THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 November 2011

những người bị bắt giữ chiều nay tại khu vực nhà thờ Đức Bà - 27/11/2011

Mẹ Nấm
Đến tận bây giờ thì những người bị bắt giữ chiều nay tại khu vực nhà thờ Đức Bà (Sài Gòn) chiều nay vẫn chưa được thả.
An Đổ Nguyễn - Yeu NuocViet - Vô Thường - Gió Lang Thang - Vinh Lê - Lee Nguyen - Linh Phan và chị Bùi Hằng.
Họ có tội gì nhỉ? Bày tỏ thái độ hiệp thông với những người bị bắt giữ trái phép sáng nay tại Hà Nội là sai sao???
Em Trinh Kim Kim viết : "Có một định mệnh biến chúng ta thành anh em: Không ai đi đường một mình, tất cả những gì ta gửi vào cuộc đời của người khác sẽ quay trở về cuộc đời của ta. Ngày hôm nay Sài Gòn vì Hà Nội , ngày mai Hà Nội sẽ vì Sài Gòn . Nếu thấy bạn mình bị oan ức , ai có thể đứng nhìn ?Ko thể bỏ rơi những người anh em đã đứng bên ta. Mãi mãi chúng ta không cô đơn"
Liệu sẽ có một cuộc biểu tình đòi người không bạn bè mình??

Những cái bẫy ở cửa ngõ thủ đô


27/11/2011 20:28:04

 - Gần đây, trên đường Phạm Văn Đồng đoạn từ ngã tư Xuân Đỉnh đến công viên Hòa Bình thuộc xã Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm, Hà Nội)- có khá nhiều hố ga mất nắp, bao quanh là những đống đất như cái bẫy ở giữa lòng đường.

Tình trạng này không chỉ gây khó khăn cho người tham gia giao thông mà còn gây nguy hiểm cho mọi người nhất là vào giờ cao điểm, đặc biệt là vào buổi tối. Những miệng hố không nắp này đang gây bức xúc cho người đi đường cũng như người dân khu vực.

Anh Minh Tuấn, một người dân ở cạnh ngã tư Xuân Đỉnh- Phạm Văn Đồng cho biết: "Gần một tháng qua, chúng tôi không hiểu đơn vị thi công nào đến lật nắp hố ga lên, rồi đào đất bao quanh miệng hố như "ngôi mộ" giữa lòng đường. Tai nạn từ những đống đất, miệng hố ga là nhiều vô kể, đặc biệt là vào buổi tối và sáng sớm.

Mới sáng nay (27/11), một người dân quê ở Vĩnh Phúc chở  rau ra chợ đầu mối bán, đi đến đây luống cuống tránh hố ga đã ngã lăn ra đường, bị thương khá nặng, rau quả nát bét, xe máy hư hỏng. Chúng tôi phải đưa anh này đi bệnh viện và gọi người thân họ đến đưa xe hỏng về".

Còn cạnh công viên Hòa Bình, anh Mai Lân, người làm nghề xe ôm bên đường này bức xúc nói: "Hố ga, mất nắp ở giữa lòng đường này là khá lâu rồi. Tôi chứng kiến khá nhiều người tránh hố ga ngã xuống đường, rơi xuống hố ga. Nhưng tôi chẳng biết làm thế nào, đành mang một vài cái cây ra đây cắm tạm làm tín hiệu cho mọi người tránh".

Qua quan sát của PV, từ ngã tư Xuân Đỉnh- Phạm Văn Đồng hướng về công Viên Hòa Bình có hơn 10 miệng hố không nắp, không tín hiệu cảnh báo. Mỗi miệng hố rộng gần 1m, dài hơn 2m, lúc ẩn, lúc hiện trên mặt đường. Bên cạnh đó là nhưng đống đất được bao quanh miệng hố trông rất nguy hiểm.

Như một "ngôi mộ" án ngữ lối vào thủ đô
Những chiến hào chờ người đi đường ngã xuống
Nhìn là thấy sợ đừng nói sơ ý rơi xuống hố
Hố ga nằm trơ, người dân mang chuồng gà ra cắm cảnh báo
"Núi" đất lòng đường như vậy đến bao giờ xử lý?
 Hàng loạt cái hố giữa đường ở của ngõ thủ đô
 Miệng hố cạnh nơi đông người lên xuống

Tiến Dũng

 

Điểm mặt chiếm hạm của Nga, Mỹ hiện diện ở Trung Đông


27/11/2011 14:15:03

Các hàng không mẫu hạm của hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới cùng hiện diện tại Địa Trung Hải và vịnh Ba Tư, trong bối cảnh khu vực Trung Đông đang sôi sục.

TIN LIÊN QUAN

Được đặt theo tên của tổng thống thứ 41 của nước Mỹ, USS George H.W. Bush là hàng không mẫu hạm thứ 10 và là cuối cùng trong lớp siêu tàu sân bay Nimitz. Quá trình chế tạo USS George H.W. Bush  được bắt đầu năm 2001. Sau 8 năm, siêu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân này được hoàn thiện với chi phí lên tới 6,2 tỷ USD. Ảnh: US Navy
Được đặt theo tên của tổng thống thứ 41 của nước Mỹ, USS George H.W. Bush là hàng không mẫu hạm thứ 10 và là cuối cùng trong lớp siêu tàu sân bay Nimitz. Quá trình chế tạo USS George H.W. Bush được bắt đầu năm 2001. Sau 8 năm, siêu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân này được hoàn thiện với chi phí lên tới 6,2 tỷ USD. Ảnh: US Navy
USS George H.W. Bush là một trong số những siêu tàu sân bay lớn nhất thế giới mà Mỹ đang sở hữu. Nó có trọng lượng rẽ nước lên tới hơn 100.000 tấn. Trong ảnh là tàu USS George H.W. Bush đang di chuyển song song với một tàu sân bay khác nhỏ hơn là USS Harry S. Truman trong một nhiệm vụ chung trên biển. Ảnh: US Navy
USS George H.W. Bush là một trong số những siêu tàu sân bay lớn nhất thế giới mà Mỹ đang sở hữu. Nó có trọng lượng rẽ nước lên tới hơn 100.000 tấn. Trong ảnh là tàu USS George H.W. Bush đang di chuyển song song với một tàu sân bay khác nhỏ hơn là USS Harry S. Truman trong một nhiệm vụ chung trên biển. Ảnh: US Navy
Làm một siêu tàu sây bay, USS George H.W. Bush có thể mang được tới 90 chiến đấu cơ và trực thăng các loại. Trong hình là một chiến đấu cơ vừa cất cánh từ boong tàu sân bay khổng lồ. Ảnh: Warplanes
Làm một siêu tàu sây bay, USS George H.W. Bush có thể mang được tới 90 chiến đấu cơ và trực thăng các loại. Trong hình là một chiến đấu cơ vừa cất cánh từ boong tàu sân bay khổng lồ. Ảnh: Warplanes
Với những tính năng vượt trội của một siêu tàu sân bay, USS George H.W. Bush thường xuyên được hải quân Mỹ điều động trong những nhiệm vụ đặc biệt, mà mới nhất là sự xuất hiện tại Địa Trung Hải và gần với bờ biển Syria. Ảnh: Ezinemark
Với những tính năng vượt trội của một siêu tàu sân bay, USS George H.W. Bush thường xuyên được hải quân Mỹ điều động trong những nhiệm vụ đặc biệt, mà mới nhất là sự xuất hiện tại Địa Trung Hải và gần với bờ biển Syria. Ảnh: Ezinemark
Một góc chụp cận cảnh phần tháp quan sát và phía đuôi hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis. Tàu sân bay này cùng thuộc lớp Nimitz và cũng chạy bằng năng lượng hạt nhân như hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush. Ảnh: Maritimequest
Một góc chụp cận cảnh phần tháp quan sát và phía đuôi hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis. Tàu sân bay này cùng thuộc lớp Nimitz và cũng chạy bằng năng lượng hạt nhân như hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush. Ảnh: Maritimequest
Đội bay Carrier Air Wing 9 của tàu USS John C. Stennis đang bay lượn phía trên tàu sân bay này. USS John C. Stennis khi đó đang trên đường về cảng nhà San Diego, California. Ảnh: US Navy
Cùng với USS George H.W. Bush, tàu sân bay USS John C. Stennis cũng được điều tới khu vực Trung Đông trong bối cảnh tình hình ở đây có nhiều biến động. USS John C. Stennis được đặt theo tên của thượng nghị sĩ đảng Dân chủ của bang Mississippi. Với chi phí đóng mới là 4,5 tỷ USD, hàng không mẫu hạm này có tuổi đời hoạt động là nửa thế kỷ. Ảnh: Wallpapervortex
Đội bay Carrier Air Wing 9 của tàu USS John C. Stennis đang bay lượn phía trên tàu sân bay này. USS John C. Stennis khi đó đang trên đường về cảng nhà San Diego, California. Ảnh: US Navy
Đội bay Carrier Air Wing 9 của tàu USS John C. Stennis đang bay lượn phía trên tàu sân bay này. USS John C. Stennis khi đó đang trên đường về cảng nhà San Diego, California. Ảnh: US Navy
Tàu sân bay Kuznetsov của Nga cũng có mặt tại Địa Trung Hải trong những ngày qua, để chuẩn bị có cuộc tập trận chung với hải quân Israel gần vùng đặc quyền kinh tế của đảo Síp. Đây là một trong hai hàng không mẫu hạm thuộc lớp Đô đốc Kuznetsov trên thế giới. Ảnh: China-daily
Tàu sân bay Kuznetsov của Nga cũng có mặt tại Địa Trung Hải trong những ngày qua, để chuẩn bị có cuộc tập trận chung với hải quân Israel gần vùng đặc quyền kinh tế của đảo Síp. Đây là một trong hai hàng không mẫu hạm thuộc lớp Đô đốc Kuznetsov trên thế giới. Ảnh: China-daily
Bức ảnh chụp từ phía sau của tàu sân bay Kuznetsov. Hàng không mẫu hạm này có thể mang được từ 41 tới 52 máy bay chiến đấu và trực thăng các loại. Ảnh: Militaryimages
Bức ảnh chụp từ phía sau của tàu sân bay Kuznetsov. Hàng không mẫu hạm này có thể mang được từ 41 tới 52 máy bay chiến đấu và trực thăng các loại. Ảnh: Militaryimages
Tàu sân bay Kuznetsov trong một nhiệm vụ trên biển. Hàng không mẫu hạm này còn có một
Tàu sân bay Kuznetsov trong một nhiệm vụ trên biển. Hàng không mẫu hạm này còn có một "người anh em" trong cùng lớp Đô đốc Kuznetsov, đó là tàu sân bay Varyag được chuyển giao cho Ukraina và sau đó được bán cho Trung Quốc, rồi trở thành tàu sân bay Shi Lang. Ảnh: Militaryphotos

Theo VNE

Biển người dồn ứ, hầm Thủ Thiêm ùn tắc nghiêm trọng


27/11/2011 20:49:05

Từ 17h chiều 27/11, hàng ngàn phương tiện đổ dồn về tham quan hầm Thủ Thiêm (nối quận 1 và 2 – TPHCM) khiến trong đường hầm ùn tắc nghiêm trọng.

Ở phía bờ quận 1, trong khi làn đường ô tô hoàn toàn thông thoáng thì ngược lại, ở làn đường xe 2 bánh, hàng ngàn phương tiện nhích từng chút một qua hầm. Thậm chí, lực lượng điều tiết phải chặn dừng cho qua từng đợt xe. 
  
Càng về tối, lượng người từ trung tâm TP đổ về càng đông để qua hầm, sau đó dừng xe đứng dọc hai bên đại lộ Đông Tây (phía bờ quận 2), khiến khu vực này trở nên nhộn nhịp. 

Hàng ngàn phương tiện xe máy bị kẹt cứng ở đường dẫn phía quận 1
 Làn đường xe 2 bánh trong hầm Thủ Thiêm (từ quận 1 sang quận 2) kẹt cứng trong khi đường ô tô thông thoáng.
  Lực lượng điều tiết phải chặn dừng cho lưu thông  từng đợt qua hầm
Càng về tối lượng người đổ về hầm Thủ Thiêm càng đông, sau đó dừng xe dọc 2 bên đại lộ Đông Tây (phía quận 2)

 
(Theo NLĐ)

Việt Nam và Ấn Độ tăng cường hợp tác quốc phòng ??


27/11/2011 10:16:42
 - Tuần tới, một đoàn đại biểu cấp cao của QĐND Việt Nam sẽ đi thăm Ấn Độ để thảo luận về các biện pháp hợp tác thúc đẩy huấn luyện tác chiến, đào tạo và các lĩnh vực quốc phòng liên quan khác. 

Chuyến thăm là một sự biểu hiện rõ nét mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác quốc phòng của cả hai nước Ấn Độ và Việt Nam.

Đoàn Việt Nam gồm 8 thành viên do Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, trung tướng Phạm Xuân Hùng dẫn đầu sẽ có các cuộc hội đàm với Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Nirmal Verma, Tư lệnh Lục quân, Tướng V K Singh và Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ấn Độ, Phó đô đốc Shekhar Sinha cùng nhiều tướng lĩnh cấp cao khác.
 
Trung tướng Phạm Xuân Hùng, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam tham dự Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Học viện Quân y ngày 18/11
Trung tướng Phạm Xuân Hùng, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam tham dự Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Học viện Quân y ngày 18/11

Trong chuyến thăm kéo dài một tuần bắt đầu từ thứ hai, đoàn Việt Nam sẽ đến thăm căn cứ không quân Agra và Viện đào tạo sỹ quan trẻ ở Gaya. Ấn độ đã cam kết giúp Việt Nam trong huấn luyện các hoạt động của tàu ngầm và các lĩnh vực liên quan khác. 

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A K Antony cũng cam kết giúp đỡ Việt Nam toàn diện trong việc nâng cấp khả năng chiến đấu của các quân binh chủng. 

Ngoài việc tổ chức các cuộc luyện tập chung, Ấn Độ cũn đang cung cấp nhiều bộ phận của tàu chiến lớp Petya do Nga sản xuất và tàu tên lửa lớp OSA-II cho Hải quân Việt Nam, huấn luyện nhân lực công nghệ thông tin và giảng dạy tiếng Anh.

Minh Phạm (Theo Indiatimes)

Parishiep thong voi Giao xu ThaiHa

Đau lòng lắm, các sếp EVN ơi!


27/11/2011 11:26:45

- Xây không biết bao nhiêu nhà máy thuỷ điện, phá không biết bao nhiêu cánh rừng, các sếp đã đau chưa? Đổ ra cả núi tiền xây thủy điện làm nhiệt điện, tưởng rằng sẽ có đủ điện dùng, té ra vẫn "đi mua điện về bán", các sếp đã đau chưa?

TIN LIÊN QUAN

Mũm Mĩm vừa bước vào nhà đã thấy Ngu Ngơ ôm ngực quằn quại, nói ôi đau lắm. Mũm Mĩm hoảng hốt chạy tới, nói đau cái gì, đau làm sao. Ngu Ngơ ngẩng lên nhăn nhó, nói ôi đau lắm, chết mất thôi. Mũm Mĩm thất kinh, nói đau thế nào nói nhanh lên, để em gọi taxi đưa đi bệnh viện. Ngu Ngơ xua tay, nói không đến bệnh viện đâu, đưa anh đến sếp tổng EVN để ông ấy khám cho anh. Mũm Mĩm thở phào, nói ối giời, làm người ta hết hồn. Lại chuyện sếp tổng EVN kêu đau lòng chứ gì.

Người dân đau lòng các sếp EVN ơi. Ảnh minh họa 24h
Người dân đau lòng các sếp EVN ơi. Ảnh minh họa 24h
Ngu Ngơ gật thở hắt, nói thì còn chuyện gì đau lòng hơn thế. Ngành điện kêu lỗ nặng, đến 10 ngàn tỉ chứ không ít, trong khi đó sếp tổng EVN kêu đau lòng vì lương bình quân EVN năm 2001 chỉ 7,3 triệu/ tháng. Ông nói: "Đây là mức tương đối thấp, nếu ở nông thôn thì có thể được, còn ở thành thị thì không thể sống được. Là tổng giám đốc, tôi rất đau lòng khi lương của cán bộ tập đoàn chỉ có ngần đó". Nghe xong anh muốn khóc òa.

Mũm Mĩm cười phì, nói đó là mức lương năm 2009 nhé, năm đó lạm phát mới chỉ một con số thôi nhé, Năm đó vợ chồng mình đều tăng lương, cộng cả hai người được hơn 6 triệu đã mừng húm. Hèn gì sếp không dám nói mức lương EVN năm 2011, nói ra chắc thiên hạ té xỉu luôn. Ngu Ngơ nói sếp đau lòng vì mức lương của một số sếp mỗi năm vài trăm triệu, có người được cả tỉ đồng. Nghe mà rung mình nổi cả da gà.

Mũm Mĩm gật đầu rụp, nói đúng là lòng tham vô đáy, trong khi mức lương bình quân dân thị thành không quá 3 triệu đồng, nhiều người chỉ có bốn, năm trăm ngàn, nhân viên của sếp 7,3 triệu mà sếp hãy còn đau lòng. Thất thoát điện năng 10,25%, chưa thấy có nơi nào làm thất thoát điện nhiều như thế, sao sếp không đau lòng nhỉ?

Ngu Ngơ đầu lắc tay xua, nói đã có dân đau lòng rồi, việc gì sếp phải đau. Mũm Mĩm hỏi sao. Ngu Ngơ nói sao với giăng gì, em không nghe Bộ Công Thương thông báo con số nợ khủng của năm 2010 này sẽ được hạch toán vào giá điện. Chẳng cần biết lỗ vì cái gì, vì sao lỗ, hễ lỗ là dân chiu. Dân chịu đau chứ sếp đâu có đau.

Mũm Mĩm nhăn nhó gãi đầu bứt tai, nói dân bị thiệt thòi ghê gớm làm vậy sếp không kêu đau là tại vì sao nhỉ. Ngu Ngơ cười khục khục, nói sếp biết đau vì dân bị thiệt thòi thì đã hồng phúc cho dân cho nước rồi. Em không nhớ năm 2008, các sếp EVN vừa kêu lỗ rầm trời, vừa đòi chính phủ trích thưởng 1002 tỉ, đó sao? Lỗ lớn, lương cao, đòi tiền thưởng, chỉ có EVN là một, đau thế mới gọi là đau, hi hi.

Mũm Mĩm gật đầu cái rụp, nói đúng rồi. Xây không biết bao nhiêu nhà máy thuỷ điện, phá không biết bao nhiêu cánh rừng, các sếp đã đau chưa?

Ngu Ngơ gật đầu cái rụp, nói đúng rồi, thủy điện xả lũ làm trôi không biết bao nhiêu nhà cửa, giết chết không biết bao nhiêu trâu bò, gây ra không biết bao nhiêu đau khổ cho dân, các sếp đã đau chưa?

 

Mũm Mĩm gật đầu cái rụp, nói đúng rồi, đổ ra cả núi tiền xây thủy điện làm nhiệt điện, tưởng rằng sẽ có đủ điện dùng, té ra vẫn "đi mua điện về bán", các sếp đã đau chưa?

 

Ngu Ngơ, Mũm Mĩm ngoảnh mặt vể EVN, nói ối các sếp EVN ơi, dân đau lòng lắm.

 

Nguyễn Quang Lập

Công an ngăn chận cuộc biểu tình tại Hà Nội sáng 27-11


2011-11-26

Đã có ít nhất 16 người tập trung trước tượng đài Lý Thái Tổ để tham gia biểu tình, đã bị cảnh sát bắt lên xe chở đi.

Kami's Blog

Cuộc biểu tình tại Hà Nội sáng Chủ nhật 27-11-2011, để ủng hộ việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội soạn thảo luật biểu tình, vừa mới bắt đầu đã bị công an trấn dẹp.

Hưởng ứng lời kêu gọi tổ chức biểu tình tại Bờ Hồ vào sáng Chủ nhật 27-11 để ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Quốc hội soạn thảo Luật Biểu tình, vào lúc 8:30 sáng tại Hà Nội, đã có nhiều người rải rác tập trung trước tượng đài Lý Thái Tổ trong khi trước đó đã xuất hiện nhiều xe cảnh sát, xe buýt và kể cả xe cơ giới đậu trên lề đường. 

Từ Hà Nội Giáo sư Ngô Đức Thọ kể lại với Đài Á Châu Tự Do:

"Sáng sớm hôm nay đã để mấy cái xe hốt người, xe buýt, xe công nông chuyên môn chở đất đá đỗ hẳn bên trên vỉa hè trên sân tượng đài Lý Thái Tổ. Tượng đài Lý Thái Tổ là nơi những người biểu tình hay đứng để giơ cờ, khẩu hiệu. 

Như thế thì họ đã phá tan và không biết có thể tập hợp lại được hay không và theo tôi biết thì họ đã chuẩn bị vụ này rất mạnh chứ không phải chơi.

GS Ngô Đức Thọ

Bên kia siêu thị Hàm Cá Mập cũng để 3 xe buýt. Cảnh sát rất đông và như vậy vào lúc 9 giờ 30 cuộc biểu tình bắt đầu mà đã bị hốt ngay lên xe cảnh sát rồi thì chặn bắt. Có 16-17 người bị bắt lên xe buýt chưa biết chở đi đâu, trong đó có Nguyễn Văn Phương, đã bị bắt lên xe rồi. 

Blogger Người Buôn Gió, Lê Dũng, Lã Dũng kể cả nghệ sĩ Trí Hải là ông già hay kéo đàn violon trong các cuộc biểu tình cũng có mặt. Ông này suýt bị bắt nhưng may mà già cả lại bám bánh xe và có nhiều người dằn lại nên thoát. Tình hình là như vậy.

Như thế thì họ đã phá tan và không biết có thể tập hợp lại được hay không và theo tôi biết thì họ đã chuẩn bị vụ này rất mạnh chứ không phải chơi."

Ngoài những người mà Giáo Sư Ngô Đức Thọ cho biết theo ghi nhận của chúng tôi thì còn nhiều người khác như: nhà báo  Đoan Trang, nhà báo tự do Dương Thị Xuân, anh Trương Văn Dũng cũng đã bị bắt và cho tới bây giờ vẫn chưa biết công an đem họ đi đâu.

Chúng tôi sẽ theo dõi tiếp và tường trình những tin mới nhất có liên quan đến cuộc biểu tình này.

Thấy gì qua những phát ngôn ?


Mẹ Nấm - ...Đừng tin những gì Thủ tướng nói, hãy xem cách Thủ tướng làm - mỗi người sẽ rút ra được câu trả lời cho câu hỏi "Thấy gì qua những phát ngôn?"...
Sáng 25/11/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trước Quốc hội.

1. * Về chủ trương của Chính phủ bảo đảm chủ quyền ở Biển Đông, bảo đảm ngư dân đánh bắt cá:

Quán triệt đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia của Đảng và Nhà nước ta và trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển 1982 LHQ, Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông - DOC đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc, căn cứ vào thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên mà ta và Trung Quốc ký mới đây trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc.

Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

Căn cứ chủ trương, đường lối nguyên tắc nêu trên, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đối với 4 loại vấn đề trên Biển Đông như sau:

Thứ nhất, đàm phán với Trung Quốc để phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Trong Vịnh Bắc Bộ, sau nhiều năm đàm phán, ta và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận, phân định ranh giới năm 2000. Còn vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, nếu theo Công ước Luật biển 1982, thềm lục địa của chúng ta chồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Từ năm 2006, hai bên đã tiến hành đàm phán. Mãi đến 2009, hai bên quyết định tạm dừng vì lập trường của hai bên rất khác xa nhau. Đến đầu 2010, hai bên thỏa thuận nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Sau nhiều vòng đàm phán, như tôi trình bày, nguyên tắc đó đã được hai bên ký kết trong dịp Tổng bí thư thăm Trung Quốc.


Ở đây, Thủ tướng tái khẳng định, trước sau như một, chúng ta sẽ tuân thủ nguyên tắc thỏa thuận đã được ký trong chuyến thăm Trung Quốc vừa rồi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

"Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cũng đã phân tích quá đủ các văn bản được ký kết của ông Trọng". 

Về phần mình tôi cũng từng bày tỏ "suy nghĩ về việc ký kết thỏa thuận trên biển Đông" một lần rồi.

Có thể nói, về mặt câu chữ, tuyên bố của Thủ tướng trước Quốc hội, một lần nữa tái khẳng định vai trò và hiệu quả thực hiện các cam kết mà ông Trọng đã ký trong việc giải quyết các vấn đề trên biển Đông sắp tới.

Đây là điểm quan trọng, đáng để chú ý trong phát biểu của Thủ tướng đối với tôi.

Và với những tuyên bố như trên, thì.. thật đáng lo, cá nhân tôi nghĩ vậy.

Thủ tướng phát biểu tiếp:

2. Thứ hai, chúng ta phải giải quyết khẳng định chủ quyền, đó là vấn đề quần đảo Hoàng Sa.

Thưa các vị đại biểu, Việt Nam khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Chúng ta đã làm chủ thực sự, ít nhất là từ thế kỷ 17, chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa có bất kỳ một quốc gia nào. Và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục, hòa bình, nhưng đối với Hoàng Sa, năm 1956, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo.

Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài gòn, tức chính quyền VN cộng hòa, chính quyền đã lên án việc làm này và đề nghị LHQ can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố khẳng định hành vi chiếm đóng này.

Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán, giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của chúng ta phù hợp Hiến chương LHQ, Công ước luật biển, Tuyên bố DOC.


Với tôi, đây là điểm tiến bộ trong việc công khai thừa nhận nỗ lực gìn giữ Hoàng Sa của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 trước toàn dân thiên hạ của Thủ tướng.

Đây là điều nên làm và phải làm, và tôi tin rằng, với phát biểu của Thủ tướng hôm nay, thì ở những dịp tới, nếu có tổ chức tri ân các chiến sỹ Hoàng Sa, những người có trách nhiệm tổ chức hãy nhớ lấy điều này.

Thủ tướng nói tiếp:

3. Ý kiến thứ ba về căn cứ đề nghị xây dựng Luật Biểu tình, thái độ, chủ trương của Chính phủ khi dân bày tỏ lòng yêu nước.

Căn cứ mà Chính phủ đề nghị QH đưa vào chương trình xây dựng Luật biểu tình, có mấy căn cứ Chính phủ thảo luận, đề nghị:

Thứ nhất, thực hiện Hiến pháp. Hiến pháp điều 69 quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật. Nhưng chúng ta chưa có luật biểu tình. Như vậy chúng ta nên bắt tay nghiên cứu xây dựng luật biểu tình. Tôi muốn nói ngắn gọn là căn cứ thực hiện Hiến pháp.

Thứ hai, trên thực tế, các vị đại biểu Quốc hội ngồi đây đều chắc thấy rõ một thực tế trong cuộc sống của chúng ta đã có nhiều cuộc đồng bào ta tụ tập đông người, biểu tình, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với chính quyền. Có thực tế như thế. Nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý, điều chỉnh vấn đề này. Do đó, cũng khó cho người dân khi thực hiện quyền mà được Hiến pháp quy định và cũng khó cho quản lý của chính quyền. Đã khó như vậy sẽ nảy sinh những lúng túng trong quản lý, từ đó xuất hiện những biểu hiện mất an ninh trật tự, đã xuất hiện những việc lợi dụng để kích động xuyên tạc gây phương hại xã hội.

Thứ ba, trước thực trạng như thế, Chính phủ đã có báo cáo kiến nghị với Quốc hội khóa trước, Quốc hội khóa trước đã ban hành nghị định để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này. Chính phủ đã ban hành nghị định số 38 để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này nhưng Nghị định của chính phủ hiệu lực thấp chưa đáp ứng yêu cầu, tầm vóc như hiến pháp quy định và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống đang đặt ra.

Chính phủ mới thấy phải kiến nghị đưa vào chương trình xây dựng luật để chúng ta có bộ luật, một luật biểu tình. Luật đó phù hợp Hiến pháp, phù hợp đặc điểm lịch sử, văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế và đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân theo đúng quy định của hiến pháp và pháp luật, đồng thời luật đó có yêu cầu ngăn chặn những việc làm, hành vi gây xâm hại an ninh trật tự, lợi ích của xã hội, nhân dân.

Với tinh thần đó, chúng tôi đề nghị Quốc hội xem xét ý kiến của Chính phủ.

Đại biểu muốn hỏi về thái độ và chủ trương của Chính phủ về việc người dân biểu thị lòng yêu nước, chủ quyền. Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và chính phủ là luôn trân trọng, biểu dương, khen thưởng xứng đáng đối với tất cả hoạt động, việc làm của mọi người dân thực sự vì mục tiêu yêu nước, thực sự vì mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những hoạt động vì mục tiêu, mục đích đó đều được hoan nghênh và khen thưởng thích đáng. Nhưng đồng thời cũng không hoan nghênh và buộc phải xử nghiêm theo pháp luật với những hoạt động, hành vi với động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước, lợi dụng danh nghĩa bảo vệ chủ quyền để thực hiện mục tiêu, mục đích gây phương hại cho đất nước và xã hội. Tôi nghĩ với chủ trương nhất quán như vậy, đồng bào cử tri cả nước sẽ ủng hộ.


Nhiều người bày tỏ thái độ vui mừng trước phát biểu này của Thủ tướng.Tôi nghĩ, chuyện này không phải ngẫu nhiên. Bởi đây là "thời điểm phát ngôn" thích hợp, và Thủ tướng đã lựa chọn đúng thời điểm.

Cá nhân tôi không ủng hộ Thủ tướng, và tôi biết mình cũng chẳng thể phản đối, bởi đây là một "thủ đoạn chính trị" có chọn lọc.

Người ta khó có thể ủng hộ một thứ mà mình không biết rõ ràng chính xác là nó tốt hay xấu. Trong khi mặc nhiên Hiến pháp quy định biểu tình là quyền của con người.

Sau bao nhiêu lần né tránh gọi đúng tên hiện tượng bằng các cụm từ như : "tụ tập", "đi ngang qua", "đám đông tụ tập tự phát".... thì nhà nước buộc phải thừa nhận hành động "biểu tình" bằng hình thức tuyên bố sẽ có luật biểu tình để quản lý.

Tuy nhiên với việc sử dụng "kế sách nói về luật biểu tình" ở thời điểm này với những lời lẽ hùng hồn như trên, Thủ tướng đã hướng dư luận tập trung vào điểm này khá thành công,

Một điểm cần chú ý nữa là phát ngôn về việc Kiểm soát xuất khẩu khoáng sản ngay từ dự án của Thủ tướng, không thấy nhắc đến bauxite.Và hình như, cũng không mấy ai chú ý đến vấn đề này, sau 3 điểm tôi vừa đề cập bên trên.

Đừng tin những gì Thủ tướng nói, hãy xem cách Thủ tướng làm - mỗi người sẽ rút ra được câu trả lời cho câu hỏi "Thấy gì qua những phát ngôn?"

Bài học Vinashin vẫn còn đó!

Nguồn trích dẫn từ VietNamNet

Mẹ Nấm