THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 November 2011

Bé trai 5 tuổi tử vong sau khi uống nước ngọt


20/11/2011 19:35:39

 - Sau khi uống hết chai nước ngọt, hai mẹ con chị Liễu càng thấy đau bụng dữ dội hơn, hàng xóm đã phát hiện và đưa đi cấp cứu nhưng người con đã tử vong sau đó ít phút.

Sự việc xảy ra vào sáng 20/11, sau khi chị Lê Thị Liễu (40 tuổi) cùng con trai là Đào Lê Thành Đạt (5 tuổi) cùng trú tại thôn Lộc Châu, xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh (Lâm Đồng) uống hết một chai nước ngọt được mua tại quầy tạp hóa gần nhà.

Trước đó, vào tối 19/11, sau khi ăn cơm xong chị Liễu và em Đạt đã bắt đầu thấy đau bụng. Khi uống nước ngọt vào thì cả hai phải nhập viện vì đau bụng ngày một dữ dội.
 
Tuy nhiên, em Đào Lê Thành Đạt đã tử vong sau đó ít phút tại Trung tâm Y tế huyện Di Linh.

Ông Man Văn Hoàng, trưởng công an xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh cho biết hiện chị Lê Thị Liễu vẫn trong tình trạng bất tĩnh, đang được Trung tâm Y tế huyện Di Linh tích cực theo dõi cấp cứu.

Thời điểm xảy ra vụ việc chỉ có hai mẹ con chị Liễu ở nhà, chồng chị Liễu đang đi công tác xa.

Hiện các cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được trước đó chị Lê Thị Liễu và em Đào Lê Thành Đạt đã ăn và uống loại nước ngọt gì.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đang được cơ quan có thẩm quyền điều tra làm rõ.

Khắc Lịch 


Vụ kiện Vinashin và ảnh hưởng khốc liệt


2011-11-19

Quốc hội Việt Nam xem xét các khoản nợ của Vinashin do chính phủ báo cáo, giữa lúc có tin công ty Elliott VIN Hà Lan một trong số các chủ nợ khởi kiện Vinashin cùng 21 công ty con ra Tòa Thương mại Luân Đôn.

AFP PHOTO

Trụ sở Tập đoàn Vinashin tại Hà Nội.

Nếu vụ kiện này diễn ra mà không được dàn xếp thì ảnh hưởng của nó có thể lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế cũng như uy tín của chính phủ Việt Nam.

Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin nợ như chúa chổm với tổng nợ khoảng 86.000 tỷ đồng tính đến cuối năm 2010, theo các báo cáo chính thức. Trong đó Vinashin nợ 750 triệu USD từ nguồn trái phiếu quốc tế do chính phủ phát hành và cho vay, dĩ nhiên chính phủ có trách nhiệm trả nợ khoản này. Ngoài ra Vinashin còn có khoản vay khác 600 triệu USD do Ngân hàng Credit Suisse bảo lãnh phát hành trên thị trường quốc tế, phần còn lại là các món nợ ngân hàng thương mại nước ngoài và các tổ chức tín dụng trong nước. Đối với khoản vay 600 triệu USD Vinashin đã không thể trả nợ theo hợp đồng, đáng lẽ Vinashin đã phải trả lần thứ nhất là 60 triệu USD đáo hạn hồi tháng 12 năm ngoái.

Saigon Tiếp Thị Online ngày 16/11 trích lời ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết Elliott VIN chỉ là chủ nợ của khoảng 9% trong khoản nợ nước ngoài 600 triệu USD của Vinashin, Elliott VIN đã mua lại trên thị trường mua bán nợ thứ cấp chứ không phải chủ nợ đầu tiên.

Vay nợ sẽ khó khăn hơn

vinashin2-250.jpg
Vinashin hạ thủy một chiếc tàu trước đây. Photo courtesy of Vinashin.
Ông Võ Trí Thành nhận định rằng, dù Elliott VIN kiện chỉ 9% khoản nợ tức 54-60 triệu USD nhưng khả năng thắng kiện của họ rất cao và sức lan tỏa của vụ kiện rất lớn, nó sẽ làm cho chỉ số tín nhiệm nợ của Chính phủ Việt Nam giảm xuống, sẽ khó đi vay trên thị trường tín dụng quốc tế hoặc sẽ phải chịu lãi suất rất cao.

Tối 17/11 ông Võ Trí Thành phát biểu với chúng tôi từ Hà Nội:

"Trong hoạt động kinh tế cũng như trong phát triển, vấn đề đôi khi không nằm ở con số là nhỏ hay to mà vấn đề là những ý nghĩa và những cách hành xử sau con số ấy. Tôi nghĩ những thứ ấy nhiều khi nó quan trọng hơn."

Trên Saigon Tiếp Thị Online, ông Võ Trí Thành nói rằng, bản chất vụ việc không chỉ dừng lại ở số tiền thua kiện mà có thể "vì cái nhỏ mất cái lớn hơn" nếu một khi vụ kiện xảy ra, cho nên "dù đây là khoản tiền không có bảo lãnh của Chính phủ, nghĩa là Chính phủ không phải trả thay, nhưng chính phủ phải bằng cách này hay cách khác, ví dụ cho Vinashin vay để trả nợ. Trong trường hợp này, theo ông Thành, Chính phủ phải công khai, minh bạch cho Quốc hội và nhân dân được biết."

Một chuyên gia kinh tế khác, ông Huỳnh Bửu Sơn nguyên thành viên Tổ Tư vấn cho Thủ tướng chính phủ về cải cách hành chánh và đổi mới kinh tế trong thập niên 1990, nhận định:

Tuy nhiên tôi cho rằng khi để xảy ra vụ kiện như vậy thì tất nhiên nó có ảnh hưởng ít nhiều đối với vấn đề vay nợ của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước đối với thị trường tài chính quốc tế.

Ô. Huỳnh Bửu Sơn

"Tôi không rõ nội vụ công ty Hà Lan kiện riêng lẻ tách ra khỏi cộng đồng các chủ nợ như vậy. Chúng ta có thể phải chờ kết quả phân xử của tòa án mới biết được hậu quả như thế nào.

Tuy nhiên tôi cho rằng khi để xảy ra vụ kiện như vậy thì tất nhiên nó có ảnh hưởng ít nhiều đối với vấn đề vay nợ của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước đối với thị trường tài chính quốc tế. Về phần mình Chính phủ sẽ phải thận trọng hơn đối việc cho phép các doanh nghiệp đi vay.

Trong vụ việc này tôi biết không có sự bảo đảm của Chính phủ, dù sao đây cũng là những doanh nghiệp quốc doanh, khi đi vay tất nhiên phải trả nợ và việc để cho chủ nợ kiện như thế thì nó cũng đã ảnh hưởng đến tín nhiệm và có thể ảnh hưởng chỉ số tín nhiệm quốc gia nói chung."

Hồi đầu tháng 10 vừa qua, chính phủ Việt Nam đã đề xuất với cộng đồng các chủ nợ khoản vay 600 triệu USD của Vinashin, để bảo đảm khoản nợ này được duy trì ở hình thức tái cơ cấu. Theo đó, các chủ nợ giảm nợ và nhận ngay bằng tiền mặt 35% mệnh giá nợ, hoặc chấp nhận hoán đổi hợp đồng khoản vay 600 triệu USD đáng lẽ đáo hạn vào cuối năm 2015 thành một hợp đồng vay mới có thời hạn 13 năm được chính phủ Việt Nam bảo lãnh trả đủ nợ gốc nhưng không trả lãi. Việc một mình Elliott VIN khởi kiện Vinashin và 21 công ty con cho thấy việc đàm phán nợ với các chủ nợ khoản vay 600 triệu USD đã không thành công. Trong khi đó không có thông tin về việc xử lý các khoản nợ của Vinashin với các ngân hàng và tổ chức tín dụng trong nước.

Ảnh hưởng uy tín chính phủ

vinashin-250.jpg
Tàu Hoa Sen, một trong những dự án thua lỗ của Vinashin. Photo courtesy of VietNamNet.
Truyền thông trong nước tỏ ra khá dè dặt với vụ Vinashin chính thức bị khởi kiện ở Luân Đôn, nhưng Saigon Tiếp Thị Online là tờ báo đưa nhiều thông tin nhất đối với sự kiện thời sự khá nhạy cảm này. Ngày 11/11 tờ báo trích lời luật sư Nguyễn Trần Bạt, tổng giám đốc Invest Consult một công ty tư vấn đầu tư trụ sở chính ở Hà Nội nhận định rằng, do chính phủ Việt Nam không để Vinashin phá sản, nên hậu quả của vụ án không dừng lại ở Vinashin vì 21 công ty con của Vinashin cùng là bị đơn, nay một số lớn đã được chuyển sang các tập toàn công ty mẹ khác. Những tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước tiếp nhận những công ty con của Vinashin đương nhiên bị liên lụy.

Theo ông Nguyễn Trần Bạt, nếu trước đây chính phủ không phân tán, kiên trì tập trung Tập đoàn Vinashin thì chỉ có một pháp nhân chịu trách nhiệm, thì đối tượng chỉ là Vinashin chứ không phải là công ty con. Bây giờ chủ nợ đưa ra một cái lưới rộng hơn để bắt các con cá đã được sơ tán và các công ty tiếp quản các đơn vị này phải chịu trách nhiệm.

cho nên tôi chỉ muốn gợi ý với nhà quản lý với Nhà nước là cần nhìn việc này một cách sâu sắc hơn, để tránh tất cả những vụng về trong việc xử lý hậu quả.

Ô. Nguyễn Trần Bạt

Ông Nguyễn Trần Bạt nhấn mạnh là, vụ kiện với khả năng tòa phán quyết Vinashin thua kiện thì hậu quả của nó sẽ lan tỏa ra toàn khối doanh nghiệp quốc doanh, lan tỏa đến nền kinh tế và cả chính phủ nữa. Theo đó hậu quả của nó không chỉ về kinh tế mà còn là hậu quả chính trị và không phải là chính trị chung chung mà uy tín của Chính phủ sẽ suy giảm, dẫn tới kéo theo chỉ số về nợ còn giảm nữa.

Trả lời phái viên Mặc Lâm của Đài ACTD chúng tôi, luật sư Nguyễn Trần Bạt nhận định:

"Hậu quả chính trị bao giờ cũng là kết quả của bản lĩnh chính trị của nhà cầm quyền và của xã hội nữa. Bây giờ nhà cầm quyền chưa có bất kỳ một tuyên bố nào liên quan đến kiện cáo của tập đoàn Elliott với Vinashin, cho nên tôi chỉ muốn gợi ý với nhà quản lý với Nhà nước là cần nhìn việc này một cách sâu sắc hơn, để tránh tất cả những vụng về trong việc xử lý hậu quả và buộc phải nhìn nó như một hiện tượng khủng hoảng chứ không phải hiện tượng cụ thể của Vinashin."

Trên Saigon Tiếp Thị Online, Luật sư Nguyễn Trần Bạt nhận định rằng, Chính phủ không có trách nhiệm trả nợ trực tiếp cho Vinashin vì không có thư bảo lãnh. Nhưng chính phủ phải trả một cái nợ là làm giảm giá trị thương hiệu của nhiều tập đoàn kinh tế cùng một lúc khi sự kiện tư pháp này diễn ra khốc liệt.


Theo dòng thời sự:

Thông xe hầm Thủ Thiêm

Sau buổi lễ thông xe hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến đại lộ Đông Tây vào chiều nay (20.11), Sở Giao thông vận tải TP.HCM chính thức cho lưu thông qua hầm Thủ Thiêm và phần đại lộ Đông Tây ở khu vực Q.2, phục vụ người dân từ 6 giờ ngày 21.11.
Sau hơn 6 năm thi công, toàn bộ tuyến đại lộ Đông Tây TP.HCM đã hoàn thành. Tuyến đại lộ có tổng chiều dài 21,89 km qua 8 quận, huyện như một mũi tên trúng 2 đích. Đích thứ nhất rất quan trọng, là rút ngắn thời gian đi lại từ đông sang tây và ngược lại, cũng như từ trung tâm TP ra các cửa ngõ phía đông, phía tây và ngược lại. Đích thứ hai là tạo điều kiện để phát triển TP sang hướng đông, đặc biệt là khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Sau này, khi nối kết với đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương ở phía tây và đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây ở phía đông, đại lộ Đông Tây sẽ là trục giao thông chiến lược, nối kết TP.HCM với 2 vùng kinh tế lớn.

Miệng hầm Thủ Thiêm phía Q.1 - Ảnh: Diệp Đức Minh
Các hướng vào hầm
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông khi lưu thông qua đại lộ Đông Tây, đặc biệt là qua hầm, Sở Giao thông vận tải đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông chấp hành đúng hướng dẫn của hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ hoặc theo hướng dẫn của cảnh sát giao thông, lực lượng điều tiết giao thông. Sở Giao thông vận tải đã lắp các bảng điện tử hướng dẫn ở lối vào hai đầu hầm. Trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc sự cố buộc phải "đóng" hầm, các bảng điện tử được lắp đặt từ xa sẽ thông báo cho người dân biết để tránh lưu thông qua hầm. Các bảng điện tử được lắp đặt ở QL1A, đường Hải Thượng Lãn Ông, ngã ba Ký Con, Liên tỉnh lộ 25B, đường Trần Não và ngã ba đường vào hầm.

Đại lộ Đông Tây dài 21,89 km, có điểm đầu là nút giao Tân Kiên (H.Bình Chánh), điểm cuối là nút giao Cát Lái (Q.2). Toàn tuyến có 10 cầu xây mới, cải tạo 3 cầu hiện hữu, xây 12 cầu bộ hành và 1.490m đường hầm vượt sông Sài Gòn. Đây là đường hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á. Công trình đường hầm do nhà thầu Obayashi Corporation (Nhật Bản) thực hiện, với các hạng mục thi công chính gồm: hầm dẫn phía tây, hầm vượt sông Sài Gòn (4 đốt hầm dìm bê tông cốt thép), hầm dẫn phía đông.
Ở phía tây TP, tuyến đường chính để vào hầm là đường Võ Văn Kiệt (từ QL1 đến đường Hàm Nghi, Q.1). Tuyến đường Võ Văn Kiệt có chiều dài hơn 14 km. Đoạn từ giao lộ Ký Con đến đường Tôn Đức Thắng, Q.1 có chiều dài 1.247,64m, đoạn này có mặt cắt thay đổi từ 4 làn xe đến 10 làn xe, trong đó có 6 làn xe lên xuống hầm và 4 làn xe lưu thông phía trên hầm để kết nối với đường Tôn Đức Thắng.
Ở phía đông TP, lưu thông ra - vào hầm theo tuyến đại lộ Đông Tây (từ hầm đến xa lộ Hà Nội), Q.2. Tuyến này có chiều dài là 6.980m, bề rộng là 100m, gồm 2 đoạn: Đoạn từ hầm đến đường Liên tỉnh lộ 25B sẽ được chính thức đưa vào khai thác cùng lúc với hầm vào ngày 21.11. Riêng đoạn từ đường Liên tỉnh lộ 25B đến xa lộ Hà Nội đã được khai thác từ tháng 8.2010 cho đến nay.

Lưu thông trong đường hầm
Đường hầm Thủ Thiêm có chiều dài 1.490m, bề rộng 33m, bao gồm 6 làn xe, trong đó mỗi chiều lưu thông có 3 làn xe (2 làn xe ô tô và 1 làn xe 2 bánh).  Ô tô con và ô tô khách được lưu thông 24/24 giờ; xe mô tô và xe gắn máy chỉ được lưu thông từ 6 - 21 giờ mỗi ngày. Các loại  ô tô vận tải lưu thông theo đúng thời gian quy định về hạn chế và cấp phép cho ô tô vận tải lưu thông trong khu vực nội đô TP.HCM. Theo đó, ô tô vận tải có tải trọng dưới 2,5 tấn hoặc có tổng trọng tải dưới 5 tấn (xe tải nhẹ) được phép lưu thông qua hầm từ 8 - 16 giờ và từ 20 - 6 giờ sáng hôm sau (không được lưu thông qua hầm từ 6 - 8 giờ và từ 16 - 20 giờ). Ô tô tải có tải trọng từ 2,5 tấn trở lên hoặc có tổng trọng tải từ 5 tấn trở lên (xe tải nặng) được phép lưu thông qua hầm từ 0 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau (không được lưu thông từ 6 - 24 giờ).

Bản đồ đại lộ Đông Tây và hầm Thủ Thiêm - Ảnh: Tư liệu

Theo quy định, người  đi bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, xe 3, 4 bánh tự chế, xe cơ giới không có bộ phận giảm thanh hoặc có nhưng không đúng quy chuẩn kỹ thuật, xe bánh xích, xe vận chuyển súc vật sống không đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, xe vận chuyển hàng độc hại, chất dễ cháy, chất nổ, hàng nguy hiểm sẽ không được phép lưu thông qua hầm. Các đối tượng hạn chế lưu thông (chỉ được phép qua hầm khi được cơ quan thẩm quyền cho phép), gồm ô tô có tổng tải trọng từ 30 tấn trở lên và các loại xe kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc, xe ô tô kể cả hàng hóa có chiều cao hơn 4,2m hoặc có chiều ngang hơn 2,5m.

Đối với  ô tô, tốc độ tối đa khi lưu thông trong hầm là 60 km/giờ, tối thiểu là 30 km/giờ, khoảng cách tối thiểu giữa các xe trên cùng làn là 30m. Đối với mô tô, xe gắn máy, tốc độ tối đa là 40 km/giờ (không có quy định tốc độ tối thiểu và khoảng cách tối thiểu). Trong hầm, làn đường dành cho xe gắn máy có dải phân cách tách biệt hoàn toàn với làn ô tô. Để giám sát chung việc lưu thông, trong hầm có hệ thống camera ghi nhận hình ảnh xe vi phạm tốc độ để truyền về trung tâm khai thác hầm Thủ Thiêm. Sau khi xe ra khỏi hầm, lực lượng chức năng sẽ xử lý vi phạm.
Các hành vi bị cấm khi lưu thông trong hầm gồm: bấm còi, bật đèn ưu tiên (trừ những xe ưu tiên theo quy định, bật đèn ở chế độ chiếu xa và các loại đèn có ánh sáng mạnh khác, dừng, đỗ xe, vượt). Trách nhiệm của người lái xe khi lưu thông trong hầm là phải bật đèn ở chế độ chiếu gần - đèn cốt, đồng thời mở radio sóng AM các tần số: 655 KHz hoặc 610 KHz hoặc 588 KHz.
Sở Giao thông vận tải khuyến cáo người lưu thông qua hầm Thủ Thiêm bằng xe gắn máy nên sử dụng loại nón bảo hiểm chụp kín tai để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn; hạn chế chở trẻ em qua hầm bằng xe gắn máy; nếu cho trẻ em lưu thông qua hầm cần có dụng cụ bịt tai để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn.

Tuổi thọ 100 năm
Chiều 19.11, Văn phòng Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Việt Nam đã họp báo về dự án Đại lộ Đông Tây TP.HCM. Chủ trì buổi họp báo là ông Motonori Tsuno, Trưởng đại diện của JICA tại Việt Nam - cùng với sự tham dự của Công ty tư vấn Oriental, Công ty Obayashi và Công ty Kawasaki - GTECH.
Đại diện Oriental cho biết hầm Thủ Thiêm không lo bị ngập do biến đổi khí hậu, bởi vị trí cao nhất vào hầm có cao trình là + 1,85m so với mực nước biển, trong khi đợt triều cường cao nhất vừa qua trên sông Sài Gòn có đỉnh triều là 1,57m. Hiện tượng thấm nước bên trong đường hầm trong quá trình thi công cũng đã xử lý hết hẳn. Về giải pháp hạn chế tiếng ồn, đại diện đơn vị tư vấn cho biết tiếng ồn xuất phát từ hệ thống quạt thông gió (một chiều có 6 quạt) với độ ồn 95 dB là khá lớn. Tiếng ồn từ xe chạy trong đường hầm sẽ còn lớn hơn. Để hạn chế tiếng ồn, giải pháp được áp dụng là lắp những tấm ván trên tường đường hầm.
Việc bảo hành công trình có thời hạn 1 năm. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu của TP.HCM, nhà thầu có thể kéo dài thời gian bảo hành. Ông Tsuno Motonori cho biết: "JICA sẽ tiếp tục theo dõi công tác vận hành công trình này. Nếu có chuyện gì xảy ra, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ vốn, kỹ thuật. Yêu cầu tuổi thọ 100 năm cho công trình này từ phía TP.HCM hoàn toàn được đáp ứng".
Mai Vọng

'Lỗ hơn 10.000 tỷ sẽ tính vào đợt điều chỉnh giá điện tới'


Không cho biết chính xác thời gian và mức tăng giá điện song Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho hay, khoản lỗ hơn 10.000 tỷ đồng của EVN năm 2010 sẽ được hạch toán vào giá điện.
'Năm 2012, có thể chỉ cắt điện riêng Hà Nội'
'Không tăng giá điện để bù lỗ đầu tư ngoài ngành' 
Nhiều doanh nghiệp tranh mua EVN Telecom

Mới đây, dư luận xôn xao về việc Bộ Công Thương "bật đèn xanh" cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng giá điện vượt mức cho phép của Thủ tướng, Thứ trưởng giải thích thế nào về điều này?

- Năm 2010, phương án được Chính phủ phê duyệt là tăng giá điện so với năm 2009 là 6,8%. Tuy nhiên, giá điện thực tế thực hiện năm 2010 tăng đến 9%. Ở đây là do cách tính. Giá điện được điều chỉnh từ 1/3 hàng năm. Khi xây dựng phương án điều chỉnh giá điện cho năm 2010 thì được tính theo chu kỳ từ 1/3/2009 đến 1/3/2010.

Phương án giá điện được duyệt năm 2010 là 1.058 đồng mỗi kWh, nếu chia cho giá bình quân từ 1/3/2009 đến 1/3/2010 thì giá thực hiện của năm 2010 cũng tăng 6,8%. Còn nếu chia cho giá bình quân từ 1/1/2009 đến 31/12/2009 thì giá được phê duyệt tăng lên 9%. Tôi khẳng định, ở đây không có gì là khuất tất, cũng không có chuyện bật đèn xanh.

Các nhà máy điện tư nhân càng sản xuất điện càng lỗ vậy mỗi lần Bộ chấp thuận cho tăng giá bán lẻ thì quyền lợi của các doanh nghiệp này được xem xét như thế nào, thưa ông?

Ở đây có một thực tế là, không chỉ các nhà máy điện vừa và nhỏ, thậm chí cả những đơn vị trung bình và vừa thì vẫn đang phải chịu lỗ khi sản xuất phát điện cho lưới điện quốc gia. Lỗ ở đây không phải chỉ với các nhà máy điện của các nhà đầu tư nhân, mà ngay cả EVN, Tập đoàn của Nhà nước, cũng lỗ hơn 10.000 tỷ đồng. Nếu nói cả Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam hay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nếu chỉ tính thực hiện kinh doanh điện thì thời gian vừa qua cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân suy cho cùng là giá bán điện đầu ra còn quá thấp.

Ảnh: Hoàng Lan
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng. Ảnh: Hoàng Lan.

Ngay trong năm 2010 thì giá thành sản xuất kinh doanh điện là 1.080,4 đồng mỗi kWh, trong khi đó giá bán bình quân cho người tiêu thụ cuối cùng mới chỉ 1.061 đồng. Như vậy, nếu tính gộp lại, hầu hết doanh nghiệp trong ngành điện đều bị lỗ, càng phát điện nhiều bao nhiêu càng lỗ bấy nhiêu.

Để khắc phục, Chính phủ đã cho phép được điều chỉnh giá điện theo các thông số đầu vào cơ bản, trong đó có tính đến biến động chi phí nhiên liệu, thay đổi cơ cấu phát điện, tỷ giá. Khi thực hiện đầy đủ Quyết định 24 thì giá bán điện cho người tiêu thụ cuối cùng sẽ được điều chỉnh đồng thời giá mua điện của các nhà máy điện cũng sẽ được điều chỉnh tương ứng. Mục tiêu lâu dài trong điều chỉnh giá điện là để các nhà máy sản xuất điện có được một mức lãi phù hợp. Từ đó kêu gọi được các nhà đầu tư vào các dự án điện.

Chưa tính đến các công ty cổ phần điện do Tập đoàn Điện lực góp vốn, sản xuất kinh doanh điện của EVN lỗ hơn 10.000 tỷ đồng. Vậy khoản lỗ này sẽ được hạch toán vào đâu thưa ông?

- Lỗ sản xuất kinh doanh điện năm 2010 là hơn 10.000 tỷ và số nợ không trả được cho ngành dầu khí, than là trên 11.000 tỷ đồng. Bộ Tài Chính cũng đã có chỉ đạo hạch toán lỗ vào giá điện chứ không còn có thể hạch toán vào đâu được. Bởi nguyên tắc, EVN chỉ thực hiện sản xuất kinh doanh điện. Vì vậy, khoản lỗ do giá bán thấp hơn giá thành của Tập đoàn này đương nhiên sẽ được hạch toán vào giá điện trong những đợt điều chỉnh thời gian tới.

Việc công bố giá thành sản xuất kinh doanh của EVN là công việc bắt buộc phải làm theo quy định mới, đáng ra phải làm sớm hơn. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá điện trong thời gian tới và điều chỉnh lúc nào, liều lượng ra sao hiện chúng tôi chưa thể thông báo.

Khi khoản lỗ của EVN được phân bổ vào giá điện và đồng nghĩa với việc giá điện sẽ tăng lên, vậy quyền lợi của người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng thế nào thưa Thứ trưởng?

- Theo tính toán, mỗi kWh bán ra thì ngành điện bị lỗ 100 đồng. Hiện chúng ta có 7 bậc thang về giá điện. Điểm hòa vốn của EVN là 130 kWh, do đó hộ nào dùng trên 130kWh mỗi tháng thì ngành điện không phải bù lỗ nữa.

Xã hội của chúng ta còn rất nhiều người khó khăn, theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh xã hội cả nước có trên 3 triệu hộ nghèo. Những hộ này, ngoài sự hỗ trợ trực tiếp của cả nước là 30.000 đồng mỗi tháng, thì chúng ta cũng xây dựng biểu giá điện bao cấp họ.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc EVN bị lỗ nặng là hàng loạt dự án điện bị chậm tiến độ. Với tư cách là cơ quan đầu ngành, Bộ Công Thương giải quyết vấn đề này thế nào?

- Rõ ràng, các dự án nhiêt điện than mà kịp thời thì sẽ giảm được việc chạy dầu, giá thành điện sẽ thấp đi. Thực tế, nhiều dự án điện bị chậm tiến độ và ai cũng nhìn thấy cả. Các ban quản lý dự án của EVN, Bộ Công Thương và Chính phủ cũng nhìn nhận đây là một điểm yếu, không chỉ là ở ngành điện mà ở công tác đầu tư xây dựng cơ bản của cả nước. Nguyên nhân do năng lực nhà thầu, năng lực chủ đầu tư, ban quản lý dự án… Chừng nào dự án còn chậm thì chừng đó giá thành điện còn bị ảnh hưởng.

Việc chậm hợp đồng có thưởng- phạt rõ ràng nhưng nếu phạt thì cũng không bù đắp được hết các thiệt hại do chậm tiến độ gây ra. Việc quan trọng nhất là chủ đầu tư phối hợp với nhà thầu để khắc phục. Trong thời gian tới, chúng tôi cho rằng công tác quản lý dự án điện sẽ tốt hơn.

Quá trình chuyển Công ty Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) sang Viettel đã đến đâu thưa Thứ trưởng?

Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo Viettel và EVN Telecom tiến hành rà soát để báo cáo Thủ tướng, sẽ có quyết định chính thức trong thời gian tới. Liên quan đến việc tách 1 sóng mạng từ EVN Telecom thì hiện nay chưa triển khai thực hiện. Bởi đó cũng chỉ là một đề nghị của EVN Telecom trước đây. Khi chuyển giao EVN Telecom sang cho Viettel thì tất cả những vấn đề này sẽ được giải quyết trong thời gian tới.

Ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc EVN cho hay, tài sản EVN hình thành chỉ có 30% vốn chủ sở hữu, còn 70% là vốn vay chủ yếu từ nước ngoài của các tổ chức tín dụng. EVN vay bằng USD của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), đồng Yên của Nhật Bản, EUR của các tổ chức tín dụng Bắc Âu. Do vậy khi gặp biến động tài chính trên thị trường thế giới thì EVN dễ bị tổn thương.

EVN ngoài khoản lỗ trên 10.000 tỷ đồng, do kinh doanh các mặt hàng khác đã giảm lỗ xuống khoảng 8.000 tỷ đồng, thì còn lỗ thêm khoảng 15.000 tỷ do chênh lệch tỷ giá. Nếu theo tính toán, toàn bộ số lỗ này đều phải hạch toán hết vào giá thành. Nế như EVN chưa được điều chỉnh giá điện thì ngành điện không có tiền trả nợ cho các tâp đoàn. "Có người xui tôi, hay ông bán tòa nhà đi, thế thì tôi bán năm nay, năm sau tôi lấy gì mà bán nữa? Nó cũng là tài sản của Nhà nước. Phải trả giá điện lại đúng với giá thực của nó, đúng với giá thị trường thì đó mới là cái nhìn với tương lai", ông Thanh nói.

Hoàng Lan

Hàng nghìn người xem cảnh 'giành đất bằng quan tài'


Ngày 19/11, hàng nghìn người dân kéo đến bãi xe cơ giới của anh Lý Minh Hiếu ở xã Tân Phong, huyện Giá Rai (Bạc Liêu) để xem một nhóm người mang quan tài đến đòi đào huyệt chôn tại đây.

Hàng chục công an được tung xuống hiện trường nên khi hai bên định "giáp lá cà", Công an huyện Giá Rai đã ngăn chặn kịp thời.

Hàng ngàn người hiếu kỳ ùn ùn đi xem các con ông Thơm nghiêng quan tài đi chôn để giành đất. Ảnh: Thiên Phước
Hàng ngàn người đi xem các con ông Thơm nghiêng quan tài đi chôn để giành đất. Ảnh: Thiên Phước.

Khoảng 8 năm trước, anh Hiếu mua lại thửa đất của ông Nguyễn Văn Thơm (87 tuổi) ngụ cùng địa phương để làm đường ra vào bãi cơ giới có chiều ngang 10 m. Thời điểm này, trên đất có mồ mả hai người vợ của ông Thơm nên sau khi bán đất, mộ người vợ trước được di dời.

Sáng 19/11, vì muốn lấy lại đất, con ông Thơm đã khiêng quan tài cha vào đất của anh Hiếu để đào huyệt giữa đường xe ra vào bãi.

Dù phía anh Hiếu đã đồng ý phương án cho con cái ông Thơm chôn cất cha song song với mộ mẹ (vợ sau của ông Thơm) nhưng nhóm người này vẫn không đồng ý. Bị chính quyền địa phương ngăn cản việc chôn cất trên đất anh Hiếu đã được cấp chủ quyền, các con ông Thơm bỏ quan tài ở lại đón xe về.

Thiên Phước

Sơn cờ VNCH trên nóc nhà ở Quận Cam

image

image

image

image

image

image
image



image
Subject: Re: missionaccomplished...Re: [PhoNang] Sơn nóc nhà
 
2011/10/23 Tuan Le
 





























Lao động Việt ở Thái cũng bị ảnh hưởng vì lụt


2011-11-19

Đợt lụt kéo dài từ tháng bảy đến nay tác động đến hơn 20 tỉnh tại Thái Lan cũng như thủ đô Bangkok.

Photo: RFA

Các đường phố dẫn vào trung tâm Bangkok đã bắt đầu ngập nước

Lâu nay có một số người Việt sang thủ đô Xứ Chùa Vàng để kiếm sống, và tình hình lụt tại đó ảnh hưởng đến cuộc mưu sinh của họ ra sao?

Không có con số chính thức nào về lượng người Việt sang Thái Lan làm việc trong các ngành như may mặc, giúp việc nhà, bồi bàn ở các nhà hàng, quán ăn... Lý do đa phần họ là những người lao động tự do không có giấy phép. Họ sang Thái qua đường du lịch rồi ở lại.

Tuy nhiên khi nước lụt tiến vào Bangkok khiến nhiều người dân địa phương chịu tác động, một số phải sơ tán đi nơi khác tránh lụt. Một số cơ sở công nghiệp sản xuất đóng cửa. Lượng người đi ăn ngoài giảm bớt khiến nhiều nhà hàng đóng cửa...

Những lao động Việt sang Bangkok cũng bị tác động.

Về VN, tự lo liệu

Một người Việt còn cố gắng bám trụ lại ở thủ đô Xứ Thái cho biết đa phần đồng hương của anh đã trở về Việt Nam vì không còn công ăn việc làm:

"Những người Việt làm ở đây có đến 80% người Việt về lại Việt Nam rồi."

Linh mục Nguyễn Văn Đức, một người có liên lạc sâu sát với số lao động Việt sang Bangkok làm việc cũng thừa nhận:

Có một số lên Udon để tránh, ở lại; nhưng sau khi không có việc, các bạn về quê hết.

LM Nguyễn Văn Đức

"Có một số lên Udon để tránh, ở lại; nhưng sau khi không có việc, các bạn về quê hết. Có ước lượng nói từ 70-80% người Việt về quê hết rồi."

Bản thân người thanh niên Việt Nam đang còn ở lại Bangkok mô tả tình cảnh của bản thân và một số phân tích về tình hình như sau:

"Có thể nói đây là cuộc khủng hoảng, từ khủng hoảng vật chất đến khủng hoảng tinh thần. Công việc như một giây xích, một số mắc xích bị đứt gây ảnh hưởng cho toàn bộ. Đó là các công xưởng quanh Bangkok bị ngập không sản xuất được nên mọi thứ đều thiếu.

Nước, thực phẩm thiếu đủ thứ. Bây giờ phải cố gắng xoay sở để qua ngày đoạn tháng để vượt qua cuộc khủng hoảng."

Cũng như mọi nơi khác, khi xảy ra thiên tai, chính quyền và các cơ quan thiện nguyện đều có cứu trợ khẩn cấp cho dân chúng địa phương, những đối tượng bị tác động. Tuy nhiên những lao động Việt ở Thái Lan không thể tiếp cận những nguồn cứu trợ như thế, theo như phát biểu của người thanh niên Việt còn ở lại Trung Quốc như sau:

nguoiviet_thailan-250.jpg
Một thanh niên Việt phụ bán quán ăn ở Thái. Photo courtesy of sgtt.com.vn.
"Cứu trợ cho dân họ nhưng chưa thấm vào đâu.Mình không có tiếng nói thì làm sao được giúp, chỉ có cách về Việt Nam thôi."

Linh mục Nguyễn Văn Đức cũng cho biết về điều này.

"Đối với người lao động Việt không có chương trình gì giúp cho họ hết. Giáo hội chưa có chương trình gì cho họ. Mà họ cũng không có giấy tờ nên cũng không thể nhận được giúp đỡ. Họ phải lo liệu thôi."

Thống kê cho thấy đợt lụt gây ngập tại hơn 20 tỉnh thành ở Thái Lan kể từ tháng bảy đến nay khiến cho ít nhất 562 người thiệt mạng. Phương kế sinh nhai của nhiều tầng lớp người dân bị ảnh hưởng khá lớn.

Những lưu dân nước ngoài đến Thái Lan mưu sinh là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất. Mất công ăn việc làm họ lại lũ lượt kéo nhau về quê nơi mà chính sự nghèo khó buộc họ phải tha phương trước đây. Trong số này có khá nhiều người Việt, nhất là những người từ khu vực các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa ... như người bạn vừa trình bày với quí vị.

Theo dòng thời sự:


Lũ lụt ở Thái Lan có là cơ hội cho Việt Nam?


2011-11-19

Đợt lũ lụt lịch sử trong vòng hơn 60 năm qua đang gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế cho đất nước Thái Lan.

AFP Photo/Pornchai Kittiwongsakul

Người dân Thái Lan đi bộ qua nước lũ tràn ngập đường phố ở tỉnh Pathum Thani, ngoại ô Bangkok, ngày 13 Tháng 10 2011.

Một trong những bất lợi cho Xứ Chùa Vàng qua đợt lụt lịch sử này là các nhà đầu tư nước ngoài đang xem xét chuyển bớt sang các nơi khác trong khu vực, như Việt Nam…

Cơ hội thu hút vốn đầu tư

Mặc dù chưa thể thống kê chính xác mức độ thiệt hại là bao nhiêu, tuy nhiên, người ta ước tính những tổn thất từ trận lũ lụt tồi tệ tại Thái Lan có thể sẽ dao động từ 20 đến 30 tỷ đô la. Thảm họa này có thể được so sánh với những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 cũng tại chính đất nước này. Dự báo tăng trưởng GDP của nước này đã phải giảm xuống mức 2,6% từ mức dự báo ban đầu 4,1%. Theo thống kê, kể từ tháng 7 cho tới nay, đã có hơn 500 người thiệt mạng trong các trận lũ lụt và có hơn 1,000 nhà máy phải đóng cửa, trong đó phần nhiều là các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo hãng tin Bloomberg, các công ty Nhật Bản nằm trong số những nhà đầu tư lớn nhất tại Thái Lan gặp rủi ro rất cao vì họ tập trung đầu tư tại đây quá nhiều từ các nhà máy sản xuất xe hơi lớn như: Honda, Toyota, Nissan cho tới các linh kiện điện tử như ổ cứng máy tính Western Digital, hay các đồ điện lạnh: Hitachi, Toshiba.

Indonesia có số dân lớn hơn và nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng lớn hơn, còn Việt Nam lại có số dân đang tăng trưởng.

Ô. Tohru Nishihama

Các trận lũ lụt ở Thái Lan gây ảnh hưởng đến chuỗi cung cấp linh kiện và phụ tùng của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản có cơ sở sản xuất tại đây. Sự thiếu hụt các thiết bị, linh kiện này đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất ô tô trên toàn thế giới, chẳng hạn, do không có nguồn cung cấp linh kiện từ Thái Lan mà hãng Honda của Nhật Bản đã thông báo giảm sản lượng xuống còn 50% tại các thị trường Mỹ và Canada, còn Toyota cũng vậy, phải cắt giảm sản lượng ô tô ở nhiều thị trường khắp thế giới, trong đó Việt Nam cũng bị tác động.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng trưởng phòng Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam cho biết hậu quả từ trận lũ lụt có thể ảnh hưởng khoảng 30% nguồn cung các linh kiện ô tô của Nhật Bản tại Việt Nam chỉ tính riêng trong tháng 11 và mức tác động này có thể lớn hơn và kéo dài đến tận đầu năm sau, ông cho biết:

mitsubishi-pajero-200.jpg
Xe Nhật triển lãm tại Hà Nội năm 2002. AFP photo.
"Các hãng của Nhật bị hết, ảnh hưởng đến các nhà cung cấp phụ tùng; cung cấp linh kiện bị ảnh hưởng. Chỉ cần một linh kiện không có là cả cái xe không thể sản xuất được. Thường thì hãng của Nhật bị thôi còn các hãng khác ít bị vì Nhật đặt nhà máy nhiều ở Thái Lan mà. Tháng 10 của họ bị nặng nhất, sang đến mình là tháng 11. Tháng 11 bị cắt 30% còn tháng 12 như thế nào người ta chưa báo nhưng có thể bị cắt tiếp.

Cũng chưa biết bao giờ khôi phục được, chắc cũng phải đầu năm sau, họ bị ngập cũng đã khôi phục được sản xuất đâu. Đợt này thị trường cũng không tốt lắm, nên cũng chỉ khoảng 30-40% sản lượng thôi vì cũng còn số tồn kho từ trước, cho nên sang đến tháng 1 mới ảnh hưởng nhiều."

Với những trận lũ lụt tồi tệ nhất từ 70 năm qua đang xảy ra tại Thái Lan, các nhà kinh tế Nhật Bản cho rằng giới điều hành công ty nước này đã nhận ra những rủi ro từ việc tập trung đầu tư theo kiểu "bỏ tất cả trứng vào một giỏ" vì thế họ đang xem xét các biện pháp đa dạng hóa đầu tư trong tương lai tại Thái Lan, cũng như có phương hướng đầu tư sang các nước láng giềng khác, cụ thể là Indonesia và Việt Nam – những thị trường đang trỗi dậy tại khu vực.

Theo phát biểu của ông Tohru Nishihama, kinh tế gia tại Viện Nghiên cứu Cuộc sống Dai-ichi có trụ sở ở Tokyo cho thấy Indonesia và Việt Nam là hai quốc gia thu hút được nhều vốn đầu tư nước ngoài hơn Thái Lan trong năm 2010, dường như đang trở thành điểm đến hấp dẫn vốn đầu tư của Nhật Bản hơn, ông Tohru nhận xét: 

"Indonesia có số dân lớn hơn và nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng lớn hơn, còn Việt Nam lại có số dân đang tăng trưởng."

Thực lực Việt Nam

Câu hỏi được đặt ra là liệu thiên tai ở nước bạn có thể mang lại cơ hội cho Việt Nam để thu hút vốn đầu tư nước ngoài hay không? Câu trả lời là rất có thể, tuy nhiên nếu chỉ dựa trên một yếu tố là thiên tai để nhà đầu tư quyết định thay đổi toàn bộ chiến lược đầu tư của mình là điều không thể. Dẫu vậy, yếu tố này hẳn cũng sẽ được cân nhắc trong chiến lược lâu dài của các tập đoàn nước ngoài khi chọn lựa điểm đến đầu tư. Nhận xét về vấn đề này, một giáo viên không nêu tên tại một trường đại học Kinh tế ở Hà Nội phân tích:

Bởi vì nguyên vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư cho con người là cả một quá trình lâu dài chứ không phải chỉ vì một cơn lũ lụt mà khiến các nhà đầu tư chuyển hướng ngay.

Giáo viên ĐHKT Hà Nội

"Theo quan điểm của tôi thì vấn đề đầu tư của các công ty nước ngoài đối với Thái Lan trong hoàn cảnh hiện nay là trước mắt sẽ có những khó khăn, nhưng về lâu dài thì các nhà đầu tư không thể quyết định ngay, chuyển hướng đầu tư sang các nước khác, Việt Nam chẳng hạn.

Bởi vì nguyên vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư cho con người là cả một quá trình lâu dài chứ không phải chỉ vì một cơn lũ lụt mà khiến các nhà đầu tư chuyển hướng ngay. Theo quan điểm của tôi thì còn nhiều yếu tố khác."

Tuy nhiên, vị này cũng cho biết do ngành công nghiệp sản xuất các mặt hàng phụ trợ tại Việt Nam còn yếu kém, nên các doanh nghiệp nước ngoài sẽ rất khó kiếm được nhà cung cấp các linh kiện tại chỗ, vì thế nếu có đầu tư vào Việt Nam thì họ lại vẫn phải tính đến nhập linh kiện bổ trợ từ các nước khác. Còn về công nghiệp điện tử, thì Việt Nam mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp đơn giản với lợi thế nhân công rẻ mà thôi. Do đó, theo vị này, khi lựa chọn điểm đầu tư, nếu không đầu tư vào Thái Lan thì họ cũng sẽ tập trung vào các nước khác chẳng hạn Phillipines, Indonesia hoặc Malaysia trước khi nghĩ đến Việt Nam.

Lợi thế lúa gạo

000_Hkg1186300-250.jpg
Gạo VN xuất khẩu sang Philippines. AFP PHOTO.
Một câu hỏi khác mà cũng nhiều người quan tâm là mặt hàng lúa gạo sẽ ra sao vì Việt Nam và Thái Lan là 2 đối thủ trên thị trường xuất khẩu gạo thế giới.

Theo báo chí Thái Lan tổng kết, sau gần 4 tháng lụt lội, đến thời điểm hiện nay, ¼ vụ lúa năm nay của quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đã bị hủy hoại hoàn toàn. Theo thống kê tạm thời đưa ra hồi đầu tháng, những trận lũ lụt đã khiến đất nước này tổn thất khoảng 6 triệu tấn lúa, tương đương 3,6 triệu tấn gạo. Ông Trương Thanh Phong, chủ tịch Hiệp Hội Lương thực Việt Nam, trong một cuộc hội nghị về xuất khẩu gạo hôm 4/11 có đưa ra nhận định không loại trừ khả năng Thái Lan sẽ đứng ngoài thị trường một thời gian dài vì cần khôi phục hạ tầng cơ sở sau trận lũ lụt tai hại vừa qua.

Lật lại câu hỏi về lợi thế cho lúa gạo Việt Nam, một lần nữa vị giáo viên này cho biết: 

"Hiện nay lũ lụt ở Thái Lan thì tình hình nông nghiệp ở Việt Nam cũng có những cơ hội lợi thế trên thị trường xuất khẩu, vì giá gạo của Việt Nam sẽ được cải thiện và được thị trường nhiều nước chấp nhận và có lợi thế cạnh tranh hơn so với giá lúa gạo của Thái Lan trong hoàn cảnh Thái Lan đang bị lũ lụt như thế này."

Hiện nay lũ lụt ở Thái Lan thì tình hình nông nghiệp ở Việt Nam cũng có những cơ hội lợi thế trên thị trường xuất khẩu.

Giáo viên ĐHKT Hà Nội

Trong cuộc Hội thảo định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam diễn ra tại Sóc Trăng hôm 9/11, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn khi sản lượng gạo trắng xuất khẩu của Thái Lan bị giảm đến hơn 3 triệu tấn do lũ lụt. Tại cuộc họp này, GSTS Bùi Chí Bửu, phó Giám đốc Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam trình bày rằng trước sự cố lũ lụt ở Thái Lan, thế giới đang bị hụt một lượng lúa gạo trắng chất lượng cao, phục vụ người tiêu dùng có thu nhập cao, vì thế đây là cơ hội rất tốt cho Việt Nam.

Tuy vậy, cũng tại cuộc hội nghị này, các chuyên gia cũng nhận xét thị trường gạo chất lượng cao luôn kéo theo một đặc điểm là khó tính, vì thế Việt Nam phải có chiến lược rõ ràng về giá cả, chất lượng sản phẩm, phải xác định mục tiêu là ngoài dành lấy cơ hội còn phải chinh phục mở rộng thị trường cấp cao về lâu về dài.

Ngoài ra, theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành nông nghiệp thì hiện tại rào cản lớn cho Việt Nam lại đến từ xuất khẩu gạo của Ấn Độ và Pakistan, khi hai nước này sẵn sàng tung lượng gạo tồn kho bán ra thị trường thế giới với giá rẻ hơn giá của Việt Nam khoảng 100 đô la/tấn, chẳng hạn loại gạo 5% tấm của Việt Nam có giá $570 đô la/tấn thì giá của họ chỉ rơi vào khoảng $470/ tấn.

Có thể thấy thiên tai lũ lụt ở Thái Lan làm tổn thất rất lớn về sinh mạng và tài sản cho nước bạn, nhưng đây lại đang mang đến một cơ hội mới cho Việt Nam về cả tiềm năng đầu tư sản xuất lẫn xuất khẩu lúa gạo. Câu hỏi quan trọng nhất cuối cùng là liệu thực lực Việt Nam ra sao để có thể bắt kịp những cơ hội mới, có lẽ đây mới là vấn đề chủ quan trọng yếu mà Việt Nam cần phải có trước khi nghĩ tới những yếu tố khách quan bên ngoài.


Theo dòng thời sự: