THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

26 August 2011

Cảnh ùn tắc giao thông lại bùng phát ở Hà Nội

Ôtô, xe máy ùn ùn nhích từng đoạn nhỏ, xe buýt nối đuôi nhau xếp hàng dài hàng chục mét... Vào thời điểm đầu chuẩn bị cho năm học mới giao thông thủ đô lại ùn ứ nghiêm trọng trong giờ cao điểm.
> Khai trương tuyến buýt mới nhằm giảm ùn tắc nội ô TP HCM.

Sau đợt nghỉ hè của học sinh, sinh viên, những ngày vừa qua Hà Nội lại rơi vào cảnh tắc đường thường xuyên, nhất là vào giờ cao điểm.
Các tuyến cửa ngõ thủ đô phía Tây, Nam như Giải Phóng, Trường Chinh, Nguyễn Trãi, Xuân Thủy... thường ùn ứ vào buổi chiều.
Đường Xuân Thủy đi Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, nơi tập trung nhiều trường đại học những ngày qua chiều nào cũng ùn tắc.
Ngã tư vòng xoay Bưởi, Cầu Giấy, Láng.
Ngã tư Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh, xe chờ vài lần đèn đỏ mới có thể thoát qua.
Mật độ xe dày đặc, nhích từng cm một.
Người điều khiển xe máy đi kiểu chỗ nào trống lái vào, hết vòng lên vỉa hè rồi lại xuống đường.
Cả chục chiếc xe buýt nối đuôi nhau dài đi rùa bò trên đường.
Đường Cầu Giấy chiều 25/8.

Khánh Huyền

Vi` Sao nhà văn Nguyên Ngọc rút khỏi giải thưởng Hồ Chí Minh ?????

Sau khi nhà văn Sơn Tùng rút khỏi Giải thưởng Nhà nước, cây bút lão thành Nguyên Ngọc cũng từ chối cơ hội nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh dù ông lọt vào danh sách đề cử từ Hội đồng cấp Bộ lên Hội đồng cấp Nhà nước.
> Nhà văn Sơn Tùng rút khỏi Giải thưởng Nhà nước/ Đề cử Giải thưởng Nhà nước về văn học: Thừa mà vẫn thiếu

Trao đổi với VnExpress.net về việc rút tên khỏi đề cử, tác giả Rừng xà nu chỉ nói: "Tôi không làm hồ sơ và cũng không quan tâm đến chuyện này". Ông giải thích thêm, "đây chưa phải lúc thích hợp" để trả lời về lý do rút tên khỏi giải.

Đây không phải là lần đầu tiên nhà văn Nguyên Ngọc tỏ rõ thái độ thờ ơ với sự tôn vinh dành cho mình. Năm 2000, Nguyên Ngọc vắng mặt trong Lễ trao Huân chương Độc lập dành cho ông. Đại diện Hội Nhà văn đã phải mang Huân chương đến tận nhà của nhà văn. Ông cũng từng từ chối nhận Giải thưởng Nhà nước đợt đầu tiên. Ngoài ra, Nguyên Ngọc còn từ chối mọi hỗ trợ về vật chất cho việc sáng tác từ Hội Nhà văn.

Ông tâm sự với VnExpress.net: "Tôi là một người lao động bình thường. Tôi như một anh thợ mộc. Tôi làm ra sản phẩm, bán cho nhân dân và có thu nhập bằng sức lao động của mình. Anh thợ mộc có được ai đưa tiền cho để anh ta làm việc đâu".

Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: Thanh Phúc.
Nhà văn Nguyên Ngọc (phải). Ảnh: Thanh Phúc.

Đại diện cho Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Nguyễn Trí Huân cho biết, Hội đề cử nhà văn Nguyên Ngọc vào Giải thưởng Hồ Chí Minh năm nay và đề nghị làm hồ sơ cho ông, nhà văn đã đồng ý. Sau khi hồ sơ hoàn thành và được xét duyệt qua cấp cơ sở, nhà văn lại gửi thư xin rút khỏi giải.

Ông Nguyễn Trí Huân giải thích, việc các nhà văn rút tên khi đã được đề cử là chuyện "rất bình thường" khi xét các Giải thưởng Hồ Chí Minh hay Giải Nhà nước. "Tham gia hay không tham gia, đăng ký hay không đăng ký, đó là quyền và nguyện vọng của nhà văn, Hội hoàn toàn chấp nhận và thông cảm", ông nói.

Nhà văn Nguyên Ngọc được đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh với tập truyện Rẻo cao. Trong danh sách trình lên Hội đồng cấp Nhà nước ở lĩnh vực văn học còn có các tác giả Đỗ Chu, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Lê Lựu, Ma Văn Kháng…

Nhà văn Nguyên Ngọc, tên thật là Nguyễn Ngọc Báu, sinh năm 1932 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông là dịch giả, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn học danh tiếng và còn được coi là một chuyên gia về Tây Nguyên. Ở lĩnh vực sáng tác, Nguyên Ngọc nổi tiếng với các tác phẩm như Đất nước đứng lên, Rừng Xà Nu, Đất Quảng... Còn trong vai trò của một nhà phê bình, nghiên cứu, ông có công phát hiện và nâng đỡ những tài năng như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư...

Pham Mi Ly

Giá vàng lại chạm 46 triệu đồng

Sau ngày giảm sâu, vàng trong nước sáng nay lại tăng hơn 1 triệu đồng và băng qua ngưỡng 45 triệu đồng nhờ lực đẩy của giá quốc tế.
> Mua vàng 49 triệu đồng, bán giá 45 / Giá vàng quốc tế quay đầu đi lên

Vàng tăng hơn 1 triệu đồng mỗi lượng vào sáng nay. Ảnh: Tuệ Minh.
Vàng tăng hơn 1 triệu đồng mỗi lượng vào sáng nay. Ảnh: Tuệ Minh.

Đầu ngày, các thương hiệu lớn công bố mua bán tại Hà Nội là 45,5-45,92 triệu đồng, tăng mạnh 1,1 triệu đồng chiều thu mua và 1 triệu đồng bán ra so với chốt ngày hôm qua. Biên độ mua bán sáng nay ổn định ở khoảng 400.000 đồng. Còn nếu so với đầu ngày hôm qua, mỗi lượng cũng có mức tăng 500.000 đồng chiều mua và 600.000 đồng chiều bán.

Ngay sau đó, bất chấp giá thế giới giảm nhẹ về dưới 1.760 USD, các doanh nghiệp vẫn tăng giá thêm 100.000 đồng mỗi lượng. Lúc 8h37, các doanh nghiệp tại Hà Nội để giá ở 45,6-46,02 triệu đồng. Tại TP HCM, giá thu gom tương đương Hà Nội nhưng bán ra rẻ hơn 20.000 đồng.

Hệ thống DOJI sáng nay công bố giá vàng miếng mua bán lẻ tại khu vực Hà Nội lúc là 45,8-46,1 triệu đồng. Biên độ chênh lệch 300.000 đồng. Với mua bán sỉ, chiều gom vào cao hơn 50.000 đồng trong khi bán ra rẻ hơn 50.000 đồng so với giao dịch lẻ. Biên độ chênh lệch là 200.000 đồng. Theo thống kê của đơn vị này, trong ngày hôm qua, 70% khách hàng đi mua.

Thị trường quốc tế gần cuối phiên châu Á ghi nhận đà đi lên. Lúc đầu giờ sáng giờ Việt Nam, mỗi ounce có giá trên 1.765 USD. Tuy nhiên, đến 8h34, mức này tụt xuống chỉ còn dưới 1.760 USD và vẫn có dấu hiệu đi xuống.

Hôm nay là ngày thứ ba tỷ giá liên ngân hàng duy trì ở 20.628 đồng. Tại các ngân hàng thương mại, bảng niêm yết đầu ngày chưa có nhiều thay đổi. Vietcombank vẫn để giá thu gom ở 20.830 đồng, bán ra chênh thêm 4 đồng với mức kịch trần 20.834 đồng. Vietinbank cũng trong chiều hướng tương tự.

Tuy nhiên, thực tế, theo tìm hiểu của VnExpress.net, gần đây, tình trạng hai tỷ giá đang tái xuất tại một số nhà băng. Bảng niêm yết giá gần như không có tác dụng. Theo lời một nhân viên giao dịch ngân hàng quốc doanh trên phố Ngô Quyền cho biết, tùy mỗi điểm giao dịch và tình hình cung cầu, mức giá sẽ khác nhau. Theo chị này, hiện tại, có một số nhà băng đang tăng cường mua vào, bằng cách đẩy cả giá thu gom và bán ra lên kịch trần, biên độ chênh lệch mua bán bằng 0.

Tuệ Minh

Một số tiệm vàng Hà Nội ngừng giao dịch

Với lý do diễn biến giá thế giới quá thất thường, Bảo Tín Minh Châu và Phú Quý (Hà Nội) quyết định ngừng giao dịch từ 10h sáng nay để hạn chế người mua và gần 20 phút sau mới mở cửa trở lại trong sự thận trọng cao độ.
* Tiếp tục cập nhật
> Giá vàng lại chạm 46 triệu đồng / Giá vàng thế giới hồi phục

Đây không phải lần đầu tiên các cửa hàng bất ngờ ngừng giao dịch. Ảnh: Hoàng Hà

Đây không phải lần đầu tiên các cửa hàng bất ngờ ngừng giao dịch. Ảnh: Hoàng Hà

Sau hai ngày rơi tự do với biên độ gần 100 USD mỗi phiên, giá vàng thế giới sáng nay phát tín hiệu đi lên khiến nhiều người rồng rắn kéo đi mua vàng vì sợ giá sẽ lên nữa.

Theo ghi nhận của VnExpress.net, từ sáng sớm nhiều người dân Hà Nội đã đổ về phố vàng Trần Nhân Tông xếp hàng. Tuy nhiên tới gần 10h, cả Bảo Tín Minh Châu và Phú Quý - hai doanh nghiệp quy mô lớn nhất tại đây đồng loạt thông báo ngừng giao dịch trước sự la ó của khách hàng. Lời giải thích được đưa ra là hết vàng, và diễn biến giá quá thất thường.

Lúc này, cả hai doanh nghiệp đều niêm yết giá mua vào bán ra ở mức 46,40-46,90 triệu đồng một lượng dù giá thế giới chỉ là 1.771 USD một ounce, tương đương 44,5 triệu đồng một lượng quy đổi.

Nhiều khách hàng không thể chờ đợi đã phải bỏ đi đến nơi khác.

Gần 20 phút sau, Bảo Tín Minh Châu bắt đầu thông báo khách xếp hàng để giao dịch trở lại. Bảng giá đã thay đổi so với lúc trước, theo hướng đẩy mạnh giá bán ra, nới rộng khoảng cách với giá mua vào. Giá bán ra lúc 10h30 của cửa hàng này là 47,2 triệu đồng trong khi mua vào giữ nguyên. Giá vàng thế giới cùng thời gian này là 1.775,70 USD một ounce, tương đương hơn 44,6 triệu đồng một lượng quy đổi theo tỷ giá Vietcombank.

Tuy nhiên, thấy khách vẫn đông, Bảo Tín Minh Châu quyết định đóng cửa tầng hai, nơi chuyên phục vụ bán lẻ. Bảo vệ mời khách ra bên ngoài xếp hàng chứ không cho đứng bên trong để chờ như trước. Từng khách được mời vào mua chứ không được ồ ạt kéo vào. Ít phút sau, Bảo Tín Minh Châu quyết định tắt bảng giá điện tử.

Kế bên, hệ thống Phú Quý đã mở cửa trở lại từ 10h30, nhưng bảng giá cũng hoạt động chập chờn, chỉ có giá mua mà không báo giá bán.

Một số khách đầu giờ bỏ đi lên khu Hà Trung nay cũng đã kịp quay lại để xếp hàng. Một khách hàng cho biết lúc nãy phải mua trên Hà Trung với giá 47,3 triệu đồng một lượng trong lúc Bảo Tín Minh Châu niêm yết 46,9 triệu đồng mà không chịu bán.

Khi thấy Bảo Tín Minh Châu và Phú Quý mở cửa trở lại, giá trên Hà Trung bắt đầu dịu xuống còn 47,2 triệu đồng.

Hệ thống SJC Hà Nội - thành viên của Tập đoàn DOJI sáng nay vẫn mở cửa. Nhưng giao dịch cũng bị hạn chế. Khách mua lẻ vài chỉ đến dưới một lượng được nhận hàng ngay, nhưng mua vàng miếng trên một lượng đều bị viết giấy hẹn lấy hàng sau.

Tại Ruby Plaza, trung tâm giao dịch của SJC Hà Nội, bảng giá lúc 11h là 46 - 47,60 triệu đồng một lượng (mua vào - bán ra). Tuy nhiên, nhân viên giao dịch giải thích do không có ai bán ra nên công ty cũng không cập nhật mức giá mình mua vào mà vẫn giữ nguyên như buổi sáng. Thực tế có khách nào muốn bán, công ty sẵn sàng mua lại với giá 47 triệu đồng.

Hệ thống giao dịch của Tổng công ty Vàng Ngân hàng Nông nghiệp (AJC) vẫn hoạt động bình thường trong sáng nay. Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Trúc cho biết công ty ông để giá thấp hơn thị trường 150.000 đồng một lượng, người đến mua đông hơn nhưng không có gì bất thường.

Theo phân tích của ông Trúc, thị trường có dấu hiệu khan hiếm nguồn cung nhưng không quá thiếu và chỉ mang tín cục bộ. Nguyên nhân chủ yếu là người dân mua nhiều hơn bán, trong khi các đầu mối nhập vàng chưa đưa về kịp.

"Nhu cầu mua vàng vật chất của thị trường châu Á những ngày này cũng rất lớn, nên đối tác phải giao hàng chậm lại vài ngày so với trước", ông Trúc lý giải.

AJC là một trong 5 doanh nghiệp được cấp phép nhập vàng đợt hai, cùng với SJC, DOJI, PNJ.

Bảo Tín Minh Châu và Phú Quý không phải là những đầu mối được nhập khẩu vàng. Nguồn cung của họ chủ yếu là mua từ dân và các đầu mối trong nước.

Tại TP HCM, các cửa hàng vàng vẫn hoạt động bình thường.

Tuệ Minh - Song Linh

Nguy cơ vỡ nợ dự án cầu Phú Mỹ

 

Yêu Nước theo kiểu Việt Cộng: Ghép bản đồ hành chính Trường Sa từ hạt càphê

Khánh Hoà:

Bản đồ hành chính Trường Sa ghép từ hạt càphê

Thứ Năm, 26.5.2011 | 10:13 (GMT + 7)

Ngày 25.5, Cty CP càphê Mê Trang (TP.Nha Trang, Khánh Hòa) đã công bố công trình phác thảo tác phẩm bản đồ hành chính huyện Trường Sa ghép từ hạt càphê, do các hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam và TPHCM thiết kế (ảnh).

Tác phẩm có kích thước 3mx6m, sử dụng khoảng 100kg hạt càphê, trên nền bản đồ có nhiều họa tiết tiêu biểu của nền văn hóa cổ đại Việt Nam như trống đồng, chim lạc..., tạo sự liên tưởng đến cuốn chiếu thư của triều đình cử Hải đội Bắc Hải kiêm quản Trường Sa xưa kia.

Cty sẽ huy động trên 200 học sinh, sinh viên và đại diện các tầng lớp xã hội tham gia ghép bản đồ, dự kiến sẽ hoàn thành và trưng bày tại Festival Biển 2011 - "Nha Trang - điểm hẹn" - diễn ra từ 11-15.6. Đây sẽ là tấm bản đồ Trường Sa lớn nhất được ghép từ hạt càphê, sẽ đăng ký xác lập kỷ lục Việt Nam.    

LƯU PHONG

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN phản đối phát biểu của ĐSQ Hoa Kỳ

TT - Trước phát biểu của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội bày tỏ lo ngại về việc một số người đã bị tạm giữ vào ngày chủ nhật 21-8-2011, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết "đây là phát biểu sai trái, không phù hợp". Phản ứng này của bà Nga được đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 25-8 tại Hà Nội.

Bà Nga nói: "Cần khẳng định ở Việt Nam các quyền tự do cơ bản của công dân được quy định rõ trong hiến pháp và các quy định của pháp luật, được bảo đảm trên thực tế. Cũng như tất cả các nhà nước pháp quyền khác trên thế giới, việc thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Điều này đã được quy định rõ tại điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay các cơ quan chức năng của Việt Nam đã xử lý những người có hành vi tụ tập trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng. Bà Nga nói: "Việc làm này là theo đúng quy định của pháp luật để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội".

H.GIANG

Nghị sỹ Mỹ kêu gọi thả linh mục Lý

Cập nhật: 03:47 GMT - thứ năm, 25 tháng 8, 2011

LM Nguyễn Văn Lý tại tòa án ở Huế

Linh mục Nguyễn Văn Lý bị đưa trở lại trại giam vào tháng trước

Một nhóm 16 thượng nghị sỹ Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do cho linh mục bất đồng chính kiến Thadeus Nguyễn Văn Lý, người vừa bị đưa trở lại nhà tù.

Họ cũng cảnh báo vụ việc này có thể ảnh hưởng tới quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Hôm 25/07, vị linh mục 64 tuổi đã phải quay lại cảnh tù đày sau khoảng thời gian một năm bốn tháng được tạm hoãn thi hành án để chữa bệnh ở Nhà Chung, Tòa Tổng giám mục Huế.

Hiện ông đang có khối u ở não và sức khỏe không được tốt.

Trong lá thư gửi tới Ngoại trưởng Hillary Clinton, các thượng nghị sỹ Mỹ viết: "Cha Lý hiện đang trong tình trạng sức khỏe yếu, và ông đã không làm gì ngoài việc cổ vũ cho các quyền tự do cơ bản của người dân Việt Nam một cách hòa bình".

"Chúng tôi đánh giá cao việc Bộ Ngoại giao đã ra thông cáo bày tỏ quan ngại về việc Cha Lý bị bắt trở lại (hôm 26/07), nhưng cần có thêm hành động."

Thư của các dân biểu cũng viết: "Chính phủ Việt Nam cần phải được nhắc nhở rằng nếu như họ tiếp tục ngăn cản người dân thể hiện quyền con người cơ bản một cách hòa bình thì điều này sẽ cản trở sự phát triển của quan hệ Mỹ-Việt".

Bức thư mới gửi do Thượng nghị sỹ Dân chủ Barbara Boxer thuộc tiểu bang California chấp bút, và trong số những người ký tên có Thượng nghị sỹ Jon Kyl từ bang Arizona, nhân vật cao cấp thứ hai của phe Cộng hòa tại Thượng viện.

Linh mục Lý bị Tòa án Nhân dân Thừa Thiên Huế phạt tù tám năm hồi tháng 04/2007 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

'Đối tác hàng đầu'

Đây không phải lần đầu tiên chính giới Hoa Kỳ lên tiếng về trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý cũng như các vụ mà họ cho là vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những chỉ trích này, quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù vẫn đang dần tiến triển, nhất là trong bối cảnh nảy sinh căng thẳng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương với hiện diện ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc.

Một thượng nghị sỹ Hoa Kỳ khác, ông Jim Webb, vừa có chuyến thăm lần thứ hai trong năm tới Hà Nội.

Ông Webb là Chủ tịch Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.

Trong chuyến đi này, ông đã tiếp xúc hầu hết ban lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam. Báo chí trong nước nói trong cuộc gặp với Thượng nghị sỹ Jim Webb, tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định "Việt Nam coi trọng quan hệ với Mỹ như một đối tác hàng đầu có ý nghĩa chiến lược".

Tại Hà Nội, ông Webb nói với các nhà báo rằng Lầu Năm góc hiện đang cân nhắc dỡ bỏ hạn chế trong việc bán công nghệ quốc phòng cho Việt Nam.

Hiện Mỹ vẫn áp dụng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, đưa ra từ năm 1984, nhưng ông thượng nghị sỹ nói Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đang thảo luận "một cách cẩn trọng nhưng tích cực" với đối tác Việt Nam về chủ đề này.

Giá vàng rời mốc 45 triệu đồng

Sau những nỗ lực chạy nhanh hơn đà phục hồi của thế giới, giá vàng trong nước chiều nay cuối cùng cũng phải chấp nhận xu hưởng giảm. Lúc 16h44, vàng SJC chỉ còn 44,8 triệu đồng một lượng, giảm hơn 4 triệu đồng chỉ trong hai ngày.
> Chua xót mua vàng bình ổn giá / Nỗi đau mang tên Vàng

Thị trường châu Á phiên sáng nay nỗ lực đi lên và đã duy trì trên mốc 1.750 USD một ounce trong vài tiếng. Tranh thủ cơ hội này, các doanh nghiệp trong nước cũng mạnh tay tăng giá trở lại thêm trên 500.000 đồng một lượng thay vì mức mở cửa 45-45,3 triệu đồng.

Tuy nhiên, đến 15h nay, giá vàng miếng được các doanh nghiệp lớn tại TP HCM điều chỉnh giảm 350.000 đồng thu mua và bán ra so với cuối buổi trưa, niêm yết phổ biến ở mức 45,10-45,50 triệu đồng một lượng.

Cùng lúc, Tập đoàn DOJI giảm 150.000 đồng một lượng chiều bán ra 300.000 đồng một lượng chiều mua vào so với giá niêm yết đầu giờ sáng. Tại khu vực Hà Nội, 14h, giá bán lẻ vàng miếng SJC mà tập đoàn niêm yết là 45,1 - 45,6 triệu đồng (mua vào - bán ra). Biên độ mua bán chênh lệch khá lớn 500.000 đồng. Bán sỉ niêm yết ở mức mua vào 45,15 triệu đồng, bán ra 45,55 triệu đồng. Biên độ mua bán chênh lệch 400.000 đồng. 

Trong phiên giao dịch sáng nay, tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, tổng lượng giao dịch của Tập đoàn đạt 1.000 lượng, trong đó chủ yếu là khách hàng mua vào.

Đến 16h10, giá vàng SJC bán ra chỉ còn 45,35 triệu đồng một lượng, còn mua vào đã xuống dưới ngưỡng 45 (44,95 triệu đồng).

Gần một tiếng sau, SJC niêm yết giá mua vào - bán ra ở 44,4 - 44,8 triệu đồng một lượng.

Cùng thời điểm này trên bảng điện tử Kitco.com, giá giao ngay chỉ còn 1.710 USD một ounce, tương đương 43 triệu đồng một lượng quy đổi theo tỷ giá Vietcombank.

Sáng nay, sau khi mở cửa ngày giảm hơn 2 triệu đồng một lượng, xuống 45,3 triệu đồng, giá vàng trong nước đã nhanh chóng tăng tốc trở lại, vọt lên 45,85 triệu lúc 9h30, khi thị trường quốc tế có dấu hiệu phục hồi nhẹ.Lúc 9h45, giá vàng miếng được các doanh nghiệp lớn tại TP HCM tăng mạnh 450.000 đồng thu mua và 550.000 đồng bán ra so với buổi sáng, niêm yết phổ biến ở mức 45,45-45,85 triệu đồng một lượng. Một số hiệu vàng nhỏ lẻ còn đẩy giá bán ra lên 45,90 triệu đồng dù thị trường quốc tế chỉ điều chỉnh nhỏ giọt vài USD. Tính đến 9h45, mỗi ounce vàng thế giới giao dịch tại 1.761 USD. Nếu quy đổi ra tiên fVietej chỉ tương đương 44,15 triệu đồng một lượng.

Trước đó, mở cửa ngày, các doanh nghiệp vàng lớn tại TP HCM báo giá mua và bán quanh mức 45-45,30 triệu đồng, giảm 2,3 triệu đồng cả chiều thu gom và bán ra so với cuối ngày 24/6.

Tuy nhiên, sau đó 30 phút, khi giá quốc tế có dấu hiệu đi lên nhẹ, các doanh nghiệp đã nâng giá mua vàng lên 200.000 đồng và giá bán thêm 300.000 đồng, lên 45,20-45,60 triệu đồng mỗi lượng.

Giá vàng sáng nay mất hơn 2 triệu đồng. Ảnh: Lệ Chi

Cùng lúc, các hiệu vàng ngoài Hà Nội niêm yết giá mua vào bằng TP HCM nhưng bán ra cao hơn 20.000 đồng, lên mức 45,62 triệu đồng mỗi lượng.

Một số đại lý bán lẻ vàng SJC TP HCM khác sau khi chứng kiến giá vàng quốc tế giảm "điên loạn", đầu giờ sáng nay vẫn chưa cập nhật cả giá bán lẫn mua. Nhiều chủ hiệu vàng tại TP HCM có chung nhận định, trong lịch sử buôn bán vàng, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến cảnh "điên cuồng của giá vàng". "Giá xuống, lên đều như trận cuồng phong", một chủ hiệu vàng thốt lên.

Trên thị trường thế giới, trong ngày giao dịch 25/6, giá vàng quốc tế mở cửa với mốc trên 1.840 USD sau đó rơi thẳng xuống dưới 1.750 USD một ounce, trước áp lực bán tháo của giới đầu tư, tương đương gần 44 triệu đồng một lượng vào lúc chốt phiên giao dịch New York. Thị trường vàng đang điều chỉnh ngoài sức tưởng tượng của giới kinh doanh.

Chốt phiên Nymex, giá vàng giao ngay tại thị trường Mỹ chỉ còn 1.754,5 USD một ounce, giảm 75,20 USD trong khi giá giao tháng 12 giảm tới 103 USD xuống 1.758 USD.

Đến phiên châu Á sáng nay, giá chưa xác định rõ xu hướng. Tính đến 8h10, mỗi ounce vàng đang giao dịch quanh mốc 1.760,60 USD. Trước đó, lúc 60h30 (giờ Hà Nội), giá giao ngay trên bảng điện tử Kitco.com chỉ còn 1.747,30 USD một ounce, tương đương 43,8 triệu đồng một lượng quy đổi (theo tỷ giá bán 20.834 đồng một đôla của Vietcombank). Mức quy đổi này thấp xa so với giá SJC vào lúc đóng cửa chiều 24/8, 47,45 triệu đồng một lượng.

Lúc 9h45, giá vàng quốc tế đang giao dịch quanh 1.761 USD, tăng không đáng kể so với mở cửa.

Áp lực bán chốt lời cùng với tâm lý lo lắng về thanh khoản trong dài hạn là nguyên nhân chính đẩy giá vàng đi xuống. Trước đó, hôm 23/8, Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR đã xả toàn bộ số vàng họ mua gom trong tháng. Lượng bán ra của quỹ này trong phiên 23/8 là hơn 24,8 tấn vàng, xuống còn 1.259,57 tấn vàng, sau khi đã bán 6,3 tấn phiên liền trước.

Giới chuyên gia cũng nhìn nhận đà giảm hiện nay là đợt điều chỉnh mang tính kỹ thuật sau thời gian tăng liên tiếp và kéo dài. Ngoài ra, CME dự kiến theo chân sàn giao dịch vàng Thượng Hải để tăng phí giao dịch cũng là nguyên nhân khiến giới đầu tư thận trọng hơn.

Lệ Chi