THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

11 October 2012

Không dễ mua thuốc an thần cho lợn



11/10/2012 05:52:25
 - Sau khi có những thông tin lợn trước khi mổ được tiêm thuốc an thần để thịt tươi lâu gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng, phóng viên đã tìm mua loại thuốc này...

Hết hàng

Sáng 4/10, phóng viên đã tìm đến hai địa chỉ là Chi cục Thú y Hà Nội và Cục Thú y. Khi chúng tôi hỏi người bán hàng nước nơi đây, anh này chỉ ngay vào trong sân Chi cục Thú y. Tuy nhiên, khi vào các khu nhà khám chữa bệnh cho thú y, thì các nhân viên đều lắc đầu không biết thuốc Prozil.

Còn tại đoạn đường Trường Chinh, trước cổng Viện Thú y, nơi được xem là địa điểm bán nhiều thuốc thú y nhất Hà Nội, khi vừa mới hỏi về thuốc an thần cho lợn, một cô bán hàng cho biết không có. Cô này còn xông ra đưa tên thuốc phóng viên ghi hỏi một số cửa hàng bên cạnh. Kết quả cuối cùng cũng chỉ là những cái lắc đầu: hết hàng.

Chúng tôi tiếp tục vào một cửa hàng thuốc thú y trên đường Trường Chinh (Hà Nội) được người quen giới thiệu. Chị bán hàng đã gọi điện đến 2 cửa hàng đại lý thuốc thú y để hỏi mua hộ nhưng đều nhận được câu trả lời tương tự. Khi chúng tôi đề cập giá thuốc được công bố khoảng 15.000đ/ lọ thì người này cho rằng, thuốc an thần cho thú y thường đắt hơn giá này.

PV đang tìm mua thuốc an thần cho lợn tại Viện Thú y.
PV đang tìm mua thuốc an thần cho lợn tại Viện Thú y.

Có thuốc nội với hoạt chất tương tự

Tại cửa hàng Hùng Hường (90 Trường Chinh, Hà Nội), chị bán hàng tên Hường bảo không có thuốc nhập Prozil nhưng có thuốc nội với hoạt chất tương tự. Nếu muốn mua phải vào cửa hàng bán thuốc thú y thuộc Công ty Cổ phần thuốc Thú y T.Ư 1.
 
Tuy nhiên, chị Hường cũng cảnh báo: "Không thể dùng trước khi mổ thịt, làm thế sẽ không an toàn. Nói không độc không đúng, bởi khi nấu lên vẫn không thể hết thuốc", chị Hường cho hay. Nói rồi chị viết giấy giới thiệu và tên thuốc nội Vinathazin.

Chị Nguyệt, người bán hàng thuộc Công ty Cổ phần thuốc Thú y T.Ư 1 cho hay, thuốc Vinathazin là thuốc chữa stress cho gia cầm, giá hơn 70.000đ/hộp, không phải thuốc cấm. Thuốc hoàn toàn không có chỉ định tiêm trước khi mổ thịt lợn. Cũng không có khuyến cáo tác dụng chống chảy dịch trước khi mổ. Việc người dân dùng thế nào sau khi mua, chị cũng không rõ. 

Trong khi đó, trên mạng, thuốc an thần Prozil được rao bán công khai nhưng không niêm yết giá.

Một loại thuốc có thành phần như thuốc Prozil.
Một loại thuốc có thành phần như thuốc Prozil.

Chỉ là con số ít

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, việc sử dụng thuốc an thần cho gia cầm trước khi mổ thịt là điều cấm. Bởi con vật có trọng lượng lớn, để con vật bị tê liệt cần liều cao. Lúc này, chắc chắn hóa chất sẽ ngấm vào thịt, khi mổ thuốc vẫn chưa đào thải ra ngoài hết dẫn đến không có lợi cho người tiêu dùng.

Một chuyên gia về thuốc thú y Viện Nghiên cứu lợn Thụy Phương, Viện Chăn nuôi cho hay, việc sử dụng thuốc Prozil rất hạn chế, chỉ là số nhỏ. Bởi các cơ quan chức năng kiểm soát khá sát sao. Tuy nhiên, cần có nguồn tin chính xác để tránh thiệt hại cho người chăn nuôi. Vì giá thịt lợn trước đến nay vốn đã rẻ do thương lái ép giá. Đứng trước những thông tin như vậy các cơ quan chức năng cần cẩn trọng trước khi công bố để không biến gười chăn nuôi thành nạn nhân.

Chúng tôi cũng liên lạc đến ông Cao Xuân Thắng, Giám đốc Trung tâm Giống gia súc gia cầm tỉnh Nam Định. Ông này cho hay, các thông tin về việc lợn sử dụng thuốc, chất kích thích... đều không ảnh hưởng đến người chăn nuôi. Bởi người nông dân nuôi rất tốn kém, vất vả, không vì thế mà bị thương lái ép giá. Giá chỉ bị hạ thấp khi nguồn nhập khẩu lậu từ Trung Quốc chuyển về nhiều, lấn át thị trường trong nước.

Đồng quan điểm, anh Nguyễn Hữu Huân, người chăn nuôi tại Yên Định, Thanh Hóa cũng khẳng định, việc sử dụng thuốc an thần, kích thích chăn nuôi chỉ là số nhỏ, không tràn lan. Người chăn nuôi mong muốn các cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm của các lò mổ trong sự việc này để người tiêu dùng tránh hoang mang, nghi ngờ.

Thuốc Prozil có nhiệt độ phân hủy cao, trên 100 độ C. Vì thế, nếu nó còn tồn dư trong thuốc thì khi nấu sôi vẫn chưa phân hủy hết. Trường hợp người ăn vào sẽ bị tương tác theo như buồn ngủ, mệt mỏi...
PGS.TS Đỗ Quang Huy (chuyên ngành an toàn thực phẩm, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội)
Thu Hiền