THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

24 February 2012

Việt Nam gia tăng đầu tư vào Campuchia ?


2012-02-23

Tại Campuchia, ngày càng có nhiều nhà đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam khi chính phủ Phnom Penh tiếp tục đẩy mạnh việc thu hút luồng đầu tư.

Photo Quốc Việt, RFA

Ngân hàng Sacombank của Việt Nam tại Campuchia. Photo Quốc Việt, RFA



Cho đến hiện nay, đã có hơn 500 công ty Việt Nam đã đăng ký kinh doanh theo luật thương mại và đầu tư tại tại xứ Chùa Tháp.

Thực tế đầu tư của Việt Nam tại Campuchia trong thời gian qua ra sao? Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tìm hiểu như sau:

Campuchia có nền kinh tế chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp, may mặc, xây dựng và du lịch. Tình hình kinh tế nước này đã trải qua nhiều khó khăn khi đất nước bị tàn phá nặng nề do cuộc chiến tranh tàn phá của chế độ Khmer Đỏ. Sau khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ, từ bàn tay trắng cho đến thắng lợi thoát nạn đói, từ sự thiếu hụt nguồn nhân lực và nỗ lực từ nội lực cố gắng khôi phục, xây dựng cơ sở hạ tầng bị đổ nát cho đến khi đạt được nền phát triển kinh tế xã hội có thể nói ổn định như hiện nay.

Với nhiều lợi thế VN là nước đầu tư lớn nhất vào Campuchia


Kể từ sau năm 1993, Campuchia đã thu hút được lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài rất mạnh. Nước này là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 1999, nhưng buôn bán chủ yếu với các nước Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và Singapore với tổng kim ngạch hàng năm với các nước này chiếm 80% trong tổng thương mại với nước ngoài.

Theo số liệu thống kê của Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC), Campuchia đã thu hút vốn đầu tư lên tới 880 triệu USD từ các nước ASEAN trong năm 2011. Trong đó, Việt Nam là nước đầu tư lớn nhất trong ASEAN vào Campuchia với vốn cam kết là 631 triệu USD trong 17 dự án. 

Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia mới chỉ chính thức tập trung mạnh từ năm 2009 đến nay, chủ yếu trong lĩnh vực hàng không, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, trồng và chế biến cao su, khai thác quặng…v.v. Chỉ sau hơn 3 năm, tổng mức đầu tư của Việt Nam tại Campuchia đã đạt mức 2,4 tỷ USD; đồng thời Campuchia là quốc gia đứng thứ hai trong số 55 nước 
Cơ sở du lịch của Việt Nam tại Phnom Penh
Cơ sở du lịch của Việt Nam tại Phnom Penh. Photo Quốc Việt, RFA
và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư. Chính phủ hai nước còn khẳng định quyết tâm đưa kim ngạch hai chiều tăng gấp hai lần trong 5 năm tới, đạt 5 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê của Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC), Campuchia đã thu hút vốn đầu tư lên tới 880 triệu USD từ các nước ASEAN trong năm 2011. Trong đó, Việt Nam là nước đầu tư lớn nhất trong ASEAN vào Campuchia với vốn cam kết là 631 triệu USD trong 17 dự án

Trưởng đại diện Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia, kiêm Trưởng đại diện Hội phát triển hợp tác kinh tế Campuchia – Việt Nam – Lào là ông Chan Long cho biết rằng doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế khi đầu tư vào Campuchia hơn Thái Lan, Trung Quốc, do vị trí địa lý gần, vận chuyển hàng hóa thuận lợi khi có cả đường sông, đường bộ, đường biển. Đặc biệt có rất nhiều cửa khẩu quốc tế thuận tiện cho di chuyển nhân sự, hàng hóa qua lại giữa hai nước một cách nhanh chóng.

Ông cho biết, "Nói chung vấn đề là kinh tế thị trường, những ngành nghề nào mà phát triển được để có lợi cho công ty và quốc gia thì họ sẽ đầu tư vào ngành nghề đó. Các công ty Việt Nam sang đây, riêng về mặt phát triển kinh tế cao su cũng khoảng 60-70 ngàn hécta trong khi mục tiêu họ làm khoảng 100-200 ngàn hécta. Đó là của Nhà nước. 

Ngoài ra, công ty của tư nhân cũng qua đây nhiều, đầu tư khai hoang trồng mì. Hiện giờ, có 50 ngân hàng của Việt Nam có mặt tại Campuchia… Cái mức độ thuận lợi giữa Việt Nam và Campuchia là vấn đề hàng hóa vì trong thời gian qua một số mặt hàng Thái Lan không qua đây được là do tình hình xung đột biên giới. Thành ra số hàng hóa của Thái Lan không vô được, do đó hàng hóa Việt Nam phủ kín ở đây."

Quan hệ Campuchia – Việt Nam đang phát triển về mọi mặt theo phương châm "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" là nền tảng quan trọng và thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tận dụng để tăng cường đầu tư và thúc đẩy thương mại.

Tính đến năm 2011, hai nước Campuchia – Việt Nam đã thỏa thuận mở 10 cửa khẩu quốc tế và 12 cửa khẩu chính, trong đó có 19 cửa khẩu đường bộ và 03 cửa khẩu đường sông. Hệ thống cửa khẩu này đã giúp cho việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước, sự giao lưu của dân cư hai bên nhanh chóng và thuận tiện.
Hiện giờ, có 50 ngân hàng của Việt Nam có mặt tại Campuchia… Cái mức độ thuận lợi giữa Việt Nam và Campuchia là vấn đề hàng hóa vì trong thời gian qua một số mặt hàng Thái Lan không qua đây được là do tình hình xung đột biên giới.

Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, thương hiệu Metfone tại Campuchia
Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, thương hiệu Metfone tại Campuchia. Photo Quốc Việt RFA
Hiện có trên 500 doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư chính thức vào Campuchia. Phần lớn các doanh nghiệp đã làm ăn được thành công là những doanh nghiệp có tên tuổi ở Việt Nam, sau đó mở rộng sang thị trường Campuchia như ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), ngân hàng Đầu tư và phát triể Việt Nam (BIDV), tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), tập đoàn cao su, tập đoàn than và khoáng sản, tập đoàn dầu khí Việt Nam, và công ty phân bón Bình Điền…v.v.

Việt Nam vừa làm kinh tế vừa làm chính trị


Tiến sĩ Sok Touch, nhà phân tích chính trị độc lập, chuyên gia nghiên cứu và tham gia quan sát sự kiện nhận xét rằng việc Việt Nam tăng cường đầu tư vào Campuchia vì nước này đã có chính sách kinh tế, chính trị và chiến lược đầu tư rõ ràng. Thứ nhất, Việt Nam đã thấu hiểu đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên Campuchia sau 10 năm quản lý (1979 – 1989). Thứ hai, dân số Campuchia vẫn còn ít (15 triệu). Thị trường Campuchia vẫn còn rất nhiều tiềm năng, đặc biệt trong những lĩnh vực cơ sở hạ tầng, du lịch, công nghệ thông tin viễn thông, hàng không, công – nông nghiệp, tuy nhiên nguồn nhân lực và trình độ Đại học, kinh nghiệm vẫn thiếu. Thứ ba, hệ thống cửa khẩu Campuchia – Việt Nam thuận tiện, hệ thống đường giao thông được cải thiện. Thứ tư, các tình báo viên và đảng viên Việt Nam biết tiếng Khmer và hiểu biết nền văn hóa người Campuchia nên họ có lý do phù hợp tập trung đầu tư vào đây.
hệ thống cửa khẩu Campuchia – Việt Nam thuận tiện, hệ thống đường giao thông được cải thiện. Thứ tư, các tình báo viên và đảng viên Việt Nam biết tiếng Khmer và hiểu biết nền văn hóa người Campuchia nên họ có lý do phù hợp tập trung đầu tư vào đây.

Theo Tiến sĩ, tuy Việt Nam đang tập trung đầu tư vào Campuchia mạnh như hiện nay nhưng phần lớn đó không phải đầu tư lâu dài. Đa số là các doanh nghiệp tận dụng xung đột biên giới Campuchia – Thái Lan ngoài các công ty trồng cây cao su. Ông còn nói rằng bất cứ khi nào Việt Nam tập trung đầu tư mạnh thì chính phủ Việt Nam càng có cơ hội quản lý thị trường kinh tế và nhiều vấn đề khác của Campuchia.
 
Tiến sĩ Sok Touch nhận định thêm, "Campuchia là thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc Tế (WTO). Campuchia là nước nghèo, Liên minh Châu Âu đã miễn thuế nhập khẩu cho hàng hóa Campuchia vào thị trường này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam tập trung đầu tư hay mở công ty tại đây. Bất cứ nhà đầu tư nào đều muốn tận dụng cơ hội đầu tư hấp dẫn từ thị trường Campuchia." 
 
Phát ngôn viên của đảng Sam Rainsy là ông Yim Sovann thì cho rằng một số dự án đầu tư từ nước ngoài và một số công ty địa phương đang đe dọa nền phát triển kinh tế, cưỡng chế đất đai, tạo công ăn việc làm và bảo đảm cải thiện điều kiện làm việc của Campuchia, do các công ty này khai hoang rừng bừa bãi để lấy đất trồng cao su, khai thác mỏ vàng một cách ngang nhiên và tuyển nhân viên lao động nước ngoài một cách phi lý.
 
Campuchia hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài tôn trọng luật đầu tư địa phương, tôn trọng lợi ích quốc gia, tôn trọng quyền công dân bản xứ, tôn trọng quyền sỡ hữu đất đai và không gây bất mãn trong xã hội như trường hợp cưỡng chế đất, hoặc dùng bảo lực đàn áp dân khi họ khiếu nại đất đai.
có rất nhiều công ty Việt Nam hưởng được đất tô nhượng kinh tế từ chính phủ để trồng cao su nhưng không mang lợi ích cho Campuchia. Trường hợp cưỡng chế đất không đền bù thỏa đáng, phá hoại rừng nguyên sinh và gây ô nhiễm môi trường vẫn xảy

Theo ông thì cho đến giờ này có rất nhiều công ty Việt Nam hưởng được đất tô nhượng kinh tế từ chính phủ để trồng cao su nhưng không mang lợi ích cho Campuchia. Trường hợp cưỡng chế đất không đền bù thỏa đáng, phá hoại rừng nguyên sinh và gây ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra ở tỉnh Kampong Thom, Kraties, Stung Treng, Preah Vihear và tỉnh Mondolkiri…v.v.
 
Ông Yim Sovann nói, "Chúng tôi không chống các công ty tư nhân đầu tư nước ngoài đang góp phần xây dựng đất nước và cũng không phân biệt chủng tộc. Bất cứ công ty nào có thể giúp tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, tôn trọng luật lao động, luật đầu tư thì chúng tôi chào đón. Đảng đối lập không muốn dân hiểu lầm là đảng này phân biệt chủng tộc hay chống công ty đầu tư nước ngoài. Nhưng đảng đối lập tuyệt đối không đồng thuận với công ty đầu tư đang phá hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên và cưỡng hiếp đất dân làng…"
 
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh trong chuyến thăm và làm việc tại Campuchia từ ngày 9-12/2 vừa qua cũng thừa nhận cũng còn những dự án và doanh nghiệp Việt Nam tại đây họat động chưa hiệu quả, chưa bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng cam kết. Thậm chí có doanh nghiệp Việt Nam còn chưa tuân thủ nghiêm túc pháp luật của Campuchia, ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh đất nước và quan hệ giữa Campuchia – Việt Nam.
 
Trong khi đó, ông Chan Long cũng thừa nhận một số đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam không tuân thủ pháp luật địa phương, "Có một số (đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam) làm không đúng quy định. Chẳng hạn rằng trồng cao su, rừng nguyên sinh nhưng theo quy hoạch chính phủ cho khai thác. Ví dụ, cho diện tích 1.000 hécta nhưng mỗi năm chỉ cho phép khai thác 200 hécta. Sau khi phủ kín xong mới chúng ta có thể tiếp tục khai hoang địa điểm khác. 

Nhưng trong khi họ khai hoang rồi thấy gỗ tốt nhiều quá, họ làm luôn. Vi phạm trong vấn đề đó. Một số đã vi phạm mặt pháp lý Campuchia nhưng chỉ có một số ít thôi. Ví dụ, như hàng hóa may mặc, bây giờ một số hàng may mặc xuất khẩu từ Campuchia thì được miễn thuế. Khối cộng đồng Liên minh Châu Âu miễn thuế cho Campuchia. Do do, qua đây (Campuchia) làm một số thôi nhưng làm thủ tục cho nhiều để mà đem hàng Việt Nam qua đây xuất đi. Chẳng hạn, nó làm như thế để được miễn giảm thuế…"

Nói chung họ vẫn còn phân biệt người Việt sống trên này. Nhất là người Việt tỵ nạn luôn luôn được bên đây theo dõi hết, các Hiệp hội Việt kiều theo dõi hết. Họ vừa làm kinh tế vừa làm chính trị. Kể cả bên tôn giáo cũng vậy... 
ông Hồ Văn Chính

Ông Chan Long còn giải thích rằng do lao động địa phương thiếu trình độ chuyên môn kỹ thuật, nên các công ty Việt Nam buộc phải đưa các chuyên viên kỹ thuật từ Việt Nam hỗ trợ. Công ty Việt Nam tạo công ăn việc làm tại chỗ từ 70-80% lao động địa phương. Bên cạnh đó, cũng có một số lao động phổ thông là người Việt sinh sống tại xứ Chùa Tháp vì phần lớn người Việt ở đây không có điều kiện học tập như người dân bản xứ hay chuyên viên kỹ thuật qua từ Việt Nam.
 
Nhưng ông Hồ Văn Chính, người Việt đang sống ở Campuchia cho rằng các doanh nghiệp của chính phủ Việt Nam đầu tư vào Campuchia vẫn phân biệt người tỵ nạn và ngươi Việt đang sinh sống ở đây. Doanh nghiệp đang đầu tư vào Campuchia không được đại diện cho hình ảnh Việt Nam mà là họ qua Campuchia để làm kinh tế và chính trị. 
 
"Nói chung họ vẫn còn phân biệt người Việt sống trên này. Nhất là người Việt tỵ nạn luôn luôn được bên đây theo dõi hết, các Hiệp hội Việt kiều theo dõi hết. Họ vừa làm kinh tế vừa làm chính trị. Kể cả bên tôn giáo cũng vậy... Họ đưa con cháu của họ ở đây và tuyển qua quan hệ người Việt – Campuchia đưa vô (làm việc). Hoặc người Việt nào mà thân tính của họ từ trước tới giờ đó thì tuyển vô (làm việc)."
 
Trong năm 2011, Campuchia đã đạt được nhiều thành tựu mới trong công cuộc xây dựng đất nước. Nền kinh tế nước này đã thoát khỏi nạn khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2010, đã nâng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 6%. Tháng 12/2011, tổng sản phẩm quốc nội của nước này lên 7%, còn lạm phát vẫn còn ổn định ở mức 5% trong năm 2011. Campuchia đã giảm tỷ lệ đói nghèo xuống 26% và có thể giảm xuống còn 19,5% vào năm 2015. Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt 6,5% nhờ tốc độ mở rộng khả quan của lĩnh vực du lịch, xuất khẩu may mặc xây dựng và nông nghiệp.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.