THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

23 March 2012

Hà Nội: Hàng trăm người kéo đến NH Agribank đòi nợ

Thứ sáu 23/03/2012 08:02
Chiều 22/3, hàng trăm người của công ty TNHH Cao Trường Sơn đã kéo đến trụ sở Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) chi nhánh Hồng Hà tại đường Nguyễn Cơ Thạch (Mỹ Đình- Từ Liêm, HN) để đòi phải trả 38,5 tỷ đồng.
Trong số những người đến đòi nợ có cả Giám đốc công ty TNHH Cao Trường Sơn Lục Văn Bình. Những người này đã mang theo nhiều khẩu hiệu để gây sức ép.
Theo đại diện của Công ty TNHH Cao Trường Sơn, đã gần hết hạn Agribank Hồng Hà phải trả số tiền 38,5 tỷ đồng theo phán quyết của TAND TP Hà Nội ngày 14/2 (vào ngày 31/3). "Sau buổi họp với lãnh đạo NH trưa nay, họ nói chung chung bảo phải chờ và chưa cụ thể ngày nào trả nợ. Họ cũng không thiện chí như những gì cam kết tại tòa" - ông Lục Văn Bình, giải thích lý do. Theo ông này, nếu không được trả nợ, DN sẽ phá sản.
Hàng trăm người kéo đến NH Agribank đòi nợ, Tin tức trong ngày, doi no, ngan hang Agribank, tra no, pha san, vu kien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Hàng trăm người công ty TNHH Cao Trường Sơn đến ngân hàng Agribank chi nhánh Hồng Hà đòi nợ vào chiều qua.
Sự việc bắt đầu từ tháng 6/2011, Công ty Cao Trường Sơn có ký 2 hợp đồng bán 2.830 tấn thép xây dựng tổng giá trị hơn 50,1 tỷ đồng cho Cổ phần Thiết bị công nghiệp và xây dựng. Agribank đã phát hành 2 chứng thư bảo lãnh thanh toán không hủy ngang cam kết thanh toán cho Công ty Cao Trường Sơn số tiền tối đa 50,1 tỷ đồng trong trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Hết thời hạn thanh toán, bên mua mới trả cho Công ty Cao Trường Sơn 11,6 tỷ đồng. Phía Agribank cũng không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nên Cao Trường Sơn đã khởi kiện.

TAND TP. Hà Nội ngày 14/2 đã xử vụ kiện đòi thanh toán bảo lãnh giữa Công ty TNHH Cao Trường Sơn và Agribank Hồng Hà và buộc NH này phải trả 38,5 tỉ đồng vào ngày 31/3. Được biết, ông Đỗ Đức Hưng, Giám đốc Agribank Hồng Hà đã bị tạm đình chỉ công tác.                     

Theo Đất Việt

Vụ cưỡng chế ở Hà Nam: PCT TƯ Hội Nông dân Việt Nam lên tiếng

Thứ sáu 23/03/2012 06:42
(GDVN) -  "Chúng tôi đã có yêu cầu với tỉnh hội Hà Nam xem xét toàn bộ vụ việc, nếu có vấn đề gì không hợp lý phải báo cáo ngay để TƯ Hội có ý kiến…"
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch TƯ Hội Nông dân Việt Nam khi trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam xung quanh việc thu hồi đất tại Hà Nam.

Liên quan đến việc thu hồi hơn 5000m2 đất của ông Lê Hồng Ngọc (trú tại xóm 2, thôn Lão Cầu, xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) mà chính quyền chỉ bồi thường có 2,2 triệu đồng, phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Duy Lượng, Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.

Ông  Nguyễn Duy Lượng, Phó chủ tịch TƯ Hội Nông dân Việt Nam.

Ông Lượng cho biết:  "Chúng tôi đã yêu cầu phía Hội nông dân tỉnh Hà Nam xem xét toàn bộ vụ việc trên và báo cáo lên Trung ương Hội. Trên cơ sở đó, TƯ Hội sẽ có ý kiến".

Trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Trung ương Hội về vụ việc cưỡng chế này, ông Lượng cho hay: “Thủ tướng đã giao cho các cơ quan chức năng giải quyết, phía hội nông dân các cấp cũng phải xem xét xem nếu có vấn đề gì không hợp lý thì phía hội sẽ có ý kiến. Muốn đánh giá được vấn đề thì mình phải xem việc giao đất thế nào, nguồn gốc là đất nông nghiệp hay khai hoang thì nó khác nhau”,

Đồng thời ông Lượng cũng đề nghị phóng viên liên hệ với Hội nông dân tỉnh Hà Nam để tìm hiểu rõ tình hình.

Mảnh đất bị thu hồi của gia đình ông Ngọc chỉ được đền bù với giá hơn 2 triệu đồng

Trao đổi với phóng viên báo GDVN vào chiều 21/3, một lãnh đạo Hội nông dân tỉnh Hà Nam cho biết, tới thời điểm này công văn chỉ đạo của Trung ương Hội vẫn chưa xuống tới tỉnh.

“Về mặt giải quyết thì phía ủy ban nhân dân đã giải quyết rồi. Trên kết luận của huyện Duy Tiên, phía Hội nông dân đã xuống tuyên truyền vận động ông Ngọc làm theo đúng quy định của pháp luật. 

Trước đó ông đã có đơn kiện chủ tịch UBND huyện vì giải quyết sai quy định. Tuy nhiên 1 năm trở lại đây ông ấy không có đơn gì gửi lên hội nông dân nữa. Khi nào có nhận được công văn của Trung ương hội, phía hội nông dân tỉnh sẽ có báo cáo lên”, vị lãnh đạo này nói.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ kiểm tra, kết luận khiếu nại; việc giải quyết khiếu nại của ông Lê Hồng Ngọc và tình trạng đơn, thư khiếu nại ở xã Tiên Tân. Thủ tướng cũng yêu cầu tổ chức đối thoại công khai với người dân và có báo cáo.

Theo đơn khiếu nại của ông Lê Hồng Ngọc (trú tại xóm 2 thôn Lão Cầu, xã Tiên Tân), chính quyền địa phương đã ra quyết định thu hồi hơn 5.000 m2 đất hoang hoá được ông nhận cải tạo, sản xuất ổn định gần 30 năm, nhưng chỉ được đền bù 2,2 triệu đồng.

Cũng liên quan tới vụ việc này, tháng 4/2011, Nguyên Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng từng giao Thanh tra Chính phủ phối hợp với UBND Hà Nam đối thoại, giải thích với gia đình ông Ngọc.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này…

Nguyễn Tiến

Vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng (Hải Phòng): Xác định thiệt hại của các căn nhà bị phá huỷ


Thứ Sáu, 23.3.2012 | 07:15 (GMT + 7)
Sáng qua (22.3), tại trụ sở UBND xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng), Hội đồng thẩm định giá tài sản Hải Phòng do ông Phạm Thanh Dương - PGĐ Sở Tài chính Hải Phòng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và bà Phạm Thị Hiền (vợ ông Quý) về việc liên quan đến việc các căn nhà và công trình phụ bị phá huỷ tại khu đầm trong vụ cưỡng chế hôm 5.1.
Cùng làm việc với Hội đồng thẩm định giá tài sản còn có ông Mai Công Nhìu - PCT UBND xã, ông Vũ Văn Bốn - Trưởng Công an xã Vinh Quang cùng luật sư Nguyễn Minh Long của Văn phòng luật sư Dragon – luật sư bảo vệ quyền lợi của hai bà Thương, Hiền. Hội đồng thẩm định giá tài sản đã yêu cầu bà Thương, bà Hiền cung cấp hồ sơ và thông tin về các căn nhà bị phá như nhà được xây từ năm nào, bằng vật liệu gì...
Hội đồng thẩm định giá làm việc với vợ ông Vươn tại khu đầm.     Ảnh: H.H
Hội đồng thẩm định giá làm việc với vợ ông Vươn tại khu đầm. Ảnh: H.H
Đoàn cũng cho biết chỉ thẩm định tài sản liên quan đến các căn nhà, công trình phụ (phần liên quan đến bất động sản), còn các nội dung khác do các bộ phận khác làm. Đại diện gia đình - bà Nguyễn Thị Thương cho biết, mọi thông tin liên quan đến các căn nhà bị phá huỷ đã được bà kê khai với Cơ quan CSĐT, nên đề nghị Hội đồng thẩm định giá tài sản có thể lấy thông tin ở đó.

14h cùng ngày, Hội đồng thẩm định giá tài sản đã xuống khu đầm để đo đạc phần nền thực tế của các căn nhà để có căn cứ định giá tài sản gia đình ông Vươn bị thiệt hại.  
   Hoàng Hoan

Chống tham nhũng - đâu là “đột phá khẩu”?!


Gấp rút hoàn thiện nhà nước pháp quyền
Thứ Sáu, 23.3.2012 | 08:48 (GMT + 7)

Nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết trước khi kết thúc nhiệm kỳ đã thẳng thắn nhìn nhận trên Sài Gòn Tiếp thị số xuân là ông đã không giải được bài toán tham nhũng như đã hứa.
Bởi theo tôi, chống tham nhũng là bài toán khó (không chỉ ở Việt Nam) nhưng để đất nước ta ngày càng hùng cường, chúng ta phải giải. Với bài viết này, tôi hy vọng cùng nhiều ý kiến tâm huyết khác sẽ góp phần nào đó góp sức mở “đột phá khẩu” trong mặt trận phòng, chống tham nhũng (PCTN) này!

Bầy sâu cần triệt tận gốc

Căn bệnh tham nhũng đã được phát hiện và đưa ra thuốc chữa từ Đại hội Đảng lần thứ VI, đến nay đã qua 26 năm, có rất nhiều cuộc hội chẩn, điều trị từ các nghị quyết Đại hội Đảng và các hội nghị trung ương, nhưng chẳng những bệnh không thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng hơn. Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đưa ra hình ảnh tham nhũng như “một bầy sâu” đục khoét đất nước và tàn phá Đảng.
Ông Huỳnh Ngọc Sỹ - nguyên phó GĐ sở GTVT TPHCM, nguyên GĐ ban quản lý dự án Đông - Tây và môi trường nước TPHCM - bị tuyên phạt 20 năm tù về tội
Ông Huỳnh Ngọc Sỹ - nguyên phó GĐ sở GTVT TPHCM, nguyên GĐ ban quản lý dự án Đông - Tây và môi trường nước TPHCM - bị tuyên phạt 20 năm tù về tội "nhận hối lộ" và 6 năm tù về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ". Ảnh: Phùng Bắc
Mới đây, trả lời phỏng vấn trên báo, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cho rằng “thực trạng đã nặng lắm rồi như căn bệnh ung thư”. So sánh với chứng bệnh đó, có lẽ ông muốn nói rằng dù nhẹ cũng phải qua giải phẫu! Báo cáo tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 cho thấy, số vụ án tham nhũng được điều tra, truy tố, xét xử trong 5 năm qua có xu hướng giảm dần, trong khi tham nhũng diễn ra nghiêm trọng hơn. Số vụ tham nhũng được phát hiện và xử lý qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán còn ít.

Trong 5 năm qua, nhiều địa phương không phát hiện được một vụ tham nhũng nào qua các công tác này. Hiện tượng đó cho thấy không chỉ là hiệu quả PCTN chưa đạt yêu cầu mà các đối tượng tham nhũng không còn thụ động mà đã liên kết với nhau như “một bầy sâu”. Do đó, mới có chuyện cựu chiến binh Đinh Đức Phiếu vì tố cáo Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình tham nhũng mà bị bắt giam và bị kết án tù; vụ Tiên Lãng, ông Đoàn Văn Vươn đi khiếu kiện từ năm 2008, được tờ báo của Bộ Công Thương bênh vực, nhưng 4 năm sau vẫn bị cưỡng chế đều không phải là cá biệt. Vậy chúng ta phải tìm nguyên nhân sâu xa, chứ không thể bằng lòng với những biểu hiện trực tiếp, cụ thể.

Nghị quyết Đại hội 11 đã chỉ ra rằng: “Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên” (Văn kiện, trang 88). Tuy nhiên nội dung nói trên chưa thành hiện thực, do chưa được cụ thể hóa bằng một phương án tổ chức để có thể thực hiện. Một trong các giải pháp hữu hiệu đã được Đại hội 11 yêu cầu, phải khắc phục tình trạng Đảng bao biện, làm thay các cơ quan nhà nước (Văn kiện Đại hội 11, NXBCTQG, trang 61).

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân


Trong bài viết cho chuyên đề này, ông Trần Du Lịch (Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM) rất đúng khi cho rằng: “Để phòng, chống tham nhũng hiệu quả thì phải làm từ gốc, nếu không thì dù mô hình gì cũng vô ích. Thứ nhất là thể chế”. Trong khi quyền lực không được giám sát thì Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng dù tổ chức theo mô hình nào cũng khó giữ được tính độc lập. Phát biểu kết luận hội nghị vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: “Ban chỉ đạo dù có độc lập đến đâu cũng không thể làm thay việc chống tham nhũng của các cơ quan chuyên trách khác như công an, tòa án, kiểm sát.

Vì đây là chức năng hiến định”. Ý kiến ấy rất đúng, nhưng vì sao các cơ quan chuyên trách theo hiến định ấy lâu nay không thể làm tốt chức trách? Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc cho rằng: “Luật Phòng, chống tham nhũng có đi vào cuộc sống hay không còn phụ thuộc vào thái độ của chúng ta đối với luật đó”. Người từng đứng đầu ngành tư pháp hiểu sâu sắc rằng qua hơn 20 năm xây dựng pháp quyền, chúng ta vẫn chưa thoát khỏi nền “nhân trị” (cũng gọi là “đức trị”).

Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng ở chương “Các biện pháp phòng ngừa”, Điều 5 về “Chính sách và hành động phòng, chống tham nhũng” đã nhấn mạnh (in đậm): “Những chính sách phải thúc đẩy sự tham gia của xã hội và thể hiện nguyên tắc nhà nước pháp quyền...”. Công ước có 64 điều, nhưng có hơn 100 lần lặp lại các từ luật pháp, pháp lý, pháp chế. Như vậy, có thể thấy, chống tham nhũng phải bằng luật pháp, phải có nhà nước pháp quyền.

Vì sao các nghị quyết Đảng nhiều lần nhấn mạnh phải xây dựng nhà nước pháp quyền mà việc thực hiện lại bị trì trệ? Phải thực sự trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân” (Toàn tập, ST, 1985, trang 299). Những điều ấy đã được thể hiện trong Hiến pháp 1946, quy định rõ cho một nhà nước pháp quyền. Nhân dân có quyền bầu cử, bãi miễn và phúc quyết hiến pháp. Từ Chủ tịch Nước, thành viên nội các, đại biểu quốc hội đều được chế ước nếu vi phạm pháp luật. Trong khi xét xử, các thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp.

Như vậy, nhà nước pháp quyền không phải là “thuốc đắng”, cũng không phải lấy "đá ghè chân mình" mà theo tôi, đó là điều kiện tiên quyết, để Đảng thực hiện được thiên chức “là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân” (HCM TT. ST. 1989, T10, trang 835), thực hiện lý tưởng cao cả “làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” (TT, ST, 1984, T4, trang 463).   
Tống Văn Công (nguyên Tổng Biên tập Báo Lao Động)

Trường THPT Ứng Hoà B, Hà Nội: Thầy đánh học sinh và thầy đánh thầy


Thứ Sáu, 23.3.2012 | 08:57 (GMT + 7)
Chưa đến một tuần, ở Trường THPT Ứng Hoà B thuộc xã Đồng Tân (huyện Ứng Hoà) đã xảy ra hai vụ xô xát, khiến một phó hiệu trưởng và một lớp trưởng lớp 11A12 nhập viện. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến tâm lý các em học sinh, gây bức xúc trong đội ngũ giáo viên nhà trường.
Thầy giáo đánh học sinh và…

Khoảng 10h15 ngày 16.3, khi cả lớp đang làm bài kiểm tra, thầy Lê Văn Giồng từ trên bục giảng đi xuống kéo em Trần Ngọc Sang (lớp trưởng lớp 11A12) ra khỏi bàn học, bẻ quặt tay Sang đưa sang phòng bên và đấm, đá tới tấp vào người khiến em Sang đau đớn và ngất. Một  em đã gọi điện báo cho mẹ em Sang biết. Ngay lập tức chị Phạm Thị Bốn - mẹ em Sang - gọi CA đến trường để lập biên bản, đồng thời cùng nhà trường đưa em Sang đi cấp cứu.

Tại gia đình, dù còn rất mệt, nhưng em Sang vẫn cố gượng dậy kể: “Nguyên nhân khiến thầy Giồng đánh em là do thầy hiểu nhầm. Lý do có một bạn trong lớp nói thầy Giồng mặt đen sì sì... Hôm đó thầy dạy thay cho một cô khác, khi đánh em, thầy không hỏi gì”.

Chị Bốn bức xúc: “Chấn thương ở vùng đầu tuy chưa có dấu hiệu chấn thương sọ não, tuy nhiên cần phải theo dõi sợ di chứng. Các bác sĩ còn dặn, nếu cháu sốt, nóng trong thời gian này cần đưa đến viện ngay”. Theo chị Bốn, thầy Giồng đã tới nhà xin trả tiền viện phí cho cháu là 1.300.000đ (lần đi viện thứ 2) thầy xin nhận lỗi về mình. Thầy Giồng cho rằng, do có nhiều chuyện bức xúc từ phía gia đình nhà thầy, nên thầy mới nóng, đánh cháu như vậy.
Thầy Đinh Văn Phú trao đổi với PV Lao Động.
Thầy Đinh Văn Phú trao đổi với PV Lao Động.
Khi PV mang nội dung thầy giáo đánh học sinh xảy ra vào ngày 16.3, ngay lập tức, thầy Đinh Văn Phú - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Ứng Hoà B - nói: "Không có việc này!". Tuy nhiên, khi PV đưa ra các chứng cứ cụ thể, thầy Phú lại cho rằng: “Chỉ xảy ra xô xát bình thường, gia đình cháu Sang và thầy Giồng tự thỏa thuận giải quyết với nhau. Cháu đi học bình thường ngay sau hôm đó rồi”. Nhưng theo gia đình em Sang, từ hôm bị thầy Giồng đánh đến nay sức khỏe em yếu hơn nhiều, nên không đi học được.

Gặp một cán bộ của trường ở ngay trong trường, ông cho biết: “Vào năm 2009, thầy Giồng đã từng đánh anh Đức - nhân viên nhà trường - rách miệng, khâu 15 mũi. Hội đồng nhà trường đã đề nghị kỷ luật và có văn bản gửi lên cấp trên, không những thầy Giồng không bị xử lý mà còn được tăng lương”.
…thầy giáo đánh phó hiệu trưởng!

Thầy Tạ Duy Hiển - Phó Hiệu trưởng Trường Ứng Hoà B - cho biết: "11h ngày 21.3, tôi mời em Hoàng Văn Dân - học sinh lớp 11A12 - sang phòng của tôi để trao đổi về điểm trong học bạ của năm trước. Trên đường đi về phòng, tôi có hỏi em Dân tại sao lại phải đổi điểm từ 5,8 lên 6,4 làm gì? Sau đó, hai thầy trò đang nói chuyện trong phòng, bất ngờ thầy Tạ Thế Trung chạy vào quát em Dân: Hết giờ sao không về còn ngồi đây làm gì, đồng thời lôi em Dân ra".

Thầy Hiển nói tiếp, “khi tôi ngăn cản lại, ngay lập tức, tôi bị thầy Trung tóm cổ và đấm túi bụi hơn 10 cái vào ngực, khiến tôi gục ngã, thầy Trung bỏ đi. Khoảng 5 phút sau, tôi gượng dậy kêu mọi người đến để đưa tôi đi cấp cứu. Thầy Trung trước đây là học trò của tôi, nhưng không hiểu sao Trung lại đánh thầy cũ của mình ra cơ sự này”.
Xuân Hồng - Tân Trường

Học sinh bị đầu độc chất gây nghiện


Nửa tháng nay, dư luận tại trung tâm huyện Quế Võ (Bắc Ninh) rúng động bởi có thông tin cho biết nhiều học sinh bị đầu độc bằng chất gây nghiện thông qua nước uống và hít trực tiếp.
Đây là số học sinh hai trường tiểu học và THCS ở thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ.
Học sinh Trường THCS thị trấn Phố Mới trong giờ thể dục. Trường này có 20 học sinh bị nghi sử dụng chất gây nghiện - Ảnh: Hoàng Điệp
Học sinh Trường THCS thị trấn Phố Mới trong giờ thể dục. Trường này có 20 học sinh bị nghi sử dụng chất gây nghiện - Ảnh: Hoàng Điệp
Phụ huynh lo sợ

Người đàn ông mở cổng lớn đón chúng tôi là ông Nguyễn Văn H.. Con trai út của ông là Nguyễn Văn Đ., đang học lớp 8 Trường THCS thị trấn Phố Mới, một trong 17 em vừa bị phát hiện sử dụng thứ bột trắng để hít.

Ông H. kể: “Tôi là người đầu tiên trong thôn dắt con sang nhà trưởng thôn, rồi lên công an. Ở nhà trưởng thôn, cháu khai thêm “đã hít ba lần” thứ bột do một người bạn cùng học lớp 8 cho. Hơn chục ngày nay, khi phát hiện cháu bị kẻ xấu dụ dỗ, tôi rất sốc, sụt tới 2kg. Lo lắng đến hoảng loạn”.

Sát vách nhà ông H. là bà Lại Thị A. có con trai Nguyễn Văn L., hiện đang là học sinh lớp 5 Trường tiểu học thị trấn Phố Mới. L. là học sinh nhỏ tuổi nhất cùng bị lôi kéo hít bột trong đợt này.

Trong căn nhà vừa sửa sang lại, bà A. không giấu giếm: “Tôi nghĩ phải công khai việc này để các bậc phụ huynh khác biết mà bảo vệ con mình và công an bắt bọn táng tận lương tâm đã đầu độc trẻ em”.

Hơn chục ngày qua, nhiều ông bố bà mẹ đã phản ứng tiêu cực bằng cách cho con nghỉ học, nhốt tại nhà, đánh đòn hoặc lôi con đến cơ sở y tế thử nước tiểu. Cả những đứa trẻ không nằm trong số đã dùng thứ nước, bột trên cũng bị bố mẹ “thử nước tiểu” vì nỗi sợ hãi bao trùm cả thôn.

Ông Nguyễn Khắc Thưởng, trưởng thôn Đỉnh, cho biết: “Chúng tôi phát hiện tình trạng bọn trẻ tụ tập bất thường đã lâu, cử người theo dõi và bắt gặp đám trẻ hít thuốc. Nhưng ngoài một số phụ huynh tự giác khai báo, một số người có thái độ giấu giếm, chúng tôi phải bằng nhiều biện pháp thì họ mới nói thật. Thôn đã lập danh sách các cháu để gửi đến công an thị trấn”.

Con số chính xác do Công an thị trấn Phố Mới cung cấp là có 23 đứa trẻ - lớn nhất sinh năm 1995, nhỏ nhất là 1999 - đã trình báo với cơ quan công an về việc hít hoặc uống nước bị nghi có ma túy. Trong đó có bốn em là học sinh Trường THPT Quế Võ 1, một học sinh Trường THPT thị trấn Phố Mới, 20 học sinh của Trường THCS thị trấn Phố Mới và một học sinh Trường tiểu học Phố Mới, chủ yếu trẻ em ở thôn Đỉnh, một số khác ở Thịnh Cầu, Khu 3, Khu 1 (thuộc thị trấn Phố Mới).

Ông Hoàng Công Huân, trưởng Công an thị trấn Phố Mới, cho biết có em khai “đã hít khoảng 10 lần”, có em khai “mới chỉ hít 2-3 lần”. Các em nói “chỉ biết các anh cho chúng em gọi đó là “hàng”, bột được nghiền ra từ những viên thuốc màu trắng, hồng, cách dùng là đốt giấy bạc để hít khói của thứ bột trên”. Còn có những em kể “được rủ đi đá bóng, chơi bida và cho uống nước ngọt. Uống hết còn được cho tiền”.

Ông Huân cung cấp: trong số 23 đối tượng có bốn đối tượng (sinh năm 1995, 1996) đã bước đầu thừa nhận đi mua thuốc và rủ những đứa trẻ nhỏ hơn sử dụng. Nhưng mua của ai, ai cho bốn đối tượng này tiền để “đầu tư” cho bọn trẻ vẫn còn chưa biết rõ. Chỉ có một đối tượng khai rõ “đã mua thuốc lắc với giá 200.000 đồng/viên”.

Nhà trường e dè

Các giáo viên của Trường THCS thị trấn Phố Mới khá e dè khi nhắc đến việc sử dụng “bột” của học sinh.

Cô giáo Nguyễn Thị Lan, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường, tuy không nói rõ có bao nhiêu học sinh trong trường bị dụ dỗ nhưng cho biết hiện nay các em vẫn đi học bình thường và được nhà trường theo dõi sát sao. Cô Lan xác nhận Công an huyện Quế Võ đã đến trường gặp ban giám hiệu và làm xét nghiệm nước tiểu đối với một số trường hợp.

Còn ở Trường tiểu học thị trấn Phố Mới, cô Vũ Thị Thủy, phó hiệu trưởng, cho biết mới chỉ có một học sinh sử dụng “bột” để hít.

“Tập thể giáo viên chúng tôi rất sốc khi nghe tin đó. Chúng tôi đã đề nghị giáo viên chủ nhiệm các lớp nhắc nhở học sinh phòng ngừa và sẽ đề nghị chính quyền giúp đỡ trong việc dẹp hàng quán xung quanh trường” - cô Thủy cho biết.
Ông Hoàng Công Huân, trưởng Công an thị trấn Phố Mới, cho biết: “Tôi là người trực tiếp lấy lời khai của 23 cháu học sinh nghi bị đầu độc bằng chất gây nghiện. Việc này không phải do công an phát hiện mà do phụ huynh đưa các cháu lên trình báo, bởi vậy các tang vật không thu giữ được gì.

Toàn bộ hồ sơ đã được giao công an huyện tiếp tục điều tra nên chúng tôi vẫn đang chờ kết quả từ phía Công an huyện Quế Võ”.
Theo Tuổi trẻ

VIDEO - Hàng Loạt Videos Xúc Phạm Phật Giáo Trên YouTube Sử Dụng Nhân Vật Đường Tăng Tam Tạng


Thầy trò Đường Tông đi thỉnh... bao cao su (Video được TW Đoàn TNCS HCM khen thưởng & bị dư luận phản đối rất mạnh)


Tây Du Ký - Đường Tam Tạng Đi Chơi Gái


Ngàn Lần Khắc Tên Em - Đường Tăng

HT Thích Đạt Đạo: Đạo Phật từ bi, nhưng sẽ đấu tranh tới cùng đối với những kẻ ngoan cố

"Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có công văn về nội dung clip “Đường Tông đi thỉnh bao cao su”, tuy nhiên hiện vẫn chưa thấy ban tổ chức và các cá nhân, tổ chức liên quan có sự phản hồi. Tăng, Ni, Phật tử đang chờ đợi lời xin lỗi chính thức”. Hòa thượng Thích Đạt Đạo, Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng ban thường trực Ban hướng dẫn Phật tử Trung ương, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM trao đổi với Kienthuc.net.vn.
Người lớn thật sự rất đáng trách
Qua clip “Đường Tông thỉnh bao cao su”, Hòa thượng thấy ai là đáng trách nhất?
Tôi thấy ở đây, đáng trách nhất là Ban giám khảo cuộc thi thuộc dự án “Friendly Condom” (Bao cao su thân thiện) của Ngôi nhà Tuổi trẻ - Trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản.
Các vị ấy đều là những người đủ lớn, có trình độ nhận thức và khả năng chính trị không thể nào là yếu nhưng sao lại không đủ trình độ và nhận thức đối với vấn đề tế nhị liên quan đến tôn giáo này, họ không nhận thấy điều này không nên làm hay sao?
Nếu tôi mà là ban giảm khảo cuộc thi chắc chắn sẽ không bao giờ để một clip thế này xuất hiện trước dư luận. Thế mà ở đây, những người chấm giải lại còn khen ngợi xuất sắc nữa chứ.
“Chúng tôi đang chờ lời xin lỗi từ các cá nhân, tổ chức liên quan đến clip Đường tông thỉnh bao cao su”.
Hòa thượng có chia sẻ gì với các thí sinh đã làm clip, việc giáo dục trong gia đình và nhà trường không ạ?
Đối với người làm nên clip, một nội dung mà dư luận không đồng tình, xuất hiện nhiều ý kiến chỉ trích, trách cứ và không ít người cũng đã trình bày quan điểm vì sao lại làm nên một clip như vậy... lâu nay tôi luôn chờ đợi xem các em nói gì nhưng thấy các em đến bây giờ vẫn im hơi lặng tiếng.
Chúng tôi không kết tội những người tạo nên clip nhưng cũng rất tiếc cho các em được giáo dục, rèn luyện thiếu căn bản đạo đức, thiếu sự hiểu biết về tín ngường ngay từ khi còn tấm bé. Chứ nếu các em được hướng dẫn cặn kẽ thì sao có thể phạm vào lỗi này được.
Ngày xưa chúng tôi đi học, khi tính làm một vấn đề gì hay sự việc nào, ai cũng đều suy nghĩ điều này có ảnh hưởng đến ai không, có tác động gì đến xã hội không?... nhưng thật đáng buồn là bây giờ các em lại không có được điều này.
Nguyên nhân chính là do sự giáo dục trong gia đình, các bậc cha mẹ chưa chú trọng giáo dục con trẻ, còn thả cho xã hội. Giáo viên thì quá thiếu so với số lượng học sinh quá đông nên không thể quản lý, dạy dỗ hết được.
Từ những điều này khiến cho giới trẻ ngày càng đi lệch con đường đạo đức cần có của một người trưởng thành trong tương lai.
Các bạn trẻ nếu được giáo dục đúng cách, có những hiểu biết về tín ngưỡng chắc chắn sẽ không bao giờ phạm những lỗi lầm không tốt cho xã hội (Trong ảnh là các bạn trẻ tu học tại chùa Hoàng Pháp - TPHCM
Hãy xin lỗi, đừng im lặng
Hòa thượng có lời khuyên gì với các bạn trẻ làm clip không?
Các em làm clip nên có một bức thư gửi cho chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Tăng/ Ni, Phật tử trong và ngoài nước. Nội dung bức thư các em nên nêu rõ vì tuổi còn nhỏ, thiếu ý thức cũng như chưa nhận thức hậu quả của sự việc cho nên không lường trước được việc làm này là sai.
Nay các em thông qua các phương tiện truyền thông và các trang mạng Phật giáo trong và ngoài nước nên đã thức tỉnh (biết - PV), hiểu rằng đây là lỗi lầm lớn, xin sám hối, xin lỗi.
Ngoài ra, trong bức thư các em cũng nên nói thêm là từ nay trở đi luôn luôn ghi nhớ: “Phàm làm việc gì cũng phải nghĩ ngay đến hậu quả của nó”.
Nếu các em làm điều này, được báo chí và các trang mạng Phật giáo đăng tải, chắc chắn Tăng/Ni, Phật tử trong và ngoài nước sẽ sẵn sàng tha thứ và bỏ qua.
Vụ clip đang gây bức xúc trong cộng đồng Phật giáo vì thế các cá nhân và tổ chức cần mạnh dạn đứng ra xin lỗi chứ đừng có im lặng
Đối với thành phần ban giám khảo và tổ chức liên quan thì sao thưa Hòa thượng?
Thành phần ban giám khảo cũng như tổ chức có liên quan cần phải có văn bản công khai gửi cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như Tăng/Ni, Phật tử trong và ngoài nước, xin nhận sự sai sót đối với nội dung của đoạn video clip đó.
Cần biết rằng Đạo Phật là đạo từ bi sẵn sàng tha thứ đối với những người biết hối lỗi, nhưng cũng sẽ đấu tranh tới cùng đối với những kẻ ngoan cố.
Các vị cần hiểu sự việc là kết quả của một hiện tượng nhân quả mà đạo Phật vẫn hay nhắc đến. Làm sai thì chắc chắn sẽ nhận lấy những chỉ trích của dư luận, xã hội là điều tất nhiên. Chính vì thế khi người ta đã chỉ ra lỗi cho mình thì cần phải sữa lỗi chứ không nên im lặng cho qua chuyện.
Xin cảm ơn Hòa thượng!
Theo Hoài Lương - KTO

Hà Tĩnh: Người dân tấn công, đập phá trụ sở xã vì nghi CA đánh chết người



Danlambao - Liên quan đến cái chết bất thường của anh Lê Quang Trọng trong trụ sở CA, vào lúc 14 giờ chiều ngày 21/03, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) bất ngờ kéo đến tấn công, đập phá trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Xã.


Sự việc xảy ra khi người thân, bạn bè của anh Lê Quang Trọng đang trên đường đưa thi hài nạn nhân đi chôn cất.

Bản tin trên báo VietNamNet trích lời tường thuật của một số cán bộ CA cho biết: Hàng chục người dân bất ngờ tràn vào phá cổng trụ sở CA và UBND xã. Trong khi đó, ở bên ngoài, một nhóm khác dùng gạch đá ném tới tấp vào lực lượng CA. 

Sau khi đã phá cổng tràn vào bên trong, người dân tiếp tục ném đá vào trụ sở công an và Ủy ban. Xe công vụ và các phòng làm việc đều bị phá nát.

Tin cho biết, hai cán bộ công an bị thương, nhiều cán bộ xã phải vội vàng chạy trốn.

Người dân tấn công, phá cổng trụ sở UBND xã để mang xe tang vào (Ảnh: VietNamNet)

Sự kiện người dân Thiên Lộc bất ngờ tấn công trụ sở ủy ban cho thấy sự phẫn nộ trước cái chết bất thường của nạn nhân Lê Quang Trọng hôm 19/03.

Trước đó, trong hai ngày 19 và 20 tháng 3, rất đông người dân địa phương cũng đã kéo đến vây kín nhà xác bệnh viện Can Lộc & trụ sở CA để bày tỏ sự phẫn nộ trước hành vi CA giết người, tìm cách chối tội.




* Xe công vụ bị đập phá


Anh Lê Đình Ngân, anh trai của nạn nhân Lê Quang Trọng cho biết: "Chiều 18/3, khi tôi vào đưa cơm cho em, thấy nó than là bị công an đánh đập để lấy cung nhưng nó vẫn bình thường. Đến trưa 19/3, nghe tin nó treo cổ tự tử trong phòng tạm giam, tôi thấy bất bình và hoảng loạn vì không thể tin nó tự sát"

Tuy nhiên, ông Bùi Đình Quang, đại tá, Phó giám đốc CA Hà Tĩnh khăng khăng cho rằng : Cơ quan Điều Tra CA huyện Can Lộc làm đúng và không sai sót nghiệp vụ.


Bản tin trên báo ViệtNamNet, dẫn lời cơ quan CA cho rằng, những người tham gia tấn công vào trụ sở xã là những "đối tượng bị kích động". Tuy nhiên,  những thế lực nào kích động lại không được nêu ra.


Thời gian vừa qua, có nhiều vụ việc tương tự xảy ra từ nhiều nơi khác nhau, điểm chung của các vụ việc là có sự tham gia của hai thế lực là nhân dân và công an. Nhân dân luôn bị coi là đối tượng bị kích động, còn lực lượng CA được cho là những "thế lực kích động" bởi những hành vi giết người dưới danh nghĩa thi hành công vụ.

Tại sao Trung Quốc đòi ngư dân nộp phạt 70.000 nhân dân tệ?


Dân Làm Báo - 70.000 NDT bằng 231,5 triệu đồng VN tức hơn 11 ngàn đô la. Số tiền lớn cho những ngư dân bám biển nghèo khó, nhưng không đáng là bao đối với một quốc gia. Vậy thì lý do gì Trung Quốc, người bạn 16 chữ vàng và 4 tốt thắm thiết của các đồng chí đảng ta, lại... 70 ngàn lần "tệ" với anh em đồng chí láng giềng môi hở răng lạnh đến thế?

Đây cũng không phải là lần đầu tiên các đồng chí hải tặc phương Bắc bắt ngư dân ta nộp phạt. Tàu cá của ông Lê Vinh, chủ tàu QNg 66 101 TS, ở thôn Tây, xã An Vĩnh – Lý Sơn, với 21 ngư dân đang bị Trung Quốc bắt giữ, đã từng bị TQ cướp, đập phá, và đòi tiền chuộc 2 lần trước đây vào năm 2003 và 2009, mỗi lần đã nộp phạt 50.000 NDT. (1) 

Từ mấy năm nay, Trung Quốc đã từng bước tìm mọi cách thu tóm biển Đông. Những quần đảo nào xâm lấn và chiếm đóng được thì họ ra tay. Những vùng biển của Việt Nam mà chưa xâm chiếm được thì Trung Quốc áp dụng âm mưu để biến nó thành "vùng đang tranh chấp"

Từ chỗ thuộc chủ quyền của Việt Nam sang đến vùng đang tranh chấp thì với việc đòi tiền phạt và nếu Việt Nam đồng ý trả tiền phạt tức là xem như Việt Nam đã công nhận đó là vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc(Trên bình diện quốc gia, sau này Trung Quốc sẽ không xem đó là chuyện cá nhân vài người Việt Nam nộp phạt). 

70.000 NDT, một số tiền rất nhỏ nhưng là chứng cứ ngàn vàng mà Trung Quốc đang từng bước muốn có được để gom lại thành những bằng chứng "không thể chối cãi", "xác định" vùng biển "đang tranh chấp" là của Trung Quốc, ngay cả chính phủ Việt Nam cũng đã công nhận qua việc trả tiền phạt vì "ngư dân Việt Nam đã vào đánh cá trong lãnh hải của Trung Quốc". 

Cho đến bây giờ, 21 ngư dân hiền hoà, bám biển để sống vẫn nằm trong tay những tên cướp biển Trung Quốc. Bộ Ngoại Giao Việt Nam vẫn cứ lập lại những điệp khúc phản đối bằng mồm mà bao năm qua đã chứng minh hoàn toàn không đem lại được một kết quả gì, ngoài việc tô vẽ thêm hình ảnh hèn kém của một chính phủ. Số tiền 70.000 NDT mà TQ tính toán và định ra ở mức tuy khó khăn cho ngư dân nhưng không quá lớn để họ không thể xoay sở được để cứu người thân. Dù cảm thấy oan ức nhưng cốt nhục tình thâm vẫn trên hết, những ngư dân này với lòng thương yêu nhau họ sẽ phải đóng tiền chuộc để cứu thân nhân nếu nhà nước VN cứ tiếp tục phản đối bằng mồm và ra sức bảo vệ tình hữu hảo 16 vàng 4 tốt. 

70.000 NDT. Đó là điều mà Trung Quốc muốn đạt được. Chứng cớ để sau này xác định vùng biển Hoàng Sa, nơi những người dân Việt chúng ta bao đời đánh cá đó là của họ. 

70.000 NDT. Một số tiền nhỏ, nhỏ như cái tâm và bản lãnh của đảng và nhà nước Việt Nam trong chuyện giữ gìn biển đảo, nhưng cái giá mà Việt Nam phải trả vô lại cùng lớn. 




Sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2 - Quảng Nam: Lỗi từ thiết kế, thi công đến vận hành





Đó là kết luận của đoàn công tác của Hội đồng Nghiệm thu nhà nước vào chiều 21.3, về nguyên nhân gây ra sự cố rò rỉ nước trên thân đập hồ chứa nước thủy điện (TĐ) Sông Tranh 2 tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam (Báo LĐ đã liên tục thông tin).
Địa phương “phản biện”

Liên tục trong ngày 21.3, các đoàn kiểm tra của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam và của trung ương đã tập trung khảo sát đánh giá nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục sự cố rò rỉ nước qua thân đập chính hồ chứa nước TĐ Sông Tranh 2. Đặc biệt, đoàn công tác của Hội đồng Nghiệm thu cấp nhà nước gồm 8 chuyên gia, do TS Bùi Trung Dung - Phó Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) - làm trưởng đoàn, đã tiến hành khảo sát các đường hầm thu nước trong lòng đập TĐ, bề mặt thân đập và họp trao đổi chuyên môn giữa các chuyên gia.

Trên bề mặt đập, hàng loạt công nhân vẫn đang mang ống nước, dây nhựa, khoan và đặt đường ống chia nước từ các khe về nơi khác. Nhiều ống nước bị bung dây đã bắn những vòi nước cao hơn 3 mét, phun thành vòi dài trên bờ đập. Trong khi đó, tại van nhiệt sát tràn đập chính nước vẫn tuôn xối xả...

Chiều 21.3, trong cuộc họp khẩn cấp tại huyện Bắc Trà My, ông Trần Văn Hải - GĐ Ban QL các DA TĐ 3, thay mặt EVN - cho biết, “EVN vừa gửi công văn khẩn về hiện tượng nước thấm tại đập TĐ Sông Tranh 2”, rồi đọc nguyên văn công văn này. Theo EVN, hiện tượng nước chảy ra từ thân đập là do nước thấm tại 4 vị trí khe nhiệt và 2 bên tường cánh của đập tràn.
Đoàn công tác trung ương khảo sát đập ngày 21.3. Ảnh: T.T.Thư
Đoàn công tác trung ương khảo sát đập ngày 21.3. Ảnh: T.T.Thư
Nguyên nhân là do nước thấm không được thu gom hết về các hành lang thu nước trong thân đập và theo các ống dẫn nước ra ngoài, hiện việc khắc phục đang được tích cực thực hiện. Cuối cùng, ông Hải bày tỏ “chúng tôi lấy làm tiếc về sự việc này”. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hồng Vân - GĐ Sở Công Thương tỉnh, trưởng đoàn; kỹ sư Nguyễn Minh Tuấn - Chi cục trưởng Thủy lợi tỉnh, thành viên của công tác của UBND tỉnh - cho rằng, nhiều hơn chứ không phải chỉ 4 hay 6 vị trí thoát nước ra ngoài thân đập, lượng nước thoát ra rất nhiều, nhiều hơn 30 lít/giây, tồn tại nhiều vấn đề bên trong thân đập, cho thấy rõ ràng có vấn đề về thi công, chất lượng công trình, cần phải được kiểm tra bằng công nghệ thiết bị hiện đại để khắc phục tận gốc sự cố.

Ông Đặng Phong - Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - khẳng định: “Hiện tượng nước thấm chảy ra ngoài thân đập mới có từ sau khi xảy ra động đất và ngày càng nhiều hơn, chứ không phải chỉ xuất hiện những ngày gần đây như phía TĐ nói. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và cả cho sự an nguy của hàng chục vạn dân hạ du, chúng tôi đề nghị nên ngừng vận hành, xả đập để kiểm tra khắc phục chứ không nên cứ chờ nước hồ chứa xuống từ từ đến đâu thì xử đến đấy như phương án của phía TĐ”.

Lỗi “từ chủ đến tớ”

TS Dung - Trưởng đoàn công tác trung ương - cho biết: “Qua kiểm tra, chúng tôi xác định nguyên nhân nước thấm chảy ra ngoài thân đập là do không có đường ống thu gom nước thấm phía bên rãnh trái trong hầm (chứ không phải bị tắc như phía TĐ nói), đây lại là đập không có màng chống thấm mặt đập phía thượng lưu hồ chứa, nên nước đọng trong rãnh này, ngấm qua khe co dãn trên thân đập phía hạ lưu (chứ không phải khe nhiệt như phía TĐ nói) và chảy ra ngoài”. TS Dung khẳng định: “Nguyên nhân xảy ra việc nước thấm chảy ra qua thân đập là do “lỗi từ chủ đến tớ”, tức là có lỗi cả từ thiết kế, thi công cho đến vận hành công trình. Tuy nhiên, hiện việc rò rỉ nước này chưa ảnh hưởng đến an toàn và vận hành của công trình”.
Ngày 21.3, nước vẫn còn chảy qua thân đập phía hạ lưu.     Ảnh: T.T.Thư
Ngày 21.3, nước vẫn còn chảy qua thân đập phía hạ lưu. Ảnh: T.T.Thư
Đoàn công tác trung ương đề nghị chủ đầu tư TĐ phải tìm mọi cách giảm lượng nước rò rỉ qua thân đập, bởi lưu lượng  nước thấm hiện nay là 30 lít/giây vẫn quá cao. “Phải nhanh chóng kết nối để thoát nước thấm ở rãnh trái trong hầm, giải quyết tận gốc nguồn nước thấm chảy ra, chứ không phải khai thông đường ống này như cách nói của ông Hải -Trưởng ban QL DA TĐ 3, vì chúng tôi đã phát hiện ra là không có đường ống này.

Phải giảm ngay lượng nước ở rãnh thu gom nước bên trái trong đường hầm, bởi đây là nguồn nước thấm chảy ra hạ lưu thân đập, có thể kết nối với rãnh bên trái để thoát nước. Khắc phục lớn và lâu dài là ở mặt đập, phải tìm cách chống thấm thay thế. Chúng tôi được biết là ngay đêm nay (21.3), EVN đã chỉ đạo nhà máy chạy hết công suất để giảm nhanh lượng nước trong hồ nhằm xử lý việc thấm chảy nước. Phải dừng ngay các biện pháp bơm hóa chất vào thân đập, mà nên phun ximăng hoặc nhựa đường”.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Hải cho rằng: “Sự việc này gây ảnh hưởng lớn, làm bất an cho cả chính quyền và người dân trong tỉnh, những sai sót của công trình, chủ đầu tư cần thừa nhận, và giải quyết rốt ráo để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, tính mạng và tài sản của người dân. Tỉnh đề nghị Đoàn công tác trung ương và chủ đầu tư, cùng với việc khẩn trương xử lý, khắc phục sai sót, cần phải công bố kết luận vụ việc, thông tin rộng rãi đến người dân để người dân an tâm”.
Trương Tâm Thư

'Nứt đập thủy điện do sai sót tất cả các khâu'


Phó cục trưởng giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Bùi Trung Dung cho rằng, để nứt, rò nước thủy điện Sông Tranh 2 là lỗi của cả chủ đầu tư, thiết kế, thi công, tư vấn giám sát, vận hành, nhà thầu...
'Rò rỉ nước đập thủy điện Sông Tranh 2 do lỗi thiết kế'

Trao đổi với VnExpress.net sau cuộc họp công bố kết luận ban đầu nguyên nhân nứt, rò nước đập chính thủy điện Sông Tranh 2, chiều 21/3, TS Bùi Trung Dung, Phó cục trưởng giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, khẳng định rò nước đập do lỗi thiết kế.

"Để xảy ra tình trạng này là sai sót nhiều khâu, trong đó có khuyết điểm từ khâu quản lý của chủ đầu tư đến thiết kế, thi công, tư vấn giám sát, vận hành công trình và nhà thầu tham gia bảo hành, bảo dưỡng Sông Tranh 2", ông Dung nói.

Ông Dung là người dẫn đầu đoàn công tác của Cục giám định nhà nước đến thị sát tìm hiểu nguyên nhân nứt, rò nhiều nơi trên thân đập thủy điện Sông Tranh 2. Công trình này đã được Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng kiểm tra, đánh giá là đảm bảo an toàn, chất lượng vào cuối tháng 11/2011. Song chỉ 4 tháng sau, thân đập đã nứt, rò nhiều điểm khiến chính quyền và người dân địa phương lo lắng.

Các công nhân đang đấu nối ống xử lý hiện tượng rò  rỉ nước chảy mạnh như dòng suối ở bên trái cửa xả đập chính thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Trí Tín
Công nhân đang đấu nối ống xử lý vết nứt ở bên trái cửa xả đập chính thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Trí Tín.

"Chúng tôi xác định nguyên nhân nước chảy ra ngoài thân đập là do không có đường ống thu gom nước thấm phía rãnh trái trong hầm chứ không phải bị tắc như chủ đầu tư giải thích. Đập không có màng chống thấm mặt phía thượng lưu hồ chứa, nên nước đọng trong rãnh ngấm qua khe co giãn trên thân đập hạ lưu và chảy ra ngoài", tiến sĩ Dung nói.

Ông Phạm Ngọc Sinh, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam cho rằng: "Một công trình thủy điện có vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, quy mô lớn vào bậc nhất miền Trung, được xác định là công trình trọng điểm quốc gia, thế nhưng quên lắp ống thoát thu gom nước là khó thể chấp nhận được".

Song theo ông Sinh, lạ nhất là chính cơ quan từng tham gia nghiệm thu, đánh giá thủy điện Sông Tranh 2 đảm bảo an toàn, chất lượng lại khẳng định rò rỉ nước ở đập là do lỗi thiết kế, tư vấn giám sát.

Cho rằng kết luận của đoàn công tác Cục giám định có thể chưa khách quan vì cơ quan này là thành viên Hội đồng nghiệm thu nhà nước trước đây, ông Sinh đề nghị cần mời chuyên gia độc lập vào cuộc, chẳng hạn như các chuyên gia của Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Nước rò rỉ bắn tung tóe tại những điểm đã được nhà thầu trám, bịt ở đập chính thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Trí Tín
Nhiều điểm nứt, rò dù được khắc phục bằng cách trám, trét nhưng vẫn bắn nước trở lại. Ảnh: Trí Tín.

Chiều 21/3, trong văn bản khẩn gửi Bộ Công thương, cơ quan thường trực Hội đồng nghiệm thu nhà nước, UBND tỉnh Quảng Nam về hiện tượng nứt, rò đập Sông Tranh 2, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) Trần Văn Được vẫn khẳng định đập thủy điện này an toàn, chất lượng.

Theo đó, thủy điện Sông Tranh 2 là loại đập bê tông trọng lực, công nghệ đầm lăn có chiều cao 96 mét, dài 640 mét được chia thành các block, cách nhau bằng khe nhiệt. Toàn bộ đập có 30 khe nhiệt dọc theo chiều dài thân, khoảng cách 20 mét một khe. Mục đích bố trí các khe nhiệt này là nhằm triệt tiêu ứng suất nhiệt bê tông trong quá trình thi công và vận hành công trình. Trong đập có 3 hành lang thu gom nước tại các cao trình 152 mét, 124 mét và 95 mét. Các hàng lang này liên thông với nhau bằng các ống thu nước.

Giải thích nguyên nhân rò rỉ nước, ông Được cho rằng do nước thấm không được thu gom hết về các hành lang thu nước trong thân đập và theo các ống dẫn ra hạ lưu. EVN xác định nước thấm tại 4 vị trí khe nhiệt K18, K21, K24, K28 và hai bên tường cánh của đập tràn. Tổng lưu lượng thấm của toàn công trình đo được khoảng 30 lít một giây.

Tuy nhiên, kiểm tra tại hiện trường, đoàn công tác liên ngành tỉnh Quảng Nam ghi nhận có đến 7 vệt nước chảy ra từ thân đập chính thủy điện Sông Tranh 2. Ông Trần Văn Hải, Giám đốc Ban quản lý dự án thủy điện 3 - chủ đầu tư công trình thủy điện này đã thừa nhận: "Việc rò rỉ nước ở đập chính thủy điện là có vấn đề".

Trước tình hình này, ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị: "EVN cần trả lời rõ ràng, minh bạch bằng văn bản về chất lượng, an toàn của đập chính thủy điện Sông Tranh 2 cho chính quyền địa phương cùng người dân được rõ ".

Một nguồn tin cho hay, Ban quản lý thủy điện 3 vừa là chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 vừa là đơn vị tư vấn giám sát dự án.

Trí Tín

Nhà sư ra Trường Sa là “hoạt động dân sự bình thường”


22/03/2012 21:30:13

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay các nhà sư tình nguyện ra trụ trì tại các chùa ở quần đảo Trường Sa là "hoạt động dân sự bình thường".

TIN LIÊN QUAN

 

Chùa ở Trường Sa.

 

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 22/3, xung quanh việc 6 nhà sư tình nguyện ra trụ trì tại các chùa ở quần đảo Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay đây là "hoạt động dân sự bình thường".

Một phóng viên nước ngoài cũng đặt câu hỏi về thời điểm khởi hành và thời gian trụ trì ở lại đảo của các nhà sư. Người phát ngôn cho hay đây là việc do các nhà sư tự quyết định.

Trước đó, Thường trực Ban trị sự tỉnh hội phật giáo Khánh Hòa đã thỉnh trình nguyện vọng của 6 nhà sư muốn ra trụ trì các chùa tại Trường Sa và đã được UBND tỉnh Khánh Hòa chấp thuận.

6 nhà sư tình nguyện ra trụ trì các chùa ở Trường Sa gồm Thượng tọa Thích Tâm Hiện, các Đại đức Thích Giác Nghĩa, Thích Ngộ Thành, Thích Thánh Thành, Thích Đạo Biên, Thích Đức Hỷ.

UBND tỉnh Khánh Hòa đã chấp thuận tâm nguyện của các nhà sư, ghi nhận và đánh giá cao.

Trả lời Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Đại đức Thích Giác Nghĩa bộc bạch: "Chúng tôi có 3 tâm nguyện. Thứ nhất là tu luyện, tu dưỡng đạo tâm để đời sống tinh thần, tâm linh của mình lớn mạnh. Thứ hai là hướng dẫn người dân trên quần đảo sống thân thiện, thương yêu đùm bọc. Thứ ba, chúng tôi luôn hướng về những anh em ruột thịt của mình đã hy sinh".

Đại đức Thích Giác Nghĩa hiện đang trụ trì tại chùa Vạn Đức và chùa Phước Trí (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã có 3 chuyến ra đảo Trường Sa để cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ.

Đại đức Thích Thánh Thành tâm sự: "Tâm nguyện lớn nhất của tôi là có thể sống trên đảo một thời gian thật dài để có thể đóng góp một phần nhỏ đối với sự an lạc hạnh phúc về mặt tinh thần của quân dân trên đảo, cũng như đóng góp đối với sự hòa bình cho toàn thể nhân loại".

Theo L.Thư
VietNamnet