THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 February 2012

Ông Đỗ Trung Thoại thôi làm tổ trưởng tổ công tác xử lý vụ cưỡng chế


Tuệ Minh (GDVN) - Chiều 12/2, Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã quyết định để ông Đan Đức Hiệp phụ trách tổ công tác xử lý những vấn đề liên quan đến vụ cưỡng chế.

Trước đó, trong cuộc họp khẩn sáng 11/2 của UBND TP. Hải Phòng, ông Đỗ Trung Thoại - Phó chủ tịch UBND TP. Hải Phòng đã được phân công phụ trách tổ công tác triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 43/TB - VPCP ngày 10/02/2012 của Văn phòng Chính phủ kết luận về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.

Tuy nhiên, khi quyết định này được đưa ra, trong dư luận đã xuất hiện nhiều ý kiến bày tỏ sự không đồng tình khi ông Thoại chính là người đã phát ngôn việc phá nhà gia đình anh em ông Vươn là do người dân bức xúc đập phá (!). Và với phát ngôn như vậy, dư luận cho rằng trong đó có dấu hiệu bao che cho những sai phạm của lãnh đạo UBND huyện Tiên Lãng.


Bí thư Nguyễn Văn thành đã chủ trì buổi họp của ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng chiều nay

 Và ngay chiều 12/2, Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng dưới sự chủ trì của Bí thư Nguyễn Văn Thành đã tổ chức cuộc họp quyết định phân công ông Đan Đức Hiệp - Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng thay ông Đỗ Trung Thoại phụ trách tổ công tác giải quyết những vấn đề liên quan đến vụ cưỡng chế khu đầm tôm theo chỉ đạo của Thủ tướng. 

Cũng trong buổi họp này, ban thường vụ đã thông qua hàng loạt nội dung cụ thể để triển khai thực hiện những kết luận của Thủ tướng Chính phủ như: thu hồi các quyết định không đúng pháp luật của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng về việc thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn...

NHỮNG NỘI DUNG THỰC HIỆN:

1. Ban Cán sự đảng Uỷ ban nhân dân thành phố:

- Chỉ đạo thu hồi các quyết định không đúng pháp luật của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng về việc thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn. Xử lý các vi phạm về sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn theo đúng các quy định của pháp luật và làm thủ tục cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng đất theo đúng quy định của Luật đất đai.

- Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm về việc:
+ Chấp thuận đề nghị cưỡng chế thu hồi đất không đúng pháp luật của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng.
+ Khi vụ việc xảy ra chậm chỉ đạo làm rõ đúng sai và trách nhiệm của tập thể, cá nhân; báo cáo chưa đầy đủ - nghiêm túc với Thủ tướng Chính phủ; việc thực hiện cung cấp thông tin chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ gây bức xúc trong dư luận.

- Chỉ đạo Thanh tra thành phố, Công an thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm điểm trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ Uỷ ban nhân dân thành phố giao tại Công văn số 4778/UBND-ĐC ngày 17-8-2011 về việc hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng thực hiện việc cưỡng chế đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố kiểm điểm việc theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện Công văn số 4778/UBND-ĐC ngày 17-8-2011 của Uỷ ban nhân dân thành phố; việc cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng theo quy định.

- Chỉ đạo các ngành chức năng và các quận, huyện rà soát đánh giá hiện trạng tình hình quản lý sử dụng diện tích đất bãi bồi ven sông, ven biển, đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ đất này theo quy định của pháp luật, không để xảy ra các vụ việc tương tự.

2. Đảng uỷ Công an thành phố:

 - Chỉ đạo nhanh chóng điều tra để đưa ra xét xử nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn.

- Chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm của Công an huyện Tiên Lãng về việc không tham mưu tốt cho Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng; không nắm chắc tình hình; xử lý tình huống không tốt để gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Đảng uỷ Công an thành phố, Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Tòa án nhân dân thành phố:

 Khẩn trương đưa vụ án "giết người và chống người thi hành công vụ" ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng.

4. Ban Thường vụ Huyện uỷ Tiên Lãng:

- Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và đề xuất hình thức xử lý theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến những vi phạm trong việc giao đất, thu hồi đất, tổ chức cưỡng chế thu hồi đất.

- Chỉ đạo việc đình chỉ công tác đối với cán bộ và chỉ đạo Đảng uỷ xã Vinh Quang kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân có liên quan đến vụ phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn.

- Tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của huyện, sớm ổn định tình hình tư tưởng cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân địa phương.
5. Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân thành phố:

 Xin ý kiến của Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân Tối cao về việc chỉ đạo Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng và Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng nghiêm túc kiểm điểm việc xét xử đối với vụ việc này.

6. Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố:

 Xin ý kiến của Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm về việc kiểm sát đối với việc xét xử vụ việc này.

7. Đảng uỷ Bộ Chỉ huy quân sự thành phố:

 Chỉ đạo kiểm điểm Ban chỉ huy Quân sự huyện Tiên Lãng về việc không tham mưu tốt cho Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng trong việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất; tự ý điều động lực lượng không báo cáo xin phép cấp trên theo quy định, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng uỷ Quân khu III.

8. Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông:

 Kiểm điểm về việc tham mưu cho Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố việc tổ chức cung cấp thông tin và định hướng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

9. Ban Thường vụ Thành uỷ:

Nghiêm túc nhận trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư; trước Đảng bộ và nhân dân thành phố; tự kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc toàn diện, chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan để xảy ra vụ việc này và chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, không để xảy ra vụ việc tương tự. Sớm ổn định tình hình mọi mặt của huyện Tiên Lãng.

Tuệ Minh

Nổi khổ của dân oan Dak Nông


Thanh Trúc ( RFA) - Đã mấy ngày qua một nhóm khiếu kiện đất đai và bắt giữ người vô cớ tại nhà tiếp dân ở Hà Nội đã không được giải quyết dù đây là lần thứ ba nhóm dân oan người Kinh và người Dân Tộc lặn lội từ Dak Nông trở ra Hà Nội để kêu oan và xin được giúp đỡ.

Thanh Trúc trình bày chi tiết.

Họ là những người ở Lạng Sơn, Hà Tây, Thanh Hóa, Đồng Nai, sau 1975 do thiếu đất canh tác nên di dời vào vùng kinh tế mới ở xã Dak Ngo tỉnh Dak Nông để khai hoang lập nghiệp.

Trong nhóm cũng có những người dân tộc M'nông sống tại Dak Nông rất lâu, nhiều năm sau 1975 thì khấm khá lên một chút nhờ kế hoạch trồng điều, cà phê, mì và cao su được chính quyền địa phương cấp cây giống.

Từ ngày công ty xuất hiện

Từ ngày có sự xuất hiện của công ty Hoàng Thiên và công ty Bảo Châu, những người Kinh và người Thượng nơi này cầm chắc sẽ gặp khó nhưng vẫn quyết bám đất vì đó là nguồn sống của họ.

Tháng Tư năm 2011, chủ tịch xã Dak Nông phối hợp cùng công an, kiểm lâm và bộ đội bất thần kéo vào phá sập nhà, đốt sạch cây trồng của dân mà không báo trước cũng không có lệnh cưỡng chế.

Chính vì lẽ đó, hôm thứ Tư, một nhóm gồm một người Nùng, ba người Thượng, năm người Kinh, trở lại nhà tiếp dân đường Ngô Thời Nhậm thủ đô Hà Nội lần thứ ba để tiếp tục khiếu kiện chuyện chính quyền địa phương dùng vũ lực thu hồi đất, bắt người một cách oan sai, đánh người bị bắt và giam nhốt lâu ngày mà không xét xử.

Đốt nhà, chặt cây

Chị Thi, quê ở Hà Tây, vào Dak Nông từ 1988, khai khẩn được một ít đất để trồng điều và cà phê:

"Ngày 25 tháng Tư năm 2011 thì tự nhiên đoàn cưỡng chế của tỉnh Dak Nông vào. Không có ai đọc lệnh, không đọc thông báo không họp dân gì cả, cứ tự nhiên tới giật nhà của em xuống người ta đốt, xong người chặt hết cây cối.

Lúc đó thì em mới van ơi Hồ chủ tịch ơi đảng ơi làm sao mà có chính sách như thế này. Thì coi như công an họ ập vào rồi bọn côn đồ nó vào đông lắm, lực lượng bốn năm trăm người. Họ chặt hết, một mẫu cà phê năm nay là vừa vào thu chính, còn bốn mẫu điều họ mang máy ủi vào. Em cũng đi nhiều nơi lắm rồi nhưng không có chỗ nào làm việc. Bây giờ về đến văn phòng Ngô Thời Nhậm thì người ta bảo các cô về học ông Đoàn Văn Vươn, mà nếu không học được ông Đoàn Văn Vươn thì muốn đi công luận nào thì đi chứ bây giờ chúng tôi làm văn phòng chính phủ chúng tôi chỉ đủ thẩm quyền trả lời như vậy thôi."

Chị Ngọc Cẩm, trước ở Đồng Nai, có con trai bị bắt trong vụ cưỡng chế đất không báo trước này:

"Ngày 25 tháng Tư năm 2011 không biết sao mà đoàn người do tỉnh phối hợp với công ty Hoàng Thiên, dắt người vào đốt nhà dân, lấy máy cưa cưa hết cây trồng, cà phê, điều, cao su. Họ không có nói gì hết, không có quyết định nào đưa ra cho dân, trước khi đi là có trưởng công an cầm loa nói mấy câu rồi cho đoàn vào chặt phá nhà của dân thôi.

Thấy cảnh mấy ông vào đốt nhà phá cây thì con tôi cầm máy quay phim ra nhưng mà chưa kịp quay thì mấy ông đã bắt rồi còn đánh con tui nữa. Sau đó là ba tháng sau đưa về tỉnh, tới nay gần mười tháng rồi chưa thấy giải quyết thả về. Hỏi thì người ta nói nó bị kết tội chống người thi hành công vụ.

Nói thật hoàn cảnh rất khổ mà không có đất đai để canh tác nên tụi tôi mới đi đòi quyền lợi, đòi hỏi họ trả con tôi về chứ cầm máy quay phim không mà bắt tới giờ mười tháng rồi chưa thấy là ra tòa hay giải quyết cho về. Bây giờ gia đình rất khổ, đất đai bị mất không có nguồn thu, phải đi làm mướn làm thuê phải đi ở đậu nữa, tôi ra đây là ba lần rồi, ra thì họ báo công văn về tỉnh mà tỉnh thì ầu ơ chứ không giải quyết.

Hôm qua cũng có gặp chị Thu Hiền, cũng đưa công văn như vậy thì chúng tôi không nhận. Rồi chị Thu Hiền nói không nhận thì thôi chứ còn đất đai thì dưới tỉnh giải quyết chứ trên này không biết."

Cưỡng chế không cần lệnh

Vẫn theo lời chị Ngọc Cẩm, một lần ra Hà Nội là một lần khổ , những lần đi khiếu kiện là những lần cả nhóm liên tục nhịn đói nhịn khát chờ đợi ở phòng tiếp dân. Ban đêm thì lây lất khi ở công viên Mai Xuân Thưởng lúc vào nhà trọ. Chị kể có lúc những người dân tộc trong nhóm đã phải nương nhờ vào lòng hảo tâm của những người khác.

Ông Điểu Giai và ông Điều Khôn là hai người dân tộc M'nông, cũng có vườn điều và cao su bị phá hủy, nhà bị đốt cháy. Lời ông Điểu Khôn:

"Đồng bào M'nông chúng tôi sau giải phóng thì chỉ có làm mướn thôi chứ không có ruộng. Sau đó mới biết nhà nước cho trồng cây điều, cây cao su, cây cà phê, một số là nhà nước cấp cây hạt điều, một số cây cao su cũng nhà nước cấp.

Rốt cuộc không biết là công ty ở đâu gọi là Bảo Châu với Hoàng Thiên, không biết là ở đâu, kết hợp với xã với huyện với tỉnh với lâm trường rồi đi cưỡng chế, thu hồi đất của dân, chặt cây điều, nhà em nó đốt sạch. Cái này em nói rõ họ cưỡng chế không có thông báo, lúc đi cưỡng chế là xe máy múc, xe máy ủi, đốt nhà đốt của chỉ có thấy vậy thôi.

Cũng một phụ nữ dân tộc M'nông trong nhóm, bà Thi Bơn, than thở:

"Bây giờ là cái mà khó khăn hết, phải cố gắng mà lo đất đai. Đi huyện, huyện không giải quyết, đi xã, xã không giải quyết, giờ đi Hà Nội đây. Hôm qua đi nhà tiếp dân là không được, người ta không muốn giải quyết, không có cơm ăn, mì người ta nhổ hết sạch, điều người ta chặt hết, cao su người ta chặt hết bây giờ làm sao. Bây giờ dân tộc thiểu số không có cơm ăn."

Một người từ Thanh Hóa vào Dak Nông, chị Thao, có em trai tên Lực. Hai chị em đều bị khống chế bằng cách còng tay trong vụ cưỡng chế đất hồi tháng Tư năm ngoái. Sau đó, em trai chị Thao bị công an mời đi làm việc nhiều lần trước khi bắt giam hẳn hai tuần sau đó:

"Ngày 21 tháng Tư 2011 thì bắt đầu giải tỏa trên khu dân tộc trước. Khi xuống khu người Kinh thì một số lực lượng từ trên đồi xuống, yêu cầu bà con ra khỏi khu vực này. Em và em trai em nói bây giờ các ông chặt cây và phá nhà của dân thì phải có lệnh.

Mấy ông nói là không cần có lệnh. Em và em trai em là Nguyễn Văn Lực, nói không có lệnh thì các ông không được phá. Thì mấy ông công an còng hai chị em lại, chặt phá xong thì đưa hai chị em vào trong khu lâm trường, bắt làm biên bản không được quay trở lại."

Sau đó mấy ngày, anh Lực tìm cách vào khu đất đã bị cưỡng chế để thu gom một ít đồ đạc còn sót nơi ngôi nhà bị đốt cháy. Công an địa phương vin vào lý do đó để mời anh đi làm việc nhiều lần, sau cùng thì bắt giữ hẳn cho đến lúc này:

"Công an điện thoại cho em trai em, bảo lên để phối hợp thì em trai em vẫn chấp hành đi lên. Công an tỉnh Dak Nông bắt lên xe và đưa về xã, bắt xã ký giấy tạm giam ba tháng trong khi đó giam tới bảy tháng, đến giờ vẫn không đem ra giải quyết, hỏi các ông công an thì nói là tội chống người thi hành công vụ."

Họ không đọc đâu
Để tìm hiểu vụ việc rõ hơn, đường giây viễn liên RFA nối về Dak Nông, gọi vào số điện thoại của các viên chức chính quyền có mặt trong buổi cưỡng chế đột xuất tháng Tư năm ngoái như ông chủ tịch xã Dak Nông Lê Văn Minh, ông giám đốc công an xã Dak Nông Võ Văn Đủ. Tuyệt nhiên không một vị nào bắt máy.

Lên tiếng với Á Châu Tự Do từ Hà Nội, bà Lê Hiền Đức, từng được tổ chức Minh Bạch Thế Giới trao tặng giải Liêm Chính năm 2007 vì thành tích chống tham nhũng, phát biểu:

"Bao nhiêu đơn từ nhân dân gởi đến các cấp nọ cấp kia nhưng thực tế họ không đọc đâu. Từ trung ương người ta chuyển xuống tỉnh, tỉnh lại chuyển xuống huyện và không cấp nào chịu giải quyết hết. Họ không đọc đâu! Vì thế cho nên tôi nói rằng đất của dân bị cướp, dân bị cướp đất thì bây giờ người ta sống bằng cái gì?"

Vì lẽ đó, bà Lê Hiền Đức kết luận, điều bức xúc của các nạn nhân bị cướp đất cũng là điều bức xúc của bà, vì thế bà luôn kề vai sát cánh những mong giúp được việc gì nhỏ nhoi cho những người khốn khổ đó trong khả năng khiêm tốn của bà.

Thanh Trúc

Bắt thêm 4 người thuộc “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”


Viện trưởng Viện Kiểm sát tố bị công an bắt giữ trái luật: Do cấp dưới làm ẩu


Công ty xả thải gây ô nhiễm


Vận dụng tình tiết giảm nhẹ ở vụ Tiên Lãng như thế nào?



Người lao động đăng ký thất nghiệp tăng


Vụ một giám đốc bị tố chiếm đoạt vé số độc đắc: Trúng bạc tỉ, chỉ nhận được 30 triệu đồng


Hải Phòng: 12 đầu việc cần làm ngay


> Tiên đề từ Tiên Lãng

TP - Bắt đầu từ sáng nay (13-2), thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, tổ công tác của Hải Phòng do Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đan Đức Hiệp làm tổ trưởng sẽ thực hiện 12 đầu việc xử lý hậu quả việc thu hồi đất.

Hệ thống điện DN đầu tư bị bỏ hoang. Ảnh: P.V
Hệ thống điện DN đầu tư bị bỏ hoang. Ảnh: P.V.

Tổ công tác còn bao gồm Phó Chủ tịch UBND TP Đỗ Trung Thoại làm tổ phó thường trực, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm tổ phó và thành viên là giám đốc các sở, trưởng các ngành gồm: Văn phòng UBND TP, Công an, Thanh tra, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, cục Thuế, Tư pháp, Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông nhanh chóng vào cuộc.

Lãnh đạo các Ban Thành ủy, Ban Pháp chế HĐND TP, Ủy ban MTTQ TP, Hội Nông dân TP, Viện Kiểm sát TP, Tòa án nhân dân TP tham gia theo dõi, giám sát thực hiện.

Công việc chính của tổ công tác này là tham mưu, đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục các hậu quả do việc thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất vi phạm quy định pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng để sớm ổn định tình hình về mọi mặt của huyện Tiên Lãng. Hải Phòng sẽ báo cáo kết quả thực hiện với Thủ tướng trước ngày 30-3.

Lãnh đạo Hải Phòng chỉ đạo thực hiện ngay những việc quan trọng, cấp bách gồm 12 nội dung: Nhanh chóng thu hồi các Quyết định thu hồi đất số 460/QĐ-UBND ngày 23-4-2008, số 461/QĐ-UBND ngày 7-4-2009, Quyết định cưỡng chế số 3307/QĐ-UBND ngày 24-11-2011 của UBND huyện Tiên Lãng; Xem xét, triển khai các thủ tục cho ông Đoàn Văn Vươn tiếp tục sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2003; Rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai;

Khẩn trương hoàn thành việc điều tra, kết luận vụ án phá nhà coi đầm để truy tố, xét xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật; Xác minh, điều tra làm rõ việc đánh bắt thủy sản trong đầm, công khai kết luận, nếu có dấu hiệu vụ án hình sự, khởi tố vụ án để điều tra, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật;

Công an thành phố khẩn trương hoàn thành kết luận điều tra vụ án "giết người và chống người thi hành công vụ" để truy tố, xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng.

Thực hiện thủ tục đình chỉ công tác đối với ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện và ông Nguyễn Văn Khanh, Phó Chủ tịch UBND huyện; tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân của huyện Tiên Lãng liên quan đến các vi phạm trong việc giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất;

Có biện pháp xử lý theo thẩm quyền, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Thực hiện các thủ tục đình chỉ công tác ông Phạm Đăng Hoan_Chủ tịch HĐND xã Vinh Quang, ông Lê Thanh Liêm_Chủ tịch UBND xã Vinh Quang...

Lãnh đạo huyện từng "lừa" cả dân và doanh nghiệp?

Chiều 12-2, trao đổi với PV Tiền Phong qua điện thoại, luật sư Nguyễn Việt Hùng (Đoàn Luật sư Hà Nội, bảo vệ ông Vươn và ông Quý) cho biết, tuần này ông sẽ làm việc với Cơ quan CSĐT Hải Phòng về các thủ tục cần thiết để sớm gặp bị can Vươn, bị can Quý.

Vui mừng trước kết luận của Thủ tướng, ông Nguyễn Văn Phao (54 tuổi) nói: "Tháng 10 năm 1992, gia đình tôi được UBND huyện Tiên Lãng kí quyết định giao cho 15 ha nuôi trồng thuỷ sản ở Cống Rộc (xã Vinh Quang) với thời hạn 5 năm. Năm 2009, hết hạn, gia đình tôi lên huyện đề nghị cho thuê tiếp thì lãnh đạo huyện đưa ngay cái trát là quyết định thu hồi đầm không đền bù hay hỗ trợ gì. Gia đình tôi rất lo lắng khi biết sau khi cưỡng chế thu hồi đầm của gia đình ông Vươn là đến lượt gia đình tôi...".

Rồi ông Phao kể về những ngày đầu ra bãi bồi ven biển xã Vinh Quang này đắp đê, xây cống làm đầm rất vất vả, đầu tư mất nhiều tỉ đồng cùng công sức mất mấy năm trời mới được khu đầm nuôi trồng thủy sản như hiện nay.

"Năm 1996, sau khi đổ hết tiền nhà ra kè đê thì bị cơn bão đánh vỡ đê làm mất trắng thủy sản, chúng tôi lại phải mất hơn một tỉ mới khắc phục được thì đùng một cái lãnh đạo huyện đòi thu hồi trắng, làm gia đình tôi lao đao với món nợ hơn 500 triệu đồng, vợ thì đòi bỏ..." ông Phao nói tiếp.

Bà Phùng Thị Nhót (54 tuổi, vợ ông Phao) cho biết: "Cả nhà tôi cùng họ hàng hơn hai chục người sống nhờ cái đầm này. Nếu bị thu trắng chẳng biết đi đâu, làm gì. Biết tin Thủ tướng yêu cầu cho chúng tôi thuê tiếp làm ăn đúng pháp luật, gia đình tôi sẽ đổ tiền đầu tư con giống, kè bờ, bê tông hóa toàn bộ đường quanh đầm để làm ăn lâu dài..."

Trong quá trình xác minh, PV Tiền Phong rất bất ngờ khi biết diện tích đầm của gia đình ông Nguyễn Văn Phao bị Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền ký quyết định thu hồi trắng là để cho một doanh nghiệp khác thuê.

Điều đáng quan tâm là trong quyết định số 2678/QĐ-UBND do ông Hiền ký ngày 15-12-2009, thu hồi diện tích đầm của ông Phao có nêu ra một trong những căn cứ thu hồi là: "Việc thu hồi đất bãi triều ven biển xã Vinh Quang để giao cho Thành Đoàn Hải Phòng xây dựng hạ tầng kĩ thuật khu nuôi tôm xuất khẩu". Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng đội TNXP Hải Phòng thời kì đó cho biết đã bàn giao toàn bộ cơ sở hạ tầng kĩ thuật này cho huyện Tiên Lãng quản lí và khai thác từ cuối năm 2008.

Ông T. (xin giấu tên) chủ một doanh nghiệp lớn ở đất Cảng cho biết, anh em ông chủ tịch huyện Tiên Lãng và chủ tịch xã Vinh Quang là ông Lê Văn Hiền và Lê Thanh Liêm cam kết cho doanh nghiệp thuê hơn 35 ha đầm ở khu vực Cống Rộc (xã Vinh Quang) để nuôi tôm công nghiệp với hợp đồng kí kết 5 năm. Tin lãnh đạo huyện, tháng 8 năm 2009, tôi đã đầu tư trạm điện cùng nhiều trang thiết bị khác mất gần 2 tỉ đồng để nuôi trồng thủy sản theo mô hình hiện đại nhưng bị bỏ phí đến giờ.

Đến đầu năm 2012, huyện Tiên Lãng mới giao cho tôi có 20 ha không đủ diện tích để đầu tư sản xuất. Tôi đang có ý định trả lại huyện Tiên Lãng và yêu cầu bồi thường theo quy định pháp luật. Chúng tôi mất cả tiền, mất cả lòng tin lãnh đạo huyện Tiên Lãng, cơ hội kinh doanh.

Ông T. cũng cho biết, diện tích đầm mà huyện giao thiếu, lãnh đạo huyện Tiên Lãng từng hứa sẽ tổ chức cưỡng chế đầm nhà ông Phao để giao cho chúng tôi.

Lam Khê