THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

23 October 2012

Đói khổ ở khu tái định cư

Đó là tình cảnh của nhiều người dân đã nhường đất cho thủy điện Hòa Bình. Với những bà con này, tương lai chính là chuyện ngày mai cả nhà sẽ ăn gì.
Quanh năm vay mượn
May lắm thì được ăn thịt khoảng 2 - 3 lần/tháng, mà cũng mua chịu. Cả nhà chỉ trông vào món măng rừng là chính
Chị Xa Thị Gần
Cách trung tâm tỉnh chỉ vài chục cây số nhưng vào đến xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình giống như lạc vào một thế giới khác. Xã nằm trải dài theo lòng hồ thủy điện sông Đà, phong cảnh đẹp nhưng buồn với rất nhiều mái nhà tạm bợ, xập xệ. Chúng tôi ghé vào nhà chị Xa Thị Gần. Nhà chị dựng tạm bằng vài phên gỗ, trên dưới gió lùa tứ phía, chỉ một trận mưa to là phải căng bạt trú mưa ngay trong nhà. Chị Gần rụt rè: “Từ ngày nhường đất lòng hồ cho thủy điện Hòa Bình, không còn ruộng, cuộc sống người dân tái định cư nơi đây chỉ trông chờ vào diện tích đất đồi khô cằn, chật hẹp, chủ yếu trồng hoa màu”. Từ năm 1995, nhờ có dự án của PAM (dự án 747), các hộ dân có thêm nghề trồng luồng, trồng keo, nhưng vì đất đai trồng trọt quá ít nên thu nhập chẳng ăn thua.
Cả nhà chị Gần sống nhờ vào một ít hoa màu trồng trên triền đồi cằn cỗi. “Mỗi tháng cả nhà ăn hết gần 60 kg gạo, mình toàn phải đi đong nợ rồi đến mùa thu hoạch ngô khoai, đi làm thuê kiếm thêm để có tiền trả”, chị Gần kể. Hỏi chị mỗi tháng có mấy ngày được ăn thịt, chị ngần ngừ: “May lắm thì được ăn thịt khoảng 2 - 3 lần/tháng, mà cũng mua chịu. Cả nhà chỉ trông vào món măng rừng là chính. Mình cũng không biết ngày mai rồi ra sao, sợ nhất là ốm không có tiền đi viện”.
Chị Bùi Thị Trình, người xóm Doi, cũng quanh năm chạy ăn từng bữa. Nhà có 3 người, con chị năm nay đang học lớp 5 nhưng chị nói: “Không biết sẽ phải cho cháu nghỉ học khi nào, vì đến cái ăn hằng ngày cũng luôn phải ký nợ”. “Nhà tôi được nửa héc ta đất trồng luồng, thi thoảng lấy măng để bán, chặt luồng chẻ tăm kiếm thêm nhưng chẳng đáng là bao. Mỗi tháng cả nhà ăn hết 40 kg gạo, nhưng phải ký nợ suốt mà cũng chỉ đủ ăn ngày hai bữa, không bao giờ được ăn bữa sáng. Cũng định vay nợ để mua trâu rồi khi có nghé bán sẽ trả dần, nhưng lo dịch bệnh mà trâu chết thì không biết lấy đâu tiền trả nợ nên không dám”, chị bộc bạch. Hỏi nếu chính quyền bố trí vùng đất tái định cư mới cho dân, có đất trồng lúa, sản xuất, chị có rời làng xóm để đi không?, chị gật ngay: “Đi chứ, nông dân mà không có đất thì làm sao hết đói?”.
Đói khổ ở khu tái định cư
Ngôi nhà tuềnh toàng của mẹ con chị Xa Thị Gần - Ảnh: Nguyệt Minh
Có ruộng vẫn thích hơn có điện
Trong thời gian lưu lại xã Hiền Lương, chúng tôi được chứng kiến niềm vui của Trưởng thôn Ké, anh Nguyễn Quốc Đệ, khi con đường dốc đứng đi qua nhà anh sau gần 30 năm chịu cảnh lầy lội vừa được nhà nước rót ít kinh phí để bê tông hóa, nhân dân đóng góp ngày công. “Cả xóm Ké có 93 hộ thì có tới 36 hộ nghèo. Chúng tôi chỉ mong nhà nước tiếp tục quan tâm hỗ trợ bà con để có đất sản xuất, có nghề nghiệp ổn định sinh sống, chứ như hiện nay, nhiều hộ sống bấp bênh lắm”, anh Đệ tha thiết.

Nợ dân
Trao đổi với Thanh Niên về những khó khăn mà người dân vùng tái định cư thủy điện Sông Đà đang gặp phải, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh thừa nhận thời gian qua, nhà nước đã tập trung giải quyết những khó khăn này nhưng vẫn chưa thấu. “Chính vì vậy, vừa rồi lên thăm và làm việc với tỉnh Hòa Bình, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận: Tiếp tục có dự án, tính lại tổng mức đầu tư, để đến năm 2015 kết thúc đầu tư hạ tầng tại các khu di dân thủy điện Hòa Bình, nhưng phải là đầu tư bền vững về điện, đường, trường, trạm để trả nợ sự hy sinh của bà con cho những dòng điện đầu tiên của quốc gia. Sau năm 2015, vận dụng Chương trình 30a để bà con được đào tạo nghề, đi xuất khẩu lao động, bảo đảm đạt mục tiêu người bị thu hồi đất phải có cuộc sống ít nhất bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”, ông Tỉnh cho hay.
Chủ tịch xã Xa Văn Chính cho biết toàn xã có 470 hộ thì đã có tới 195 hộ nghèo, 120 hộ cận nghèo (thống kê năm 2011). Các hộ nghèo trong xã đều là do thiếu đất sản xuất, không có kế sinh nhai ổn định, chủ yếu đi làm thuê. Toàn xã Hiền Lương - theo ông Chính - có khoảng 200 ha đất sản xuất, chia cho gần 500 hộ. Đa số là đất đồi cằn cỗi, chủ yếu để trồng luồng, trồng keo. Xã cũng đã đề xuất tỉnh bố trí thêm vùng đất mới để tái định cư cho dân, ổn định đời sống và sản xuất nhưng chưa có kết quả. “Nhà nước đã quan tâm đầu tư điện, đường, trường, trạm nhưng dân có được điện thì lại mất đất sản xuất, mà với người nông dân, không có đất cũng đồng nghĩa với đói nghèo”, ông Chính chia sẻ.
Tại Đà Bắc, các hộ diện nghèo mỗi tháng được nhà nước hỗ trợ 30.000 đồng tiền điện. “Bây giờ có điện thắp sáng thì lại đói hơn khi chưa có điện, mình muốn có đất sản xuất hơn là có điện”, chị Xa Thị Gần nói.
Phải có đất sản xuất
Cách Hiền Lương hơn 10 cây số là xã Vầy Nưa, một trong những xã nghèo của huyện Đà Bắc. Tiếp chúng tôi, Chủ tịch xã Đinh Thế Hùng giãi bày: Vầy Nưa có 580 hộ, 53,9% là hộ nghèo, 15,8% hộ cận nghèo. “Vì hộ nghèo là chính nên mỗi lần chúng tôi bình xét, khổ lắm. Ai cũng muốn được làm hộ nghèo để được hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ con giống sản xuất. Có hộ khi được bình chọn đã đi khoe là tôi được hộ nghèo”, ông Hùng kể. Cũng theo ông, vùng này rất khó để tìm được mảnh đất bằng phẳng, chủ yếu là đất đồi núi, dùng để trồng luồng, trồng keo và trồng rừng phòng hộ cho thủy điện Sông Đà. “Vì túng quá, cũng có một số bà con đã lén lút chặt phá rừng làm nương. Sắp tới chúng tôi kiến nghị tỉnh cho chuyển bớt một phần diện tích rừng phòng hộ thành đất sản xuất, canh tác cho dân. Dân không có cái ăn thì có rừng phòng hộ cũng không còn sức mà chăm lo”, ông Hùng chép miệng.
“Các hộ dân xã chúng tôi, cũng như những người dân tái định cư nhường đất cho thủy điện ở huyện Đà Bắc này trước đây di dân tự nguyện, không có tiền đền bù, chỉ nhận được hỗ trợ 6 tháng lương thực ban đầu. Chúng tôi mong muốn sắp tới đây, khi nhà nước sửa đổi cơ chế thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng cho dân, cần có quy hoạch thế nào đó để khi bố trí tái định cư cho người dân phải đảm bảo có đủ đất sản xuất”, ông Hùng kiến nghị.
Nguyệt Minh - Thái Sơn

Thuốc nổ bán tràn lan: Bóng ma mìn tự chế

Việc mua bán thuốc nổ quá dễ dàng đã tạo điều kiện cho đám người xấu dùng đó làm phương tiện gây án, trả thù mâu thuẫn làm ăn, mâu thuẫn cá nhân.
Những tiếng nổ kinh hoàng
Điển hình nhất là dùng mìn tự tạo từ thuốc nổ để cướp tiệm vàng Hoàng Tín (124 phố Nguyễn Thái Học, P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội) xảy ra vào hồi 11 giờ ngày 21.6. Kết thúc quá trình điều tra, Cơ quan điều tra - Công an TP.Hà Nội đã bắt giữ, khởi tố 4 bị can: Tạ Văn Thanh (25 tuổi), Phí Văn Mạnh (22 tuổi) cùng ở xã Tân Liễu, H.Yên Dũng; và Tạ Hải Hà (20 tuổi, ở xã Nội Hoàng, H.Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang), Bùi Thanh Khá (22 tuổi, ở xã Sơn Hà, H.Nho Quan, tỉnh Ninh Bình).
Hiện trường vụ dùng mìn tự tạo cướp hiệu vàng Hoàng Tín
Hiện trường vụ dùng mìn tự tạo cướp hiệu vàng Hoàng Tín - Ảnh: Minh Sang 
Theo tài liệu điều tra, đầu năm 2012, Thanh gặp Khá là công nhân khoan, nổ mìn khai thác đá làm việc tại một mỏ đá ở H.Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn) để hỏi mua thuốc nổ, kíp nổ và dây cháy chậm. Khá bán cho Thanh tổng cộng 36 kg thuốc nổ, 20 kíp nổ với giá 4 triệu đồng. Sau khi có thuốc, kíp nổ, Thanh về quê rủ em cùng cha khác mẹ là Hà, em họ là Mạnh chế tạo thành mìn để đi cướp tiệm vàng. Nhóm này lấy thiết bị điều khiển từ xa trong ô tô đồ chơi và điện thoại di động để chế tạo thành thiết bị kích nổ từ xa; chỉ cần gọi điện thoại vào chiếc điện thoại có gắn sim đặt cùng quả mìn, ngay lập tức chất nổ sẽ được kích hoạt. Tháng 4.2012, Thanh và Mạnh đi xe máy về Hà Nội và quyết định chọn cửa hàng vàng Phúc Sinh trên phố Cầu Giấy để hành động. Thanh đem ba lô đựng quả mìn 10 kg vào trong cửa hàng vàng, sau đó thoát ra ngoài để kích nổ. Tuy nhiên, do người trong cửa hàng vàng Phúc Sinh kịp thời mang ba lô đựng quả mìn ném xuống sông Tô Lịch, nên vụ cướp thứ nhất của bọn Thanh không thực hiện được. Sau đó, Thanh lại sử dụng 13 kg thuốc nổ để chế thành 2 quả mìn khác và rủ Hà đi cướp. Lần này cả hai chọn cửa hàng vàng Hoàng Tín để gây án. Vụ nổ làm 15 người bị thương.
Không lâu sau đó, 2 giờ sáng ngày 2.7, giữa lúc gia đình ông Nguyễn Ngọc Ky (73 tuổi, ở xóm An Sơn, xã Thượng Mỗ, H.Đan Phượng, Hà Nội) đang mải theo dõi trận chung kết Euro giữa Tây Ban Nha và Ý thì bất ngờ có kẻ phóng xe máy vọt qua cổng rồi ném vật gì đó vào giữa sân. Cả gia đình ông Ky ra sân xem thì từ bọc to tròn như cái bát ăn cơm đang phát ra tiếng “xì xì”, kèm khói trắng. Nhiều người  hô hoán để người thân trong gia đình tìm nơi ẩn nấp. Nhưng chỉ chạy được vài bước chân thì bọc to tròn kia phát nổ. Vợ và cháu nội ông Ky bị nhiều mảnh vỡ găm trúng mặt, chân tay và bụng. Các thành viên trong gia đình đều bị ù tai, choáng váng. Công an H.Đan Phượng xác định nhà ông Ky bị kẻ xấu ném mìn tự tạo.
Ngày 10.8, Công an H.Từ Liêm đã bắt giữ được Thiều Văn Hiếu (22 tuổi, ở xã Đội Bình, H.Ứng Hòa, TP.Hà Nội) do đã gây ra 3 vụ ném mìn tự tạo vào nhà anh Nguyễn Văn Tuất (30 tuổi, ở xã Phú Mỹ, H.Mỹ Đình). Tại trụ sở công an, Hiếu khai nhận do mâu thuẫn với anh Tuất trong việc bán hàng nên đã đặt mua thuốc nổ của một người thanh niên ở Bắc Giang, sau đó về chế thành mìn. Tiến hành khám xét nơi ở của Hiếu, Công an H.Từ Liêm phát hiện, thu giữ 3 gói thuốc nổ, 5 kíp nổ và nhiều dây nổ cháy chậm.
Xóm cụt tay bên hồ Thác Bà
Một ngày đầu thu, trong chuyến đi thực tế để hoàn thành bài viết, chúng tôi ghé qua xóm Mạ, xã Vĩnh Kiên (H.Yên Bình, tỉnh Yên Bái). Đúng như những gì chúng tôi đã được nghe, người dân sinh sống quanh hồ Thác Bà - một trong ba hồ nhân tạo lớn nhất cả nước, vẫn dùng thuốc nổ chế thành mìn để đánh cá. Không mấy khó khăn để chúng tôi bắt gặp cảnh tượng một nam thanh niên đứng trên bè ném quả mìn tự tạo to bằng nắm tay xuống lòng hồ. “Bùm”, cột nước dâng cao cả chục mét, cá chết nổi trắng, nam thanh niên này bơi thuyền ra và dùng vợt vớt cá.
Không phải ai dùng mìn đánh cá cũng được may như thanh niên này. Ông Đặng Văn Lự (59 tuổi), một người xóm Mạ, vốn trước nay vẫn mưu sinh nuôi sống gia đình bằng việc đi đánh bắt cá trên hồ Thác Bà. Từ hồi ông gặp nạn tới giờ, nhiều sinh hoạt thường ngày trong gia đình, ông Lự phải nhờ tới sự trợ giúp của vợ, con. “Buổi đó tiết trời oi như sắp mưa rào, theo kinh nghiệm thì lũ cá chép, cá trôi sẽ kéo nhau đi đẻ, nên tôi liền vào nhà khoác vội tấm áo, còn túi quần thì thủ vài quả mìn tự chế bằng cái chén uống nước rồi chèo thuyền dọc hồ kiếm cá”, ông nhớ lại. Sau ít phút chèo thuyền, ông bắt gặp đàn cá tới gần trăm con. Ông Lự mừng rơn, rồi ông cũng nhanh chóng thò tay vào túi quần lấy quả mìn ra. Châm gần hết cả que diêm mà vẫn chưa thấy phần dây cháy chậm bén lửa. Theo phản xạ tự nhiên, ông Lự dùng mấy ngón tay gỡ phần đầu dây cháy chậm để lửa dễ bén thì bất ngờ “đoàng”. Khi tỉnh dậy trong bệnh viện, ông Lự cay đắng khi biết mình đã vĩnh viễn mất đi đôi tay.
Ông Nguyễn Khắc Hải, Trưởng công an xã Vĩnh Kiên, cho hay do xóm Mạ nằm dọc hồ Thác Bà, nên chủ yếu các hộ dân nơi đây sinh sống bằng đánh bắt cá. Trước đây các hộ đánh bằng lưới vét, nhưng sau đó lại chuyển sang đánh mìn. Đây là nguyên nhân chính khiến rất nhiều đàn ông trong xóm bị thương tật như mất một vài ngón tay, cụt một bên tay, mất cả hai cánh tay. Theo lời ông Hải, có những người dùng mìn đánh cá rất nhiều năm, kinh nghiệm đầy mình rồi nhưng vẫn dính. Cũng có người mới sử dụng lần đầu thì ôm hận.
Trưởng công an xã Vĩnh Kiên còn cho biết ngoài những trường hợp bị cụt tay, xóm Mạ còn có tới 3 người thiệt mạng do dùng mìn tự tạo để đánh cá. Đầu năm 2012, xóm Mạ ghi nhận được hai trường hợp dùng mìn tự chế để tự sát. Đó là trường hợp của anh Trần Văn Hoàng và Đặng Văn Chiến.
Hà An

Sự im lặng đáng sợ của Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm ở Sài Gòn

Nguyệt Anh (Danlambao) - Tôi cảm thấy xót xa cho trường hợp của em Nguyễn Phương Uyên thì ít, mà uất nghẹn cho gia đình em thì nhiều. Không có nỗi đau nào, có thể diễn tả bằng lời khi đứa con mình bị bắt bởi công an phương Tây Thạnh, quận Tân Phú. Nhưng ban đầu họ lại trơ trẻn nói là không có bắt ai, khi cha mẹ ông bà đến tìm con, cháu, bây giờ thì lại nói đã chuyển em về công an Long An! Điều này đã nói lên bản chất dối trá, lật lọng, tự họ đã tố giác sự xấu xa và đê hèn với các em sinh viên. Có lẽ nói dối là phương tiện duy nhất để biện minh cho hành động của họ. Trong khi đó thì nhà trường, thầy cô của em Uyên thì im lặng hoàn toàn. Tôi cảm thấy buồn và xấu hổ về chức năng người thầy ở Việt Nam. Tôi xin đưa ra hai ví dụ để so sánh về trường của hai em- Nguyễn Phương Uyên và Nguyễn Tiến Trung.

Tôi chưa nói ai đúng ai sai trong trường hợp của hai em. Tôi chỉ đưa ra ví dụ để rộng đường dư luận về tư cách người thầy ở Việt Nam, và người thầy ở Pháp. 

Người thầy ở Việt Nam cụ thể là Trường Đại Học Công Nghiệp Sài Gòn là nơi em Nguyễn Phương Uyên đang học tập, đã làm gì khi biết sinh viên của mình bị công an phương Tây Thạnh quận Tân Phú bắt. Không ai đòi quý vị là người có trách nhiệm về việc làm của em Nguyễn Phương Uyên ngay lúc này hoặc sau này. Nhưng chúng tôi yêu cầu các thầy cô ở trường mà em Uyên đang theo học phải có trách nhiệm và bảo vệ em Uyên đến khi tòa án phán xét. Đây là việc làm không những bình thường với chức năng một nhà giáo, mà là bổn phận của một thầy giáo đúng nghĩa. 

Là một thầy giáo chắc ví quý không muốn học sinh mình thành một nạn nhân. 

Là một người thầy chắc quý vị vui mừng biết mình có một học sinh tốt. 

Hãy là người thầy đúng nghĩa, phải biết bảo vệ học sinh mình cho đến khi tòa phán xét là em Uyên có tội. Nhất là để an ủi gia đình em Uyên trong lúc đang lo lắng và ngơ ngác. Nếu các vị không làm được điều này. Tôi tin rằng học sinh của quý vị sẽ là người lên án quý vị, và biết đâu ông các đồng nghiệp của quý vị ở trong và ngoài nước sẽ phán xét hành động củ quý vị sau này. 

Nguyễn Tiến Trung đã tốt nghiệp cử nhân về công nghệ thông tin tại trường đại học: ISNA de RENNES (France) vào 27-6-2007. Và bị bắt tại nhà bố mẹ vào ngày 7-7-2009. 

Tại sao một ông thầy ở một đất nước xa xôi, khi biết học trò cũ của mình kết án 7 năm tù ở và 5 năm quản chế. Ông đã làm hết khả năng mà ông có thể, dù kết quả có được hay không, nhưng lương tâm ông không cho phép ông im lặng, dù ở một nơi xa xôi. Khi biết học trò của mình đang bị nhà cầm quyền Việt Nam kết án. Xin mời các thầy cô giáo của Nguyễn phương Uyên bỏ một ít thời giờ đọc bài: BBC phỏng vấn ông thầy của Tiến Trung, để hiểu và biết thêm chức năng của một người thầy. 

*

GS Pháp bảo vệ Nguyễn Tiến Trung 

GS Philippe Echard bên cạnh biểu ngữ đòi thả tự do cho Nguyễn Tiến Trung ở Paris 

Hôm Chủ Nhật 02/08, một nhóm thân hữu gồm cả Giáo sư Philippe Echard từ Đại học Rennes đang vận động thả tự do cho Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, người bị bắt tại TP Hồ Chí Minh 07/07, đã tổ chức biểu tình tại quảng trường Trocadero, Paris. 

Từng làm Giám đốc Quan hệ quốc tế của Viện INSA, miền Tây nước Pháp khi Nguyễn Tiến Trung theo học lúc còn ở Pháp, ông bày tỏ sự cảm phục với người học trò cũ và lên tiếng đề nghị chính quyền Việt Nam thả Tiến Trung. 

Trả lời phỏng vấn BBC, ông nói vì sao ông từ Rennes lên Paris để bày tỏ quan điểm về người sinh viên cũ đến từ Việt Nam: 

Philippe ECHARD: Tôi là giáo sư giảng dạy môn Văn hóa và Truyền thông ở viện INSA và cũng là giám đốc Quan hệ quốc tế trong 5 năm. Do đó, việc một sinh viên Việt Nam của trường tôi bị bắt giữ như vậy khiến tôi rất quan ngại với tư cách một nhà giáo, cũng như với tư cách một người phụ trách về quan hệ quốc tế. 

Hơn nữa, chính sách của tôi là đưa đến Pháp ngày càng nhiều sinh viên giỏi từ các nước, đặc biệt là từ Việt Nam. Trung không còn học ở trường tôi, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi không còn quan tâm gì đến số phận của anh ta. Tuy rằng tôi không còn là giám đốc Bang giao quốc tế nhưng tôi vẫn giảng dạy ở INSA và vẫn giữ liên hệ vớI các sinh viên cũ. 

BBC: Sau việc bắt giữ Tiến Trung, ông nghĩ sao về chính quyền Việt Nam hiện nay? 

Philippe ECHARD: Dĩ nhiên đây là một điều không bình thường chút nào, bởi vì một sinh viên bị bắt vì bày tỏ ý kiến của một công dân, thể hiện một tiếng nói dân chủ. Trung không phải là tội phạm, anh ta không trộm cướp, không tấn công ai. Anh ta chỉ muốn bày tỏ lập trường, không phải là lập trường chính thống mà là lập trường của một công dân. Cho nên, việc Trung bị bắt là chuyện không bình thường. 

BBC: Ông đánh giá Tiến Trung là một sinh viên như thế nào trong trường đại học? 

Philippe ECHARD: Ở đại học, Trung là một sinh viên rất giỏi, học hết năm thứ nhất, anh đã đỗ đầu khóa. Đó là lý do đầu tiên tôi chú ý đến Trung. Ngoài ra, Trung là một người có suy nghĩ rất nhanh nhạy. Tôi có thể khẳng định là trong các buổi thảo luận rất tự do trong lớp, Trung không bao giờ tỏ thái độ chống đối chính quyền Việt Nam. Trái lại, cũng như những sinh viên Việt Nam khác, Trung là một ngườI có tinh thần dân tộc rất cao, theo nghĩa tốt của nó, tức là anh ta yêu đất nước mình, nhưng có lẽ anh ta nóng lòng muốn cho đất nước mình tiến nhanh hơn trên con đường dân chủ, chứ không phải theo con đường hiện nay ở Việt Nam. 

Việt Nam phải trả tự do cho Trung càng sớm càng tốt vì đây là một người rất có giá trị phục vụ cho đất nước. 

Giáo sư Philippe Echard 

BBC:Ông có ủng hộ những hoạt động của Tiến Trung không? 

Philippe ECHARD: Ủng hộ tuyệt đối vì không có gì vi phạm trong những việc làm của cậu ta về việc bày tỏ những ý kiến của một công dân có ý thức trách nhiệm. Do đó, tôi hoàn toàn ủng hộ những sáng kiến của Trung cho đến hôm nay, mà anh cũng tự hào về những việc anh đã làm. 

BBC: Vậy ông sẽ làm gì để góp phần vào phong trào đòi trả tự do cho Tiến Trung? 

Philippe ECHARD: Tôi sẽ cùng với những giáo sư khác ở Rennes phát động một cuộc vận động mang tính cá nhân trong trường đại học INSA để ủng hộ Trung. Họ đang nghỉ hè nên gặp một ít khó khăn khi vận động các đồng nghiệp trong lúc này. 

Tôi cũng đi vận động các nhân vật chính trị ở Bretagne. Phó chủ tịch Hội đồng tỉnh Brétagne cũng đã trả lời là sẽ xét đến những phản ứng chính thức của Brétagne. Tôi cũng đã liên lạc với Tòa thị trưởng thành phố Rennes do đó tôi biết nhiều người có trách nhiệm ở đây cũng sẵn sàng có những phản ứng chính thức cấp vùng. Và dĩ nhiên là cũng vận động những ủy ban hoạt động ở Rennes ủng hộ Trung. 

BBC: Một vấn đề khác, nhìn chung, ông nghĩ sao về những hoạt động chính trị của các sinh viên trong trường đại học? 

Philippe ECHARD: Một cách chung nhất thì trường đại học dù sao đi nữa không phải là nơi trung lập và cũng không phải là nơi phi chính trị. Trong những giờ giảng dạy của tôi về bộ môn văn hóa và truyền thông thì dĩ nhiên là chúng tôi nói về chính trị, nói về những vấn đề chính trị, kinh tế và địa chính trị (géo-politique), mọi người tham gia với tính cách cá nhân theo những liên hệ quốc tế, trong đó Trung đã học được hai năm. 

Do đó, thảo luận về các đề tài chính trị trong trường đại học nói chung là chuyện bình thường, thậm chí còn cần thiết đối với các kỹ sư ngày nay khi làm việc với đồng nghiệp và sẽ đi khắp thế giới để làm việc trong các công ty quốc tế, làm việc theo nhóm quốc tế. Do đó, lờ đi những vấn đề mang tính quốc tế về chính trị, kinh tế, và địa-chính trị là việc hoàn toàn xuẩn ngốc. 

BBC: Nếu được gặp thủ tướng Việt Nam, ông sẽ nói gì với ông ta? 

Philippe ECHARD: Tôi sẽ nói là phải trả tự do cho Trung càng sớm càng tốt cũng như (nói với) các quan chức nhà nước vì đấy là một người rất có giá trị phục vụ cho đất nước. 

Nguyễn Tiến Trung về nước sau khi tốt nghiệp bằng thạc sĩ và bị bắt vì 'hoạt động chống đối', theo truyền thông VN 

BBC: Được biết là người đã từng đến công tác tại Việt Nam trong lĩnh vực chuyên môn, ông có nhận xét gì về sinh viên Việt Nam? 

Philippe ECHARD: Tôi chỉ có ba lần đến Việt Nam trong thời gian ngắn để làm việc trong khuôn khổ của các tọa đàm trong phòng họp và gặp gỡ các học sinh trung học ở đấy. Và trong các khóa giảng dạy của tôi ở trường INSA bên này cũng thường có các sinh viên Việt Nam. Đặc điểm của họ là siêng năng. Tôi cho rằng đó là đức tính của sinh viên Việt Nam. 

Đặc điểm thứ hai là tinh thần đoàn kết (solidarité) giữa các sinh viên. Thường có những tổ chức họp mặt quốc tế ở INSA, như là các buổi hội hè vui chơi nho nhỏ của họ rất thú vị. 

Ba là những sinh viên này xuất thân từ gia đình trung lưu, không giàu lắm, họ có tinh thần cởi mở, óc hiếu kỳ để tìm hiểu những điều ngoài lĩnh vực khoa học của họ. Họ quan tâm đến chính trị, các cuộc cách mạng kinh tế trong nước họ. Đây là điều rất đáng quan tâm vì nó là phẩm chất đầu tiên của một kỹ sư. 

BBC: Vậy thì ông có nghĩ rằng trong môi trường Việt Nam hiện tại, những việc làm của Trung là cần thiết không? 

Philippe ECHARD: Những người có trách nhiệm ở Việt Nam hãy nghe những lời phát biểu của Trung, nó rất bổ ích. Việt Nam vẫn đi trên con đường chính trị cứng nhắc, độc đảng (monolitique), đây là một quốc gia không tiến hóa được (évoluer). 

Không nên nghĩ rằng cho phép mở cửa kinh tế mà không có sự tự do cá nhân đi kèm theo. Đây cũng là một sai lầm nghiêm trọng mà Trung Quốc cũng vấp phải. Tôi nghĩ rằng hai nước này cần phải có sự phát triển tự do cá nhân. Nếu không thì sẽ gặp phải những khó khăn nghiêm trọng. 

BBC: Nhưng những hoạt động đấy của Trung có cần thiết không? 

Philippe ECHARD: Tất cả những hoạt động chính trị đó đều tốt, đó là những điều thật sự đáng chú ý mà chúng ta cần phải hỗ trợ. Anh ta không kêu gọi dùng bạo lực, không kêu gọi nổi dậy. 

Trung chỉ muốn phát triển bằng đường lối dân chủ. Chúng ta nên khuyến khích sáng kiến hành động có tính cách hòa bình này. Biết đâu trong 20 năm tới, Trung sẽ là một bộ trưởng trong một quốc gia dân chủ. 

*

Nguyễn Phương Uyên đã bị bắt ngày 14-10-2012, đến nay hơn 1 tuần lễ mà không thấy các cô thầy của Uyên lên tiếng, chỉ có bạn bè và các phương tiện truyền thông – Danlambao, Truyền thông Chúa Cứu Thế, RFA, BBC... 

Tôi rất kính phục ông thầy giáo cũ của Trung, ông rất xứng đáng là người biết cầm viên phấn khi đứng trên bục giảng, và xin cám ơn đã dạy cho chúng tôi một bài học về tư cách của một người thầy. 



_________________________________

Bài liên quan đã đăng:

“Chúng tôi biết là sai quy trình, tôi biết gia đình rất lo lắng nhưng nó có vấn đề riêng”

Bầu trời Tự Do cho Phương Uyên



August - Ở xã hội Việt Nam này có bao giờ ta từng rơi cảnh huống đang bay nhảy bỗng dưng biến mất không? Có nhiều lắm, đó là những vụ bắt cóc tống tiền của xã hội đen phải không? Lúc đó thì tất nhiên ta phải báo công an để truy tìm. Nhưng bây giờ thì đã ngược lại, công an bắt cóc, để chúng ta phải đi tìm nạn nhân, đúng là trò trốn tìm có một không hai ở xã hội: "đi vào đồn, hồn có khi không trở lại".

Cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên, người đã bị công an phường Tây Thạnh, quận Tân Phú bắt đi biệt tăm trưa ngày 14-10 cùng với 3 người bạn trong lúc đang chuẩn bị bữa trưa, mà không có bất kỳ trình tự pháp lý nào, sau đó 3 người bạn được thả về cùng ngày nhưng Uyên thì bị giữ lại mà hoàn toàn không thông báo đến gia đình. Ông Nguyễn Duy Linh, bố Uyên đã đến đồn để hỏi tung tích con gái mình, nhưng không ngờ ngờ công an ở đó phủi bụi, không nhận mình bắt. Thiết nghĩ con người được sinh ra để làm chủ trái đất, được sống và được hạnh phúc, vì con người có lương tri và nhân vị. xét về phương diện nhân bản là tuyệt đối tôn trọng phẩm giá con người, cho dù họ có xuất phát từ giai tầng nào, từ thân phận nào. Vậy cho nên con người không thể bị xem như là một món hàng, muốn đối xử sao cũng được, muốn đem "dấu" ở đâu cũng được mà không cần thông báo, rồi chối bay bổng:"tao đâu biết" tựa hồ như mất trí sau một cơn động kinh. 

Bà Nguyễn Thị Nhung đã phải lặn lội lên Sài Gòn để tìm cách cứu con mình vào ngày hôm qua 20-10, hình dáng khổ sở của bà khiến chúng tôi thương cảm, chúng tôi thay phiên nhau đưa bà đi đến những nơi mà có thể giúp tìm được con gái bà. Nơi đầu tiên là tìm đến luật sư, trên đường đi, bà lo lắng hỏi: "không biết họ có làm hại gì đến Phương Uyên không con?". Hỡi ôi, tôi cũng đang thắc mắc giống vậy mà không biết hỏi ai, thôi thì trả lời cho bà cũng là trả lời cho mình luôn vậy: "Phương Uyên bây giờ được nhiều người biết và quan tâm đến, một khi mà có dư luận lên tiếng thì họ không dám làm gì bậy đâu cô ạ". 

Nhìn trời xanh, mà lòng tôi mong muốn được như vậy. Mãi nói chuyện, có lúc tôi chạy hơi nhanh, bà sợ: "con chạy từ từ, cô mới bị mất máu nên còn yếu lắm". Tôi hỏi làm sao mà bị mất máu thì bà bảo rằng mình vừa bị sẩy thai cách đây 1 tháng, mất một bé gái chỉ mới 3 tháng tuổi.

Tôi thắc mắc: "Vậy tại sao chú không lo việc này mà để cô vào đây?" 

Bà bảo rằng "Ngoại của Uyên đang nằm cấp cứu vì bị hở van tim, cho nên chú phải chăm sóc, đồng thời phải trông coi luôn chú nhóc 5 tuổi ở nhà"

Tôi chẳng biết nói sao nữa cả, chẳng lẽ nói cô thật tội nghiệp, ai mà chẳng biết vậy, hay là nói cố gắng lên, cũng bằng thừa, vì nếu không cố gắng làm sao bà có thể tìm con trong một tinh thần hoang mang và sức khỏe yếu như vậy. Tất cả là một sự hy sinh lớn, một tình yêu lớn dành cho con mình, không một người mẹ nào có thể bỏ rơi con để tìm sự yên ổn cho mình cả. Tôi thấy mình trĩu nặng... 

Tôi bắt đầu hỏi về Phương Uyên, qua lời kể, tôi cảm nhận Uyên là một cô gái sống chứa chan tình cảm với gia đình. Uyên còn cố gắng giành lấy những suất học bổng ở trường để có thể làm nhẹ gánh bố mẹ, ở nhà còn dặn mẹ không nên mua hàng Trung Quốc và ghi lại những mã vạch nào là hàng của Tàu. Trong thời buổi hàng Tàu tràn lan trên thị trương Việt với nhiều độc hại, thật hiếm người có tinh thần tẩy chay hàng Trung Quốc như Uyên. 

Đến văn phòng luật sư, được tư vấn: trường hợp bắt người bí hiểm và trái phép như vậy, ta cứ cố gắng chờ xem sau 7 ngày, có thể gia hạn đến ngày thứ 8 hoặc tối đa là thứ 9, nếu em Uyên không có tội thì sẽ được thả ra, còn nếu vẫn tiếp tục giam mà không thông báo gì, thì phải tìm đến nơi đã bắt để hỏi cho ra lẽ... 

Sau khi ăn cơm, chúng tôi cùng bà đến phòng Uyên, gặp Phương, là người cùng trong số những bạn bị đưa lên làm việc chung với Uyên. Phương kể Uyên là người sống hòa đồng và được lòng bạn bè, Phương kể tiếp hôm sau khi làm việc trên công an về thì có một người tên Phong xuống phòng, tự xưng là công an và yêu cầu đưa máy ảnh của Uyên. Sau đó Phương có đem cơm đến cho Uyên, đến ngày thứ 2 thì công an không cho đem vào nữa. Những ngày tiếp theo bạn bè ở phòng có điện cho anh Phong (người lấy máy ảnh) để hỏi thăm tình hình Uyên và Uyên có nhờ anh Phong về lấy cho vài vật dụng cá nhân cùng sách vở. Chúng tôi xin số anh Phong thì Phương bảo ảnh dặn không được cho ai, và dặn không được báo thông tin gì cho gia đình Uyên biết. Chúng tôi yêu cầu Phương điện hỏi thăm giùm tình hình của Uyên thử xem, nhưng Phương từ chối, chẳng lẽ hết tiền điện thoại hay sao?! 

Chiều, cô Nhung bảo phải về lại Bình Thuận đêm nay, vì ở nhà có nhiều việc cần làm. Vậy là chúng tôi ra ga tàu tiễn chân cô. 

Chiều đó tôi cũng may mắn tham dự một thánh lễ có cha Vũ Khởi Phụng giảng, ngài nói đại ý thế này: đạo, là nơi chứa được cái rộng lớn của tình yêu, cái bầu trời tự do tìm chân lý... Và vấn đề là con người cần phải mở tung cánh cửa lòng mình, phải cởi mở tâm hồn để có thể được hòa mình vào cái bầu trời ấy. 

Tôi chợt hiểu, một thể chế chính trị cũng vậy, nó cần phải chứa được cái bầu trời tự do, nó cần phải khơi dậy nguồn cảm hứng để con người được tự do bay nhảy và cống hiến cho cái rộng lớn ấy, chứ không phải bó buộc trong cái hạn hẹp với những luật lề nhỏ nhoi, bắt bớ đàn áp nhằm cô lập và hạn chế cái tự do của con người. Và một điều quan trọng không kém là chúng ta phải mạnh dạn bước vào cái bầu trời ấy, chỉ có thể như vậy ta mới có thể tự cỡi trói cho những xiềng xích của chính mình. 

Khung trời ấy chắc chắn không có sự loại trừ, bắt bớ hay thống trị trái lại nó níu giữ và biến đổi con người bằng tình yêu thương. Khung trời ấy chắc chắn sẽ bá đạo và có sức mạnh vô đối. 

Và tôi biết bà mẹ của Phương Uyên cũng thế. Trong cái bóng dáng nhỏ bé của bà bước đi về hướng sân ga, tôi hiểu bà khao khát biết bao cho Phương Uyên được sớm bay vào bầu trời tự do đó, để giây phút hai mẹ con gặp nhau, vỡ òa trong niềm vui sướng.






Nguyễn Phương Uyên - Mất tích vì làm thơ 

Một màu áo xanh – hai hình ảnh khác biệt