THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

16 May 2012

Dự án đập Xayaburi bị hoãn lại



2012-05-14
Thông tin về việc họat động xây dựng cơ sở hạ tầng ngọai biên cho đập thủy điện Xayaburi trên dòng chính sông Mê kong chảy qua địa phận nước Lào lại dấy lên làn sóng phản đối dự án đó trong thời gian gần đây.
savethemekong.com photo
Người Thái Lan biểu tình chống dự án đập Xayaburi

Tin cho biết vào ngày 17 tháng tư vừa qua, công ty xây dựng Ch Karnchang của Thái Lan công bố đã ký kết hợp đồng trị giá 2,4 tỷ đô la với Công ty Điện lực Xayaburi cho các công tác thiết kế, cung cấp thiết bị và xây dựng thủy điện Xayaburi. 
Tờ The Economist thì lại nói hợp đồng lên đến 3 tỷ 8, và công ty này đã thuê 5 ngàn công nhân, cũng như công tác xây dựng chính thức bắt đầu hồi ngày 15 tháng 3. Thông tin đó ngay lập tức khiến cho nhiều tổ chức bảo vệ môi trường như tổ chức các Dòng Sông Quốc tế, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên hoang dã WWF lên tiếng.
Xây dựng hạ tầng cho đập Xayaburi đã tiến hành- ảnh mouthsource.com
Xây dựng hạ tầng cho đập Xayaburi đã tiến hành- ảnh mouthsource.com

Áp lực từ nhiều phía

Một những kêu gọi đuợc nêu ra là phải cho ngưng mọi công tác liên quan theo khuyến nghị đuợc thống nhất đưa ra tại hội nghị bộ trưởng bốn nuớc thuộc Ủy hội Sông Mê Kong, gồm Lào, Kampuchia, Thái Lan và Việt Nam, tại Siem Reap hồi tháng 12 năm ngóai. 
Theo khuyến nghị được cả bốn nuớc đồng thuận thì dự án đập Xayaburi phải được ngưng để nghiên cứu thêm những tác động mà đập thủy địên này có thể gây ra cho môi truờng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống nguời dân ở xung quanh và hạ lưu vực sông từ con đập.
Vào cuối tháng tư, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên, WWF, đã lên tiếng. Chuyên gia phụ trách về lĩnh vực thủy điện bền vững của WWF tại khu vực Mê Kong, ông Marc Goichot, kêu gọi Ủy hội Sông Mê kong phải thành lập một tổ đại diện đến giám sát thực địa khu vực dự kiến xây đập và có những phản hồi cụ thể. 
Đại diện của WWF cũng kêu gọi chính phủ Lào phải thông báo cho các thành viên khác trong Ủy hội Sông Mê kong về tính xác thực của một báo cáo được đưa ra và cũng gặp nhiều phản ứng bất lợi.
WWF nói rõ Lào cần phải trả lời câu hỏi có phải Vientiane đã vi phạm cam kết với Ủy hội Sông Mê kong hồi tháng 12 năm ngóai hay không.
Được biết Kampuchia cũng chính thức có ý kiến sau khi nhận được tin về việc Công ty Ch Karnchang ký hợp đồng với Lào về đập Xayaburi. Bộ trưởng Tài nguyên Nước của chính phủ Phnom Penh, Lim Kean Hor, đã gửi thư phản đối gửi đến chính phủ Lào. Thư kêu gọi phải ngưng ngay họat động xây dựng cho đến khi một nghiên cứu đánh giá độc lập về các tác động môi trường do đập thủy điện Xayaburi gây nên.
Dòng Mekong đem phù sa màu mỡ- ảnh AsianScientist.com
Dòng Mekong đem phù sa màu mỡ- ảnh AsianScientist.com
Tại Thái Lan, dân chúng sống tại tám tỉnh trên hữu ngạn sông Mê Kong cũng đã lên tiếng phản đối và yêu cầu chính phủ Lào phải lắng nghe nguyện vọng của họ.

Hoạt động của "Mạng lưới Sông Ngòi Việt Nam"

Mạng Luới Sông Ngòi Việt Nam vừa qua có gửi thư lên thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Ủy ban Sông Mê kông đề nghị can thiệp dừng việc xây dựng đập thủy điện Xayaburi tại Lào. 
Bà Ngụy Thị Khanh, chuyên gia của Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam, xác nhận việc tổ chức này từng gửi thư đến thủ tướng chính phủ và các cơ quan chức năng của Việt Nam về kế họach Lào cho xây dựng đập thủy điện Xayaburi trên dòng chính sông Mê kông chảy qua địa phận nuớc Lào. Bà cho biết:
"Mạng Lưới Sông Ngòi từ đầu đã tham gia với nhiều hoạt động kể cả thư kiến nghị gửi thủ tướng và các bộ, ngành có kiến nghị với chính phủ các nước hạ lưu vùng Mê kong cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi đi đến ra quyết định cho xây dựng đập này. Lý do vì nó ảnh hưởng rất lớn đến Đồng bằng Sông Cửu Long.
Trong thư của cả hai lần gửi, chúng tôi đều nêu rõ xây dựng đập này không mang lại bất kỳ ích lợi nào cho Đồng bằng Sông Cửu Long cả. Việt Nam chẳng có lợi gì từ công trình này, mà trái lại nó sẽ gây hại cho 20 mấy triệu người dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, rồi có hại đến an ninh nguồn nước của quốc gia nữa. 
Từ đầu chúng tôi đã đưa ra khuyến nghị là phải dừng để nghiên cứu thêm theo như báo cáo môi trường chiến lược. Phía chính phủ cũng đang tích cực thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và đề nghị phía bên Lào dừng lại. Tuy nhiên gần đây, Lào và Thái Lan có những xúc tiến công việc không đúng theo như cam kết, nên chúng tôi tiếp tục theo đuổi vấn đề này."

Chính phủ cần làm gì hơn nữa?


Theo chuyên gia Ngụy Thị Khanh thì trong thư gửi thủ tướng gần đây sau khi có tin công ty xây dựng Ch Karnchang của Thái Lan và Lào ký hợp đồng trị giá đến 2 tỷ tư cho các công tác kỹ thuật, cung cấp thiết bị và xây dựng, Mạng lưới Sông Ngòi Việt Nam nhấn mạnh đến một số việc cần làm ngay lúc này:
"Về quan điểm không có gì thay đổi theo như quan điểm ngay từ đầu. Nhưng lần này chúng tôi nhấn mạnh, phía chính phủ cần phải lên tiếng để phản đối việc công ty K.Kchangkan và các nhà đầu tư tiếp tục xúc tiến các hoạt động liên quan xây dựng, trong khi thỏa thuận của nguyên thủ các nước đã đạt được liên quan việc dừng công trình thủy điện này. Việt Nam cần phải liên tiếng đề nghị họ tạm dừng ngay những hoạt động đó.
Thứ hai phải đẩy mạnh ngay việc thực hiện nghiên cứu. Điểm mà chúng tôi vẫn nhấn mạnh đặc biệt trong lần này là phản đối việc bên công ty Thái Lan tiến hành những hoạt động như thế; thứ hai là thúc đẩy những nghiên cứu mà các nước đã thỏa thuận . Vừa rồi có nơi nói đã triển khai, có nơi nói không; nên chúng tôi nói đó là việc cần phải xúc tiến sớm. 
Theo đề nghị trước đây là cần phải có nghiên cứu, nay Việt Nam cũng có chuyên gia nghiên cứu về vấn đề đó rồi. Chúng tôi đề nghị phải tiến hành sự nghiên cứu đó sớm và có sự tham gia của công chúng, khoa học trong tiến trình thực hiện."  
Những điểm nhấn mạnh mà Mạng Luới Sông Ngòi Việt Nam gửi đến cho chính phủ và các cơ quan chức năng Việt Nam còn được xem như thông điệp gửi đến cho Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Phát triển Bền Vững, gọi tắt là Thượng đỉnh Rio+20 sẽ diễn ra tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil vào tháng 6 tới đây.
Tuy nhiên một điểm đáng chú ý là theo lời của bà Ngụy Thị Khanh thuộc Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam thì những kiến nghị của tổ chức lâu nay gửi đến cho chính phủ, dù được các cơ quan chức năng tham nhưng Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam không chính thức nhận được phản hồi nào từ chính phủ Hà Nội.
"Thực ra chúng tôi không nhận được phản hồi, trả lời chính thức, nhưng chúng tôi cũng biết là những kiến nghị của chúng tôi được đưa ra xem xét bởi những cơ quan có trách nhiệm của chính phủ khi họ đề xuất ra những phương hướng, đề xuất đối với thủ tướng chính phủ. Nhiều ý kiến phân tích của chúng tôi đã được sử dụng. Đó là qua những kênh trao đổi trực tiếp, chứ về mặt chính thức, chúng tôi không có những phản hồi từ phía chính phủ. Qua những kênh trao đổi cá nhân, chúng tôi cũng có những cập nhật từ phía chính phủ để cập nhật về vấn đề này. Chúng tôi thấy chính phủ cũng rất quan tâm và đang rất nỗ lực để tìm giải pháp." 

"Nhóm yêu môi trường" mong muốn

Ngòai Mạng lưới Sông Ngòi Việt Nam, những tổ chức lâu nay tham gia họat động bảo vệ môi truờng tại Việt Nam có những chung tay góp sức gì cho việc ngăn chặn sự xây dựng những đập thủy điện trên dòng Mê kông mà tác hại sẽ ảnh hưởng đến hơn 20 triệu người dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long?
Cô Hòang Minh Hồng, phụ trách nhóm 350.org tại Việt Nam, cho biết:
"Thực sự 350.org hiện chưa tham gia những việc lớn như liên quan đến các đập lớn. Lý do vì 350.org trong tư cách là phong trào của cộng đồng chỉ mong muốn giải quyết và mong muốn đưa ra những giải pháp cho những vấn đề nhỏ hơn, những vấn đề liên quan đến cuộc sống hằng ngày, những vấn đề gì mà mỗi cá nhân, công ty, doanh nghiệp có thể làm được. Đối với những vấn đề như đập lớn thì 350.org chưa có ý kiến.
Tuy nhiên, chúng tôi với tư cách là một nhóm yêu môi trường, thì có mong muốn là việc xây đập phải có sự kiểm soát và kiểm tra rất rõ về tác động thiên nhiên. Theo tôi nghĩ có rất nhiều kế hoạch đập lớn hiện nay mà chưa có đánh giá một cách chuyên sâu và công bằng về tác động môi trường. Bởi vì chúng tôi không phải là những người tham gia trực tiếp vào nên đó chỉ là những suy nghĩ riêng.
Cảnh sắc buổi chiều tà trên dòng Mekong qua Luang Prabang- ảnh Chmouel Boudjna-WikiCommons
Cảnh sắc buổi chiều tà trên dòng Mekong qua Luang Prabang- ảnh Chmouel Boudjna-WikiCommons

Chúng tôi mong muốn Ngân Hàng Thế giới, Ủy hội Sông Mê kong và bất cứ cơ quan nhà nước nào giải quyết vấn đề này phải có cái nhìn thật công bằng, đúng đắn hơn để có thể đưa ra quyết định phản đối hay làm cho những dự án đó tốt hơn. Chắc những cơ quan cung cấp tài chính cho những dự án đó như Ngân hàng Thế giới chẳng hạn, phải chịu trách nhiệm bảo đảm những đập lớn đó không ảnh hưởng đến đời sống của người dân, cũng như đa dạng sinh học của dòng sông được cho là nuôi sống hằng 60 triệu người dân trong khu vực Tiểu vùng Mê kong mở rộng này. Nếu cứ xây dựng hết thì thế giới này sẽ mất sự cân bằng."
Tổ chức Mạng lưới Sông Ngòi Việt Nam mong muốn có sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự nhiều hơn thì mới có thể có tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ dòng sông Mê kông nói riêng, và các con sông khác nói chung vì môi truờng trái đất. Bà Nguỵ Thị Khanh cho biết về điểm này:
"Trong khuyến nghị của chúng tôi có điểm tăng cường các hoạt động để tuyên truyền, thông tin vấn đề nầy chứ không chỉ có thông tin trong hệ thống mà thôi. Mà cần có sự tăng cường trao đổi thông tin, và sự tham gia của hệ thống xã hội dân sự. Đặc biệt đối với cộng đồng của Đồng bằng Sông Cửu Long cần phải nâng cao nhận thức và thường xuyên cập nhật về vấn đề này, cho cả lãnh đạo và người dân trong vùng để họ có thể nắm bắt được."

Quốc tế cũng cần góp sức

Bên cạnh đó, sự hợp tác quốc tế cần phải hữu hiệu hơn chứ không như trong thời gian qua. Bà Ngụy Thị Khanh có ý kiến:
"Thực ra chúng tôi kỳ vọng rất nhiều về vai trò của các nhà tài trợ, nhất là các đối tác của Ủy Hội Sông Mê kong. Thế nhưng trong thời gian gần đây chưa thấy thêm được vai trò của các nhà tài trợ trong việc đẩy lùi những nguy cơ mà có thể dẫn đến mâu thuẫn trong khu vực. 
Hoa Kỳ cũng có chương trình Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê kong. Trong thời gian vừa rồi họ tập trung vào các hoạt động chia xẻ, rồi trao đổi thông, tin rồi đưa các đoàn đi, đoàn đến; nhưng các hỗ trợ để các nước nghiên cứu hay đứng ra làm những gì thì chưa có, dù họ theo dõi rất sát các thông tin."
Người Thái Lan phản đối dự án Xayaburi trước toà đại sứ Lào-ảnh democracyforburma.org
Người Thái Lan phản đối dự án Xayaburi trước toà đại sứ Lào-ảnh democracyforburma.org
Sau khi có phản ứng từ một số nước và tổ chức như vừa nêu, vào ngày 10 tháng 5 vừa qua, người đứng đầu Cục Điện lực thuộc Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào, ông Viraphonh Viravong, lên tiếng nói rằng không hề có họat động xây dựng nào trên sông Mê Kông. Ông giải thích chỉ có những công việc sơ khởi như làm đường, chỗ ở, chuẩn bị cho dự án.
Trước đó viên chức này vẫn còn khẳng định đập Xayaburi được thiết kết thân thiện môi trường, không gây ngăn trở cho đường đi của cá, không chặn mất phù sa xuôi dòng về hạ nguồn… 
Giới chuyên gia môi trường thì hòan tòan không đồng ý với những tuyên bố đó.
Mục Khoa học-Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.