THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

28 November 2012

Công khai lương: Dân mừng – lãnh đạo lo!



28/11/2012 07:52:09

 - “Yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước phải công khai lương, thu nhập là điều tôi tán thành. Việc công khai đó thì ai mừng, ai lo? Dân mừng, nhưng tôi ngờ là nhiều lãnh đạo lo đấy. Vì làm ăn thua lỗ, thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả… mà lãnh đạo vẫn nhận lương khủng thì cũng đáng xấu hổ lắm”, ông Vũ Quốc Hùng - 
nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung Ương chia sẻ.

Thua lỗ mà dám nhận lương cao – vì sao?

Từ 1/2/2013, theo Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước phải công khai lương, thu nhập. Theo ông, giải pháp này có phải là chìa khóa ngăn chặn tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước hiệu quả?

Kê khai tài sản của người có chức quyền là một trong nhiều giải pháp phòng chống tham nhũng. Người đứng đầu doanh nghiệp Nhà nước đương nhiên cũng phải nằm trong diện điều chỉnh đó. Thường xuyên khai báo để dân và cơ quan Nhà nước giám sát diễn biến sự giàu sang đó. Xem sự giàu sang đó là chính đáng hay còn có điều gì khuất tất, hay do tham nhũng mà có được.

Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung Ương.
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung Ương.

Theo ông thì tại sao lại phải đặt vấn đề công khai lương và thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước?

Đặt vấn đề như vậy là đúng quá còn gì. Thử xem trên báo chí thời gian vừa rồi, lương của lãnh đạo doanh nghiệp điện, dầu khí, than, vinashin, vinaline... là bao nhiêu. Thu nhập của họ chênh lệch với lương khởi điểm của người công nhân như thế nào. Qua đó đã thấy được sự không công bằng rồi.

Ông có thể chỉ cụ thể của cái gọi là “không công bằng”?

Lương đó đã quá chênh lệch so với thu nhập của đa số người dân lao động. Nó có thể không công bằng nếu so với hiệu quả lao động của họ.

Nhưng sẽ có người lý giải cái sự thiếu công bằng ấy rằng lương cao là do hiệu quả lao động của họ cũng cao?

Trong khi hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều làm ăn không hiệu quả, thua lỗ hàng nghìn tỉ, sai phạm chồng chéo, thì hiệu quả ở đâu? Anh làm cho doanh nghiệp bị thất thu mà anh dám nhận lương cao thế là vì sao? Điều này có nghịch lý không? Rõ ràng là không công bằng.

Vậy thì vì sao lương của họ vẫn cao?

Tôi cũng tự hỏi có phải vì họ tự phong hay là vì theo quy định của Nhà nước mà họ được hưởng lương cao như vậy. Nếu họ được quyền tự phong thì căn cứ vào đâu mà họ phong cho mình mức lương cao thế? Trong khi doanh nghiệp thì làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất.

Lãnh đạo thế thì không thể tha thứ được!

Vậy là theo ý ông, bất cập lớn nhất của con số lương khủng này là khi so sánh với hiệu quả công việc?

Đúng vậy. Làm theo năng lực, hưởng theo hiệu quả lao động. Lẽ ra khi công ty làm ăn thua lỗ thì lãnh đạo phải tình nguyện giảm lương của mình, thậm chí không nhận lương. Chứ đã làm ăn be bét mà lại còn tham nhũng nữa thì không thể tha thứ được!

Khi quy định buộc phải công khai cả lương và thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp, có người băn khoăn không biết làm có dễ?

Ta đừng bàn nó dễ hay không mà tôi thấy đưa thành điều khoản trong luật như vậy là đáng hoan nghênh. Còn thực hiện kê khai một cách trung thực thì không dễ. Có những người lãnh đạo sẽ tự hào vì được kê khai chi tiết thu nhập của mình. Khi đơn vị của họ làm ăn hiệu quả, đóng góp cho nhà nước tốt, đời sống công nhân viên ổn định, lương và thu nhập lãnh đạo cao, thì đáng tự hào lắm chứ.

Theo ông, lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay sẽ cảm thấy mừng hay lo?

Người làm việc có hiệu quả, có thu nhập đường đường chính chính thì họ càng vui. Họ công khai cho mọi người biết thành quả lao động, giá trị chất xám của họ là như thế. Nhưng với người có khuất tất thì nhất định là họ lo lắng rồi. Người đàng hoàng thì tự hào, người khuất tất thì tự xấu hổ.

Hiệu quả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chưa tương xứng với vai trò của nó trong nền kinh tế. Rõ ràng, người đứng đầu phải công khai thu nhập, e là họ không mừng?

Tôi nghĩ là không nên trả lời thay họ. Nhưng không cần phải đoán thì cũng thấy, họ mừng thế nào được. Còn tình trạng kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì báo chí nêu rồi, kết quả thanh tra nói lên rồi, kết quả kiểm toán thông báo rồi, Chính phủ báo cáo rồi, Quốc hội kết luận rồi. Còn gì để nói nữa? Rõ ràng không có hiệu quả.

Tôi không tin lắm!

Theo ông thì đến nay ta đã thực hiện tốt việc kê khai tài sản của cán bộ công chức chưa?

Việc kê khai tài sản đã thành chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước. Tôi thấy đó là chủ trương rất đúng nhưng thực hiện thì đến giờ vẫn là hình thức. Thông qua kê khai đó để kiểm soát tham nhũng thì chúng ta chưa làm được. Tôi mong muốn Luật sửa đổi này phải có những chế tài rõ ràng và tổ chức thực hiện cho nghiêm, góp phần phòng chống tham nhũng.

Giả sử đưa cho ông xem bảng kê khai thu nhập và tài sản của một lãnh đạo bất kỳ, ông sẽ tin bao nhiêu phần trăm trong đó là sự thật?

Tin bao nhiêu phần trăm thì khó nói về số học, nhưng nói chung tôi không hoàn toàn tin vào sự kê khai đó. Tất nhiên trong những tình huống cụ thể nào đó thì có thể tin được.

Không tin? Phải chăng vì ông đã từng chứng kiến trên thực tế nhiều câu chuyện khó tin?

Vì gian dối nhiều quá. Tất nhiên có người trung thực, nhưng số người giả dối, bon chen, làm giàu bằng con đường tham nhũng không ít. Thế nên không tin được.

Phải chăng do vậy mà một bộ phận dư luận đoán rằng tài sản của quan chức không phải là những cái người ta có thể nhìn thấy. Phần “chìm” lớn hơn nhiều lần?

Ở góc độ nào đó thì họ có quyền nghi ngờ. Cho nên bây giờ luật và các văn bản hướng dẫn luật phải làm cho người ta khai báo được hết. Vì thực tế có người cố tình không khai hết, hoặc cố tình lấp liếm đi. Và cũng có người không có cơ hội để khai báo. Mong là luật sửa đổi lần này đã quy định chặt chẽ.

Sẽ nhiều người run

Theo ông nếu thực hiện tốt việc kê khai này thì có khắc phục được yếu kém của doanh nghiệp nhà nước?

Nó sẽ đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước. Nhưng muốn doanh nghiệp phát triển vững chắc thì không chỉ cần phòng chống tham nhũng trong doanh nghiệp mà còn cần phòng chống tham nhũng trong hệ thống.

Theo ông cái khó làm nhất là gì?

Một là người có trách nhiệm kê khai phải kê khai trung thực. Cơ quan có trách nhiệm kiểm tra giám sát phải có năng lực, bản lĩnh và dũng khí để thực hiện được chức trách của mình.

Việc công khai sẽ phải làm như thế nào để nó không là hình thức thưa ông?

Tốt nhất là công khai trước công luận. Còn công khai ở tổng công ty hay công khai với cấp trên thôi thì cũng chưa đủ. Kết quả kê khai niêm yết ở cơ quan, gửi lên cấp trên, thông báo cho các phương tiện thông tin đại chúng biết... Làm được thế thì tôi nghĩ cũng khối người run rồi. Công ty làm ăn thua lỗ yếu kém như thế, công nhân khổ như thế mà lãnh đạo cứ thản nhiên nhận lương cao thì xấu hổ quá đi chứ.

Xin cảm ơn ông!.

Tất cả những cán bộ nhà nước hưởng lương từ ngân sách, hưởng đóng góp của nhân dân thì phải công khai tài sản trước khi nhận nhiệm vụ ở các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp chứ không chỉ riêng doanh nghiệp Nhà nước. Việc kê khai này phải thực hiện thường xuyên. Khi chưa ở vị trí đó thì thu nhập và tài sản cá nhân như thế nào, sau 1 năm, 1 nhiệm kỳ thì thu nhập và tài sản thế nào.
Tô Hội (Thực hiện
)

Mỹ sẽ lên tiếng với Trung Quốc về hộ chiếu “đường lưỡi bò"



(Dân trí) - Mỹ dự kiến sẽ lên tiếng với Trung Quốc về hộ chiếu mới gây tranh cãi của nước này, do chúng được in tấm bản đồ “vô bổ” chứa những đảo tranh chấp với các nước khác, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
 >> Mỹ không chứng thực hộ chiếu “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland 
 
“Chúng tôi thực sự lo ngại về tấm bản đồ này, bởi nó gây ra căng thẳng và lo ngại giữa các nước ở Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho hay.

“Chúng tôi có ý định nêu lên vấn đề này với người Trung Quốc”, bà khẳng định và cho biết thêm những hộ chiếu mới không “giúp ích cho môi trường mà tất cả chúng ta tìm kiếm nhằm giải quyết những vấn đề này”.

Bà Nuland cho biết Mỹ sẽ chấp nhận hộ chiếu mới của Trung Quốc là giấy thông hành có giá trị, do các nước được quyền “quyết định hình thức của hộ chiếu của họ, miễn là chúng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế”.

Nhưng bà cũng nhấn mạnh hình thức của một tài liệu hoàn toàn khác với việc “đưa ra các bước để phản đối các nước mà chúng ta muốn thấy có sự đàm phán”.

Trước đó, người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố việc Trung Quốc in bản đồ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông trên hộ chiếu không làm thay đổi quan điểm của Hoa Kỳ đối với cuộc tranh chấp này, rằng rằng vấn đề tranh chấp ở Biển Đông nên được đàm phán giữa các nước có liên quan, giữa ASEAN và Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi của phóng viên rằng việc hải quan Hoa Kỳ đóng dấu nhập cảnh vào hộ chiếu của công dân Trung Quốc có in hình bản đồ có đồng nghĩa với việc Mỹ chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh hay không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Victoria Nuland nói đó không phải là sự chấp thuận.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng khẳng định về khía cạnh luật pháp, bản đồ trên hộ chiếu của Trung Quốc không phải là một trong các tiêu chí đánh giá xem có hợp lệ để được cấp visa hay để được vào Hoa Kỳ hay không.

Động thái mới của Trung Quốc đã vấp phải sự chỉ trích kịch liệt của nhiều nước có tranh chấp chủ quyền với nước này, trong đó có Việt Nam vàPhilippines.

​​Ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam, hôm 22/11, tuyên bố rằng việc làm của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông.

Lực lượng biên phòng Việt Nam đã không đóng dấu chứng thực nhập cảnh cho công dân Trung Quốc vào hộ chiếu nếu đó là hộ chiếu có in hình đường lưỡi bò. Công dân Trung Quốc mang hộ chiếu mới vẫn được nhập cảnh vào Việt Nam, nhưng giới hữu trách sẽ đóng dấu cấp thị thực rời cho họ.

Đối mặt trước sự phản đối của nhiều nước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cố gắng hạ nhiệt vấn đề khi cho rằng bản đồ trong hộ chiếu “không nhằm vào một nước cụ thể nào”.

Vũ QuýTheo AFP, AP

Báo Nga: Trung Quốc khai hỏa cuộc chiến hộ chiếu



(Dân trí) - Báo "Độc lập" (Nga) ngày 26/11 có bài viết nhận định bằng việc cấp cho công dân hộ chiếu sinh trắc học có in bản đồ hình lưỡi bò, Trung Quốc đã chính thức khai phát súng đầu tiên vào bầu không khí vốn đang căng thẳng liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.
 >>  Chính sách hộ chiếu của Trung Quốc là không bình thường 
 >> Báo Indonesia: Chúng ta đang đối mặt với một quốc gia lớn và ngạo mạn
 >> Mỹ không chứng thực hộ chiếu “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

  
Hộ chiếu mới của Trung Quốc in đường 9 đoạn vô lý.
Hộ chiếu mới của Trung Quốc in đường 9 đoạn vô lý.
 
Bài báo cho biết trong cuộc xung đột lãnh thổ với Ấn Độ trước đây, Trung Quốc đã sử dụng một mánh khóe ngoại giao bằng cách in lên hộ chiếu bản đồ những khu vực tranh chấp và coi đó thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Khi đó Ấn Độ đã đáp trả bằng cách dùng con dấu có hình bản đồ của mình để đóng dấu xuất-nhập cảnh cho du khách Trung Quốc. Việt Nam và Philippinescũng đã tuyên bố phản đối Trung Quốc vì việc làm tương tự. Theo nhận định của các chuyên gia, mục đích chính của Bắc Kinh là dùng biện pháp này để gây áp lực về cả chính trị lẫn quân sự nhằm ép các nước châu Á phải nhượng bộ.

Trước đó, giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng từng xảy ra đối đầu ngoại giao theo kiểu ăn miếng trả miếng xung quanh các vùng lãnh thổ tranh chấp ở dãy núi Himalaya, có tổng diện tích tương đương gấp vài lần Thụy Điển. Ngày nay, Trung Quốc cũng lại là người khai phát súng đầu tiên trong bầu không khí vốn đã căng thẳng hiện nay bằng cách cấp cho công dân nước này hộ chiếu sinh trắc. Trên một trong những trang của hộ chiếu này, các khu vực tranh chấp với Ấn Độ, Việt Nam, Philippines và một loạt quốc gia Đông Nam Á khác được thể hiện như là của Trung Quốc. Rõ ràng, nếu Ấn Độ, Việt Nam và Philippines đóng dấu nhập cảnh lên các cuốn hộ chiếu này cho khách Trung Quốc thì mỗi một lần hạ con dấu là một lần các nước này công nhận tính hợp pháp các yêu sách của Trung Quốc.

Trao đổi với tờ "Độc lập", ông John Blackland, chuyên viên Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc phòng Áo cho rằng hành động của Trung Quốc là đầy tính toán. Đây là một phần của "trò chơi dai dẳng" mà các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc cầm quyền trong 10 năm tới đang dựng lên. Trò chơi này có thể chỉ phát huy tác dụng từ từ và không rõ nét, song cuối cùng cũng sẽ đạt được mục đích đề ra.

Việt Nam và Philippines cũng đã ra tuyên bố phản đối Trung Quốc qua đường ngoại giao. Tuy nhiên, New Delhi phản ứng không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động thực tế. Họ dùng con dấu có in hình các phần lãnh thổ tranh chấp như của Ấn Độ để đóng lên hộ chiếu của các công dân Trung Quốc. Đồng thời, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố bản đồ trên hộ chiếu Trung Quốc là không thể chấp nhận. Ấn Độ rất thận trọng trong quan hệ với Bắc Kinh vì đây là đồng minh và nhà cung cấp vũ khí quan trọng củaPakistan. Trong khi đó, Trung Quốc cũng không muốn Ấn Độ cho Dalai Lama và khoảng 120 nghìn người tị nạn Tây Tạng cư trú. Ấn Độ tuyên bố rằng Trung Quốc đang kiểm soát 41.400 km2 đất của Ấn Độ tại vùng Kashmir, còn Trung Quốc cũng khẳng định bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ tiếp giáp với Tây Tạng thuộc về Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn tờ "Độc lập", chuyên viên khoa học cao cấp Viện nghiên cứu Đông phương Viện Hàn lâm khoa học Nga Feliks Yurlov cho rằng trao đổi thương mại song phương Trung-Ấn đang đạt khoảng 77 tỷ USD, vì vậy không bên nào muốn đẩy quan hệ đến mức bị đe dọa. Cuộc xung đột hộ chiếu trước hết chỉ là nhân tố chiến tranh tuyên truyền thông tin. Trung Quốc ngày càng trở thành đối thủ mạnh vì nền kinh tế Trung Quốc lớn gấp 3-4 lần Ấn Độ. Mặc dù giữa hai nước đã xảy ra chiến tranh năm 1962, nhưng tình hình và điều kiện hiện nay đã thay đổi căn bản. Hiện nay hiểm họa lớn nhất đối với Ấn Độ là khả năng Trung Quốc xây dựng các con đập trên thượng nguồn sông Brakhmaputra. Nếu những con đập này được xây thì các bangAssam và Tây Bengal của Ấn Độ sẽ lâm vào cảnh thiếu nước ngọt trầm trọng.

Tranh cãi chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng xung quanh các quần đảo ở Biển Đông đã phủ bóng đen lên hội nghị thượng đỉnh các nước châu Á và Thái Bình Dương tổ chức tại Campuchia vừa qua. Kết quả các nước thành viên ASEAN, vì sự bất đồng của Campuchia, đã không thể đạt được tiến triển trong Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) như mong muốn.

Trà My

Vạch trần mưu đồ “nuốt” biển Đông


Thứ Ba, 27/11/2012 23:01

TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, khẳng định việc Trung Quốc phát hành hộ chiếu có in hình đường lưỡi bò trên biển Đông là có chủ ý trong chiến lược bành trướng

Phóng viên: Thưa ông, có phải Trung Quốc in bản đồ đường lưỡi bò trong hộ chiếu là một bước leo thang đầy toan tính trong tham vọng hiện thực hóa đường lưỡi bò?
TS Trần Công Trục: Đúng vậy. Chiến lược của Trung Quốc đã bộc lộ rất rõ và khá lâu là muốn thoát ra khỏi sự gò bó trong Trung Hoa lục địa và muốn trở thành nước mạnh về biển. Để vươn ra đại dương, họ chỉ có 2 con đường là qua biển Đông và biển Hoa Đông. Tuy nhiên, để qua con đường biển Hoa Đông, họ vướng phải các nước lớn như Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc…, vì thế họ phải chọn biển Đông. Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ tư tưởng bành trướng biên giới, lãnh thổ và ý đồ muốn làm chủ biển Đông một cách bất hợp pháp, phi lý và bất chấp quan hệ bang giao cũng như sự lên án của cộng đồng quốc tế.
Thực tế, hơn 50 năm qua, họ đã liên tục có những hành động, bước đi thể hiện rõ ràng mục đích này, từ việc xâm chiếm các hòn đảo, quần đảo của các nước trong khu vực, trong đó có cả Việt Nam, đồng thời liên tục đưa ra các tuyên bố, tuyên truyền trên mọi hình thức, tổ chức “chiến tranh” bản đồ… Và việc in bản đồ đường lưỡi bò hoang tưởng trên hộ chiếu của công dân nước họ là bước tiến mới trong chiến lược của Trung Quốc trong tham vọng khống chế biển Đông và đây là hành động cực kỳ thâm hiểm và vô cùng nguy hiểm cho các nước ASEAN cũng như cộng đồng quốc tế có chung quyền lợi trên biển Đông.
Ông có thể phân tích rõ hơn hành động thâm hiểm này?
- Theo luật pháp quốc tế, hộ chiếu là tài liệu pháp lý chính thức của nhà nước và được sử dụng rộng rãi. Sau này, có thể Trung Quốc sẽ sử dụng những tấm hộ chiếu có in hình lưỡi bò này cùng tất cả các loại bản đồ, công hàm, các tài liệu hay việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, mời thầu dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam... làm chứng cứ để đưa ra yêu sách khi đàm phán theo quy ước quốc tế với cách làm “biến không thành có, biến vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp”. Đó là một hành động tiếp theo một chuỗi các hành động rất có tính hệ thống để hợp thức hóa đường lưỡi bò vô căn cứ.
Du khách Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai bằng hộ chiếu
có hình đường lưỡi bò. Ảnh: THẾ DŨNG
In đường lưỡi bò lên hộ chiếu chỉ là một trong những việc làm đã được toan tính nhằm hiện thực hóa tham vọng bành trướng. Vậy bước đi tiếp theo có thể là gì?
- Trung Quốc sẽ còn có bước đi nguy hiểm hơn. Thực tế đã chứng minh là sau hội thảo quốc tế lần thứ 4 về biển Đông vừa qua, ông Tô Hạo, một nhà ngoại giao của Trung Quốc, nói rằng: “Trung Quốc hết sức chia sẻ với sự quan tâm lo ngại của thế giới đối với con đường hình lưỡi bò nhưng chúng tôi cho rằng vùng nước trong đường lưỡi bò không thuộc chủ quyền của Trung Quốc”. Nhưng xem kỹ lại phát biểu này thì thấy rõ có sự lắt léo, vô cùng thâm hiểm bởi con đường lưỡi bò sẽ là cơ sở để Trung Quốc đem ra đàm phán với các nước có liên quan khác. Nếu trong quá trình đàm phán đó chưa đi đến thống nhất thì sẽ áp dụng nguyên tắc “gác tranh chấp cùng khai thác biển Đông”. Đây là mưu đồ tiếp theo để thực hiện cái đích của tham vọng “nuốt trọn” biển Đông.
Chúng ta đối phó hành động này của Trung Quốc bằng cách nào?
- Điều phải làm và không thể bỏ qua là có công hàm phản đối chính thức đến phía Trung Quốc. Nhưng quan trọng hơn là cần có văn bản phản đối chính thức gửi Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế liên quan để ghi nhận và lưu trữ là cơ sở pháp lý sau này. Phải nói rõ cơ sở pháp lý với lý lẽ sắc bén để thế giới hiểu rõ bản chất sự việc. Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và của chính người dân Trung Quốc phản đối sự bành trướng của Trung Quốc. Trong thời đại hiện nay, ý đồ bành trướng, bá quyền là hết sức lạc lõng, là quay lưng lại xu thế chung của thế giới, xem thường cả nhân loại.
Đồng thời, các nước bị xâm phạm bởi đường lưỡi bò như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei… cùng có phản đối chính thức một cách mạnh mẽ là rất cần thiết và cho rằng đây là hành động vi phạm quyền và chủ quyền của các quốc gia trên biển Đông.
Không bình thường!
Trong cuộc họp báo ngày 26-11, khi được hỏi nếu hải quan Mỹ đóng dấu nhập cảnh lên hộ chiếu mới có in bản đồ gây tranh cãi của Trung Quốc thì đó có phải là sự công nhận của Mỹ với bản đồ đó không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland khẳng định: “Đó không phải là một sự công nhận. Quan điểm của chúng tôi về biển Đông vẫn là cần tổ chức đàm phán giữa các bên liên quan, bao gồm ASEAN và Trung Quốc. Một tấm bản đồ in trên hộ chiếu không thể thay đổi điều này”.
Tuy nhiên, bà Nuland nói bản đồ trên không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của hộ chiếu khi xem xét cấp thị thực vào Mỹ.
Cùng ngày 26-11, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho rằng chính sách hộ chiếu của Trung Quốc “không bình thường và gây tranh chấp”. Hãng tin Antara của Indonesia dẫn lời ông Natalegawa nêu rõ: “Các nỗ lực tìm kiếm gián tiếp sự công nhận đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp thông qua bản đồ trên hộ chiếu của Trung Quốc là không bình thường và sẽ không đạt được mục đích, thậm chí còn gây tranh chấp”.
 
Mỹ Nhung
 
GS CARL THAYER (HỌC VIỆN QUỐC PHÒNG ÚC), CHUYÊN GIA VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ VIỆT NAM:
Một bước đi láu lỉnh!
Trung Quốc dùng mọi cách để đòi quyền tài phán trên biển Đông. Việc cấp hộ chiếu có bản đồ hình lưỡi bò là một bước đi láu lỉnh, bởi nếu Việt Nam, Philippines hay các nước có tranh chấp chấp nhận hộ chiếu này thì Trung Quốc sẽ vin vào đó để đòi quyền tài phán cho mình. Thực ra, ở phạm vi quốc tế, “hộ chiếu lưỡi bò” cơ bản không có giá trị pháp lý trong việc xác lập chủ quyền.
Cũng trong đường lưỡi bò (trên bản đồ) đó, Trung Quốc có thể hiện các chỉ dấu tranh chấp lãnh thổ với cả Ấn Độ nhưng không “đụng” đến đảo Senkaku của Nhật Bản. Hành động này của Trung Quốc rõ ràng là một toan tính chính trị.
 
D.Quang ghi
THẾ DŨNG thực hiện

Hình ảnh " ỉu xìu" của các CĐV đá banh sau trận " tuyển" Vn thua Phi Luật Tân

Cả cái XH VN này đều thất vọng hàng hà sa số thứ chứ chẳng riêng bộ môn đá banh

Hình ảnh quốc gia te tua như cái mền rách trong chính đội bóng ,hình ảnh cầu thủ thiếu lửa vì " mất niềm tin" trong chính cuộc sống của họ với những diễn biến xấu của nền chính trị kinh tế xã hội VN- thì làm sao họ có nềm tin mà ...đá bóng?

Thực ra bản thân tôi và nhiều người không quan tâm giải AFF này trong năm nay , ko phú quý thì đừng nói lễ nghĩa
Hình ảnh " ỉu xìu" của các CĐV đá banh sau trận " tuyển" Vn thua Phi Luật Tân 

Cả cái XH VN này đều thất vọng hàng hà sa số thứ chứ chẳng riêng bộ môn đá banh 

Hình ảnh quốc gia te tua như cái mền rách trong chính đội bóng ,hình ảnh cầu thủ thiếu lửa vì " mất niềm tin" trong chính cuộc sống của họ với những diễn biến xấu của nền chính trị kinh tế xã hội VN- thì làm sao họ có nềm tin mà ...đá bóng? 

Thực ra bản thân tôi và nhiều người không quan tâm giải AFF này trong năm nay , ko phú quý thì đừng nói lễ nghĩa

Khởi tố Phó chánh án TAND TP.Bạc Liêu

(TNO) Chiều tối 27.11, Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao ra quyết định khởi tố bị can (cho tại ngoại) đối với ông Nguyễn Văn Hiệp (57 tuổi, Phó chánh án TAND TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) về tội ra quyết định trái luật gây hậu quả nghiêm trọng
Theo thông tin ban đầu từ Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao, vụ việc phát sinh trong quá trình xét xử vụ án chia tài sản sau hôn nhân giữa bà Nguyễn Kim Sang (43 tuổi, ngụ khóm Trà Kha A, P.8, TP.Bạc Liêu) với ông Nguyễn Thế Tiếng (44 tuổi, ngụ cùng địa phương).
Theo thỏa thuận tại tòa ngày 13.12.2007, ông Tiếng đồng ý và có tránh nhiệm trả cho bà Sang 25 lượng vàng 24K.
Tuy nhiên, năm 2009, ông Hiệp lại ra quyết định trái luật, theo đó ông Tiếng không có tránh nhiệm phải trả vàng cho bà Sang, gây thiệt hại cho bà Sang 25 lượng vàng.
Trần Thanh Phong

Vụ thủy điện Đăk Mek 3 gặp sự cố: Phải kiểm định chất lượng công trình

(TNO) Sáng 27.11, các cơ quan cấp tỉnh của Kon Tum mới đến tận công trình để kiểm tra vụ việc và có hướng xử lý ban đầu, sau khi vụ việc vỡ đập tràn thượng lưu bị đơn vị thi công ém nhẹm.
Sáng 27.11, đoàn công tác do UBND tỉnh chỉ đạo gồm các sở Công thương, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, lãnh đạo UBND H.Đăk Glei mới đến tận hiện trường để kiểm tra vụ việc vỡ đập.
Tại hiện trường, hàng trăm mét khối đất đá đang ngổn ngang dưới lòng suối. Rất may, hồ chứa với dung tích trên 1,7 triệu mét khối lượng chưa tích nước.
 Vụ thủy điện Đăk Mek 3 gặp sự cố: Phải kiểm định chất lượng công trình
Các cơ quan chức năng của tỉnh Kon Tum đến hiện trường kiểm tra vụ việc
Theo báo cáo của đơn vị thi công công trình thủy điện Đăk Mek 3 là Công ty thi công cơ giới Hồng Phát, xe chở đá đang thi công đắp đá trong thân đập với số lượng đá ngày càng nhiều và đã xảy ra sự cố bờ tường phía thượng lưu đổ sập.
Bức tường có chiều dài 80 m, chiều cao gần 9 m, thành bức tường dày 1,6-1,9 m bị đổ sập xuống sông. Sự cố khiến một công nhân thiệt mạng (Thanh Niên Online đã thông tin).
Theo đánh giá của đơn vị thi công, ước tính thiệt hại từ sự cố vỡ đập khoảng 700 triệu đồng.
 Vụ thủy điện Đăk Mek 3 gặp sự cố: Phải kiểm định chất lượng công trình 1
Hơn 60 m tường bê tông bị xé toạc, nằm ngổn ngang dưới sông
Đoàn công tác đã đến tận hiện trường kiểm tra vụ việc. Theo biên bản ghi nhận, sự cố đã gây ngã đổ hầu hết tuyến tường bê tông cốt thép mái thượng lưu đập tràn đang thi công. Ông Bùi Văn Cư - Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Kon Tum cho biết: "Chúng tôi đã thống nhất đề nghị các cơ quan chức năng trưng cầu giám định chất lượng công trình, đặc biệt là hạng mục đập tràn".
Trao đổi với PV Thanh Niên Online chiều 27.11, ông Lê Bá Thanh, Giám đốc Công ty thủy điện Hồng Phát - Đăk Mek, cho biết: “Hiện chúng tôi đang tập trung hơn 200 công nhân và toàn bộ phương tiện làm ba ca, mở đường mới tiếp cận sát thân đập để khắc phục sự cố. Nguyên nhân vụ việc đang chờ cơ quan chức năng đưa ra kết luận chính thức".
Đáng tiếc, sự cố này sẽ làm chậm thời gian tích nước, phát điện khoảng hơn 2 tháng so với thời gian dự kiến là quý I năm 2013.
Tin, ảnh: Trần Hiếu

Bắt tạm giam một thư ký tòa nhận hối lộ

(TNO) Sáng 27.11, tại TP.Cần Thơ, Cục Điều tra, Viện KSND tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, đồng thời ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Hậu, thư ký TAND Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ về hành vi nhận hối lộ.
Theo hồ sơ vụ án, năm 2009, ông Đặng Văn Năm, ngụ tại Q.Cái răng, TP.Cần Thơ là tài xế xe khách đã gây tai nạn làm chết người tại địa bàn Q.Thốt Nốt, sau đó bị TAND Q.Thốt Nốt tuyên phạt 18 tháng tù (cho hưởng án treo).
Viện KSND cùng cấp đã kháng nghị bản án trên, theo hướng tăng hình phạt.
Năm 2010, Tòa phúc thẩm TAND TP.Cần Thơ đã xét xử lại và tuyên phạt ông Năm 18 tháng tù giam. Sau đó, trong một dịp ông Năm quen biết với Hậu và được Hậu “chỉ" cho ông Năm tìm cách làm giấy xác nhận hiện đang tạm trú tại Q.Ninh Kiều để được thi hành án phạt tù tại đây thì Hậu mới có điều kiện “giúp đỡ”.
Sau khi làm được giấy xác nhận tạm trú theo chỉ dẫn của Hậu, ông Năm đã nộp cho TAND Q.Thốt Nốt.
Sau đó, TAND Q.Thốt Nốt đã làm văn bản ủy thác cho TAND Q.Ninh Kiều thực hiện việc thi hành bản án của ông Năm.
Theo quy định, sau khi nhận được ủy thác, trong vòng 5 ngày thư ký tòa phụ trách việc thi hành án phải làm văn bản trình lãnh đạo để thực hiện việc ủy thác thi hành án đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên, với vai trò là thư ký, sau khi nhận được hồ sơ ủy thác của TAND Q.Thốt Nốt, Hậu đã “ém” hồ sơ thi hành bản án của ông Năm, không báo cáo lãnh đạo để ra quyết định thi hành án, nhằm kéo dài việc thi hành án bản án hơn 8 tháng so với quy định để nhận 15 triệu đồng của ông Năm.
                                                                               Mai Trâm

Nguyên Giám đốc Hoàng Anh Vinashin lãnh án 20 năm tù

Ngày 27.11, kết thúc phiên sơ thẩm, HĐXX TAND tỉnh Nam Định tuyên phạt Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc Công ty CP CNTT Hoàng Anh, công ty con của Vinashin ở Nam Định, mức án 20 năm tù vì tội tham ô tài sản. Bị cáo Đỗ Đình Côn, kế toán trưởng của Hoàng Anh bị tuyên phạt mức án 3 năm 6 tháng tù.
Theo cáo trạng, bị cáo Nguyễn Văn Tuyên (50 tuổi), trong thời gian tại chức đã chỉ đạo nhân viên rút 4,5 tỉ đồng, vốn là tiền để tạm ứng cho dự án, để chi tiêu cá nhân. Khi bị phát hiện, để giúp Tuyên, Đỗ Đình Côn (60 tuổi, kế toán trưởng Công ty Hoàng Anh) đã chỉ đạo kế toán viên lập khống chứng từ để hợp lý hóa số tiền rút ra.
Trước đó, trong vụ án khác, ngày 30.8.2012, trong phiên phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Văn Tuyên bị TAND tối cao tuyên phạt 16 năm tù vì tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Hoàng Long

Dân Trung Quốc phản ứng “đường lưỡi bò” trên hộ chiếu

Việc 6 triệu hộ chiếu mới của TQ được in hình bản đồ “đường lưỡi bò” gặp phải sự phản đối ngay chính trong dư luận nước này.
Vài ngày qua, vấn đề này trở thành tâm điểm tranh luận tại các diễn đàn trực tuyến của TQ.
Mạng Thanh niên Bắc Kinh dẫn lời một người dân TQ đang làm việc tại VN cho biết 3 tấm hộ chiếu mới của bạn bè anh ta gặp nhiều khó khăn trong quá trình xin visa nhập cảnh vào VN. Đó là vì bản đồ “đường lưỡi bò” được in trong hộ chiếu mới, vi phạm chủ quyền VN. Tương tự, một cư dân mạng TQ có tên David cũng than thở trên mạng weibo rằng chỉ vì tấm hộ chiếu mới mà anh ta gặp nhiều khó khăn khi làm thủ tục nhập cảnh vào VN. Khi sử dụng hộ chiếu mới, người dân TQ chỉ được phép nhập cảnh vào VN bằng cách đóng dấu vào một giấy thông hành rời.
Dân Trung Quốc phản ứng “đường lưỡi bò” trên hộ chiếu
Cư dân mạng TQ phản ứng hộ chiếu mới trên diễn đàn bbs.tiexue.net - Ảnh: chụp lại trang bbs.tiexue.net
Vì thế, trên diễn đàn bbs.tiexue.net của TQ, không ít cư dân nước này than vãn rằng chỉ vì “đường lưỡi bò” mà họ mất rất nhiều thời gian khi nhập cảnh vào VN, Philippines, Ấn Độ, Mỹ… Điều này khiến những cư dân mạng trên tỏ ra khó chịu vì không được báo chí và chính quyền TQ cảnh báo. Thành viên mạng có tên Hbomb ta thán rằng: “Dù sửa thế nào cũng không thể sửa được diện mạo vốn có của tấm hộ chiếu này, giờ chỉ tổ mang lại phiền phức cho người dân...”. Một ý kiến nữa cho rằng: “Các người không thể khiến người dân gặp khó khăn”. Thành viên có tên Greywoof thì phản ứng rằng: “Làm hộ chiếu có cần phải rắc rối vậy không? Lại còn vẽ cả hình của Đài Loan vào làm gì? Hộ chiếu vốn thể hiện quyền hành của chính phủ, chứ không phải là chỗ thể hiện văn hóa dân tộc”. Trong khi đó, có ý kiến tự châm biếm là: “Giờ tốt rồi, người ta lại có thêm lý do để gây khó khi mình nhập cảnh”. Có lẽ, vì quá e ngại những rắc rối từ tấm hộ chiếu mới, thành viên tên Mumbojumbo thậm chí còn vẽ nên viễn cảnh: “Xem ra sẽ có nhiều người dân TQ muốn từ bỏ quốc tịch của mình. Năm nay sẽ đặc biệt nhiều đấy”…
Thẳng thắn hơn, có cư dân mạng TQ nhận xét việc đổi hộ chiếu là một “chiêu” thất bại của Bắc Kinh. Người này đặt ra vấn đề: “Nếu ngày mai Philippines, VN, hoặc Ấn Độ cũng đổi hộ chiếu mới (bổ sung thêm bản đồ tuyên bố chủ quyền - NV) thì sao? …”.

Mỹ không ủng hộ
Website Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn lời phát ngôn viên cơ quan này Victoria Nuland, trả lời trong cuộc họp báo ngày 27.11 (theo giờ VN), khẳng định Washington không ủng hộ hay thừa nhận bản đồ “đường lưỡi bò” được in trên hộ chiếu mới của TQ. Khi được hỏi rằng liệu việc hải quan Mỹ đóng dấu lên hộ chiếu mới của TQ có thể được xem là sự ủng hộ của Washington đối với tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên biển Đông, bà Nuland trả lời như sau: “Không, đó không phải là sự ủng hộ. Lập trường của chúng tôi về vấn đề biển Đông vẫn là cần được thương lượng giữa các bên tranh chấp, giữa ASEAN và TQ. Một tấm hình trên hộ chiếu không thay đổi được điều này”.
Cũng liên quan đến vấn đề trên, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa ngày 26.11 khẳng định TQ nên tăng cường đối thoại để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông. Hãng tin Antara dẫn lời ông cho rằng đó là việc nên làm thay vì tìm kiếm sự công nhận bằng cách in bản đồ có “đường lưỡi bò” lên hộ chiếu. Đồng thời, ông nhận xét tấm hộ chiếu mới của TQ là “kỳ quái và thậm chí sẽ kích hoạt các cuộc tranh chấp”.
Trùng Quang

Hành động thiếu hiểu biết
Bên lề hội thảo VN học vào hôm qua tại Hà Nội, nhiều chuyên gia đã lên tiếng về việc TQ in “đường lưỡi bò” trên hộ chiếu.
GS Motto Furuta (ĐH Tokyo, Nhật Bản): Đây là hành động thiếu hiểu biết của TQ, chỉ khiến các quốc gia xung quanh tức giận, phê phán gay gắt và mang lại hậu quả nặng nề cho Bắc Kinh.
GS Carlyle A.Thayer (ĐH New South Wales, Úc): Bộ Ngoại giao Mỹ vừa cho biết họ không ủng hộ bản đồ “đường lưỡi bò” trong hộ chiếu của TQ, vì liên quan đến vấn đề đang tranh cãi. Việc in “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu là một ví dụ mới cho thấy TQ đang tiếp tục nỗ lực khẳng định chủ quyền của mình ở biển Đông bằng mọi cách. Thực tế việc “đường lưỡi bò” được thể hiện trên hộ chiếu của TQ chỉ mang tính biểu tượng mà không có ý nghĩa hiệu lực thực tế. Có lẽ đây là một hành động mang tính chất khiêu khích nhiều hơn. Tôi được biết một số tỉnh biên giới VN đã có cách xử lý theo tôi là chấp nhận được, đó là không công nhận hộ chiếu này nhưng vẫn cho phép công dân TQ nhập cảnh với việc đóng dấu visa vào tờ rời. Điều này cũng làm cho việc thể hiện chủ quyền của TQ trên hộ chiếu trở nên vô nghĩa.
Nhà nghiên cứu Vũ Cao Phan: Động thái mới này của TQ không phải quá bất ngờ. Quan sát các hành động của TQ trong một thời gian dài có thể thấy nếu không có hành động này thì họ cũng sẽ có những hành động khác. Đây cũng một bước tiếp theo trong số rất nhiều bước đi để hiện thực hóa tham vọng của TQ ở biển Đông. Việc họ liên tiếp gây ra các vụ việc vừa nhằm gây khó dễ cho các bên có liên quan nhưng đồng thời cũng thực hiện khẳng định chủ quyền theo kiểu "tằm ăn rỗi", chỗ này một tí chỗ kia một chút từng bước từng bước thâu tóm biển Đông. Không rõ đối với vụ việc này lãnh đạo cao cấp của TQ có được biết hay không? Theo tôi được biết giữa VN và TQ đã có đường dây nóng, TQ lại vừa có ban lãnh đạo mới, đối với vụ việc này phía VN có thể liên lạc qua đường dây nóng để chất vấn về vấn đề này.
TS Nguyễn Mạnh Hùng (ĐH George Mason, Mỹ): Đây là một hành động mang tính biểu tượng nhưng từ đó sẽ đặt thành nguyên tắc. Nếu VN hay các quốc gia khác không phản đối, TQ hoàn toàn có thể nói bản đồ này đã được chấp nhận. Tôi cho rằng mục tiêu của TQ là sẽ bằng mọi phương cách để buộc các bên liên quan liên tục trong tình trạng phải đối phó. Sắp tới có lẽ sẽ còn nhiều chuyện nữa. Mặc dù hộ chiếu in “đường lưỡi bò” là vô giá trị nhưng cần nhớ cách thức của TQ hay áp dụng là đặt nguyên tắc trước, giải quyết sau. Ví dụ như chuyện họ chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác”, các bên liên quan nếu không tỉnh táo sẽ buộc phải công nhận chủ quyền của TQ.
Nguyên Phong
Ý kiến:
Nên niêm phong hộ chiếu lưỡi bò
Về việc đối phó với hộ chiếu có bản đồ đường lưỡi bò, những ngày qua cơ quan chức năng ở các cửa khẩu của VN đã hành động rất kịp thời, đó là không chấp nhận hộ chiếu vi phạm chủ quyền của nước ta, đồng thời phát hành thị thực rời để công dân TQ nhập cảnh vào VN.
Tuy nhiên, nếu như chúng ta chỉ cấp thị thực rời và cho phép họ mang hộ chiếu có hình bản đồ lưỡi bò khi nhập cảnh vào VN thì cũng quá dễ dãi và có thể ảnh hưởng xấu. Dù chúng ta không đóng dấu thị thực lên tấm hộ chiếu bá đạo đó, nhưng việc cho công dân TQ mang nó vào VN thì cũng có nghĩa là chúng ta cho du nhập một tài liệu vi phạm chủ quyền nước mình.
Tôi đọc trên mạng, thấy có ý kiến rằng nên niêm phong hộ chiếu đó lại (cả cuốn hộ chiếu hoặc tất cả các trang trừ trang thông tin cá nhân). Công dân TQ khi nhập cảnh vào VN không được mở niêm phong, đến khi xuất cảnh phải trình lại phong bì có niêm phong đó. Nếu niêm phong đã bị hư thì họ có thể phải chịu phạt một khoản tiền, chưa kể lệ phí thực hiện việc niêm phong. Làm điều này có nghĩa là hộ chiếu phi pháp đó không được sử dụng trên lãnh thổ VN. Đối với những trường hợp “cứng đầu”, không chấp hành quy định, chúng ta nên kiên quyết từ chối cho nhập cảnh.
Trần Bảo Nghĩa Vương (Tân An, Long An)

Làm xấu hình ảnh Trung Quốc
Hành động in “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu chỉ làm gia tăng bất an trong khu vực.
VN đóng dấu thị thực rời cho du khách TQ sử dụng hộ chiếu có in “đường lưỡi bò”. Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh cấp visa bằng bản đồ có hình ảnh của 2 khu vực đang tranh chấp là Arunachal Pradesh và Aksai Chin vào hộ chiếu trên. Dự báo, Philippines cũng sẽ sớm có hành động đáp trả.
Rõ ràng, tấm bản đồ có in đường 9 đoạn trong hộ chiếu mới không mang lại gì khác cho TQ ngoài sự phản kháng quyết liệt từ các nước láng giềng. Các chuyên gia quốc tế nhận định rằng tấm bản đồ trên không những chẳng có bất kỳ giá trị pháp lý nào mà còn đang làm xấu đi hình ảnh Trung Quốc. Trong khi đó, động thái phản ứng của VN được giới quan sát đánh giá là “hợp lý”.
Trao đổi với Thanh Niên, tiến sĩ Harsh Pant (Đại học King’s London - Anh), nói: “Động thái vừa rồi của TQ không giúp gì được cho nước này ngoài việc gia tăng sự bất an: TQ càng trỗi dậy, ổn định khu vực càng bị đe dọa. Về lâu dài, nếu cứ theo đuổi những chính sách như thế này, tôi tin chắc Bắc Kinh sẽ phải chịu “lỗ ròng” trong chính sách ngoại giao mềm của mình”. “Tôi không thấy dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẽ nhường bước trong tương lai. Vì thế, điều rất quan trọng lúc này là các nước trong khu vực cần phải nghĩ ra một cơ chế hiệu quả đối trọng lại tham vọng bá quyền của TQ”, TS Pant nói thêm.
Đồng quan điểm trên, ông Benjamin Ho (Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang - Singapore) gọi đây là một động thái “đáng tiếc” và làm hỏng hình ảnh của Bắc Kinh trên trường quốc tế. “Về lâu dài, cần những cái đầu bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề”, ông Ho nói.
 “Kẻ bắt nạt”
Theo TS Pant, trong bối cảnh này, VN, Ấn Độ và Philippines chẳng còn lựa chọn nào khác là phải có hành động không công nhận tấm hộ chiếu có “đường lưỡi bò” của TQ. Với việc không đóng dấu chứng nhận nhập cảnh và cấp thị thực rời cho khách, VN được các chuyên gia nhận định là đã có “bước đi đúng đắn đầu tiên”.
Ông Ristian Atriandi Supriyanto (cũng thuộc Trường S.Rajaratnam) nói với Thanh Niên: “Theo tôi, phản ứng của VN là phù hợp. Về mặt ngoại giao, nó thể hiện rõ sự bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh nhưng không cản trở việc giao thương đi lại của người dân. Dưới con mắt của cộng đồng quốc tế, một thắng lợi về mặt ngoại giao cho VN là điều chắc chắn một khi càng về sau, Bắc Kinh càng lộ rõ là “kẻ bắt nạt”. VN, vì vậy, sẽ nhận được nhiều thông cảm hơn”.
Ông Supriyanto kết luận: “TQ có thể biện minh nhưng rõ ràng đó là hành vi bắt nạt nước nhỏ mang tính thách thức và chỉ góp phần châm ngòi căng thẳng. Điều này chỉ làm gia tăng chú ý và quan ngại từ các nước lớn khác cũng như khối ASEAN”.

Tăng thêm hành động phi pháp ở biển Đông
Ngày 27.11, giới chức của cái gọi là “TP.Tam Sa” ngang nhiên thông báo Tập đoàn công nghiệp đóng tàu TQ sẽ sớm triển khai các dự án cơ sở hạ tầng, nguồn nước và năng lượng tại đây. Đây là hành động mới nhất của Bắc Kinh nhằm hợp lý hóa “TP.Tam Sa” được thành lập trái phép hồi tháng 7 nhằm quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền VN. Mới đây, ngày 23.11, Tân Hoa xã đưa tin TQ vừa phát hành bản đồ chính thức cho thành phố trên. Thực tế, việc Bắc Kinh thành lập “TP.Tam Sa” không chỉ gây bất bình cho cộng đồng quốc tế mà còn chịu sự chỉ trích ngay trong nội bộ TQ. Điển hình như biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã, hãng thông tấn của chính phủ TQ, từng viết bài trên trang Home.blshe.com lên tiếng chỉ trích “TP.Tam Sa” là trò đùa quốc tế nên cần phải hủy bỏ ngay.
Liên quan đến biển Đông, tờ The Financial Times hôm qua dẫn lời Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cảnh báo rằng tranh chấp chủ quyền ở đây đang có nguy cơ dẫn đến bạo lực khiến khu vực trở nên bất ổn. Theo ông Pitsuwan, châu Á hiện trong giai đoạn bất hòa nghiêm trọng nhất trong những năm gần đây khi TQ đang đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền chiếm gần trọn cả biển Đông dẫn đến căng thẳng.
Văn Khoa
An Điền
Tr. Đại Việt

Khách hàng tố sữa Ensure của Abbott bị chua và sủi bọt



Ông Lê Minh Thiện (ở 1321/3C, khu phố 4, Huỳnh Thắng Phát, phường Phú Thuận, Q.7, TP. HCM) cho biết, ông đã bị đau bụng sau khi uống gần hết nửa lon sữa Ensure Gold Vigor của Abbott có dấu hiệu bị chua và sủi bọt.

Theo phản ánh của ông Lê Minh Thiện, do mới mổ xương tay nên ông mua sữa Ensure Gold Vigor của hãng sữa Abbott, Hoa Kỳ về bồi bổ. Theo đó, khoảng ngày 13/11, ông Thiện đã mua 10 lon sữa Ensure Gold Vigor, thể tích 237ml (của hãng Abbott), với giá 42.000 đồng/lon.

Tối ngày 18/11, khi ông Thiện mở lon sữa thứ 6 ra uống, ông đã cảm giác có gì đó lạ và khác so với những hộp sữa ông đã uống trước đó. Nhưng ông nghĩ rằng đang uống thuốc nên miệng có thể có cảm giác khác. Tuy nhiên, khi ông uống được hết nửa lon sữa thì cảm nhận rõ hơn, sữa có vị chua và xuất hiện váng bọt. Sau khi uống lon sữa ông Thiện bị đau bụng.

Sau khi sự việc xảy ra, sáng 19/11, gia đình ông Thiện đã gọi điện tới nhà phân phối của sữa Abbott là Công ty TNHH dinh dưỡng 3A Việt Nam và được nhân viên công ty này hướng dẫn tới cửa hàng đã mua sữa để đổi lại lon sữa khác.
Các sản phẩm sữa Ensure của hãng Abbott (Ảnh minh họa) 

Tuy nhiên, khi đến cửa hàng, nhân viên bán hàng tại đây chỉ đổi cho ông 5 lon sữa và bảo sẽ gọi điện lên công ty phân phối để xuống giải thích, xử lý vụ việc với ông. Đã mấy ngày trôi qua, tới nay gia đình ông Thiện chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào từ phía cửa hàng cũng như nhà phân phối sữa Ensure Gold Vigor.

Khi PV thắc mắc về điều kiện bảo quản, ông Thiện cho biết, khi mua sữa về gia đình ông cất sữa trên kệ, không hề cho vào tủ lạnh mà chỉ bảo quản ở nhiệt độ thường của phòng.

Được biết, khi đi đổi sữa, cháu gái ông Thiện đã xem dưới đáy hộp để tìm hạn sử dụng của hộp sữa nhưng không thấy ghi hạn sử dụng.

(Theo NĐT)