THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 June 2011

English của Nguyễn Minh Triết



Bảo Đảm Chuyện có Thiệt 100%

Câu truyện chuyến thăm Hoa Kỳ củaChủ Tịch Việt Cộng  Nguyễn Minh Triết 
Vì " Yếu English " nên trước khi có cuộc gặp với Tổng Thống   Hoa Kỳ , 
người nhân viên phiên dịch tùy tùng nói với Chủ tịch nước Việt Nam là 
khi Ngài bắt tay Ông George W. Bush hãy nói : " How are you ? ", 
và Bush sẽ nói : " I am fine, and you ? " , Khi đó ngài chỉ cần nói : " Me too " , 
rồi sau đó thì sẽ là phần việc còn lại của phiên dịch viên chúng tôi , 
" No problem " Ngài Chủ Tịch trấn an nhân viên mình bằng câu English ngắn gọn .

Có thể vì hơi khớp và hơi quá tự tin không chịu dợt 
nên Khi bắt tay Ông Bush thì  Triết đã  nói nhầm thành : " Who are you ? " ,
 mặc dù bị shock nhưng cũng là người vui tính nên Bush đã nhanh nhẹn nói : 
" Well , I am Laura 's husband , hahahaha ".
 và Ngài Chủ Tịch Triết cũng nhanh chóng trả lời ngay một cách rất tự hào dân tộc : 
" Me too, hahahaha ".
Bảo Đảm Chuyện có Thiệt 100%

Việt Nam sắp thi hành án tử hình bằng chích thuốc độc

In
Viết bởi người việt   
Thứ hai, 27 Tháng 6 2011 00:00

HÀ NỘI 25-6 (TH) - Từ đầu tháng 7 tới đây, nhà cầm quyền Hà Nội sẽ áp dụng "Luật Thi Hành Án Tử Hình" mới, theo đó sẽ bỏ xử bắn và thay bằng chích thuốc độc.

Từ tháng 7 năm 2011, thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, thay cho hình thức xử bắn. (Hình: Báo Pháp Luật Việt Nam)

Hình thức thi hành án tử hình mới này từng được mô tả là "có nhiều ưu điểm" và "nhân đạo" bên cạnh những "bất cập". Một trong những cái "bất cập" là sự hãi hùng tột độ không những đối với tử tội mà cả với những người bị chỉ định nhiệm vụ bắn người.

Việt Nam là một trong một số các quốc gia trên thế giới vẫn còn áp dụng án tử hình đối với các loại tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt là tội giết người dã man và tội buôn ma túy với số lượng lớn.

Hàng năm, Việt Nam kết án cũng như thi hành án tử hình khoảng 100 người. Thời gian tử tội bị thi hành án khá nhanh, nội trong khoảng một năm nếu đơn xin ân xá bị bác.

Hiện nhà cầm quyền đang xây dựng một số phòng thi hành án tử hình ở những nơi bản án sẽ được thi hành bằng chích thuốc độc.

Bộ Công An CSVN từng đề nghị thay đổi cách thi hành án tử hình từ năm 2006 nhưng đến nay mới thấy thay đổi. Nhiều tổ chức quốc tế từng đề nghị Việt Nam bỏ án tử hình vì rất nhiều nước trên thế giới cũng đã bỏ án tử hình từ lâu.


Ngư dân Việt Nam đang ở tuyến đầu trong cuộc xung đột với Trung Quốc


In
Viết bởi Ben Bland   
Thứ hai, 27 Tháng 6 2011 00:00

Ben Bland có mặt tại Đảo Lý Sơn
Hiền Ba/Blog Ba Sàm dịch Việt Ngữ

Khi thuyền trưởng Trần Hiền 31 tuổi đang điều khiển một chiếc thuyền đánh cá của Việt Nam chạy ở vùng biển gần Quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp bỗng nhìn thấy một chiếc tàu lớn của Trung Quốc thì ông đã biết chắc chuyện gì sắp xảy ra.

Đám nhân viên của cơ quan thủy sản Trung Quốc nhảy sang chiếc thuyền đánh cá dài 15 mét của ông và bất chấp hai bên không hiểu tiếng của nhau, họ cướp số cá và thiết bị trị giá gần 3000 đô la.

"Lúc đó chúng tôi đang ở vùng biển của Việt Nam và chúng tôi hoàn toàn có quyền đi lại ở đó, nhưng thuyền của chúng tôi không cách nào chạy nhanh hơn tàu của họ," ông Hiền kể lại sự việc xảy ra vào lúc khoảng 9 giờ sáng ngày 14 tháng 6.

Ông Hiền là một trong số rất nhiều ngư dân Việt Nam từ đầu năm đến nay đã bị các tàu tuần tra của Trung Quốc cướp bóc thiết bị, cá hoặc thậm chí cướp cả tàu thuyền giữa lúc căng thẳng giữa hai nước láng giềng này về vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Nam [Biển Đông] đang sôi lên sùng sục.

Hà Nội tuyên bố rằng một số ngư dân của họ đã bị tàu tuần tra của Trung Quốc bắn và việc quấy nhiễu ngư dân của họ là vi phạm luật pháp quốc tế. Bắc Kinh thì vẫn nói đi nói lại rằng họ chỉ bắt giữ những người xâm phạm chủ quyền của họ hoặc không có giấy phép hợp lệ.

Đây là một trong những vấn đề tranh chấp kéo dài đã lâu ở những khu vực đánh bắt cá ở châu Á nơi mà những ngư dân chất phác chỉ vì muốn gỡ lại những khoản tiền đầu tư lớn cho nên họ đâu có bao giờ để ý đến "các vùng đặc quyền kinh tế" được thừa nhận trong luật pháp quốc tế.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam cái mối quan hệ được ngầm hiểu là "bạn bè tốt, láng giềng tốt, đồng chí tốt" thì thời gian gần đây nó đã sụt giá xuống tới mức thấp thảm hại sau khi Việt Nam tuyên bố Trung Quốc đã phá hoại các tàu thăm dò dầu khí của họ và làm nổ ra những cuộc biểu tình hiếm thấy xưa nay trên đường phố ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Các cuộc tranh chấp ở Biển Hoa Nam – Brunei, Malaysia, Philippine và Đài Loan đều tuyên bố họ có chủ quyền đối với một phần hoặc toàn bộ biển này – có thể bị cuốn theo rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó có sự bất đồng chung về ranh giới trên biển và nhu cầu duy trì quyền sử dụng các tuyến đường hàng hải thương mại. Một số nước còn tin rằng Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa đang tranh chấp có chứa trữ lượng rất lớn dầu mỏ và khí đốt, một lời khẳng định cho đến nay vẫn chưa được chứng minh.

Song một nguyên nhân lớn gây ra sự căng thẳng ấy là vị thế của khu vực này như là một trong những nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên quan trọng thứ hai của thế giới: cá.

Khoảng 10% nguồn cung cấp cá của toàn thế giới là có nguồn gốc từ vùng biển này, theo nguồn tin từ Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc, trong khi có tới 1,9 triệu tàu thuyền thường xuyên đánh bắt cá tại đây, theo lời của Simon Funge-Smith, quan chức cấp cao về ngành thủy sản làm việc cho Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc tại Băng Cốc.

Trong khi Trung Quốc là nước tiêu thụ và xuất khẩu cá lớn nhất thế giới thì nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn đang phụ thuộc vào ngành này như là một nguồn thu nhập. Năm ngoái hải sản là nguồn thu nhập ngoại tệ lớn thứ hai của nước này, chiếm 7% lượng hàng hóa xuất khẩu trị giá 71,6 tỉ đô la.

Bất chấp những mối rủi ro phải chịu đựng do các tàu tuần tra của Trung Quốc gây ra – khoan hãy nói đến sự thách thức của việc đi biển tại vùng biển thường xuyên có bão này – ông Hiền và thuyền phó Lê Tân của ông là người đã bị cướp chiếc thuyền đánh cá trị giá 20 ngàn đô la hồi năm 2006 vẫn có những lý do thích đáng để tiếp tục theo đuổi nghề cá.

Họ có thể kiếm được những khoản tiền lãi kha khá nếu vớ được mẻ lớn những loại cá xuất khẩu nổi tiếng như cá ngừ, cá mú và cá chỉ vàng và họ chẳng có lựa chọn nào khác ở một vùng biển mà nghề thủy sản từ đang hoạt động hết công suất.

Ngoài ra còn có một yếu tố khác có tính quyết định. Chính phủ Việt Nam cũng như các chính phủ khác trong khu vực đang muốn đẩy ngư dân của họ mạo hiểm đánh bắt xa bờ nhằm làm giảm áp lực đặt lên ngư trường gần bờ hiện đã bị khai thác quá mức và đồng thời là để có bằng chứng dự phòng khi cần chứng minh các tuyên bố chủ quyền của họ.

Nếu trước những tuyên bố của Trung Quốc mà Việt Nam cứ mặc nhiên đồng ý thế thì Việt Nam sẽ "bị coi là hoàn toàn công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển tranh chấp này [Biển Đông]", Nguyễn Đăng Thắng, một chuyên gia Việt Nam về luật biển đã viết như vậy trong một bài viết dành cho Khoa Nghiên cứu Quốc tế của Trường S. Rajaratnam ở Singapore.

Việt Nam, cũng như các nước khác, đã từng bao cấp xăng dầu cho các tàu thuyền đánh bắt xa bờ cũng như cho vay vốn lãi suất thấp hoặc hỗ trợ tài chính cho những chủ tàu thuyền nào muốn nâng cấp phương tiện đánh bắt cá. Bộ nông nghiệp của Việt Nam cũng đang tiến hành một chương trình trang bị hệ thống định vị vệ tinh cho 3000 tàu thuyền đánh bắt xa bờ.

Một số nhà phân tích thậm chí còn cho rằng chính phủ Việt Nam có thể đang cung cấp những ưu đãi tài chính trực tiếp cho những ngư dân dám mạo hiểm đánh bắt cá ở những khu vực họ có thể gặp nhiều nguy hiểm nhất bị các tàu tuần tra của Trung Quốc bắt giữ. Ngư dân và các quan chức chính quyền địa phương đã phủ nhận tuyên bố nói trên.

Ông Hiền nói: "Cuộc sống của chúng tôi cực lắm, chúng tôi chỉ ao ước được chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa."

"Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục đuổi bắt ngư dân Việt Nam để trấn lột cho tới khi những người ngư dân Việt Nam nhẵn túi, nhưng mà còn lâu nhé."

Găm giữ, chi sai hàng tỉ đồng tiền cứu trợ lũ lụt


Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Kiên Giang vừa có kết luận về hàng loạt sai phạm xảy ra tại UB MTTQ tỉnh trong việc sử dụng quỹ vận động ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung - Tây Nguyên trong 2 năm 2009 - 2010.

Theo kết luận, năm 2009 cơn bão số 9 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên; năm 2010 mưa, lũ quét tại các tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhân dân, hàng trăm ngàn người lâm vào cảnh khó khăn, hoạn nạn cần được giúp đỡ. Trước thực trạng này, UBT.Ư MTTQ VN kêu gọi đồng bào cả nước, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm... đóng góp, chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bị thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần.


Trong lúc đồng bào vùng lũ lụt đang rất cần sự hỗ trợ thì UBMTTQ Kiên Giang lại găm giữ, chi sai hàng tỉ đồng tiền cứu trợ (ảnh chụp cảnh hoang tàn sau lũ năm 2010 ở Hương Khê, Hà Tĩnh) - Ảnh: Diệp Đức Minh

Thực hiện lời kêu gọi, từ năm 2009 đến ngày 14.2.2011, UBMTTQ tỉnh Kiên Giang đã vận động được hơn 6,07 tỉ đồng từ các nguồn đóng góp. Thế nhưng, cơ quan này đã giữ lại hơn nửa số tiền vận động được và chỉ trích ra để chi ủng hộ cho đồng bào vùng lũ lụt... 1,5 tỉ đồng. Gần 1,5 tỉ đồng từ nguồn quỹ trên đã bị UBMTTQ tỉnh chi sai nguyên tắc...

Đem tiền cứu trợ mua quà cho đối tác (?!)

Theo kết quả kiểm tra, ngày 11.1.2010, UBMTTQ tỉnh Kiên Giang có công văn gửi UBND tỉnh đề nghị trích 324 triệu đồng từ nguồn quỹ ủng hộ lũ lụt miền Trung - Tây Nguyên chi quà tết cho dân nghèo và thăm đối tác (?!). Ngày 20.1.2010, UBND tỉnh có công văn đồng ý đề xuất trên. Đến năm 2011, UBMTTQ tỉnh lại tiếp tục có văn bản gửi Sở Tài chính, UBND tỉnh và đã được duyệt chi tiếp 400 triệu đồng trích từ quỹ ủng hộ đồng bào lũ lụt để mua quà tết cho dân nghèo, 26 triệu đồng thăm đối tác (?!).

Trong lúc tiến hành kiểm tra, UBKT còn phát hiện ông Trịnh Văn Sút, nguyên Phó chủ tịch thường trực UBMTTQ tỉnh, duyệt chi gần 10 triệu đồng từ nguồn quỹ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt để thanh toán chế độ thai sản cho CB-CNV cơ quan (?!).

Có dấu hiệu chiếm dụng

Ngoài việc chi sai mục đích quỹ ủng hộ đồng bào lũ lụt, đoàn kiểm tra còn phát hiện lãnh đạo UBMTTQ tỉnh có dấu hiệu chiếm dụng tiền ủng hộ lũ lụt để sử dụng cho cá nhân. Như ngày 1.11.2010, UBND tỉnh có quyết định phân bổ dự toán và bổ sung kinh phí cho UBMTTQ tỉnh số tiền 467 triệu đồng; trong đó dự toán chi phí tổ chức 3 hội nghị là 324 triệu đồng, còn lại bổ sung kinh phí đặc thù. Ngày 9.11.2010, Kho bạc Nhà nước tỉnh Kiên Giang có phiếu thông báo số tiền trên đã chuyển cho UBMTTQ tỉnh. Thế nhưng, sau đó ông Trịnh Văn Sút cùng 2 phó chủ tịch UBMTTQ tỉnh là bà Lưu Thị Ngọc Sương và ông Trần Mười Lớn đã không sử dụng số tiền bổ sung kinh phí hoạt động của UBND tỉnh, mà ký duyệt chi tạm ứng cho bà Nguyễn Hồng Tươi, Chánh văn phòng UBMTTQ tỉnh, số tiền trên 300 triệu đồng (243 triệu đồng từ nguồn quỹ vận động ủng hộ lũ lụt, 60 triệu đồng nguồn quỹ vì người nghèo) để hợp đồng với Văn phòng Tỉnh ủy nấu ăn, thuê hội trường phục vụ cho 3 hội nghị trên.

Qua kiểm tra hồ sơ thanh toán 3 hội nghị trên, đoàn kiểm tra phát hiện bà Tươi đã mua hóa đơn từ 2 tiệm cơm tại TP Rạch Giá để hợp thức hóa cho chứng từ chi phí quyết toán. Thực tế, chi phí nấu ăn, thuê hội trường và phục vụ 3 hội nghị chỉ khoảng 120 triệu đồng, số tiền còn lại hơn 180 triệu đồng bị bà Tươi giữ lại sử dụng cá nhân, đến lúc UBKT tiến hành kiểm tra vẫn chưa hoàn trả lại.

Điều đáng nói là mặc dù nguồn tiền từ quỹ ủng hộ đồng bào lũ lụt còn tồn khá lớn (trên 3,1 tỉ đồng), nhưng ngày 14.10.2010, lãnh đạo UBMTTQ tỉnh  vẫn có công văn đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ 200 triệu đồng để ủng hộ quỹ bão lụt. Do thiếu kiểm tra nên sau khi nhận được công văn trên, UBND tỉnh đồng ý trích 200 triệu từ nguồn quỹ phòng chống lũ lụt thuộc ngân sách tỉnh theo đề nghị của UBMTTQ tỉnh (!?).

Kiến nghị xử lý nhiều cán bộ

Ngoài việc đề nghị xử lý kỷ luật các lãnh đạo UBMTTQ tỉnh Kiên Giang, UBKT Tỉnh ủy Kiên Giang còn đề nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với 2 Phó chủ tịch UBND tỉnh là ông Lâm Hoàng Sa và ông Đặng Công Huấn, do đã duyệt chi các khoản tiền từ quỹ ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung - Tây Nguyên sai mục đích. Riêng đối với ông Lâm Hoàng Sa còn ký duyệt trích quỹ phòng chống bão lụt từ ngân sách 200 triệu chi cho UBMTTQ tỉnh Kiên Giang là không đúng chủ trương của Tỉnh ủy. Ông Nguyễn Đức Chính, Giám đốc Sở Tài chính cũng bị đề nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm...

Đoàn kiểm tra cũng đề nghị UBMTTQ tỉnh Kiên Giang thu hồi toàn bộ số tiền 1,5 tỉ đồng đã chi sai nguyên tắc từ quỹ ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung - Tây Nguyên trong năm 2009 - 2010...

Mai Trâm

Bão số 2 làm 16 người chết, 4 người mất tích


27/06/2011 07:07:14
Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến 20h ngày 26/6, bão số 2 đã làm 16 người thiệt mạng, tăng 6 người so với ngày 25/6; 4 người mất tích; 63 người bị thương.
TIN LIÊN QUAN

Riêng chiếc tàu cá mang số hiệu TH 90526TS, công suất 170CV của gia đình ông Nguyễn Văn Hạnh (thôn Chiến Thắng, xã Ngư Lộc, tỉnh Thanh Hóa) có 10 ngư dân bị mất liên lạc từ ngày 23/6, sáng 26/6 đã liên lạc được. Hiện tàu đang nằm ở vùng biển cách thị xã Sầm Sơn 60 hải lý về phía Đông và đang trên đường trở về đất liền.

Tổng số diện tích lúa bị ngập úng, bị đổ ở các tỉnh Bắc Bộ và miền Trung là 10.150ha, tăng 7.335ha so với báo cáo ngày 25/6. Diện tích hoa màu bị ngập 4070ha, mạ bị trôi, ngập úng 2.314,4ha.

Dự báo sáng 27/6, mực nước hạ lưu sông Cả tại Nam Đàn có khả năng lên 6,5m, dưới báo động 2 0,4m sau đó còn tiếp tục lên. Vì vậy, tỉnh Nghệ An cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng. 

(Theo TTXVN)

Thông tin báo chí chung Việt Nam và Trung Quốc


26/06/2011 16:07:12
Ngày 25/6 tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc, chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây.
TIN LIÊN QUAN

Đảo Đá Lớn  thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam). Ảnh: TTXVN
Đảo Đá Lớn thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam). Ảnh: TTXVN
Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc đã trình bày lập trường và chủ trương của phía Trung Quốc về việc phát triển quan hệ song phương và vấn đề trên biển. Trước đó, Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân.

Hai bên cho rằng, quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt-Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Hai bên nhấn mạnh cần kiên trì đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển theo đúng phương châm 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần 4 tốt "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".

Hai bên khẳng định, cần tích cực thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị; áp dụng biện pháp có hiệu quả, cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông; tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước; đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm ký kết "Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc"; thúc đẩy việc thực hiện "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các công việc tiếp theo, cố gắng sớm đạt tiến triển thực chất.

(Theo TTXVN)

Cập nhật tin MS Phạm Ngọc Thạch bị bắt


2011-06-26

Mục sư Phạm Ngọc Thạch bị công an chặn bắt giữa đường và gây thương tích nặng. Hiện không rõ tình trạng sức khỏe ông ra sao, bị câu lưu nơi nào, vì sao ông bị giam cầm.

Photo courtesy of hungviet.org

Mục sư Phạm Ngọc Thạch (ngoài cùng phải)

Mọi liên lạc với các quan chức phụ trách an ninh, tôn giáo đều không thực hiện được. Sáng nay, nhà trọ của vợ chồng mục sư Thạch ở phường Hiệp Bình Chánh, quận Bình Chánh bị công an đến lục soát. Các tín hữu cho biết, đây là lần thứ 5, Mục sư Thạch bị công an vây bắt, đánh đập tàn nhẫn.

Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu trình bày thêm chi tiết.

Qua các số điện thoại do Hội Thánh Tin Lành Mennonite và gia đình Mục sư Phạm Ngọc Thanh cung cấp, Đài chúng tôi cố gắng liên lạc với các viên chức đặc trách về an ninh chính trị, liên lạc khối tôn giáo, khối Tin Lành, tất cả đều trả lời như nhau: "gọi nhầm số".

- Dạ, xin lỗi, các ông nhầm số rồi, các ông ơi!
Đỗ Hiếu: Chúng tôi xin gặp Trung tá Tâm, Công an quận Bình Thạnh, thưa ông ạ.
- À, ông gọi nhầm số rồi ông ơi.
Đỗ Hiếu: Chúng tôi xin được gặp ông Thái phụ trách Khối Tin Lành, Cục an ninh phía Nam.
- Anh nhầm máy rồi.

Khi gọi đến số máy của Trung tá công an Nguyễn Thanh Hùng, sĩ quan chỉ huy bắt Mục sư Phạm Ngọc Thạch, thì lời giải thích cũng y như vậy.
- A-lô!
Đỗ Hiếu: Xin được thưa chuyện với ông Nguyễn Thanh Hùng ạ.
- À, không có Hùng nào hết, không phải ạ.

Nhân viên trực ban, công an phường 26, quận Bình Thạnh, là đơn vị chặn bắt Mục sư Phạm Ngọc Thạch, thì hướng dẫn là phải gọi lên cấp quận:
- Ông làm cái gì, ở đâu?
Đỗ Hiếu: Chúng tôi là Đài RFA ở Bangkok, Thái Lan đây.
- À.
Đỗ Hiếu: Ông ơi, có nghe tin tức nói là có vụ khám xét nhà MS Phạm Ngọc Thạch, rồi cơ quan an ninh tới nghe nói là dính líu vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa, thì sự việc ra sao, thưa ông?
- Ông cần hỏi cái gì thì ông hỏi công an quận ạ. Tôi hôm qua tôi không có trực. Hôm nay cái tổ trực khác đấy ông.
Đỗ Hiếu: Tức là bây giờ MS Phạm Ngọc Thạch có còn bị tạm giam ở công an phường 26, quận Bình Thạnh, không ạ?
- Dạ không. Hôm nay tôi lên trực thấy phường trống trơn, không có gì hết ạ.
Đỗ Hiếu: Còn tin tức MS Thạch thì sao? Ông có thể cho biết được không ạ?
- Ông muốn biết tin tức thì ông gọi đến công an quận Bình Thạnh, chứ còn chúng tôi hôm nay thuộc tổ trực khác. Hôm qua cái tổ trực khác người ta làm xong người ta về hết rồi. Ông cần, ông hỏi tổng đài, nghe. Ông cứ hỏi công an quận Bình Thạnh số bao nhiêu thì người ta sẽ cho ông cái số. Ông hỏi tổng đài 1161080.

Gọi đến công an quận Bình Thạnh, nhân viên trực lại có cách giải thích khác:
- A-lô!
Đỗ Hiếu: Thưa ông, ông là trực ban công an quận Bình Thạnh phải không ạ?
- Đúng rồi ạ.
Đỗ Hiếu: Nghe thấy chuyện Mục sư Phạm Ngọc Thạch bị bắt đem về phường rồi có cuộc lục soát nhà, điều này có đúng không, thưa ông?
- Tôi không biết nữa. Có gì anh hỏi tổng đài giùm em đi. Báo chí này nọ chừng nào báo đọc thì anh tin, nghe.
Đỗ Hiếu: Nghe nói là quận Bình Thạnh còn giữ Mục sư Phạm Ngọc Thạch, mà ổng cũng bị đánh đập nhiều lần rồi, trọng thương mà không có được đưa đi bệnh viện chữa trị, thành ra mới gọi lại ngay thẳng quận để hỏi thăm chi tiết đó, anh.
- Ờ, ở đây không có nắm được, nghe. Ở đây em không phải là ở chỗ bên điều tra nên không nắm được.

Bên đây không dính líu bên đó

Được biết, công an đã đến khám xét nhà trọ của vợ chồng mục sư Thạch ở Thủ Đức , suốt buổi sáng chủ nhựt. Một trong những viên chức hiện diện là đại úy công an Lê Văn Vân. Sau đây là cuộc đối thoại giữa đương sự với phóng viên RFA:

Lê Văn Vân: A-lô!

Đỗ Hiếu: Thưa ông, chúng tôi xin được gặp ông Vân ạ.

Lê Văn Vân: A-lô !

Đỗ Hiếu: Chúng tôi xin được gặp ông Vân ạ. Ông Lê Văn Vân.

Lê Văn Vân: Sao ạ?

Đỗ Hiếu: Chúng tôi cũng có nghe nói là vụ Mục sư Phạm Ngọc Thạch hôm nay có cơ quan an ninh đến khám xét nhà thì sự việc này ra sao, thưa ông Vân?

Lê Văn Vân: Dạ, báo cáo với thầy là Vân đang trong thời gian nghỉ phép, còn sự việc này thì em không rõ vì nó không xảy ra ở phường Hiệp Bình Chánh mà lại xảy ra bên Bình Thạnh, chắc thầy cũng biết rồi.

Đỗ Hiếu: Tôi liên lạc với ông Trung tá Tâm không được, ông Thái, ông Hùng, ông Nam, người phụ trách khối tôn giáo...

Lê Văn Vân: Thầy liên lạc với bên bộ phận chuyên môn hay hơn, bởi vì công an phường tại vì nó không xảy ra tại công an phường mình, mình thuộc phường Hiệp Bình Chánh, mà chính vợ ông Thạch cũng biết mà, ở bên Bình Thạnh chớ đâu phải bên Hiệp Bình Chánh. Thì sự việc nó như thế nào đó thì em cũng không rõ. Thấy liên lạc chỗ anh Thái, chỗ gì đó, bên chỗ anh Thái thầy biết rồi đó.

Đỗ Hiếu: Có gọi ông Thái rồi. Ông Thái, ông Nam mà rất tiếc là đều đi vắng rồi.

Lê Văn Vân: Chớ còn bên này là, bởi vì hơn nữa em cũng trong thời gian đang nghỉ phép nên không có trực tiếp ở bên đó, nên không nắm rõ đầu đuôi như thế nào, cũng chưa biết được.

Đỗ Hiếu: Còn chuyện ông Mục sư Thạch bị bắt rồi bị nhốt, bị đánh đập thì anh Vân có biết chuyện đó không?

Thầy liên hệ với công an phường 26 quận Bình Thạnh, sự việc như thế nào thì thầy hỏi phường 26 quận Bình Thạnh. Chớ còn bên đây không dính líu gì bên đó hết.

Đại úy CA Lê Văn Vân

Lê Văn Vân: Dạ không. Em chỉ được chứng kiến, hồi sáng này mời qua bên chỗ đó thôi chớ em cũng không rõ lắm.

Đỗ Hiếu: Như vậy lúc anh Vân qua chứng kiến thì sự việc lúc đó là bao nhiêu người đến và đọc lệnh bắt giam ông Thạch ra thế nào, thưa ông Vân?

Lê Văn Vân: Cái đó là bên kia nó bắt, bên Bình Thạnh nó bắt, chớ bên Hiệp Bình Chánh đâu có bắt.

Đỗ Hiếu: Không có bắt nhưng mà lúc đó ông có mặt trong lúc khám xét nhà.

Lê Văn Vân: Không. Không. Không. Chuyện bên Bình Thạnh nó xảy ra trên đất Bình Thạnh, huyện Thủ Đức không có dính líu. Thầy hiểu không? Thủ Đức không có dính líu. Thành ra thầy thông cảm cho chớ phần Vân thì không có biết.

Đỗ Hiếu: Ông Vân không có biết gì về vụ ông Thạch bị bắt...

Lê Văn Vân: Không biết bị bắt lúc nào luôn. Hồi sáng này qua vậy thôi hà. Bởi vì trong địa bàn của mình thì mình qua thôi, không biết chắc lúc nào thôi.

Đỗ Hiếu: Hôm qua thì chuyện gì xảy ra, thưa ông Vân?

Lê Văn Vân: Thì đó khám xét nhà đó. Khám xét nhà, vợ anh Thạch nói cho thầy biết rồi chớ còn gì nữa đâu.

Đỗ Hiếu: Nhưng mà lúc đó...

Lê Văn Vân: Khám xét căn nhà ông Thạch mà.

Đỗ Hiếu: Khám xét rồi có tịch thâu...

Lê Văn Vân: Khám xét rồi, có gì vợ ông Thạch báo cho thầy biết rõ chớ cần gì thầy hỏi chi nữa.

Đỗ Hiếu: Nhưng mà lúc khám xét đó thì có bao nhiêu nhân viên và rồi vì sao mà bị khám xét?

Lê Văn Vân: Bây giờ em nói thầy nghe nè. Thầy bây giờ thầy muốn thì thầy hỏi vợ ông Thạch thì nó rõ hơn, chớ giờ em nói thì thầy cũng biết vậy. Vợ ông Thạch là người chủ nhà chứng kiến sự việc tất cả. Chớ sự việc đó thầy hỏi vợ ông Thạch như thế nào cho nó rõ ràng hơn.

Bắt (ông Thạch) như thế nào thì em không có rõ lắm, vì nó không xảy ra trên đất quận Hiệp Bình Chánh, mà xảy ra ở phường 26 quận Bình Thạnh. Thầy liên hệ với công an phường 26 quận Bình Thạnh, sự việc như thế nào thì thầy hỏi phường 26 quận Bình Thạnh. Chớ còn bên đây không dính líu gì bên đó hết.

Đỗ Hiếu: Dù không dính líu nhưng mà ông Vân cũng được mời tới để mà xem lúc khám xét.

Lê Văn Vân: Thì tui được mời tới vì khu vực của tui. Tui được mời tới chứng kiến cái việc khám xét thôi. Thầy hiểu không? Chứng kiến việc khám xét tại nhà của ông Thạch thôi. Còn vấn đề như nhân viên gì đó thầy hỏi vợ ông Thạch thì sẽ rõ ràng thôi. Thầy thông cảm cho em nghe.

Đỗ Hiếu: Lý do nào mà khám xét?

Lê Văn Vân: Nghe thầy nói nhiều cái em không đồng ý.

Đỗ Hiếu: Lý do nào thì bị khám xét vậy, anh Vân?

Lê Văn Vân: Dạ, em không rõ. Cái đó thầy hỏi cơ quan điều tra A24. Thầy hỏi bên đó giùm em một cái, nghe. Em không có rõ thì làm sao em biết được.

Đỗ Hiếu: Đúng rồi. Bây giờ thì ông Thạch bị tạm giam ở đâu, anh Vân?

Lê Văn Vân: Công an không rõ luôn. Việc của công an thành phố chớ đâu phải việc của phường, cũng không phải việc của quận nữa. Bây giờ thầy hỏi quận thì quận không biết nữa. Đó là việc của thành phố. Đó, em nói cho thầy nghe vậy đó, nghe. Thầy thông cảm cho em nghe. Cúp máy đây thầy, nghe.

Lục soát nhà

pham-ngoc-thach-250.jpg
Mục sư Phạm Ngọc Thạch, áo xanh bên trái. File photo.
Bà Nguyễn Thanh Nụ, vợ của MS Phạm Ngọc Thạch, thuật lại các chi tiết khi lực lượng an ninh hùng hậu đến lục soát nhà mình:

"Thì họ vô khám xét rất là đông. Tôi thấy khoảng mấy chục người vô nhà. Còn cái lực lượng dàn ở ngoài, rồi sau đó một số người dân nói lại với tôi là lực lượng từ ngoài xa cách nửa cây số cũng đã có rồi, vô nhà cũng mấy chục người nữa. Thì tôi mới nói là tại sao mấy ông đi khám xét, chồng tôi bị bắt rồi, nhà chỉ có hai mẹ con, tại sao lại đi một lực lượng lớn như thế này. Thì họ trả lời tôi rằng là đây là làm việc theo pháp luật, chúng tôi làm việc có phép đàng hoàng, chị không hiểu được đâu. Thì họ tiến hành khám xét.

Căn nhà vợ chồng tôi ở thì mướn chung với một vợ chồng nữa, tức là có 2 phòng, vợ chồng tôi một phòng và vợ chồng nhà kia một phòng. Thì tôi nói là phòng bên kia là của một người khác, bây giờ mấy anh cứ vô phòng riêng của vợ chồng tôi rồi khám xét. Thì họ vô khám xét, lục lọi hết, kể cả đồ riêng phụ nữ của tôi họ cũng lục lọi hết. Họ lấy đi của chồng tôi một cái điện thoại, mà cái điện thoại đó là cái điện thoại hư. Vì chồng tôi ngoài công việc đi hầu việc Chúa ra thì ảnh cũng làm kế sinh nhai bằng cách ảnh buôn điện thoại cũ, thì có những cái hư ảnh bỏ lại và những cục sạc dang dở gì đó thì họ lấy ba cái điện thoại đó và trong biên bản khám xét có nói, và lấy một cái thẻ nhớ, lấy một xấp giấy phô-tô A4 trắng đó anh, chưa có ghi gì cả. Một xấp giấy A4 trắng họ cũng lấy. Rồi lấy những cái SIM điện thoại của chồng tôi để ở đâu đó mà họ lục ra , những cái SIM cũ lâu rồi. Họ lấy những cái thứ như vậy, cũng chẳng tìm được cái gì dính cái gì cả.

Tôi cũng rất là mong quý vị gần xa, các anh chị em sát cánh cùng chồng tôi để đấu tranh với chồng tôi.

Bà Nguyễn Thanh Nụ

Cái bàn này cũng chẳng phải của vợ chồng tôi, của ông chủ công ty thì họ gọi ông chủ tới, coi vợ chồng tôi xử dụng làm gì đó. Trong ngăn kéo tụi tôi bỏ quần áo của con gái tôi, chớ còn không phải cứ có cái bàn này là vợ chồng tôi có máy tính. Chồng tôi không có máy tính. Tôi nói vậy nhưng họ cứ nhấn mạnh cho tôi, họ nói có cái bàn này là phải có máy tính thì máy tính ở đâu? Tôi trả lời thẳng với anh công an là không có máy tính. Bàn này xử dụng bình thường chứ không có máy tính. Thì bên công an cứ ép em phải nói là cái bàn này để sử dụng máy tính. Họ có ghi một biên bản khám xét nhà rồi bảo tôi ký vô, rồi họ đi về. Thế là xong cái mục buổi sáng.

Cả đêm hôm qua tôi đi tìm chồng, con tôi đi tìm cha cả đêm, về tôi cũng không chớp mắt được một chút nào cả. Tôi không thể nào nhắm mắt ngủ được. Tôi cũng cầu nguyện Chúa cho tôi được bình an. Tôi cũng rất là mong quý vị gần xa, các anh chị em sát cánh cùng chồng tôi để đấu tranh với chồng tôi."

Theo Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Quản Nhiệm Hội thánh Chuồng Bò, ở Bình Thạnh, thì nhờ sự lên tiếng của các cơ quan truyền thông, may ra Mục sư Phạm Ngọc Thạch sẽ được an toàn tính mạng.

Ms Nguyễn Mạnh Hùng: "Sáng nay thì tôi cũng đi nhóm, thành ra nói chung là ông Mục sư Thân Văn Trường ổng báo cho tôi là ổng cũng đã thông báo hết rồi, thì tôi có nghe sơ, tới khi về tôi kiểm tra tôi coi lại thì thấy nói chung là trên các Đài Á Châu Tự Do, rồi trên Thông Tin Berlin, và trong email của tôi nói chung là cũng có đưa hết cái tin đó thì tôi cũng nắm được."

Đỗ Hiếu, RFA, BKK, Thailand.


Theo dòng thời sự: