THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

22 September 2012

'Không tích nước, đập Sông Tranh 2 vẫn nguy hiểm'



Dù Chính phủ chưa cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 sau khi xử lý sự cố thấm, nhưng nhiều chuyên gia vẫn lo ngại mất an toàn công trình trong mùa mưa lũ năm nay.
> Động đất ở khu vực Sông Tranh gây thiệt hại một tỷ đồngChính phủ chỉ đạo chưa tích nước thủy điện Sông Tranh

Trao đổi với VnExpress.net ngày 22/9, GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cho rằng, dù Chính phủ chưa cho phép chủ đầu tư tích nước, song do đập thủy điện Sông Tranh 2 thiết kế không có cửa xả đáy nên phần lớn lượng nước mưa, lũ sẽ lưu lại hồ chứa. Hồ tích nước ở cao trình 140 mét trở lên thì nước mới xả tràn, còn dưới 140 mét thì phía hạ lưu khô cạn.
"Do đập thiết kế không có cửa xả đáy, trong tình huống xấu, công trình gặp sự cố thì áp lực nước ở cao trình 140 mét kèm theo những trận lũ lớn bất ngờ tràn về thì cũng đủ sức gây nguy hiểm cho đập, hiểm họa khó lường cho hạ lưu", GS Hồng lo lắng.
Ông Hồng cũng bày tỏ e ngại khi cho rằng, trước khi xây dựng công trình thủy điện Sông Tranh 2, các nhà khoa học từng cảnh báo trong quá khứ vùng đất này đã xảy ra động đất, có những đới đứt gãy đang hoạt động. Song, không hiểu sao EVN vẫn kiên quyết làm.
Đập chính thủy điện Sông Tranh 2 sau khi xử lý hoàn tất sự cố thấm hiện tại Chính phủ vẫn chưa cho phép chủ đầu tư tích nước trở lại hồ chứa. Ảnh: Trí Tín.
Đập chính thủy điện Sông Tranh 2 sau khi xử lý hoàn tất sự cố thấm, Chính phủ vẫn chưa cho phép chủ đầu tư tích nước trở lại hồ chứa. Ảnh: Trí Tín.
Trong khi đó, GS Cao Đình Triều, Chuyên gia Viện Vật lý địa cầu băn khoăn, dù Chính phủ vẫn chưa cho phép EVN tích nước trở lại hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2, nhưng động đất dồn dập bên đập thủy điện kém chất lượng sau sự cố rò rỉ thì hiểm họa vẫn còn "treo" lơ lửng trên đầu người dân.
GS Triều phân tích, căn cứ vào những vết trượt lở vai trái đập và một số điểm "đẩy nổi" mạch nước ở phía chân hạ lưu đập cho thấy đới đứt gãy Trà My đang hoạt động mạnh. Đới đứt gãy chạy dọc qua vai trái đập, xuyên qua lòng hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2. "Nếu trận động đất cực đại của đới đứt gãy này lên đến 5,5 đến 6,1 độ ritcher (theo dự báo), độ sâu chấn tiêu nông, có tâm chấn ngay trong lòng hồ hoặc sát chân đập vào mùa mưu lũ thì hiểm họa thật khó lường", vị giáo sư nhận định.
Đồng quan điểm với giáo sư Triều, một số nhà khoa học tham gia đoàn khảo sát còn cho rằng, tại đây từng có suối nước nóng Tà Vi dài khoảng một km trước khi đổ ra Sông Tranh. Khu vực xây đập thủy điện Sông Tranh 2 có tình hình địa chất rất phức tạp với hai đới đứt gãy Hương Nhượng – Ta Vi và Trà Bồng gây ra. Ngoài ra, ở khu vực lòng hồ từng có điểm nước nóng do có đứt gãy và rãnh rất sâu đi ra từ lòng đất mang tên đới đứt gãy Trà My. 
TS Lê Huy Minh(phải), giám đốc Trung tâm báo tin động đất và sóng thần khảo sát, thu thập thông tin động đất ở huyện Bắc Trà My vo giữa đầu tháng 9 vừa qua. Ảnh: Trí Tín.
TS Lê Huy Minh (phải), giám đốc Trung tâm báo tin động đất và sóng thần khảo sát, thu thập thông tin động đất ở huyện Bắc Trà My hồi giữa đầu tháng 9. Ảnh: Trí Tín.
Sau chuyến khảo sát vảo giữa đầu tháng 9 vừa qua, Viện Vật lý Địa cầu vừa công bố kết luận "những trận động đất liên tục xảy ra trong tháng qua ở huyện Bắc Trà My và một số địa phương lân cận là động đất kích thích liên quan tới việc tích nước hồ thủy điện Sông Tranh 2".
Theo TS Lê Huy Minh, Trưởng đoàn khảo sát thống kê, từ năm 1715 đến năm 2003 trước khi thủy điện Sông Tranh 2 tích nước, tại khu vực này chỉ xảy ra 8 trận động đất. Trong đó, trận động đất mạnh nhất vào ngày 25/7/1957 lên đến 4,8 độ ritcher.
Tháng 11/2010 thủy điện Sông Tranh 2 bắt đầu tích nước. 4 tháng sau, chính quyền địa phương cùng người dân nơi đây bắt đầu ghi nhận tiếng nổ trong lòng đất kèm theo rung động nhẹ. Đến tháng 11/2011, khi hai trận động đất 3,4 độ ritcher phát ra tiếng nổ kèm theo hiện tượng rung lắc nhà cửa thì lúc này người dân mới nhận biết đó là động đất. Từ đó đến nay, các trạm địa chấn đã ghi nhận 59 trận động đất xảy ra tại đây.
"Rõ ràng ở khu vực này xảy ra động đất kích thích liên quan đến hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2. Thời gian tới động đất tiếp tục xảy ra nhưng khó thể vượt quá động đất cực đại 5,5 độ ritcher", TS Minh cho biết thêm.
Sơ đồ đường đẳng chấn động động đất M=4,2 độ ritcher xảy ra lúc 20h46 ngày 03/09 tại khu vực Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu cung cấp.
Sơ đồ đường đẳng chấn động động đất M=4,2 độ ritcher xảy ra lúc 20h46 ngày 3/9 tại khu vực Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu cung cấp.
Theo các chuyên gia, hầu hết các trận động đất ở khu vực thủy điện trong tháng qua xảy ra trên đới đứt gãy cấp III có phương Tây Bắc - Đông Nam, các đứt gãy phương Á kinh tuyến, vĩ tuyến. "Đáng lo nhất hiện nay là hệ quả của các dịch chuyển nhỏ trên đứt gãy bậc III lại tác động đến các đứt gãy cổ bậc II (đới đứt gãy Trà My) hoạt động trở lại dễ gây nên những trận động đất mạnh hơn thời gian tới", một chuyên gia quan ngại.
Trước đó, sáng 21/9, tại cuộc họp với các Bộ, ngành, địa phương về vấn đề thủy điện Sông Tranh 2, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, đây là trường hợp đầu tiên ngành xây dựng công trình của Việt Nam phải cân nhắc trước nguy cơ thảm hoạ thiên nhiên. Cần phải nghiên cứu, cân nhắc hết sức cẩn trọng, nghiêm túc, khoa học, chặt chẽ với yêu cầu cao nhất “tất cả vì sự an toàn của công trình, của đời sống người dân”.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Viện Vật lý địa cầu cùng các Bộ ngành liên quan thuê các tổ chức, chuyên gia nước ngoài tiếp tục kiểm tra, đánh giá về tác động của động đất ở khu vực đến an toàn của công trình thuỷ điện Sông Tranh 2. Khi có kết quả đánh giá chính thức, toàn diện hơn nữa, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước sẽ xem xét, quyết định việc tích nước thuỷ điện sông Tranh 2 sau khi xử lý hoàn tất sự cố thấm ở đập chính.
Trí Tín

Người Nhật biểu tình trước sứ quán Trung Quốc



Hàng trăm người Nhật tuần hành trong sự kiểm soát nghiêm ngặt tại trung tâm thủ đô Tokyo hôm nay, hô to các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc trong tranh chấp quần đảo giữa hai nước.
Thủ tướng Nhật kêu gọi dân bình tĩnh

Cuộc biểu tình do tổ chức dân tộc chủ nghĩa Ganbare Nippon (Tiến lên, Nhật Bản), diễn ra sau hàng loạt các hoạt động chống Nhật ở Trung Quốc trong những tuần qua.
Mặc dù số lượng tham gia biểu tình khá đông, nhưng được kiểm soát chặt chẽ. Giới chức chỉ cho phép từng nhóm 5 người một, đi qua khoảng vỉa hè đối diện với đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo.
Người biểu tình hô khẩu hiệu phản đối Trung Quốc tại Tokyo hôm nay. Ảnh: AFP
Người biểu tình hô khẩu hiệu phản đối Trung Quốc tại Tokyo hôm nay. Ảnh: AFP
"Ra khỏi đó đi", một số người biểu tình thét lên khi đi qua tòa sứ quán được canh gác nghiêm nghặt. Tòa đại sứ hôm nay đóng cửa. Hàng chục cảnh sát viên duy trì trật tự cho cuộc biểu tình, họ nhanh chóng hộ tống các nhóm người biểu tình đi khỏi khu vực sứ quán chỉ trong vòng vài phút.
Sau những cuộc biểu tình dữ dội ở Trung Quốc, vài ngày qua, giới chức Trung Quốc đã có các biện pháp để hạ nhiệt những cái đầu nóng trong dân chúng. Biểu tình phản đối lên cao sau khi chính phủ Nhật công bố mua ba trong số 5 đảo không người ở thuộc quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền với quần đảo.
Các nhà tổ chức cuộc biểu tình ở Tokyo hôm nay cho biết có hơn 1.400 người tham gia, tuy nhiên ước tính trên thực tế có khoảng 800 người, theo AP. Nhiều xe tải chăng đầy các biểu ngữ phản đối Trung Quốc, cùng loa phóng thanh phát đi các khẩu hiệu "Chúng ta không tha thứ cho Trung Quốc!" và "Chúng ta có sức mạnh bảo vệ tổ quốc".
Nhiều người biểu tình mang theo những lá quốc kỳ Nhật cỡ lớn, hoặc các tấm biển thật to ghi "Đánh chìm các tàu Trung Quốc trong lãnh hải chúng ta", và "Không lùi bước trước những kẻ khủng bố ở Bắc Kinh".
"Không ồn ào như người Trung Quốc, người Nhật chúng ta đang tổ chức biểu tình một cách hòa bình", một trong những nhà tổ chức nói trên loa phóng thanh. "Đây là cách của người Nhật". Cho dù các hoạt động bạo lực như đập phá cơ sở kinh doanh hay sản phẩm của Nhật đã dịu bớt tại Trung Quốc, giọng điệu của những người biểu tình ở hai nước vẫn đầy vẻ quyết liệt.
Cuộc biểu tình tại Tokyo hôm nay là hoạt động lớn đầu tiên của dân chúng Nhật. Trước đó vào hôm 18/9, vài chục người đã mang cờ và biểu ngữ xuống đường ở trung tâm thương mại Tokyo, thể hiện sự phản đối Trung Quốc và bày tỏ lòng yêu nước.
Thanh Ma

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói nhảm



PV Quốc Doanh (BoxitVN) - Lâu lắm rồi, tôi không cầm đến tờ báo Quân Đội Nhân Dân. Những bài phỏng vấn tướng lĩnh dĩ nhiên tôi không đọc. Ngày 17/9/2012, một người gói đồ cho tôi tờ báo Quân Đội Nhân Dân có bài phỏng vấn Thượng tượng Nguyễn Chí Vịnh. Tựa đề bài phỏng vấn: “Giữ vững ổn định chính trị để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình”. Nhớ lại báo Quân Đội Nhân Dân vừa có bài bịa ra cuộc phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc, bị dư luận phê phán, nghĩ rằng chắc có cho kẹo thì phóng viên báo Quân Đội Nhân Dân cũng không dám bịa bài phỏng vấn ông Vịnh, nên tôi đọc thử.

Thấy một bài rất nhảm!

1/ Trích nguyên văn: 

PV: Thượng tướng có thể cho biết, tại sao tình hình Biển Đông lại diễn biễn phức tạp trong thời gian qua? 

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (…) Một phần nguyên nhân khác, thực ra không nằm trên biển mà ở trên đất liền. Những nước không ở gần Biển Đông, thậm chí ở tận châu Âu, châu Mỹ, cũng bàn về vấn đề Biển Đông khiến dư luận quan tâm hơn”.

Tại sao “cũng bàn về vấn đề Biển Đông” mà khiến tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp? Thượng tướng Vịnh muốn tung hỏa mù để che đậy dã tâm của Trung Quốc chính là nguyên nhân gây ra tình hình Biển Đông phức tạp chăng?

Ông Nguyễn Chí Vịnh được cho như người phụ trách ngoại giao quốc phòng của Việt Nam

2/ Trích nguyên văn: 

“PV: Đề nghị Thượng tướng cho biết, tại cuộc Đối thoại, các vụ việc xảy ra trên Biển Đông trong đầu năm nay có được nêu không? Quan điểm của quân đội hai nước xử lý những vấn đề này như thế nào? 

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (…) Hai bên khẳng định, lực lượng quốc phòng không tham gia giải quyết xung đột. Bên cạnh đó, quân đội phải đóng góp ý kiến tham mưu để hai Đảng, hai Nhà nước giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình”. (hết trích)

Nói như thế, chỉ đúng khi xung đột xảy ra trên vùng biển quốc tế hoặc… biển Trung Quốc. Còn xung đột xảy ra trên vùng biển của nước ta, ở các quần đảo của nước ta, do Trung Quốc kéo đến gây ra, mà quân đội nước ta “không tham gia giải quyết xung đột”, chỉ “đóng góp ý kiến” để giải quyết “bằng biện pháp hòa bình” thì làm sao giữ được toàn vẹn lãnh thổ quốc gia?

3/ Trích nguyên văn: 

“PV: Trước bối cảnh như vậy, quan điểm của Bộ Quốc phòng Việt Nam trong công tác bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ như thế nào thưa Thượng tướng? 

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (…) Chúng ta luôn phải nhớ nằm lòng kim chỉ nam “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH” mà Đảng ta và Bác Hồ đã chỉ ra, bảo vệ vững chắc chế độ XHCN mới giữ được độc lập chủ quyền”. (hết trích)

Lịch sử mấy nghìn năm của nước ta, khi chưa có CNXH, đã giữ vững được độc lập chủ quyền. Còn mấy chục năm nay, khi có CNXH, nước ta mất quần đảo Hoàng Sa, một số đảo trong quần đảo Trường Sa và vài vị trí trên đất liền cho Trung Quốc. Và nói như Thượng tướng Vịnh, tương lai, nếu không còn CNXH, nước ta sẽ không giữ được độc lập chủ quyền?

Làm tướng để giữ nước, ăn nói cho có gang có thép, đừng nói nhảm. Nếu không biết cách nói không nhảm, thì đừng nói làm xao động lòng quân sỹ và nhân dân.

Ngày 20/9/2012

Bộ mặt trung tâm Thành phố !!





Băng-rôn này trước cửa KS New World - Ảnh: Facebook Cô Gái Đồ Long

Yêu cầu Việt Nam thả tù chính trị Tạ Phong Tần!



Trần Quốc Việt (Danlambao) - Bản kiến nghị gởi chủ tịch Trương Tấn Sang để yêu cầu thả ngay Tạ Phong Tần và các blogger khác được đăng trên trang mạng Care2 đã được sự hưởng ứng rộng rãi của hàng chục ngàn người, mà đại đa số không phải là người gốc Việt, trên khắp thế giới. Tính đến ngay thời điểm này đã có 24.442 người ký vào thỉnh nguyện. Chúng tôi sẽ lần lượt dịch và gởi đến bạn đọc những phản hồi cá nhân của họ về hành động bắt giam và kết án chị Tạ Phong Tần và những blogger yêu nước khác. Chúng tôi sẽ chọn ra vài trăm phản hồi từ trong hàng ngàn phản hồi của những người thuộc đủ mọi nước và mọi thành phần trong xã hội. Lời của họ là bản án nặng nề nhất đối với chế độ cộng sản Việt Nam từ trước đến nay.

Tóm tắt

Cựu sĩ quan công an Việt Nam Tạ Phong Tần đã không làm điều gì tồi tệ khi chỉ trích chế độ của chính quyền tại vài blog trên mạng. Tuy nhiên, chị có thể bị kết án đến hai mươi năm tù về tội "tuyên truyền chống lại nhà nước." Theo luật pháp Việt Nam những tội như thế gần như tương đương với phản quốc. 

Tạ Phong Tần là cựu sĩ quan công an và là cựu đảng viên Đảng Cộng sản đang nắm quyền ở Việt Nam. Đấy là án tù khi gọi một công dân tuân thủ pháp luật như thế là nhà bất đồng chính kiến. Chị đã bày tỏ sự bất đồng với chính quyền mình theo cách ôn hòa nhất có thể-viết bài trên trang mạng "Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do" Trên trang mạng này chị chỉ trích chính quyền lạm chi, ủng hộ người Việt ở nông thôn, và kêu gọi Việt Nam không kết bạn mật thiết với Trung Quốc. Chúng ta hãy kêu gọi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang thả Tạ Phong Tần và những blogger khác mà tội duy nhất của họ là bày tỏ ý kiến khác với những hành động của chính quyền! 

Bản kiến nghị gởi Chủ tịch Trương Tấn Sang

Chúng tôi những người ký tên dưới đây đều lấy làm tiếc về việc bắt giam Tạ Phong Tần và những nhà hoạt động ôn hòa khác, những người đã không làm điều gì sai trái- họ chỉ lên tiếng chỉ trích chính quyền. 

Không quan trọng là Tạ Phong Tần đúng hay sai khi kêu gọi Việt Nam chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Bất kỳ chính quyền tự trọng nào cũng nên cho phép công dân mình có quyền bất đồng với chính sách hiện tại của chính quyền. Khi bắt giam những người bày tỏ sự bất đồng chính kiến và gọi họ là những kẻ phản quốc Việt Nam đang đi theo hướng độc tài và xa rời dân chủ. 

Với tất cả lòng kính trọng chúng tôi kêu gọi ông hãy thả ngay Tạ Phong Tần và bất kỳ những blogger khác, những người đã không làm điều gì tồi tệ khi chỉ trích chính quyền ông!

Nguồn: Trang kiến nghị Care2


Chưa cho tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2

(TNO) Chiều nay 21.9, sau cuộc họp với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đến vấn đề thủy điện Sông Tranh 2, ông Đinh Văn Thu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã quyết định chưa cho thủy điện này tích nước hồ chứa.
Ông Thu cho biết, cuộc họp do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì, các bên liên quan gồm đại diện Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban quản lý dự án Thủy điện 3, Viện Vật lý địa cầu, Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam… bàn về vấn đề tích nước của thủy điện Sông Tranh 2.
Tại cuộc họp, đại diện tỉnh Quảng Nam tiếp tục bảo vệ quan điểm nếu còn 1% không an toàn thì yêu cầu Chính phủ không cho EVN tích nước. Trường hợp, nếu cho tích nước thì phải có văn bản chính thức gửi tỉnh và chịu trách nhiệm nếu sự cố vỡ đập xảy ra.

Trước tình hình động đất còn diễn biến phức tạp, Chính phủ chưa đồng ý cho thủy điện Sông Tranh 2 tích nước
“Tại cuộc họp, các bên liên quan đã nghe các bộ báo cáo tình hình, bàn nhiều vấn đề. Tuy nhiên điều quan tâm nhất vẫn là việc tích nước và tình hình động đất tại thủy điện Sông Tranh 2. Phó thủ tướng yêu cầu tiếp tục theo dõi tình hình động đất. Trong thời gian này, chưa tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2”, ông Thu cho biết.
Cũng theo ông Thu, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu EVN cùng các đơn vị liên quan, các nhà khoa học tiếp tục xem xét, nghiên cứu thận trọng diễn biến của động đất và an toàn đập thủy điện Sông Tranh 2. Đập phải an toàn tuyệt đối trước động đất thì mới tiếp tục cho tích nước.
Tin, ảnh: Hoàng Sơn

Hội Nhà báo đề nghị giảm án cho Hoàng Khương

Tiếp nhận kiến nghị của Chi hội Báo Tuổi Trẻ, Hội Nhà báo TP.HCM và Hội Nhà báo Việt Nam đã có công văn gửi đến TAND TP.HCM và Viện KSND TP.HCM xin giảm hình phạt cho Nguyễn Văn Khương (nhà báo Hoàng Khương). Theo hai tổ chức này, Hoàng Khương mới lần đầu sai phạm.
Ngoài ra, Hoàng Khương cũng có nhiều thành tích trong công tác, được nhận giải thưởng báo chí của Hội Nhà báo. Hiện hoàn cảnh gia đình của Hoàng Khương gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét một cách khách quan, thận trọng những chứng cứ mà Ban Biên tập Báo Tuổi Trẻ đã cung cấp trong quá trình điều tra, xét xử Hoàng Khương.
Ngày 20.9, TAND TP.HCM cho biết đã nhận được đơn kháng cáo của 3 bị cáo Nguyễn Văn Khương, Trần Anh Tuấn, Trần Minh Hòa xin xem xét lại toàn bộ bản án và giảm hình phạt. Trước đó, TAND TP.HCM tuyên phạt Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ đội CSGT - Trật tự - Phản ứng nhanh Công an Q.Bình Thạnh) 5 năm tù về tội “nhận hối lộ”; Trần Minh Hòa 5 năm tù, Nguyễn Văn Khương và Nguyễn Đức Đông Anh (em vợ Khương) mỗi bị cáo 4 năm tù, Trần Anh Tuấn (Phó giám đốc Công ty TNHH Tân Hải Phong) 1 năm tù về cùng tội “đưa hối lộ”; Tôn Thất Hòa (chủ DNTN Duy Nguyên) 2 năm tù về tội “môi giới hối lộ”.
Lê Nga

Chiến hạm đổ bộ Singapore thăm Đà Nẵng

Sáng 21.9, tàu RSS Persistence Hải quân Singapore cập cảng Tiên Sa (ảnh) cùng 226 sĩ quan và thủy thủ bắt đầu chuyến thăm hữu nghị TP.Đà Nẵng.
Chiến hạm đổ bộ Singapore thăm Đà Nẵng
Đây là chiến hạm đổ bộ dài 141 m, mớn nước 6 m, tải trọng 6.000 tấn, có sân đỗ 2 trực thăng cùng nhiều khí tài hiện đại. Trong thời gian thăm Đà Nẵng, chỉ huy và sĩ quan tàu chào xã giao UBND TP.Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam.
Thủy thủ đoàn còn thi đấu giao hữu bóng chuyền với Hải quân Việt Nam, diễn tập vận động đội hình trước khi rời TP.Đà Nẵng vào sáng 26.9. Đặc biệt, Hải quân Singapore còn tặng một số thiết bị, phụ tùng cho hải quân Việt Nam.
Tin, ảnh: Nguyễn Tú

Bắt đầu cấp giấy CMND có ghi tên cha mẹ

Dù còn nhiều tranh luận nhưng hôm 21.9,  tại TP.Hà Nội, Bộ Công an đã thí điểm cấp chứng minh nhân dân (CMND) mẫu mới có phần ghi họ tên cha mẹ người dân.
Mẫu CMND mới có quy định đưa tên cha mẹ - Ảnh: Hoàng Trang
Bắt đầu cấp giấy CMND có ghi tên cha mẹ
Mẫu CMND mới có quy định đưa tên cha mẹ - Ảnh: Hoàng Trang
Theo Bộ Công an, việc cấp CMND mẫu mới thực hiện thí điểm tại 3 quận gồm: Long Biên, Tây Hồ và Hoàng Mai. Ngày hôm qua, trung tướng Phạm Quý Ngọ - Thứ trưởng Bộ Công an - đã phát lệnh và kiểm tra công tác triển khai cấp CMND mẫu mới tại các địa phương nói trên.
Theo thượng tá Nguyễn Văn Tâm, Phó trưởng Công an quận Hoàng Mai, việc cấp CMND mới có điểm khác so với trước là việc lấy mẫu dấu vân tay sẽ được thực hiện trên máy chứ không phải lăn mực. Hệ thống máy móc còn cho phép đối chiếu, so sánh dấu vân tay thu được với vân tay lưu trong dữ liệu, đảm bảo cấp CMND đúng người, ngăn chặn việc một người sở hữu nhiều CMND hoặc thay tên, đổi họ để làm giả giấy tờ.
Trao đổi với Thanh Niên chiều qua, trung tướng Tô Thường - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an - cho biết việc thí điểm sẽ được triển khai trong thời gian 3 tháng, sau đó sẽ tổng kết và thực hiện việc nhân rộng ra nhiều địa phương. Cũng theo trung tướng Thường, bên cạnh giấy CMND mẫu mới thì mẫu cũ vẫn nguyên giá trị.
Đối với việc đưa tên cha mẹ lên CMND mới từng bị dư luận phản đối, trung tướng Tô Thường cho biết vẫn thực hiện bình thường. Những trường hợp “nhạy cảm” sẽ để trống nhưng vẫn được lưu trữ đầy đủ trong hệ thống dữ liệu. "Đối với những phiền hà mắc phải như nhiều người băn khoăn, chúng tôi sẽ ghi nhận và sau đợt thí điểm này sẽ có thể đưa ra các quyết định, điều chỉnh hay giữ nguyên, dựa trên ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền”, ông Tô Thường nói.
CMND mới có kích thước chuẩn quốc tế (85,6 mm x 53,98 mm) được làm bằng chất liệu nhựa. Trên CMND được ghi các thông tin cơ bản về cá nhân, quê quán, có mã vạch chứa đựng một số thông tin để cơ quan chức năng dễ quản lý. CMND mới có 12 con số tự nhiên so với mẫu cũ chỉ có 9 số, do Bộ Công an cấp và quản lý thống nhất trên toàn quốc. Thời hạn của CMND mẫu mới vẫn giữ nguyên như cũ là 15 năm.
Thái Sơn

Động đất sẽ tiếp diễn tại Bắc Trà My

Hôm 21.9, Viện Vật lý địa cầu đã công bố báo cáo chính thức về kết quả khảo sát động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2, H.Bắc Trà My (Quảng Nam).
Sơ đồ đường đẳng chấn động mạnh 4,2 độ Richter xảy ra tối 3.9.2012 - Nguồn: Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần
Sơ đồ đường đẳng chấn động mạnh 4,2 độ Richter xảy ra tối 3.9.2012 - Nguồn: Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần
Theo TS Lê Huy Minh - Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Trưởng đoàn khảo sát - qua khảo sát cho thấy các trận động đất xảy ra trong thời gian gần đây ở khu vực H.Bắc Trà My được tái khẳng định là động đất kích thích liên quan tới việc tích nước hồ thủy điện Sông Tranh 2.  Số lượng các trận động đất xảy ra trong thời kỳ trước và sau khi Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước phần nào “nói” lên điều này.

Chưa tích nước
Chiều 21.9, ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My, cho biết đã nhận được thông tin về việc chưa cho tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 từ đoàn công tác tại Hà Nội. Ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, dự họp tại Hà Nội xác nhận thông tin này và cho biết thêm: “Tại cuộc họp, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, các bên liên quan đến vấn đề thủy điện Sông Tranh 2 đã nghe các bộ báo cáo tình hình. Phó thủ tướng yêu cầu tiếp tục theo dõi tình hình động đất. Trong thời gian này, chưa tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2”.
Hoàng Sơn
Theo TS Minh, từ năm 1715 đến năm 2003 (trước khi có thủy điện Sông Tranh 2) tại khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2 và lân cận chỉ xảy ra 8 trận động đất. Mức độ hoạt động địa đất trong khoảng thời gian này là không cao nhưng cũng đã có động đất xảy ra, trong đó có trận động đất xảy ra vào ngày 25.7.1957 mạnh 4,8 độ Richter gây nên chấn động cấp 6.
Từ khi Thủy điện Sông Tranh 2 bắt đầu tích nước (ngày 29.11.2010), theo chính quyền địa phương và người dân, thì vào khoảng tháng 3.2011 có biểu hiện của hoạt động động đất như có tiếng nổ và rung động nhẹ nhưng mọi người đều nghĩ đó là do nổ mìn. Chỉ tới tháng 11.2011 khi hai trận động đất có cường độ mạnh 3,4 độ Richter xảy ra thì các hiện tượng phát nổ và rung động kèm theo ở khu vực lâu nay mới được khẳng định là do động đất.
Tổng hợp số liệu ghi được tại các trạm địa chấn quốc gia và các số liệu máy gia tốc đặt ở khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2 cho thấy, từ ngày thủy điện này tích nước cho đến ngày 7.9.2012 đã ghi nhận được 59 trận động đất ở khu vực H.Bắc Trà My và lân cận. Các nhà khoa học lưu ý trong thời gian tới, tại khu vực này, động đất kích thích vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí có thể mạnh hơn, nhưng khó có thể vượt quá giá trị động đất cực đại đã đánh giá (5,5 độ Richter).
Viện Vật lý địa cầu đề nghị Tập đoàn điện lực Việt Nam lắp đặt bổ sung thêm 2 máy gia tốc đặt ở ngoài xa khu vực đập để có số liệu gia tốc nền khu vực đập và phối hợp với Viện triển khai ngay việc lắp đặt các trạm quan sát động đất khu vực H.Bắc Trà My và lân cận.
Theo TS Minh, đoàn khảo sát đã tìm kiếm vị trí để lắp đặt 5 máy ghi động đất trong thời gian tới trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước mà Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt chủ trương. Trong đó, 1 trạm đặt tại Trà Đốc (trạm trung tâm ở khu vực gần đập), các trạm còn lại đặt tại Trà Giác, Trà Mai, Trà Bui và Tiên Lãnh.
Quang Duẩn

Chủ tịch huyện bị mất cắp hơn 700 triệu



21/09/2012 20:36:44
Công an huyện Đắk Song tỉnh Đăk Nông đang khẩn trương điều tra, truy bắt đối tượng đã đột nhập phòng ở của ông Phan Đình Hiến, Chủ tịch UBND huyện Đắk Song, lấy cắp một lượng lớn tiền mặt và ngoại tệ.

Theo báo cáo của ông Hiến với công an, sáng 20/9, ông Hiến phát hiện bị mất một chiếc cặp, trong cặp có 500 triệu đồng, 9.000USD cùng nhiều tài liệu, giấy tờ tùy thân. Phòng ở của ông Hiến nằm tại khu tập thể dành cho cán bộ, trong khuôn viên trụ sở làm việc của UBND huyện Đắk Song.

Theo Khampha.vn

Tân Chủ tịch 34 tuổi của Ngân hàng ACB



30 tuổi, Trần Hùng Huy đã là thành viên HĐQT trước những đồn đoán được "trải thảm đỏ". 4 năm sau, đúng lúc Ngân hàng Á Châu gặp sóng gió, Huy nhận chức chủ tịch với tâm thế bước ra khỏi chiếc bóng lớn của cha mình.
Chủ tịch ACB Trần Xuân Giá từ nhiệm
Ông Lý Xuân Hải từ nhiệm tổng giám đốc ACB

Trần Hùng Huy - con trai nhà sáng lập ACB Trần Mộng Hùng - hiện nắm giữ khoảng 450 tỷ đồng cổ phiếu ACB.
Trần Hùng Huy - con trai nhà sáng lập ACB Trần Mộng Hùng - hiện nắm giữ khoảng 450 tỷ đồng cổ phiếu ACB.
Sinh năm 1978 trong một gia đình có truyền thống làm ngân hàng, Trần Hùng Huy lâu nay được giới tài chính xếp vào dạng con nhà nòi. Ông Trần Mộng Hùng bố Huy là banker kỳ cựu, một trong những nhà sáng lập ACB và được ví như linh hồn của ngân hàng. Mẹ anh, bà Đặng Thu Thủy, cũng làm việc tại ACB từ khi nhà băng mới thành lập và nắm nhiều chức vụ quan trọng. Hiện tại, bà Thủy giữ chức Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) ACB.
Bản thân Trần Hùng Huy được đào tạo bài bản và gắn bó với nghề ngân hàng chục năm nay. Anh tốt nghiệp cử nhân 3 chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài chính và kinh doanh quốc tế vào năm 2000. 2 năm sau, anh nhận bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Chapman, bang California (Mỹ). Đến năm 33 tuổi, Trần Hùng Huy lấy bằng Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Golden Gate, Mỹ.
Con trai nhà sáng lập Trần Mộng Hùng khởi nghiệp với vị trí chuyên viên nghiên cứu thị trường tại chính ACB từ năm 2002. Hai năm sau, anh lên làm Giám đốc Marketing của ACB. Ở tuổi 30, anh đã là thành viên HĐQT và tiếp tục trở thành Phó tổng giám đốc ngân hàng lúc bước sang tuổi 32.
Trong danh mục tài sản, Trần Hùng Huy cùng những người thân trong gia đình cũng nắm giữ lượng lớn cổ phần Ngân hàng ACB. Trong đó, Hùng Huy nắm cổ phần nhiều hơn cả ông Trần Mộng Hùng và bà Đặng Thu Thủy. Các thành viên còn lại trong gia đình Trần Hùng Huy cũng sở hữu nhiều cổ phiếu của ACB như: Chị gái Trần Đặng Thu Thảo, chú Trần Phú Mỹ, cô Trần Tuyết Nga.
Khi thị trường chứng khoán ở đỉnh cao năm 2007, cũng là lúc giá trị cổ phiếu ACB mà Hùng Huy cùng gia đình nắm giữ lên đến gần 4.700 tỷ đồng, tăng gần gấp 2,5 lần năm liền trước. Riêng số cổ phiếu do anh đứng tên năm đó có giá gần 1.370 tỷ đồng, còn của cha Trần Mộng Hùng là 1.130 tỷ đồng.
Bà Đặng Thu Thủy, Phó chủ tịch ACB tại một điểm giao dịch của ngân hàng trong những ngày sóng gió vừa qua.
Phó chủ tịch ACB Đặng Thu Thủy (thứ hai từ trái qua), tại một điểm giao dịch của ngân hàng trong những ngày sóng gió vừa qua. Nguồn: Facebook
Theo một lãnh đạo của ACB, kể từ khi sở hữu cổ phiếu ACB đến nay, Trần Hùng Huy chưa từng mua thêm hay bán bớt. Do thị trường biến động, tài sản của anh trên sàn chứng khoán giảm xuống còn gần 500 tỷ vào năm 2008. Từ cuối năm 2010 đến cuối năm 2011, tổng tài sản của Trần Hùng Huy trên sàn chứng khoán giảm từ 750 tỷ xuống còn khoảng 620 tỷ đồng.
Báo cáo thường niên và các thông tin đã công bố cho thấy, hiện nay, cá nhân Hùng Huy có hơn 28,7 triệu cổ phiếu ACB, trị giá hơn 450 tỷ đồng, chiếm 3,07% vốn điều lệ ngân hàng. Theo cáo bạch năm 2010, bố mẹ cùng những người thân khác trong gia đình anh cũng sở hữu hơn 35,8 triệu cổ phiếu của Ngân hàng ACB, tương ứng với giá trị khoảng 588 tỷ đồng.
Ít ai ngờ, HĐQT ACB lại chọn thành viên trẻ tuổi nhất lên làm tân Chủ tịch đúng vào thời điểm ngân hàng này vừa trải qua thời kỳ sóng gió nhất. Tiết lộ với VnExpress.net về nguyên nhân lựa chọn Trần Hùng Huy - người trẻ tuổi nhất trong HĐQT ACB - làm Chủ tịch thay vì một nhân vật có thâm niên hơn, lãnh đạo ACB cho biết đây là sự lựa chọn "hợp tình và hợp lý nhất".
Sau khi nguyên Chủ tịch HĐQT Trần Xuân Giá và 2 phó Chủ tịch HĐQT Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang từ nhiệm, HĐQT của ACB còn 7 người. Ngoài 3 thành viên là người nước ngoài không được làm Chủ tịch HĐQT theo quy định, chỉ còn 4 nhân vật là ông Lương Văn Tự, ông Huỳnh Quang Tuấn, bà Đặng Thu Thủy (vợ ông Trần Mộng Hùng - người sáng lập ACB) và ông Trần Hùng Huy. Theo giải thích của đại diện ACB, chỉ có Trần Hùng Huy là người thích hợp nhất.
"Ban đầu HĐQT cũng định bầu ông Lương Văn Tự nhưng bản thân ông Tự từ chối vì cho rằng đã lớn tuổi. Hơn nữa, ông Tự nguyên là Trưởng Đoàn đàm phán WTO nên chủ yếu quản lý về mặt vĩ mô nhiều hơn. Các thành viên còn lại cũng từ chối", một lãnh đạo cấp cao trong ban điều hành ACB giải thích.
Tân chủ tịch Trần Hùng Huy chụp ảnh cùng các nhân viên ACB. Ảnh: FB.
Tân chủ tịch Trần Hùng Huy chụp ảnh cùng các nhân viên ACB. Nguồn: Facebook
"Huy là người đã gắn bó khá lâu với ngân hàng. Hơn nữa anh lại có mối quan hệ mật thiết cha - con với người sáng lập ra ACB là ông Trần Mộng Hùng. Bản thân mẹ của Hùng là bà Đặng Thu Thủy cũng gắn bó lâu năm với ACB. Hơn nữa, không chỉ có học vị tiến sĩ ở nước ngoài mà Trần Hùng Huy từng kinh qua công việc ở chính ACB nên HĐQT quyết định chọn như một biểu tượng của Ngân hàng ACB mới hiện đại", ông Nguyễn Thanh Toại - phó Tổng giám đốc ACB, người đáng tuổi cha chú của tân chủ tịch HĐQT nói.
Trả lời VnExpress.net về những lo ngại về câu chuyện "cha truyền con nối" tại ACB, ông Toại lại cho rằng chính việc có gắn bó máu thịt với cha Trần Mộng Hùng - người sáng lập ngân hàng - là một trong những lý do khiến Trần Hùng Huy được lựa chọn. Theo ông, dù mọi người có thể bàn tán về việc "cha truyền con nối" nhưng câu chuyện này cũng có hai mặt. "Nếu cũng là cha truyền con nối mà năng lực kém thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Ngược lại, nếu họ hội tụ đầy đủ những yếu tố của một nhà quản lý hiện đại thì lại mang một giá trị cộng hưởng lớn cho ngân hàng", ông Toại giải thích và tin rằng, với năng lực của mình, Trần Hùng Huy sẽ không làm nguy hại đến những gì cha mẹ đã gây dựng.
>> Xem thêmSếp 8x điều hành doanh nghiệp nghìn tỷ
Thanh Lan - Tường Vi

VIDEO - Công An xô xát cưỡng chế thôn Hà Khê, xã Vân Hà, huyện Đông Anh Xem tin nguồn: http://www.ttxva.org/video-cong-an-xo-xat-cuong-che-thon-ha-khe-xa-van-ha-huyen-dong-anh/#ixzz279AV0PEA Follow us: thongtanxavanganh on Facebook



Theo tin tức cộng tác viên TTXVA nhận được tại thôn Hà Khê- xã Vân Hà- huyện Đông Anh, UBND huyện đã nhiều lần đưa thanh tra xây dựng cùng công an đến thôn để phá lều trại của bà con dựng lên để giữ đất ruộng, chống lệnh cưỡng chế.
Đất ruộng của nông dân bị thu hồi cho một dự án Khu công nghiệp nhỏ với chủ đầy tư là huyện Đông Anh theo sự bảo trợ của Phó chủ tịch UBND TP HÀ NỘI- Vũ Hồng Khanh.
Dự án theo nông dân phản ánh có nhiều sai phạm và đã đưa đơn khiếu kiện phản đối.
Video ghi lại cảnh công an xã sô sát với người dân .Gây bức xúc trong nhân dân xã Vân hà Đông anh Hà Nội.


Cầu sập, cả trăm học sinh TP HCM phải 'lụy' đò



Ba ngày qua, cây cầu duy nhất nối 2 ấp ở xã Bình Khánh (TP HCM) bị sà lan đâm sập khiến người dân và học sinh đi lại hết sức khó khăn. Cả trăm học sinh và người dân ngày ngày phải đi đò qua sông.

khoảng 19h ngày 18/9, chiếc sà lan chở cát do tài công Nguyễn Văn Khởi (32 tuổi, ngụ Trà Vinh) lái đi từ Miền Tây lên TP HCM đã đâm sập hai nhịp cầu Kho Lúa nối giữa hai ấp Bình Trường và Bình Lợi (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP HCM).
19h ngày 18/9, sà lan chở cát do tài công Nguyễn Văn Khởi (32 tuổi, ở Trà Vinh) lái từ miền Tây lên TP HCM đã đâm sập hai nhịp cầu Kho Lúa nối ấp Bình Trường và Bình Lợi (xã Bình Khánh, Cần Giờ, TP HCM).
Rất may thời điểm tai nạn xảy ra không có người trên cầu nên không gây thương vong. Hai nhịp cầu bị sà lan đâm sập, một nhịp đã rơi xuống sông, nhịp còn lại bị sà lan đội lên.
Thời điểm xảy ra tai nạn không có người trên cầu nên không gây thương vong. Hai nhịp cầu bị sà lan đâm sập, một nhịp đã rơi xuống sông...
Chiếc sà lan đâm sập đội một nhịp của cầu Kho Lúa bị tạm giữ tại hiện trường.
... nhịp còn lại bị sà lan đội hẳn lên và "thủ phạm" đang bị tạm giữ tại hiện trường.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, giao thông qua cầu bị cắt đứt. Hàng nghìn hộ dân từ bên ấp Bình Trường muốn qua xã để pha phà Bình Khánh về các quận khác TP HCM phải đi đường vòng xa hơn 30 phút.
Sau khi xảy ra sự cố, giao thông qua cầu bị cắt đứt. Hàng nghìn hộ dân từ bên ấp Bình Trường muốn qua xã để đi phà Bình Khánh về các quận khác của TP HCM phải đi đường vòng xa hơn 30 phút.
Ngay sau khi xảy ra vụ sập cầu Kho Lúa, hòng quản lý đô thị huyện Cần Giờ, cho biết trước mắt huyện cho mở một tuyến đò qua rạch này để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và các em học sinh.
Ba ngày qua, hàng trăm người dân và học sinh trong ấp Bình Trường đi lại hết sức khó khăn. Để giúp các học sinh đến trường, Phòng Quản lý đô thị huyện Cần Giờ đã cho mở một tuyến đò qua sông. Tuy nhiên việc qua lại đò gặp nhiều khó khăn, do đường xuống đò sình lầy và gập ghềnh. Các phụ huynh bỏ công ăn việc làm ra đầu cầu để đón con qua sông an toàn.
Tuy nhiên việc qua lại đò gặp nhiều khó khăn, do đường xuống đò sình lầy và gập ghềnh.
"Ngay từ khi cầu sập, chi phí cho việc đưa đón con đi học và đi lại của gia đình tăng rất nhiều. Có ngày chúng tôi mất 30.000 đến 40.000 ngàn đồng để đi đò và gửi xe máy", chị Hòa cho biết và mong mỏi chính quyền sớm làm cầu tạm.
Chủ đò Đặng Văn Tỏ cho biết, do nhu cầu đi lại lớn nên ông mới mở đò và mỗi lượt qua lại là 4.000 đồng nhưng chỉ người lớn còn học sinh là miễn phí.
Chủ đò Đặng Văn Tỏ cho biết, do nhu cầu đi lại lớn nên ông mới mở đò và lấy giá mỗi lượt qua lại là 4.000 đồng nhưng chỉ người lớn, còn học sinh miễn phí. Nhiều người dân than giá đắt, ông Tỏ ái ngại nên sáng 21/9 đã bỏ đò khiến nhiều người khốn đốn.
Các học sinh mỗi ngày đi học qua lại hai lần đều phải qua đò gặp nhiều vất vả.
Lo sợ tính mạng của người dân (nhất là học sinh) tự bơi sang sông, gia đình ông Tỏ lại nổ máy đò đưa người dân qua lại.
Đò chỉ chở người và hàng hóa nhẹ. Xe máy và các hàng hóa nặng người dân phải gửi lại hoặc đi đường vòng tốn nhiều thời gian hơn.
Đò chỉ chở người và hàng hóa nhẹ. Xe máy và các hàng hóa nặng người dân phải gửi lại hoặc đi đường vòng tốn nhiều thời gian hơn.
Tuy nhiên, trước mắt người dân muốn di chuyển qua lại rút ngắn thời gian phải lụy đò của nhà ông Tỏ.
Theo ông Võ Anh Kiệt, Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Cần Giờ, trước mắt huyện cho mở lại đường đê để người dân đi lại trong thời gian chờ cầu mới. Tuy nhiên, trước mắt người dân muốn di chuyển qua lại rút ngắn thời gian phải lụy đò của nhà ông Tỏ.
An Nhơn

Vĩnh Long: Công an bắn trọng thương 3 phụ nữ trong vụ cưỡng chế đất



Giải tỏa ngăn cản thi công, công an xã bắn 3 người bị thương

Mai Trâm (Thanhnien) - Sáng 20.9, lực lượng chức năng xã Mỹ Hòa, H.Bình Minh (Vĩnh Long) tổ chức căng dây thi công công trình tuyến đường từ trung tâm xã về Rạch Chanh, nhưng bị một số hộ dân đứng ra ngăn cản, dẫn đến xô xát. 

Trong lúc giằng co, người dân nghe tiếng súng nổ và cuộc xô xát dừng lại. Ba phụ nữ trúng đạn bị thương, gồm: Võ Thị Sang, Nguyễn Thị Loan và Nguyễn Thị Nhanh. Ngay sau đó, 3 người phụ nữ này được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long.

Trao đổi với PV Thanh Niên về vụ việc trên, ông Trương Văn LợtChủ tịch UBND xã Mỹ Hòa, cho biết: “sáng 20.9, xã huy động khoảng 50 người để vận động người dân và tổ chức bảo vệ lực lượng thi công căng dây công trình, nhưng gặp sự phản ứng dữ dội của một số người dân (chủ yếu là phụ nữ). Trong đó, có nhiều người chuẩn bị xăng, dao, cây tấn công lại và gây thương tích cho một công an viên. Khi đó, lực lượng làm nhiệm vụ đã cho bắn súng hơi ngạt, tước hung khí của những người quá khích. Trong lúc khống chế, lực lượng công an xã đã bắn 3 phát súng chỉ thiên; nhưng người dân vẫn tiếp tục tấn công lực lượng làm nhiệm vụ, buộc lực lượng công an xã nổ súng bắn vào nhóm người nói trên”. 

Nạn nhân bị thương nằm tại hiện trường vụ cưỡng chế - Ảnh: T.H 

Theo ông Lợt, công trình thi công tuyến đường từ trung tâm xã về đến Rạch Chanh, qua địa bàn 5 ấp, là công trình phúc lợi nhà nước và nhân dân cùng làm. Tuyến đường dài khoảng 6 km, có một cây cầu, tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỉ đồng. Qua vận động, người dân đã hiến 12 m đất chiều ngang; trong đó mặt đường 5,5 m, còn lại làm lề đường hai bên. Khi tuyến đường hoàn thành sẽ tạo thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa và đây là công trình hoàn toàn vì lợi ích chung của người dân. Trước khi triển khai dự án, xã đã tổ chức họp dân để xin ý kiến. Qua đó, có 276/290 hộ dân bị ảnh hưởng đồng ý hiến đất, cây trồng và vật kiến trúc, còn lại 14 hộ không đồng ý và yêu cầu bồi thường. Nhưng vì điều kiện khó khăn của địa phương, những trường hợp mất 50% đất mới được hỗ trợ. Địa phương đã hỗ trợ 4 căn nhà và 16 ngôi mộ bị ảnh hưởng bởi tuyến đường, phải di dời. Vì có trên 95% hộ đồng ý thì công trình không ngưng lại được. Trong quá trình phát quang cây trồng, căng dây đã xảy ra sự cố do 4/14 hộ không đồng ý hiến đất ngăn cản thi công... 

Chiều cùng ngày, ông Ngô Tùng DũngChánh văn phòng, kiêm người phát ngôn UBND H.Bình Minh, cho biết: “Huyện đã chỉ đạo UBND xã Mỹ Hòa và các ngành liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ toàn bộ vụ việc, báo cáo để có hướng xử lý theo quy định pháp luật. Trước mắt, UBND huyện chỉ đạo tạm ngưng thi công công trình này. Đây là công trình thực hiện theo chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm nên không có quyết định thu hồi đất, cũng không có phương án bồi thường. Chủ trương của địa phương là tiếp tục triển khai và vận động các hộ dân hiến đất”. 

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, UBND xã Mỹ Hòa đã tổ chức đoàn đến thăm hỏi, động viên những người bị thương cùng gia đình. Thông tin từ bệnh viện cho biết, đến 16 giờ cùng ngày, bà Nhanh đã được gắp ra 1 đầu đạn; bà Loan vẫn còn cấp cứu; bà Sang chuyển qua phòng hồi sức. 


http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120921/giai-toa-ngan-can-thi-cong-cong-an-xa-ban-3-nguoi-bi-thuong.aspx





Công an xã nổ súng làm 3 người bị thương

Chính quyền vận động dân giao đất làm đường nhưng không được nên hai bên xảy ra xô xát. Nhiều phát súng vang lên làm 3 phụ nữ bị thương.

Ngày 20/9, chính quyền, đoàn thể kết hợp với Công an xã Mỹ Hòa (Bình Minh, Vĩnh Long) vận động một hộ dân ở ấp Mỹ Thới 2 giao đất để làm đường giao thông thông thôn. Đất bị mất nhưng không được bồi thường nên dân ngăn cản không cho cơ giới vào thi công dẫn đến xô xát.

Người dân Mỹ Hòa (Bình Minh, Vĩnh Long) tưới xăng, đốt lửa ngăn cản thi công. Ảnh: Đ.X.

Trong lúc hỗn loạn, nhiều phát súng vang lên. Ba người bị thương được đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long cấp cứu là bà Nguyễn Thị Loan, Võ Thị Sang và Nguyễn Thị Nhanh. Đến chiều cùng ngày, bà Nhanh được phẫu thuật gắp ra khỏi chân trái một đầu đạn cao su.

Ông Trương Văn Lợt, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa cho biết lúc giao đất làm đường và bảo vệ thi công, người dân đã dùng hung khí ngăn cản, chém một công an xã là anh Nguyễn Văn Tâm bị thương. Vì vậy, anh này đã nổ súng bắn 3 phát chỉ thiên nhưng người dân tiếp tục manh động. Sau đó công an xã nổ súng tiếp làm 3 phụ nữ bị thương.

“Sự việc xảy ra ngoài ý muốn của địa phương. Chúng tôi đã cử đoàn đến bệnh viện để thăm hỏi, động viên những người bị thương trong cuộc ẩu đả. Đối với công an xã, nổ súng vào dân là ngoài chức năng cho phép”, ông Lợt cho biết thêm.

Theo ông Đoàn Văn Chính, súng công an xã sử dụng trong lúc xô xát với dân là công cụ hỗ trợ. Nói dứt lời, ông này tắt điện thoại với lý do đang chạy xe ngoài đường.

Một phụ nữ trúng đạn của công an xã Mỹ Hòa. Ảnh: Đ.X.

Trao đổi với Ngoisao.net, thượng tá Phan Ngọc Tín, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết đã đề nghị Công an huyện Bình Minh báo cáo vụ việc để có hướng xử lý theo pháp luật. Tuy nhiên, đến tối cùng ngày Công an tỉnh Vĩnh Long vẫn chưa nhận được phản hồi.

Theo thượng tá Dương Văn Đẹp (Trưởng Công an huyện Bình Minh), bộ phận nghiệp vụ đang xuống địa bàn xác minh, điều tra. Người đứng đầu công an huyện hẹn đến ngày 21/9 sẽ báo cáo kết quả xác minh ban đầu cho Công an tỉnh Vĩnh Long.

Theo ông Ngô Tùng Dũng, Chánh Văn phòng UBND huyện Bình Minh, sau khi xảy ra vụ việc, tuyến đường từ trung tâm xã Mỹ Hòa về Rạch Chanh dài khoảng 6 km được tạm ngừng thi công. Đây là dự án Nhà nước và nhân dân cùng làm nên chính quyền vận động người dân giao đất làm đường mà không bồi thường. Chủ trương của địa phương là tiếp tục vận động 14 hộ còn lại đồng ý hiến đất làm đường vì đã có 276 hộ chấp thuận.

Duy Khang