THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 April 2012

Một người chết do nhầm thuốc độc là… nước



19/04/2012 06:26:15
 - Không hiểu làm sao trong quá trình phun, ông lại đưa chai thuốc diệt kiến lên miệng uống một hơi hết sạch.

Tối ngày 18/4, Cơ quan chức năng huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên cho biết: Nhiều khả năng ông Nguyễn Phúc Túc, 40 tuổi, ngụ tại thôn 2, xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân chết là do uống nhầm thuốc độc chứ không phải do tự tử như mọi người đồn.

Theo người nhà nạn nhân, vào khoảng 14h45 chiều ngày 17/4, ông Túc mang chai thuốc diệt kiến ra ruộng dưa hấu sắp sửa thu hoạch để phun. Không hiểu làm sao trong quá trình phun, ông lại đưa chai thuốc diệt kiến lên miệng uống một hơi hết sạch.

Uống xong mới biết mình uống phải thuốc độc nên ông Túc hô to cho mọi người biết rồi bất tỉnh ngay tại ruộng. Mặc dù được đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng ông Túc vẫn không qua khỏi.

Ngay sau đó xuất hiện tin đồn ông Túc tự tử do buồn chuyện gia đình.

Phước Duy

19 người chết do bệnh lạ

Chiều 18.4, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức cuộc họp với các sở, ngành liên quan tìm biện pháp giảm số người mắc bệnh và tử vong do bị bệnh lạ (bệnh viêm da bàn tay, bàn chân không rõ nguyên nhân).

Theo báo cáo của Sở Y tế Quảng Ngãi, trường hợp mắc bệnh viêm da bàn tay, bàn chân đầu tiên là tại xã Ba Điền, huyện miền núi Ba Tơ vào ngày 19.4.2011. Sau đó lây lan sang các xã Ba Ngạc, Ba Tô, Ba Xa, Ba Vinh (H.Ba Tơ) và xã Thanh An (H.Minh Long).
Tính đến ngày 18.4, riêng tại H.Ba Tơ đã ghi nhận 171 trường hợp mắc bệnh lạ, trong đó, xã Ba Điền có 84 hộ gia đình với 161 người mắc và có 8 trường hợp tử vong.

Trẻ em ở xã Ba Điền, H.Ba Tơ bị bệnh lạ đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi - Ảnh: Hiển Cừ
Trong khi đó, theo ông Lê Hàn Phong - Chủ tịch UBND H.Ba Tơ, số trường hợp bị tử vong do bệnh lạ không phải là 8 người như ngành y tế đã báo cáo mà là 19 người, trong đó 8 trường hợp chết tại các bệnh viện và 11 trường hợp chết tại gia đình.
Cũng theo ông Phong, những bệnh nhân chết tại nhà đều có triệu chứng giống như các trường hợp tử vong tại bệnh viện.
Hiện có 43 ca đang điều trị tại Bệnh viện phong - da liễu T.Ư Quy Hòa (đóng tại Quy Nhơn, Bình Định) và 6 ca tại Trung tâm y tế Ba Tơ, trong đó có 10 ca rất nặng.
Lý giải việc chênh nhau số ca bị tử vong do căn bệnh lạ giữa ngành y tế và chính quyền địa phương, bà Đặng Thị Phượng - Giám đốc Trung tâm y tế Ba Tơ, nói: “Số trường hợp tử vong tại nhà chúng tôi đều biết, nhưng do chưa xác định được nguyên nhân nên không đưa vào báo cáo, sợ người dân hoang mang”.
Vượt mức báo động khẩn cấp
“Bệnh viêm da bàn tay, bàn chân tại xã Ba Điền diễn biến hết sức phức tạp và nguy kịch, vượt mức báo động khẩn cấp, số bệnh nhân mắc mới và tái phát bệnh tăng đột biến, sinh mạng của người dân bị đe dọa hằng giờ. Vì thế người dân rất hoang mang, học sinh không dám đến trường, những gia đình có người mắc bệnh bị cộng đồng xa lánh”, ông Phong lo âu.
UBND H.Ba Tơ đã có văn bản đề nghị Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga, Cục Quân y và Bộ Tư lệnh hóa học (Bộ Quốc phòng) vào cuộc nghiên cứu tìm nguyên nhân căn bệnh.
Theo ông Nguyễn Xuân Mến - Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi, tháng 10.2011, Bộ Y tế đã cử đoàn công tác về H.Ba Tơ điều tra, khảo sát nhưng không xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Mới đây, từ ngày 12-15.4, Bộ tiếp tục cử các chuyên gia đầu ngành về khảo sát tại xã Ba Điền, lấy mẫu nước, thực phẩm, mẫu máu, tóc, móng và sinh thiết tổn thương của người bệnh để phối hợp với các chuyên gia quốc tế tiếp tục nghiên cứu tìm nguyên nhân.
“Sở Y tế Quảng Ngãi sẽ đề nghị Bộ Y tế hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức y tế quốc tế khác để khảo sát, tìm nguyên nhân gây bệnh”, ông Mến cho biết.
Hiển Cừ


Chuyện khó chịu ở chung cư: Phí tăng, dân phản ứng

19/04/2012Chuyện phí ở chung cư (CC) luôn là đề tài nóng đối với cư dân. Mỗi khi phí tăng, mâu thuẫn giữa ban quản trị với người dân lại bùng phát.

Anh Hùng - một người dân ở CC Screc (Q.3 TP.HCM) - cho biết mâu thuẫn giữa hai bên bắt đầu sau khi họp hội nghị nhà CC diễn ra hồi tháng 9.2011. Hội nghị bắt đầu từ 19 giờ đến gần 23 giờ mới biểu quyết các vấn đề quan trọng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại hội nghị nhà CC, ban quản trị (BQT) đã đưa ra mức phí dịch vụ là 4.000 đồng/m2/tháng, tiền gửi ô tô tăng từ 300.000 đồng/tháng lên 600.000 đồng/tháng, xe gắn máy từ 30.000 đồng/tháng lên 60.000 đồng/tháng. Cuộc thảo luận về mức phí mới này khá căng thẳng, đến khi biểu quyết thì chỉ còn rất ít người ở lại nên theo các cư dân thì nghị quyết không có giá trị. Những ngày này không khí ở CC Screc khá căng thẳng khi có thông tin ban quản lý (BQL) CC sẽ cúp điện, nước đối với những hộ dân không chịu đóng phí. Theo chị Nga - cư dân ở lô B - thì lý do rất nhiều hộ không chịu đóng tiền là chi phí dịch vụ tăng, giá giữ ô tô tăng gấp đôi, các hoạt động chi tiêu tài chính không rõ ràng. Thêm vào đó, nhiều người dân cho rằng với mức phí cũ, cộng với các khoản thu từ dịch vụ cho thuê quảng cáo, trạm thu phát sóng… và nếu quản lý thất thoát nước hiệu quả hơn thì người dân không cần phải đóng thêm tiền.     
 
Người dân CC Screc tìm hiểu thông tin mới về tài chính của Ban quản trị - Ảnh: Thiên Long 

Mâu thuẫn kéo dài cho đến khi BQT, BQL đồng ý cho người dân  tham gia kiểm tra sổ chi tiêu của CC. Sau khi có kết quả kiểm tra, đại diện dân cư ở CC Screc đã làm việc với BQL và hai bên đồng ý thống nhất với số liệu kiểm tra. Nhưng kết quả kiểm tra này không được BQT chấp nhận, khiến người dân bức xúc. Bác Nguyệt - một người dân tham gia kiểm tra - nói: “Chúng tôi chỉ kiểm tra chi tiêu trong 9 tháng năm 2011 thì thấy kết quả là không cần phải đóng thêm tiền mà bên quản lý vẫn có thể kinh doanh được. Nghị định 08 của Chính phủ đã nêu rõ hoạt động của CC là lấy thu bù chi, với mức thu phí cũ vẫn đủ chi vậy tại sao BQT vẫn yêu cầu người dân đóng thêm để làm gì?”.
Ông Võ Giang - Trưởng BQT CC Screc - cho rằng BQT đưa ra mức phí 4.000 đồng/m2/tháng là mức thấp nhất trong biểu phí TP.HCM ban hành trong dự thảo về mức trần tối đa phí dịch vụ nhà CC. Giải thích câu hỏi vì sao người dân cho rằng với mức phí cũ, công ty quản lý vẫn có lời thì ông Giang khẳng định dưới mức giá đó thì không thể đủ để chi tiêu cho các hoạt động của CC. “Trước đây chủ đầu tư khuyến khích người dân mua nhà nên đã hỗ trợ một số khoản phí dịch vụ, nhưng từ khi họ bàn giao thì cũng đồng thời rút đi các nhân viên kỹ thuật, bảo trì, hành chính… cho nên phải tuyển thêm người để quản lý vận hành”, ông Giang nói. Cũng theo ông Giang: “Người dân đã đi họp, thông qua nghị quyết của CC thì phải thực hiện. Chúng tôi sẵn sàng công khai tài chính và chịu trách nhiệm nếu làm sai. Việc kiểm toán phải có đơn vị độc lập chứ người dân kiểm tra chúng tôi không đồng ý vì có những khoản chi mà BQT cho là đúng nhưng người dân không chịu. Ai yêu cầu kiểm toán độc lập thì tự bỏ tiền cá nhân ra làm”.
Không đồng ý với cách giải thích của BQT, người dân tiếp tục gửi đơn đến nhiều cơ quan đề nghị giải quyết. Ông Nguyễn Phương Nam - Chủ tịch P.12, Q.3 - cho biết: “UBND phường không can thiệp vào chuyện phí dịch vụ ở CC. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã đề xuất BQT nên có cuộc đối thoại với người dân dưới sự chứng kiến của chính quyền để nhanh chóng giải quyết những vướng mắc”.
Thiên Long


Kiện đòi bệnh viện mắt bồi thường gần 80.000 USD



Hàng loạt trẻ ngộ độc chì do “thuốc cam”: Chưa có phác đồ điều trị

Trước hiện tượng hàng loạt trẻ nhập viện vì ngộ độc chì do uống và bôi thuốc cam (một loại thuốc bột, không rõ nguồn gốc có màu xám hoặc màu xanh, màu vàng cam), hôm qua Bộ Y tế đã có cuộc họp để chấn chỉnh việc quản lý hành nghề y học cổ truyền và ngăn chặn các ca ngộ độc mới do “thuốc cam” trôi nổi.

Ông Cao Minh Quang, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết trong vòng 4 tháng qua, riêng Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 130 trẻ ngộ độc chì do “thuốc cam”. Bệnh nhân đến từ 27 huyện thuộc 15 tỉnh, trong đó một số nơi có số ca mắc cao như Bắc Giang, Hà Nội, Phú Thọ, Nam Định…
Theo báo cáo của Sở Y tế tại các địa phương, phần lớn “thuốc cam” được người dân mua từ người bán thuốc dạo, ông lang, bà mế. Kiểm nghiệm nhiều mẫu thuốc cho thấy, hàm lượng chì trong thuốc rất cao, có mẫu lên đến 85% chì, nếu bị ngộ độc loại này mãn tính, có thể gây thiểu năng tâm thần, đần độn. 
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động y dược học cổ truyền, thu hồi và cấm lưu hành các “thuốc cam” không nhãn  mác, không nguồn gốc, không số đăng ký. Đặc biệt, Cục Quản lý khám chữa bệnh khẩn trương xây dựng phác đồ điều trị ngộ độc chì, đồng thời khẩn trương lên kế hoạch dự trù với 3 thuốc thải độc chì hiện chưa có tại VN: BAL, CANA2-EDTA và Succimer. 
Nam Sơn



Lay lắt chờ hồi sinh



Công chứng viên làm giả hồ sơ



Thứ Tư, 18/04/2012 23:11

Nếu công chứng viên không có hành vi giả mạo trong công tác có lẽ đã không dẫn đến vụ kiện giữa các anh chị em trong gia đình

“Chúng tôi muốn gia đình đoàn kết chứ không muốn tranh giành làm gì để cha mẹ tủi lòng. Nhưng anh tôi làm trái với tờ cam kết, buộc lòng chúng tôi phải đi kiện. Mục đích cuối cùng cũng chỉ là muốn có một chỗ thờ cúng ông bà, cha mẹ…’’.  Bà Đoàn Thị Bé Mười (SN 1941, ngụ quận 10 - TPHCM) nói khi gửi đơn cho Báo Người Lao Động nhờ giúp đỡ.
Minh họa: NGUYỄN TÀI
Cam kết giao nhà
Theo bà Mười trình bày, sinh thời, cha mẹ bà tạo lập ngôi nhà số 23 (số cũ là 15) Nguyễn Trung Trực, phường 2, TP Tân An, tỉnh Long An (diện tích 8 m x 26 m). Do cha mẹ mất không để lại di chúc, ngày 24-10-1990, 5 anh chị em bà đến Phòng Công chứng Nhà nước tỉnh Long An tiến hành thủ tục giao nhà đất cho ông Đoàn Ngọc Sanh quản lý, sử dụng làm nơi thờ cúng cha mẹ. Tại phòng công chứng, công chứng viên soạn sẵn một văn bản với nội dung: “Nhất trí khước từ nhận phần tài sản thừa kế mà mỗi người được hưởng. Như vậy chỉ còn ông Đoàn Ngọc Sanh là người thừa kế duy nhất được quyền sở hữu căn nhà. Chúng tôi cam kết sau này không vì một lý do gì mà đòi hỏi quyền thừa kế của mình, cũng như không bao giờ xâm phạm đến quyền sở hữu của ông Đoàn Ngọc Sanh”. Nhận thấy văn bản không thể hiện nội dung dùng ngôi nhà làm nơi thờ cúng, mấy anh chị em bà Mười đã yêu cầu và công chứng viên Phạm Đức Hùng viết tay vào dòng chữ “ngôi nhà dùng làm nhà thờ, không được bán”, đóng dấu xác nhận việc bổ sung trên và tất cả cùng ký tên vào văn bản này.
Năm 2007, ông Sanh chuyển quyền sở hữu căn nhà trên cho hai con gái. Lúc này anh chị em bà Mười mới biết ông Sanh đã được cấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất vào năm 2000. Bà Mười thay mặt các anh chị em khởi kiện yêu cầu hủy bỏ hợp đồng tặng cho giữa ông Sanh và hai người con gái; công nhận căn nhà là tài sản chung và chia theo pháp luật cho 6 anh chị em.   
Bác đơn kiện
Trước đó, bà Mười phát hiện bản cam kết khước từ tài sản thừa kế theo pháp luật ngày 24-10-1990 dòng chữ ghi thêm đã bị công chứng viên Hùng gạch xóa nên gửi đơn tố cáo đến Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tân An. Qua điều tra, cơ quan điều tra xác định, ngày 27-10-1990, ông Hùng có xác nhận trong bản cam kết là: “Dòng chữ viết tay trong văn bản đã được tôi gạch bỏ theo yêu cầu của bà Đoàn Ngọc Tám, đại diện cho các đương sự ký tên trong hồ sơ cam kết khước từ tài sản thừa kế”. Thực tế bà Tám không yêu cầu ông Hùng gạch bỏ dòng chữ viết tay đó.
Ngày 13-12-2011, TAND TP Tân An đưa vụ kiện xin chia tài sản chung ra xét xử. Tại phiên tòa, bà Mười giữ nguyên yêu cầu khởi kiện. Ông Sanh có đơn tường trình cho rằng năm 1990, các anh chị em đơn phương tự nguyện làm giấy cam kết khước từ nhận di sản thừa kế căn nhà để ông chính thức sở hữu, từ đó nhà được ông tu bổ, sửa chữa nhiều lần. Năm 2000, ông được Nhà nước cấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Sau đó do tuổi cao, ông tặng cho hai con gái. Ông khẳng định căn nhà là tài sản riêng của ông cho hai con, không đồng ý yêu cầu khởi kiện của bà Mười và những người có liên quan.
Xét xử sơ thẩm, TAND TP Tân An bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Mười vì “không có bất kỳ văn bản nào xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung chưa chia”. Trao đổi với chúng tôi, bà Mười cho biết bà đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm lên TAND tỉnh Long An.
Lập lờ
Điều đáng nói, ngày 26-10-1990, ông Sanh có đơn xin hưởng quyền thừa kế nhà với lời trình bày: “Căn cứ giấy cam kết khước từ nhận tài sản thừa kế của anh em trong gia đình chúng tôi ngày 24-10-1990 đã cùng đồng ý giao quyền thừa kế căn nhà nói trên lại cho tôi được toàn quyền sở hữu. Nay tôi đệ đơn này lên chính quyền địa phương và quý cơ quan chức năng xét cho tôi được hưởng thừa kế căn nhà 15 Nguyễn Trung Trực, cho tôi được đóng trước bạ và sang tên’’. Công văn số 743/SXD.NĐ.90 ngày 22-11-1990 của Sở Xây dựng tỉnh Long An xác nhận nơi đây có nhận đơn của ông Sanh xin được hưởng quyền thừa kế căn nhà đang cư ngụ do cha mẹ mất đi để lại. “Ông Sanh được các anh chị em trong gia đình đồng ý giao cho ông được trọn quyền sở hữu và sử dụng nhà đất thừa kế (có giấy cam kết khước từ tài sản thừa kế được phòng công chứng tỉnh xác nhận đính kèm)’’.
Ngày 16-4-1998, ông Sanh làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã gửi kèm theo các giấy tờ: bản sao hộ khẩu, bản sao giấy chứng minh, bản sao giấy xin hưởng quyền thừa kế nhà.
Vấn đề đặt ra, nếu không có giấy cam kết khước từ nhận tài sản thừa kế đã bị công chứng viên có hành vi giả mạo thì liệu ông Sanh có được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở? Tuy nhiên, dường như vấn đề này không được TAND TP Tân An xem xét.

Hết thời hiệu truy cứu hình sự
Cơ quan CSĐT thị xã Tân An (tháng 6-2009) và VKSND thị xã Tân An (tháng 8-2009) đều xác định hành vi của công chứng viên Phạm Đức Hùng có dấu hiệu tội phạm về tội giả mạo trong công tác. Tuy nhiên, hành vi này thực hiện hơn 18 năm đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, vì vậy không khởi tố vụ án hình sự. 
Trong phiên tòa ngày 13-12-2011, ông Hùng được triệu tập với tư cách người có  quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đã có đơn xin vắng mặt vì bận đi công tác và vì “không còn nhớ gì sự việc khi thực hiện công chứng của 20 năm trước”.
HUỲNH HIẾU

Tường trình vụ chính quyền Chương Mỹ hành hung linh mục, giáo dân


Kính gửi: Các vị chức sắc tôn giáo 

Kính gửi: Các vị yêu chuộng sự thật, công lý, hòa bình. 

Con tên là Maria Hà Thị Tuyến. Con xin có lá thư này gửi đến các đấng bậc, các vị, ông bà, cô bác để giãi bày đôi lời về sự việc côn đồ tấn công chúng con dưới sự chứng kiến của chính quyền địa phương xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Từ tháng nay chúng con luôn sống trong cảnh sợ hãi về tính mạng. Tháng trước đã có hai người đàn ông cầm kiếm xông vào nhà chúng con ở, phá đổ cổng sắt bên ngoài, cầm kiếm đe dọa giết hết những ai ở đây. Chúng con đã làm đơn gửi xã Thủy Xuân Tiên để trình báo và xin giúp đỡ. Nghĩ rằng phận dân đen, bị uy hiếp tính mạng phải cầu cứu đến chính quyền, sẽ được chính quyền giúp đỡ. 

Nào ngờ, những sự khốn khó, đe dọa càng gia tăng. Nhà của chúng con bị cúp điện. Hàng đêm chúng con và các cháu nhỏ bị đánh thức để cho những người quản lý hộ khẩu kiểm tra giấy tờ tùy thân. Các cháu bé mệt mỏi không thể học hành gì được, bị dọa nạt nên luôn trong tình trạng lo âu sợ hãi. Bọn côn đồ được bảo kê mặc sức hoành hành nhà của chúng con. Khoảng 3 giờ sáng ngày 14/4/2012 khoảng 30 tên đàn ông tuổi trên dưới 30 trèo tường bên nhà hàng xóm xông vào nhà chúng con ở. Xin nói qua về nhà chúng con đang ở là là cấp 4, do cha GiuSe Nguyễn Văn Bình, cha quản xứ Yên Kiện, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội mua đất và sửa lại căn nhà cấp 4 cũ để làm nhà từ thiện, bác ái nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mồ côi. Những tên côn đồ này vào nhà chúng con, tới phòng anh Thịnh ( tình nguyện viên) và bé Vì ( bé mồ côi ) bẻ tay anh Thịnh ra đằng sau lôi ra góc vườn, 3 tên giữ anh Thịnh như thế. 

Con ở bên phòng nữa với bé Huyền Anh,chị Ly, chị Hằng. Con liền bật đèn ở điện thoại chay sang phòng anh Thịnh và bé Vì xem chuyện gì. Bất ngờ trong đám đông đó có người giật điện thoại con đập đi và nói. 

- Chính chúng tao đã xây dựng nên chính quyền này, không để cho chúng mày lợi dụng tôn giáo mà hoạt động này nọ. 

Rồi hai người đàn ông khỏe mạnh tóm tay con bẻ ra đằng sau, con la kêu cứu. Thì một người đàn ông khác tiến đến đấm vào đầu, tai con rất mạnh và hiểm. Rồi họ lôi con ra ngoài cổng giữ ở đó , họ chửi bới, đe dọa con sẽ ăn đòn tiếp nếu không biết điều. Họ còn nói may cho mày là đàn bà, là đàn ông hôm nay chúng tao giết rồi. 

Con đứng bên ngoài nhìn thấy họ vào phòng các chị em xua mọi người ra, họ vác tượng Đức Mẹ mang đi (tượng Đức Mẹ bằng gỗ cổ rất quý và mang nhiều ý nghĩa vì đã gắn bó với cha Bình từ khi ngài có trí khôn tới giờ). Họ quăng hết đồ đạc của chúng con ra sân, giật cả ảnh Chúa Giesu ném vào đống đồ đạc. Họ lục tìm điện thoại của mọi người chúng con rồi đập nát. Nhiều người trong số họ cầm dui cui đen, loại mà cảnh sát cơ động thường hay được trang bị hung hãn đi lại như muốn tìm ai để đánh giết. Khi thấy trong nhà chúng con chỉ toàn phụ nữ trẻ em duy nhất có anh Thịnh là đàn ông, họ dồn bọn con ra ngoài. Bé Vì sợ hãi khóc không chịu ra bị chúng tát liên tiếp vào mặt, bị lôi ra ngoài xềnh xệch như lôi miếng rẻ. 
CA cầm dùi cui, cải trang thành côn đồ đánh người đổ máu

Rồi hàng chục tên cầm búa lớn đồng loạt đập nhà chúng con. Chúng đập ầm ĩ, náo động cả vùng nhưng không ai dám ngăn cản. Bởi vì những nhà hàng xóm từ hôm trước đã được cán bộ chính quyền nhắc nhở là nên tránh mọi chuyện. Chúng đập tới tấp liên tục chừng 20 phút thì đứng thở, và chúng kéo nhau đi. 

Tưởng chúng đã thôi, nhưng không phải, do chúng đập mệt quá nên về nghỉ ngơi. Đến sáng chúng quay lại với hàng trăm người. Có cả công an xã, cảnh sát cơ động, công an giao thông, đảng ủy, chính quyền và các đoàn thể như đoàn thanh niên, phụ nữ , cựu chiến bính...đứng xem chúng đập nhà con. Công an còn chặn đường từ xa không cho những người quen biết chúng con vào khu vực chúng đang đập phá. 
Ngôi nhà tình thương dùng để nuôi dạy trẻ mồ côi nay chỉ còn đống gạch vụn

Lúc chúng đập sập hẳn nhà xuống rồi, thì cha Bình đến nơi. Chúng vừa thấy Cha liền vây quanh và đánh Cha rất tàn nhẫn. Khi Cha ngất xỉu rồi còn có kẻ đi giày đá vào tai Cha xem Cha ngất thật chưa, sau đó chúng bỏ mặc Cha đó đến khi có mấy người thương quá đưa Cha đi cấp cứu ở bệnh viện gần đó. Tại bệnh viện, chúng con được chứng kiến lệnh của một người bụng to, mặc thường phục ra lệnh cho người trực viện là “ghi không tổn thương gì”, nên những người giáo dân đã sợ là không an toàn và đã chuyển Cha lên bệnh viện Việt Đức để được điều trị. 

Thưa các đấng bậc, các vị, qua thư này con chỉ kể lại sự việc diễn ra. 

Thật tình đến giờ con cũng vẫn còn rất sợ, con không dám nhận xét gì về hành động của đám người hung hãn kia. Con rất lo chúng sẽ giết con, vì giữa ban ngày, trước mặt chính quyền, có lực lượng vũ trang,đoàn thể chứng kiến mà chúng còn ngang nhiên đập phá nhà cửa , đánh người lành thương tích trầm trọng mà không bị làm sao. Thì việc chúng giết con ngày nào đó , ở đâu đó thì chắc chẳng ai làm gì để ngăn được chúng nữa. 

Con chỉ cầu mong các đấng bậc chức sắc tôn giáo, các nhân sĩ, trí thức, những người yêu chuộng công lý , sự thật, hòa bình cùng hợp ý cầu nguyện cho chúng con được bình an trong thời cuộc bất an như thế này. 

Con cám ơn các ngài đã quan tâm, cám ơn bà con giáo hữu xa gần đã có lời chia sẻ. Mong sao đất nước chúng ta sớm chấm dứt những hành động bạo lực có tổ chức nhằm tấn công những người yếu đuối như chúng con và nhiều người dân lành khác nữa. 

Ngày 17/4/2012 

Người viết thư 

Maria Hà Thị Tuyến. Giáo xứ Yên Kiện, Tổng Giáo Phận Hà Nội 

*

Đọc thêm: Chính quyền đập phá nhà nuôi trẻ mồ côi, đánh trọng thương linh mục, giáo dân

Phó công an xã nổ súng trúng dân: bị phạt hành chính



Nguyễn Duy (Dân Trí) - Liên quan đến vụ việc phó công an nổ súng bừa bãi làm một cháu bé 4 tháng tuổi phải nhập viện, CA huyện Yên Thành, Nghệ An đã quyết định xử lý hành chính bằng hình thức phạt tiền và giao cho chính quyền địa phương quản lý, giáo dục.


Trước đó, báo điện Dân trí đã phản ánh về vụ việc ông Nguyễn Xuân Vỵ - Phó Công an xã Công Thành, Yên Thành (Nghệ An) đã dùng súng hơi cay bắn vào nhà dân làm cháu bé 5 tháng tuổi bị hoảng loạn. Sau khi báo chí phản ánh, ngày 10/4/2012, Công an huyện Yên Thành đã có Văn bản số 470/CSĐT báo cáo, trả lời vụ việc như sau:

Vào khoảng 10h ngày 1/1/2012, ông Nguyễn Xuân Vỵ - Phó Công an xã Công Thành yêu cầu 2 xe ô tô BKS: 37N-5728 của anh Nguyễn Văn Hùng, ở xã Mỹ Thành và xe ô tô BKS: 37C-006.85 của gia đình anh Thái Danh Giá, ở xóm Thượng, xã Công Thành dừng ở đường nguyên liệu thuộc xóm Đồng Muông, xã Công Thành và giữa anh Giá và anh Vỵ có cãi nhau. 

Không bằng lòng, Nguyễn Xuân Vỵ đã tát vào mặt anh Giá, anh Giá gạt tay mạnh trúng vào mắt làm thâm tím mặt anh Vỵ. Do bực tức, Nguyễn Xuân Vỵ về nhà lấy khẩu súng bắn đạn hơi cay do Công an tỉnh Nghệ An cấp cho lực lượng Công an xã Công Thành ngày 25/7/2007 (đã hết hạn sử dụng 30/7/2010). Sau khi lấy súng, Vỵ đến nơi xảy ra sự việc và chửi anh Thái Danh Giá, quát nạt anh Lĩnh (anh trai Giá) là người đến can ngăn.


Ông Nguyễn Xuân Vỵ - cầm súng chính thức bị cơ quan chức năng phạt hành chính, 
giao cho chính quyền địa phương giáo dục, quản lý. 

Khi biết anh Giá đã về nhà thì Nguyễn Xuân Vỵ tiếp tục đến nhà anh Giá nói lời đe dọa giết anh Giá, xô đẩy cổng sắt, chửi và hô người mang xăng đến đốt nhà anh Giá nhưng không ai đưa xăng đến. Tại thời điểm này, có nhiều người can ngăn nhưng anh Vỵ không nghe mà còn đi lại nhiều lần và liên tục chửi anh Giá, xô bật khóa cổng nhà anh Giá và đi vào nhà. 

Thấy vậy, anh Giá lấy 1 dao tông chém Vỵ nhưng không trúng. Khi đó Nguyễn Xuân Vỵ rút súng hơi cay bắn 1 phát làm cháu Thái Bá Hiếu 5 tháng tuổi bị hơi cay ảnh hưởng đến sức khỏe, gia đình đã đưa cháu vào Bệnh viện nhi khám và điều trị sau 1 ngày đã ra viện.

Kết quả giám định của Phòng khoa học hình sự Công an tỉnh Nghệ An kết luận: mức độ tổn hại sức khỏe do di chứng thương tật để lại trên cơ thể cháu Hiếu tại thời điểm giám định là 0%; vật chứng thu giữ có 01 dao tông dài 50 cm, lưỡi rộng 5cm; 1 khẩu súng hơi cay có 2 viên đạn.

Do mức độ ảnh hưởng sức khỏe đối với cháu Hiếu là 0% nên hành vi Nguyễn Xuân Vỵ không cấu thành tội gây rối trật tự công cộng, nên Cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. 

Tuy nhiên, hành vi của Nguyễn Xuân Vỵ bị xử lý hành chính bằng hình thức phạt tiền và giao cho chính quyền địa phương quản lý, giáo dục.

Đại tá Lê Xuân Điệp - Trưởng Công an huyện Yên Thành cho biết: sau khi sự việc ông Vỵ bị báo chí phản ánh, CQCSĐT đã có văn bản yêu cầu và đã được cơ quan chức năng huyện Yên Thành tiến hành đình chỉ chức vụ Phó Công an xã đối với Nguyễn Xuân Vỵ. Theo đó, ông Vỵ cũng bị phạt hành chính, giao cho địa phương quản lý và giáo dục. 


Con hổ tồi




Gần bốn thập kỷ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, kẻ cựu thù của Mỹ được thế giới coi như là một câu chuyện thành công. Nó tự hào có một nền kinh tế đang bùng nổ, một tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều, và các ngành công nghiệp du lịch và sản xuất phát triển mạnh. Nhưng những cải cách chính trị đang chuyển đổi tại Miến Điện, Việt Nam lại có nguy cơ trở thành một cái gì đó khác: là một quốc gia đàn áp, hà khắc nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuần này, các công tố viên tại một tòa án ở thành phố Hồ Chí Minh buộc tội ba nhà blogger Việt Nam về tội "tuyên truyền chống phá nhà nước", đây là vụ mới nhất trong một loạt các vụ bắt giữ nhằm bịt miệng một phong trào đối lập ngày càng gia tăng.

Trong khi Miến Điện đang nới lỏng tự do thì ngược lại Việt Nam đang tiếp tục đàn áp các nhà bất đồng chính kiến. Kể từ ngày 13 Tháng Giêng, khi chính quyền quân sự Miến Điện trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị trong một lệnh ân xá lớn, thì các lực lượng an ninh Việt Nam lại bắt giữ ít nhất 15 nhà bất đồng chính kiến chính trị và kết án tù với 11 người khác. Đối với Aung San Suu Kyi và một chiến thắng bầu cử vẫn chưa phai và chuẩn bị nhận vai trò mới trong quốc hội (Miến Điện), thì những người đối lập nổi bật nhất của Việt Nam lại đang mòn mỏi trong tù, bị quản thúc tại gia, hoặc trong các trại cải tạo (đúng vậy, danh từ này vẫn còn được sử dụng). Và trong khi Miến Điện cấp thị thực cho các phóng viên nước ngoài và nới lỏng sự kiểm soát báo chí trong nước, thì Việt Nam tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các nhà báo nước ngoài và địa phương và ngăn chặn Facebook cùng các trang web "nhạy cảm" khác, khiến cho hội Phóng Viên Không Biên Giới xếp hạng Việt Nam vào hạng chót trong số các nước vùng Đông Nam Á trong năm 2011-2012 về Chỉ số Tự do Báo chí. Với cách so sánh khác thì Việt Nam chỉ đứng trước Trung Quốc hai vị trí mà thôi, xếp hạng 172 trong số 179 quốc gia. 


"(Chính quyền) Việt Nam đang bắt đầu nhận ra rằng bằng cách tiếp tục đàn áp về nhân quyền, họ vô tình bị mang ra so sánh ngang với Miến Điện như là một chính quyền ngược đãi nhân quyền tồi tệ nhất trong ASEAN [Hiệp hội các nước Đông Nam Á]", theo như Phó giám đốc Châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Roberson đã cho biết. 

Đàn áp chính trị không phải là mới tại Việt Nam. Kể từ sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975, Đảng Cộng sản đã cai trị với một bàn tay sắt. Tuy nhiên, những năm tháng bị cô lập bởi Chiến tranh Lạnh và sự thiếu vắng của một phe đối lập có tổ chứ trong nước -- chưa kể đến cảm giác tội lỗi của phương Tây vì cuộc chiến và sự cảm thông tư tưởng cho (chính quyền) Hà Nội giữa các phần cánh tả -- có nghĩa là ít có ai quan tâm, chú ý đến thành tích tồi tệ về Nhân quyền của chính quyền Việt Nam. Khi chính quyền mở cửa nền kinh tế trong những năm của thập niêm 90, thì các nhà đầu tư cùng những người nước ngoài bắt đầu đổ vào, và kể từ đó thu hút sự chú ý quốc tế tập trung chủ yếu vào phép lạ kinh tế của Việt Nam. Đất nước đi từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới vào giữa những năm của thập niên 80, với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 đô la, thành một Con hổ châu Á với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và thu nhập bình quân đầu người là 1.130 đô la vào cuối năm 2010. Đối với thế giới bên ngoài, tiên đoán từ những cải cách kinh tế của chính quyền, Việt Nam dường như đã chọn trên con đường của tự do hóa mà nhiều quốc gia trong khối Liên Xô cũ đã chọn kể từ sau cuộc Chiến tranh Lạnh. Nó cũng đã không làm tổn thương gì hình ảnh của chính quyền khi hàng triệu người nước ngoài du lịch và sinh sống tại Việt Nam phần lớn đều không cảm thấy phiền hà gì về các hạn chế về (tự do) ngôn luận và hội họp bởi vì đó là một thực tế hàng ngày cho người Việt Nam. 

Mặc dù bề ngoài của sự tự do hóa này là vậy, nhưng thành phần lãnh đạo cốt lõi hiện nay của Đảng Cộng sản là thành phần chính trị bảo thủ giống những thành phần lãnh đạo cũ kể từ khi đất nước thống nhất. Dẫn đầu bởi một số ít các quan bao gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịchTrương Tấn Sang, các thành phần này đã đàn áp không thương tiếc Khối 8406, một phong trào dân chủ được thành lập ngay trong nước theo kiểu Hiến chương 77 của Tiệp Khắc. Được thành lập vào năm 2006, nhóm đã thu hút hàng ngàn người ủng hộ - và giống như những phong trào kín đón hơn trước đó chính quyền chặt đứt phong trào bằng cách bỏ tù hàng chục người đầu não của Khối 8406. Ngoài ra, nhà chức trách còn nhắm mục tiêu đến các nhà lãnh đạo tôn giáo, kể cả tu sĩ Phật giáo và các linh mục Công Giáo vì ủng hộ tự do tôn giáo, và trong những năm gần đây họ cũng đã sách nhiễu và bỏ tù thành phần dân tộc chủ nghĩa Việt Nam kêu gọi quốc gia đứng lên để chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, mặc dù những sự rủi ro, các nhà hoạt động Việt Nam tiếp tục lên tiếng về chính trị đa nguyên, vấn nạn tham nhũng, và tự do ngôn luận - và họ nhận lãnh kết quả là nhà tù hoặc trở thành người tị nạn chính trị. 

Sự mạnh dạn của Miến Điện có thể chứng minh là món quà lớn nhất của họ. Những thay đổi ở đó sẽ thách thức suy nghĩ thiển cận về Việt Nam trong cộng đồng quốc tế và mang nhân quyền đặt lên hàng đầu. Ít nhất thì các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng lo ngại điều này xảy ra, theo các nhà quan sát lâu dài về Việt Nam cho biết. "Các lãnh đạo đang theo dõi những diễn biến ở Miến Điện chặt chẽ, và họ lo ngại", theo như ông Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Việt Nam tại Đại học George Mason cho biết. "Trong quá khứ, Việt Nam đã sử dụng vai trò của nó trong ASEAN để thúc đẩy Miến Điện thay đổi Nhưng bây giờ, Miến Điện đang di chuyển nhanh hơn so với Việt Nam." Các nhà lãnh đạo tại Hà Nội đã tính sai: Trước đây, mối quan tâm về nhân quyền ở Miến Điện trì hoãn tính hợp pháp quốc tế của ASEAN, vì vậy Việt Nam và những quốc gia khác thân trọng yêu cầu Miến Điện tiền hành cải tổ. Nhưng điều họ không mặc cả, là Miến Điện đã quay 180 độ và kết quả là một cuộc cải cách quyết liệt. Với Miến Điện càng ngày càng ít giống như một nhà nước công an trị, Hà Nội lo ngại sẽ bị soi xét ngoài mong muốn. "Nếu Miến Điện cải thiện về nhân quyền và được khen ngợi, thì Việt Nam sẽ cần phải đáp ứng với các tiêu chuẩn tương tự ", ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Lực lượng Quốc phòng Úc nói. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng sợ mất vai trò của họ như là trung gian hòa giải quan trọng của ASEAN giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. "Việt Nam đang lo lắng rằng Miến Điện đang trở thành một nơi đáng yêu nhất của ASEAN", Thayer nói. 

Những lo ngại đó cung cấp cho những người quan tâm về nhân quyền tại Việt Nam với một cái gì đó bị khan hiếm trong những năm gần đây: lợi thế (đòn bẩy). Đảng Cộng sản từ lâu gặt hái được những phần thưởng thường dành cho các chế độ độc tài cô lập như là sự ưu đãi để thay đổi đó là trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, cải thiện quan hệ ngoại giao, và các thỏa thuận thương mại ưu đãi - mà không cần phải nhượng bộ về nhân quyền như là một thủ tục cần thiết. Nhưng trong khi Việt Nam đang lo lắng về việc bị bỏ lại phía sau ở Đông Nam Á, thì chính phủ Mỹ và châu Âu, từng tuyên bố là quan tâm về cải cách chính trị tại Việt Nam, nên tận dụng lợi thế và áp dụng các áp lực nhất quán từng thiếu vắng trong quá khứ. 

Như các nhà lãnh đạo Việt Nam lo lắng và quan tâm nhiều hơn về ý định của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên các hòn đảo giàu tài nguyên trong vùng biển Đông (nguyên văn là biển Nam Trung Hoa), họ đã bắt đầu các cuộc thảo luận với chính quyền Obama về hợp tác quân sự. Đây là một cơ hội tự nhiên để nêu vấn đề nhân quyền ra với chính quyền Việt Nam, và các quan chức Mỹ đã và đang có những phát ngôn đúng. "Có những hệ thống vũ khí nhất định mà chính quyền Việt Nam thích mua hoặc nhận được từ chúng tôi, và chúng tôi muốn có thể chuyển giao các hệ thống này cho họ. Nhưng điều đó không thể xảy ra trừ khi họ cải thiện hồ sơ nhân quyền của họ", Thượng nghị sĩ Joe Lieberman cho biết sau khi thăm Hà Nội với Thượng nghị sĩ John McCain trong tháng Giêng vừa qua. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực từ người dân của họ đứng lên chống lại kẻ thù lịch sử là Trung Quốc, và sự ủng hộ của quân đội Mỹ sẽ làm cho hải quân Việt Nam thành một đối thủ đáng gườm trong vùng biển Đông (Nam Trung Hoa). 

Nhưng nếu Miến Điện đã cho thấy điều gì, thì đó là sự chú ý quốc tế từ các nhà hoạt động, nhà báo, và các nhóm nhân quyền là điều tối cần thiết trong việc giữ cho các chính phủ phương Tây chịu trách nhiệm cho các lời hứa về nhân quyền. Miến Điện sẽ không có nhận được phần thưởng quá sớm mà không kèm theo những cải cách, tác động quốc tế sẽ rất lớn. Ngoài ra, bà Aung San Suu Kyi đã nói nhiều lần, cũng như có vô số những người bất đồng chính kiến khác trên thế giới, về thẩm quyền luân lý phong tặng cho phong trào của họ từ cộng đồng quốc tế. 

Vấn đề của phong trào dân chủ Việt Nam là nó chưa chiếm được trí tưởng tượng quốc tế như Miến Điện, Tây Tạng, hoặc Trung Quốc - mặc dù các thành viên có những chủ trương tương tự và có những hy sinh cá nhân tương đương. "Chúng tôi không có bất kỳ nhà lãnh đạo nào giành được giải Nobel Hòa bình như Đức Đạt Lai Lạt Ma, bà Aung San Suu Kyi. Đây là những tiếng nói có ảnh hưởng quốc tế", ông Nguyễn Quốc Quân, một bác sĩ người Mỹ gốc Việt có anh trai, là bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhà hoạt động nổi bật người đã bị hơn 30 năm tù giam và quản thúc tại gia. Nguyễn Quốc Quân đại diện cho phong trào ở hải ngoại thường có những cuộc gặp với các đại diện chính phủ nước ngoài, một nhiệm vụ cực kỳ nỗ lực nhưng không hiệu quả (Sisyphean). "Chúng tôi phải làm việc cần mẫn để có được sự chú ý của mọi người. Mọi người vẫn không muốn nói về Việt Nam vì cuộc chiến. Nhưng chúng tôi nói tiếp, chúng tôi càng được phơi bày ra được sự lạm quyền của chính quyền Việt Nam", ông nói. Hai nghị sĩ Mỹ đề cử bác sĩ Nguyễn Đan Quế cho giải Nobel Hòa bình năm nay. 

Miến Điện cũng đã thể hiện rằng dự đoán khi nào và như thế nào thì các chế độ sẽ thay đổi là một trò chơi ngu ngốc. Nhưng nếu lịch sử hiện đại là kim chỉ nam, thì nhân dân Việt Nam đã chứng tỏ rằng họ hoàn toàn có khả năng đứng lên để chống lại sự áp bức. Chính quyền hiện nay đã được nhắc nhở về điều này trong các sự kiện chưa từng có trong tháng Giêng vừa qua. Ở tại một vùng ven biển phía Bắc của Tp. Hải Phòng, một nông dân nuôi cá đã dẫn đầu một cuộc nổi dậy có vũ trang chống lại chính quyền địa phương đang tịch thu đất của mình sau khi hợp đồng thuê của ông hết hạn (sở hữu đất đai không được phép ở Việt Nam). Ông trở thành một anh hùng dân tộc, và trong một lần lượt các sự kiện đầy kịch tính chính quyền trung ương và truyền thông nhà nước, ban đầu chỉ trích người nông dân sau đó quay sang bảo vệ anh. Năm tới, những hợp đồng thuê đất tương tự sẽ hết hạn trong cả nước, có khả năng ảnh hưởng đến hàng ngàn người dân nghèo. "Đây là một quả bom chờ nổ", tiến sĩ Thayer nói. 

Như vậy đến nay, Đảng Cộng sản đã lão luyện trong việc điều hướng các quả bom thời gian (time bombs) như thế - và định hướng dư luận là một Việt Nam đương đại thành một quốc gia thành công kinh tế và ổn định chính trị. Nhưng với những thay đổi chế tác bởi Miến Điện quay chiều, và song song là những sự đàn áp các nhà bất đồng chính kiến từ Đảng Cộng sản Việt Nam, thời gian đã đến để nhân quyền là trung tâm điểm trong các quan hệ của phương Tây với Việt Nam. Phong trào dân chủ của Việt Nam - bị ngăn chặn nhưng trở nên gan lì hơn bởi những năm tháng bị bức hại - nói rằng họ đã sẵn sàng để kể câu chuyện của mình đến toàn thế giới. Nguyễn Quốc Quân, người tiếp xúc thường xuyên với nhà bất đồng chính kiến là (bác sĩ) Quế, anh trai của ông, nhớ lại một cuộc trò chuyện giữa hai người trong thời gian gần đây. "Anh ấy nói với tôi rằng mọi thứ đã bây giờ khác xưa rồi, nhân dân không còn sợ hãi như 10 năm trước đây. Ngày càng có nhiều người trẻ đang tham gia (vào phong trào dân chủ)". Ông nói tiếp: "Họ càng bắt nhiều người thì sự chuyển động càng mạnh mẽ hơn và phong trào sẽ lớn hơn nhiều"




Chuyển ngữ: