THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 July 2012

Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng



2012-07-18
Là kênh cung cấp vốn độc quyền cho nền kinh tế Việt Nam vì vậy tình hình kinh doanh của ngân hàng có tác động trực tiếp tới hoạt động các doanh nghiệp.
RFA file
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình - Các ngân hàng ở Việt Nam
Nợ xấu là một trong những vấn đề khó khăn nhất của hệ thống ngân hàng hiện nay mà nhà nước cần giải quyết. Thông tín viên Nhân Khánh tìm hiểu tình trạng nợ xấu diễn ra như thế nào trong hệ thống ngân hàng và khả năng xử lý vấn đề này, mời quý vị theo dõi.
Ước tính, nguồn vốn ngân hàng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chiếm hơn 70%. So với các nước trong khu vực, sự phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp là rất lớn.
Định nghĩa nợ xấu ở Việt Nam
Theo một số nhà nghiên cứu, số nợ xấu trong ngân hàng có thể lên tới hơn 14%. Tuy nhiên theo giải trình trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình nói số nợ xấu trên toàn hệ thống là khoảng 10%, tương đương chừng 12 tỷ USD. Nhìn chung, số liệu về tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn chưa thống nhất. Lý do phát sinh sự chênh lệch về số liệu này, chúng tôi được Tiến sỹ Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM, cho biết như sau:
Định nghĩa ở Việt Nam khác với các chuẩn mực như là quy định trong Basel II, Basel III (Hiệp ước quốc tế về Quản lý rủi ro). Định nghĩa về nợ xấu ở Việt Nam được phân loại theo các nhóm nợ, thường được tính trên cơ sở khả năng thanh toán của con nợ, hay nói cách khác là của các khách hàng khi đi vay. Nếu đến thời hạn mà khách hàng không có khả năng thanh toán lãi và vốn gốc theo hợp đồng thì khoản vay đó được xếp vào các nhóm nợ tương ứng. Tùy theo thời gian họ trì hoãn
Nhân viên ngân hàng đang nhận tiền gởi (ảnh minh hoạ)
Nhân viên ngân hàng đang nhận tiền gởi (ảnh minh hoạ)AFP
không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán.
Định nghĩa ở Việt Nam khác với các chuẩn mực như là quy định trong Hiệp ước quốc tế về Quản lý rủi ro. Định nghĩa về nợ xấu ở Việt Nam được phân loại theo các nhóm nợ, thường được tính trên cơ sở khả năng thanh toán của con nợ, hay nói cách khác là của các khách hàng khi đi vay
Tiến sỹ Lê Đạt Chí
Đây là một điểm khác biệt lớn. Trong khi đó, các tiêu chuẩn đánh giá về xếp loại nợ ở một số các nền kinh tế phát triển thì người ta đánh giá khả năng trả nợ của chủ thể đi vay. Nếu chủ thể đi vay đó có khả năng trả trong tương lai thì được xem là nợ tốt. Cho nên đây là điểm khác biệt lớn so với quan điểm về nợ xấu ở Việt Nam, nợ xấu có nghĩa là con nợ không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Ở Việt Nam không đánh giá trên cơ sở là tài sản đảm bảo của con nợ và khả năng trả nợ trong tương lai của con nợ.
Các tiêu chuẩn quốc tế về nợ xấu không được thừa nhận hoàn toàn ở Việt Nam. Điều này dẫn đến tỷ lệ nợ xấu do các công ty xếp hạng tín dụng quốc tế đưa ra cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu Việt Nam tự xác định. Về các nguyên nhân gây ra nợ xấu, theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương là như sau:
Nợ xấu ở Việt Nam thì có nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân từ quản trị doanh nghiệp, có những nguyên nhân từ biến động của thị trường kinh tế thế giới và của giảm sức mua ở trong nước.
Cũng có nguyên nhân do lợi ích nhóm và các hành vi kinh doanh thiếu minh bạch. Đấy là 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu.
Ở một góc độ phân tích khác, Tiến sỹ Lê Đạt Chí có ý kiến về nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ở Việt Nam là:
Bước đầu, trong các số liệu được công bố của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì có 2 vấn đề. Một là nợ xấu nằm ở các ngân hàng quốc doanh. Các ngân hàng này khi thực hiện một số chủ trương lớn của nhà nước trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội thì họ đã cho vay nhiều vào một số ngành nghề, lãnh vực mà nơi đó hầu như các thành phần kinh tế nhà nước đang nắm chủ đạo và chi phối.
Cho nên mức nợ xấu đối với các ngân hàng quốc doanh sở hữu nhà nước đang chiếm một tỷ trọng lớn hơn 50% trong tổng lượng nợ xấu. Khi nền kinh tế thế giới hay Việt Nam có biến cố, làm cho khả năng quản trị của các tài sản đầu tư kém hiệu quả, và rơi vào tình trạng mất hoặc kém đi khả năng thanh toán nợ.
các ngân hàng TMCP đều có những tập đoàn, những chuỗi doanh nghiệp ở đằng sau. Cho nên có khả năng là việc tài trợ từ hệ thống ngân hàng TMCP này cho các sân sau của họ vượt quá mức. Khi những doanh nghiệp sân sau này có biến cố thì dẫn đến họ không có khả năng trả nợ.
Nhóm thứ hai nợ xấu ở Việt Nam nằm ở khối các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP). Đặc điểm của các ngân hàng TMCP là bị chi phối bởi nhóm tư bản thân hữu hoặc các nhóm tư bản đang thống trị. Chúng ta thấy rằng là những ông chủ của các ngân hàng TMCP đều có những tập đoàn, những chuỗi doanh nghiệp ở đằng sau.
Cho nên có khả năng là việc tài trợ từ hệ thống ngân hàng TMCP này cho các sân sau của họ vượt quá mức. Khi những doanh nghiệp sân sau này có biến cố thì dẫn đến họ không có khả năng trả nợ. Hoặc là các tài sản đó được định giá quá cao và bây giờ các tài sản đó bị sụt giảm giá trị. Cho nên sau khi thanh tra lại thì người ta vẫn thấy rằng, các tài
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nước. RFA
sản đảm bảo cho các khoản vay này sụt giảm giá trị dẫn đến nợ xấu của Việt Nam tăng cao.
Trách nhiệm của ngân hàng
Về nguyên tắc, nợ xấu cao thì lợi nhuận thấp. Tuy nhiên, trong thực tế không hẳn như vậy. Theo công bố của hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần, lợi nhuận quý 1 năm nay của đa số các ngân hàng này thường ở mức hàng ngàn tỷ đồng. Vậy trách nhiệm của ngân hàng nằm ở đâu trong việc để phát sinh nợ xấu. Theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, cụ thể là như sau:
Theo tôi thì ngân hàng lãnh ít nhất là 50% trách nhiệm trong vấn đề nợ xấu này, trong nhiều trường hợp có lẽ là trên 50%. Tình trạng ngân hàng phải cấp tín dụng theo mệnh lệnh của một ai đó, đối với các ngân hàng thuộc thành phần kinh tế nhà nước là không ít. Chúng ta đều biết, là Vinashin đã nhận được rất nhiều các khoản vay mà hồ sơ cũng như dự án hết sức là sơ sài. Không có sự giải thích rõ ràng về hiệu quả, không có quá trình thẩm định khách quan.v.v.
Theo tôi thì ngân hàng lãnh ít nhất là 50% trách nhiệm trong vấn đề nợ xấu này, trong nhiều trường hợp có lẽ là trên 50%. Tình trạng ngân hàng phải cấp tín dụng theo mệnh lệnh của một ai đó, đối với các ngân hàng thuộc thành phần kinh tế nhà nước là không ít.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
Đối với các ngân hàng tư nhân, ngân hàng cổ phần thì có những ngân hàng hoạt động tương đối tốt; tình trạng thiếu thẩm định hoặc là lợi ích nhóm tương đối thấp. Tôi muốn đơn cử như ngân hàng ACB là nơi tôi có ấn tượng tốt đẹp. Còn có không ít những ngân hàng khác thì có các cổ đông lớn đã gây áp lực và đã nhận được những khoản vay rất lớn, theo những điều kiện ưu đãi để dành cho các dự án khá mạo hiểm; mà sau đó, các dự án đầu tư đó cũng có trường hợp là không thành công và nợ xấu đã phát sinh. Theo tôi, trong các trường hợp này thì lợi ích nhóm và các quy trình thẩm định rõ ràng là có thiếu sót.
Trong hệ thống ngân hàng cổ phần tại Việt Nam đang tồn tại một hiện tượng sở hữu chéo phức tạp. Một cổ đông lớn, một nhóm đầu tư sở hữu cổ phần ở nhiều ngân hàng; ngân hàng này sở hữu ngân hàng kia... Tình trạng này dẫn đến các nguyên tắc, quy định tài chính bị phá vỡ. Chẳng hạn, ngân hàng không được cho chính người sở hữu vay vốn nhưng nhờ mạng lưới sở hữu chéo, hầu hết các ngân hàng cổ phần đều cho chính chủ của mình vay.
Vấn đề xử lý nợ xấu liên quan trực tiếp đến các nhóm lợi ích. Liệu với chức năng quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước, vấn nạn này có giải quyết được dứt điểm hay không, hay đòi hỏi trách nhiệm xử lý ở một cấp cao hơn, chẳng hạn là Chính phủ. Tiến sỹ Lê Đăng Doanh có ý kiến như sau:
Tôi nghĩ rằng Ngân hàng Nhà nước có phần trách nhiệm trong quá trình thẩm tra, trong quá trình quy định các chuẩn mực về nợ xấu, trong quy trình đòi hỏi các báo cáo và thẩm định các báo cáo đó. Nhưng trách nhiệm và vai trò cao hơn, rất cần thiết là thuộc các thể chế chính trị.
Tôi nghĩ rằng Ngân hàng Nhà nước có phần trách nhiệm trong quá trình thẩm tra, trong quá trình quy định các chuẩn mực về nợ xấu, trong quy trình đòi hỏi các báo cáo và thẩm định các báo cáo đó. Nhưng trách nhiệm và vai trò cao hơn, rất cần thiết là thuộc các thể chế chính trị.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
Việc ai đó dùng quyền lực của mình ra lệnh phải cung cấp đất, phải cung cấp tín dụng cho những doanh nghiệp, cho những dự án nhất định. Đấy là các khiếm khuyết của thể chế chính trị, của thể chế kinh tế; trong đó quyền lực được sử dụng mà không có sự giám sát và thiếu công khai, minh bạch.
Nếu bây giờ Quốc hội biết được đầy đủ rằng, những mệnh lệnh đó đã được ra như thế nào và đã có những khoản tín dụng đã được chuyển mà không có các thủ tục, không có sự thẩm định, không có dự án một cách minh bạch thì chắc là Quốc hội cũng sẽ phải lên tiếng. Tôi nghĩ rằng, vấn đề nợ xấu sẽ đòi hỏi có một cuộc cải cách rất nghiêm túc, toàn diện trong công cuộc đổi mới về kinh tế, về chính trị và xã hội ở Việt Nam.
Việt Nam cần có nhiều bước đột phá mạnh về mặt chính sách. Chẳng hạn, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu nhưng nợ của doanh nghiệp nhà nước thì rốt cuộc lại do người dân đóng thuế phải chịu. Do đó, giải quyết vấn đề nợ xấu quả là rất phức tạp.
Nợ xấu ngăn cản dòng vốn từ ngân hàng chảy sang các doanh nghiệp. Nếu không giải quyết được hiện tượng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, sẽ phát sinh tình trạng dùng tiền ngân sách giải quyết nợ xấu mà thực chất là dùng tiền thuế của dân đi cứu trợ cho các nhóm lợi ích, các ông chủ ngân hàng.