THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 December 2011

Đào tạo mỗi cán bộ ở nước ngoài tốn 33.000 USD


10/12/2011 09:01:42
Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (đề án 322) diễn ra sáng 9/12, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết đã có 4.590 người được gửi đi học ĐH và sau ĐH tại 832 cơ sở đào tạo của 34 nước.

Có 49,41% số du học sinh được đào tạo tiến sĩ, 25,75% đào tạo thạc sĩ, 5,23% thực tập sinh và 19,61% đào tạo ĐH.

Tổng kinh phí được cấp cho đề án này từ năm 2000-2010 là trên 2.500 tỉ đồng, tính theo tỉ giá từng giai đoạn được cấp, tương đương 152 triệu USD. Trung bình chi khoảng 33.000 USD/du học sinh.

Trong tổng số 300 cơ quan có người được cử đi học theo đề án này, có 200 cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu. Những ngành khoa học tự nhiên - kỹ thuật, kinh tế - xã hội - giáo dục - nghệ thuật có tỉ lệ du học sinh được gửi đi học cao nhất.

Đại diện Bộ GD-ĐT thừa nhận do sự phức tạp và yêu cầu khắt khe khi thanh quyết toán tài chính nên việc chuyển sinh hoạt phí, học phí và các loại phí cho du học sinh có những thời điểm còn khó khăn, chậm trễ. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cho rằng về cơ bản đề án đã thực hiện hiệu quả.

Chỉ tính riêng khối trường ĐH-CĐ, đã có 150 trường có cán bộ, giảng viên được cử đi học, trong đó nhiều trường ĐH trọng điểm đã bổ sung được hàng trăm cán bộ, giảng viên được đào tạo ở nước ngoài theo đề án này. Đến nay, có 3.017 du học sinh được cử đi học theo diện trên đã về nước, trong đó có trên 1.000 tiến sĩ.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga đề nghị Chính phủ cho phép đề án kéo dài đến năm 2014 và kết thúc vào năm 2020.

(Theo Tuổi trẻ)

Vụ lật xe 10 người chết: Kiểm lâm liên quan


10/12/2011 09:56:40

Khi khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn, công an đã phát hiện một hàm hiệu kiểm lâm chính bị rớt lại.

Hôm 9.12, Sở NN-PTNT Nghệ An đã họp với Ban giám đốc Ban quản lý (BQL) Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống để làm rõ việc có cán bộ, nhân viên liên quan đến vụ vận chuyển gỗ lậu trên chiếc xe bị lật làm 10 người chết hay không.

Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc.

Ông Dương Ngọc Hùng, Giám đốc BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, cho biết đã yêu cầu toàn bộ cán bộ, nhân viên thuộc BQL viết tường trình và đến chiều tối qua, trong số 41 cán bộ, công nhân viên của BQL đã có 38 bản tường trình được nộp.

Cũng theo ông Hùng, trong số 3 người chưa có bản tường trình thì 2 người đang nghỉ phép và kiểm lâm viên chính Đào Công Thắng - Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Quỳ Hợp - đã "mất tích" sau đêm xảy ra tai nạn. Chiều tối qua, ông Thắng mới xuất hiện tại trạm.

Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An Nguyễn Thọ Cảnh hôm qua cũng cho biết khi khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn, công an đã phát hiện một hàm hiệu kiểm lâm chính bị rớt lại. Ông Cảnh thừa nhận vụ vận chuyển gỗ lậu này có kiểm lâm liên quan.

(Theo GDVN)

Vừa học lớp 11, vừa làm... phó chủ tịch phường !!


10/12/2011 15:12:42
Thời gian gần đây, một số người dân tại thành phố Nam Định đã làm đơn gửi đến các cơ quan chức năng và báo chí tố cáo việc ông Đỗ Minh Tân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Năng Tĩnh, khai man bằng cấp để được học các lớp Trung cấp chính trị, Trung cấp quản lý Nhà nước và được đề bạt, bầu cử vào các chức danh lãnh đạo của Đảng và chính quyền. Vụ việc vỡ lở, ông Tân chỉ bị cảnh cáo nhưng vẫn tiếp tục...tại vị khiến dư luận hết sức bức xúc. 

Theo phản ánh, khi đang học dở lớp 8, ông Đỗ Minh Tân đã đi bộ đội rồi chuyển về Thành đoàn công tác. Sau đó, ông Tân được cử về làm cán bộ đoàn tại phường Trần Hưng Đạo. Cả quá trình này ông Tân không đi học văn hoá cấp III. Thế nhưng khi khai hồ sơ vào Đảng vào năm 1992 cũng như những lần bổ sung hồ sơ công chức, ông Tân khai có trình độ văn hóa 10/10. 

Với trình độ ... tự khai đó, ông Tân được cử đi học Trung cấp chính trị và Trung cấp quản lý Nhà nước tại Trường chính trị Trường Chinh khóa 1996-1998. Chẳng biết bằng cách nào ông Tân đã "qua mặt" nhà trường để đàng hoàng tốt nghiệp ra trường. Năm 2004, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Năng Tĩnh. 

Ở các lần kiểm tra bằng cấp theo Chương trình cải cách hành chính Nhà nước và Luật Cán bộ công chức, ông Tân đều nói với cán bộ phường rằng mình là cán bộ của Thành ủy nên trực tiếp mang văn bằng chứng chỉ lên cho cấp trên kiểm tra. Trong khi đó, cấp trên lại nghĩ rằng phường đã kiểm tra nên không cho kiểm tra nữa. Bằng cách này, ông Tân dễ dàng qua mặt cả phường lẫn Thành ủy. 

Vụ việc vỡ lở đầu năm 2009 khi ông Nguyễn Minh Thành, trú tại 166B Nguyễn Văn Trỗi, làm đơn tố cáo ông Tân nhiều việc, trong đó có việc ông Tân khai man bằng cấp. Để "chữa cháy", ông Tân đã tức tốc đến Trung tâm giáo dục thường xuyên Trần Phú đăng ký học lớp 11 bổ túc văn hóa. Tới tận Hè năm 2011, ông Tân mới kết thúc khóa học nhưng hiện vẫn chưa được cấp bằng tốt nghiệp. 

Về vụ việc này, sau khi tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng, ngày 4/6/2010, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Nam Định đã ra thông báo kết luận số 52- TB/UBKTTU, trong đó nêu rõ nội dung tố cáo ông Đỗ Minh Tân khai man trình độ văn hóa 10/10 như đã nói ở trên là đúng. Ông Tân chưa học xong chương trình trung học phổ thông, chưa có bằng tốt nghiệp. 

Văn bản này kiến nghị ông Đỗ Minh Tân "cần nghiêm túc kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật đảng." Sau đó ông Tân chỉ bị cảnh cáo nhưng hiện vẫn được "giữ ghế" Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường như trước đây. Hơn nữa, ông Tân vẫn tiếp tục được giao phụ trách nhà đất đô thị và đã có nhiều sai phạm theo như một số đơn thư phản ánh. 

Điều này đã khiến nhiều người hết sức bất bình vì cho rằng cách thức xử lý kỷ luật đối với ông Tân không nghiêm túc, gây nghi ngờ trong dư luận nhân dân. 

Một lãnh đạo phường Năng Tĩnh nơi ông Tân đang công tác cũng đã bày tỏ thái độ bức xúc và cho rằng "hình thức cảnh cáo đối với ông Tân là quá nhẹ." 

Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Văn Chung, Bí thư Thành ủy Nam Định, cho biết đối với cán bộ có vi phạm, việc cách chức hay điều chuyển phải xem xét tình hình cụ thể của địa phương. Thành ủy sẽ kiểm tra lại trường hợp này để giải quyết theo đúng quy định, Điều lệ Đảng, trên cơ sở đó sẽ xem xét xử lý về mặt chính quyền.
http://bee.net.vn/channel/1987/201112/Vua-hoc-lop-11-vua-lam-pho-chu-tich-phuong-1819266/

CỰU ĐẠI SỨ CSVN LÊ VĂN BÀNG THÚ NHẬN: VIỆT NAM BỎ LỠ NHIỀU DỊP BANG GIAO VỚI MỸ

Ðòi hỏi quá găng, Việt Nam lỡ nhiều dịp bang giao với Mỹ
Thursday, December 08, 2011 6:33:16 PM




Cựu đại sứ Việt Nam Lê Văn Bàng thú nhận

HÀ NỘI (NV) - Nhất định buộc Mỹ phải bồi thường chiến tranh rồi mới chịu thiết lập bang giao. Mỹ không chịu. Tới khi muốn quá, nài nỉ xin được bang giao vô điều kiện thì bị lờ đi vì nước Mỹ có những tính toán khác.



Cựu đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Ðốn Lê Văn Bàng. (Hình: Tuần Việt Nam)

Ðây là những điều được ông Lê Văn Bàng, cựu đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Ðốn sau lên làm thứ trưởng Ngoại Giao, nghỉ hưu năm 2010, kể lại qua cuộc phỏng vấn của ký giả Huỳnh Phan trên báo điện tử Tuần Việt Nam.

Lỡ quá nhiều dịp vì các tính toán sai lầm của đám lãnh tụ Hà Nội cộng với hoàn cảnh của một nước nhỏ trên bàn cờ quốc tế, bởi vậy, đàm phát từ sau khi chiến tranh chấm dứt, mãi 20 năm sau Việt Nam mới thiết lập được bang giao với Mỹ.

Cuộc phỏng vấn ông Bàng được Tuần Việt Nam phổ biến trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2011. Ông là một nhà ngoại giao có cơ hội tham dự từ đầu các cuộc đàm phán cho tới khi trở thành đại sứ đầu tiên của Việt Nam ở Hoa Thịnh Ðốn.

Bắt đầu đàm phán bang giao từ năm 1977 dưới thời Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter, Lê Duẩn là tổng bí thư đảng CSVN, ông Lê Văn Bàng nhìn nhận việc Việt Nam nhất định đòi Mỹ $3.25 tỉ USD viện trợ không hoàn lại trong 5 năm và khoảng $1 tỉ USD đến $1.5 tỉ USD viện trợ lương thực và hàng hóa “không ngờ đó lại là chỗ nghẽn trong đàm phán bình thường hóa giữa Việt Nam và Mỹ.”

Phía Hà Nội “kiên quyết đòi” khi viện dẫn điều 21 của bản Hiệp Ðịnh Paris và cả công hàm Tổng Thống Nixon gửi cho Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng năm 1973 đề cập đến viện trợ. Nhưng không ngờ lại bị ông Nixon “gài” ngược bằng lời rào đón trong công hàm là viện trợ “theo những quy định của hiến pháp” của mình.

Tổng Thống J. Carter thuộc đảng Dân Chủ nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ, muốn thiết lập bang giao với Việt Nam nhưng “ông ta vấp phải một thách thức rất lớn từ phái Cộng Hòa trong Quốc Hội,” ông Bàng nói.

“Từ đầu tháng 5, 1977, khi Mỹ và Việt Nam bắt đầu đàm phán bình thường hóa ở Paris, Hạ Viện Mỹ đã bỏ phiếu cấm bất kỳ viện trợ nào cho Việt Nam,” ông nói.

Sau đó, tình hình khu vực biến chuyển nhanh chóng và dồn dập.

“...nhất là sự căng thẳng với Trung Quốc, với việc cắt viện trợ và rút chuyên gia về nước, và Campuchia, khi chính quyền Khmer Ðỏ đã có các cuộc xâm phạm biên giới phía Tây Nam, lên tiếng đòi xem lại vấn đề phân định lãnh thổ giữa hai nước, cũng như cắt đứt quan hệ ngoại giao”, ông nói. Cũng thời gian này, Việt Nam quyết định bám vào Nga hoàn toàn “chuẩn bị ký hiệp ước liên minh với Nga, cho phép hải quân của họ sử dụng Cam Ranh. Ðổi lại Liên Xô tăng viện trợ cho Việt Nam.” Ông nói Việt Nam chuyển hướng chiến lược nên nhu cầu đòi tái thiết từ viện trợ Mỹ “không còn quan trọng như trước nữa.”

Trước sức ép quá nóng từ phương Bắc, Hà Nội cử một phái đoàn đi Hoa Thịnh Ðốn vì “nếu không có luồng gió ôn hòa từ phía Tây thì căng lắm.”

Ông Nguyễn Cơ Thạch, lúc này là thứ trưởng Ngoại Giao, được cử đi “sang đàm phán kín với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Holbrooke, chấp nhận bình thường hóa vô điều kiện.”

Tuy nhiên, đạt được thỏa thuận với ông Holbrooke rồi, “ông Thạch chờ suốt mà không có câu trả lời từ Bộ Ngoại Giao Mỹ.” Ông Bàng kể lại rằng: “Sự nhượng bộ của Việt Nam đã quá muộn, bởi, trong thời gian đó, đã có những biến chuyển mạnh mẽ của tình hình thế giới, và Mỹ không thể ứng xử như cũ. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc lúc đó là ưu tiên hàng đầu của Mỹ.”

Ông Bàng xác nhận phía Việt Nam quá thèm bang giao với Mỹ đến độ cử vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ thời đó là Trần Quang Cơ sang New York từ tháng 9, 1978 và “cố chờ” câu trả lời nên ở đó đợi đến tháng 1, 1979 (gần tới lúc Việt Nam bị Trung Quốc đánh dọc 6 tỉnh biên giới), hy vọng Mỹ thỏa thuận xong với Trung Quốc thì sẽ tính tới chuyện bang giao với Việt Nam nhưng vẫn không thấy gì.

Ông Bàng cho biết phía Việt Nam đã chuẩn bị người để mở đại sứ quán “đâu vào đấy” để mở sứ quán ngay sau khi ký kết bình thường hóa.

Theo ông Bàng, Mỹ tập trung vào “con bài” Trung Quốc, “dựa trên cơ sở sự bất đồng sâu sắc giữa Liên Xô và Trung Quốc, nhằm thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới giữa Mỹ và Liên Xô.” Bởi vậy, “đến thời điểm lãnh đạo Việt Nam thực sự mong muốn bình thường hóa ngay với Mỹ, phía Mỹ lại chưa muốn. Bởi, như vậy, họ khó thúc đẩy bình thường hóa và cải thiện quan hệ với Trung Quốc được.”

Ông Bàng cho rằng, trong nỗ lực thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ, “Việt Nam đã đi gần đến nơi, nhưng câu chuyện chiến lược đã cản trở. Việt Nam đã tình cờ rơi vào ván bài chiến lược của các nước lớn, và lại là một con bài chẳng mấy quan trọng, có thể bị ‘dập’ bất cứ lúc nào.”
Rồi đến cuối năm 1978 Việt Nam tấn công chiếm đóng Campuchia, thì “mọi mối tiếp xúc (đàm phán bang giao) hầu như bị cắt đứt,” ông nói.

Nước Mỹ tức giận nên “ngay cả vấn đề MIA/POW, một trong những lời hứa của ông Jimmy Carter với hiệp hội những gia đình có người Mỹ mất tích trong chiến tranh khi tranh cử, Mỹ cũng chẳng quan tâm nữa.”

Mãi tới khi kiệt quệ kinh tế, năm 1985 lạm phát lên tới 430% (theo tài liệu Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế), chế độ Hà Nội thấy không còn con đường nào khác ngoài việc “đổi mới” kinh tế để tự cứu mình khỏi thế bị bao vây, cô lập,” Mỹ mới có ý đối thoại trở lại.

Năm 1986, lạm phát Việt Nam là 453.5%, cuối năm, hai Nghị Sĩ Gary Hart và Richard Lugar đến Hà Nội, gặp ông Nguyễn Cơ Thạch.

“Hai điều kiện họ đưa ra để nối lại đàm phán bình thường hóa là giải quyết vấn đề POW/MIA và Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia.” Ông Bàng kể. Việt Nam vội vàng đồng ý nhưng “cho dù Việt Nam đã hoàn tất việc rút quân vào tháng 9, 1989, đến tận năm 1991, phía Mỹ vẫn chưa tin. Họ bảo rằng biết đâu Việt Nam rút ở đầu này, nhưng lại vào Campuchia ở đầu khác.”

Nhiều nghị sĩ Mỹ cũng không tin phía Việt Nam thành thật trong việc hợp tác tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA). Thậm chí phải đưa một phái đoàn Mỹ tới một nhà tù ở Thanh Hóa bị nghi là còn giữ tù binh Mỹ để kiểm soát.

Tới thời TT Clinton, khi Mỹ đồng ý bỏ cấm vận Việt Nam năm 1993, lại “rộ lên chuyện tài liệu Nga.” Thời gian này, vì có tin tung ra từ Nga là tù binh Mỹ được CSVN gửi sang Nga, lại còn được đại tá tình báo Nga Kalugin xác nhận. Hà Nội phải giải thích, chứng minh vất vả mãi đến năm 1994, Mỹ bỏ cấm vận hoàn toàn thì năm sau mới thiết lập được bang giao.

Bây giờ, sau những bước đi chậm chạm, Việt Nam đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa gỡ bỏ cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam.

Khi gặp Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh bên lề cuộc họp Liên Hiệp Quốc ngày 26 tháng 9, 2011, bà ngoại trưởng Mỹ vẫn đòi hỏi Hà Nội phải cải thiện nhân quyền để hai nước có thể tiến xa hơn nữa trong mối bang giao nhiều mặt. (TN)
 
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=141323&z=1

Hịch Tiến sỹ VC

Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường.
Trông thấy:

Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Pháp dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo…
Thật khác nào:

Ðem cổ tích biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.
Các ngươi ở cùng ta,

Học vị đã cao, học hàm không thấp
Ăn thì chọn cá nước, chim trời
Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến
Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
Lương ít thì có lộc nhiều.
Ði bộ A tít, Cam ry
Hàng không Elai, Xi pic.
Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dô dô”.
Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.
Lại còn chính sách khuyến khoa
Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.
Thật là so với:

Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh,
Buổi hiện đại bên Nga, Pu tin dùng Mét vê đép,
Ta nào có kém gì?
Thế mà, nay các ngươi:

Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo
Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn
Giáo sư ư? Biết “Thần đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng
Tiến sỹ a? Nghe “Hai lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?
Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
Có kẻ lấy bạc cờ làm thích
Ham mát xa giống nghiện “u ét đê”
Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm
Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung
Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu
Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi
Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật
Bệnh háo danh lây tựa vi rút com pu tơ
Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1
Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy
Ðạo văn người mà giáo sư, giáo sãi.
Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện na niếc na nô?
Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì nghiên nghiên bút bút.
 Cho nên:
“Tạp chí hay” mà bán chẳng ai mua
“Công nghệ tốt” mà không người áp dụng.
Ðề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt
Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang.
Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?
Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?
Hiện đại hóa ư? vẫn bám đít con trâu
Công nghiệp hóa ư? toàn bán thô khoáng sản
Biển bạc ở đâu, để Vi na shin nổi nổi chìm chìm, lưỡi bò liếm liếm
Rừng vàng ở đâu, khi bô xít đen đen đỏ đỏ
Thật là:

“Dân gần trăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”!
Nay nước ta:
Ðổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu
Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh
Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định
Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang
Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!
Chỉ e:

Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn
Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu.
Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài
Tài cờ bạc không địch nổi hắc cơ quốc tế.
Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư
Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ.
Hỡi ôi,

Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn mang ách đói nghèo
Tài giỏi thông minh, mà vạn kiếp chưa thoát vòng lạc hậu.
Nay ta bảo thật các ngươi:

Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy;
Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ
Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia
Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại
Mà lo học tập chuyên môn
Mà lo luyện rèn nhân cách
Xê mi na khách đến như mưa
Vào thư viện người đông như hội
Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chẳng phải là to
Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu chỉ là chuyện nhỏ
Ðược thế thì:

Kiếm giải thưởng “Phiu” cũng chẳng khó gì
Ðoạt Nô ben không là chuyện lạ
Không chỉ các ngươi mở mặt mở mày, lên Lơ xút, xuống Rôn roi
Mà dân ta cũng hưng sản, hưng tâm, vào Vi la, ra Rì sọt.
Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu
Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng,
Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí,
Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm.
Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một,
Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền.
Trí tuệ Việt Nam thành danh, thành tiếng
Ðất nước Việt Nam hóa hổ, hóa rồng
Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không?
Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là Chiến lược
Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà khoa học chính danh.
Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử.
Vì:

Lạc hậu, đói nghèo với ta là kẻ thù không đội trời chung
Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn trừ hung, không lo rửa nhục
Giữ một ngọn cỏ, cành cây, giọt nước trong giang sơn ta cũng làm ta quên ăn mất ngũ
Mà các ngươi cứ điềm nhiên lo tranh quyền đoạt lợi
Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc.
Nếu vậy rồi đây không biết dân Việt ta đi về đâu nữa, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?

Trí thức là nguyên khí quốc gia
Cho nên ta mới thảo Hịch này
Xa gần nghiên cứu
Trên dưới đều theo

Đất vàng đua nhau biến thành cao ốc


'Tăng phí trước bạ ôtô không thể giảm ùn tắc' 
Hà Nội giữ nguyên phí trông giữ xe máy 
Chuyện không của riêng ai

TP - Trong phiên chất vấn sáng qua tại HĐND thành phố Hà Nội, nhiều đại biểu cho rằng nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông trong nội đô là do tăng dân số cơ học, nhất là khi hàng loạt nhà máy sau di dời đã biến thành căn hộ cao tầng tại các điểm nút giao thông quan trọng.

Hàng loạt cao ốc thi nhau mọc lên như nấm tại các nút giao thông trong nội thành Hà Nội Ảnh: Hồng Vĩnh
Hàng loạt cao ốc thi nhau mọc lên như nấm tại các nút giao thông trong nội thành Hà Nội. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Nhà máy di dời, cao ốc lấp đầy

Những tranh luận, mổ xẻ về nguyên nhân gây ùn tắc giao thông trong phiên chất vấn sáng qua đã thật sự làm nóng hội trường. Đại biểu Nguyễn Hoài Nam (Hai Bà Trưng) đặt câu hỏi: Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ về chống ùn tắc giao thông, Hà Nội đã di dời nhiều nhà máy ra ngoài. Tuy nhiên, sau di dời tại đây đã biến thành hàng loạt các khu căn hộ, văn phòng, khách sạn cao tầng với mật độ dày đặc.

Điển hình như vị trí di dời nhà máy Dệt 8-3 trên phố Minh Khai lại biến thành khu đô thị Times City, Nhà máy công cụ số 1 tại Ngã Tư Sở lại biến thành khu Royal City, nhà máy rượu Hà Nội trên phố Lò Đúc, Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà trên đường Phan Chu Trinh...trong khi từ lâu thành phố đã có chủ trương giảm mật độ dân số nội đô, tăng diện tích đất công cộng?

Cũng theo đại biểu Nam, trong 10 năm qua Hà Nội chưa di dời được bệnh viện, trường đại học nào ra khỏi nội đô. Trong khi đó tại khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai đã mở ra thêm Bệnh viện Nhiệt Đới, Bệnh viện Việt Pháp, Bệnh viện Lão khoa, Bệnh viện Tim mạch; Bệnh viện Việt Đức thêm Bệnh viện Răng hàm mặt, Bệnh viện Việt Nam-Cu Ba thêm bệnh viện Mắt và nhiều bệnh viện lớn khác xây dựng thêm các khu cao tầng...Cơ quan nào chịu trách nhiệm cấp phép xây cao tầng, điều chỉnh quy hoạch các khu vực nêu trên và Hà Nội đã kiến nghị gì với Chính phủ về vấn đề này?

Trả lời đại biểu Nam, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi cho rằng, có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất nhà máy biến thành cao ốc, chung cư vì một là phải tuân theo quy hoạch và hai là giúp các doanh nghiệp di dời có thêm nguồn vốn để xây dựng tại địa điểm mới. Còn sau này khi di dời các trụ sở bộ ngành, cơ quan theo quy hoạch chung sẽ ưu tiên dành đất cho các mục đích công cộng đô thị. Từ 2009 trở lại đây thành phố đã rà soát các dự án nhà cao tầng.

Đại biểu Ngô Thị Doãn Thanh không thỏa mãn: "Vậy trong 10 năm qua khi di dời nhà máy kèm với việc cấp phép xây dựng nhà cao tầng có phải đều theo quy hoạch?" Ông Khôi khá chung chung: "Trong Quy hoạch chung Thủ tướng mới phê duyệt, trong 4 quận trung tâm nội thành thì không xây nhà cao tầng nữa".

"Khu vực vành đai 4 đã ken dày các dự án bất động sản, vậy quy hoạch các trường đại học, bệnh viện sẽ bị đẩy ra khu vực nào?" - đại biểu Nguyễn Xuân Diên chất vấn. Theo ông Khôi, nguyên nhân chậm di dời các trường đại học, bệnh viện còn do quy hoạch mạng lưới của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Y tế triển khai chậm.

Phân cấp nhưng thả nổi trách nhiệm

Đại biểu Nguyễn Hoài Nam: Chưa rõ trách nhiệm trong quản lý lòng đường, vỉa hè

Tôi thấy phần trả lời chất vấn của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi-người phụ trách giao thông là chưa giải quyết phần liên quan xử lý trách nhiệm trong quản lý hè đường, vỉa hè. Có những vấn đề liên quan đến vốn, giải phóng mặt bằng nhưng rõ ràng trong chỉ đạo điều hành thực hiện chưa quyết liệt nên các đường vành đai, đường xuyên tâm làm chậm và chưa tốt.

Nguyễn Tú

Đại biểu Nguyễn Hoài Nam: Từ 2008 thành phố phân cấp cho các quận, huyện sử dụng hè đường nhưng thực tế đã để cho kinh doanh dịch vụ lấn chiếm tràn lan lòng đường, vỉa hè? Thành phố đã xử lý trách nhiệm của chính quyền cơ sở được giao, phân cấp quản lý về việc này ra sao? Giải pháp lập lại trật tự lòng đường vỉa hè thời gian tới ra sao? Ông Nguyễn Văn Khôi cho hay, thành phố đã giao thanh tra kiểm tra xử lý các trường hợp lấn chiếm lòng đường vỉa hè.

Trước những câu trả lời thiếu thông tin và chưa rõ vấn đề của ông Khôi, Phó Chủ tịch HĐND TP Lê Văn Hoạt nhắc: "Cần làm rõ trách nhiệm của thành phố khi cấp phép xây nhà cao tầng tại các địa điểm di dời nhà máy và trách nhiệm chính quyền trong việc để lấn chiếm lòng đường vỉa hè. Ngay từ trước đây Hà Nội đã có chủ trương ưu tiên đất cho mục đích công cộng, vậy thành phố đã kiến nghị gì với trung ương? Không thể phân cấp trách nhiệm quản lý vỉa hè rồi lại thả nổi được"?

Ông Nguyễn Văn Khôi cho rằng, thành phố đã báo cáo Chính phủ và nội dung kiểm soát nhà cao tầng đã được đưa vào Quy hoạch chung. "Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tràn lan, vậy có phường nào, xã nào, quận nào bị xử lý trách nhiệm chưa?" - ông Hoạt hỏi lại. "Xử lý trách nhiệm chính quyền thì chưa, nhưng đã xử phạt 5.450 trường hợp vi phạm" - ông Khôi thừa nhận.

Một số đại biểu cho rằng, địa điểm nhà máy di dời đều nằm ở các nút cửa ngõ giao thông quan trọng vào nội thành nhưng nay đã biến thành các khu đô thị. Riêng dự án Times City có quy mô dân số bằng một phường, dự án Royal City có quy mô không kém một quận.

Dự án tại Nhà máy rượu Hà Nội sau di dời cũng có quy mô đô thị tương đương 1 phường...dẫn đến tăng dân số cơ học, phương tiện đột biến. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc giao thông nội đô.

Minh Tuấn

Bệnh 'lạ' tiếp tục bùng phát trở lại


 > Có thể do hóa chất dùng trong nông nghiệp

Tính đến ngày 9-12, Quảng Ngãi đã có 79 người bị tổn thương da không rõ nguyên nhân. Vết loét không chỉ ở tay, chân mà lan cả lên miệng.

Bàn tay của người bị bệnh
Bàn tay của người bị bệnh.

Sau gần một tháng kể từ khi có kết quả khảo sát của Đoàn công tác Bộ Y tế về "bệnh lạ" tại xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, đến ngày 9-12, bệnh này tiếp tục bùng phát trở lại.

Hiện có 18 bệnh nhân đã nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi để điều trị. Theo các bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, bệnh không chỉ tái phát tại huyện Ba Tơ mà đã lan sang huyện Minh Long. Đặc biệt, bệnh không chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân mà đã lây lan sang miệng, lưng, bụng với nhiều vết loét, lở.

Bệnh xảy ra ở một số xã của huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) bắt đầu từ ngày 17-4 đến ngày 6-10-2011, có 61 trường hợp mắc bệnh, chủ yếu trong độ tuổi lao động từ 16-49, có 1 trường hợp tử vong.

Như vậy, tính đến ngày 9-12, đã có tới 79 người mắc căn bệnh này.
 

Qua xét nghiệm ở một số bệnh nhân cho thấy đường máu, canxi máu và albumin máu thấp, riêng đường men gan lại tăng cao gấp 5-10 lần bình thường. 


Qua điều trị tại các bệnh viên chuyên khoa da liễu của tỉnh và Trung ương thì hầu hết các trường hợp bệnh nhân được điều trị khỏi bằng chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, dinh dưỡng, một số trượng hợp được truyền huyết thanh ngọt, truyền đạm kết hợp với các vitamin nhóm B.
 

Với hội chẩn và nhận định kết quả bước đầu của bệnh là viêm da bàn tay bàn bàn chân do tiếp xúc, nhưng theo phó giáo sư, tiến sĩ Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện da liễu Trung ương, Trưởng đoàn khảo sát của Bộ y tế trong đợt khảo sát thực địa vào đầu tháng 10 vừa qua tại huyện Ba Tơ thì nguyên nhân rõ ràng chưa được xác định chính xác.
 

Hiện ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực điều trị, không để bệnh lây lan ra diện rộng.

Theo Nguyễn Đăng Lâm
TTXVN/Vietnam+

TP.HCM: Đổi mới chính sách đền bù, giải tỏa, tái định cư


Nhiều CSGT xem dân là nguồn thu nhập!


(PL)- Xã hội mặc nhiên hình thành một hình thái giao tiếp bất cần văn hóa: Hai bên đều không coi trọng nhau.

Chúng ta có thể nhớ lại hình ảnh này xảy ra chưa lâu: Công an Thanh Hóa quăng lưới vào người sử dụng xe có hành động lạng lách, vi phạm ATGT. Hành vi không chấp hành luật giao thông rất đáng phê phán nhưng ở vị trí người thi hành luật pháp, biện pháp này không bao giờ là phương pháp tối ưu vì người bị quăng lưới cũng chính là người dân. Giáo dục ý thức tôn trọng luật pháp không đồng nghĩa với gây nguy hiểm cho dân. Vụ việc trên đưa ta tìm về nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành vi xã hội khác trong ứng xử cộng đồng: Mày-tao, hỗn xược với dân khi hai bên phải đối diện với nhau trên đường phố hay trong trụ sở.

Những khẩu hiệu của ngành khi tiếp xúc với dân ngày càng chỉ là khẩu hiệu. Thực tế cuộc sống đã khác hẳn. Khi nạn mãi lộ ngang nhiên hoành hành, hệ quả tất yếu là người dân không còn tôn trọng hình ảnh người CSGT nữa. Ngược lại, ngành giao thông (xin nhấn mạnh không phải là tất cả) cũng nhìn người dân lưu thông trên đường phố là bọn "cứ bắt nó nhả tiền ra", chẳng cần cái gọi là điều lệnh ngành như chào hỏi cho mất thì giờ. Xã hội mặc nhiên hình thành một hình thái giao tiếp bất cần văn hóa. Hai bên đều không tôn trọng nhau.

Ngoài chấp hành nghiêm điều lệnh, CSGT còn phải văn minh, lịch sự trong giao tiếp với dân. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) Ảnh: HTD

Nhưng dù thế nào các CSGT cũng phải ghi nhớ điều này. Không phải người dân nào cũng có đủ ý thức hay bình tĩnh khi có va chạm, bị xét hỏi trên đường phố. Hình ảnh cô gái tát công an năm ngoái là một ví dụ. Nhưng cũng không mấy anh cảnh sát nào có đủ bình tĩnh để giải thích với người dân, kiềm chế mình không sử dụng vũ lực với dân như anh giao thông bị tát. Với người dân, không thể đòi hỏi ai cũng am hiểu luật đi đường. Cảnh sát phải là người có nghĩa vụ hướng dẫn, chỉ bảo, phải phân biệt thái độ không am hiểu với hành vi cố tình vi phạm để quyết định hướng dẫn hay xử phạt. Tiếc thay số CSGT thực sự vì dân ít gặp trên đường phố. Nhiều viên cảnh sát xem người đi đường là một nguồn thu nhập (!) và khi đã xem như thế, chắc chắn không có sự tôn trọng nào cho cả hai bên. Hệ quả của nó là CSGT sẵn sàng "mày-tao" với cả những người lớn tuổi hơn mình rất nhiều.

Nhất định phải cải thiện hình ảnh, có sự tôn trọng lẫn nhau. CSGT tôn trọng dân, dân tôn trọng sắc phục của CSGT. Cảnh sát phải vì dân, tôn trọng người dân thật sự. Khi ấy mới mong đạt được hành vi ứng xử công cộng mà nhiều nước văn minh khác đã có từ lâu giữa người dân và cảnh sát đường phố.

Nếu CSGT còn coi thường dân sẽ không có đáp án tốt đẹp về hành vi ứng xử. Cái gốc ở đấy mà thôi.

Cố gắng giảm thiểu sơ suất

Đội chúng tôi có hàng trăm chiến sĩ và đa số là những người trẻ. Đôi khi gặp những đối tượng vi phạm quá ngông nghênh hoặc do làm việc liên tục ở ngoài đường với áp lực cao, anh em có thể gây ra sơ suất với dân. Lãnh đạo đội sẽ luôn nhắc nhở, yêu cầu anh em mềm mỏng, bình tĩnh xử lý vụ việc theo đúng quy định.

ÔngNGUYỄN VĂN ĐỘĐội trưởng Đội CSGT - Trật tự - Phản ứng nhanh, Công an quận 9, TP.HCM

Do công việc nhiều nên chúng tôi khó tránh khỏi sơ sót, nhất là trước những tình huống phát sinh không thể lường trước. Trường hợp thấy phật ý, người dân nên kịp thời nhắc nhở hoặc phản ánh ngay đến lãnh đạo.

Trung tá HUỲNH PHƯỚC THUẬNĐội trưởng Đội CSQLHC về TTXH, Công an quận 6

Thực hiện "năm không, năm phải"

Nếu có thái độ bất lịch sự với dân, công an đã vi phạm điều lệnh CAND. Ngoài việc thực hiện cuộc vận động "CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa" do Bộ Công an phát động, chúng tôi còn yêu cầu cán bộ, chiến sĩ công an phải thực hiện "năm không, năm phải" do tỉnh phát động. Trong đó quan trọng nhất là không được gây phiền hà, sách nhiễu người dân (một trong năm không) và phải văn minh, lịch sự trong giao tiếp ứng xử; phải có tác phong nghiêm túc; phải nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân; ăn nói lịch sự lễ phép với nhân dân.

Chúng tôi vẫn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động này theo tiêu chí cán bộ, chiến sĩ nào bị phản ánh có thái độ vô lễ, sách nhiễu người dân sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật. Chúng tôi chưa nghe chuyện công an chửi thề hay "mày tao" với dân, nếu có nghe thì nhất định không bỏ qua.

Đại táNGUYỄN HÂN HOAN,Trưởng phòng Công tác chính trị và Công tác quần chúng, Công an tỉnh Đồng Tháp

Đề nghị dân phản ánh ngay

Khi gặp phải một chiến sĩ công an nào phách lối, sách nhiễu, đề nghị người dân báo ngay cho cơ quan công an. Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm khắc, không bao che cho bất kỳ ai. Bởi lẽ điều lệnh CAND quy định rõ "CAND đối với dân phải kính trọng, lễ phép, vì nhân dân phục vụ".

Hiện chúng tôi vẫn thường xuyên tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về cách ứng xử của công an trong khi thi hành công vụ; về đạo đức tác phong của công an. Trong những cuộc tiếp xúc này, ban giám đốc thường nghe các ý kiến về tác phong làm việc, chứ chưa nghe nói cán bộ, chiến sĩ hỗn láo, lỗ mãng với dân.

Đại táNGUYỄN HỮU TRÍPhó Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang

T.HIẾU - M.HIẾUHÙNG ANH ghi

ĐỖ TRUNG QUÂN

Dạy lễ phép cho CSGT ????????


(PL)- Về việc một số công an chửi thề, vô lễ với dân, một giảng viên Trường ĐH Cần Thơ lý giải: "Tất cả đều bắt nguồn từ giáo dục".

"Đào tạo thế nào sẽ cho ra con người thế đó". Giảng viên này khẳng định như vậy. Dù các cán bộ, chiến sĩ công an đều được học hành trong trường lớp nhưng sở dĩ một số công an có thái độ ứng xử thiếu văn minh, lịch sự với dân là do họ được đào tạo không đến nơi đến chốn, bản thân lại thiếu tu dưỡng rèn luyện.

Giáo dục bất ổn

Nếu được giáo dục, giảng dạy đàng hoàng từ trên ghế nhà trường thì khi đi làm việc, thực thi nhiệm vụ, công chức nói chung (cán bộ, chiến sĩ công an nói riêng) sẽ không bao giờ tự cho phép mình vô lễ, hoạnh họe, hạch sách người dân, nhất là đối với những người lớn tuổi hơn mình.

Ngành công an cũng đã quan tâm tổ chức thực hiện các cuộc vận động thực hiện nghiêm điều lệnh công an nhân dân (CAND), thực hiện văn hóa ứng xử với dân khi thi hành công vụ góp phần chấn chỉnh tác phong, nâng cao đạo đức của cán bộ, chiến sĩ công an.

Thế nhưng như thế vẫn chưa đủ. Nếu lãnh đạo công an tăng cường kiểm tra, giám sát chính nội bộ mình để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm cán bộ, chiến sĩ dưới quyền vi phạm thì có lẽ ngày nay không có nhiều những "con sâu làm rầu nồi canh" như thế. Bởi đơn giản như việc chào người tham gia giao thông: Điều lệnh quy định CSGT phải chào dân trước khi kiểm tra giấy tờ nhưng hầu như chẳng có anh nào chịu thực hiện động tác này. Sao vậy? Nên nhớ trong một tập thể cơ quan, dù trong hay ngoài ngành công an, nếu một cá nhân có hành vi ứng xử sai trái với người dân khi thi hành công vụ nhưng lãnh đạo làm ngơ không kỷ luật thì chẳng mấy chốc căn bệnh vô văn hóa sẽ lây lan sang những cá nhân khác.

Theo điều lệnh, CSGT phải chào dân trước khi kiểm tra giấy tờ. Ảnh: HTD

Tự xóa nhòa hình ảnh mình!

Hiện tượng một số công an thiếu lễ phép với dân đang xảy ra ở khắp nơi chứ không riêng địa phương nào. Phải chăng đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng công an bị đánh,  người dân không tôn trọng công an, bởi suy nghĩ: Công an không tôn trọng dân thì dân chẳng việc gì phải tôn trọng công an.

Cách nay 10 năm, người dân thường gọi công an bằng anh, bằng chú nhưng giờ nói tới công an, nhiều người dân buột miệng gọi "thằng này", "thằng kia"... nghe thật đau lòng. Cũng cách nay 10 năm, hầu như không xảy ra hiện tượng người dân chống đối lại công an khi đang thi hành nhiệm vụ nhưng vài năm gần đây dân sẵn sàng chống trả lại công an, thậm chí đâm chém, nổ súng vào công an. Rõ ràng đây là một hiện tượng xã hội rất đáng báo động bởi hình ảnh người CAND đã ít nhiều nhạt nhòa trong mắt của dân.

Nhiều lãnh đạo công an các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cho rằng khi gặp phải những công an "bậy bạ", người dân nên phản ánh ngay với họ để họ xử lý nghiêm. Nghe đơn giản nhưng thực tế chẳng mấy ai muốn (hoặc không dám) tố để còn được yên thân làm ăn. Chính mắc mứu này khiến nhiều CSGT càng trở nên lộng hành và người dân khi nghe nhắc đến họ thường có nhiều suy nghĩ không thiện cảm.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân: Văn hóa ứng xử là nền tảng

Ứng xử không lịch sự, nhã nhặn, thiếu văn hóa không chỉ có ở công an mà còn ở nhiều cơ quan khác.

Có sự khác biệt rất rõ giữa ứng cử trong quân đội và trong lực lượng công an. Trong quân đội, sự tôn ti trật tự thể hiện rất rõ. Ví dụ, tiểu đội trưởng rất sợ trung đội trưởng và sự va chạm giữa quân đội với nhân dân trong đời sống thường nhật hầu như không có. Ngược lại, công an lại là lực lượng sống trong dân - CAND. Họ sống trong xã hội, kiểm soát con người cá nhân trong xã hội nên sự va chạm trực tiếp hơn.

Có nhiều lý do dẫn đến quan hệ người dân và công an xấu đi. Thứ nhất, người dân ngày xưa tôn trọng cách mạng nên quý chính quyền, với họ công an là đại diện chính quyền nên họ tôn trọng. Thứ hai, người dân muốn được việc của mình nên có thái độ khúm núm trước công an. Thứ ba, lực lượng công an hiện là lực lượng đại diện cho nhà cầm quyền nhưng lại ít được đào tạo về văn hóa mà chỉ thiên về chuyên môn ở trình độ không cao.

Thực tế, vi phạm luật đều có vô tình hoặc cố ý, nếu người công an đủ tỉnh táo để xử lý, phân tích rõ ràng với thái độ ôn tồn thì người dân sẽ chẳng bị áp lực. Chính văn hóa ứng xử thể hiện qua thái độ, lời nói… đúng mực của người công an sẽ làm giảm thiểu các căng thẳng, xung đột, đưa các quan hệ xã hội đi vào những trật tự vốn phải có của nó.

QUỲNH TRANGghi

HÙNG ANH ghi