ liên kết với phao đuôi tránh tuột mất đoạn streamer bị cắt đứt (khoảng > 2/3 chiều dài cáp địa chấn = 6km).

6g05: nhận được chỉ đạo của ban giám đốc cố gắng theo giữ đoạn streamer bị đứt, nhanh chóng thu đoạn cáp còn lại lên tàu. Đoạn streamer bị đứt sẽ được hai tàu bảo vệ neo và kéo khỏi khu vực có ba tàu Trung Quốc. Lúc này ba tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục bao vây tàu Bình Minh 02 mặc dù thuyền trưởng liên lạc liên tục với ba tàu này nhưng vẫn không nhận được câu trả lời. Vị trí tàu Bình Minh 02 lúc 6g10 ngày 26-5 là: 12O45.98 N, 111O27.608 E.

6g45: tàu Trung Quốc liên lạc lại với tàu Bình Minh 02. Thông báo tàu mình đã vi phạm chủ quyền khảo sát trên lãnh hải Trung Quốc. Yêu cầu tàu Bình Minh 02 lập tức rời khỏi khu vực này. Thuyền trưởng trả lời khẳng định đây là khu vực thuộc chủ quyền lãnh hải Việt Nam, nhưng vẫn không nhận được câu trả lời hợp tác từ ba tàu Trung Quốc.

Tàu Trung Quốc vẫn thông báo tàu Bình Minh 02 phải rời khỏi khu vực này. Thuyền trưởng vẫn khẳng định lại tàu Bình Minh 02 hoạt động trên lãnh hải Việt Nam và bị tàu Trung Quốc cắt đứt thiết bị khảo sát lúc 5g58 ngày 26-5. Tàu Bình Minh 02 phải thu lại thiết bị khảo sát đã bị cắt đứt. Tàu Trung Quốc không có câu trả lời lại.

7g00: ban giám đốc chỉ đạo cố gắng dùng tàu bảo vệ kéo đoạn streamer bị đứt rời khỏi khu vực có ba tàu Trung Quốc, đảm bảo an toàn cho nhân sự làm việc trên tàu Bình Minh 02 và ba tàu bảo vệ. Đồng thời đảm bảo cho streamer không bị chìm sâu thêm và trôi dạt nhiều.

9g15: tàu không thể mạo hiểm quay lại tiếp tục cuộc khảo sát vì ba tàu Trung Quốc vẫn tuần tiễu quanh khu vực đó, sẵn sàng cắt streamer hoặc có biện pháp mạnh hơn...
---
Tàu đánh cá Trung Quốc tràn sang vùng biển Việt Nam

Đại tá Nguyễn Trọng Huyền, chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, cho biết sáng 27-5, sau khi nhận được điện từ Bộ tư lệnh bộ đội biên phòng thông báo việc tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên biển, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Phú Yên đã chỉ đạo các đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh thông báo cho tất cả tàu thuyền Phú Yên đang hoạt động trên biển nắm tình hình trên, nếu phát hiện diễn biến mới liên quan thì báo ngay cho bộ đội biên phòng qua hệ thống liên lạc trên biển.


Thượng úy Nguyễn Ngọc Ry điện đàm với ngư dân đánh bắt xa bờ tối 27-5 - Ảnh: Duy Thanh
19g tối 27-5, tại trạm kiểm soát biên phòng Đà Rằng (thuộc đồn biên phòng 352 Bộ đội biên phòng Phú Yên), thượng úy Nguyễn Ngọc Ry - đội phó đội kiểm soát hành chính của trạm - mở máy bộ đàm để tiếp nhận thông tin từ các ngư dân Phú Yên đang đánh bắt trên biển. Qua điện đàm, ông Trần Văn Hùng (37 tuổi, ở P.6, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), thuyền trưởng tàu câu cá ngừ PY92618TS, cho biết tàu của ông đang đánh bắt ở vị trí thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam, nhưng xung quanh tàu ông có gần 30 chiếc tàu làm nghề chụp mực của ngư dân Trung Quốc.

"Tàu tôi đánh bắt ở khu vực này khoảng bốn ngày nay, ngày nào cũng gặp rắc rối với các tàu chụp mực của Trung Quốc. Khoảng 10g tối là mình kéo câu, nhưng đề nghị họ kéo dàn neo để tàu mình qua thì họ không chịu. Mỗi khi tàu mình chạy đến gần là họ xông ra dùng dao rựa, mã tấu hăm dọa, đòi đánh, chém. Có khi họ gọi vài chục chiếc khác đến uy hiếp tàu mình. Hành động của họ thật ngang ngược. Chúng tôi thật sự gặp khó khăn khi đánh bắt ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của đất nước mình" - ông Hùng nói qua bộ đàm.

Thuyền trưởng Nguyễn Văn Trung, 26 tuổi, cũng ở P.6, TP Tuy Hòa, đang điều khiển tàu PY2836TS đánh bắt gần vùng biển tàu ông Hùng, cho biết: "Ở vùng biển từ 9-17 độ vĩ Bắc, 111-115 độ kinh Đông hiện nay dày đặc tàu của ngư dân Trung Quốc hành nghề, có ngày lên đến vài trăm chiếc. Ban đêm họ chong dàn đèn sáng đến 15 hải lý, chụp sạch mực một vùng rộng lớn, làm ngư dân chúng tôi không còn mực để câu, thiếu thứ làm mồi để câu cá ngừ đại dương. Do vậy, sản lượng đánh bắt của anh em chúng tôi gần đây sụt giảm nghiêm trọng. Chúng tôi mong cấp trên đấu tranh để bảo vệ chủ quyền vùng biển, bảo vệ ngư dân Việt Nam làm ăn trên biển".

Thượng úy Nguyễn Ngọc Ry cho hay qua điện đàm với các ngư dân, bộ đội biên phòng cũng đã báo cáo lên cấp trên phản đối việc tàu cá Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng biển Việt Nam. "Chúng tôi thật sự lo lắng và xót xa cho ngư dân của mình. Do vậy, ngư trường của bà con bây giờ hẹp dần, việc đánh bắt hết sức khó khăn" - thượng úy Ry nói. Ngư dân cho hay thời gian gần đây, Trung Quốc đưa khoảng 20 tàu hải quân thường xuyên kiểm soát gần vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa, ngăn chặn không cho ngư dân Việt Nam hành nghề.
DUY THANH