THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

02 March 2012

Nhà máy rác triệu đô xây xong rồi... bỏ hoang


(Dân trí) - Nhà máy rác (khu xử lý chất thải rắn) ở thôn Nam Phước, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, TT-Huế có nguồn vốn đầu tư gần 3,5 triệu USD, hoàn thiện hơn 1 năm nay nhưng chưa một lần đi vào hoạt động.

Rác tràn khắp nơi nhưng nhà máy rác "im lặng"

Đây là công trình thuộc vốn vay ADB và AFD với kinh phí đầu tư 3,42 triệu USD, hoàn thành vào đầu năm 2011, do Dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung đầu tư. Hiện công trình đã được bàn giao cho Công ty TNHH NNMTV Môi trường và CTĐT Huế quản lý. Khu xử lý chất thải rắn này có diện tích gần 27ha, khi đi vào vận hành sẽ xử lý được toàn bộ lượng rác thải của 18 xã, thị trấn trên huyện Phú Lộc; trung bình 1 ngày sẽ xử lý 150 tấn rác, trong đó có 15 tấn rác nguy hại.

Theo thiết kế, khu xử lý rác ở Lộc Thủy đạt tiêu chuẩn bãi rác hợp vệ sinh với các khu chôn lấp rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại và hệ thống điện nước, giao thông, các công trình phụ trợ, nhà điều hành... Riêng bãi chôn lấp rác có các ô chôn lấp, hồ xử lý nước rỉ rác, hệ thống chống thấm được xây dựng theo công nghệ hiện đại. Tuy nhiên đã quá 1 năm kể từ lúc hoàn thành, khu xử lý vẫn "án binh bất động".

Khu xử lý chất thải rắn ở xã Lộc Thủy đóng cửa im lìm...

Theo quan sát của chúng tôi, khu xử lý chưa từng đi vào hoạt động nhưng cơ sở hạ tầng đã bắt đầu bị mưa nắng "tàn phá": cổng sắt hoen gỉ, một số đoạn rào đã đổ sập vừa được dựng tạm lên, trong sân nhà máy cỏ dại mọc đầy, cả khu xử lý không một bóng người...

Trong khi đó, nhiều điểm nóng về rác của huyện Phú Lộc vẫn gây ô nhiễm từng ngày. Như xung quanh chợ Cầu Hai (thị trấn Phú Lộc), rác chất đống, ruồi nhặng bay đầy và bốc mùi khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Hay ngay đường vào khu xử lý rác ở xã Lộc Thủy, rác cũng được vứt tràn lan. Ngoài ra, bãi rác ở thị trấn Lăng Cô cũng đang trong tình trạng quá tải, xung quanh QL 1A các đống rác nhỏ nằm rải rác dù thường có biển "Cấm đổ rác"...


... trong khi rác tràn ngập khắp nơi

Ông Cái Minh, Chủ tịch UBND thị trấn Phú Lộc, chia sẻ: "Mong nhà máy rác Lộc Thủy sớm đi vào vận hành để xử lý rác thải, xóa những điểm tập kết rác tự phát lâu nay. Bãi rác ở thị trấn hiện chỉ là tạm thời, không bảo đảm yêu cầu".

Còn phải chờ...

Trên thực tế, việc xây dựng 1 khu xử lý rác rồi không có rác để hoạt động là 1 "quy trình ngược" làm tốn kém ngân sách nhà nước. Đúng ra phải tính toán nguồn nguyên liệu, khối lượng nguyên liệu, phạm vi thu gom nguyên liệu rác từ lúc xây nhà máy.

Theo ông Lê Chí Dũng, Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Phú Lộc, bên phía quản lý khu xử lý rác đang phối hợp với huyện làm đề án thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt. Vào tháng 9/2011, UBND huyện Phú Lộc đã phê duyệt đề án này. Theo đó, phương án tối ưu là "Nhà nước và nhân dân cùng làm": Nhà nước chịu phí vận chuyển từ điểm tập trung về khu xử lý rác Lộc Thủy; nhân dân chịu phí từ nhà đến điểm tập trung rác với mức nhà ở nông thôn là 7.000đ/nhà/tháng, ở đô thị tùy theo vị trí từ 8.000-11.000đ/nhà/tháng.

Hiện đã có thông tin từ Phòng Tài chính huyện cho biết tỉnh đã đồng ý cho kinh phí vận chuyển từ điểm tập trung về khu xử lý rác Lộc Thủy với khoảng 1,1 tỷ đồng. Phần còn lại (từ nhà dân ra điểm tập trung) huyện phải họp bàn với dân nhưng đến nay vẫn gặp không ít khó khăn.

"Bởi thói quen xử lý rác của người dân nông thôn khác thành thị. Ở nông thôn, chỉ những nhà ở vùng đông dân cư, gần chợ, gần đường mới chấp nhận nộp tiền để có người đi gom rác, còn ở các xóm thôn, dân "tự xử lý" nên thu tiền từ đây ko dễ. Chúng tôi sẽ họp triển khai lấy ý kiến với các xã, thị trấn vào tháng 3 này" - ông Dũng nói thêm.

Và trong lúc chờ các phương án, người dân huyện Phú Lộc vẫn cam chịu sống cảnh rác vứt tứ tung còn nhà máy rác đóng cửa.

Một số hình ảnh ghi nhận nhà máy rác bạc tỷ không hoạt động:


Một đoạn tường rào bị sập đã được dựng tạm lại ở cổng trước khu xử lý rác Lộc Thủy
 

Hạ tầng khang trang nhưng chưa một lần hoạt động


Trong khi đó rác vẫn được chất đống ở khắp mọi nơi.

Đại Dương

Đầu tư hơn 35 tỷ để cải thiện vận tải công cộng Hà Nội


(Dân trí) - Để hạn chế xe cá nhân và khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, Sở GTVT Hà Nội vừa trình UBND thành phố dự án cải thiện vận tải hành khách công cộng, có tổng mức đầu tư hơn 35 tỷ đồng do vùng Ile de France (Pháp) tài trợ.
Theo Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh, dự án nhằm cải thiện hạ tầng mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, mua sắm xe buýt tiêu chuẩn ở một số tuyến, tạo thuận lợi và khuyến khích hành khách đi lại bằng xe buýt trên một số tuyến giao thông trọng điểm của thành phố. Ngoài ra, dự án còn nhằm nâng cao hình ảnh và chất lượng vận tải công cộng bằng xe buýt, góp phần hạn chế xe cá nhân, giảm ùn tắc giao thông.
 
Xe buýt xì khói đen, cảnh thường thấy trên đường phố Hà Nội.

Các hạng mục đầu tư chính của dự án như cải tạo hạ tầng xe buýt đoạn hành lang điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - đường Thanh Niên; xây dựng điểm trung chuyển Hoàng Quốc Việt; xây dựng làn đường dành riêng cho xe buýt trên đường Hoàng Quốc Việt từ đoạn giao với đường Phạm Văn Đồng đến nút giao với đường Bưởi; mua sắm xe buýt tiêu chuẩn…

Ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết, dự án có tổng mức đầu tư hơn 35 tỷ đồng, trong đó vốn chuẩn bị đầu tư bằng nguồn ngân sách thành phố hơn 580 triệu đồng; vốn viện trợ không hoàn lại hơn 32 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2012 đến 2013.
 

UBND thành phố vừa có công văn yêu cầu Ban Dự án đường sắt đô thị Hà Nội và Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đẩy nhanh tiến độ dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Nhổn - ga Hà Nội.

Thành phố yêu cầu Vinaconex tăng cường nhân lực, đẩy nhanh tiến độ thi công gói thấu số 4 - hạ tầng kỹ thuật Đềpô đảm bảo tiến độ thi công gói thầu số 4. Ban dự án đường sắt đô thị Hà Nội và tư vấn Systra giám sát chặt chẽ tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn trong quá trình thi công.

Đối với các sở ngành liên quan như quận Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm và huyện Từ Liêm thành phố chỉ đạo rút ngắn thời gian xử lý công việc, khẩn trương tổ chức giải phóng mặt bằng tuyến đi qua địa bàn theo kế hoạch.

Quang Phong

Trưởng công an xã hạ sát dân bằng 6 phát súng


Thọ Lang (Phapluatvn) - Khi ông Năm vừa đứng dậy thì ông Sâm liền rút súng ngắn ra bắn liên tiếp 6 phát vào cổ và vai ông Năm. Sau đó, nhóm công an còng tay đưa ông Năm về trụ sở công an xã. Thấy ông Năm bị thương máu ra nhiều nên người dân đến băng bó, nhưng họ bị Công an xã Long Hà xịt hơi cay không cho tiếp cận nạn nhân. Khoảng 23h30 cùng ngày, thấy nạn nhân không chịu đựng nổi nữa thì ông Sâm mới chịu thả ông Năm về để người nhà đưa đi cấp cứu... 

*

Trong lúc mọi người đang chuẩn bị đi ngủ thì bất ngờ nhiều tiếng súng chát chúa vang lên xé toạc không gian yên tĩnh của một vùng quê. 

Vụ nổ súng trên xảy ra vào lúc 20 giờ tối qua ở xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước. Nạn nhân bị bắn là ông Nguyễn Hữu Năm (SN 1957, ngụ thôn 9, xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập). 

Ông Năm bị bắn 6 phát đạn vào người đang cấp cứu tại bệnh viện. 

Theo người dân cho biết, những người liên quan trực tiếp đến việc nổ súng trên là ông Cao Đình Sâm, Trưởng Công an xã Long Hà và một công an huyện Bù Gia Mập cùng một số công an viên của xã vào quán của ông Năm để bắt những người đang đánh bài. 

Do ông Năm không chịu ngồi xuống nên ông Sâm đã dùng chân đạp thẳng vào người ông Năm khiến ông này ngã xuống đất. Khi ông Năm vừa đứng dậy thì ông Sâm liền rút súng ngắn ra bắn liên tiếp 6 phát vào cổ và vai ông Năm. Sau đó, nhóm công an còng tay đưa ông Năm về trụ sở công an xã. 

Thấy ông Năm bị thương máu ra nhiều nên người dân đến băng bó, nhưng họ bị Công an xã Long Hà xịt hơi cay không cho tiếp cận nạn nhân. 

Khoảng 23h30 cùng ngày, thấy nạn nhân không chịu đựng nổi nữa thì ông Sâm mới chịu thả ông Năm về để người nhà đưa đi cấp cứu. 

Cùng ngày, Đại tá Hoàng Văn Huệ, Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước cho biết: "Hiện đã chỉ đạo Công an huyện Bù Gia Mập xuống hiện trường trực tiếp khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc. Sau khi có kết quả điều tra, Công an tỉnh Bình Phước sẽ xử lý nghiêm khắc không bao che, bỏ sót tội phạm"

Ông Năm đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước trong tình trạng nguy kịch. 


Chỉnh Đảng. Âm mưu gì của Nguyễn Phú Trọng - Trung Quốc


Nguyễn Nghĩa 650 - Hội nghị lần thứ 4 này, mục đích chỉ để khẳng định bạn và thù của ĐCS VN. Qua đó, sắp xếp lại lực lượng, chuẩn bị đưa các nhân vật là "bạn" của Trung Quốc, là phe cánh của Nguyễn Phú Trọng lên nắm các vị trí then chốt của nhà nước Việt Nam. Đây là chuẩn bị, để phe cánh Nguyễn Phú Trọng tung hô ông ta làm Chủ tịch nước, thay Nguyễn Tấn Sang, khi tình hình đòi hỏi. Then chốt nhất, đứng sau các sắp xếp nhân sự của ĐCS VN, lại là ý đồ của Trung Quốc: Đảm bảo Việt Nam là hậu thuẫn, là phên dậu, là thuộc quốc của Trung Quốc trong ván cờ toàn cầu mà Trung Quốc đang chơi với Hoa Kỳ.

*

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), họp từ 27/2 đến hôm nay, đã bàn và thống nhất ban hành Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".

Đây là hội nghị lớn chưa từng có, kể từ khi Đại hội đảng cộng sản Việt họp toàn thể 1/2011. Hơn 1000 đại biểu, gồm toàn bộ thành viên Bộ chính trị, Ban bí thư, Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa XI, cán bộ chủ chốt ở trung ương và 63 tỉnh, thành phố về dự hội nghị.

Thoạt đầu mới quan sát, mọi người đều có cảm tưởng: đây lại là 1 cuộc họp vô bổ mang tính nội bộ của ĐCS VN. Ở đấy, các lãnh đạo cao cấp của ĐCS VN múa mép, khua môi ..., hòng đánh lừa nhân dân Việt Nam 1 lần nữa về khả năng tự phê bình, khả năng sửa khuyết điểm,... để tiến bộ, để đảm nhiệm vai trò lãnh đạo dân tộc này, đất nước này. Mục đích là cứu nguy cho uy tín của đảng đang lao xuống dốc thảm hại.

Tuy vậy nếu đọc kỹ bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị, ta sẽ thấy có 1 âm mưu lớn của phe phái Nguyễn Phú Trọng trong chính trường chính trị của Việt Nam.

Nếu ta đặt tình hình Việt Nam vào bối cảnh Trung Quốc đang cố kiết thực hiện bành trướng, độc chiếm hoàn toàn Biển Đông. Nếu ta đặt tình hình bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông đang bị 1 cản trở rất lớn là việc hiện diện trở lại 1 cách tích cực của Hoa Kỳ tại Châu Á. Khi đó, ta sẽ thấy rõ ràng Nguyễn Phú Trọng đang cố gắng nắm quyền lực trong đảng, để hòng giúp Trung Quốc trong mưu đồ này, để chống lại Hoa Kỳ.

Trong bài phát biểu tại hội nghị, Nguyễn Phú Trọng đã nêu ra 4 điểm, làm lý do Chỉnh Đảng.

1. "Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam".

2. Hai là, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của nước ta hiện nay... đòi hỏi Đảng phải nâng tầm lãnh đạo lên cao hơn nữa, nâng sức chiến đấu mạnh hơn nữa... để xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,... nhằm mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

3. Ba là, bản thân Đảng đang đứng trước nhiều hiện tượng tiêu cực, phức tạp mới. 

4. Bốn là, sự chống phá điên cuồng và quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động. Âm mưu cơ bản, lâu dài của chúng là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Để thực hiện được âm mưu cơ bản đó, các thế lực thù địch đã áp dụng lần lượt hết chiến lược này đến chiến lược khác, hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, rất kiên trì, kiên quyết, xảo quyệt. "Diễn biến hòa bình" là một chiến lược nằm trong hệ thống chiến lược phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc, là "thủ đoạn hòa bình để giành thắng lợi". Nhiều chuyên gia và chính khách phương Tây còn gọi đây là phương pháp "chuyển hóa hòa bình", "biến đổi hòa bình", "cách mạng hòa bình" và gần đây là "cách mạng nhung", "cách mạng màu", "cách mạng đường phố"... 

Tóm lại, có 3 nguyên nhân liên quan đến nội bộ của Đảng cộng sản VN, và 1 nguyên nhân khách quan: kẻ thù tư tưởng của ĐCS VN đang ráo riết hoạt động.

Như vậy, Nguyễn Phú Trọng đã xác định được kẻ thù của ĐCS VN. 

Tất nhiên kẻ thù này không phải là Trung Quốc, vì "Âm mưu cơ bản, lâu dài của chúng là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh." 

Kẻ thù này chính là: "cách mạng nhung", "cách mạng màu", "cách mạng đường phố"... hay nói thẳng ra, chính là nhân dân Việt Nam yêu nước đã 11 lần xuống đường chống bành trướng Trung Quốc tại Biển Đông.

Ai là bạn của Nguyễn Phú Trọng? 

Câu trả lời nằm ở giữa điểm 1 trong bài phát biểu của Nguyễn Phú Trọng: "Đảng Cộng sản Trung Quốc... trong những lần trao đổi với chúng ta, bạn thường nhấn mạnh không để bị "Tây hóa", "tha hóa", "thoái hóa".

Thế là đã rõ, Đế quốc Hoa Kỳ với sức ép cải cách Nhân quyền, cải cách dân chủ ở Việt Nam, các nước tư bản theo đuôi Hoa Kỳ, là kẻ thù của ĐCS VN. 

Nhân dân Việt Nam yêu nước, chống bành trướng Trung Quốc tại Biển Đông, là kẻ thù của ĐCS VN.

Đế quốc phong kiến Trung Quốc, kẻ đã chiếm Hoàng Sa của Việt Nam 1974, kẻ đã khuyến khích Cămpuchia gây chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam, kẻ đã gây chiến tranh biên giới 1979, giết hại hàng trăm nghìn thường dân các tỉnh biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái... là nước bạn bè của Việt Nam, của ĐCS VN.

Thế là đã rõ, Hội nghị lần thứ 4 này, mục đích chỉ để khẳng định bạn và thù của ĐCS VN. 

Qua đó, sắp xếp lại lực lượng, chuẩn bị đưa các nhân vật là "bạn" của Trung Quốc, là phe cánh của Nguyễn Phú Trọng lên nắm các vị trí then chốt của nhà nước Việt Nam. Đây là chuẩn bị, để phe cánh Nguyễn Phú Trọng tung hô ông ta làm Chủ tịch nước, thay Nguyễn Tấn Sang, khi tình hình đòi hỏi.

Then chốt nhất, đứng sau các sắp xếp nhân sự của ĐCS VN, lại là ý đồ của Trung Quốc:

Đảm bảo Việt Nam là hậu thuẫn, là phên dậu, là thuộc quốc của Trung Quốc trong ván cờ toàn cầu mà Trung Quốc đang chơi với Hoa Kỳ.

1. Ván cờ toàn cầu Trung Quốc-Hoa Kỳ.

Phần thưởng cho kẻ chiến thắng ván cờ này là ngôi vị siêu cường thế giới. Hoa Kỳ đã đứng ở ngôi vị này, từ những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước đến hôm nay. Lợi ích mà ngôi vị này đem lại là không kể xiết: Từ sự thượng tôn của thế giới, đến các lợi ích vật chất, kinh tế chính trị. Trung Quốc đang thèm muốn ngôi vị này. 

Tuy vậy, vị trí địa lý chính trị hôm nay của Trung Quốc khá bí. Phía bắc thì nước Nga- cường quốc hạt nhân chặn đè đầu. Phía tây thì Ấn Độ to lớn không chịu thua kém về mọi mặt. Phía đông thì Nhật Bản, Nam hàn là những cường quốc kinh tế. Chỉ còn phía nam là Việt Nam và đông nam là Biển Đông, có thể bành trướng ngay lập tức.

Trung Quốc đã trường kỳ thực hiện chiến lược làm Việt Nam yếu, lệ thuộc vào Trung Quốc kể từ khi Mao Trạch Đông nắm quyền tại ĐCS TQ. Sau công hàm của Phạm Văn Đồng 1958, sau những viện trợ mua chuộc Việt Nam, sau cuộc chiếnHoa Kỳ-Việt Nam tiêu hao tinh lực Việt, Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988 và 1992.

Để khống chế Biển Đông, nơi có tuyến hải lộ quan trọng nhất thế kỷ 21 này, Trung Quốc quyết tâm chiếm hoàn toàn Biển Đông bằng tuyên bố đường lưỡi bò là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Để đạt mục đích này, phải chiếm nốt các đảo của Việt Nam tại Trường Sa. Đây là điều kiện, thành hay bại, của kế hoạch bành trướng Biển Đông của Trung Quốc. Trung Quốc đã làm hết sức mình để bài binh, để bố trận với hi vọng thành công dễ dàng nhất.

Họ đã mua chuộc Nông Đức Mạnh, để ém quân ở Tây Nguyên.

Họ đã mua chuộc Nguyễn Tấn Dũng, để ém quân ở các cánh rừng có vị trí chiến lược của Việt Nam.

Họ đã đưa 1 đội quân khoác áo công nhân ém trên khắp đất nước Việt Nam.

Tất cả chỉ chờ thời cơ, để tung ra ám hiệu đồng loạt hoạt động đẩy Việt Nam vào thế phải khuất phục, chịu mất hoàn toàn Trường Sa.

Theo quan sát của tôi, thời cơ này, đã được Trung Quốc chuẩn bị trước và sau hội nghị an ninh Đông Nam Á Shangri-La tháng 6/2011. Kế hoạch của Trung Quốc là cắt cáp tầu Bình Minh ngay trước thềm Shangri-La, công nhiên tuyên bố đây là hải phận của Trung Quốc. Sau đó, trong Shangri-La, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt sẽ tuyên bố Trường Sa là của Trung Quốc, đường lưỡi bò là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Lúc này Hoa Kỳ vẫn tự cho là sẽ đứng ngoài các tranh chấp lãnh hải. Họ chỉ quan tâm đến an ninh hàng hải quốc tế.

Sau Shangri-La, xem xét phản ứng thế giới, nếu thuận, sẽ đánh chiếm Trường Sa ngay trong các tháng 7-8/2011.

Thế nhưng có 1 bộ phận trong ĐCS VN không muốn im lặng khi Trung Quốc cát cáp tầu Bình Minh 2. Sau đó các cuộc biểu tình của nhân dân Hà Nội, Sài Gòn đã đưa Biển Đông lên hàng tít đầu tiên của Truyền thông thế giới.

Dư luận yêu nước Việt Nam đã được Hoa Kỳ ủng hộ. 

Kế hoạch Trung Quốc muốn dùng vũ trang, chiếm nốt Trường Sa của Việt Nam thất bại thảm hại.

Những tháng cuối năm 2011 đã đánh dấu sự quay trở lại, 1 cách khéo léo, cương quyết của Hoa Kỳ tại Tây Nam Thái Bình Dương.

Trung Quốc đã bị kỳ đà cản mũi.

Chiếm hoàn toàn Hoàng Sa, Trường Sa là điều kiện cần thiết, để khống chế hoàn toàn Biển Đông. Biển Đông sẽ là bàn đạp để Trung Quốc tiến ra Ấn Độ Dương và khống chế eo Malaca. Do vậy Biển Đông là vị trí, có tính quyết định, trong ý đồ khống chế Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương của Trung Quốc.

Không lúc nào là Trung Quốc xa rời mục tiêu chiếm toàn bộ Trường Sa này của Việt Nam.

Thời cơ thế giới hiện nay đang xuất hiện, để Trung Quốc chiếm nốt Trường Sa của Việt Nam và của Phillipin. 

Muốn chiếm nốt Trường Sa của Việt Nam bằng vũ lực, điều kiện đầu tiên là Việt Nam phải im lặng, không đánh trả lại, cam chịu mất toàn bộ Trường Sa. 

Ai sẽ làm điều này? 

Chỉ có các "bạn" của Trung Quốc, trong ĐCS VN làm điều này được. Đây chính là lý do trung quốc trong "Chỉnh Đảng" hiện nay của ĐCS VN. Lý do này là quan trọng nhất, nó có hậu thuẫn từ Trung Quốc.

Lý do thứ 2, là lý do nội bộ của ĐCS VN, là có sự sốt ruột của các thành viên thân Trung Quốc, đang bị dư luận yêu nước Việt Nam đẩy vào thế bị động, thế yếu.

Họ muốn phản công lại, chiếm lấy thượng phong, chiếm lấy các vị ví có thể, có nhiều tiếng nói trong quyết định chính sách, do đó có nhiều bổng lộc.

Trong chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình thánh 1/2012, họ Tập kia đã dụng kế phân gián.

Trong lúc ôm hôn Nguyễn Phú Trọng, họ Tập đã nói kẽ vào tai Trọng: "Chỉnh Đảng."

Phải. 

Chỉnh Đảng là mưu kế mà Mao Trạch Đông đã sử dụng rất công hiệu. Ông ta đã dụng tại Diên An đánh các phần tử cộng sản Trung Quốc từ Liên Xô về. Tại Tuấn Nghĩa, Mao cũng chỉnh đảng, để đánh đổ những ai còn không công nhận uy quyền của Mao trong đảng và quân đội Trung Quốc. Mao Trạch Đông còn dùng cách mạng văn hóa... để đánh các đồng chí của mình như Lưu Thiếu Kỳ,...

Tô Huy Rứa đã có mặt ở Bắc Kinh từ 14-18 /2/2012 để thông qua kế hoạch Chỉnh Đảng của Nguyễn Phú Trọng, và xin chỉ thị của BCT ĐCS TQ.

Đây không còn chỉ là 1 cuộc đấu tranh nội bộ bình thường của ĐCS VN. Đây là thời điểm, quan trọng sống, còn, của dân tộc Việt Nam, trong cuộc đấu tranh sinh tồn đã diễn ra hơn 4000 lịch sử trên bán đảo Đông Dương này.

2. Nước tính của Trung Quốc trong ván cờ với Hoa Kỳ.

Tập Cận Bình tạm thời làm Hoa Kỳ đỡ lo lắng về phía Trung Quốc bằng đoạn viết: Thái Bình Dương có đủ không gian cho cả Mỹ và Trung Quốc. Thực ra, không lúc nào Trung Quốc quên mục đích chiếm toàn bộ Trường Sa của Việt Nam. Nếu muốn chia 2 Thái Bình Dương, thì Trung Quốc cũng chỉ nhượng cho Mỹ gây ảnh hưởng tại Tây Thái Bình Dương, mà thôi.

Hiện nay, thời cơ để Mỹ sa lầy vào Trung Đông, vào Iran đang đến gần. 

Trung Quốc đã gián tiếp lập với Nga và Syria một trục ủng hộ Iran. Nước Nga đã tuyên bố an ninh của Iran là an ninh của nước Nga. Như vậy, Trung Quốc sẽ chơi con bài Iran với Mỹ và Israel. Nếu Hoa Kỳ cấm vận Iran, thì Trung Quốc sẽ tiếp tục mua dầu hỏa cho Iran, nuôi dưỡng Iran tiếp tục làm bom nguyên tử. Như vậy, sớm hay muộn, Israel vì sự tồn vong của quốc gia Israel, sẽ phải gây chiến với Iran. Hoa Kỳ và Nga, sớm hay muộn, sẽ dính trực tiếp vào cuộc chiến này.

Thời điểm Nga và Mỹ lún sâu vào chiến tranh với Iran, sẽ là thời điểm để Trung Quốc dùng vũ lực, chiếm nốt các đảo của Việt Nam tại Trường Sa, loại bỏ đi 1 tiềm tàng tranh cãi, 1 cớ tạo điều kiện cho Hoa Kỳ nhúng sâu vào Biển Đông.

Muốn cho tình huống này diễn ra xuôn xẻ, ĐCS VN phải bị Nguyễn Phú Trọng thao túng hoàn toàn. Đây là nước tính chiến lược của Trung Quốc, của Tập Cận Bình. Tình hình thế giới có diễn ra như tính toán của Trung Quốc, còn chờ phản ứng của các nước tham gia trực tiếp ván cờ này. Nhưng dù tình hình diễn biến thế nào, Việt Nam cũng phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. 

3. Phong trào dân chủ Việt Nam phải làm gì?

Thời gian này là thời gian mà tương lai dân tộc Việt Nam đang ngàn cân treo vào sợi tóc.

Nếu phe Nguyễn Phú Trọng thắng, Việt Nam sẽ là thuộc quốc của Trung Quốc. Trường Sa sẽ mất nốt về Trung Quốc. Tuy vậy, không phải tình hình đã vô vọng.

Chúng ta đã thấy sức mạnh yêu nước của 11 cuộc xuống đường biểu tình chống Trung Quốc của nhân dân Hà Nội, Sài Gòn có sức mạnh ngăn cả 1 kế hoạch xâm lược Trường Sa của Trung Quốc như thế nào.

Lần này nữa, chúng ta đã phân tích, tìm được ý đồ của Trung Quốc, thì sẽ cùng nhau hóa giải được nó. Nòng cốt của phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay là các Blogers dân chủ, các trang mạng dân chủ xuất hiện trong vòng mấy năm trở lại đây. Tất cả đều có 1 điểm chung, là yêu nước chống bành trướng Trung Quốc, bảo vệ người yêu nước bị tù tội, đấu tranh cho dân chủ Việt Nam bằng nâng cao dân trí, bất bạo động...

Chúng ta phê phán ĐCS VN, phê phán những khuyết điểm mà lý thuyết cộng sản không thể thực hiện được, và những hậu quả nó đem lại cho xã hội Việt Nam. Như vậy, những đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam mà giác ngộ, chống Trung Quốc bành trướng, cũng là những người yêu nước. Họ là những người có xu hướng chính trị Tả, Dân Chủ, Dân tộc.

Phong trào dân chủ cần động viên lực lượng này chống Trung Quốc.

Cần lên án tất cả những ai thân Trung Quốc, theo đuôi Nguyễn Phú Trọng.

Nguyễn Phú Trọng có thể là "Lú", nhưng chú nó là Trung Quốc không phải đứa ngu. Trung Quốc đang tìm cách đưa lũ người bán nước này thống trị hoàn toàn ĐCS VN.

Cần vạch hết các thủ đoạn của Trọng, trong cuộc đấu đá dành quyền lực này. Đánh đổ uy tín của Trọng trong lòng dân Việt Nam, trong ĐCS VN.

Cần đoàn kết tất cả những ai chống Trung Quốc.