THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

17 May 2012

Một mẫu lê Trung Quốc có chất cấm



Thứ Tư, 16/05/2012 23:43

Đang làm rõ nguồn gốc, đường dây tiêu thụ thịt bẩn

Tại cuộc họp về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày 16-5, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) - Bộ NN-PTNT, cho biết qua kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4, cục đã phân tích được 315 mẫu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất BVTV nhưng đều dưới ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại là cơ quan chức năng đã phát hiện một mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc có dư lượng endosulfan (hoạt chất đã cấm sử dụng ở Việt Nam). 
Sau khi có thông tin formaldehyde bị phun trên cải thảo ở Trung Quốc, Cục BVTV đã bổ sung hóa chất này vào danh mục các chất cần kiểm tra trên rau củ quả tươi nhập khẩu vào Việt Nam, nâng tổng số hóa chất cần kiểm tra lên 26. Cục BVTV cũng chỉ đạo 2 trung tâm kiểm định và khảo nghiệm thuốc BVTV lấy mẫu rau để phân tích tồn dư của formaldehyde, đồng thời tăng cường kiểm soát thực phẩm nguồn gốc thực vật nhập khẩu và lưu thông trong nước.
Theo Cục BVTV, rau và cải thảo Trung Quốc nhập vào Việt Nam chủ yếu qua cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn và tập trung từ tháng 11 đến tháng 3 hằng năm, số lượng nhập vào cảng Hải Phòng và TPHCM rất ít. Từ tháng 3 đến nay, hầu như không nhập khẩu cải thảo từ Trung Quốc.
Ông Nguyễn Xuân Hồng cũng cho biết hiện Chi cục BVTV TPHCM và Hà Nội lấy mẫu phân tích hàm lượng formaldehyde trong cải thảo và một số loại khác tương tự như bắp cải, súp lơ của Trung Quốc và dự kiến sẽ có kết quả trong một vài ngày tới.
Tại cuộc họp, ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), thông báo chất tẩy trắng dùng để “biến” thịt ôi thiu thành thịt tươi đang được cơ quan này lấy mẫu phân tích. Với các lô thịt thối vừa được phát hiện ở TPHCM và một số địa phương, Cục Thú y đang phối hợp với NAFIQAD làm rõ nguồn gốc, đường dây tiêu thụ của các lô hàng này.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu nhìn nhận: “Thịt “bẩn” đã vào bếp ăn tập thể, KCN… từ lâu, vậy không có lý gì cơ quan chức năng không biết nguồn gốc”. Theo bà Thu, các lực lượng chức năng cần phối hợp ngăn chặn việc vận chuyển và tiêu thụ thịt “bẩn” từ gốc chứ không thể làm theo cách như hiện nay là bắt từng xe.
BẢO TRÂN