THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

09 September 2011

Cờ Việt Cộng và cờ Đảng Cướp treo ngược tại Đại lộ Thăng Long

Cờ tổ quốc và cờ Đảng có ý nghĩa hết sức lớn lao về mặt lịch sử, chính trị, xã hội vô luân . Ngay tại đại lộ Thăng Long – đại lộ đẹp nhất Việt Nam, con đường nối liền từ sân bay Nội Bài vào nội thành Hà Nội thì không chỉ Quốc kỳ Việt Nam mà cả cờ Đảng đều bị treo ngược.


Hai lá cờ được treo ở đại lộ Thăng Long với vị trí rất cao, dễ nhận thấy ngay giữa đại lộ Thăng Long. Hàng ngày có rất nhiều người qua lại, không chỉ có người Việt Nam mà còn có du khách nước ngoài.
Treo cờ ngược không phải là một sự cố quá mới mẻ, dịp lễ 30/4/2010 vừa qua thì báo chí đã đồng loạt đưa tin về việc nhiều cơ quan, công sở treo cờ ngược.

Ngân hàng 'chạy loạn' lãi suất

Một ngày sau lời cảnh cáo của Thống đốc về việc cách chức lãnh đạo nếu lách trần 14%, tất cả các ngân hàng hôm nay đồng loạt dừng chương trình thỏa thuận ngầm lãi suất và cảnh giác cao độ phòng nguy cơ thanh tra.
> Lãi suất huy động trên đà giảm nhẹ/ Cách chức lãnh đạo ngân hàng nếu lách trần lãi suất

Sáng nay (8/9), bất cứ khách hàng nào dù thân hay sơ đến phòng giao dịch một ngân hàng quốc doanh khu vực quận Đống Đa (Hà Nội) đều chỉ được chào lãi suất tiết kiệm tiền đồng 14% cho mọi kỳ hạn, dù nhiều tiền hay ít. Nhân lúc đủ mặt nhân viên, vị trưởng phòng dõng dạc tuyên bố: "Các em nhớ nhé, từ hôm nay không đàm phán lãi suất, không triển khai hợp đồng ủy thác đầu tư, dù là khách hàng nào".

Mới tuần trước thôi, phòng giao dịch này còn rốt ráo giục khách hàng tới gia hạn hợp đồng ủy thác đầu tư với lãi suất trên 17% một năm. Về bản chất đây cũng chỉ là một hình thức gửi tiết kiệm, nhưng ngân hàng phải lách sang dạng hợp đồng ủy thác đầu tư để có thể tặng lãi suất cao hơn trần quy định cho khách.
Cách đây gần một tuần, tại một phòng giao dịch của ngân hàng "có tiếng" trong việc áp dụng lãi suất "chui" với khách trên phố Xã Đàn (Hà Nội), chị Lan- ở Đống Đa (Hà Nội) vẫn được nhân viên chào lãi suất huy động khoảng 18-18,5% một năm số tiền 200 triệu đồng. Tuy nhiên, đến sáng nay, liên hệ với nhân viên nói trên, chị nhận được câu trả lời bắt đầu từ hôm nay, nhà băng này ngừng vì có thanh tra của Ngân hàng Nhà nước.

Giao dịch viên chi nhánh một ngân hàng khác trên phố Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội) cũng cho biết sẽ chấm dứt mọi giao dịch về tiền gửi tiết kiệm với khách hàng qua điện thoại. Kể từ hôm nay, tại đơn vị này không còn chế độ thỏa thuận lãi với khách hàng đến gửi tiền, dù số tiền có hấp dẫn như thế nào, một nhân viên cho biết.
Tấm bảng thông báo lãi suất liệu có thể không còn cần nữa nếu các ngân hàng đồng thuận đưa về 14%?. Ảnh: Tuệ Minh.
Tấm bảng thông báo lãi suất huy động liệu có thể không còn cần nữa nếu các ngân hàng đồng thuận đưa về 14%?. Ảnh: Tuệ Minh.

Thực ra ngay từ chiều 7/9, vài tiếng sau khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình phát chỉ thị yêu cầu các ngân hàng chấm dứt lách trần lãi suất nếu không sẽ cách chức lãnh đạo, các ngân hàng đã lên tinh thần "chạy loạn". Nhiều phòng giao dịch, chi nhánh phải nghỉ sớm hơn thường lệ 10-15 phút để rà soát các hợp đồng, khoản tiền gửi hiện hành.

Chị Hương, quận Bình Tân (TP HCM) kể, chiều 7/9, chị nhận được nhiều cuộc điện thoại từ các giao dịch viên ngân hàng chị đang gửi tiền với nội dung: Nếu có người quen nào muốn gửi tiết kiệm thì nên đến gửi trong hôm nay sẽ được hưởng lãi suất cao từ 16%- 18% mỗi năm; còn từ ngày 8/9 trở đi, có thể lãi suất sẽ về mức 14% một năm theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Anh Thành Nam, nhà ở quận 3, TP HCM cho biết, sáng 8/9, đến hạn tất toán sổ tiết kiệm 400 triệu đồng tại một nhà băng lớn trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 (lãi suất 16%), anh muốn gửi tiếp với điều kiện nhà băng phải giữ nguyên mức lãi suất này. Tuy nhiên, nhân viên ở đây từ chối với lý do chỉ thị cấp trên không cho phép. "Họ cũng khẳng định, chỉ có thể áp mức lãi suất 14% một năm. Nếu tôi không chấp nhận thì cũng đành chịu", anh nói. Cô nhân viên giải thích nâng lãi suất cao hơn mức trần 14% hiện nay rất nguy hiểm, nhất là sau khi có những tuyên bố cứng rắn từ phía Ngân hàng Nhà nước.

Ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) cho biết, ngay sau cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước hôm 7/9, Hội sở đã phổ biến đồng loạt đến các phòng giao dịch, chi nhành chấm dứt huy động vượt rào, điều chỉnh lại các kỳ hạn. Ông Tuấn cũng khẳng định, đến thời điểm này, OCB không còn tình trạng vượt rào lãi suất huy động.

Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà xác nhận với VnExpress.net, chiều 7/9, đơn vị này đã đồng loạt phổ biến đến các phòng giao dịch chấm dứt huy động vượt rào, điều chỉnh lại các kỳ hạn. Thậm chí, ngay khi đang diễn ra hội nghị do Thống đốc Bình điều hành bàn về các giải pháp tiền tệ cuối năm, lãnh đạo BIDV đã ký văn bản yêu cầu giám đốc các chi nhánh thực hiện nghiêm ngặt.
"Dao Ngân hàng Nhà nước đã sắc, dao chúng tôi còn bén hơn, do đó, từ 7/9, chúng tôi cam kết lãi suất huy động chỉ còn 14% và có đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin từ cá nhân, đơn vị", ông Hà khẳng định.
Lãi suất
Ngân hàng tỏ ra khá tuân thủ trong việc áp lãi suất huy động sau những tuyên bố cứng rắn của Ngân Hàng Nhà nước. Ảnh: Lệ Chi

Theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng, chỉ thị lần này của Ngân hàng Nhà nước dường như có sức nặng hơn vì kèm theo đó là các chế tài xử phạt mạnh tay.

Những đơn vị thuộc nhóm 12 ngân hàng thương mại lớn vốn chiếm 80% thị phần thị trường tín dụng đã đồng thuận cam kết đưa lãi suất về đúng trần. 20% còn lại là các đơn vị nhỏ hơn có thể huy động từ thị trường 2, hoặc nhận tái cấp vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước. Cộng thêm những biện pháp mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước, việc đưa lãi đầu vào về đúng niêm yết sẽ làm được.

Theo tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần trên đường Lý Thường Kiệt, Tân Bình (TP HCM), nếu tất cả ngân hàng đồng loạt thực hiện trần lãi suất 14% một năm, khách hàng cũng sẽ không có nhiều lựa chọn đối với tiền gửi của mình. Do đó,chắc chắn không có chuyện bị rút vốn khỏi ngân hàng. Và nếu trần lãi suất 14% được thực hiện nghiêm túc thì việc giảm lãi suất cho vay xuống 17%- 19% mỗi năm như Ngân hàng Nhà nước đề cập là hoàn toàn có thể thực hiện được trong thời gian tới.

Đồng quan điểm, ông Trịnh Văn Tuấn của OCB cũng nhìn nhận, việc giảm lãi suất cho vay xuống 17-19% là hoàn toàn khả thi và không gây khó khăn cho nhà băng. Bởi hiện nay, CPI đang có chiều hướng giảm, thanh khoản của các ngân hàng khá ổn định, nhưng vì lãi suất quá cao nên doanh nghiệp không vay nổi, dẫn đến tình trạng tín dụng tăng trưởng chậm, vốn tại nhiều đơn vị ứ đọng.

Tính đến thời điểm này, OCB chỉ mới sử dụng hết khoảng 11% "room" tín dụng so với mức cho phép 20% trong năm nay. Vì thế, cũng như các nhà băng khác, việc cắt giảm lãi suất cho vay thỏa thuận đang được OCB lên kế hoạch và thực hiện theo chủ trương để giảm áp lực cho khách hàng và kích thích tín dụng. Song trước mắt OCB sẽ áp dụng mức lãi suất khoảng 19% mỗi năm cho những khách hàng tốt trước. Và phải một vài tháng nữa thì mới có thể triển khai đưa về mức 17% thậm chí dưới 17% một năm.

Mối lo ngại khi đưa lãi suất về đúng trần, các ngân hàng vẫn có thể "lách" bằng cách áp dụng các khoản phí để làm lợi cho người gửi tiền cũng là "bài toán" cần được giải quyết trong bối cảnh hiện nay. Có thể việc này chỉ xảy ra với ngân hàng nhỏ, có thanh khoản yếu, nhưng trên thị trường, khi một nơi huy động cao, hiệu ứng "domino trong huy động vốn" lại có thể lặp lại, do vậy, cách quản lý của Ngân hàng Nhà nước cần phải trọn vẹn.

Một số luồng quan điểm còn cho rằng, nếu đưa cả lãi huy động và cho vay về đúng mức hiện nay, có thể trong tương lai gần, mọi khái niệm "khống chế", "trần", "sàn" sẽ có thể bỏ. Trong cuộc gặp gỡ các ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố sáng qua (7/9), Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, từ năm sau, các quy định hành chính sẽ có thể bị gỡ bỏ để thị trường về đúng quy luật. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành bằng công cụ chính sách thay cho mệnh lệnh hành chính. 

Từ đầu tháng 3 năm nay, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chỉ thị 01/CT-NHNN về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Một nội dung quan trọng là yêu cầu các tổ chức tín dụng áp dụng nghiêm việc huy động vốn đúng như lãi suất trần niêm yết. Tuy nhiên, sau nửa năm thực hiện, chính Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, bên cạnh một số đơn vị nghiêm túc, vẫn có không ít ngân hàng cố tình làm trái bằng cách huy động vượt rào. Chỉ thị 02/CT-NHNN mới ban hành hôm qua (7/9) trong đó đề ra những hình thức xử lý nghiêm với hoạt động lách trần lãi suất huy động: cách chức lãnh đạo, hạn chế mở rộng phạm vi, địa bàn hoạt động, phòng giao dịch.
Tuệ Minh - Lệ Chi

Nhà tái định cư mới ở đã xập xệ

Bên cạnh hàng loạt chung cư cũ có nguy cơ sập, gần đây dư luận bức xúc về tình trạng nhiều chung cư tái định cư (TĐC) vừa đưa vào sử dụng đã xuống cấp tệ hại.
Đội nón lá trong nhà tắm

Những vết nứt "dễ sợ" ở bờ tường CC An Lộc (Q.2)

Cuối tháng 8.2011, chúng tôi trở lại CC Tân Mỹ (Q.7, TP.HCM) - nơi hàng trăm hộ dân dự án rạch Ụ Cây (Q.8) được bố trí TĐC hơn 1 năm nay. Khác với sự hồ hởi trong những ngày dọn về nơi ở mới khang trang, nhất là được làm hàng xóm của "khu nhà giàu Phú Mỹ Hưng", gặp lại chúng tôi, người dân rất bức xúc. "Không tức sao được, vừa dọn vào ở vài tháng là tụi tui đã thấy tường nứt, dột, thấm, cửa nẻo bị bung hết cả ra, gạch lót nền bị bể… Tưởng chỉ có nhà mình, ai dè nhiều nhà hàng xóm cũng đều y vậy!", một người dân ở lô A nói.

Hình ảnh đập vào mắt giờ đây là mạng lưới các vết nứt trên tường còn mới màu sơn và mùi hôi từ cống thoát nước xộc lên khi chúng tôi bước vào nhà gửi xe khu A. Được hỏi về điều kiện sinh hoạt, chị Liên (nhà số A307 lô A) ta thán: "Hơn một năm nay, chúng tôi sống trong cảnh nước từ nhà vệ sinh ở trên thấm xuống nhà vệ sinh dưới, tới giờ sinh hoạt là nước thải từ trên chảy xuống như mưa. Mỗi lần tắm giặt đều phải đội nón lá". Theo chị Liên, dù đã báo với ban quản trị CC (tạm thời), nhưng lần nào cũng đều rơi vào im lặng. Chờ mãi không thấy được sửa chữa, chị Liên và một số hộ dân khác đành bỏ tiền túi, tự khắc phục.

Thêm vào đó, người dân và cả khách đến CC này đều rất sợ khi bước vào thang máy tối om, rung và kêu, hơn nữa lại hay… giam người.
Điều đáng nói, theo phản ánh của người dân, dù vào ở và đã thanh toán đủ tiền mua căn hộ, song đến nay nhiều hộ vẫn chưa nhận được giấy chủ quyền nhà.

Trần nhà bị thấm, dột tại nhiều căn hộ ở lô A CC Tân Mỹ (Q.7)

Nhắc đến CC TĐC Tân Mỹ, ông Nguyễn Ngọc Lợi, Phó chủ tịch UBND P.Tân Phú (Q.7), cho biết: "Rất nhiều người dân phản ánh lên phường những bức xúc về chất lượng, hệ thống báo cháy, vệ sinh môi trường... Nhưng do CC thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Q.8 nên phường chỉ có cách gửi văn bản kiến nghị đến Q.8 để giải quyết bức xúc của người dân. Tuy vậy, rất ít khi chúng tôi nhận được phản hồi giải quyết những vấn đề trên từ phía Q.8". 

Hơn một năm nay, chúng tôi sống trong cảnh nước từ nhà vệ sinh ở trên thấm xuống nhà vệ sinh dưới, tới giờ sinh hoạt là nước thải từ trên chảy xuống như mưa
Chị Liên (nhà A307 lô A CC Tân Mỹ, Q.7)


Tại CC TĐC Chu Văn An (P.26, Q.Bình Thạnh), bà Từ Hảo (nhà số 311 - khu H2) thở dài: "Không hiểu hệ thống thoát nước ở đây làm kiểu gì mà hễ mưa xuống là nhà vệ sinh và cống đều bốc mùi hôi".
Đến CC TĐC An Sương (P.Tân Hưng Thuận, Q.12), chúng tôi nhận thấy khắp tường khu B1, B2, B3 dày đặc các vết nứt và thấm nước; chân tường phía ngoài bị sụp, gạch nền bong lên. Chị Võ Bạch Lam (nhà 401, khu B2) nói: "Hễ đi ra nhìn tường nhà là thấy sợ. Nó thấm hết rồi mà còn nứt nẻ, thử hỏi ở được bao lâu".

Tương tự, vừa dọn vào ở CC An Phúc, An Lộc (Q.2), nhiều người dân ở dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2) rùng mình khi nhìn thấy nhiều vết nứt lớn xé nát chân tường, bờ tường rồi đến nền lún. "Mỗi lần nứt, lún nhiều, người của Công ty dịch vụ công ích Q.2 có đến trám trét, bù lún, nhưng rồi chỉ vài tháng sau, đâu lại vào đấy", một người dân ở CC An Lộc, lo lắng.

Tường thấm liên tục, loang lổ tại lô A CC TĐC Tân Mỹ (Q.7)

Lỗi từ phía cơ quan nhà nước
Trao đổi với chúng tôi về bức xúc của người dân ở CC TĐC Tân Mỹ, ông Nguyễn Hồ Hải, Phó chủ tịch UBND Q.8, nhìn nhận những dấu hiệu xuống cấp tại CC này là có thật và cho rằng nguyên do chính đến nay CC vẫn chưa có ban quản trị chính thức để theo dõi, quản lý; đồng thời thiếu sự phối hợp của các đơn vị liên quan trong công tác duy tu, bảo dưỡng theo quy định. "Tất cả đều do lỗi từ phía các cơ quan nhà nước khi chậm trễ trong việc thanh lý hợp đồng mua bán CC từ đơn vị này sang đơn vị khác, cộng với thủ tục nhiêu khê khiến CC thiếu sự quan tâm cần thiết", ông Hải nói.

Ông Hải nói rằng hiện Q.8 và các cơ quan chức năng của TP đã cơ bản giải quyết xong mọi thủ tục cần thiết. Công ty dịch vụ công ích Q.8 đang ký hợp đồng mua bán nhà với người dân thuộc diện TĐC, sau đó liên hệ với Q.7 (nơi CC Tân Mỹ tọa lạc) để tiến hành cấp giấy chủ quyền cho dân; đồng thời thành lập ban quản trị CC chính thức. Dự kiến, trong quý 4/2011, người dân sẽ có giấy chủ quyền nhà. Ngoài ra, ông Hải nói UBND Q.8 đã quyết định thành lập tổ kiểm tra liên ngành phối hợp phía Q.7 tiến hành kiểm tra thực địa, đánh giá đồng bộ chất lượng của toàn bộ CC Tân Mỹ, xác định lỗi của các đơn vị liên quan; sau đó làm việc với các cơ quan chức năng của TP để lên kế hoạch xử lý triệt để những vấn đề mà người dân phản ánh.

Vết nứt lớn, dài ở chân tường CC An Phúc (Q.2) 

Tương tự, ông Mai Văn Nguyên, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty dịch vụ công ích Q.2, cho biết đã chỉ đạo các đơn vị quản lý và các ban quản lý CC TĐC trên địa bàn Q.2 tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng của các CC TĐC; đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng lên kế hoạch khắc phục những sự cố, hư hỏng tại những CC này. "Người dân khi phát hiện những hư hỏng tại những CC TĐC trên địa bàn Q.2 cần phản ánh qua ban quản lý CC hoặc Công ty dịch vụ công ích Q.2, số 936 Nguyễn Thị Định, P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2", ông Nguyên nói.

Quạt chất lượng kém gây họa
Ở thời điểm người dân rạch Ụ Cây (Q.8) dọn vào TĐC tại CC Tân Mỹ (Q.7) cách đây hơn 1 năm, chúng tôi thấy trên trần mỗi căn hộ đều được lắp đặt sẵn 2 chiếc quạt máy. Nay, nhiều hộ đã tháo bỏ và tự chi tiền thay quạt khác. Hỏi ra, chúng tôi mới hay nỗi lo sợ này bắt nguồn từ vụ cháy xảy ra tại CC hơn 1 tháng trước, mà nguyên nhân xuất phát từ cây quạt trần do đơn vị thi công lắp đặt.
Chúng tôi tìm đến căn hộ 506 lô B của bà Nguyễn Thị Ảnh - nơi xảy ra vụ cháy đồ đạc do quạt trần (ảnh). Bà Ảnh kể: "Sáng sớm, sau khi kiểm lại tiền và vé số chuẩn bị đi bán, tôi vừa bước vào nhà vệ sinh thì nghe rầm, liền chạy ra thấy cái quạt rơi xuống đất bốc cháy dữ dội. Tiền bạc, vé số, mùng mền đều bị cháy hết… Sau vụ cháy, nhiều hộ dân đã tháo quạt đem đi bán để đổi quạt tốt hơn". 
M.N - T.T
Minh Nam - Thanh Thùy

Lãnh đạo VKS Cần Giuộc 'rượu bia xa hoa, bê tha'

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Cần Giuộc (Long An), ông Phạm Chí Thành, cho biết quan điểm của Ủy ban là xử lý thật nghiêm 2 lãnh đạo Viện kiểm sát Cần Giuộc vì đã vi phạm đạo đức lối sống Đảng viên.
> Lời kể của nhân chứng vụ chết đuối trong cuộc nhậu / Viện trưởng kiểm sát trần tình / Cô gái chết đuối sau bữa nhậu trên phà cùng quan chức

- Ông nhận định thế nào về bản tường trình của 2 lãnh đạo VKS Cần Giuộc?
- Chúng tôi đã nhận được bản tường trình của ông Nguyễn Kim Đoạn và ông Nguyễn Hương Giang (Viện trưởng và Viện phó VKSND huyện Cần Giuộc). Theo đó, những việc diễn ra hôm ấy so với kết quả điều tra ban đầu của công an xã Tân Trụ (Long An) về thời gian, quy trình cũng như địa điểm ăn nhậu là tương đối chính xác.
- Các cô gái tham gia bữa nhậu được đề cập thế nào?
- Theo bản tường trình cũng như qua trao đổi với cán bộ của VKS huyện thì những cô gái này là do ông bạn đồng nghiệp của vợ chồng ông Đoạn mời tới bữa tiệc cùng những vị khách khác. Trước đó, những người này hoàn toàn không biết nhau. Tuy nhiên, đoàn kiểm tra Huyện ủy sẽ đi xác minh cụ thể và có hình thức xử lý sau.
Ông Nguyễn Chí Thành. Ảnh: Quốc Thắng.
Ông Thành. Ảnh: Quốc Thắng.

- Theo thường trực Đảng ủy thì 2 vị lãnh đạo kiểm sát vi phạm đạo đức lối sống, cụ thể là như thế nào?
- Chúng tôi căn cứ vào các quy định, điều lệ Đảng, quy định của Bộ Chính trị, Đảng viên sai phạm sẽ bị xử lý. Quy định 115 và 94 đề cập rất rõ những điều đảng viên không được làm: Là đảng viên, nếu vi phạm về đạo đức lối sống thì phải xử lý.
Ông Đoạn và ông Giang đã vi phạm điều 17 trong quy định số 115 là đã tổ chức ăn nhậu, uống rượu bia xa hoa, bê tha, mất tư cách.
- Trong bản tường trình, 2 vị quan chức đã giải thích thế nào về việc xuống tắm sông?
- Lý do xuống sông tắm thì không có tường trình. Tuy nhiên theo công an thì trong lúc nhậu, một cô lên bờ đi vệ sinh và bị dính nhiều bùn đất nên xuống tắm. Số còn lại theo tôi nghĩ là nhậu nóng nực cũng lần lượt tắm theo.
Sau khi xảy ra sự việc, công an xã Nhựt Ninh (huyện Tân Trụ) đến hiện trường ghi nhận các cô gái ăn nhậu trong trang phục nào thì để nguyên xuống tắm. Còn những người đàn ông mặc quần ngắn.
- Thông tin hai quan chức kiểm sát đã bơi xa nhóm có phụ nữ khoảng 50 m để tránh gây tai tiếng được phía Ủy ban và công an xác minh thế nào?
- Hai cán bộ VKS không tường trình về điều này. Tuy nhiên trong quá trình điều tra, công an xác định nhóm của ông Đoạn có 4 người gồm: ông Đoạn, ông Giang, anh Phố (làm nghề buôn bán tại huyện Cần Giuộc) và chị Hoa (người đã dẫn chị Phượng đi nhậu) tắm xa nhất, cách phà khoảng 12 mét.
Đây có thể do ngẫu nhiên thôi. Có thể gần phà mực nước sâu, nên nhóm này tiến xa một chút đến chỗ nước nông hơn để tắm.
- Ông Đoạn cho rằng đã rủ vợ mình đi theo nhưng bà này không đi và vì nể bạn quá nên miễn cưỡng đi. Ông nhìn nhận thế nào về việc này?
- Hôm đó vợ ông Đoạn đi cùng thì cũng có thể ít tai tiếng hơn. Nhưng về mặt Đảng trong chừng mực nào đó thì vẫn vi phạm, cho dù đó là ngày nghỉ. Đã là đảng viên thì đạo đức phải đi đầu.
Trước đó, ngày 20/8 chị Đinh Thị Kim Phượng (ở xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc) được một người bạn tên Hoa rủ đi sinh nhật trên chuyến phà tại bến đò Bến Bạ (huyện Cần Đước) cùng 9 người đàn ông. Trong đó có một số “đại gia” kinh doanh xe máy, bất động sản... và ông Nguyễn Kim Đoạn, Nguyễn Hương Giang (Viện trưởng và Viện phó VKSND huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An).
Sau chầu nhậu, những người có mặt xuống tắm sông. Riêng chị Phượng không biết bơi nên ở lại phà. Công an huyện Tân Trụ cho rằng trong lúc mọi người đang tắm thì chị Phượng tự té xuống sông nên thiệt mạng do ngạt nước.
Quốc Thắng thực hiện

Wikileaks . Tô Huy Rứa bắt đầu kiếm tiền được từ năm 1996

http://www.haingoaiphiemdam.com/news/index.php?mod=article&cat=nhanvat&article=1192

Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ Đánh Giá: Tô Huy Rứa bắt đầu kiếm tiền được từ năm 1996
Thursday, 09.08.2011, 08:09am (GMT-7)

Trong một điện văn kín viết cuối năm 2009, ngày 15/12, được tiết lộ trên Wikileaks ngày 30/08/2011, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ viết rằng Tô Huy Rứa, vừa được bầu vô Bộ Chính Trị hồi đầu năm và là Trưởng ban Tư tưởng Trung ương của Đảng CSVN, bắt đầu vô điạ vị “kiếm tiền được” từ năm 1996: “Có lẽ Rứa chỉ bắt đầu thực sự có quyền hành làm đàn anh và bổ nhiệm chức vụ cho đàn em – [tức là] kiếm tiền – khi được vào Ủy Ban Trung Ương [Đảng] năm 1996 và sau đó được bổ nhiệm vô chức vụ Bí Thư Đảng tại Hải Phòng năm 1999.”
 
Với tựa đề “Nhận xét Sơ khởi về Tô Huy Rứa, Tay Cà chớn trong Bộ Chính Trị” (phỏng dịch “Preliminary Assessment of Politburo Bad Boy To Huy Rua”), điện văn này viết tiếp: “Theo chúng tôi nhận định thì việc Hứa được lên chức [vô Bộ Chính trị] vừa phản ảnh vừa tăng cường khuynh hướng sắt đá kể từ vụ bắt các phóng viên điều tra vụ PMU-18 hơn một năm trước đây. Việc lên chức này cũng đánh dấu tầm ảnh hưởng đang gia tăng của Ban Tuyên Giáo Trung Ương, mà Rứa nắm từ năm 2006”
 
Viết tiếp về ảnh hưởng của Tô Huy Rứa,: “Ảnh hưởng trực tiếp nhất của Rứa có lẽ là ở việc xiết chặt báo chí, .. và xiết chặt văn chương và nghệ thuật .. Những bài xã luận của tờ Quân Đội Nhân Dân phản ảnh quan điểm của Rứa chống lại các hợp tác với Mỹ ..  Bàn tay của Tô Huy Rứa có thể thấy được trong vụ đưa Lê Công Định lên TV”
 
Điện văn của TĐS Hoa Kỳ cũng nói về thứ tự quyền hành trên Rứa và, đặc biệt, viết rằng nếu tưởng Nguyễn Tấn Dũng muốn cải cách chính trị thì đó là tưởng lầm: “Rứa trực tiếp thuộc quyền điều khiển của Trương Tấn Sang và dưới quyền của Nông Đức Mạnh qua Sang, gần như Rứa muốn làm gì cũng phải được sự hỗ trợ của Sang, Mạnh, và Dũng .. Một số quyết định cứng rắn, như QĐ 97, bắt nguồn không phải từ Rứa mà từ Nguyễn Tấn Dũng, Dũng thường được nhiều người lầm tưởng là muốn cải cách chính trị. Dựa vào tất cả những gì chúng tôi biết được thì đợt đàn áp hiện nay phản ảnh ý muốn chung của mọi thành viên Bộ Chính Trị và cũng không khác gì những đợt đàn áp trước đây khi chuẩn bị cho Đại hội Đảng.”
 
* Sau đây là nguyên văn tiếng Anh của điện văn nói trên:
 
1.  (C) Following is Post's evaluation of To Huy Rua, Chairman of  the CPV Propaganda and Education Commission, whom many identify as  a leading hard-line voice within the Politburo.  We welcome comment  from INR/B and other analysts.
 
2.  (C) The Politburo's newest member, To Huy Rua, is considered by  many to be a dark-horse contender for the position of General  Secretary in 2011 (ref A).  His selection to the Politburo at the  Ninth Plenum in January (ref B) corresponded with a hardening of  the Party's rhetoric, with "peaceful evolution" now augmented by  references to "self-evolution" (ref C).  His ascension, in our  view, both reflected and reinforced a hard-line trend in evidence  since the arrests of the PMU-18 journalists over one year ago (ref  D).  It also marked an increase in stature for the Commission on  Propaganda and Education, which Rua has chaired since 2006.  Rua's  fingerprints were clearly on the decision to air taped confessions  of Le Cong Dinh (ref E), as well as Central Committee Decree 34  (ref F).
 
3.  (C) Rua is a hardliner, to be sure.  Tempting as it is, though,  it would be a mistake to attribute all our difficulties to Rua's  plotting -- a point explicitly made by blogger Huy Duc immediately  after he was fired from Saigon Tiep Thi magazine in August (ref G).  Rua answers directly to CPV Standing Secretary Truong Tan Sang and  through him to General Secretary Nong Duc Manh, and there is very  little that Rua could do without significant backing from Sang,  Manh, or Prime Minister Nguyen Tan Dung.  (Sang has, in fact,  overruled decisions made by Rua, for example on media coverage of  bauxite.  See ref H).  Some restrictive decisions, such as Decision  97, originated not from Rua but from PM Dung, who is often  mistakenly identified as a political reformer (ref I).  As best we  can tell, the current crackdown on political dissent reflects a  consensus among Politburo members and is consistent with past  practice in advance of CPV Party Congresses.
 
4.  (C) So, what exactly is To Huy Rua's influence and how is it  brought to bear?  Rua appears to have no say on economic matters.  Nor has his anti-U.S. rhetoric thwarted significant advances in the  mil-mil relationship, though it has found voice in prominent  editorials in Quan Doi Nhan Dan.  And, again, it is likely that  Vietnam would be cracking down on political dissent anyway, with or  without Rua.  Rua's influence is probably most directly felt in  increased restrictions on the press, on a heightened attention to  ideology in the recruitment of cadre (though how much is lip  service is hard to tell), and in literature and the arts.  He is  likely to rally opposition to U.S. programs such as the Peace Corps  and Fulbright and to obstruct efforts to engage on governance.  Rua's influence can also, we would argue, be felt in what is not  happening -- in today's climate, Rua's ideological palaver has  crowded out arguments for reform.  In terms of factional politics,  Rua is probably adding support to conservative elements affiliated  with former General Secretary Le Kha Phieu, an archrival of the  former reformist Prime Minister Vo Van Kiet, whose followers have  seen their influence steadily diminish in the year since Kiet's  death.
 
5.  (C) Biographical Notes:  Like Le Kha Phieu, To Huy Rua hails  from Thanh Hoa, though unlike Phieu, Rua probably did not begin to  acquire real influence over patronage and appointments -- money --  until he entered the Central Committee in 1996 and was named  Haiphong Party Secretary in 1999.  Rua is a prime example of an  "ideological cadre," a member of the Hanoi-centered elite who rose to prominence through academia and the Party ideological/propaganda  structure, rather than through the provinces or ministries (ref J).  In 1965, when he was 18, Rua joined the Youth Volunteers to Combat  the Americans, a civilian organization that provided logistical  support for PAVN and NLF forces, and in 1970 he began his studies  in Marxist philosophy at the Central Political Propaganda and  Training School, while also studying math at Hanoi University.  (Details are sketchy, but it appears that Rua did not take part in  the U.S. war, though he did earn a medal for "anti-U.S. struggle.")  In the early 1980s, Rua completed his graduate studies at the  Soviet Academy of Social Sciences, earning a Ph.D.  From his return  to Hanoi until his appointment in Haiphong, Rua rose steadily  through the academic/Party hierarchy and was named as the Deputy  Director of the Ho Chi Minh Political Academy in 1996.  In 2004 he  became the Academy's Director.  Rua joined the CPV Secretariat in  2006, the same year he took over as Chair of the Propaganda and  Ideology Commission, a position he continues to hold.
Michalak”
( Bài do NT Hoàng Long ký )
Đoàn Hội 05/09/2011

EVN muốn tăng giá điện trong tháng 9


Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đang tính toán thông số đầu vào để trình Chính phủ xem xét điều chỉnh giá điện ngay trong tháng này. Lý do được nhà đèn giải thích là khó khăn về vốn, nhiều dự án chậm tiến độ...
>EVN lại xin tăng giá điện vì 'đói vốn'

Tại hội nghị tổng kết tình hình thực hiện quy hoạch điện do Bộ Công Thương tổ chức sáng 8/9, ông Dương Quang Thành, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực VN (EVN) kiến nghị Bộ Công thương cho phép EVN được điều chỉnh giá bán điện trong tháng 9. Trước mắt, việc điều chỉnh giá bán điện phải đảm bảo cân bằng về tài chính, không để lỗ trong sản xuất kinh doanh từ năm 2012 trở đi và hạch toán bù phần lỗ năm 2010. Lý do muôn thuở được lãnh đạo EVN đưa ra do nhà đèn đang thiếu vốn và một số dự án bị chậm tiến độ.

"Tập đoàn đang trong quá trình tính toán thông số đầu vào sau đó sẽ trình Chính phủ xem xét", ông Thành nói.

Năm 2010, EVN lỗ trên 8.000 tỷ đồng; 8 tháng đầu năm 2011, lỗ thêm 2.000 tỷ đồng. Theo ông Thành, vốn là thách thức rất lớn trong việc đảm bảo cung cấp điện khu vực phía Nam năm 2013-2015 khi sản xuất kinh doanh đang bị lỗ.

EVN xin tăng giá điện trong tháng 9. Ảnh: Hoàng Hà.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cũng cho rằng mấu chốt vấn đề vốn ở đây là giá điện. Khi chưa giải quyết được giá điện thì bài toán vốn cho đầu tư ngành điện không thể giải quyết được. Yêu cầu EVN phải tập trung vào sản xuất kinh doanh trong khi giá điện càng đầu tư nhiều, sản xuất nhiều càng kinh doanh càng lỗ thì tập đoàn không thể có tiền để tái đầu tư phát triển hệ thống điện.

Từ đầu tháng 3 năm nay, giá điện đã tăng 15,28%. Sau đó gần đây, trong nhiều cuộc họp, EVN liên tục kêu thiếu vốn và đòi tăng giá tiếp. Một số chuyên gia khuyến cáo lạm phát hiện quá cao, nên thận trọng mỗi khi quyết định điều chỉnh giá các loại hàng hóa cơ bản như điện, than, xăng dầu. Tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 8 đạt 0,93%, tuy chậm lại so với tháng trước nhưng vẫn góp phần đẩy chỉ số giá từ đầu năm đến nay vượt mốc 2 con số.

Theo chỉ tiêu cũ Quốc hội, lạm phát năm nay cần được kiểm soát ở mức 7%. Tuy nhiên, kết thúc 5 tháng, chỉ số giá tiêu dùng cả nước đã tăng 12,03%, chỉ tiêu chống lạm phạt được nới lên mức 15%. Đến cuối tháng 6, Ủy ban Thường vụ Quốc lại tiếp tục giãn, đưa lạm phát cả năm không vượt quá 17%.

Hoàng Lan

Về vấn nạn mãi lộ ở Việt nam và những nguyên nhân của nó (phần 1)


 

Kami
-
Mấy hôm nay, không hiểu lý do gì mà trên Báo Tuổi trẻ có nhiều bài phóng sự về vấn nạn nhũng nhiễu của lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) các tỉnh, thành đối với những người điều khiển phương tiện giao thông lưu thông trên Quốc lộ 1A. Cũng theo Báo Tuổi trẻ cho biết chỉ trong vòng 1 - 2 ngày đã có hơn 2.000 phản hồi cho loạt bài mãi lộ này, điều đó cho thấy đây là một hiện tượng đã và đang rất phổ biến trong lực lượng CSGT ở mọi tỉnh, thành phố trong cả nước.

Được biết, ngay sau loạt bài phóng sự nói trên do phóng viên Tuổi Trẻ đã có mặt trên quốc lộ 1A đoạn từ Đà Nẵng ra Hà Nội liên tục từ ngày 20-7 đến 10-8, để ghi lại bức tranh khá toàn cảnh nạn mãi lộ trắng trợn đang diễn ra tại cung đường này. Ngay chiều 6-9, Thiếu tướng Lê Ngọc Nam, phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Bộ Công an, đã yêu cầu xử lý nghiêm các CSGT đã nhận tiền mãi lộ và đại tá Lê Đình Nhường - phó Cục trưởng văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C44) cho biết do những hành vi của các cán bộ chiến sĩ CSGT mà Báp Tuổi Trẻ phản ánh có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo C44 vào cuộc giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chuyện CSGT vòi tiền mãi lộ của người điều khiển phương tiện, thì là chuyện xưa như trái đất, chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng đã từng gặp hay từng là nạn nhân của vấn nạn này.
Bởi nghề CSGT ở Việt nam mình là nghề hái ra bạc, khạc ra tiền, có lẽ chính vì thế trước đây, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Lê Thế Tiệm từng băn khoăn "không hiểu ngoài đường có cái gì mà ai cũng xung phong ra đứng đường". Nhưng điều đáng nói ở đây là thái độ hành xử, lời nói... mang đặc tính chất lưu manh, giang hồ trấn lột của những kẻ cướp ngày một số cán bộ chiến sĩ CSGT trong khi thi hành công vụ, tới mức nhà báo phải thốt lên CSGT bây giờ còn ghê hơn cướp cạn!. Tình trạng này diễn ra triền miên, nhiều chục năm nay và ngày càng có xu hướng phát triển mà hình như chính quyền nhà nước cũng đã phải bó tay, bất lực không có khả năng xử lý giải quyết.

Vậy lý do gì đã dẫn tới thực trạng như vậy đã là xói mòn lòng tin của dân chúng đối với chính quyền? Để trả lời câu hỏi nêu trên, tôi xin kể lại một câu chuyện có thật 100% mà tôi là người trong cuộc trực tiếp chứng kiến từ đầu đến cuối (xin không nêu rõ ngày giờ, địa điểm vì lý do an toàn).

Tôi có cậu em tên là S. là Trưởng đại diện tại Hà nội của một Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu lớn có tên tuổi ở Sài gòn, do vậy cậu ta có quan hệ bạn bè rộng rãi và thường xuyên đi giao dịch công tác, chơi bời  ở các nơi. Cách đây không lâu, một hôm cậu em tôi ngỏ ý mời tôi đi chơi và xem Casino ở một khu nghỉ mát, theo cậu ta nói nhân tiện em với cậu T. bạn em đi chơi ba ngày, anh rỗi đi cùng bọn em vào xem Casino cho biết. Phần tôi, cũng nhân cũng vào đợt nghỉ dài ngày hơn nữa đi cùng với ai chứ cùng cậu T. thì tôi vốn cũng coi như anh em trong nhà, hơn nữa cũng chưa bao giờ được vào Casino nên tôi cũng nhận lời, đi để cho biết.

Sáng hôm đó thứ bảy, cậu em và T. lái xe chiếc xe Mercedes benz C200 gắn biển kiểm soát TP. HCM đến đón tôi ở nhà từ sớm. Khi lên xe xong xuôi đâu đó, khi xe đang chạy tôi hỏi vui cậu T. :

- Sao anh nghe S. nói chú có chiếc xe ô tô khủng, biển bốn số 9 - tứ quý của chú em đâu sao không đi, mà đi xe của S. em tôi?

Khi ấy T. đang ngồi lái xe, không quay lại chỉ cười và bảo:

- Em ngại mang xe em vào những chỗ chơi bời ấy, sợ họ biết rồi ảnh hưởng đến ông già.

Nghe T.nói vậy cậu S. em tôi đang ngồi ở ghế trước cười và bảo:

- Ông phải nói xe của ông bốn số 9 nhưng là biển xe nhà quê, em không dám đi vì xấu hổ cho nhanh, ông già ông giếc cái gì ở đây.

Nghe vậy, cả mấy anh em cùng cười vui vẻ. Cũng xin nói thêm cậu T. là con một ông Bí thư Tỉnh ủy một tỉnh lớn bán sơn địa ở phía bắc, vốn là đàn em của bác Nông, tuy con quan nhà quê nhưng được cái T. cũng có học hành đàng hoàng, không giống ông đàn anh của cậu ta là anh Bí thư tỉnh ủy tỉnh B. Nhưng theo như cậu S. em tôi nói thì khi nó (cậu T.) ở tỉnh nhà nó thì cỡ "vua" ở tỉnh thì cũng phải gọi nó bằng anh, theo đúng luật truyền thống của mấy cậu con ông cháu cha thời nay. Xe chúng tôi chạy buổi sáng sớm, đường vắng nên xe chạy nhanh, chẳng mấy chốc, xe của chúng tôi đến cửa ngõ thành phố H, bỗng cậu S. em tôi phát hiện và quay sang bảo cậu T.:

- Chạy xe chậm thôi, chỗ này hay có CSGT kiểm tra ở phía trước đấy.

Nghe vậy T. cũng cho xe giảm tốc độ và vội đeo dây an toàn. Chỉ một chốc, khi xe chạy tới chốt CSGT thì tôi thấy có 4 - 5 nhân viên CSGT đang làm nhiệm vụ chặn kiểm soát xe lưu thông trên đường và khi ấy trước mặt ngay lập tức đã thấy một viên CSGT đeo kính đen giơ gậy điều khiển ra hiệu cho xe đỗ vào mép đường để kiểm tra. Khi xe dừng lại, viên CSGT khệnh khạng tiến tới dùng gậy điều khiển gõ vào cửa kính chỗ vị trí người lái, T. lập tức xuống kính xe chưa kịp nói gì, viên đại úy (lúc này tôi mới nhìn rõ quân hàm cấp bậc) chẳng giơ tay chào theo điều lệnh gì cả, miệng hỏi trống không:

- Con xe này đẹp nhỉ, xe đi đâu? Cho kiểm tra bằng lái và giấy tờ xe.

Vừa nói viên đại úy vừa nhìn soi vào trong xe, khi ấy cậu T. không nói gì, kiếm và đưa bằng lái, giấy tờ xe các loại cho viên đại úy xem, tôi để ý khi nhận xong giấy tờ, bằng lái gã đại úy chỉ đảo mắt xem qua giấy tờ và hỏi bâng quơ:

- Sao xe đăng ký TP. HCM không chuyển vùng?

Chỉ nói có thế xong, viên đại úy CSGT lẳng lặng cầm giấy tờ xe và bằng lái bỏ đi chỗ khác để tiếp tục chặn các xe ô tô khác. Cậu S. em tôi khi ấy mới bảo:

- Bọn này lại muốn làm luật ấy mà, bọn lái xe cơ quan em lần nào qua đây cũng phải chi cho nó đôi trăm cho xong, hôm nay T. lái nó cũng nghĩ là mình biết luật của Trạm này.

Nghe S. nói vậy, tôi bảo:

- Sao lại thế được, xe chú có đầy đủ giấy tờ, bằng lái sao phải mất tiền cho chúng nó?

Tôi nói cũng kiểu cho qua chuyện, vì chuyện CSGT chặn xe làm luật thì ai mà không biết. Xe mới đủ giấy tờ nhưng muốn moi tiền thì bọn CSGT thiếu gì lý do để xoay, cuối cùng sẽ là cái vở như biển số mờ do bụi bám chẳng hạn. Nghe tôi nói, cậu S. em tôi đáp:

- Ôi chuyệt vặt anh ạ, đủ thì biết thế nào cho đủ nhưng nó bảo đây là luật, thôi T. mày xuống cho nó một vài trăm (ngàn) đi cho xong mất thì giờ làm gì, hôm nay đi chưa chơi đã gặp xui xẻo rồi, rách việc quá.

Một viên CSGT đang nhũng nhiễu người điều khiển phương tiện để xoay tiền mãi lộ (Ảnh minh họa)

Vì muốn xong việc để đi, cậu T. cũng đồng ý xuống xe đi ngược đến chỗ viên đại úy CSGT cầm giấy tờ của T. ban nãy. Ngồi trong xe nhìn ra không hiểu hai người trao đổi gì, một lúc thì lại thấy T. đi lại kiếm một nhân viên CSGT khác (chắc là tổ trưởng), một chốc chả biết hai bên nói qua nói lại rồi thấy cả hai bên cùng to tiếng. Ngồi trong xe thấy vậy S. em tôi vội xuống xe xem có chuyện gì, tôi cũng tò mò mở cửa xe đi theo xem cơ sự ra sao? Chưa tới nơi đã nghe T. nói oang oang:

- Mẹ kiếp, tôi cho thằng này hai lít (200 ngàn), bây giờ nó trả lại giấy tờ không đủ, nó bảo nó không cầm bằng lái của tôi, chỉ cầm giấy tờ xe thôi. Rõ ràng tôi đưa cho nó đầy đủ tất cả giấy tờ, mà bây giờ thằng nọ chỉ thằng kia cuối cùng lại quay ra bảo không cầm bằng lái xe. Thế là thế điếu nào?

Tôi tiến tới gần, để ý nghe thì biết viên cảnh sát (đoán) chắc là tổ trưởng, đeo quân hàm thiếu tá nhưng có lẽ còn ít tuổi hơn tay đại úy. Tôi cũng ôn tồn bảo:

- Các anh xem lại hộ đi, ngồi trên xe tôi thấy cậu này (tay tôi chỉ vào T.) lấy bằng lái từ trong ví ra đưa cho anh đại úy kia cùng giấy tờ xe mà, sao lại bảo không đưa bằng lái được?

Nghe tôi nói vậy, viên thiếu tá trừng mắt nhìn tôi và bảo:

- Ông là thằng đe'o nào, việc gì đến ông? Ông không liên quan yêu cầu ông đi chỗ khác cho chúng tôi làm việc.

Nghe vậy ai mà không tức, tuổi tôi hơn hắn cả chục tuổi, trong khi tôi ăn nói ôn tồn lịch sự thì hắn lại văng cái của khỉ ra với mình. Bực lắm, nhưng tôi cố nén tôi liền bảo:

- Anh là CSGT, là cán bộ nhà nước và là thủ trưởng tổ công tác ở đây, sao anh lại văng tục với tôi. Bác Hồ dạy các anh đối với dân phải kính trọng lễ phép thế nào, anh có nhớ không?

Lúc này xe lưu thông trên đường đã rất nhiều, chắc là lo mất thời gian và cơ hội kiếm ăn, viên thiếu tá lầu bầu trong miệng vừa đủ cho tôi nghe "Mẹ thằng hâm, Hồ với Ao đe'o gì ở đây, rõ rách việc mấy ông này". Rồi hắn nói lớn với mấy anh em chúng tôi:

- Bảo không cầm là không cầm, mấy ông này thích gì? Chắc lại muốn tôi giam xe phải không mà cãi. Chỗ này bây giờ tôi là người quyết định tất cả. Mẹ kiếp, kể cả bây giờ tôi bắt các ông nhảy xuống ao cũng phải nhảy hiểu chưa?

Nói thế chắc là để ra oai dọa anh em chúng tôi, nhưng rồi hắn cũng lớn tiếng gọi viên đại úy kiểm tra xe chúng tôi ban nãy:

- Ê thằng H., mày xem lại cái bằng lái của mấy ông này mày để đâu, sao tao không có?

Thì ra viên đại úy có tên là H., nghe tổ trưởng của mình gọi, đại úy H. vội đi đến và bảo:

- Ông xem lại đi, tôi thu cái gì thì tôi đưa hết cho ông rồi, ông xem lại lần nữa trong cặp của ông đi, xem có lẫn đâu không?

Viên thiếu tá làu bàu "Lẫn vào đ'eo đâu được", miệng nói nhưng tay hắn mở cái ca - táp đang đeo và lôi ra một mớ giấy tờ, lật đi lật lại và miệng bảo không có, không có... luôn miệng. Nhưng chưa dứt câu cuối thì thấy gã buột miệng:

- Sao lại có cái bằng lái của thằng Vinh "sứt" xe tải ở đây nhỉ?

Rồi nghe thấy gã lẩm bẩm một mình "Thôi chết mẹ mình rồi H. ơi, hình như tao đưa nhầm cái bằng của mấy ông này cho thằng Vinh "sứt". Khi ấy, vẻ lúng túng của viên thiếu tá lộ rõ trên mặt, mồ hôi đầm đìa. Hắn đổi giọng bảo viên đại úy H.:

 - Thôi H., nãy mày nhận của các anh ấy bao nhiêu gửi lại các anh ấy, xe thằng Vinh "sứt" bao giờ quay lại nhỉ? Để mình lấy lại cái bằng lái trả lại cho các anh ấy, mẹ thằng ôn Vinh "sứt" này ngu thật, cầm bằng lái của người khác mà cũng không biết (!?).

Nghe hắn nói tôi cười thầm và nghĩ trong bụng, sao mày không chửi mày ngu cho nó yên chuyện mà đi chửi người khác. Khiếp lúc đầu thì mấy ông "sơn tinh" thế, giờ thì... đáng kiếp. Còn cậu T. im từ lúc tôi đến, giờ mới lên tiếng:

- Tôi không lấy lại tiền, tôi đã cho các ông rồi là thôi, tôi cũng hiểu và chấp nhận cái luật "lấy thằng miền xuôi, nuôi thằng miền ngược" của các ông. Bây giờ tôi chỉ lấy lại bằng lái xe. Giờ các ông không trả bằng lái, sau tôi biết đi tìm các ông ở đâu? Tôi nói trước cho các ông biết, ngay bây giờ không trả lại bằng lái cho tôi, các ông sẽ biết tay tôi.

Nghe T. dọa vậy, hai viên cảnh sát cũng hơi ngại chúng thầm thì trao đổi với nhau một tý, rồi viên đại úy quay sang nói với chúng tôi chuyển giọng rất "ngoan" bảo:

- Thôi các anh ạ, chuyện nó nhỡ ra rồi bọn em xin lỗi. Để em gọi điện cho vợ ông kia, trong đêm hôm nay bằng mọi giá bọn em sẽ lấy lại bằng được, tối nay các anh nghỉ ở đâu cho em số điện thoại, nhận được bằng lái em sẽ mang đến tận nơi trả cho các anh ngay. Chuyện không có gì mong các anh đừng làm to chuyện và bỏ qua cho bọn em.

Câu chuyện xảy ra khoảng 20 phút, mấy tên CSGT lo chuyện bằng lái thì ít, mà không muốn chúng tôi có mặt ở chỗ họ làm ăn, vì chỉ một chốc mà xe ô tô ùn lại tương đối nhiều.Thấy đôi co cũng không giải quyết được gì, tôi bảo:

- Thôi T. em bảo các anh ấy viết cho cái biên nhận làm bằng để rồi anh em mình đi, đứng đây cũng chả giải quyết được gì?

Nghe nói vậy, cậu T. được đà nói như chửi:

- Chả cần giấy tờ biên nhận mẹ gì sất, tối nay bọn mày không mang trả lại cho tao, thì ngày mai tự tay ông Giám đốc CA Thành phố phải mang đến cho tao hiểu chưa mấy thằng chó, chúng mày biết về tao hơi ít đấy. Chấm hết.

Vừa nói, cậu T. vừa đi về chỗ xe và bảo chúng tôi "Thôi mình đi các anh". Nghe cậu T. tuyên bố hùng hồn hung hăng như thế thằng CSGT nào chả run, tôi và S. em tôi quay về xe thì viên đại úy hớt hải chạy theo tôi nói như van:

- Thôi bố ơi, con nói rồi con xin lỗi bố, bố cho con cái số điện thoại có gì để con liên lạc với bố. Mất thế nào được, tay lái xe tải kia nó là người ở đây, chắc chắn lấy lại được thôi.

Lúc này còn lại mỗi mình tôi và viên đại úy, nghĩ thương tình tôi cũng cho hắn cái số điện thoại của mình. Vừa cho xong thì cậu T. lái xe cũng lùi tới đỗ cho tôi lên xe. Cậu T. hỏi:

- Thằng chó ấy nó vừa hỏi gì hả anh? Mấy thằng này đáng chết, anh để đấy em sẽ cho chúng nó biết thế nào là lễ độ.

Bình thường xe sẽ chạy theo đường vành đai để tới khu nghỉ mát, nhưng lại thấy T. lái xe chạy vào trong thành phố và đỗ trước phòng CSGT thành phố. T. xuống xe, hăm hở đi vào bên trong một lúc rồi trở lại. Vừa lên xe, chưa gì T. đã làu bàu:

- Hôm nay thứ bảy ngày nghỉ, chả có thằng ma chỉ huy nào trực. Có mỗi mấy thằng ôn trực ban. Lúc nãy, khi em đi vào qua cửa có thằng lính gác cổng nó quát hỏi em đi đâu? Em điên tiết bảo nó tao đang đi tìm thằng bố chúng mày đây, rồi đi thẳng vào phòng Trực ban. Em nói cho mấy thằng trực ban chuyện mất bằng lái, em còn bảo cho chúng nó biết em là con ông nào. Mấy thằng rét run luôn mồm dạ vâng, dạ vâng... Rồi chúng nó hứa sẽ báo cáo lãnh đạo phòng ngay lập tức. Thôi muộn rồi, anh em mình đi, nói thế để dọa cho chúng nó sợ chứ. Người thường có cái bằng lái ô tô mất hàng triệu, còn em cái bằng lái xe là cái đinh gì. Anh tin không, em gọi điện bây giờ đến trưa là có cái mới chờ sẵn ở nhà em rồi? 

(Còn tiếp....)

 Hà nôi, ngày 08 tháng 9 năm 2011