THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

05 September 2012

Nông dân Văn Giang tiếp tục biểu tình và cảm ơn Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam





Sáng ngày 04-09-2012, hàng trăm bà con nông dân Văn Giang đã đến Văn phòng tiếp dân của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (MTTQ VN) tại số 46 Tràng Thi – Hà Nội với mục đích để cám ơn MTTQ VN trong thời gian qua đã tiếp nhận đơn thư khiếu nại của bà con và đứng về phía lẽ phải để phản biện báo cáo của Thanh tra Chính phủ có nhiều điểm chưa hợp lý, bảo ánh cái sai trong các hoạt động của dự án Ecopark.
Do bị nhiều ban ngành cũng đã không đồng tình với báo cáo của Thanh tra Chính phủ về dự án Ecopark tại Văn Giang nên Thanh tra Chính phủ phải làm lại báo cáo thanh tra trên.
Cũng trong sáng nay bà con ở Dương Nội, bị thu đất trong các dự án khu đô thị mới trên phường Dương Nội cũng đến 46 Tràng Thi tiếp tục gửi đơn thu khiêu nại, kêu cứu về các sai phạm của dự án trong quá trình cưỡng chế thu hồi đất.
TTXVA xin gửi đến quý bạn đọc những hình ảnh tại hiện trường :

 Theo TTXVA 

Tài liệu Wikileaks: Lê Kiến Thành, con trai cố TBT Lê Duẩn, dự đoán Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ bị đào thải!





Ông Lê Kiến Thành – con trai của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn

Lê Kiến Thành, là con trai của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, nhưng hiện nay ông đang là Giám đốc Công ty TNHH thương mại Thiên Minh, 1 công ty kinh tế tư nhân. Về tài sản, nhiều người nói rằng ông đã có một gia tài cả chục triệu đô la.  Không từ chối tin đồn này, ông có thừa nhận sở hữu “mấy triệu đô” do mua nhà ở Phú Mỹ Hưng lúc giá còn rất rẻ.
Được biết ông Lê Kiến Thành đã từng tự ứng cử đại biểu quốc hội nhưng đã bị thất bại. Phát biểu trên 1 tờ báo chính thống tại VN khoảng 1 năm trước,  ông Lê Kiến Thành cho rằng kết quả đã được dự đoán trước: “Khi tự ứng cử, tôi biết 99% là trượt”.
Tâm thức bi quan về chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam mà chính cha ông, Lê Duẩn, theo đuổi thể hiện rõ trong quan điểm chính trị “đứng ngoài Đảng” khi ông ứng cử độc lập vào Quốc Hội.  Mặc dù, có nhiều thông tin cho biết Lê Kiến Thành có 31 năm tuổi Ðảng.


Nhận định tình hình chính trị xã hội Việt Nam của ông Lê Kiến Thành trong tài liệu Wikileaks 09HOCHIMINHCITY181 là “Phản ứng tự nhiên đối với tình trạng không an toàn là tập trung vào lợi ích cá nhân ngắn hạn, là nguyên nhân đã gây ra một sự gia tăng ảnh hưởng của các nhóm lợi ích chính trị tại Việt Nam”.
Ông Lê Kiến Thành giải thích sự bất an xã hội đã làm cho nạn tham nhũng gia tăng.   Tham nhũng phổ biến ngay cả trong những dịch vụ cơ bản nhất mà Chính phủ Việt Nam nợ người dân, như giáo dục và y tế, vì các lợi ích cá nhân ở các Bộ, các doanh nghiệp Nhà nước… Tất cả nguyên nhân là: “Cấu trúc của Chính phủ Việt Nam với chế độ độc quyền dẫn đến tham nhũng”.
Không phủ nhận công lao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc  lãnh đạo kháng chiến và thống nhất đất nước, nhưng với hiện tại ĐCS đã không thể đặt lợi ích của đất nước lên trên quyền lợi riêng của Đảng. Ông Lê Kiến Thành nhận định:
“Bộ Chính trị, các thành viên hiểu rằng Đảng, hoặc sẽ phải tự chuyển đổi hoặc sẽ bị chuyển đổi bởi chính người dân. Bên Liên Xô đã mạnh mẽ hơn ĐCSVN nhưng chúng ta biết nó đã bị đào thải”.
Một thành viên cấp cao của Bộ Chính Trị ĐCSVN cũng không thể né tránh thực trạng mất tín nhiệm ĐCSVN khi hỏi: “Ai sẽ là của Gorbachev Việt Nam?”
Đại sự quán  Mỹ nhận định ông Lê Kiến Thành là 1 trong những  Đảng Viên không hài lòng với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.  Phát biểu của ông Lê Kiến Thành cũng tương đồng với những người bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam như Cha Lý, nhà sư Thích Quảng Độ…  Sự khác biệt là lý lịch của ông Lê Kiến Thành là “gia đình phả hệ hoàn hảo”.

Link nguồn:  http://wikileaks.ch/cable/2009/03/09HOCHIMINHCITY181.html



Mục 5. (C) trong tài liệu như sau:
Thay đổi với Thời gian
—————-
5. (C) Người dân hiện nay tập trung vào nhu cầu hàng ngày của họ nhưng “trong tương lai gần, nhu cầu cho dân chủ sẽ nở hoa” bởi vì trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam, (CPV) lãnh đạo cuộc kháng chiến và thống nhất đất nước, nó dường như không thể đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng của họ. Ông Thành chỉ vào một bức tường với các bức ảnh với anh ấy bên cạnh nhà lãnh đạo đảng, mà trên cao là một bức ảnh gần đây với Bí thư Nông Đức Mạnh tại nơi cư trú của mình (trông thể thao một chiếc áo Hawaii), “Bộ Chính trị, các thành viên hiểu rằng Đảng, hoặc sẽ phải tự chuyển đổi hoặc sẽ bị chuyển đổi bởi chính người dân. Bên Liên Xô đã mạnh mẽ hơn ĐCSVN nhưng chúng ta biết nó đã bị đào thải”. Ông Thành cho biết ông gần đây đã đặt câu hỏi với hai (giấu tên) lãnh đạo Đảng về tương lai của Đảng. Người đầu tiên cho biết đảng phải tìm cho việc không thể tránh khỏi là chìa khóa để quản lý thành công các quá trình chuyển đổi. Người thứ hai cười và hỏi, “Ai sẽ là của Gorbachev Việt Nam?”

Mục 6. (C) trong tài liệu như sau:
Bình luận:
——–
6. (C) Nếu chúng ta dựa vào lời phát biểu của ông Thanh, rất nhiều người trong Đảng không hài lòng với sự chỉ đạo đất nước, và đang chuyển động và sẵn sàng tham gia vào các cuộc thảo luận trên tinh thần chia sẽ, ít nhất giữa họ với nhau. Phần lớn những gì Thành nói về tham nhũng và các phương tiện truyền thông, đều có thể thấy một cách dễ dàng đến từ bất kỳ những người bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam, đặc biệt là Cha Lý và các thành viên khác của Khối 8406. Ông Thành nhận xét về sự thay đổi của này của Đảng gần như nguyên văn với nhà sư Thích Quảng Độ (ref C). Sự khác biệt, tất nhiên, là vì gia đình phả hệ hoàn hảo của ông Thành, ông cũng chọn lọc hơn về đối tượng của mình. Một điểm đáng lưu ý hơn là cha của Thành, Lê Duẩn, Đảng Tổng thư ký 1975-1986, người mà được nhiều người sẽ tranh luận là lèo lái Việt Nam đến bờ vực của sự hủy hoại và để một bóng dài ngay cả sau khi ông chết. Anh (em) trai của ông Thành, Lê Kiên Trung, Tổng giám đốc cục hải quan của thành phố Hồ Chí Minh, một vị trí được nhiều người đồn đại là một trong những nơi tham nhũng bật nhất sau giải phóng. Phả hệ hoàn hảo này đã không giữ Thành hướng ngoại, trong việc,con trai của ông, Lê Kiên Dũng, học tại California State University – Pomona.


Xã hội ngày nay: Công an đuổi dân mất đất khiếu kiện ra đường khi họ tá túc qua đêm tại chùa Liên Trì !


Vừa qua mình cùng gia đình đã đến viếng chùa Liên Trì trong mùa chay tháng bảy xá tội vong nhân. Tại đây mình đã gặp gỡ 1 số người dân mất đất khiếu kiện khi họ đến nhận quà ủng hộ.
Nhân mùa lễ Vu Lan, chùa Liên Trì Thủ Thiêm Quận 2 Sài Gòn đã tổ chức phát quà cho 20 bác thương binh và dân nghèo.
Tại đây qua sự bức xúc chia sẽ, người dân mất đất khiếu kiện đã rất uất ức khi bị Công An đuổi họ giữa đêm khuya, không cho tá túc tại chùa để nhận quà từ thiện của nhà chùa tổ chức vào sáng hôm sau.
Được biết Công an đã theo dõi quản lý chặt chẽ khi người dân rời vườn hoa mà họ hay ngủ qua đêm trong những năm tháng dài khiếu kiện gần cạnh nhà thờ Đức Bà.
Người dân cũng cho biết họ không thể thuê nhà trọ, vì thuê ở đâu là Công An đến can thiệp chủ nhà đuổi không cho thuê nhà.
Người dân nói:
” Ở tỉnh thì bị CƯỚP NGÀY. Đi tìm công lý mà KHÔNG THẤY CÔNG LÝ MÀ CHỈ THẤY CƯỜNG QUYỀN BẠO LỰC”
Bà Huỳnh Kim Lương đi khiếu kiện bị bắt thảy lên xe chở về trụ sở Công an nhiều lần, có lần bà bị cùm chân, nhưng bà vẫn lê chân cùm đi khiếu kiện.
Nước mắt người dân rãi theo con đường đi khiếu kiện.











Có một nỗi buồn !


Email
Học Sinh trường Tiểu học Thành Sơn , Khánh Hòa mặc quần áo rách nát, quỳ đất trong Lễ Tựu trường
Đó là trong bản tin thời sự đúng vào ngày Tết Độc lập- Quốc khánh 2/9/2012- của VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin và hình ảnh: một trường học ở một tỉnh phía Nam, đã bị lún, nứt rất trầm trọng. Do đó, mặc dù sáng mùng 5/9 là Khai giảng năm học mới, thì hàng trăm em học sinh của trường đã phải di chuyển ngay lập tức một địa điểm khác…Trước đó, cũng trên Truyền hình TƯvà một số phương tiện truyền thông, báo chí đã đưa tin và hình ảnh: có trường học ở vùng cao, vì không đủ ghế ( loại ghế nhựa nhỏ, các màu xanh đỏ rẻ tiền, đâu cũng có bán, được bày la liệt trên các quán cóc vỉa hè và các quán nhậu trên khắp cả nước); nên học sinh đã phải ngồi xổm, ngồi bệt, hoặc quỳ trên sân trường khi tập trung…Có lẽ, khi nghe và nhìn những hình ảnh này, không một người nào trong chúng ta lại không khỏi chạnh lòng, xấu hổ, và buồn thay cho nền giáo dục nước nhà. Nhưng có thể cũng có người tặc lưỡi: ôi dào, chuyện nhỏ, đó chỉ là con sâu bỏ rầu nồi canh thôi, vì nhìn chung, nền “ Đại giáo dục” VN đã phát triển đại mạnh mẽ, đại vững chắc lắm…
      Thế là, mỗi sáng mai, trên báo chí, truyền hình, trong các trường học, cả nhà trẻ, mẫu giáo, nơi công cộng…trên mọi miền đất nước, từ vùng cao đến hải đảo; đâu đâu chúng ta cũng được nghe câu nói quen thuộc cửa miệng- “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”! Hoá ra, trẻ em là tương lai của một dân tộc, nói rộng ra, và khái quát, trẻ em là tương lai của cả thế giới ! Ai cũng nói, và biết như thế. Nhưng rồi, ngày nào cũng nói ( và cả hát nữa ), quen miệng đi, những điều thiêng liêng, đáng ghi nhớ để thực hiện ấy, lại trở nên quá bình thường, thậm chí, có lúc còn có vẻ như là sáo rỗng, tầm thường nữa, cứ như nói để mà nói…Và  rồi, chẳng có ai nghĩ là đã làm gì cho các em, một việc cụ thể, trong một ngày cụ thể hay không. Còn câu hát thì vẫn cứ vang lên, vang lên mãi, vô tận, không bao giờ dừng…Đã sắp trôi qua 12 năm đầu thế kỷ XXI, đã qua Đại lễ kỷ niệm Thăng Long- Hà Nội 1.000 năm tuổi; vậy mà, một Cung Văn hoá tổng thể về nghệ thuật, thể thao, vui chơi, giải trí…khép kín, đầy đủ tiện nghi, hiện đại, dành riêng cho trẻ em – ngay giữa trung tâm, hoặc ngoại vi Hà Nội (mở rộng!) thì hình như vẫn chưa có phương án, dự án, quy hoạch…ở đâu cả ( xin đừng nói là đã có cái Cung Thiếu nhi phố Lý Thái Tổ, từ thời bao cấp xa xưa, đã cải tạo vài lần, mà vẫn hết sức chật chội so với nhu cầu của trẻ em Thủ đô hiện nay). Rồi ngay cả cái “Công viên Tuổi trẻ Thủ đô” ở một vị trí rất đẹp-Thanh Nhàn- Võ Thị Sáu, khánh thành vào Đại lễ, đến nay cũng vẫn ì ạch, vắng vẻ, chẳng đâu vào đâu cả…thật  buồn lòng. Cho nên, có không ít người mỉm cười với ý nghĩ – Thôi, người lớn chúng ta hãy cố gắng làm cho trẻ em một việc tốt cụ thể ngay hôm nay, chứ chờ đến ngày mai thì hãy còn xa vời và trừu tượng  lắm, vì sẽ phải chờ đến mãi… “Tháng 10”!!?
Lê Huy Quang


Xem tin nguồn: http://www.ttxva.org/co-mot-noi-buon/#ixzz25Y8pAIi3
Follow us: thongtanxavanganh on Facebook

Mã Hiểu Thiên đến Ba Đình



Biếm họa Babui (Danlambao)

"Hiện tượng này là bình thường, một thời gian sau sẽ hết."



Hương Giang (Danlambao) - Ngày 3/9 một trận động đất 4,2 độ Richter xảy ra vào 20 giờ 46 phút ngày tại khu vực Hồ thủy điện Sông Tranh 2 thuộc huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Đoàn khảo sát thuộc Viện Địa chất và Vật lý địa cầu VN kết luận: "Hiện tượng này là bình thường, một thời gian sau sẽ hết."

Theo báo Lao Động thì động đất tái phát dữ dội tại thủy điện Sông Tranh 2, bản tin ngày 4/9 đưa tin: 

Từ khoảng 19h đến 22h30 ngày 3.9, đã xảy ra đến 5 đợt rung chấn. Trong đó, đợt rung chấn lúc 20h47 và đợt lúc 22h20 có cường độ mạnh hơn tất cả các đợt rung chấn đã xảy ra trước đây.

Người dân các xã vùng lân cận hồ thủy điện Sông Tranh 2 gồm thị trấn Trà My, Trà Bui, Trà Giác, Trà Tân, Trà Đốc, Trà Giang, Trà Sơn và Trà Dương hốt hoảng, nhiều người bỏ chạy khỏi nhà ra đường.

Ông Trần Văn Bảy ở thị trấn Trà My cho biết: "Đêm 3.9 trời mưa to, bỗng nhiên các trận động đất xảy ra liên tục, làm nền đất, giường chiếu, nhà cửa đều giật nảy lên, rung rinh. Chúng tôi quá hoảng sợ phải chạy ra đường vì lo nhà sập đè chết".

Động đất cũng "lây lan" sang các huyện lân cận gồm Tiên Phước, Nam Trà My, Hiệp Đức. Người dân xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức cho biết, tối 3.9 xảy ra đến 3 trận động đất, dư chấn rất mạnh, trong khoảng thời gian từ 8h30 đến 10h30. 

Hiện tượng rung chấn động đất kèm tiếng nổ lớn từ lòng đất xuất hiện trên địa bàn huyện Bắc Trà My ngay sau khi hồ thủy điện Sông Tranh 2 tích nước, kể từ tháng 11.2011 đến hết tháng 2.2012. Bẵng đi một thời gian từ tháng 3.2012 đến hết tháng 8.2012, hiện tượng trên không xuất hiện, cho đến tối 3.9 mới tái phát. 

Theo kết luận của đoàn khảo sát thuộc Viện Địa chất và Vật lý địa cầu, đây là hiện tượng động đất kích thích xảy ra do tích nước lòng hồ tác động lên vết đứt gãy bắc và tây bắc dưới lòng hồ chứa nước thủy điện Sông Tranh 2 và khu vực suối nước nóng, làm tăng khả năng đứt gãy, gây nên động đất kích thích ở cường độ nhẹ dưới 3,5 độ richter. Đoàn cũng đã kết luận, hiện tượng này là bình thường, một thời gian sau sẽ hết. (hết trích)

Đoàn khảo sát thuộc Viện Địa chất và Vật lý địa cầu VN kết luận: "Hiện tượng này là bình thường, một thời gian sau sẽ hết."

Có thể đây là cách nói để trấn an người dân tại Tại Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, một nhận định vô trách nhiệm của Đoàn khảo sát thuộc Viện Địa chất và Vật lý địa cầu VN, họ coi thường mạng sống của người dân tại địa phương nầy. Sự nguy hiểm tại hồ thủy điện Sông Tranh 2 là hiện tượng không thể "bình thường" như những gì họ nói. 

Nhiều bản tin trước đây cho biết đập thủy điện Sông Tranh 2 có những vết nứt nguy hiểm nhưng các phóng viên báo chí lại bị chính quyền địa phương cấm không cho tác nghiệp tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2.

Theo thống kê của Gupta năm 2002 thì đã có hằng trăm hiện tượng động đất xảy ra trên thế giới được tạo nên bởi các đập thủy điện xây dựng kém. Ngày 12 tháng 5 năm 2008, một trận động đất lớn đã xảy ra tại Tứ Xuyên, Trung Quốc đã giết chết ước lượng 80,000 người. Các nhà khoa học ở Trung Quốc và Mỹ ước đoán rằng trận động đất đã được gây ra bởi trọng lượng của hồ chứa Zipingpu, trong một hiện tượng được gọi là Reservoir-Induced Seismicity.

Theo nhà nước Tân Hoa Xã, hiện tượng đập Zipingpu trên sông Min là "cực kỳ nguy hiểm" vì các vết nứt. Nhà địa chấn học từ Văn phòng động đất của Trung Quốc đã cảnh báo chính phủ trước đây vào năm 2000 rằng dự án này không nên được xây dựng vì nó nằm gần với một đường đứt gãy lớn, nhưng những cảnh báo này đã bị bỏ qua. 

Chính quyền địa phương tại khu vực đã báo cáo chính phủ là họ đã cho chuyên gia kiểm tra đập và tuyên bố nó an toàn, mặc dù nó không phải là rõ ràng chính xác toàn diện của các thanh tra đã làm.

Bất chấp sự rủi ro cho hàng triệu cư dân sống ở vùng hạ lưu khi một con đập lớn có thể vỡ, chính phủ Trung Quốc tiếp tục xây dựng nhiều đập nước trong khu vực dễ bị động đất nhất là tỉnh Tứ Xuyên cũng như Vân Nam ở phía tây nam Trung Quốc. Nhiều cảnh báo sự thiệt hại do các đập nước được các chuyên gia đại lục, các nhóm môi trường, và các nhà hoạt động đã ban hành một bức thư ngỏ cho các cơ quan chức năng, nhưng bức thư kêu gọi đánh giá các rủi ro toàn diện của tất cả các dự án thủy điện trong khu vực đã bị chính quyền Trung quốc bỏ ngoài tai.

Trở lại đập thủy điện Sông Tranh 2 tại Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam cũng như tại Trung Quốc, Sông Tranh 2 đã được nhiều phóng viên báo chí, các nhà khoa học quan ngại nhưng chính phủ CSVN đã làm ngơ xem thường mạng sống của dân cư Bắc Trà My.

Trong một bài báo được gửi cho Ủy ban Thế giới về Đập, Tiến sĩ V. P Jauhari đã viết về hiện tượng này, được gọi là Reservoir-Induced Seismicity (RIS): 

"Lời giải thích của tác giả đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. các con đập gây ra trận động đất do áp lực nước tạo ra các vết nứt nhỏ và các vết nứt trong lòng đất gần hồ chứa, khi áp suất của nước tăng lên trên các lớp đá, nó trở thành hiện tượng trượt (lubricate faults) tạo nên động đất."

Ủy ban Quốc tế về Đập cảnh báo rằng RIS cần được xem xét cho các hồ chứa sâu hơn 100 mét. Sông Tranh 2 nằm trong điều kiện sâu hơn 100 mét, có nhiều vết nứt là một trong những điều kiện tạo lên hiện tượng Reservoir-Induced Seismicity, nó sẽ tạo lên sự nguy hiểm và không biết lúc nào sẽ xảy ra cho người dân tại Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Đoàn khảo sát thuộc Viện Địa chất và Vật lý địa cầu VN kết luận:"Hiện tượng này là bình thường, một thời gian sau sẽ hết." Đây là một kết luận hết sức vô trách nhiệm.


Xuất hiện vi rút cúm gia cầm nguy hiểm

Ngày 4.9, ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cho biết hiện dịch cúm gia cầm đang hoành hành ở Hà Tĩnh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Quảng Ngãi và Thanh Hóa, làm hơn 181.000 con gia cầm mắc bệnh, bị chết hoặc phải tiêu hủy.
Đáng lo ngại là qua giám sát dịch tễ, đã xác định được một loại vi rút cúm gia cầm H5N1 mới, được đặt tên là vi rút cúm gia cầm 2.3.2.1 C, có độc lực rất cao. “Cách đây 2 tháng, chúng ta đã được thông tin về nhóm vi rút mới, xuất hiện ở Trung Quốc, có độc lực rất cao, khả năng gây chết người cũng rất cao. Hiện nhóm vi rút này đã có mặt tại Việt Nam”, ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết.
Ông Tần cũng cho biết đã yêu cầu các nhà khoa học trực thuộc Bộ nhanh chóng thực hiện các thí nghiệm, khảo nghiệm xem liệu các vắc xin phòng cúm gia cầm đang được sử dụng có hiệu lực đối với nhóm vi rút này hay không.
Quang Duẩn

Động đất chưa từng thấy tại thủy điện Sông Tranh 2

Người dân sống xung quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (H.Bắc Trà My, Quảng Nam) lại một phen tháo chạy vào tối 3.9, khi một trận động đất mạnh 4,2 độ Richter (tương đương trên cấp 6 theo thang MSK-64) xảy ra.
Trong khi đoàn công tác của UBND H.Bắc Trà My đang dự họp tại Hà Nội với các bên liên quan về kết quả chống thấm và kết luận an toàn đập thủy điện Sông Tranh 2 thì tại khu vực xung quanh thân đập này lại xảy ra hiện tượng động đất. Ngày 4.9, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết, trận động đất mạnh 4,2 độ Richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 7,3 km, trong khu vực địa phận H.Bắc Trà My.
đập thủy điện Sông Tranh 2
Cuối tháng 8, đập thủy điện Sông Tranh 2 đã được khắc phục sự cố rò rỉ - Ảnh: Hoàng Sơn
Hàng loạt rung chấn rất mạnh
Ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc (H.Bắc Trà My) vẫn chưa hết bàng hoàng khi cho Thanh Niên biết, đến khuya 3.9, khu vực xung quanh thủy điện Sông Tranh 2 vẫn xảy ra hàng loạt rung chấn rất mạnh khiến người dân không dám ở trong nhà. “Tôi và gia đình sống trong nhà sàn nên cảm nhận rất rõ các rung lắc từ trận động đất này. Mọi thứ trong nhà như mái tôn, đòn tay, bàn ghế đều rung lên, đồ đạc trên tường rơi xuống sàn nhà”, ông Lợi nói. “Khoảng 6 ngày trở lại đây động đất liên tục xảy ra với cường độ nhẹ. Đỉnh điểm bắt đầu từ 19 giờ tối 3.9 với hàng loạt rung chấn cường độ rất mạnh”, ông Lợi cho biết thêm.
Nếu lũ lên 3-4 mét thì nguy cơ vỡ đập là rất lớn. Khi có mưa bão, chính quyền địa phương phải lên ngay hồ chứa để cùng BQL đập Sông Tranh 2 theo dõi mực nước. Nếu trong ngày, tốc độ nước lên nhanh từ 3 - 4 mét thì ngay lập tức phía hạ lưu phải sơ tán
GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi VN
Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My, xác nhận: “Những ngày gần đây, xung quanh hồ thủy điện Sông Tranh 2 có nhiều rung chấn. Tuy nhiên, đến tối qua 3.9, trên toàn huyện có rung chấn không những mạnh nhất từ trước đến nay mà còn xảy ra trên diện rộng”. Ông Phong kể, mặc dù nhà ông ở tại thị trấn Trà My cách khu vực thủy điện Sông Tranh 2 khoảng 7 km nhưng ông vẫn không dám ở trong nhà vì rung chấn quá mạnh.
Theo người dân, trận động đất này cũng làm rung chấn đến tận huyện Quế Sơn. Ông Nguyễn Sự, một người dân ở thôn Hòa Mỹ Tây, xã Quế Xuân 2 (H.Quế Sơn, Quảng Nam) cho biết: Vào khoảng 21 giờ ngày 3.9 khi đang ngồi xem ti vi ông nghe nhiều rung chấn trong lòng đất, các đồ vật trong nhà như chao đảo. Nhiều người dân trong xã cũng xác nhận giống như ông Sự. 
Chưa thể an tâm trước mùa mưa
GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi VN, phân tích: “Quảng Nam đã bắt đầu mùa mưa lại kèm theo những trận động đất lớn quanh thân đập Sông Tranh 2 nên cần đề phòng. Bởi vai phải thân đập (nhìn từ thượng lưu) đã bị “há”. Trong khi đó, việc khắc phục chỉ mới dừng lại ở việc dán ở 10 khe nhiệt mặt thượng lưu, còn toàn đập thì chưa. Thế nên khi có lũ lớn kèm theo động đất sẽ rất nguy hiểm”.
GS Hồng khuyến cáo, điều quan trọng nhất là tiếp tục theo dõi các vết nứt trên thân đập xem có hiện tượng như thế nào. Thứ hai, mùa mưa bão đã đến, khi lũ về cần theo dõi tốc độ lũ lên nhanh hay chậm để có phương án. “Trong một ngày lũ lên nửa mét thì không sao nhưng nếu lũ lên 3-4 mét thì nguy cơ vỡ đập là rất lớn. Khi có mưa bão, chính quyền địa phương phải lên ngay hồ chứa để cùng BQL đập Sông Tranh 2 theo dõi mực nước. Nếu trong ngày, tốc độ nước lên nhanh từ 3 - 4 mét thì ngay lập tức phía hạ lưu phải sơ tán”, ông Hồng nhấn mạnh.
Chiều 4.9, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão (BCH PCLB) tỉnh đã có công văn đề nghị Viện Vật lý địa cầu sớm kiểm tra, xác định cường độ động đất vừa xảy ra trên khu vực hồ thủy điện Sông Tranh 2, thông tin kịp thời cho UBND tỉnh và BCH PCLB biết để kịp thời chỉ đạo các biện pháp ứng phó, khắc phục. Công văn cũng nêu rõ, BQL dự án Thủy điện 3 cần kịp thời báo cáo UBND tỉnh, BCH PCLB về tình hình an toàn đập thủy điện Sông Tranh 2 do ảnh hưởng của trận động đất trên.

Bảo vệ đập
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt phương án bảo vệ đập thủy điện Sông Tranh 2 do Công ty thủy điện Sông Tranh (đóng tại H.Bắc Trà My) lập, và giao công ty này tổ chức thực hiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối đập cùng với vùng phụ cận bảo vệ đập.
Trước đó, Công ty thủy điện Sông Tranh 2 cũng đã lập 3 trạm thủy văn, đo lượng mưa tại khu vực đầu nguồn, khu đập chính và 2 trạm cảnh báo từ xa ở hạ du với tổng kinh phí hơn 1 tỉ đồng. Các trạm cảnh báo từ xa này đặt tại vùng ngập lụt lớn khi xả lũ tại thôn 8 xã Tiên Lãnh (H.Tiên Phước), thôn 3, xã Hiệp Hòa (H.Hiệp Đức), hoạt động theo cơ chế tự động nhận - phát tín hiệu cảnh báo người dân bằng bản tin, còi hú.
H.X.H

Cảnh báo các trận động đất mạnh hơn
Theo TS Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần xác nhận, có 4 trận động đất liên tiếp trong đêm 3.9 tại H.Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trận động đất đầu tiên xảy ra lúc 19 giờ 30 phút, sau đó 3 trận động đất nối tiếp nhau xuất hiện. Trong đó, trận động đất có cường độ mạnh nhất xảy ra lúc 20 giờ 46 phút, mạnh 4,2 độ Richter, tại vị trí có tọa độ 15,217 độ vĩ bắc, 108,250 độ kinh đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 7,3 km, trong khu vực địa phận H.Trà My. Theo đánh giá, trận động đất này gây nên rung động trên cấp 6 (theo thang MSK-64) ở khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2.
Theo ông Minh, từ đầu năm 2012 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xảy ra tổng cộng 40 trận động đất, trong đó đa phần là các trận động đất có cường độ nhỏ. Trận động đất mạnh nhất xảy ra gần đây nhất là có cường độ mạnh 3,1 độ Richter, xảy ra vào tháng 2 năm nay. Trước đó, tháng 11.2011, tại khu vực này xảy ra 2 trận động đất mạnh 3,2 và 3,4 độ Richter.
“Trận động đất xảy ra tối 3.9 có cường độ mạnh nhất kể từ năm 2011 đến nay. Kết hợp với diễn biến động đất tôi vừa nêu, có thể nhận thấy, tần suất xảy ra động đất tại đây vẫn chưa hề giảm, và quan trọng là cường độ chưa đến đỉnh điểm. Thời gian tới, có thể xuất hiện thêm các trận động đất có cường độ lớn hơn”, ông Minh lưu ý.
Theo ông Minh, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có nhiều đới đứt gãy đang hoạt động, trong đó đáng chú ý là các đới đứt gãy Trà Bồng và Hưng Nhượng - Tà Vi. Động đất cực đại theo nhận định của các nhà khoa học có thể xảy ra trên các đới đứt gãy này là 5,5 độ Richter. Ông Minh khuyến cáo, các trận động đất ở Quảng Nam có tâm chấn nông nên rung động rất mạnh trên bề mặt, dễ gây ra các thiệt hại.
Ông Minh nói rằng, hiện chưa thể khẳng định các trận động đất vừa xảy ra ở Quảng Nam là động đất kích thích hay động đất kiến tạo. Tuy nhiên, bước đầu có thể nhận định, các trận động đất này xảy ra là do tổng hợp của cả hai nguyên nhân. “Các trận động đất này nằm trên đới đứt gãy Hưng Nhượng - Tà Vi, một trong hai đới đứt gãy gây động đất mạnh nhất tại khu vực này. Động đất kích thích chỉ xảy ra khi có 2 điều kiện: có đới đứt gãy đang hoạt động và nhân tố kích thích, ở đây, trong trường hợp các trận động đất này nó được xác định là do thủy điện Sông Tranh 2 tích nước làm thay đổi địa chất xung quanh đập, là tác nhân khiến động đất kiến tạo xảy ra sớm hơn”, ông Minh giải thích.
Theo ông Minh, hiện chưa thể khẳng định một cách chắc chắn đập thủy điện Sông Tranh 2 có an toàn trước các trận động đất xảy ra trong tương lai hay không. Tuy nhiên, khi xây dựng đập thủy điện Sông Tranh 2, các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý địa cầu đã khuyến nghị thiết kế kháng chấn có thể chống chọi với động đất gây chấn động cấp 8.
Quang Duẩn
Hoàng Sơn

Rung chấn mạnh tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2

(TNO) Đêm 3.9, người dân H.Bắc Trà My, Quảng Nam không thể yên giấc bởi sự xuất hiện của những đợt rung chấn mạnh.
Ngay thị trấn Trà My, từ 21 giờ đến 22 giờ 30 đêm 3.9 đã liên tiếp xảy ra 4 đợt rung chấn nối tiếp nhau với cường độ mạnh.
Nhiều người dân cho biết mỗi đợt rung chấn kéo dài khoảng hơn 2 phút, làm ngã đổ nhiều vật dụng trong nhà khiến nhiều người ở trung tâm thị trấn chạy hết ra đường.
Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My, cho biết có khả năng đây là đợt rung chấn có cường độ mạnh nhất từ trước đến nay.
Đợt rung chấn đầu tiên xuất hiện vào khoảng 21 giờ đêm 3.9, khu vực bị ảnh hưởng không chỉ ở trung tâm thị trấn Trà My, mà cán bộ các xã Trà Giác, Trà Tân, Trà Đốc, Trà Dương, Trà Giang, Trà Bui… báo về cũng ghi nhận những đợt rung chuyển.
Ngoài ra, người dân ở thị trấn Tăk Pỏ, H.Nam Trà My giáp H.Bắc Trà My cho biết khoảng 22 giờ tại thị trấn cũng xuất hiện những rung chấn nhẹ.
động đất kích thích
Người dân H.Bắc Trà My lo lắng khi động đất kích thích xuất hiện cùng với đập thủy điện Sông Tranh 2 gặp sự cố

Như Thanh Niên Online đã đưa tin, từ cuối năm 2010 đến nay, tại khu vực H.Bắc Trà My liên tiếp xảy ra động đất kích thíchdo gia tăng các vết đứt gãy khi hồ thủy điện Sông Tranh 2 tích nước.
Cao điểm là vào tháng 11.2011, đoàn khảo sát của Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam phải vào cuộc và đưa ra nhận định các trận động đất kích thích sẽ giảm dần theo thời gian.
Tuy nhiên, sau khi đập thủy điện Sông Tranh 2 xảy ra sự cố vào tháng 3 vừa qua, thì đến tháng 4, hiện tượng động đất kích thích tái xuất hiện trong đêm 15, rạng sáng 16.4.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Quảng Nam đã đề nghị Viện Khoa học Công nghệ, Bộ Khoa học Công nghệ lắp đặt hệ thống quan sát động đất tại H.Bắc Trà My theo danh mục đề tài cấp nhà nước.
Trong khi chờ hệ thống được xây dựng vào năm 2013, trước mắt UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng Viện Vật lý địa cầu lắp đặt 5 trạm địa chấn tại H.Bắc Trà My, tuy nhiên đến nay mọi việc vẫn như cũ.
Tin, ảnh: Nguyễn Tú

Bộ Y tế khuyến cáo phòng tay chân miệng mùa tựu trường



Dỉnh dịch tay chân miệng năm ngoái rơi vào giữa tháng 9. Ảnh: D.N.

Chỉ riêng trong tháng 8, cả nước ghi nhận hơn 11.000 trẻ mắc tay chân miệng, trong đó 6 ca tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc đã giảm hơn 70%.
Phân biệt bệnh tay chân miệng với sốt virus nổi ban

Theo Bộ Y tế, từ đầu đến nay, cả nước có trên 76.000 ca mắc mới, trong đó 41 trẻ tử vong.
Tính trên cả nước, số ca mắc tay chân miệng đang giảm. Còn riêng tại TP HCM, bệnh lại tăng tốc. Thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho thấy, bênh nhân tay chân miệng trong tháng 8 tăng hơn 86% so với tháng 7.
Đại diện Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho biết, số ca mắc bệnh được tổng hợp tại các bệnh viện trong tháng 8 là 2.258, trong khi tháng 7 chỉ có 1.212 trường hợp. So với số lượng cộng dồn từ đầu năm đến nay 7.804 trường hợp, thì tháng 8 có số ca mắc bệnh được phát hiện nhiều nhất.
Không có trường hợp tử vong. Căn cứ vào biểu đồ số ca mắc bệnh và một số ít ca biến chứng nặng do nhập viện muộn, các bác sĩ nhận định bệnh tay chân miệng đang vào mùa cao điểm và phụ huynh cần cảnh giác.
Đang là mùa tựu trường, Bộ Y tế cũng khuyến cáo các địa phương đẩy mạnh công tác phòng chống dịch, cố gắng giữ số mắc không tăng nhanh trong tháng 9. Năm ngoái, đỉnh dịch rơi vào giữa tháng 9.
Thống kê cho thấy chỉ 30-40% trẻ mắc bệnh là lây trong trường học. Trong khi đó tại cộng đồng, có nhiều người nhiễm virus không biểu hiện bệnh (cả người lớn và trẻ em). Vì thế, cho trẻ nghỉ học ở nhà không phải là biện pháp tối ưu để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
Tùy từng thể bệnh mà có biểu hiện điển hình hay không. Trẻ có thể sốt cao liên tục 39, 40 độ C và không đáp ứng thuốc hạ sốt, nhưng có bé lại chỉ sốt nhẹ. Đa phần trẻ sẽ trải qua 4 giai đoạn điển hình của bệnh gồm ủ bệnh, khởi phát (sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng... ), giai đoạn toàn phát (loét miệng, ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối...) và giai đoạn lui bệnh. Ngoài ra, dù đang sốt nhưng sờ chân, tay trẻ lại thấy lạnh.
Theo các chuyên gia, nếu trẻ sốt, xuất hiện nốt phỏng ở tay chân miệng thì các bà mẹ cũng chưa cần thiết đưa con nhập viện ngay mà cần theo dõi chặt chẽ. Bé dù sốt nhưng vẫn ăn, chơi ngoan thì không nên quá lo lắng, bởi như vậy trẻ có sức đề kháng, bệnh nhẹ sẽ tự khỏi. Nếu bé sốt cao trên 39-40 độ C, nôn mửa, tiêu chảy, ngủ kém, ngủ hay giật mình, mệt, chậm chạp thì cha mẹ cần đưa đến bệnh viện ngay. Đó có thể là những dấu hiệu bệnh của bé diễn biến nặng.
Bệnh tay chân miệng do virus đường ruột, không có văcxin, không có thuốc điều trị đặc hiệu, lây lan phức tạp, thời gian thải trừ dài. Tỷ lệ người lành mang trùng lớn, người lớn lây bệnh cho trẻ.
Các bác sĩ khuyến cáo, những gia đình có trẻ dưới 5 tuổi phải luôn đảm bảo vấn đề vệ sinh cá nhân và vệ sinh cộng đồng. Cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn cho bé, sau khi đi vệ sinh, thay quần áo cho trẻ, sau khi trở về từ bệnh viện, đi đường về…
Phương Trang - Thiên Chương

Người Việt ‘nặng gánh’ thuế phí



Báo cáo vừa được Ủy ban Kinh tế Quốc hội công bố cho thấy tỷ lệ thuế - phí trên GDP ở Việt Nam cao gấp 1,4 - 3 lần so với các nước trong khu vực.
Mỗi lít xăng 'cõng' 6.500 đồng thuế, phí
Đề xuất chỉ đánh thuế cá nhân có thu nhập trên 9 triệu đồng

Ủy ban Kinh tế Quốc hội ngày 4/9 chính thức công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 với tựa đề "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu". Dài hơn 300 trang, bản báo cáo được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP).
Đây là lần đầu tiên, Ủy ban Kinh tế Quốc hội xuất bản một ấn phẩm quy mô như vậy nhằm cung cấp một bức tranh vừa tổng quát, vừa chi tiết về sức khỏe nền kinh tế tình hình kinh tế. Và như mong muốn của Ban Quản lý dự án (do Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Văn Giàu làm Trưởng ban Chỉ đạo), báo cáo sẽ cung cấp tới đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách một bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế của mỗi năm, đồng thời thông qua những phân tích chuyên sâu về những vấn đề kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và dài hạn sẽ góp phần nâng cao được khả năng nhận biết các vấn đề và thay đổi một cách tích cực tư duy chính sách của giới làm chính sách.
Báo cáo gồm 7 chương, trong đó dành hẳn một chương phân tích sâu về rủi ro thâm hụt tài khóa. Theo các chuyên gia, kinh tế Việt Nam đang trải qua những năm tháng khó khăn nhất kể từ khi bắt đầu đổi mới vào những năm đầu thập niên 1990. Tăng trưởng kinh tế liên tục suy giảm, từ mức trên 8,2% trong giai đoạn 2004-2007, xuống còn xấp xỉ 6% trong giai đoạn 2008-2011. Trong khi đó, tỉ lệ lạm phát liên tục ở mức cao, thâm hụt thương mại trầm trọng, và đặc biệt là thâm hụt ngân sách cao và nợ công tăng nhanh. Thâm hụt ngân sách trong những năm gần đây lên tới xấp xỉ 5-6% GDP, trong khi đó nợ công và nợ công nước ngoài lần lượt tăng nhanh lên mức 57% và 42% GDP vào cuối năm 2010.
Trong khi nhu cầu chi tiếp tục gia tăng thì nguồn thu ngân sách có nhiều dấu hiệu bất ổn, và quá lệ thuộc vào thuế, phí. Báo cáo của Ủy ban chỉ ra rằng, tỷ lệ thuế và phí ở Việt Nam vào hàng cao nhất khu vực vậy mà nguồn thu đang có dấu hiệu kém bền vững này lại được sử dụng một cách chưa hợp lý.
NướcThuế phí / GDP
Ấn Độ7,8%
Indonesia12,1%
Malaysia15,5%
Philippines13%
Thái Lan15,5%
Trung Quốc17,3%
Việt Nam21,6%
Dựa trên các số liệu từ Bộ Tài chính, nhóm nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế nhận thấy thu ngân sách của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 khá ổn định, khoảng 29% GDP. Trong đó thu từ thuế - phí là 26,3%, trong đó thu từ dầu thô đang có xu hướng giảm. Nếu loại trừ nguồn này, tỷ lệ thuế - phí so với GDP là 21,6%.
“Mức này rất cao so các nước khác trong khu vực”, báo cáo nhận định. Cùng với những thiệt thòi do lạm phát, Ủy ban Kinh tế cho rằng người Việt đang phải gánh chịu tỷ lệ thuế phí cao từ 1,4 đến 3 lần so với những nước láng giềng.
Xét riêng về thuế thu nhập, các chuyên gia nhận thấy Việt Nam có các thang bậc thuế suất khá tương đồng so với các nước trong khu vực, song khoảng thu nhập chịu các thang thuế suất tương ứng lại thấp, nên tính chung số thuế phải nộp là khá cao so với khu vực. Ví dụ mức thu nhập phải chịu thuế 10% tại Việt Nam khoảng 3.450 - 5.175 USD một năm, thì ở Thái Lan là 4.900 - 16.400 USD, Trung Quốc là 3.800 - 9.500 USD một năm. Tương tự với thuế thu nhập doanh nghiệp hiện được thu ở mức 25% đối với mọi doanh nghiệp, trong khi tại các nước, thuế suất dao động 2 - 30%. Đó là chưa kể đến các khoản thuế cao đánh vào tiêu dùng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu) cũng như các khoản chi phí không chính thức khác.
Theo báo cáo, do thuế phí cao, khả năng tích lũy, đầu tư phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân đã bị hạn chế đáng kể. Nó cũng khuyến khích các hành vi gian lận về thuế như chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI. Theo đó khu vực này chiếm khoảng 20% GDP nhưng chỉ đóng góp trên dưới 10% thu ngân sách.
Một hệ quả khác là nguồn thu ngân sách ngày càng trở nên kém bền vững. Việt Nam hiện có 3 nguồn thu chính vào ngân sách là thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu - tiêu thụ đặc biệt. Do kinh tế khó khăn, nguồn thu từ thu nhập doanh nghiệp đang có xu hướng giảm từ 36% (2006 - 2008) xuống còn 28% trong giai đoạn 2009 - 2011, làm gia tăng sự phụ thuộc vào 2 nguồn còn lại (tăng từ 10% năm 2006 lên 14,5% năm 2010). Điều này hoàn toàn không có lợi khi Việt Nam đang phải gỡ bỏ dần các hàn rào thuế quan nêu trên trong những năm tới theo cam kết WTO.
Một nguồn thu khác cũng được báo cáo đề cập là từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và chuyển quyền sử dụng đất. “Tuy nhiên, về bản chất, việc làm này cũng giống như việc một cá nhân bán tài sản đi để chi tiêu. Khoản vay nợ của anh ta có thể giảm nhưng tài sản của anh ta cũng giảm tương ứng, tức là anh ta đã nghèo đi”, nhóm nghiên cứu so sánh.
Gánh nặng thuế phí của người Việt ngày một lớn. Ảnh: Zuma
Gánh nặng thuế phí của người Việt ngày một lớn. Ảnh: Zuma
Đứng trước thực tế này, báo cáo của Ủy ban Kinh tế cho rằng nguyên nhân chính gây áp lực lên ngân sách chính là do áp lực chi tiêu công quá lớn trong thời gian dài. Quy mô chi tiêu tối ưu được các chuyên gia khuyến cáo đối với các nền kinh tế đang phát triển nằm trong khoảng 15-20% GDP. Số liệu so sánh quốc tế của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Singapore và Ấn Độ đều có mức chi tiêu trong khoản 15-18% GDP. Trong khi đó, từ nhiều năm qua Việt Nam đang nằm ở phía trên rất xa ngưỡng tối ưu này, ở mức hơn 30% GDP. Con số này thậm chí còn cao hơn cả giai đoạn cuối thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa (22% vào năm 1990).
Lo ngại hơn, các nhà nghiên cứu chỉ ra răng trong tổng chi tiêu hiện tại, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng rất lớn, trong khi đầu tư phát triển lại có xu hướng giảm (từ 36,8% năm 2003 xuống còn 24,6% trong năm 2011). “Điều này phần nào cho thấy sự cồng kềnh và chi tiêu tốn kém của bộ máy công quyền”, báo cáo nhận định.
Về giải pháp, các chuyên gia của Ủy ban Kinh tế đề xuất đặt mục tiêu chính của cải cách tài khóa là điều chỉnh chi tiêu công, hệ thống thuế nhằm hướng tới một ngân sách cân bằng và ổn định. Để làm được điều này, trước tiên, hạch toán ngân sách phải được thực hiện một cách minh bạch theo chuẩn quốc tế. Các khoản chi để ngoại bảng phải được tuyệt đối tránh, loại các khoản thu kém bền vững và thu từ bán tài sản khỏi thước đo thâm hụt. Ngoài ra, các gánh nặng ngân sách phát sinh trong tương lai, ví dụ như chi trả lương hưu hay bảo hiểm y tế, cũng cần được đưa vào các dự báo về thâm hụt nhằm có được bức tranh chính xác hơn về triển vọng tài khóa tương lại.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng khuyến cáo cơ quan quản lý sớm giảm được chi tiêu công và thu hẹp vai trò của Nhà nước. Việc cắt giảm phải dựa trên việc đánh giá sàng lọc, có thứ tự ưu tiên… Đối với doanh nghiệp Nhà nước - vốn tiêu tốn nhiều chi phí, cũng cần có sự tách bạch giữa mục đích công ích thuần túy với những đơn vị kinh doanh có lợi nhuận.
Cuối cùng, hệ thống thuế cần được cải cách đảm bảo các tiêu chí tạo nguồn thu bền vững, hiệu quả, công bằng và minh bạch. Gánh nặng thuế cần phải được điều chỉnh giảm một cách hợp lý. Tuy nhiên, mức độ hợp lý này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình cắt giảm chi tiêu công. Gánh nặng thuế quá cao sẽ khiến cho hệ thống thuế kém hiệu quả do nó khuyến khích việc trốn thuế và bóp méo sự phân bổ nguồn lực. Hệ thống sắc thuế và phí cần được rà soát tránh sự chồng lấn lên nhau. Các sắc thuế cần được điều chỉnh nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp, khuyến khích tiết kiệm, và hạn chế tiêu dùng, đặc biệt là hàng tiêu dùng xa xỉ nhập khẩu.
Nhật Minh