THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

21 May 2012

Thư gửi con gái



Bùi Thị Minh Hằng - Quỳnh Anh con!

Suy nghĩ mãi cuối cùng mẹ thấy cũng nên viết cho con lá thư này, mặc dù mẹ từng có quyết định cứ để cho con phải tự trải nghiệm, tự tìm ra đáp số cho cuộc đời mình như con đã từng học môn Toán.

Mấy ngày qua, ở trong này mẹ được xem và đọc "báo chí nhà nước", họ thật hùng hậu khi có trong tay cả "hệ thống tuyên truyền" để thực hiện "màn kịch nhẫn tâm" như chính cái nhan đề mà những kẻ vô luân đặt ra. Và mẹ thật sự không bất ngờ hay ngỡ ngàng gì, khi mẹ quá hiểu bản chất với vô số trò bỉ ổi của những kẻ cướp ngày. Mà chính vì căm phẫn chúng nên mẹ mới đứng lên vạch mặt, và chắc chắn mẹ không bao giờ phải hối hận, kể cả hy sinh bản thân mẹ; khi mà tấc đất ông cha để lại với bao công sức của mẹ bị cướp, bị bán đi, và ngay cả con, là con do mẹ đẻ ra mà chúng sẵn sàng tuyên bố một cách trơ trẽn rằng "Tao cướp của mày đấy, tao cướp được của mày một thứ khiến cho mày lồng lộn lên đấy. Là đứa con mày đẻ ra, nó đ... thèm nhìn mày".

Thế đấy Quỳnh Anh ạ! Mẹ từng rất đau buồn, nhưng mẹ không nghĩ mình bất hạnh, trái lại mẹ được quá nhiều nên mẹ phải sống để trả ơn đời như bao năm nay mẹ từng làm, mẹ phải làm và quá nhiều món "nợ đời" phải trả.

Có lẽ, đọc bài báo những kẻ ít học viết ra mẹ tin rằng, dù con có u mê cũng thấy rõ: Thời gian qua, con đã bị chúng lợi dụng vào những trò gì với mẹ. Sinh con ra vào tháng 12/1986, nuôi con vất vả, cơ cực thế nào con hãy hỏi chính bố đẻ con đấy! Con có thể hỏi cả bà Kỳ, bác Minh Quyền, ông bà Lâm - Mậu, bà Ninh Nguyên...

Mẹ đã không còn đường sống mới để con lại mà đi Liên Xô, khi con mới được 5 tháng tuổi. Mẹ cũng phải cắn răng và nghe lời khuyên của bao người mới để con cho bà ngoại. Vì con có biết rằng, nếu bà ngoại yêu thương con cháu thì mẹ đâu phải xa con khi đó? Nhiều chuyện đau lòng lắm Q.A ạ! Mẹ không bao giờ muốn nói ra, thêm một lần cho xong. Mẹ thấy cũng cần chỉ ra cho con, để nếu con muốn biết sự thật, con hãy tìm hỏi những người ấy. Giờ đây, con cũng đã làm mẹ. Ít nhiều cái suy nghĩ của mẹ là cứ để con trải nghiệm cũng đã có nên mẹ sẽ nói với con mọi chuyện, dù chỉ một lần duy nhất trên đời.

Mẹ đi Liên Xô tháng 5/1987, trong cảnh đói nghèo kiệt quệ, bởi sinh con mẹ không thể buôn bán chợ búa vào thời gian đó. Con thì quặt quẹo ốm đau, mẹ cũng chỉ 39 - 40 kg, không chịu đựng được cảnh con khát sữa từng đêm, mẹ quyết định phải đi. Trong lúc đó, bà ngoại con là người giàu có, chuyên cho vay lãi (con có thể hỏi các cậu bên bà Quỳ, hỏi bác Thắng, mẹ anh Mít...). Mẹ ra đi hai bàn tay trắng, và tại sân bay, khi bà ngoại không thấy mẹ hỏi vay bà tiền mới đuổi theo lên đó. Mẹ nhận từ tay bà gói quà bà Quỳ gửi gồm bột nghệ, mỳ chính, và bà ngoại con mua cho mẹ 50 con công nhựa móc chìa khóa. Mẹ chỉ khóc,... khóc không đứng được dậy vì thương con. Bao tháng ở nhà không ngày nào đủ ăn để có sữa cho con bú, còn mấy ngày tập trung bên Đông Anh thì ăn uống đầy đủ, con thì không được bú nên sữa căng, mẹ phát sốt phát cuồng trong cái cảm giác nhớ con, con biết không?

Thật ra, lúc đó mẹ cũng chưa đủ suy nghĩ như bây giờ để biết hận, biết đau, mẹ chỉ có suy nghĩ trong đầu: Phải ra đi, phải kiếm thật nhiều tiền về lo cho con, không được đói nghèo...

Sang Liên Xô, mẹ vùi đầu làm việc và lo kiếm tiền. Trong tay không một đồng vốn, 50 con công bà ngoại mua, mẹ làm quà cho đám trẻ con quanh "ốp" cho vơi đi nỗi nhớ con. Mẹ kiếm tiền từ sức lao động kiệt quệ của mẹ, để bằng mọi giá khi được gửi hàng là mẹ đóng ngay thùng 10kg mỗi tháng về cho bà ngoại nuôi con. Mẹ tin bây giờ dù không nói con cũng hiểu được lòng người mẹ khi có đứa con đầu. Tất cả, tất cả chỉ cho đứa con mình. Nhưng mẹ không có được hạnh phúc như con nuôi cu Bi bây giờ nên mẹ phải xa con. Hơn một năm, sau khi có được số tiền kha khá đóng vào 4 thùng hàng gửi cho bà ngoại, mẹ đã không còn mơ ước gì nếu được trở về với con. Xong con biết không? Ngày mẹ trở về để sum họp thì bà ngoại ôm con đi trốn, 4 thùng hàng gửi về cũng không thấy đâu. Mẹ không bao giờ ngờ đến tình huống phải ra công an Lê Lợi để yêu cầu trả con cho mẹ, mẹ cũng không bao giờ muốn nghe những trận cãi nhau giữa bà và dì Hà về tranh giành tiền chênh lệch từ bán đồ của mẹ gửi về. Và cuối cùng, bà cũng đưa ra một danh mục hàng hóa mẹ gửi về với tuyên bố rất "sòng phẳng": TAO NUÔI CON MÀY HẾT RỒI. (con hãy ghi nhận ngoài công sinh con, mẹ đã nuôi con bằng 4 thùng hàng container trong 3 năm đầu đời con nhé!)

Rồi quá đau buồn với cảnh gia đình, tiền bạc đưa về mất hết, lại thêm chuyện tình cảm với bố con bị sứt mẻ, mà nguyên nhân con hãy hỏi lại bố con, con có thể tìm hiểu cả ông Lâm - Mậu, là người rất có uy tín ở thị xã và có công với gia đình ta xem tại sao? Nói ra chuyện này thật xấu hổ nhưng chắc con cũng muốn tìm hiểu cho rõ vì mẹ biết trong thời gian con sống với bên ngoại, con đã từng cầm dao rạch tay dì Hiền, phải khâu hơn 10 mũi, vết sẹo đó đang còn. Sau này, khi con bỏ nhà đi vì một lỗi nhỏ với mẹ và gia đình, rồi con bị lôi kéo về phía họ để chống lại mẹ. Thật lòng, mẹ không muốn tìm hiểu bất cứ chuyện gì. Mẹ vẫn tâm niệm, thời gian sẽ làm trọng tài cho tất cả và mẹ chờ cho con đủ hiểu ra. Mẹ đã phải cắn răng lần tràng hạt để quên đi bao chuyện đê tiện từ những kẻ tham lam, tàn độc nhưng lại là ruột thịt với mình. Người đời đã nói: "Một kẻ làm chó thì mình chịu khó làm người". Mẹ đã chọn cách tránh xa chúng, bởi mẹ nhìn... khi cuộc sống chúng ta khi khổ đau không ai giúp đỡ. Mẹ từng tủi nhục ghì chặt con, khi đưa con đang bệnh từ Hà Nội lên nhờ vả bà, mẹ phải làm đủ mọi việc như người ở để được ở trong nhà và nuôi con đang bệnh. Nhưng khi đặt con lên giường bà cạnh anh Quang, con bác Nga (cũng ở đó lúc ấy) thì bà vội xua đi: "Mang nó đi chỗ khác không nó đái ra giường tao". Mẹ đành phải ôm con đặt xuống gần nơi mẹ giặt quần áo, để giặt đồ, và biết bao tủi nhục mỗi khi bữa ăn đến. Những chuyện này mẹ tưởng chừng xa lắm rồi nhưng hàng xóm quanh đó còn nhớ đấy con ạ. Vì mẹ sinh ra và lớn lên tại đó, hàng xóm quanh đó sống gần nhà mình là lâu rồi, họ không lạ gì đâu. Sự thật có giấu cũng không được, mà bịa đặt phơi bày cũng không ai tin. Chính vì thế những gì tàn độc nhất mà những kẻ đê tiện làm là chúng lôi con cuộc, vào làm bình phong cho sự bỉ ổi của chúng, đâu phải tới bây giờ mà từ bao lâu nay. Mẹ đã từng chụp và công khai bao tin nhắn đe dọa, nhục mạ, trơ trẽn thể hiện bản chất đốn mạt, cuồng nộ của chúng. Đấy mới là bằng chứng, đấy mới là bản chất.

Mẹ đã không hề sai lầm khi chọn cách hành xử công khai và minh bạch.của những người chân chính, và rõ ràng đáp số đã có cho mọi người. Sự giả trá luôn bị phơi bày mà chỉ có những kẻ ít học bị mù khi không thấy. Thời nay có bao nhiêu người dân sẽ tin vào bọn tà quyền, khi mà nhìn tận mắt, nghe tận tai những thứ xấu xa, bỉ ổi mà chúng làm hả con? Gia đình ta là điển hình đáng xấu hổ đó, ai ở xa không biết nhưng chính chúng ta phải biết và mỗi người phải tự dằn vặt theo cấp độ của mình. Mẹ và con hay bất cứ ai đều không thể chọn gia đình để mình sinh ra như chọn mua một món đồ dùng, chính vì thế ta phải gánh nỗi đau nỗi nhục. Nhưng mẹ thấy nhẹ lòng phần nào khi mà bao năm qua mẹ chia sẻ được với nhiều người và nhận lại cũng rất nhiều vì mẹ dám phơi bày tất cả để bảo vệ chính nghĩa. Con dù u mê cũng phải nhận ra rằng chính nghĩa thuộc về số đông, một quốc gia còn có luật pháp thì mẹ không bao giờ tha thứ cho những kẻ cướp bóc, khốn nạn với từ người thân, ruột thịt ra đến xã hội (dì Hà con đã bị khởi tố vì chiếm đoạt, lừa đảo hàng tỉ đồng của những người nghèo). Luật pháp nếu có cũng không thể tha thứ cho những kẻ cố tình làm sai, những kẻ nhân danh công an, chính quyền để vi phạm pháp luật như việc họ bao che cho dì Hà con kéo côn đồ đến đánh mẹ, mà mẹ và nhân dân đã quay phim chụp ảnh đưa lên công khai, là hàng ngàn tin nhắn vi phạm pháp luật mà mẹ vẫn còn giữ và từng gửi cho các cơ quan pháp luật. Và trên hết, sau những trò mạt hạng của "màn kịch nhẫn tâm" thì con sẽ thấy một điều: nhân dân sẽ biết rõ hơn những trò hạ cấp của nhóm tà quyền. Mẹ sẽ được yêu thương, chia sẻ, cảm thông hơn nhiều lần trước đây, và chân tướng lũ người đê tiện sẽ hiện rõ hơn. Mẹ càng thấy rằng hạnh phúc không tự nhiên mà có, để đổi lấy sự thật, chính nghĩa thì rất nhiều con người phải hi sinh cuộc đời và bản thân mình con ạ. Mẹ đã làm rất đúng khi mẹ đã phanh phui từ bao năm qua. Và với nhận thức của người dân bây giờ thì không khó gì để họ nhận ra Chính - Tà.

Mẹ không biết con nghĩ gì khi con đặt tình mẹ bên cạnh việc con tiếp tay cho những kẻ "ngậm máu phun người", để chúng làm những việc vu khống mẹ (tất nhiên chúng không hề có bằng chứng hay việc làm chính danh). Mẹ chỉ biết rằng những ý nghĩ cuối cùng còn sót lại trong lòng mẹ về ý nguyện muốn "tìm lại" đứa con dứt ruột đẻ ra, vất vả, khốn khó, tủi nhục nuôi nấng từ bé tới 2006 đã dần cạn kiệt. Mẹ động viên mình rằng "đau một lần thôi", mẹ chưa mất mát hi sinh nhiều như bao bà mẹ Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do cho dân tộc, nhiều người mất cả 10 đứa con. Mẹ chỉ có 3 đứa (vẫn bị các dì con nguyền rủa là "lũ không cha"), nếu có mất thì cũng không đau khổ như bao người đâu con ạ!

Mẹ cu Phúc (mẹ muốn gọi con như thế). Con hoàn toàn có quyền TỪ BỎ mẹ, nếu con thấy mẹ không xứng đáng. Chứ từ nay, mẹ sẽ không để cho bất kỳ kẻ đê tiện nào dùng con - dùng máu thịt của mẹ đế tấn công mẹ. Mẹ đã từng phải cạo trọc đầu giữa Rằm tháng bảy tại ĐỀN VÀ, ai cũng biết chứ đâu phải bây giờ? Mẹ cũng từng phải nghẹn ngào khi gọi bố con lên bao lần về chuyện đám cưới con, nhưng rồi mẹ cũng phải để chúng nó đang tâm làm cái việc "được lợi" cho chúng và đau tủi suốt đời cho gia đình mình. Về việc bố mẹ đẻ con không thể đứng ra trong ngày con lấy chồng. Đó là đạo lý đó hả con? Rồi mẹ cũng cố quên đi trong những ngày mẹ tủi nhục đi kiện đòi nhà thờ, bị chúng thuê người đánh đuổi, nhưng nghe con nói "không để đứa nào động đến mẹ" là mẹ lại bám víu lòng tin rằng: Mẹ chưa mất con - mẹ ôm cu Phúc về ở bên mẹ được vài ngày ngỡ rằng sắp tìm lại được con cháu... nhưng mẹ thật không ngờ... Đời mẹ dễ bị lừa vì tình cảm lắm, người thân yêu mà mưu mô thủ đoạn thì tránh sao được hả con?

Mấy ngày nay con có thấy vui khi con là nhân vật "quan trọng" để lũ diều hâu chuyên ăn xác chết bám vào con lên bày trò "thăm gặp" mẹ mà quay phim, chụp ảnh làm "tài liệu nói xấu, bôi nhọ". Nhưng ngược lại, mẹ phải "cảm ơn" mẹ cu Phúc, vì qua đây nhiều bạn bè mẹ và cả người dân mới càng hiểu rõ hơn những khốc liệt trong cuộc đời và càng hiểu thêm vì sao mẹ căm thù sự bất công, mẹ căm thù tà quyền và những kẻ bán nước hại dân đến thế!? Bởi chính mẹ gánh chịu từ nỗi đau riêng cho đến nỗi đau chung trong suốt cuộc đời 49 năm qua để đến ngày chúng nó cho người đâm xe sát hại mẹ (15/06/2011). Mẹ mới đau thương khắc lên vai mình 4 chữ : NỢ NƯỚC - THÙ NHÀ. Mẹ cu Phúc à! Con đã làm mẹ và sẽ đi qua một chặng đường như mẹ nên mẹ quyết định chọn thời gian làm vị quan tòa phán xử cho tất cả mọi điều. Mẹ không muốn khơi lại bao đau thương, tủi nhục mà mẹ phải gánh chịu và các con ít nhiều là nạn nhân nên mẹ quyết định viết lá thư này cho con để sau này trên đường đời con bước đi, con hãy soi rọi và nhìn nhận cho kỹ và con sẽ có ứng xử với những kẻ làm những trò "lố bịch", những kẻ đê tiện với "màn kịch nhẫn tâm" con nhé! Mẹ tin và khẳng định rằng "Kẻ nào gieo thù thì kẻ đó phải chuốc oán", nhân - quả ở đời này ai cũng biết mà con. Mẹ tin rằng, con đã từng cầm dao rạch nát tay dì Hiền khi con cho rằng nó lợi dụng, xúc phạm đến mẹ thì mẹ tin chắc chắn là con đủ khôn ngoan và bản lĩnh sau này để "hóa giải" những đau thương, thù hận chất chồng của những kẻ đốn mạt gây ra cho chúng ta. Đời có vay có trả con ạ. Kể từ hôm nay mẹ không muốn có thêm một lần nào gặp gỡ nữa, con gởi lại cuốn "sổ thăm nuôi" cho em Nhân. Dù không có đứa con nào thì mẹ cũng không bị đơn độc trong cuộc đời này đâu.

Con ráng nuôi dạy cu Phúc, cuộc đời còn dài lắm Quỳnh Anh ạ! Để khi cu Phúc bằng tuổi con bây giờ sẽ có câu trả lời con nhé! Chúc các con và cháu luôn vui vẻ, hạnh phúc. Luôn cầu nguyện cho các con và cháu không phải gặp bất trắc trong cuộc đời.

Thanh Hà, 18/04/2012


VIDEO : Cận cảnh khối tài sản 'kếch xù' trên khu đất của Bí thư tỉnh Hải Dương




(GDVN) - Đó là những tài sản đắt tiền, cực kì đắt tiền bên trong khu đất rộng đến 5000m2 mà người dân ở đây xác định là của gia đình ông Bùi Thanh Quyến - Bí thư tỉnh ủy Hải Dương.

Theo như thiết kế, tổng thể một khu nhà vườn đã được quy hoạch và đang được xây dựng trên khu đất với tổng diện tích lên đến hơn 5000m2 của gia đình ông Bùi Thanh Quyến (Bí thư tỉnh ủy Hải Dương), hiện đang được gấp rút thi công tại xã Ninh Thành - Ninh Giang - Hải Dương. Theo ước tính của những công nhân xây dựng ở công trình này thì tổng giá trị tài sản của toàn bộ diện tích đất và khối tài sản trên khu nhà vườn này có giá trị lên đến cả gần trăm tỷ đồng? 

Mặc dù hiện nay công trình này vẫn đang được thi công, nhiều hạng mục vẫn còn dang dở nhưng nếu một lần bạn được đặt chân đến đây, bạn không chỉ cảm nhận được sự sang trọng, quyền quý bởi những gì đập vào mắt mình ở trong khu nhà vườn này mà bạn còn có thể nhìn tận mắt và cầm nắm được những khối tài sàn bạc tỷ ở đây. 

Qua đoạn video dưới đây, bạn đọc có thể mường tượng ra phần nào sự hoành tráng trong khu nhà vườn rất "hút mắt" này:


(GDVN) - "Giá trị thực của khu nhà vườn này sẽ còn là dấu chấm hỏi cần có một cuộc kỳ công để tính toán, và theo ước tính nó sẽ là những con số 'ấn tượng' không hề nhỏ. Nhưng chỉ cần 'chiêm ngưỡng' những cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi có giá hàng vài triệu đô la và những khối đá quý có kích thước 'khủng' và quý hiếm cũng đủ để mọi người bị... lóa mắt". Đó là những khẳng định và lời đánh giá về khối tài sản của toàn bộ khu nhà vườn mà những công nhân xây dựng ở đây và người dân địa phương cho biết.

Ảnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1213 14 15 16 17 18 19 20 21 2223 24 25 26 27 28 29 30 31 3233 34

Vào bên trong khu nhà vườn đang xây dựng được người dân địa phương xác nhận là của gia đình ông Bùi Thanh Quyến - Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương tại thôn Đông Tân, xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương thực sự sẽ khiến bạn phải... hoa mắt.




http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/VIDEO-Chiem-nguong-tai-san-o-khu-nha-vuon-cua-Bi-thu-tinh-Hai-Duong/166380.gd

Kinh hồn cà phê hóa chất



Thứ Hai, 21/05/2012 13:37

“Em yên tâm, mỗi một kg hóa chất em có thể chế biến thành hàng nghìn cốc cà phê, lời gấp hàng chục lần so với bán cà phê thật, tội gì không làm” - một bà chủ sạp hóa chất tại chợ Kim Biên giới thiệu cho khách muốn mở quán.

Tìm hiểu về thông tin cà phê có tẩm các hóa chất gây hại cho sức khỏe, PV ra chợ và không khỏi sửng sốt trước ngồn ngộn những loại hóa chất, bột chế biến sẵn đóng gói để pha cà phê bán thu lợi nhuận cao nhất.
Theo ông Đoàn Triệu Nhạn, Chuyên viên cao cấp Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, mỗi năm cả nước tiêu thụ khoảng 56.000 tấn cà phê. Trong đó, có ít nhất 1/3 số cà phê nói trên có sử dụng các loại phụ gia.
 
Từ chợ Kim Biên có thể biến những thứ không phải cà phê thành cà phê thơm ngon. Ảnh TN
Ông Nhạn tiết lộ thêm để cho ly cà phê thơm béo, ngoài bơ, người ta còn độn thêm đậu nành rang. Để cà phê “gắt cổ”, người ta chọn chất độn là đậu đỏ. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng tinh cà phê để tạo mùi...
Để tìm hiểu rõ về việc này, PV vào “thánh địa hóa chất” là chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM), nơi tập kết các loại hóa chất có khả năng “phù phép” được các “đầu nậu” chuyên cung cấp hàng sỉ cho các lò sản xuất cà phê bẩn.
Tại chợ Kim Biên, đập vào mắt người mua là la liệt những sạp kinh doanh hóa chất với đủ loại tinh cà phê của: Anh, Pháp, Đức, Mỹ... "Đây là những hóa chất tạo mùi tổng hợp, chỉ cần một chấm bằng đầu tăm sẽ làm 1 kg cà phê thơm lừng dù đứng cách xa vài mét", một người bán giới thiệu.
 
Tinh chất cà phê đóng chai bàn tràn lan ở chợ Kim Biên
Khi PV nói lý do đi mua chất tạo mùi cà phê về để mở quán cà phê vỉa hè, chủ sạp TT nhanh nhảu: “Có hai loại đều là tinh chất cà phê robusta RC 9535 nhưng mùi vị khác nhau. Một loại có vị hơi béo một chút và một loại có vị hơi đắng nhưng giá tiền thì bằng nhau, đều 350.000 đồng/kg cả. Nhưng để chế biến ngon hơn, em cần mua thêm đường hóa học, bơ công nghiệp, bột vani, caramen… để tạo mùi vị và khi pha sẽ kết dính lại với nhau nhìn rất bắt mắt".
Chưa hết, bà chủ sạp giới thiệu thêm: "Cho thêm một chút bột trắng này, đảm bảo cốc cà phê có bọt nhìn không chê vào đâu được. Những chất này, ở đây đều có cả, nếu em lấy nhiều, chị sẽ bớt giá cho”.
Theo quan sát của PV, những hóa chất này giá cũng khá cao. Đơn cử, caramen có giá từ 250.000 – 300.00 đồng/lít, bơ công nghiệp Trung Quốc giá 50.000 – 60.000 đồng/kg, tinh ca cao có giá 350.000 đồng/kg… Thấy chúng tôi còn ngần ngừ chưa mua, bà chủ sạp tiếp tục quảng cáo: “Em yên tâm, mỗi một kg hóa chất em có thể chế biến thành hàng nghìn cốc cà phê, lời gấp hàng chục lần so với bán cà phê thật, tội gì không làm”.
 
Tương tự tại sạp hóa chất MH, chúng tôi cũng được săn đón nhiệt tình, chủ tiệm đọc vanh vách hàng chục loại hóa chất để chế biến cà phê như: Để có màu đậm thì bỏ màu caramel, đậu nành; vị đắng thì có đậu nành rang cháy, đường thắng tới cháy, thuốc tây có gốc ký ninh (quinine); sánh thì tinh bột; chất tạo đặc thì có CMC; bọt thì có chất tạo bọt công nghiệp; mùi thơm có vani, bơ công nghiệp, đường hóa học… Nếu mua mỗi loại 1kg, giá lên đến gần 1 triệu đồng.
Theo tiết lộ của một chủ cơ sở rang xay cà phê ở Q.12, hiện cơ sở này có đến hơn 1.000 thương hiệu cà phê đóng gói từ những cơ sở chỉ có vài chục công nhân đến cơ sở có hàng trăm công nhân làm việc, với đủ các nhãn hiệu khác nhau được mang đi bỏ mối, chủ yếu cho các quán cà phê vỉa hè.
Chủ cơ sở này cho biết thêm: “Trên thị trường hiện nay, giá bán cà phê nhân dao động khoảng 55.000 đồng/kg, mỗi kg nhân rang xay được hoảng 0,7 kg cà phê bột. Song, các hãng chỉ giao mỗi kg cà phê bột với giá 55.000 – 60.000 đồng. Nếu tính cả chi phí nhân công, nhãn mác, bao bì vận chuyển… thì họ có cạp đất mà ăn à?”.
Theo PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức, Giảng viên chính bộ môn dược Đại học Y dược TP.HCM, các chất như CNC nếu là loại được sử dụng trong công nghiệp mà cho vào đồ uống sẽ gây ung thư, caramen được sản xuất từ đốt cháy đường cũng phát sinh những chất độc hại gây ung thư.
Riêng về việc kiểm soát các loại hóa chất này trên thị trường, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cho rằng rất khó để dẹp những sạp kinh doanh này. Hiện TP đang thực hiện việc rà soát lại tiểu thương và các đơn vị kinh doanh để điều chỉnh loại hóa chất, chứng nhận VSATTP. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý hàng hóa và xử phạt các cơ sở sản xuất thực phẩm có sử dụng hóa chất quá liều lượng, hóa chất độc hại. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những giải pháp tạm thời chứ chưa giải quyết được gốc rễ vấn đề. 
Theo Thúy Hà – Trần Nhã (Infonet)

Phát hiện gấn 1,5 tạ thịt heo thối

(TNO) Khoảng 11 giờ 20 phút ngày 21.5, Đội Cảnh sát kinh tế và chức vụ, Công an H.Thống Nhất (Đồng Nai) đã phát hiện 1,4 tạ thịt heo lậu trên đường đi tiêu thụ (ảnh).
thịt heo thối
Qua kiểm tra chiếc xe tải biển số 60L-9138, do Phạm Đình Hiệp (43 tuổi) ngụ H.Thống Nhất điều khiển trên quốc lộ 20, cơ quan chức năng phát hiện có 4 bao tải đựng 9 con heo có tổng trọng lượng 140 kg đã bị xẻ thịt, bốc mùi hôi thối.
Hiệp khai nhận mua số heo trên từ các trang trại trên địa bàn và các xã lân cận, sau đó đem về làm thịt và đưa đi TP.HCM tiêu thụ, nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Công an H.Thống Nhất đã lập biên bản vi phạm hành chính để tiêu hủy.
Tin, ảnhKim Cương

Tên đường lạ ở TP.HCM

Những đường phố mới mang tên lạ lẫm, viết tắt khó hiểu xuất hiện ngày càng nhiều ở TP.HCM.
Đến các địa bàn như Q.12, H.Hóc Môn, Q.Tân Phú, Q.Bình Tân hỏi tên đường thì nhiều người ngao ngán. PV Thanh Niênđã dành nhiều thời gian khảo sát và ghi nhận hàng trăm tên đường với bảng chỉ dẫn đủ kiểu viết tắt kèm ký tự đánh đố người đi đường.
Tên đường lạ ở TP.HCM
Các tên đường lạ - Ảnh: Giang Phương
Trên đường Phan Văn Hớn (thuộc xã Xuân Thới Thượng, H.Hóc Môn) có gần chục bảng tên đường cắt ngang ghi XTT 4, XTT 8-7A, có bảng chi tiết hơn nhưng cũng viết tắt giữa chữ là “Tuyến 11 - /2004 Xuân T Thượng” hoặc “Tuyến Xuân Thới Thượng 53” kèm một bên là bảng chỉ dẫn “Đường Cựu Chiến Binh Không Rác”. Tương tự các tuyến đường có gắn bảng là: TMT 01, TMT 02 hay TMT 2A, TMT 14A (P.Trung Mỹ Tây, Q.12), TTH 01, TTH 02 (P.Tân Thới Hiệp, Q.12); hay TTN 01, TTN 14, TNT 17 (P.Tân Thới Nhất, Q.12), Bàu Cát 1, Bàu Cát 2...(Q.Tân Bình) cũng xuất hiện dày đặc. Tại Q.Bình Tân thì có thêm những cái tên khó hiểu như: Liên Khu 2-5, Liên Khu 10-11, Liên Khu 16-18…
Trong khi đó, nhiều tuyến đường mà tên nghe rất lạ vẫn đang dần được quen hơn: Vành Đai Trong, Kênh Nước Đen, Lộ Tẻ, Bờ Tuyến (Q.Bình Tân); Đường Dọc Kênh 19-5, Cầu Xéo, Bờ Bao Tân Thắng, (Q.Tân Phú). Hay tên được đặt theo kiểu: Đường Vào Chùa Khánh An, Đường Vào Chợ An Sương (Q.12), Đường Vào Trường cấp I, II Bình Chánh (H.Bình Chánh).
Giữa tháng 5.2012, chúng tôi có một cuộc hẹn tại một địa điểm ở Q.Bình Tân với thông tin tại địa chỉ XYZ trên đường 7A, P.An Lạc, Q.Bình Tân. Để tìm đến đây chúng tôi được một người dân địa phương hướng dẫn (theo hướng từ Q.1 về hướng Bến xe Miền Tây) chi tiết như sau: Từ đường An Dương Vương rẽ phải vào đường số 7, sau đó vào đường Vành Đai Trong quay ngược lại đường số 7 (đường một chiều) rẽ vào đường số 8, chạy một đoạn nữa là đến đường 7A. Mới nghe đã thấy rối nhưng thực tế chúng tôi càng rối hơn khi bị lạc vào mê trận những con số. Thực tế như sau: Từ đường An Dương Vương rẽ vào đường số 7 bắt đầu thấy xuất hiện đường số 2A, 2B, 2, 4, 6, 12A đến Vành Đai Trong sau đó số 12, 8 và cuối cùng mới là điểm 7A . Sau khi vất vả dò từng số đường và liên tục hỏi người dân địa phương chúng tôi mới đến được điểm hẹn. “Ở đây mà chạy lỡ lạc một đường thôi là những người lạ khó lòng thoát ra nhanh được lắm”, anh Nguyễn Văn Hoàng (ngụ P.An Lạc, Q.Bình Tân) nói với chúng tôi.

Tên đường một đằng dân ghi một nẻo
Ngày 20.5, chúng tôi đến P.Phú Thọ Hòa, Q.Tân Phú không khỏi bất ngờ khi tên đường ghi trong bảng chỉ dẫn là Đàm Thận Huy nhưng trên địa chỉ của gần chục hộ tại đây cùng ghi Đàm Thuận Huy. Bà Lắm, một trong số những nhà ghi tên này lý giải: “Tuyến đường này mới vừa được đặt tên chừng hơn 1 năm nay. Ban đầu nhiều người nghe nói tên chẳng biết Thận hay Thuận nhưng nghe chữ Thuận xuôi tai hơn nên ghi theo”.
Giang Phương

Học sinh lớp 12 chém đứt đầu cô ruột



21/05/2012 12:24:12
Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an Phú Yên, cho biết rạng sáng 21/5 đã bắt khẩn cấp Đặng Quốc Gia (SN 1994, ngụ thôn Ân Niên, xã Hòa An, huyện Phú Hòa, Phú Yên) để điều tra tội giết người.
TIN LIÊN QUAN

Theo điều tra ban đầu của cơ quan công an, do mâu thuẫn gia đình từ việc tranh chấp đất đai, khoảng 20h đêm 20/5, Đặng Quốc Gia (học sinh lớp 12, Trường THPT Trần Quốc Tuấn, huyện Phú Hòa) đã dùng rựa chém đứt đầu cô ruột ở cạnh nhà là bà Đặng Thị Thi, khiến bà chết tại chỗ.

ds
Nhiều người dân Hòa An đến chia buồn trước cái chết thương tâm của bà Đặng Thị Thi

Sau đó, Gia tiếp tục chém người em con chú ruột là Đặng Khắc Lâm (SN 1994, cùng ngụ thôn Ân Niên, xã Hòa An). Được biết, khi gây án, Gia còn thiếu 2 tháng nữa là đủ 18 tuổi.

Bệnh viện đa khoa Phú Yên cho biết, Lâm bị chém 2 vết thương, 1 vết ở cổ dài 20 cm và 1 vết ở bả vai trái dài 7 cm, nạn nhân đã qua cơn nguy kịch.

Lâm là học sinh tiên tiến ở trường THPT Nguyễn Huệ (TP Tuy Hòa, Phú Yên). Nhiều khả năng em không thể tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới do vết thương nặng.

(Theo NLĐ)

3 con tôm chết “giá” 100 triệu đồng



21/05/2012 13:34:30
Ông Nguyễn Văn Thêm (57 tuổi, xã Tân Thành, TP Cà Mau) phải nộp phạt 100 triệu đồng vì hành vi vứt 3 con tôm chết qua ao nuôi tôm hàng xóm, làm ao tôm của ông Nguyễn Văn Xính chết hàng loạt.

Đây là quyết định của Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) vừa đưa ra.

Theo hồ sơ vụ việc, ông Thêm và ông Xính có ao nuôi gần nhau. Phía ông Thêm nuôi liên tục thất bại, trong khi vuông tôm ông Xính liên tục trúng.

Ngày 12/5/2011, trong quá trình đi gom tôm chết, ông Thêm lấy 3 con tôm sú chết mang mầm bệnh, đang giai đoạn phân hủy ném sang ao nuôi của ông Xính làm tôm nuôi trong vuông chết hàng loạt, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Trước tòa, ông Thêm đã nhận lỗi khi ông Xính thu thập đủ chứng cứ “tố” ông Thêm là thủ phạm làm lây lan nguồn bệnh dẫn đến tôm chết.
(Theo Khampha.vn)

Hơn 30 đối tượng đập phá nhà dân lúc nửa đêm



21/05/2012 16:02:13
- Vụ việc xảy ra vào hồi 1h30 ngày 20/5 tại gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn (34 tuổi, ở xóm 10, xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam).

Anh Tuấn kể lại: Khi gia đình anh đang ngủ thì liên tiếp nhận được điện thoại của người quen tên Tài (xóm 4, xã Chính Lý) bảo sang nhà anh Nam - ở huyện Bình Lục có việc. Lúc này đêm đã khuya, anh Tuấn nói “có việc gì để sáng mai gặp” thì bị lăng mạ.

Tiếp đến, một người tên Tuấn (xã Công Lý) cũng gọi điện bảo sang nhà anh Nam ngay, nếu không sang thì họ sẽ kéo đến.

Anh Tuấn cùng những chậu cảnh bị phá
Anh Tuấn cùng những chậu cảnh bị phá

Khoảng 30 phút sau, có ba chiếc ô tô (một chiếc 4 chỗ, một chiếc 7 chỗ, một chiếc 16 chỗ) chở khoảng 30 người kéo đến vây kín trước cổng nhà anh Tuấn.

“Họ cầm, dao, kiếm và cả súng. Sau khi gọi cửa, vợ tôi vừa hỏi “ai đấy” thì anh Tài  tiếp tục lăng mạ và bảo nếu tôi không ra là xông vào nhà chém chết tôi. Nhưng tôi không ra, ngay lập tức nhóm người này dùng gạch, đá ném vào cửa chính nhà, rồi đập phá nhiều chậu cây cảnh trong sân”, anh Tuấn cho biết.

Hàng loạt chậu cảnh của gia đình anh Tuấn bị phá toang hoang
Hàng loạt chậu cảnh của gia đình anh Tuấn bị phá tan hoang
Quá hoảng sợ, anh Tuấn gọi điện thoại cho anh trai cùng Công an xã nhờ đến giúp đỡ. 10 phút sau, Công an xã có mặt, nhóm đối tượng gây rối mới chịu buông tha.

Ông Nguyễn Ngọc Tuân, phụ trách hình sự, Công an xã Chính Lý cho biết: “Theo lời khai của anh Tuấn, trước đây có vay tiền của anh Tài - chủ tiệm cầm đồ để làm ăn, kinh doanh. Tuy nhiên, anh Tuấn đã trả hết nợ nần cách đây khoảng 20 ngày, không còn dính líu gì đến tiền nong nữa".
 
"Anh Tuấn cũng không biết nguyên nhân chính khiến đám đông kia kéo đến đập phá là vì cái gì”, ông Tuân nói và cho biết đã trình báo sự việc lên Công an huyện.

Còn theo ông Hoàng Văn Lộc- Chủ tịch UBND xã Chính Lý, việc này UBND xã sẽ cho điều tra làm rõ đúng sai, xử lý theo đúng pháp luật, không để sự việc diễn ra căng thẳng, gây mất trật tự.

Tiến Dũng

Bạo hành của giáo viên mầm non


2012-05-20
Trong ngành giáo dục mầm non hiện nay ở Việt Nam, việc “chạy” trường tìm chỗ học cho con có thể xem như là một trong những vấn đề nan giải của phụ huynh.

AFP photo
Một lớp học trong trường mầm non tại thành phố Biên Hòa


Một khi các con em có được nơi chỗ để học rồi thì nỗi âu lo của phụ huynh vẫn còn đó. Những lo lắng nào của phụ huynh gặp phải khi mỗi ngày học sinh mầm non đến trường?
Mùa hè chưa kịp đến nhưng các bậc phụ huynh có con em ở độ tuổi học mẫu giáo, lớp một đã tất bật tìm trường cho con. Đối với nhiều vị phụ huynh để con em mình được vào học ở một ngôi trường tốt và an toàn, thật sự là điều quá khó cho họ.
Sự kiện hàng trăm phụ huynh chen lấn nhau đạp đổ cánh cổng trường PTCS Thực nghiệm ở Hà Nội báo động một hiện trạng trầm trọng của ngành giáo dục mầm non ở Việt Nam hiện nay. Tình trạng thiếu trường và quá tải học sinh mầm non đang là một vấn đề nan giải. Nhiều phụ huynh không thể tìm được một nơi học cho con dù đã xoay sở trăm phương ngàn cách rồi, cuối cùng người vợ - người mẹ đành phải ở nhà giữ con, không thể đi làm.

Ác mộng của bậc cha mẹ

Không phải phần nhiều phụ huynh có điều kiện với giải pháp này. Gửi con cho bảo mẫu hành nghề tự do thì chắc hẳn đây là giải pháp nhiều phụ huynh lựa chọn. Tuy nhiên, các tin tức về những nạn nhân nhỏ tuổi bị bảo mẫu hành hạ vẫn luôn ám ảnh các bậc phụ huynh. Có lẽ dư luận vẫn chưa quên câu chuyện một bé gái 3 tuổi ở Bình Dương bị bảo mẫu Trần Thị Phụng hành hạ ngược đãi: túm tóc, hắt nước vào mặt khi tắm trong suốt một năm dài.
Là phụ huynh thì ai cũng muốn con mình được học ở một nơi tốt và an toàn. Phụ huynh luôn tìm cách để gửi con em vào các trường học công lập hay tư thục mầm non. Bên cạnh các điều kiện về cơ sở vật chất thì quan trọng hơn cả vẫn là tâm lý an tâm về đội ngũ giáo viên, bảo mẫu ở trường. Cô giáo Nguyệt có thâm niên 15 năm, từng công tác ở trường Mẫu Giáo Mầm Non 19/5, quận 1, TP.HCM chia sẻ:
“Khi mà ngồi trên ghế nhà trường, còn là một sinh viên và khi được vào học môi trường sư phạm thì chắc chắn các cô đều đã được học qua về phẩm chất tốt để trở thành một giáo viên mầm non giỏi, là phải có nhiệt huyết trong nghề, phải biết được tâm lý của trẻ và phải yêu trẻ. Đồng thời cũng phải có tâm huyết, có cái tâm trong khi làm việc bởi vì trẻ em đến từ nhiều thành phần khác nhau và nếu như giáo viên không tìm hiểu được tâm lý của bé thì khó có thể tiếp xúc tiếp cận được với bé.”
Dù biết rằng được an tâm nhưng các bậc phụ huynh vẫn luôn lo lắng không biết chuyện gì sẽ xảy đến với con mình khi tình trạng quá tải ở các trường hiện nay. Các cô giáo mầm non, những bảo mẫu ở trường được qua trường lớp huấn luyện có đủ khả năng cũng như là tố chất để chăm sóc cho các trẻ. Tuy vậy, tin tức về những tai nạn của trẻ ở trường vẫn thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông là nguyên nhân khiến cho phụ huynh cứ hồi hộp lo sợ cho sự an toàn của con mình.
Ngày hôm đó là con bé đi học về, cháu bị sưng tay, với kêu đau tay, không có cầm bút, không có ăn cơm được. Gia đình lo lắng, đưa cháu đi bác sĩ. Bác sĩ chụp X quang thì phát hiện ra xương tay ngay chỗ mu bàn tay của cháu bị nứt.
Một phụ huynh
Hơn ai hết, những bậc phụ huynh này luôn bị ám ảnh về tai nạn của bé Nguyễn Anh Đạt, 3 tuổi học ở trường mầm non tư thục Thiện Ý, TP Đà Lạt bị chết ngạt do cô giáo đặt cháu vào thang máy để dọa cho cháu nín khóc. Mới đây nhất, cuối tháng 4 năm nay, cháu Trần Minh Khoa, 5 tuổi học ở trường mầm non Ngân Hà, Đà Nẵng bị cô giáo đánh thủng màng nhĩ do cô giáo dùng tay đánh vào mặt cháu bởi vì cháu nghịch ngợm không chịu ăn làm đổ cháo lên quần áo của cô.
Một phụ huynh có con học ở một trường công lập tại Quận 3, TP HCM bị cô giáo đánh nứt xương tay do cháu dùng tay trái để viết, kể lại với đài RFA:
“Ngày hôm đó là con bé đi học về, cháu bị sưng tay, với kêu đau tay, không có cầm bút, không có ăn cơm được. Gia đình lo lắng, đưa cháu đi bác sĩ. Bác sĩ chụp X quang thì phát hiện ra xương tay ngay chỗ mu bàn tay của cháu bị nứt. Thì chắc là cô đánh mạnh quá, cô giận, cô đánh mạnh hay sao nên làm nứt xương cháu. Gia đình có lên hỏi thì cô nói không có vụ đó nhưng mình nghĩ là con nít thì chẳng có nói dối, có sao nói vậy.”
Phụ huynh này chia sẻ cũng có sự thông cảm cùng cô giáo do số lượng học sinh trong lớp đông nên có lúc cô bực bội, không kiềm chế được bản thân. Phụ huynh cũng cho biết là nếu tranh cãi với cô về tai nạn đã xảy ra thì chỉ thiệt cho con mình về sau. Do đó, phụ huynh này chọn giải pháp chuyển con qua học ở trường quốc tế có môi trường học tập tốt hơn với mức học phí cao gấp 3 lần. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng có điều kiện tài chánh như vị phụ huynh này.

Thiếu chuyên môn, đào tạo

Qua thông tin tìm hiểu, chỉ riêng ở TP Hà Nội có đến 20% số lớp mầm non đang hoạt động không phép. Phần lớn các trường lớp dành cho mầm non nhi đồng ở Việt Nam có nhiều biến động về đội ngũ giáo viên do cơ chế quản lý, giám sát yếu kém, có nhiều bất cập. Có những trường tư thục với qui mô nhỏ hay các nhóm trẻ gia đình có đội ngũ giáo viên không có chuyên môn. Đây chỉ là một nghề tự phát, chỉ việc trông coi và cho các cháu ăn. Do vì không qua trường lớp nên các cô bảo mẫu dễ nổi giận khi các bé không ăn hay không vâng lời.
Cô Nguyệt cho biết đa phần giáo viên hiện nay chỉ học Trung cấp Sư phạm Mầm non nên chỉ được học những kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ mà không được học môn “Tâm Lý Trẻ Em”. Cô Nguyệt nói:
“Thì môn học tâm lý trẻ em thì gồm có giáo dục về tinh thần và giáo dục về thể chất. Thì khi các cô không qua trường lớp như vậy thì các cô không hiểu được tâm lý của bé. Ví dụ như hôm đó, khi mà bé hoặc một nhóm trẻ đến lớp, bé bị cơ thể không được khỏe bởi vì trẻ em không thể nào như người lớn được, bộ phận hô hấp chưa có hoàn chỉnh thì có thể là bé khó ngủ, hoặc là món ăn đó bé không thích thì cô không hiểu được vấn đề đó. Mà mỗi ngày như vậy, có thể hôm nay trẻ này, hôm khác trẻ khác, một người bảo mẫu muốn làm xong công việc thì họ dùng hình thức giống như để cảnh cáo nhưng mà họ không có nghĩ đến tác hại tâm lý gây ra đối với một số bé như vậy.”
Trong lúc những nhà chuyên môn cũng như các cơ quan chức năng trong ngành giáo dục mầm non cố gắng tìm giải pháp hiệu quả nhất cho tình trạng quá tải học sinh nhi đồng thì về phía phụ huynh lại còn thêm nỗi âu lo thầm lặng và dai dẳng về sự an toàn của con em mình khi đến trường. Tất cả các bậc cha mẹ của các cháu thiếu nhi đều mong mỏi các cháu được học tập, vui chơi với những giáo viên hết lòng tận tụy và yêu thương các cháu như câu hát mà các cháu hay ê a: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương.”
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.