THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

31 March 2012

Cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình lĩnh 20 năm tù giam


30/03/2012 19:23:50
 - 17h30 ngày 30/3, Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng đã tuyên án dành cho 9 bị cáo trong vụ án Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Vinashin.

Theo đó, bị cáo Phạm Thanh Bình - nguyên Chủ tịch Vinashin bị tuyên phạt 20 năm tù giam.

Bị cáo Trần Quang Vũ - nguyên Tổng Giám đốc Vinashin - chịu 11 năm tù giam.

Bị cáo Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng Ban kiểm soát Vinashin, nguyên Giám đốc Công ty Tài chính TNHH một thành viên Vinashin (VFC) bị tuyên phạt 19 năm tù giam.

Bị cáo Tô Nghiêm, nguyên Giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủy (CNTT) Cái Lân chịu 18 năm tù giam.
 
Bị cáo Phạm Thanh Bình (giữa) tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: Thanh niên
Bị cáo Phạm Thanh Bình (giữa) tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: Thanh niên


Bị cáo Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần CNTT Hoàng Anh thuộc Vinashin chịu án 16 năm tù giam.

Bị cáo Hoàng Gia Hiệp, nguyên Phó tổng giám đốc VFC của Vinashin bị tuyên phạt 13 năm tù giam.

Bị cáo Trịnh Thị Hậu, nguyên Phó tổng giám đốc VFC chịu 14 năm tù giam.

Bị cáo Đỗ Đình Côn - nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần CNTT Hoàng Anh bị tuyên phạt 10 năm tù giam.

Riêng bị cáo Nguyễn Tuấn Dương - nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Cửu Long - bị tuyên phạt 3 năm tù giam.

Ngoài ra, các bị cáo bị buộc bồi thường tổng cộng hơn 600 tỷ đồng cho Nhà nước, hơn 2 tỷ đồng tiền án phí sơ thẩm và cấm các bị cáo được tham gia giữ chức vụ quản lý kinh tế, chức vụ của Nhà nước trong 5 năm từ sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

Trước đó, trong buổi sáng, đại diện các các công ty VFC, Công ty CP Viễn Dương - Vinashin, Công ty CP nhiệt điện Cái Lân, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, Công ty CP đầu tư Cửu Long không có ý kiến, không nắm rõ về các khoản thiệt hại do các bị cáo bị truy tố trong vụ án gây ra với doanh nghiệp của mình.

Quan điểm mờ nhạt của đại diện các doanh nghiệp này đã bị đại diện Viện kiểm sát chỉ trích:"Chúng tôi thấy rất buồn. Nhiều nguyên đơn dân sự đến toà không nắm được có lợi hay không có lợi, số nợ bao nhiêu cũng không nắm rõ" - vị này nói tiếp - "Tiền trong các dự án này không phải ở trên trời rơi xuống. Từ nguồn của VFC cũng là tiền của Vinashin, là tiền của Nhà nước".

Từ đây, đại diện Viện kiểm sát khẳng định Hội đồng xét xử sẽ thay mặt toà án để đòi lại tiền cho Nhà nước.

Đồng thời, Viện kiểm sát chỉ rõ tình thiếu hợp lý trong phần bào chữa cho bị cáo Phạm Thanh Bình. Cụ thể, bị cáo bị truy tố về vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, chứ không phải bị truy tố về hành vi vi phạm văn bản pháp luật. Do đó, không có cơ sở xem xét việc bị cáo Bình chỉ vi phạm về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Việc làm trái các quy định trong dự án mua tàu Hoa Sen đã làm Nhà nước thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Do đó bị cáo phải chịu trách nhiệm về thiệt hại này.

Đặc biệt, tại nhà máy nhiệt điện Cái Lân, trong khi dự án được phê duyệt thì máy móc là đạt tiêu chuẩn chấu Ân, mới 100%, nhưng các bị cáo đã nhập về thiết bị cũ từ Trung Quốc. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến nhà máy có công suất không đạt yêu cầu.

Tại vụ tàu Bạch Đằng Giang, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu có được giao cải hoán và quản lý sử dụng. Nhưng việc phá dỡ tàu mà không báo với VFC - đơn vị là có quyền quản lý tàu này - là sai phạm nghiêm trọng. Vì trong hợp đồng thế chấp đã ghi rõ: không được cầm cố, tháo dỡ tàu này

Về các khoản vay trong vụ án, đại diện Viện kiểm sát nói rõ: "Các khoản vay đều có lộ trình trả. Song các công ty đều chưa trả được đồng nào. Nếu tất cả các đơn vị làm ăn nghiêm chỉnh, vay về đầu tư đúng, không mất khả năng thanh toán thì đâu có chuyện Vinashin bị rơi vào tình cảnh như hiện nay ?". 

Thùy Anh