THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

21 October 2012

VCG thoái vốn khỏi dự án tỷ đô Park City

Sau khi chuyển nhượng hơn 3,7 triệu cổ phiếu (tương đương 25% vốn điều lệ), Tổng công ty Vinaconex đã chính thức rút hết vốn tại dự án một thời đình đám Park City.

Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (HNX: VCG) vừa thông báo về thay đổi sở hữu cổ đông lớn tại dự án Park City. Theo đó, Vinaconex đã hoàn tất chuyển nhượng 3,75 triệu cổ phiếu (tương đương 25% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần đầu tư và Phát triển Đô thị Vinaconex Hoàng Thành (Vinaconex Hoàng Thành), chủ đầu tư dự án Park City tại quận Hà Đông (Hà Nội). Việc đổi chủ sở hữu này bắt đầu từ ngày 16/10, tuy nhiên, phía Vinaconex không tiết lộ đơn vị mua lại.

Không nêu chi tiết, song phía Vinaconex cho biết nguyên nhân của việc thoái vốn để “tái cơ cấu danh mục đầu tư” của tổng công ty. Sau khi chuyển nhượng, Tổng công ty Vinaconex đã chính thức rút hết phần vốn của mình tại siêu dự án khủng Park City.

Trước đó, mặc dù báo lãi sau thuế hơn 127 tỷ đồng trong quý II, nhưng lũy kế 6 tháng, Vinaconex vẫn lỗ tới 757 tỷ đồng. HĐQT Vinaconex cũng quyết định thoái vốn tại hàng loạt công ty, dự án như Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex Viettel, Công ty liên doanh TNHH phát triển đô thị mới An Khánh, Công ty Vinaconex Xuân Mai...

Dự án Park City tọa lạc tại quận Hà Đông (Hà Nội) có số vốn đầu tư lên tới hàng tỷ đôla, quy mô rộng 77 ha gồm 15 tiểu khu riêng biệt. Sau khi hoàn thành, khu đô thị này sẽ mang đến cho cư dân 7.000 căn nhà gồm 952 biệt thự, hơn 6.000 căn hộ chung cư, trung tâm thương mại. Chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Phát triển đô thị Quốc tế Việt Nam (VDIC), đơn vị liên doanh giữa Vinaconex Hoàng Thành và Công ty Perdana Parkcity (Malaysia).

Park City khởi công vào tháng 3/2010 và dự kiến, giai đoạn I và II của khu đô thị sẽ hoàn thành vào năm 2014 với khoảng 1.233 biệt thự song lập, nhà liền kề và căn hộ cao cấp. Toàn bộ dự án khu đô thị sẽ được phát triển và hoàn thiện đồng bộ trong trong vòng 10 năm.

Park City từng gây sốt trên thị trường bất động sản khi mỗi suất chênh tại tiểu khu Ngọc Lan lên tới 5-6 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ hơn 1 năm đổ lại đây, dự án Park City có dấu hiệu ngưng trệ và bất đồng về quan điểm giữa các bên khi xử lý sự cố sụt lún tại tiểu khu một của dự án.

Hoàng Lan
Vnexpress

Công an tỉnh Tiền Giang xin lỗi tài xế đưa khách đi đám tang thân mẫu blogger Tạ Phong Tần


VRNs (20.10.2012) – Ngày 19/10/2012 công an phường 7, quận Tân Bình tên là Ngọc Anh đến nhà anh Nguyễn Công Khanh ở số 14A Sao Mai, P.7, Q. Tân Bình muốn gặp anh, nhưng anh Khanh đi làm phụ hồ (vì không còn Giấy phép Lái xe (GPLX) để làm tài xế nữa) nên ông Anh đã nhắn với bố anh Khanh rằng công an tỉnh Tiền Giang nhờ anh ta nói với anh Khanh rằng họ muốn trả lại GPLX cho anh vì họ đã hiểu lầm!!! Ông Ngọc Anh để lại số điện thoại cho anh Khanh.

Sự việc liên quan đến vấn đề này bắt đầu như sau: Ngày 31/07/2012 anh được Công ty TNHH Trần Huỳnh (địa chỉ: 382 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1) điều anh NGuyễn Công Khanh chở khách từ Sài Gòn đi Bạc Liêu dự đám tang bà Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu chị Tạ Phong Tần, trên xe ôtô mang biển số 51B-047.12.

Khi xe anh ra khỏi đường cao tốc Trung Lương khoảng 5km đến địa phận xã Long Định thì bị kẹt xe rất dài và anh bị hai cảnh sát giao thông chặn lại với lý do xe anh bị cọ quẹt. Anh Khanh hỏi cọ quẹt với ai thì 2 CSGT bảo anh chờ đó sẽ có người bị cọ quẹt đến đối chứng. Chờ hơn 30 phút không thấy anh yêu cầu giải quyết để anh đưa đoàn đi nhưng CSGT lại lấy lý do xe anh vượt bên phải. Anh Khanh bảo xe kẹt như thế này đường không có để đi làm sao tôi vượt phải được. Thấy đuối lý CSGT nói nghi ngờ GPLX của anh là giấy giả nên lập biên bản tạm giữ. Biên bản ghi ngày hẹn là 8/8/2012 nhưng CSGT nói nhỏ với anh: “Tao biết bằng lái của mày là thật nhưng nếu mày chịu hợp tác thì ngày mai quay lại tao trả bằng lái.”
Ngày hôm sau anh quay lại nơi đã lập biên bản gặp đúng 2 CSGT hôm trước nhưng họ nói đã 5g chiều nên không giải quyết mà hẹn đến ngày 8/8. Đúng hẹn anh Khanh từ Sài Gòn về công an tỉnh Tiền Giang ở TP. Mỹ Tho thì họ hẹn lại anh đến ngày 20/9/2012 với lý do chưa có kết quả giám định!

Vì bận công việc nên ngày 03/10 anh Khanh xuống công an tỉnh Tiền Giang thì nhận được Kết luận Giám định số 896/GĐ-PC54 do Giám định viên Võ Văn Tư và Trưởng phòng Kỹ thuật Hình sự công an tỉnh Tiền Giang là thượng tá Nguyễn Hồng Khắc ký xác nhận ngày 14/08/2012 và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 2205/QĐXPVPHC ngày 03/10/2012 do Đại tá Trần Hoài Bảo, trưởng phòng CSGT ĐB-ĐS công an tỉnh Tiền Giang xử phạt anh Khanh 2.500.000 đ.

Anh Khanh đã đến báo Tuổi trẻ và Thanh niên kêu cứu và nộp đơn khiếu nại, nhưng hai cơ quan này im lặng. Được một người giới thiệu, anh đến với VRNs, ngày 04.10.2012, VRNs đã tường trình sự việc và phỏng vấn anh.

Sáng nay, ngày 20/10/2012 anh Khanh gọi điện cho ông Ngọc Anh hỏi đầu đuôi sự việc thì được biết rằng công an tỉnh Tiền Giang đã nhờ công an Phường 7, Q. Tân Bình làm trung gian giải quyết việc này. Anh Khanh yêu cầu công an Tiền Giang phải thực hiện 3 việc thì anh mới dừng khởi kiện:

1. Trả lại GPLX của anh
2. Hoàn trả lại 2.500.000 anh đã đóng phạt
3. Có văn bản thừa nhận anh không làm gì sai để anh giải trình cho công ty và gia đình.

Trong khi nói chuyện điện thoại, ông Anh cứ luôn miệng nói rằng: “đâu có chuyện gì đâu anh Khanh, chỗ quen biết hết mà…”. Ông Anh cho rằng việc anh Khanh bị công an tỉnh Tiền Giang xâm phạm lợi ích, tước đoạt phương tiện sinh sống, làm cho anh rơi vào cảnh thất nghiệp và phải đi làm phụ hồ chỉ là chuyện nhỏ… Chẳng lẽ những việc do công an gây ra bất công cho người dân “chỉ là chuyện nhỏ”. Ngược lại, những thiệt hại mà anh Nguyễn Công Khanh gánh chịu cho đến nay là quá lớn. Đâu chỉ đơn giản trả lại GPLX và số tiền 2.500.000 là xong. Còn những thiệt hại vì anh mất việc làm và ảnh hưởng đến cuộc sống thì ai chịu trách nhiệm?

Thật bất ngờ, khoảng 1g30 chiều, anh Khanh được tin nhắn của công an Phường 7, Q. Tân Bình mời anh ra trụ sở của họ. Tới nơi anh nhìn thấy chiếc xe ôtô bảng số tỉnh Tiền Giang và một số công an tỉnh Tiền Giang đã có mặt ở đó, mặc dù hôm nay là ngày nghỉ. Công an tỉnh Tiền Giang đã xin lỗi anh Khanh vì sự sơ sót trong khi giám định GPLX của anh và hoàn trả lại GPLX cho anh cùng với 2.500.000 anh đã bị đóng phạt. Họ còn hỏi anh có yêu cầu bồi thường gì nữa không, anh Khanh trả lời không cần, chỉ cần bằng lái để kiếm sống mà thôi.

Trong văn bản số 446/PC54 ngày 16/10/2012 do Thượng tá Nguyễn Hồng Khắc, Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự công an tỉnh Tiền Giang viết: “Sau khi kiểm tra lại hồ sơ giám định, Ban Chỉ huy Phòng Kỹ thuật hình sự phát hiện cán bộ trợ lý và giám định viên có sai sót trong khâu đánh vi tính kết luận giám định”.
Công an tỉnh Tiền Giang xin anh Khanh viết giấy cam kết không khởi kiện họ nữa. Sau đó họ rủ anh Khanh đi ăn nhưng anh đã từ chối.

Anh Gioan Nguyễn Công Khanh là giáo dân thuộc giáo xứ Sao Mai.

PV. VRNs

Loạn tin đồn về... đỉa



Chủ nhật 21/10/2012 07:55
ANTĐ - Thời gian gần đây xuất hiện hàng loạt tin đồn về đỉa xuất hiện trong các sản phẩm thực phẩm như sữa, bim bim, đỉa trong bánh kẹo, dưa vàng nhập lậu từ Trung Quốc… Những tin đồn này đã làm ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người tiêu dùng, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp.
Cái gì cũng có… đỉa
Không biết nguồn thông tin ở đâu hay với động cơ gì mà những ngày gần đây đâu đâu cũng thấy tin đồn có đỉa trong sản phẩm này, sản phẩm khác. Trên các trang mạng, thông tin này lan chuyền chóng mặt. Một thành viên mạng facebook “chia sẻ” rằng hiện nay rất nhiều các loại sữa, bánh kẹo, hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc có đỉa: “Trường hợp đầu tiên phát hiện được là ở Tuyên Quang. Bệnh nhân nữ này đau bụng và được đưa đi bệnh viện đa khoa và được các bác sĩ ở đây chụp chiếu thì phát hiện có rất nhiều sinh vật lạ và đã tiến hành phẫu thuật. Vị bác sĩ này đã ngất ngay tại chỗ vì khi vạch bụng bệnh nhân ra toàn là đỉa”. Một thông tin khác được nhiều thành viên chia sẻ khắp nơi: “Trung Quốc đang thu mua đỉa của Việt Nam với giá 1 triệu đồng/kg… Mục đích: Sản sinh ra trứng cấy vào thức ăn. Khi trứng nở ra đỉa sẽ cắn, phá hủy nội tạng người mà không một thuốc nào có thể chữa được”… Trên một diễn đàn mạng khác, các thành viên còn bàn tán về việc Trung Quốc mua đỉa phơi khô rồi cán nhỏ cho vào thực phẩm xuất khẩu sang Việt Nam…

Có lẽ, nỗi ám ảnh từ việc Trung Quốc thu mua đỉa của Việt Nam với giá cao mà chưa có lý giải thỏa đáng khiến nhiều người quá nhạy cảm nên những tin đồn như thế này lan truyền chóng mặt. Ở một số xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội), nơi mà thời gian gần đây có nhiều người đến thu mua đỉa với giá cao liên tục có những thông tin kiểu như vậy khiến người dân hoang mang tột độ. Lúc thì đỉa xuất hiện khi bổ quả dưa vàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Sau đó là tin một số kẻ lạ mặt bí mật thả đỉa đã cho hút máu của người nhiễm HIV xuống các ruộng…

Nghiêm trọng hơn là việc những tin đồn có đỉa trong những sản phẩm thực phẩm của các nhãn hàng nổi tiếng. Đầu tiên là tin đồn xuất hiện khi một gia đình ở Đông Anh (Hà Nội) phát hiện trong hộp sữa mở nắp đã lâu của gia đình có những sinh vật lúc nhúc màu trắng mà họ nghi là đỉa. Tiếp đó là hàng loạt các hãng sữa khác cũng bị đồn loạn lên là có… đỉa. Mới đây nhất là thông tin người dân một xã ở Thừa Thiên – Huế khi ngâm miếng bim bim vào chậu nước, hôm sau phát hiện những sinh vật lạ giống đỉa. Từ đó hoang tin đỉa xuất hiện trong bim bim lại lan truyền khắp nơi.

Tin vào việc đỉa có trong sữa, bim bim là ấu trĩ
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Lân Hùng (Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam) về vấn đề này. Ông Hùng cho biết đây là sự vô lý không tưởng về mặt khoa học. Thứ nhất về khía cạnh sinh học thì đỉa là loại sinh sản hữu tính nên không có chuyện tán nhuyễn đỉa ra mà nó vẫn sống và sinh sản được. Đây là sinh vật lưỡng tính nhưng lại không thể tự thụ tinh, chúng sinh sản bằng cách tạo ra nhiều kén nhỏ, tiếp đó những kén này được thụ tinh bởi một con đỉa khác thì mới nở được. Hơn nữa đỉa chỉ có thể sinh sản và phát triển trong môi trường nước ngọt, ẩm… chứ không thể sinh sôi, nảy nở trong môi trường đậm đặc đường như sữa hay môi trường nhiều axit và men tiêu hóa như dạ dày người. Còn về khía cạnh an toàn vệ sinh thực phẩm, ông Hùng cho rằng các sản phẩm sữa, bim bim của Việt Nam được khử trùng ở nhiệt độ lên tới 140 độ C và sản phẩm sữa công nghiệp còn phải trải qua màng lọc đến 0,2 micromet nên vi khuẩn cũng không chui qua được chứ không nói đến các ấu trùng hay vi sinh vật. “Tôi thấy thông tin lan truyền khắp nơi chỉ xuất phát từ một vài hiện tượng được người ta kể lại, độ kiểm chứng rất thấp. Đây là thông tin cần phải được kiểm tra ngay nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường, người tiêu dùng và sản xuất.” - ông Hùng nói.

Trước những tin đồn thất thiệt gây hoang mang dư luận, mới đây, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản bác tin đồn có đỉa và vật lạ trong sữa và bim bim. Cơ quan này cho biết qua kiểm tra các mẫu vật phẩm thì không hề phát hiện ấu trùng hay đỉa trong sữa và bim bim. Ông Trịnh Xuân Đà, Viện trưởng viện kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia cũng khẳng định trên báo chí: “Hiện nay chúng tôi đã nhận được một số mẫu của các Đoàn thanh tra cũng như của các công ty sữa gửi về xét nghiệm. Đến nay chúng tôi cũng đã có kết quả theo đúng công bố về tiêu chuẩn sản phẩm, không có yếu tố về vi sinh vật, kim loại nặng, bào tử nấm”.

Đỉa sống trong cơ thể người như thế nào?
Thông thường, đỉa sống trong môi trường nước ngọt hoặc ẩm và lấy thức ăn từ máu của động vật có xương sống. Trên thực tế y học đã ghi nhận một số ca đỉa sống trong cơ thể người. Tuy nhiên theo các chuyên gia y học thì đỉa chỉ có thể sống một thời gian nhất định tại các cơ quan, tạng rỗng như họng, hầu, thực quản, lỗ tai, lỗ mũi và một số chỗ vùng kín trên cơ thể như bộ phận sinh dục nam, nữ, niệu đạo và bàng quang… Một thời gian, đỉa sẽ gây ra nhiều biến chứng như tắc hoặc bán tắc nghẽn một cơ quan nào đó, gây xuất huyết, ho khạc ra máu như mũi, hầu họng, phế quản - phổi từ nhiều tuần đến nhiều tháng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phẫu thuật gắp ra. Riêng việc trứng và ấu trùng đỉa nếu có xuất hiện trong các sản phẩm thực phẩm và đi vào đường tiêu hóa của người thì cũng không sống và sinh sôi, nảy nở được vì môi trường không phù hợp như đã phân tích ở phần trên.

Về việc vì sao tin đồn về đỉa xuất hiện tràn lan như vậy, nhiều chuyên gia cho rằng có thể nó là dư âm của thông tin thương lái Trung Quốc mua đỉa giá cao mà không rõ mục đích. Trước đó nhiều địa phương cũng đã bị cảnh báo về việc này, bởi khi người dân đổ xô nuôi đỉa bị thương lái đột ngột dừng mua khiến đỉa phát triển tràn lan gây mất cân bằng sinh thái. Nhiều người đã chuyển hướng nghi ngờ việc thu mua này có mục đích xấu là đưa vào thực phẩm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì con đỉa cũng có những tác dụng nhất định trong y học và có thể được thu mua vì mục đích y học. PGS. TS. Phạm Bình Quyền (Tổng thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên, môi trường) cho biết: Đỉa có tác dụng thông máu, tan vết bầm, sưng, giải máu ứ đọng. Đỉa và các chế phẩm từ đỉa rất tốt cho bệnh khớp, tim mạch, bởi trong tuyến nước bọt của loài hút máu này chứa chất chống viêm sưng, chống đông máu cùng một số chất có khả năng hạn chế triệu chứng viêm khớp. Trong y học hiện đại, đỉa phơi khô được phối chế với nhiều loại thuốc khác để điều trị bệnh tắc nghẽn mạch máu, ứ trệ máu.

Riêng ông Nguyễn Lân Hùng cũng cho biết, không loại trừ những thông tin này xuất phát từ động cơ cạnh tranh không lành mạnh, vì vậy người dân không nên quá hoang mang và phải trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết nhất định để có chính kiến. Hiệp hội Sữa Việt Nam cũng phát đi thông điệp cho rằng đây là tin đồn thất thiệt nhằm phá hoại kinh tế và gây mất ổn định xã hội. Trên thực tế, đã có những trường hợp bị xử phạt liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí làm tiền.

Nhập lậu đỉa từ Campuchia về Việt Nam
Đội Cảnh sát kinh tế (Công an huyện Bến Cầu, Tây Ninh) ngày 17-10 đã phát hiện và bắt giữ một xe ôtô chạy hướng Tây Ninh - TP.HCM chứa 127kg đỉa sống. Ngay lập tức đơn vị này đã tịch thu và tiêu hủy số đỉa này. Các đối tượng khai số đỉa này được gom từ Campuchia với giá 135.000 đồng/kg rồi chuyển về TP.HCM để đưa đi bán cho các thương lái Trung Quốc làm thuốc chữa bệnh. Công an Tây Ninh cho biết, tính từ đầu năm đến nay, đơn vị này đã bắt giữ, tiêu hủy 4 vụ nhập khẩu, vận chuyển trái phép với số lượng gần 500kg đỉa sống.  Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết, hiện nay, theo quy định, đỉa được xếp vào danh mục sinh vật ngoại lai phải kiểm soát nên không được phép nhập khẩu. Nếu là nhập từ nước ngoài về, Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ NN&PTNT sẽ có chức năng phối hợp để xử lý. Bộ sẽ giao cho địa phương kiểm tra lại thông tin nhập khẩu đỉa, sai đến đâu sẽ xử lý nghiêm. 
Trâm Anh

Khó yên tâm với Sông Tranh 2


Thứ Bảy, 20/10/2012 22:30

Dù EVN khẳng định đập Sông Tranh 2 vẫn an toàn và có thể tích nước trong mùa lũ sắp tới nhưng nhiều nhà khoa học đề nghị tạm dừng tích nước một năm để nghiên cứu

Ngày 20-10, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có phiên họp giải trình về sự an toàn và một số vấn đề liên quan đến dự án thủy điện Sông Tranh 2 - Quảng Nam trước Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Chưa có biểu hiện bất thường nào?!

Tại phiên giải trình, đại diện Bộ Công Thương cho biết đến thời điểm này, đối với 10 khe nhiệt có độ thấm lớn, sau khi xử lý, lưu lượng thấm chỉ còn 0,02 lít/giây (giảm 99,9%), vượt yêu cầu đặt ra cho phương án xử lý thấm.
 
Hồ thủy điện Sông Tranh 2    Ảnh: THÚY PHƯƠNG

Với 20 khe nhiệt có độ thấm nhỏ, sau khi xử lý, lưu lượng thấm đo được là 0,015 lít/giây. Đối với nền đập, lưu lượng thấm sau khi xử lý đã giảm 24%. Sau khi xử lý, ở mức nước hồ 144 m, tổng lưu lượng thấm qua thân đập giảm 89,4% so với trước đó, vượt yêu cầu đặt ra. 
Phó Tổng Giám đốc EVN Trần Văn Được khẳng định đập Sông Tranh 2 chưa có biểu hiện bất thường nào ngoài hiện tượng thấm qua các khe nhiệt phải xử lý, kể cả khi trải qua các đợt chấn động do động đất trong những ngày đầu tháng 9.

Tiếp tục “bảo vệ” công trình, bất chấp sự lo lắng của hàng vạn người dân hạ lưu, Tổng Giám đốc Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1, ông Nguyễn Tài Sơn, một mực khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 được thiết kế chịu động đất cực đại với mức nước 161 m. “Đập sông Tranh 2 vẫn trong giới hạn an toàn và có thể tích nước an toàn trong mùa lũ sắp tới” - ông Sơn quả quyết. 

Với việc khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn dù có động đất lớn, Hội đồng Nghiệm thu EVN cho rằng công tác xử lý giảm lưu lượng thấm qua đập này là đạt yêu cầu thiết kế và đủ điều kiện tích nước trở lại theo quy trình tích nước và vận hành hồ chứa đã được phê duyệt.

Đập vỡ, dân chạy đâu?

Trước sự tự tin của EVN, PGS Phan Văn Quýnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhận định: “EVN đã tạo ra động đất chứ không phải do tự nhiên. Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, Bộ Xây dựng kết luận an toàn nhưng tôi  nói thẳng là công trình Sông Tranh 2 không an toàn”.

Ông Quýnh cho biết ở Bắc Trà My, nơi đặt thủy điện Sông Tranh 2, có những đới đứt gãy nhưng khi thiết kế công trình đã không nghiên cứu địa chất đến nơi đến chốn nên mới đặt đập chắn trên nền móng không bền vững. “Xây trên nền móng yếu, thậm chí còn dẫn đến trôi cả thân đập” - ông Quýnh phản bác.

Gay gắt và lo lắng hơn, GS-TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, nói thẳng: “Thông tin mà EVN đưa ra là không trung thực. Trong một ngày xảy ra 7 lần rung chấn thì chắc chắn đập đã tăng tích nước lên nhưng các nhà khoa học lại không được cung cấp thông tin đầy đủ. Nếu đập vỡ thì dân chạy đâu?”. GS-TS Vũ Trọng Hồng cho rằng việc vỡ đập không dễ nhưng có thể vỡ 2 vai của thủy điện do mỏng. Vì thế, cần tạm dừng tích nước trong một năm để nghiên cứu. Tán đồng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN-MT Võ Tuấn Nhân đề nghị phải dừng việc tích nước cho đến khi nào bảo đảm tuyệt đối an toàn...  

GS-TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước, cho rằng thủy điện Sông Tranh 2 có vấn đề. Đó là đập có thể vỡ do ứng xuất bên trong, trong khi việc chống thấm mới tiến hành ở thượng lưu, chưa khắc phục chất lượng đập. “Chất lượng của đập hiện vẫn là câu hỏi lớn. Các báo cáo mới chỉ trên giấy, dựa trên các thông số kỹ thuật thiết kế để tính toán khả năng hứng chịu động đất” - ông Phạm Hồng Giang lo ngại.

Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Lê Đình Tiến cho biết hiện đã hoàn thành 1 trạm quan trắc để theo dõi tình hình động đất ở khu vực Sông Tranh 2; 4 trạm còn lại đang triển khai, trong tháng 10 sẽ xong và đề nghị EVN sớm triển khai lắp đặt 2 máy gia tốc. Tuy nhiên, theo ông Tiến, dưới tác động của biến đổi khí hậu, việc dự báo các hiện tượng là rất khó, kể cả các nước tiên tiến như Nhật Bản.

 “Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam xảy ra hiện tượng động đất kích thích có tần suất cao và phức tạp. Do vậy, cần tiếp tục theo dõi, đánh giá nghiêm túc sự ảnh hưởng tới thủy điện Sông Tranh 2 và khu vực Bắc Trà My. Đồng thời cần xác định rõ nguyên nhân, cơ chế hoạt động và xu thế phát triển của động đất kích thích khu vực thủy điện Sông Tranh 2” - ông Tiến yêu cầu.
 
Ngủ không yên giấc vì lo lắng

Đại biểu Quốc hội, PGS-TS Bùi Thị An thẳng thắn: “Một người đi tù không thể đền cho tính mạng của hơn 1.400 hộ dân. Phải xác định rõ trách nhiệm, quy trách nhiệm trước dân chứ không thể đưa ra một lời hứa để chịu trách nhiệm với hàng ngàn tính mạng người dân được”. Đồng tình, ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Văn Minh cho biết qua tiếp xúc cử tri, ông thấy dân ngủ không yên giấc vì lo lắng. Thiệt hại sẽ không thể đo đếm hết nếu sự cố xảy ra. Ông đề nghị các cơ quan phải có biện pháp để khẳng định đập thủy điện bảo đảm chịu đựng động đất.


 
THẾ DŨNG

Sài Thành mùa bì bõm: Nỗi lòng biết tỏ cùng ai!?


Chủ Nhật, 21/10/2012 08:38

(NLĐO) – Đến hẹn lại lên, khi những cơn bão, áp thấp nhiệt đới thay phiên nhau hoạt động ngoài biển Đông, khi nước lũ dâng lên ở miền Tây thì cũng là lúc TPHCM bước vào “mùa nước nổi”.

Vất vả mưu sinh giữa dòng nước. Ảnh chụp ngày 14-10 trên đường Nguyễn Văn Quá, quận 12

Sài Gòn đang đi mà chợt mát!

Có 2 nguyên nhân gây ngập ở TPHCM là mưa và triều cường. Từ hàng chục năm nay, 2 nguyên nhân này người dân thuộc nằm lòng đến mức đêm thấy mưa to thì cho giày vào túi, mang dép đi làm để phòng lội nước; chiều nghe có triều cường thì nấn ná ở cơ quan chờ nước rút. Nhưng vì cuộc sống, né tránh thế nào thì một sáng, một chiều nào đó cư dân TP cũng phải bì bõm lội. Cao điểm có lẽ từ đầu tháng 10 đến nay khi những cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động liên tục ngoài biển Đông gây mưa lớn kết hợp với triều cường gây ngập trên diện rộng. Biết tỏ cùng ai nỗi khổ này, nhiều bạn đọc “khóc” cùng Người Lao Động.

Tôi muốn "chế" 2 cái phao gắn 2 bên xe (cái phao giống cái gối ôm, dài bằng chiều dài xe). Gắn thêm bộ phận bơm hơi mini, sử dụng bằng điện bình của xe. Cái van của phao tự đóng khi rút ống hơi bơm ra. Bình thường cái phao cất vào cốp xe. Khi đường ngập, lấy phao gắn vào 2 bên hông xe, gắn ống hơi vào phao, nổ máy xe, bật công tắc để máy bơm mini này bơm hơi vào phao. Sau đó chỉ việc đẩy xe qua chỗ ngập rồi xả hơi phao, cất vào cốp xe, tiếp tục hành trình về nhà. Tuy hơi bất tiện, nhưng khỏi bị bệnh tức. Tôi chỉ có ý tưởng thôi, có bác nào giúp tôi thiết kế không? (Cháu bác ba Phi)
 
Chiều nay lại mưa! Tôi chạy xe máy mà bị "sóng đánh" muốn ngã xe luôn, vậy là xe chết máy, chỉ còn cách dẫn bộ lội nước về nhà. Hu hu, sao mà nhớ "quê em mùa nước nổi" quá đi! (Kim Hường)

Sáng nay tui đi làm từ 6 giờ, quay ngược quay xuôi để tới nhiệm sở (ở quận 6) mà không làm sao tìm được đường tới trường. Kết quả mất 120.000 đồng tiền sửa xe (lau bu-gi và thay nhớt), chạy gần hết bình xăng 50.000 đồng và bỏ làm buổi sáng, rồi thế nào cũng bị bêu danh đây. Hu hu hu… (Anan)

Sáng nay đi từ KCN Tân Bình qua đường Kinh Dương Vương mà phải mất 2 giờ 30 phút. Cũng may là cái xe không bị chết máy trong làn nước đen ngòm, hôi thối. Không biết các vị lãnh đạo bên Trung tâm điều hành chống ngập nước TP  có phải ngâm trong nước như những người lao động nghèo hay không? (Bức Văn Xúc)

Mới làm về ngang qua Bàu Cát (quận Tân Bình), nước giăng lênh láng, xe xé nước như đi ca nô, người bì bõm như vịt lội đồng... Sài Gòn "chèm nhẹp" lắm Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi! (Tào lao xích đế)

Chiều nay tôi cũng bì bõm ở đường Bến Phú Định (quận 8) đây. Thật là vất vả! (Đào Văn Điệp)
 
Nước mênh mông trên đường Hòa Bình, quận 11, sáng 26-9

Đoạn đường từ nhà tôi ở Tô Hiệu (Tân Phú) đến công ty ở Phú Nhuận thường ngày đi chỉ mất 30 phút, sáng nay phải mất 1 giờ 30 phút mà phải chạy vào con đường dọc bờ kênh Tân Hoá sình lầy chỉ đủ cho 1 chiếc xe chạy. Sống ở Sài Gòn này gần 20 năm tôi thấy cảnh nước ngập, kẹt xe càng ngày càng nghiêm trọng, không hiểu bao nhiêu tiền của bỏ ra chống ngập để được kết quả như thế này hay sao? Ai biết trả lời giùm đi? (Lam Ngọc)
 
 
 



Cụ già, học sinh khổ sở lội giữa dòng nước dơ bẩn do triều cường lên, chiều 17-10 ở đường Bến Phú Định (quận 8)
và Hồ Ngọc Lãm (Bình Tân)

Không chỉ chuyện tiền của, dự án chống ngập cũng làm người dân khổ sở trăm bề nhưng kết quả thì chẳng đến đâu làm người người bức xúc.
 
Bạn Lam Phuc Hoanh than: Hơn 10 năm qua có thể nói hầu hết các tuyến đường trong TPHCM đều bị đào xới, dựng lô cốt.... để phục vụ cho việc cải tạo các công trình ngầm trong đó có hạng mục chống ngập. Kẹt xe, khói bụi trễ nãi giờ làm việc, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, chúng tôi đã chịu hết và chỉ mong thế hệ mai sau không phải sống trong môi trường hiện tại. Nhưng rốt cuộc kết quả thì như thế nào ai cũng đều biết.

Cùng suy nghĩ trên, bạn đọc Khánh Ngọc đặt nhiều câu hỏi: Tưởng thời gian qua thi công đào cống để chống ngập để người dân bớt khổ, ai dè càng chống càng ngập và ngập nhiều hơn. Nước ngập dữ dội xém chút là tôi bị té chết vì sập phải ổ gà, nỗi khổ này tui biết phải đi kiện ai? Đóng thuế đầy đủ sao nhà nước không cho chúng tôi có được một con đường láng để đi?
 
Người dân đi sơ tán do triều cường gây vỡ bờ kè ở Bình Thạnh, chiều 17-10

Không có lời giải đáp thỏa đáng nào cho những câu hỏi trên. Thậm chí, lời khẳng định đến năm 2014, TPHCM cơ bản sẽ hết ngập của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM cũng không làm bạn đọc tin tưởng. Bỡi lẽ, theo nhiều bạn đọc, căn nguyên của tình trạng ngập lụt ở TPHCM không phải do mưa hay triều cường mà là do quy hoạch đô thị thiếu bền vững.

Bạn đọc Hai Cali dẫn chứng: Những năm đầu thập niên 60, phía sau chợ Kim Biên còn có bến sông nhộn nhịp ghe thuyền. Vậy mà bây giờ không còn nữa. Chưa kể các bến sông vùng Chợ Lớn lần lượt ra đi... Như vậy, ngập nước là hệ quả tất yếu của sự thu hẹp dòng chảy.

Tỏ ra khá bi quan, bạn Lương Văn Anh nhận định: Do việc phát triển thành phố không theo định hướng và quy hoạch một cách khoa học, nhất là việc phát triển đô thị ồ ạt ở khu vực hạ lưu như huyện Nhà Bè, quận 7 không tính đến lợi ích chung của thành phố nên giờ này nói đến chuyện chống ngập là chuyện không tưởng.

Cũng như vậy, bạn Năm Xà Ben dự đoán: Với tình hình ngập lụt do triều cường hiện nay chẳng bao lâu thành phố chúng ta chẳng khác gì Venice bên Ý. Nếu có khác chỉ là không có thuyền gondola với các anh chèo thuyền hát nghêu ngao, thay vào đó là tiếng kêu trời, trách đất của người tham gia giao thông khi xe bị chết máy trong cái dòng nước cống nồng nặc.
 
Ngập nước, kẹt xe kinh hoàng trên đường Kinh Dương Vương, quận 6, sáng 1-10

Hãy giúp dân sống chung với... ngập!

Nói mãi, chống mãi ngập vẫn hoàn ngập, vì vậy, nhiều bạn đọc đề nghị mọi người chấp nhận tình thế và quan trọng nhất là nhà nước phải tìm cách giúp người dân sống chung với ngập hiệu quả nhất.

Xin nhắc nhở quý bạn đọc, đặc biệt là chị em phụ nữ. Khi đi xe máy bị ngập nước chết máy, không phải lau chùi bugi 10.000 đồng chạy được là xong. Ngay sau đó các bạn cần đến trung tâm bảo hành kiểm tra lại máy xe xem có bị vô nước hay không? Nếu máy bị vô nước mà không kiểm tra, làm sạch thì xe sẽ bị lột dên. (Ho Chi Thanh)

Bạn Hải An so sánh: Ở TPHCM khác Hà Nội. Tôi thấy mỗi lần Hà Nội ngập thì rất nhiều nhân viên công ty cấp thoát nước cùng các lực lượng trật tự xuống "sông" hướng dẫn, cảnh báo nguy hiểm cho người đi đường, dùng xe kéo vận chuyển xe cộ cho người dân. Đợt này đường ở TPHCM thành sông nhưng sao không thấy ai giúp dân nhỉ?

Đồng quan điểm, bạn đọc Thế Dũng cho rằng, thời gian qua hình như nhà nước chưa thật sự chuẩn bị phương án để đối phó với triều cường, đợi triều lên rồi mới tùy cơ ứng biến. Bạn đọc này đề nghị, bên cạnh việc thông báo trên các phương tiện truyền thông, các ngành chức năng nên đặt biển báo ở những chỗ nguy hiểm trên các tuyến đường bị ngập, bật đèn đường sớm hơn, thêm đèn chiếu sáng…
 
Nhân viên thoát nước đô thi đang giúp đỡ các phương tiện xe chết máy thoát ra khỏi cảnh bế tắc, sáng 1-10 trên đường Kinh Dương Vương

Không chỉ khổ sở vì lội nước, người dân TP còn đối mặt với nạn chặt chém của những thợ sửa xe “đục nước béo cò” khi phải lau bu-gi với giá cắt cổ.

Vì vậy, bạn Thế Dũng đề nghị: Thôi nhà nước đừng lo chống ngập nữa mà hãy tổ chức các tổ dịch vụ lau chùi bu-gi, đẩy xe miễn phí cho người dân ở các đoạn đường bị ngập để người dân bớt khổ.

Trong khi đó, một bạn đọc khác thì đề nghị Thành Đoàn TPHCM thành lập lực lượng xung kích để hỗ trợ cho những người dân khỏi bị chặt chém khi xe ngập nước chết máy tại các điểm ngập thường xuyên, lấy phí rẻ, tạo nên nguồn quỹ sinh hoạt đoàn...
 
NLĐO