THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

14 October 2012

Đề nghị khai quật khẩn cấp 'kho cổ vật 500 năm'



Nhận định vụ ném đá vào cảnh sát là có tổ chức, thiếu tướng Lê Xuân Hòa, giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi đề xuất khẩn trương khai quật cổ vật ở vùng biển Bình Châu, nếu kéo dài người dân dễ manh động.
> Dân ném đá cảnh sát, ngăn khai thác 'cổ vật 500 năm'

Ngày 14/10, trước sự việc người dân ném đá vào lực lượng cảnh sát, ngăn cản khảo sát "kho cổ vật 500 năm" ở thôn Châu Thuận Biển, Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Nguyễn Minh chủ trì cuộc họp khẩn với chính quyền địa phương xã Bình Châu, thống nhất phương án khai quật khẩn cấp để bảo tồn cổ vật.
Ngư dân giả vờ tắm biển rồi đổ xô vào vùng cấm trục vớt cổ vật. Bị lực lượng cảnh sát bảo vệ nhắc nhở, ngăn chặn, họ ném đá làm bị thương nhiều chiến sĩ. Ảnh: Trí Tín.
Ngư dân giả vờ tắm biển rồi đổ xô vào vùng cấm trục vớt cổ vật. Bị lực lượng cảnh sát bảo vệ nhắc nhở, ngăn chặn, họ ném đá làm bị thương nhiều chiến sĩ. Ảnh: Trí Tín.
Theo thiếu tướng Hòa, hành động người dân ném đá vào lực lượng bảo vệ hôm qua (13/10) là có tổ chức, đã chuẩn bị từ trước. Khoảng 60 người giả vờ tắm biển rồi áp sát tàu của đơn vị được thuê khảo sát cổ vật và xông vào lặn cổ vật. Khi lực lượng công an vãn hồi trật tự, bắt kẻ quá khích thì nhiều người dân lại ném đá tới tấp, giải cứu người bị bắt khiến 7 chiến sỹ công an bị thương. Căn cứ vào băng ghi hình, Công an Quảng Ngãi sẽ phân loại, phân tích từng hành vi cụ thể để xử lý.
"Hành động hủy hoại tài sản nhà nước, tấn công cảnh sát là có dấu hiệu hình sự. Chúng tôi mong người dân thấy sai thì phải sửa, sớm ra đầu thú với chính quyền sẽ hưởng được sự khoan hồng của pháp luật”, thiếu tướng Hòa nhấn mạnh.
Kết luận cuộc họp, Phó bí thư Nguyễn Minh nhấn mạnh, việc khai quật và mang cổ vật từ dưới biển lên bờ không hề đơn giản. Lo nhất là trong quá trình khai quật dễ xảy ra tình trạng cướp cổ vật.
Ông Minh thẳng thắn, khi xảy ra sự việc thì không thấy bóng dáng các hội đoàn thể ở cơ sở, vì ngại đụng chạm, sợ mất lòng "và quan trọng hơn là thiếu trách nhiệm". Thời gian tới các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tiếp tục vận động, tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu "kho cổ vật" này là di sản văn hóa quốc gia, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Trong khi chờ đợi cơ quan chức năng tiến hành khai quật
Trong khi chờ đợi cơ quan chức năng tiến hành khai quật "kho cổ vật", hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, biên phòng dựng lều dã chiến ngay trên bờ biển và trên tàu thuyền, ca nô để bảo vệ ví trí con tàu đắm chứa cổ vật ở vùng biển Bình Châu. Ảnh: Trí Tín.
Trao đổi với VnExpress, TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi cho biết, việc khảo sát con tàu đắm chứa cổ vật ở vùng biển Bình Châu đã tạm dừng vì không đảm bảo an toàn, an ninh. Tuy nhiên, theo TS Khôi, đoàn công tác đã có kết quả khảo sát bước đầu, tạm tính toán được về kích cỡ và trữ lượng cổ vật bên trong con tàu đắm.
"Qua khảo sát bước đầu, chúng tôi đã xác định được bề ngang con tàu cổ rộng gần 5 mét và đã lấy một số mẫu để phân tích, đánh giá trữ lượng. Đây là con tàu cổ có kích cỡ khá lớn, thời gian qua ngư dân chỉ lặn lấy đi một ít cổ vật chứ chưa nhiều", TS Khôi nói.
Các cơ quan chức năng đang tổng hợp các thông số, dữ liệu cơ bản về chiếc tàu chứa cổ vật để bổ sung vào phương án khai quật trình Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch thẩm định theo tình trạng khai quật khẩn cấp. Đơn vị khảo sát cũng đã chụp lồng sắt lên vị trí con tàu chứa cổ vật để tránh bị trục vớt trộm gây thất thoát. Dự kiến thời gian khai quật "kho cổ vật" này khoảng trong 3 tháng.
Trong khi chờ đợi khai quật, hàng trăm cán bộ chiến sĩ công an, biên phòng vẫn ngày đêm túc trực cả trên bờ lẫn các phương tiện tàu thuyền, ca nô ngoài biển đề phòng ngư dân lại đổ xô vào vùng cấm trục vớt cổ vật.
Trí Tín

LÊ ANH HÙNG TỐ CÁO!




Theo quanlambao 

Xây khu giải trí casino 4 tỷ USD tại Phong Nha-Kẻ Bàng

Dự án xây dựng khu vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế, gồm: Khu Casino, khách sạn và thành phố trên núi, khu du lịch giải trí ngoài trời, khai thác hệ thống hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng.
UBND tỉnh Quảng Bình vừa ký văn bản ghi nhớ với Công ty kế hoạch - đầu tư Zeta (Hàn Quốc) về việc đầu tư Dự án Khu vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế tại Phong Nha - Kẻ Bàng, với tổng số vốn 4 tỷ USD.

Theo đó, Dự án xây dựng Khu vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế, gồm: Khu Casino, khu khách sạn và thành phố trên núi, khu du lịch giải trí ngoài trời, khai thác hệ thống hang động trong lòng Phong Nha - Kẻ Bàng, đặc biệt là hang động lớn nhất thế giới hang Sơn Đoòng.

Sau khi ký văn bản ghi nhớ, tỉnh Quảng Bình đã chọn thôn Trằm, xã Sơn Trạch và thôn Chày Lập, xã Phúc Trạch (huyện Bố Trạch) để phía Cty Zeta khảo sát, xem xét điều kiện cho việc thực hiện đầu tư dự án.

Theo Dân Trí

Lưu ban vì không học thêm , mua đề thi bằng sex(XHCN)



hững bê bối nhức nhối trong môi trường trồng người.
Thanh Hóa: Học sinh bị lưu ban vì không đi học hè
Những ngày qua, dư luận tại Thanh Hóa đang bức xúc trước thông tin học sinh Trường THCS Hoằng Hà (huyện Hoằng Hóa) không được lên lớp vì dám “trái lệnh” của trường là không đi học thêm hè.
Theo phản ánh của các bậc phụ huynh thì cuối năm học, giáo viên (GV) thông báo việc học hè là tự nguyện nhưng nhà trường vẫn ép 100% học sinh (HS) đi học. Nếu em nào không đi sẽ không được lên lớp vì “đó là quy định của Phòng”.

Cô Phạm Thị Tráng, Hiệu phó Trường THCS Hoằng Hà (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa).
Trước sự việc trên, ngày 10/9, Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa đã có quyết định 1959/QĐ-UBND về việc tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Hoài Mơ – hiệu trưởng Trường THCS Hoằng Hà, để xác minh, làm rõ việc tổ chức dạy thêm trong dịp hè.
Thầy dạy văn “quan hệ” với nữ sinh hứa tiết lộ đề thi
Công an huyện Phú Tân (Cà Mau) đã tiến hành bắt tạm giam đối với Phạm Thái Tây (30 tuổi), giáo viên dạy văn Trường THPT Phú Tân để điều tra làm rõ hành vi cưỡng dâm. Thầy giáo Tây thừa nhận nhiều lần quan hệ với một nữ sinh ngay tại phòng trọ của mình rồi hứa sẽ nâng điểm và cho tiền nữ sinh này.

Ảnh minh họa
Nạn nhân là em B. (18 tuổi, ngụ tại Cái Đôi Vàm, Phú Tân), học sinh lớp 11 của trường do thầy Tây trực tiếp giảng dạy. Vụ việc vỡ lở khi mẹ của B. phát hiện con gái mình ở trong phòng trọ của thầy giáo Tây nên đã làm đơn tố cáo. Tại cơ quan điều tra, thầy Tây thừa nhận quan hệ với nữ sinh B. 2 lần. Sau mỗi lần “vui vẻ” thầy giáo này đều hứa sẽ tiết lộ đề thi, nâng điểm và cho nữ sinh này 500-700 nghìn đồng.
Nữ sinh nhắn thầy dạy thêm mua bao cao su
Đây là câu chuyện khiến người dân Đồng Xoài, Bình Phước vô cùng bất ngờ. Thầy giáo trên là Phạm Văn Quý (SN 1980, GV môn toán, Trường THPT chuyên Quang Trung, tỉnh Bình Phước.
Từ tháng 2/2012, để chuẩn bị kiến thức thi tuyển vào Trường THPT chuyên Quang Trung, cha mẹ em N.T.T.T. (15 tuổi, trú tại phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài), đã thuê thầy Quý về dạy kèm môn toán tại nhà cho T. Trong quá trình dạy học giữa Quý và em T. nảy sinh tình cảm. Quý và em T. đã có nhiều lần quan hệ tình dục.
Thậm chí, gia đình nữ sinh T. còn đọc được nhiều tin nhắn tình cảm giữa nữ sinh này và thầy Quý trong điện thoại của T. Trong số đó, có một tin nhắn gửi đi với nội dung: ‘T ơi! Nhớ mua bao cao su cho em nha… Em nhớ T lắm rồi…”

Việt kiều lảnh họa sau khi về nước tìm dịch vụ thẩm mỹ rẽ tiền



 
 Hiện nay, công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ với đủ các “chiêu trò” đã trở nên khá quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Từ hàm răng, mái tóc…đến những bộ phận “nhạy cảm” nhất của con người đều có thể phẫu thuật thẩm mỹ để biến đổi như ý muốn. Bên cạnh mặt tích cực, không ít người thiếu may mắn đã phải sống dở, chết dở vì những tai nạn hi hữu khi làm đẹp.

Rước họa vì đi thẩm mỹ
 

Người xưa có câu “hàm răng mái tóc là góc con người” nên việc người dân sẵn sàng chi tiền đi thẩm mỹ để có một hàm răng như ý không còn là điều hiếm gặp. Người chi ít thì từ vài triệu đồng, người chi nhiều thì con số có thể lên tới cả trăm triệu đồng, bù lại nếu thành công thì kết quả sẽ được như…mơ.

Phiên tòa xét xử vụ kiện giữa nguyên đơn là anh Đàm Thảo (42 tuổi, Việt kiều Mỹ) và bị đơn là một bác sĩ nha khoa liên quan đến việc đòi bồi thường 28 cái răng bọc sứ diễn ra cách đây khá lâu, dù vậy mỗi khi nhắc đến người nghe đều không thể quên được bức xúc của anh với những tình huống bi hài.
Đầu năm 2011, anh Thảo từ Mỹ trở về nước với ý định tìm bác sĩ nha khoa có uy tín để chữa răng cho mình, do ở trong nước có nhiều cơ sở có uy tín mà giá thành lại rẻ hơn so với ở nước ngoài.
 
Anh Đàm Thảo bức xúc trình bày sau phiên tòa.
 
Anh cho biết, ngày 12/2/2011, anh đến phòng khám của bác sĩ Trần Xuân Thắng. Tại đây, hai bên thỏa thuận bác sĩ Thắng sẽ chữa trị bọc sứ 28 cái răng cho anh trong vòng 7 ngày với số tiền tổng cộng là 80 triệu đồng.
Hai bên thỏa thuận xong, anh đã giao tiền nhưng sau đó bác sĩ Thắng không trực tiếp chữa trị mà giao cho nhân viên của phòng khám.

Gần một tháng trôi qua, người nhân viên phòng khám mới chỉ bọc cho anh được 20 cái răng bằng sứ nhưng số răng này cũng không khớp với kích cỡ chân răng của anh nên gây ra đau nhức. Không chịu nổi những cơn đau, anh yêu cầu người nhân viên tháo ra hết sau đó mới gắn lại toàn bộ 28 cái.
Thật oái oăm khi vừa gắn xong 28 cái răng lần thứ hai thì đâu lại vào đó, những cơn đau buốt khủng khiếp khắp vùng đầu, vùng mặt lại xuất hiện. 

Sau nhiều lần quay lại phòng khám đề nghị chỉnh sửa nhưng không gặp được bác sĩ Thắng nên anh buộc phải đến một phòng khám nha khác để chỉnh sửa để chấm dứt những cơn đau. Bức xúc vì mất cả trăm triệu đồng mà không được như ý, lại phải chịu đau đớn, anh đã làm đơn khởi kiện bác sĩ ra tòa đòi bồi thường.

Nâng ngực mất luôn núm vú

Trường hợp của anh Thảo không phải ngoại lệ. Cũng là nạn nhân do phẫu thuật thẩm mỹ, chị L. (Việt kiều Mỹ) còn phải trải qua cả sự đau đớn về thể xác lẫn tinh thần.
Cuối năm 2007, do có nhu cầu thẩm mỹ ngực, chị lên mạng tìm kiếm bác sĩ thẩm mỹ thì bắt gặp trang web của mỹ viện do bác sĩ H. làm chủ quảng cáo bác sĩ này có chuyên môn cao, trên 25 năm kinh nghiệm.
Phẫu thuật thẩm mỹ, bệnh nhân phải trải qua những đau đớn nhưng không phải ca phẫu thuật nào cũng thành công như ý muốn.
 
Ngay lập tức, chị L. liên hệ trình bày nguyện vọng muốn bác sĩ H. phẫu thuật, mổ lấy túi ngực cũ ra, thu nhỏ ngực lại sau đó bỏ túi nhỏ vào, không được đụng chạm đến núm vú.
Bác sĩ H. đồng ý với khoản chi phí 2.000 USD, chưa kể khoản bồi dưỡng cho nhân viên phụ mổ. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật ít ngày, chị L. không thấy bộ ngực mình đẹp hơn trước mà còn tệ hơn rất nhiều, núm vú bên phải sưng tấy và đen như mực.

Gần nửa tháng trôi qua vết mổ không lành mà trở nên bung bét, hở hết phần vừa cắt chỉ, thậm chí nhìn thấy cả túi nước đặt bên trong.
Sau khi mổ lại lần hai, vết mổ vẫn hở và chảy nước nên đành phải lấy túi nước ra. Sau thời gian dài nằm viện, chị L. trở lại Mỹ với bộ ngực phẳng lỳ, chằng chịt những vết sẹo, núm vú bên phải tự rơi ra, xếp loại tỷ lệ thương tật 16%.

Quá phẫn nộ trước sự thất bại của ca phẫu thuật dẫn đến những thiệt thòi về thể chất và đời sống tinh thần của mình, cuối năm 2008, chị L. quay lại Việt Nam đề nghị bác sĩ H. bồi thường.
Không được chấp nhận nên sau đó chị khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường 330 triệu đồng gồm tiền thuốc men điều trị, tổn thất tinh thần, chi phí đi lại...

TIN TỪ ĐÀI MỸ: THỦ TƯỚNG DŨNG ĐÃ BỊ MẤT GHẾ THỦ TƯỚNG!



Quanlambao - Cu đen xin thông báo để toàn thể nhân dân Việt Nam yêu nước được biết: Cách đây một giờ đồng hồ chính thức Đài truyền hình tại Hoa Kỳ đã loan báo tin: Thủ Tướng đã chính thức bị Hội Nghị Trung Ướng 6 bỏ phiếu đề nghị kỷ luật Đảng và đề nghị Cách chức Thủ Tướng!

Như vậy tin trong nước và ở nước ngoài dường như đã trùng khớp với nhau!

Song đồng thời Cu đen cũng nhận được thông tin có rất nhiều khả năng Nguyễn Tấn Dũng cùng bè lũ Nguyễn Văn Hưởng, Tô Lâm, Trần Việt Tân và Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã tung các ngón đòn bẩn thỉu, ghê rợn, tàn ác nhằm thay đổi kết quả bầu phiếu để lật lại thế cờ! 


Có lẽ giới Lãnh đạo Hải Phòng cũng đã được nếm mùi gian lận phiếu trong đợt bầu cử Quốc Hội khoá 13: Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạt chưa đầy 70% dù gần như tất cả các tổ bầu cử đã có công an đứng bên cạnh nhắc nhở "Phải bỏ phiếu cho Thủ Tướng"! Không hài lòng với kết quả đã bầu, trực tiếp Nguyễn Tấn Dũng đã buộc giới lãnh đạo Hải Phòng phải kiểm phiếu đi, kiểm phiếu lại 2 NGÀY ĐÊM cho đến khi đã có kết quả cả nước rồi thì nâng tỷ lệ của mình lên cao nhât cả nước!

Do vậy, việc gian lận nếu có xảy ra tại Hội Nghị TƯ 6 - Quyết định sinh mệnh của toàn thể bè lũ bó già này sẽ là điều rất dễ hiểu!


Thậm chí  cả Phương án đảo chính với sự hậu thuẫn của Trung Nam Hải cũng đang được thầy trò Nguyễn Tấn Dũng khẩn trương chuẩn bị! 

Cu đen sẽ tiếp tục theo dõi, cập nhật tin tức đến bài con trong nước, mong rằng các bậc lão thành cách mạng, các Cựu chiến binh, các Tướng Lĩnh đã đổ xương máu vì Tổ Quốc Việt Nam cùng đông đảo lực lượng mọi tầng lớp nhân dân: Trí thức, công, nông, học sinh, công chức, .... hãy hướng về Hà Nội theo dõi, giám sát việc thực thi kết quả bỏ phiếu của Hội Nghị Trung Ương 6 và của Bộ Chính Trị vì một tương lai tương sáng cho Dân tộc Việt Nam ta! 

Cu đen  - Quan làm báo

Ém nhẹm thông tin vỡ đập thủy điện


Trước những thông tin trái chiều, mù mờ về sự cố vỡ đập thủy điện Đakrông 3 (xã Tà Long, H.Đakrông, Quảng Trị), sáng 13.10, đoàn công tác của UBND tỉnh Quảng Trị cùng các cơ quan chức năng đã có chuyến kiểm tra thực tế và làm việc với Công ty CP thủy điện Trường Sơn - chủ đầu tư (CĐT) Nhà máy thủy điện Đakrông 3…

Công trình thủy điện Đakrông 3 được xây dựng từ tháng 8.2010, gồm 2 tổ máy phát, công suất lắp đặt 4 MW/tổ máy. Nhà máy vừa đóng điện, hòa vào điện lưới quốc gia từ cuối tháng 9.2012.
Sau nhiều ngày trì hoãn, ém nhẹm thông tin, cuối cùng lãnh đạo Công ty CP thủy điện Trường Sơn mới đưa ra báo cáo rằng vào khoảng 7 giờ ngày 7.10, 2 khoang tràn (ngang 20 m, cao 6 m) bên trên của đập chính nhà máy đã bị vỡ. Nguyên nhân tạm thời (theo CĐT) là do công trình đang trong quá trình thi công hoàn thiện, kết hợp với việc tích nước lòng hồ để thử tải tổ máy và mưa lũ lớn làm cho đập chắn của công trình thủy điện Đakrông 3 bị vỡ. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 20 tỉ đồng. Tại hiện trường, đến sáng 13.10, những mảng bê tông nứt toác nằm ngổn ngang, nước vẫn chảy xối xả từ phía trên xuống dưới thân đập rồi đổ về hạ lưu. Chưa có dấu hiệu nào của việc sửa chữa, khắc phục…
Bà Hồ Thị Hoa, Phó chủ tịch xã Tà Long, cho biết dù chưa hoàn tất đền bù giải phóng mặt bằng nhưng nhà máy đã tích nước lòng hồ nên một số diện tích lúa, sắn chưa thu hoạch của 13 hộ dân tổ 5 (thôn Pa Hy) bị ngập. Sau khi đập vỡ, hàng chục tấn sắn và một số hoa màu bên sông của dân bị cuốn trôi. Cùng cảnh ngộ, tại xã Đakrông (hạ lưu của Nhà máy thủy điện Đakrông 3), nước đã cuốn trôi hàng chục tấn lương thực, hoa màu vừa thu hoạch của người dân…
Bức xúc trước cách hành xử của CĐT, ngay trong buổi làm việc, ông Phạm Văn Hùng, Phó chủ tịch UBND H.Đakrông gay gắt nói: “Sự cố xảy ra rồi các anh không báo cáo với huyện mà còn nói dối. Tôi đi kiểm tra các anh không cho vào, sau đó cả Bí thư Huyện ủy đến các anh cũng cho bảo vệ ra xua đi nên chúng tôi chỉ có thể nắm tình hình từ bên ngoài. Tôi không hiểu các anh giấu để làm gì? Chưa hết, các anh chưa đền bù, giải phóng mặt bằng, chưa thống nhất với chính quyền huyện, xã thì các anh lấy cớ gì để thông báo ngăn dòng rồi xảy ra sự cố…?”.
Ém nhẹm thông tin vỡ đập thủy điện
Vị trí vỡ đập thủy điện Đakrông 3 (ảnh chụp sáng 13.10) - Ảnh: Hoài Đức
Nêu ý kiến về phương án tháo gỡ, ông Trần Anh Tuấn, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị nói: “Việc đền bù và đưa dân ở vùng thượng lưu của đập ra khỏi vùng bị ảnh hưởng của nhà máy là ưu tiên số một nên CĐT phải khẩn trương cùng với huyện, xã kiểm kê, áp giá và thực hiện ngay… Riêng người dân ở phía hạ lưu thuộc 2 xã Đakrông và Tà Long bị thiệt hại lương thực, hoa màu do sự cố vỡ đập thì phía CĐT cũng phải có thỏa thuận. Tiếp theo, nhà máy phải rà soát lại quy trình vận hành hồ đập đã đúng chưa, song song với đó phải lập phương án để đảm bảo an toàn phòng chống lụt bão ngay trong năm 2012 này”.
Nguyễn Phúc

Tàu cá bị đâm chìm, 5 người kẹt trong cabin

Chiều 13.10, Bộ đội biên phòng (BP) tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo các đồn BP trong tỉnh thông báo và kêu gọi các tàu thuyền của ngư dân đang hoạt động trên biển gần khu vực đảo Hòn Khoai (Cà Mau) hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn một tàu đánh cá của Kiên Giang bị một tàu chở hàng của nước ngoài (chưa rõ quốc tịch) đâm chìm.
Sáng cùng ngày, Đồn BP Cái Đôi Vàm (Cà Mau) nhận được điện thoại của ông Lưu Văn Tiết (48 tuổi, ngụ TP.Rạch Giá, Kiên Giang) trình báo: Vào đêm 12 rạng sáng 13.10, tàu đánh cá của bà Huỳnh Thị Măng (ngụ cùng địa chỉ), do thuyền trưởng tên Thọ quản lý, trên tàu có 14 người; khi đang hoạt động trên vùng biển cách đảo Hòn Khoai khoảng 35 hải lý về hướng tây nam thì bị một tàu chở hàng loại lớn của nước ngoài đâm chìm. Ngay sau đó, một tàu đánh cá của ngư dân Cái Đôi Vàm phát hiện, đến cứu vớt được 9 người, còn 5 người bị kẹt trong cabin, chìm theo tàu.
Bộ Chỉ huy bộ đội BP tỉnh đã điều 2 tàu cứu hộ và 20 cán bộ, chiến sĩ ra vị trí tàu chìm để tổ chức tìm kiếm, cứu nạn.
Anh Vy

Đập Dak Rông vỡ sau 15 ngày hoạt động



Đập thủy điện Dak Rông bị vỡ sau 15 ngày hòa vào mạng lưới điện quốc gia.
Tin từ Đài tiếng nói Việt Nam ngày hôm nay cho biết đập thủy điện Dak Rông thuộc tỉnh Quảng Trị đã bị vỡ khoảng 30 mét sau đợt mưa lũ vào ngày 7 tháng 10 vừa qua.
Nước từ chỗ vỡ tràn xuống vùng hạ lưu gây thiệt hại nghiêm trọng cho cư dân các xã Tà Rông, Dak Rông.
Nhà máy thủy điện này được nhà nước nghiệm thu trước đó nửa tháng với kết quả an toàn và đã khánh thành mạng lưới điện có công suất 8MW này. Công trình Dak Rông được xây dựng trong vòng hai năm nhưng việc vỡ đập đã gây lo ngại cho dư luận vì chỉ sau 15 ngày hoạt động mà đã xảy ra sự cố khi cơn lũ vừa qua được biết là không mạnh lắm.
Người dân và cán bộ trong vùng tố cáo thợ xây dựng con đập đã công khai lấy cát từ dưới lòng sông để trộn với cement xây dựng con đập này.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Ngân hàng Trung Quốc mở văn phòng tại Hà Nội



Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc được phép mở văn phòng đại diện hoạt động tại Hà Nội.
Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ông Nguyễn Văn Bình vừa ký quyết định cho phép Ngân hàng Nông Nghiệp Trung Quốc (Agricultural Bank of China Limited) được chính thức hoạt động tại Việt Nam. Văn phòng đại diện chính của ngân hàng này đặt tại Hà Nội.
Trong giấy phép có quy định cho phép ngân hàng này hoạt động trong các chức năng đại diện liên lạc và nghiên cứu thị trường, xúc tiến các dự án đầu tư tại Việt Nam, thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng thỏa thuận được ký giữa ngân hàng này và các tổ chức tín dụng cũng như các doanh nghiệp Việt Nam.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved

Hiện trạng nhân quyền Việt Nam - Phải làm gì?



2012-10-13
Mặc cho bao nhiêu lời kêu gọi, bao nhiêu áp lực từ quốc tế, Việt Nam vẫn liên tục đàn áp mọi quyền tự do của người dân trong nước. Quốc tế phải giải quyết vấn đề này ra sao? Đài RFA đặt câu hỏi này với Phó giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch, ông Phil Robertson, trong cuộc phỏng vấn sau đây.
RFA photo
Phil Robertson và Việt-Long
Việt-Long: Ông nhận thấy tình trạng nhân quyền tại Việt Nam nay ra sao sau khá nhiều những thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế về việc cải tiến nhân quyền tại nơi đó?
Phil Robertson: Thật không may chúng tôi phải nói chính quyền Việt Nam đã làm cho tình trạng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay suy thoái rất trầm trọng trong hai năm qua. Chúng ta thấy toà án Việt Nam càng ngày xử càng nhiều những bloggers, những người dân phản đối chính quyền chiếm đất đai nhà cửa của họ, và những tín đồ tôn giáo. Nói chung là chính quyền đàn áp quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do hội họp của rất nhiều người thuộc mọi giới. Chính quyền Việt Nam đã tỏ ra rất mạnh mẽ trong việc sách nhiễu những người hoạt động và bất đồng chính kiến, không phải chỉ riêng những cá nhân đó mà còn cả gia đình họ cùng những người liên hệ, như gây sức ép với thân nhân, với chủ nhà chủ đất, cả chủ công ty nơi họ làm việc, để tăng cường tối đa áp lực làm im tiếng những người dám nói những lời chống đối chính phủ. Bản án mới nhất bỏ tù ba nhà báo tự do Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải với những bản án mà nặng nhất là 12 năm, chỉ vì phổ biến ý kiến cá nhân trên internet. Đó là những hành vi đáng lẽ không thể bị đem truy tố, đừng nói phải bị án nặng nề như vậy.
Việt-LongÔng nghĩ vì sao nhà cầm quyền Việt Nam tai ngơ mắt lấp trước mọi lời kêu gọi và lên án của cộng đồng quốc tế?

Phil Robertson: Trước hết vì chính quyền Hà Nội lo cho an ninh của chính họ, thứ nhì là không muốn chuyện tham nhũng của những người cao cấp nhất bị đem ra ánh sáng và bị coi là làm nguy hại cho nền kinh tế. Những chuyện xấu lại liên quan đến khả năng quản trị điều hành kém của những người ở cấp cao, liên quan đến những người lạm dụng quyền lực để lấy đất hay kinh doanh theo đường lối xâm phạm quyền sử dụng hay cư trú trên mảnh đất cố hữu của người dân, rồi những nạn nhân đó đã bị quyền lực cấp cao buộc họ im tiếng.

Việt-LongChính phủ Hoa Kỳ  cũng như các tổ chức nhân quyền luôn luôn kêu gọi Việt Nam cải tiến về nhân quyền, Tổng thống Barrack Obama còn nêu đích danh blogger Điếu Cày để yêu cầu Việt Nam phóng thích, nhưng mọi việc đều như nói với người điếc. Cộng đồng quốc tế có thể làm gì cho nhân quyền ở Việt Nam?

Phil Robertson: Chính phủ Hoa Kỳ có nói công khai đến vấn đề đó nhưng như vậy chưa đủ, mà còn phải tiến xa hơn. Vấn đề nhân quyền phải được đề cập đến trong cuộc thương thảo về hiệp ước tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP chẳng hạn. Đó là hiệp ước thương mại quan trọng giữa Hoa Kỳ với 11 nước kể cả Việt Nam. Hà Nội phải hiểu rằng họ cần được tham dự một “câu lạc bộ” như vậy để làm kinh tế với Hoa Kỳ  cũng như nhiều nước khác trong cộng đồng quốc tế. Mới trước đây Việt Nam đã viện cớ Miến Điện, nói là Việt Nam còn hơn Miến Điện về nhân quyền nhưng tại sao quốc tế cứ để ý đến Việt Nam hơn.  Nay thì Miến Điện đã thay đổi theo chiều hướng tốt cho nhân quyền tuy rằng đường còn xa để tới đích, Việt Nam không còn đem Miến Điện ra làm lý cớ để không bị chú ý về nhân quyền, và nay Việt Nam trở thành nước xâm phạm nhân quyền nặng nề nhất trong toàn khối ASEAN. Cho nên  quốc tế phải làm sao cho Chính phủ Việt Nam phải nhận ra rằng họ không thể có quan hệ kinh tế, thương mại, ngoại giao tốt đẹp với thế giới nếu họ không cải thiện được nhân quyền trong nước.
Việt-Long: Ông nghĩ sao về việc Việt Nam xin vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc?

Phil Robertson: Chuyện đó cũng còn lâu, đến 2014 mới có cuộc đầu phiếu cho chiếc ghế ở Hội đổng Nhân quyền này. Tuy nhiên căn cứ vào những tì vết về nhân quyền của Việt Nam thì Việt Nam chưa xứng đáng được ngồi vào chỗ đó. Việt Nam vẫn còn liên tục vi phạm các quyền căn bản như quyền tự do ngôn luận, mà chỉ riêng một vi phạm đó cũng đã đi ngược lại Công ước về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam phê chuẩn và tham gia. Khi bộ trưởng ngoại giao Việt Nam nói bản án của Điếu Cày và các blogger là phù hợp với luật pháp Việt Nam thì như vậy vấn đề là luật pháp Việt Nam không phù hợp với luật pháp quốc tế. Thế nên vấn đề đó phải được chính phủ Việt Nam giải quyết trước khi họ có thể tham dự Hội Dồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Việt-Long: Tuy nhiên chúng tôi được biết dường như bộ ngoại giao Hoa Kỳ có thể ủng hộ cho Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền, theo quan niệm rằng Việt Nam được “gần đèn thì sáng”?

Phil Robertson: Nếu bộ ngoại giao nói như vậy thì quả là khá ngây thơ! Tôi thì tôi nhìn vào hành động của Việt Nam trong đôi ba năm qua và thấy rõ họ có một vai trò tiêu cực về nhân quyền. Họ đưa những nhóm NGO do Việt Nam tố chức  tới hội nghị của Tổ chức xã hội dân sự ASEAN hầu cản trở tiến trình hội nghị. Họ đòi chính phủ Thái Lan cấm cản những cuộc họp báo tại Băng Kốc của những tồ chức nhân quyền quốc tế tố giác những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Việt Nam đã theo dõi sát tổ chức của người Khmer Krom và loại được họ ra khỏi vị trí quan sát trong Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên Hiệp Quốc UNESOC nhóm họp tại New York. Vì thế Việt Nam chỉ là một thành phần phá phách tiêu cực trong những hoạt động nhân quyền quốc tế, cho nên vào được Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì Việt Nam sẽ hành xử giống như Cuba, đã gây những ảnh hưởng rất tiêu cực cho Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Chỉ phá ngang tiến trình hội nghị, ủng hộ những hành vi xâm phạm nhân quyền của các nước xấu, và nỗ lực ngăn cản Liên Hiệp Quốc điều tra về nhân quyền.
Việt-Long: Xin cám ơn ông Phil Robertson đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

Mục sư Nguyễn Công Chính không được phép gặp người thân



2012-10-13
Mục sư Nguyễn Công Chính thuộc hệ phái Tin Lành Lutheran Việt Nam, đang thụ án mười một năm tù và không được phép gặp người nhà tính từ lúc bị bắt, bị giam và bị đưa ra tòa cho đến giờ.
Photo Bee.net
Vào lúc 7 giờ sáng ngày 28/04/2011, Mục sư Nguyễn Công Chính đã bị cơ quan Công An tỉnh Gia Lai khởi tố và bắt giam
Vợ ông, bà Trần Thị Hồng, cho là giám thị nhà tù sai phạm khi không cho bà gặp mặt chồng gần hai năm nay.
Mục sư Nguyễn Công Chính cư ngụ tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, thuộc hệ phái Tin Lành Lutheran Việt Nam, người thường lên tiếng bênh vực cho những người dân tộc miền núi theo đạo Tin Lành chịu sự đàn áp sách nhiễu từ nhà cầm quyền.
Ông bị bắt từ ngày 28 tháng Tư và bị giam giữ trong trại tù T20 ở thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai.
Ngày 26 tháng Ba 2012, tòa sơ thẩm Pleiku kết án mục sư Nguyễn Công Chính mười một năm tù về tội phá hoại chính sách đoàn kết và gây chia rẻ các tầng lớp nhân dân. Trước đó, ông nhiều lần bị công an đánh đập và lăng nhục trong lúc tiến hành thủ tục hỏi cung và điều tra.
Ngày 31 tháng Bảy 2012, tòa phúc thẩm giữ nguyên tội danh và y án mười một năm tù giam do tòa dưới phán quyết, mục sư Nguyễn Công Chính vẫn bị giam tại trại T20 thành phố Pleiku.

Có bản án nhưng không được gặp mặt

ng-cong-chinh-200.jpg
Mục sư Nguyễn Công Chính bị xử 11 năm tù hôm 26-03-2012. Photo courtesy of Diễn Đàn Chân Trời Mới.
Vợ mục sư Nguyễn Công Chính, bà Trần Thị Hồng, cho biết bà không được phép gặp mặt chồng kể từ tháng Tư 2011 là lúc ông Nguyễn Công Chính bị bắt cho tới lần thăm nuôi mới rồi hôm thứ Năm vừa qua:
“Sau phiên tòa phúc thẩm đến nay, mặc dầu hàng tháng đi thăm được hai lần nhưng chỉ đem vô đồ cứu trợ cho ông thôi, còn gặp mặt thì bên phía chính quyền không cho gặp. Tôi hỏi ông giám thị trại giam T20 tỉnh Gia Lai thì ông nói vấn đề này là ở cấp trên chỉ thị chứ ông không có quyền. Tôi có hỏi ông cấp trên là cấp nào chỉ cho tôi đến thì ông nói là bên phía an ninh điều tra.
Tôi nói đã điều tra, đã có kết luận, và có bản án rồi mà tại sao lại nói do bên điều tra, rồi ông nói là bên Viện Kiểm Sát. Tôi nói vấn đề này bây giờ thuộc quyền trại giam, bản án đã có rồi mà sao chồng tôi đến nay vẫn không cho gặp, mà nói đúng hơn là đã gần hai năm rồi tôi cũng chưa gặp. Đây là vấn đề mà tôi thấy họ làm sai, họ bất chấp luật pháp, tôi thấy bất công quá.”
Tôi nói vấn đề này bây giờ thuộc quyền trại giam, bản án đã có rồi mà sao chồng tôi đến nay vẫn không cho gặp, mà nói đúng hơn là đã gần hai năm rồi tôi cũng chưa gặp.
Bà Trần Thị Hồng
Vẫn theo lời bà Trần Thị Hồng, vì không được gặp mặt nên bản thân bà và gia đình không biết thông tin gì về mục sư Nguyễn Công Chính, chỉ nghe là ông đang bị biệt giam, lần thăm nuôi nào cũng chỉ gởi thức ăn vào rồi ra về mà thôi:
“Gia đình rất lo lắng, đặc biệt bà mẹ già của mục sư Chính. Một tháng tôi gởi thức ăn vô cho ông thì tôi không biết là thức ăn có đến tay ông hay không. Hôm thứ Năm tôi có đi thăm, ông có viết giấy ra nhưng khi giấy đó đưa tới tay giám thị thì công an T20 họ lấy mực họ xóa hết những dòng mục sư chính viết, chỉ đưa những chữ ông hỏi thăm gia đình thôi, còn tôi không biết nội dung những gì mà họ xóa hết. Họ đưa cho tôi coi phớt qua và họ lấy miếng giấy đó lại.
Hiện tại thì ông đã bị biệt giam rồi, không biết họ có đánh đập, họ đối xử với ông như thế nào, chính bản thân tôi là vợ đến nay vẫn biệt tăm không biết thông tin gì về ông, chỉ đem thức ăn vô, họ ký rồi họ để cho đi về chứ không nói gì hết, hỏi thì họ cứ đổ thừa cho cấp trên. Hôm vừa rồi tôi cũng có gởi đơn đến tòa án tỉnh Gia Lai, nhưng rồi họ cũng im lặng luôn, họ không có trả lời gì hết.”

Vi phạm Luật Thi Hành Án Hình Sự

muc-su-nguyen-cong-chinh-250.jpg
Mục sư Nguyễn Công Chính, Hội Trưởng Hội Thánh Liên Hữu Tin Lành Đấng Christ Việt Nam. RFA files.
Luật sư Hà Huy Sơn, bào chữa cho mục sư Nguyễn Công Chính trong phiên phúc thẩm ngày 31 tháng Bảy năm 2012, từng nhìn nhận đã không gỡ được bản án mười một năm tù mà ông cho là quá nặng đối với mục sư Nguyễn Công Chính.
Về câu hỏi trại giam T20 không cho mục sư Nguyễn Công Chính ra gặp vợ trong những lần thăm nuôi có đúng qui định không, mặt khác cáo buộc của bà Trần Thị Hồng là giám thị trại T20 sai phạm khi không chấp nhận cho bà gặp mặt chồng là có có cơ sở không, luật sư Hà Huy Sơn trả lời:
Trong Điều 46 và 47 của Luật Thi Hành Án Hình Sự năm 2010 thì có qui định trong Điều 46 về chế độ gặp thân nhân và nhận quà của phạm nhân, qui định là phạm nhân được gặp thân nhân một lần trong một tháng, mỗi lần gặp không quá một giờ.
LS Hà Huy Sơn
“Việc người thi hành án tù được quyền gặp thân nhân đã qui định ở Điều 260 của Luật Tố Tụng Hình Sự năm 2003, Khoản 1 trong đó xác định ban giám thị trại giam phải thông báo cho gia đình biết nơi người đó chấp hành hình phạt.
Trong Điều 46 và 47 của Luật Thi Hành Án Hình Sự năm 2010 thì có qui định trong Điều 46 về chế độ gặp thân nhân và nhận quà của phạm nhân, qui định là phạm nhân được gặp thân nhân một lần trong một tháng, mỗi lần gặp không quá một giờ. Ngoài ra còn có Điều 47, cũng trong Luật Thi Hành Án Hình Sự 2010, qui định chế độ liên lạc của phạm nhân đối với gia đình. Vì thế chuyện không cho phạm nhân được gặp gia đình thì trách nhiệm này thuộc về giám thị trại giam.”
Nói cách khác, luật sư Hà Huy Sơn khẳng định, giám thị trại giam T20 không cho người nhà mục sư Nguyễn Công Chính gặp mặt ông là đã vi phạm Điều 46 của Luật Thi Hành Án Hình Sự năm 2010
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

NGUYỄN TẤN DŨNG CHẤP NHẬN RA ĐI HAY GIAN LẬN?


Quanlambao - Cu đen xin thông báo để toàn thể nhân dân Việt Nam yêu nước được biết: Cách đây một giờ đồng hồ chính thức Đài truyền hình tại Hoa Kỳ đã loan báo tin: Thủ Tướng đã chính thức bị Hội Nghị Trung Ướng 6 bỏ phiếu đề nghị kỷ luật Đảng và đề nghị Cách chức Thủ Tướng!

Như vậy tin trong nước và ở nước ngoài dường như đã trùng khớp với nhau!

Song đồng thời Cu đen cũng nhận được thông tin có rất nhiều khả năng Nguyễn Tấn Dũng cùng bè lũ Nguyễn Văn Hưởng, Tô Lâm, Trần Việt Tân và Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã tung các ngón đòn bẩn thỉu, ghê rợn, tàn ác nhằm thay đổi kết quả bầu phiếu để lật lại thế cờ! 

Có lẽ giới Lãnh đạo Hải Phòng cũng đã được nếm mùi gian lận phiếu trong đợt bầu cử Quốc Hội khoá 13: Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạt chưa đầy 70% dù gần như tất cả các tổ bầu cử đã có công an đứng bên cạnh nhắc nhở "Phải bỏ phiếu cho Thủ Tướng"! Không hài lòng với kết quả đã bầu, trực tiếp Nguyễn Tấn Dũng đã buộc giới lãnh đạo Hải Phòng phải kiểm phiếu đi, kiểm phiếu lại 2 NGÀY ĐÊM cho đến khi đã có kết quả cả nước rồi thì nâng tỷ lệ của mình lên cao nhât cả nước!

Do vậy, việc gian lận nếu có xảy ra tại Hội Nghị TƯ 6 - Quyết định sinh mệnh của toàn thể bè lũ bó già này sẽ là điều rất dễ hiểu!

Thậm chí  cả Phương án đảo chính với sự hậu thuẫn của Trung Nam Hải cũng đang được thầy trò Nguyễn Tấn Dũng khẩn trương chuẩn bị! 

Cu đen sẽ tiếp tục theo dõi, cập nhật tin tức đến bài con trong nước, mong rằng các bậc lão thành cách mạng, các Cựu chiến binh, các Tướng Lĩnh đã đổ xương máu vì Tổ Quốc Việt Nam cùng đông đảo lực lượng mọi tầng lớp nhân dân: Trí thức, công, nông, học sinh, công chức, .... hãy hướng về Hà Nội theo dõi, giám sát việc thực thi kết quả bỏ phiếu của Hội Nghị Trung Ương 6 và của Bộ Chính Trị vì một tương lai tương sáng cho Dân tộc Việt Nam ta! 

Cu đen  - Quan làm báo

Vỡ đập thủy điện Đakrông 3, thiệt hại hàng chục tỉ đồng



Nguyễn Phúc (TNO) - Sau nhiều ngày trì hoãn, đến sáng 13.10, trong buổi làm việc với đoàn công tác của UBND tỉnh Quảng Trị, lãnh đạo Công ty thủy điện Trường Sơn (chủ đầu tư Nhà máy thủy điện Đakrông 3) mới xác nhận việc vỡ đập thủy điện Đakrông 3 (xã Tà Long, H.Đakrông, Quảng Trị) là có thật.

Cụ thể, khoảng 7 giờ ngày 7.10, hai khoang tràn (ngang 20 m, cao 6 m) bên trên của đập chính nhà máy đã bị vỡ. Nguyên nhân tạm thời (theo chủ đầu tư) là do công trình đang trong quá trình thi công hoàn thiện, kết hợp với việc tích nước lòng hồ để thử tải tổ máy và mưa lũ lớn làm cho đập chắn của công trình thủy điện Đakrông 3 bị vỡ.

Tổng thiệt hại ước tính khoảng 20 tỉ đồng.

Vị trí vỡ đập thủy điện Đakrông 3 (ảnh chụp sáng 13.10) - Ảnh: Hoài Đức

Sau gần một tuần xảy ra sự cố, đập thủy điện Đakrông 3 
vẫn chưa có dấu hiệu khắc phục sửa chữa (Ảnh chụp sáng 13.10) - Ảnh: Hoài Đức

Theo báo cáo của UBND xã Tà Long và Đakrông, trước khi xảy ra sự cố, dù chưa hoàn thành công tác đền bù cho dân nhưng nhà máy đã tích nước lòng hồ gây ngập lụt cục bộ. Đến khi vỡ đập, nước tràn về và cuốn trôi nhiều tấn lương thực, hoa màu đã hoặc chưa thu hoạch của người dân.

Được biết, Công trình thủy điện Đakrông 3 được xây dựng từ tháng 8.2010, gồm hai hạng mục chính: Phần trạm biến áp nâng gồm hai MBA 5,6MVA-6,3/38,5kV; phần nhà máy gồm hai tổ máy phát, mỗi tổ có công suất lắp đặt 4 MW.

Nhà máy vừa đóng điện, hòa vào điện lưới quốc gia từ cuối tháng 9.2012.