THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 October 2012

Bão qua, lũ tới

Chiều qua 6.10, sau khi đi vào vùng biển các tỉnh Bình Định - Phú Yên, bão số 7 đã suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới.
Người dân xã Xuân Hải, TX.Sông Cầu kéo tàu thuyền vào nơi an toàn Ảnh: đức huy
Người dân xã Xuân Hải, TX.Sông Cầu kéo tàu thuyền vào nơi an toàn Ảnh: Đức Huy
Lúc 21 giờ 30 ngày 6.10, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư phát bản tin cuối cùng về cơn bão số 7. Theo đó, chiều tối cùng ngày, sau khi đi vào vùng biển các tỉnh Bình Định - Phú Yên, bão số 7 đã suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), đổ bộ vào khu vực các tỉnh Bình Định - Phú Yên. Trong 12 giờ tới, vùng áp thấp tiếp tục di chuyển theo hướng tây, tiếp tục đi sâu vào đất liền, suy yếu và tan dần.
Chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên đã có gió mạnh cấp 5, có nơi cấp 6, giật cấp 7-8; Quy Nhơn gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.

Thêm 2 rung chấn xung quanh thủy điện Sông Tranh 2
Ngày 6.10, ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My, cho biết: “Trong đêm 5.10, tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 tiếp tục xảy ra 2 đợt rung chấn với cường độ nhẹ. Đợt thứ nhất xảy ra vào khoảng 20 giờ, đợt thứ hai vào lúc 22 giờ”. Ông Phong cho biết thêm, hiện UBND H.Bắc Trà My đã chỉ đạo cho các cơ quan đơn vị, các xã thị trấn, trường học trên địa bàn túc trực 24/24 giúp dân ứng phó và bảo vệ tài sản, BQL thủy điện Sông Tranh 2 cũng đã lên phương án bảo vệ đập.
Hoàng Sơn
Tại các tỉnh Trung Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây nguyên, đã có mưa to, có nơi mưa rất to.
Dự báo hoàn lưu của vùng áp thấp kết hợp với không khí lạnh sẽ tiếp tục gây mưa to đến rất to tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và Tây nguyên.
Theo Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLBTKCN) TP.Đà Nẵng, hiện có 881 tàu đang neo đậu ở âu thuyền Thọ Quang và trên sông Hàn. Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng TP.Đà Nẵng cho hay việc tìm kiếm ngư dân Nguyễn Văn Tiến (39 tuổi, trú tổ 15A, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) bị mất tích vẫn chưa có kết quả.
Trước đó, anh Tiến hành nghề trên tàu cá ĐNa 90152 của thuyền trưởng Trần Văn Bốn (trú P.Xuân Hà, Q.Thanh Khê) thì bị rơi xuống biển. Tàu ĐNa 90152 cùng các tàu bạn Q.Thanh Khê đang nỗ lực tìm kiếm quanh khu vực 14,33 độ vĩ bắc, 113,15 độ kinh đông, cách Đà Nẵng 300 hải lý về hướng đông nam.
Sáng 6.10, thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn, Phó tư lệnh Quân khu 5 cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã có cuộc kiểm tra nhanh các công trình hỗ trợ PCLB xung yếu và các điểm có nguy cơ sạt lở cao trên địa bàn H.Núi Thành. Kiểm tra tại cửa An Hòa (thôn 2, xã Tam Quang), đoàn ghi nhận tình hình sạt lở bờ biển diễn biến ngày càng phức tạp.
Nguy cơ lũ lớn

Cứu 7 ngư dân gặp nạn Chiều 6.10, Ban Chỉ huy PCLBTKCN tỉnh Bình Định cho biết tàu cá
BĐ-96633 TS đã được trục vớt, kéo vào bờ an toàn. Tối 4.10, tàu cá này (do ông Đào Minh Vương, 31 tuổi, ở xã Hoài Thanh, H.Hoài Nhơn, Bình Định làm thuyền trưởng) đang hành nghề câu mực tại vùng biển cách cảng cá Bến Đá (Vũng Tàu) khoảng 4 hải lý thì bị một chiếc sà lan chưa rõ tung tích tông vào nên bị phá nước. Tàu BĐ-96633 TS cố gắng di chuyển vào bờ nhưng được khoảng 1 hải lý thì chìm hẳn. 7 ngư dân trên tàu được một tàu cá đánh bắt gần đó cứu. Gia đình ông Vương đã thuê phương tiện trục vớt và kéo tàu bị nạn vào bờ.
Hoàng Trọng
Các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên lại đang đối mặt với nguy cơ lũ lớn.
Theo Ban Chỉ huy PCLBTKCN Quảng Ngãi, đến chiều 6.10, tỉnh đã di dời, sơ tán 212 hộ dân ở các huyện Ba Tơ, Sơn Tây, Nghĩa Hành nằm trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở núi, vùng ngập lũ đến nơi an toàn đồng thời huy động phương tiện, lực lượng sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra.
Trưa 6.10, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, cho rằng do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7 và không khí lạnh kết hợp nên ở Quảng Ngãi sẽ là vùng trung tâm của mưa lớn, kéo dài từ 2-3 ngày. “Tỉnh Quảng Ngãi cần chủ động đối phó với mưa lũ, tiếp tục kiểm tra, đôn đốc công tác sơ tán dân ở các vùng có nguy cơ sạt lở, giám sát chặt chẽ quy trình vận hành của các hồ chứa nước, các bến đò ngang để tránh những hậu quả đáng tiếc”, ông Phát lưu ý.
Tại Bình Định, ngoài việc lo đối phó với bão, người dân còn đề phòng triều cường và vùng hạ lưu các sông cũng đang đối mặt với nguy cơ lũ lụt. Tại 2 huyện Tuy Phước và Phù Cát, chính quyền địa phương đã huy động hàng trăm người dân dùng bao cát, cọc tre… gia cố những đoạn đê Đông bị xuống cấp nghiêm trọng.
Đến 14 giờ ngày 6.10, tỉnh Phú Yên đã hoàn tất di dời hơn 2.200 hộ dân ở những vùng xung yếu, nguy hiểm do triều cường, ngập lụt. Thủy điện Sông Ba Hạ cũng đã xả lũ với lưu lượng từ 2.200 - 3.000 m3/giây để đảm bảo mực nước dâng ở cao trình đón lũ là 103 m, nhằm đảm bảo an toàn cho vùng hạ du khi mưa lũ về. Ông Nguyễn Thành Trí, Giám đốc Sở GTVT, cho biết một số tuyến đường tỉnh đã bị ách tắc giao thông do mưa lũ như: Tuyến tránh cầu Cây Sung, tỉnh lộ 642 bị ngập trên 1 m. Các tràn Bình Nông, Kỳ Đu, Sông Mun trên tỉnh lộ 644; tràn Crum trên tỉnh lộ 646; cầu Suối Tràu trên tỉnh lộ 647, nước ngập sâu và đang tiếp tục lên làm các loại xe không thể qua lại được.
Mưa lớn trong ngày 6.10 cũng đã đe dọa vỡ đập hồ thủy lợi Đăk Uy, H.Đăk Hà, Kon Tum. Hồ này có sức chứa trên 29 triệu m3 nước, phục vụ nguồn nước sinh hoạt và sản xuất cho H.Đăk Hà.

Du thuyền triệu USD trú bão ở Đà Nẵng
Người dân xã Xuân Hải, TX.Sông Cầu kéo tàu thuyền vào nơi an toàn Ảnh: đức huy
Do ảnh hưởng của bão số 7, du thuyền Itasca (quốc tịch quần đảo Cayman, phía tây vùng biển Caribê, thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) tiếp tục trú bão tại Cảng Đà Nẵng. Theo hải trình, sau khi thăm Quảng Ninh và Đà Nẵng, chiếc du thuyền trị giá hơn 18,7 triệu USD do ông Dale Winlow làm thuyền trưởng sẽ tiếp tục đi Quy Nhơn theo chuyến hải trình du lịch đưa 8 hành khách cùng 13 thuyền viên vòng quanh châu Á. Chiếc du thuyền này dài 53,6 m, rộng 10,6 m, tải trọng 845 tấn, mớn nước 5,2 m. Bên trong có 5 phòng ngủ dành cho hành khách, nhà hàng, quầy bar, một bể bơi nhỏ ngoài trời và đặc biệt tàu còn chở theo một trực thăng thể thao 4 chỗ ngồi phục vụ khách tham quan trên không.
Tin, ảnh: Nguyễn Tú

Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng
Vietnam Airlines (VNA) cho biết, một số chuyến bay của hãng này đến/đi từ các sân bay khu vực miền Trung gồm: Đà Nẵng, Phù Cát (Bình Định), Chu Lai (Quảng Nam), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Pleiku (Gia Lai), Cam Ranh (Khánh Hòa) phải điều chỉnh do ảnh hưởng của bão số 7. Theo đó, hôm qua 6.10, đã có 19 chuyến bay, gồm Hà Nội - Buôn Ma Thuột, Chu Lai - Hà Nội và TP.HCM - Quy Nhơn, Hà Nội/TP.HCM đi Bình Định, Quảng Nam, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Cam Ranh và ngược lại; 2 chuyến bay từ Đà Nẵng đi Pleiku và ngược lại buộc phải hủy để đảm bảo an toàn khai thác. Lượng hành khách bị ảnh hưởng gần 1.900 người sẽ được VNA bố trí đi trên những chuyến bay thường lệ và tăng chuyến vào ngày mai 7.10.
Air Mekong ngày 6.10 cũng thông báo hủy chuyến P8545 chặng Hà Nội - Pleiku (khởi hành 17 giờ 40 phút), đồng thời dời một số chuyến bay sớm hơn như chuyến P8906 chặng TP.HCM -  Buôn Ma Thuột, khởi hành 11 giờ 50 (sớm 2 tiếng 30 phút); chuyến P8564 chặng Buôn Ma Thuột - Hà Nội, khởi hành 13 giờ (sớm 2 tiếng 30 phút); chuyến P8563 chặng Hà Nội - Buôn Ma Thuột, khởi hành 15 giờ 10 phút (sớm 2 tiếng 40 phút); chuyến P8563 chặng Buôn Ma Thuột - TP.HCM, khởi hành 17 giờ 10 phút (sớm 2 tiếng 40 phút). Air Mekong cũng thông báo, ngày 7.10 hủy các chuyến P8500 chặng TP.HCM - Quy Nhơn (khởi hành 7 giờ 15 phút); P8501 chặng Quy Nhơn - TP.HCM (khởi hành 8 giờ 40 phút); P8542 chặng Pleiku - Hà Nội (khởi hành 11 giờ 30). Ngoài ra, một số chuyến bay đi/đến Buôn Ma Thuột, Pleiku cũng được thay đổi giờ bay trong ngày 6 và 7.10. Hãng có phương án hỗ trợ hành khách như chuyển đổi vé sang các chuyến bay dự kiến của ngày 8.10 và các ngày tiếp theo.
M.Hà - M.vọng
THANH NIÊN