THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

12 April 2012

Ông Phạm Đình Nguyên: Chưa biết mua Buford làm gì!


Ông Nguyên nói: Mọi việc diễn ra quá nhanh, kể từ lúc tôi quyết định đến lúc tôi sang thị trấn Buford đấu thầu, trúng thầu chỉ có 2 tuần, “cho tới giờ phút này, tôi vẫn còn cảm giác lâng lâng, tự hào của 1 người Việt mua thị trấn ở Mỹ…”

Ông dự định sử dụng Buford vào việc gì?

Thú thật lúc này tôi cũng chưa có suy nghĩ nhiều kế hoạch mua để cụ thể làm gì. Tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản, công ty IDS của mình làm phân phối, nếu sở hữu được một thị trấn Buford như thế này, sẽ là một “bàn đạp tinh thần” tốt ở Mỹ thì cũng sẽ giúp việc phân phối, phát triển thương hiệu dễ dàng hơn.

Hoặc chúng tôi tung ra sản phẩm mới ở Mỹ chắc cũng tạo được tiếng vang hơn vì đây là thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ mà!

Tổng GĐ Công ty IDS Phạm Đình Nguyên và công dân duy nhất của thị trấn Buford - Mỹ.

Nhiều người nói ông đã bỏ ra số tiền quá lớn để mua 1 thị trấn vô cùng vắng vẻ, chỉ có duy nhất 1 người. Trong khi đó, ông có thể bỏ thêm 1 ít tiền để mua thị trấn lớn hơn...

Tôi nghĩ, mỗi người nhìn ở một góc độ khác nhau nên chuyện bình luận đắt rẻ là của mỗi người. Người nhìn ở góc độ bất động sản thì chuyện mua thị trấn 1 người là bất lợi.

Nhưng chính điều này mới làm nên đặc biệt cho thị trấn Buford được xem là “thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ” này. Bằng chứng là truyền thông tại Mỹ và các nước khác đã đưa tin rầm rộ về sự kiện đấu giá này.

Thế giá trị của nó là gì, thưa ông?

Tại cửa hàng tiện lợi của ông chủ thị trấn Don Sammons có bán những vật lưu niệm như cốc uống nước, áo thun mang dòng chữ “Buford: thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ”.

Vì vậy, giá trị của thị trấn này không phải là trạm xăng, cửa hàng tiện lợi, ngôi nhà mà là tính đặc biệt của nó là chỉ có 1 người, thị trấn lâu đời thứ 2 ở bang Wyoming, mã bưu điện…

Từ hôm đấu giá thành công đến nay, ông đã làm những việc gì cho thị trấn này?

Sau buổi đấu giá, tôi đã cùng với người đại diện đấu giá  gặp gỡ một số bên có liên quan như luật sư, công ty cho thuê bất động sản, công ty quản lý tài sản…

Ông sẽ trực tiếp đứng ra quản lý thị trấn hay ủy quyền cho ai?

Bà con của tôi ở bên đây sẽ giúp tổ chức, sắp xếp lại thị trấn này. Lúc này đây, tôi chỉ muốn tiếp tục là “thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ”. Vì đây là điểm đặc biệt tạo nên sự khác biệt cho thị trấn này.

Gần 1 triệu USD, số tiền vượt quá nhiều lần số tiền mặt ông được phép mang khỏi biên giới. Giờ ông sẽ lấy gì để trả tiền mua thị trấn này?

Thú thật là lúc này tôi cũng đang lâng lâng cảm giác của một người Việt mua thị trấn Mỹ. Những khó khăn cho đến giờ tôi cũng đã vượt qua. Tất nhiên, tôi còn phải hoàn tất thủ tục và mượn tiền bà con ở Mỹ để thanh toán. Tôi nghĩ, những khó khăn sắp tới không phải là “không có gì là không thể”

Lâng lâng, như ông nói, cảm giác giống như là...

Sở hữu thị trấn này sẽ làm cho tên tuổi của IDS được nhiều người biết tới không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Mỹ. Điều này sẽ tạo điều kiện cho chúng tôi đưa các thương hiệu Việt Nam sang Mỹ. Đồng thời, cũng giúp chúng tôi tung ra các thương hiệu mới, nhắm đến thị trường Mỹ. Đã đến lúc, người Việt chúng ta không nên tự ti. “Không có gì là không thể”.

Theo Việt Dũng
VTCNews