THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

01 December 2012

Thông Báo Biểu tình phản đối văn công từ Việt-Nam sang trình diễn tại Melbourne ngày 9 tháng 12 năm 2012


Thông Báo Biểu tình phản đối văn công từ Việt-Nam sang trình diễn tại Melbourne ngày 9 tháng 12 năm 2012

THỨ BẢY, NGÀY 01 THÁNG MƯỜI HAI NĂM 2012

THÔNG BÁO

V/V:     BIỂU TÌNH PHẢN ÐỐI VĂN CÔNG TỪ VIỆT-NAM SANG TRÌNH DIỄN TẠI MELBOURNE

Ban Chấp Hành Cộng Ðồng Người Việt Tự Do Victoria
xin trân trọng kính mời:

-    Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo,

-    Quý vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể,


-    Quý vị đại diện các tổ chức và đảng phái chánh trị,


-    Cùng toàn thể đồng hương tại Victoria.


Tham gia vào cuộc biểu tình do CÐNVTD-VIC tổ chức để phản đối đoàn văn công từ Việt Nam sang trình diễn tại Crown Casino, Melbourne vào ngày 9 tháng 12 năm 2012.

Cộng Ðồng Người Việt Tự Do Victoria quan niệm rằng, ngày nào đảng CSVN còn cấm đoán, bắt bớ, giam cầm những nhà văn, nghệ sĩ và các nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền tại VN, ngày nào đảng CSVN vẫn còn tiếp tục vi phạm, cấm đoán và kiểm soát những quyền căn bản nhất của con người như: tự do báo chí, tự do hiệp hội, tự do ngôn luận, tự do phát biểu, tự do tôn giáo v.v… thì ngày ấy cộng đồng người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại sẽ còn phản đối và không chấp nhận sự hiện diện của những đoàn hay những văn nghệ sĩ từ trong nước ra hải ngoại trình diễn.

Tại sao lại có những văn công, nghệ sĩ được ung dung, tự do ra vào Việt Nam trong khi nhạc sĩ Việt Khang (Võ Minh Trí) và Trần Vũ Anh Bình chỉ sáng tác những bài hát Việt Nam tôi đâu, Anh là ai, Cảm ơn mẹ, hay Hào khí rồng tiên thì bị tù 4 và 6 năm?

Kính mời toàn thể quý vị tham gia thật đông đủ cuộc biểu tình đấu tranh cho tự do và nhân quyền tại Việt Nam cũng như ủng hộ tinh thần của các vị tu hành, nhà đấu tranh, bloggers, và những nhạc sĩ đã vì tương lai của Tổ Quốc mà bị nhà cầm quyền CSVN cầm tù một rất dã man và vô lý.
Chi tiết của cuộc biểu tình như sau:

Show diễn “Đại Nhạc Hội Danh Hài Hội Ngộ”
Ngày 9 tháng 12 năm 2012 (Chủ Nhật) vào lúc 5:00 chiều, tại Crown Casino (xin quý vị hãy tập trung ở bên bờ sông Yarra, nơi có cờ vàng của chúng ta).

Đồng thời CĐNVTD-VIC xin thông báo bầu show của đại nhạc hội “nơi thời gian ngừng lại” đã quyết định không cho 2 ca sĩ từ Việt Nam hát trong show này, chúng tôi  hoan hô quyết định của bầu show.

Mọi chi tiết xin quý vị liên lạc với ô. Hoàng Chính Đan (Mob: 0423 085 609) HCQN-VIC bà Nguyễn Lê Thanh Trúc (Mob: 0432 898 898), Ủy ban Tranh Ðấu Cho Dân Chủ và Nhân Quyền VN.

Trân trọng kính báo và kính mời,
TM. BCH-CÐNVTD-VIC

Nguyễn Văn Bon
Chủ tịch
Ngày 21 Tháng 11 Năm 2012

Mỹ, Philippines chất vấn Trung Quốc thông tin lục soát tàu bè ở Biển Đông



(Dân trí) - Mỹ, Philippines hôm nay 30/11 cho biết sẽ chất vấn Trung Quốc về thông tin cho biết cảnh sát Trung Quốc sẽ lên và chặn các tàu bè đi vào vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, tức gần như toàn bộ Biển Đông.
 >>  Trung Quốc tự cho quyền chặn bắt và trục xuất tàu nước khác ở Biển Đông

 Mỹ sẽ chất vấn Trung Quốc thông tin kiểm soát tàu bè ở Biển Đông

Trong cuộc họp báo tại Washington ngày 30/11, trả lời câu hỏi của các nhà báo về việc truyền thông Trung Quốc đưa tin là kể từ năm 2013, cảnh sát tỉnh Hải Nam được quyền lên tàu, chặn bắt các tàu bè nước ngoài xâm nhập trái phép vào vùng biển do tỉnh này quản lý, tức là Biển Đông, bà Victoria Nuland Bà Nuland nói: “Chúng tôi cũng đọc thấy những thông tin báo chí như quý vị. Chúng tôi sẽ đưa một vài câu hỏi đối với chính phủ Trung Quốc về việc này, một cách thẳng thắng, để có thể hiểu rõ hơn những điều đó. Do vậy, từ nay cho đến lúc chúng tôi có dịp hỏi về việc này, tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ không đưa ra bình luận nào bởi vì cho đến lúc này, đó chỉ là thông tin báo chí”.
 
Thông báo kiểm soát tàu bè trên của Trung Quốc, được tờ China Dailyđăng tải, là động thái mới nhất của chính quyền Bắc Kinh nhằm khẳng định những đòi hỏi về chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, nơi Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei có chủ quyền đối với một số khu vực và quần đảo. China Daily cho biết, “nếu tàu nước ngoài hoặc thủy thủ vi phạm quy định, cảnh sát Hải Nam có quyền bắt giữ tàu hoặc hệ thống thông tin của họ, theo những quy định được sửa đổi”.
Tờ báo cũng cho biết các hoạt động như tiến vào vùng biển của đảo Hải Nam mà không được phép, gây hư hại cho cơ sở quân sự ven biển, tiến hành các hoạt động tuyên truyền đe dọa đến an ninh nước này đều có thể bị xem là bất hợp pháp. 
Về vấn đề hộ chiếu “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, bà Nuland cho biết Mỹ đã nêu “vài lần với chính phủ Trung Quốc” và Mỹ sẽ để Trung Quốc tự nói về vấn đề này. Song bà cũng nhấn mạnh Mỹ đang cùng với các quốc gia khác yêu cầu Trung Quốc cân nhắc lại tín hiệu chính trị của việc phát hành loại hộ chiếu này.
Trước thông tin này, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan hôm nay nhấn mạnh kế hoạch của Bắc Kinh là một sự kiện hết sức nghiêm trọng, rõ ràng làm leo thang căng thẳng vốn có tại khu vực liên quan đến tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Tổng thư ký Hiệp hội Đông Nam Á nói động thái của Bắc Kinh khiến các nước, đặc biệt là các bên cần tiếp cận, lưu thông, và cần được tự do đi qua khu vực Biển Đông, càng thêm quan ngại và bức xúc. 

Vẫn theo ông Surin, kế hoạch của Trung Quốc có hợp pháp hay không còn tùy vào quan điểm của các bên liên quan, nhưng nếu không được xử lý đúng, có thể dẫn tới xung đột và gây phương hại tới uy tín của Đông Á như một đầu tàu tăng trưởng kinh tế toàn cầu. 
 
Cách đây vài ngày, ông Surin đã khuyến cáo rằng tranh chấp Biển Đông nếu không giải quyết thỏa đáng có nguy cơ trở thành một “Palestine của Châu A”.

Còn Tổng thống Philippines cho biết đã yêu cầu Ngoại trưởng xác minh rõ kế hoạch của Bắc Kinh, và một khi mọi việc được xác nhận, Manila sẽ có công hàm ngoại giao hoặc ra phản đối chính thức. Tổng thống Benigno Aquino nói kế hoạch của Trung Quốc khó thực thi vì đi ngược lại Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển.

Giới phân tích tán đồng ý kiến này và cho rằng kế hoạch khiêu khích của Bắc Kinh đòi trục xuất tất cả tàu nước ngoài đi vào vùng biển mà Trung Quốc nói thuộc lãnh hải của tỉnh Hải Nam có thể mang lại hiệu quả ngược về mặt kinh tế cho Trung Quốc.

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng An ninh thuộc Hạ viện Philippines, Tướng Rodolfo Biazon, nguyên Tham mưu trưởng quân đội nước này kêu gọi phải có biện pháp đa phương đối với động thái mới nhất này của Trung Quốc.

Ông Biazon nói hành động của Trung Quốc ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia của các nước trong khu vực mà cả Hoa Kỳ và Châu Âu, những nước có vận chuyển thương mại ngang qua Biển Đông.

Trước phản ứng của quốc tế, Bắc Kinh đang tìm cách xoa dịu tình hình và lặp lại tuyên bố rằng Trung Quốc luôn coi trọng quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhấn mạnh tất cả các nước đều có quyền tự do hàng hải ở Biển Đông theo đúng tinh thần luật quốc tế.

Tuy nhiên, ông Hồng không xác định cụ thể những hành vi thế nào bị coi là “xâm nhập lãnh hải Trung Quốc bất hợp pháp” trong khi Bắc Kinh đang mưu toan chiếm chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông bao gồm những khu vực thuộc chủ quyền của các nước khác.
Theo phân cấp quản lý hành chính của Bắc Kinh, tỉnh Hải Nam ở cực nam Trung Quốc quản lý khoảng 2 triệu km vuông vùng Biển Đông, nơi được coi là có nhiều tiềm năng thủy sản và là huyết mạch giao thông hàng hải quan trọng đối với thương mại thế giới.
Tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành lập phi pháp một căn cứ đồn trú trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mà Trung Quốc đã đánh chiếm hồi tháng 1/1974.

Mặt khác, Bắc Kinh cũng có kế hoạch tăng cường số tàu hải giám và ngư chính để gia tăng kiểm soát vùng Biển Đông. Trong một diễn biến khác, Trung Quốc hôm chủ nhật vừa qua công bố chiến đấu cơ tự chế J-15 đã hạ cánh thành công trên boong tàu sân bay đầu tiên của nước này, tàu Liêu Ninh.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng vướng vào một cuộc tranh chấp chủ quyền khác với Nhật Bản, trên quần đảo Nhật gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên Hoa Đông. Căng thẳng song phương leo thang kể từ khi Nhật quốc hữu hóa quần đảo vào tháng 9 vừa qua.

Vũ Quý
Theo UPI, AP

Động đất gần biên giới Lào - Việt

(TNO) PGS-TS Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Trung tâm báo tin và động đất sóng thần cho biết, lúc 16 giờ 40 phút 20 giây chiều nay 30.11, một trận động đất mạnh 4,1 độ Richter đã xảy ra tại khu vực gần biên giới Lào - Việt Nam.
Theo TS Phương, trận động đất xảy ra tại vị trí có tọa độ 18,65 độ vĩ bắc, 104,81 độ kinh đông, trên khu vực địa phận nước Lào, gần biên giới Lào - Việt Nam, giáp ranh với các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km.
 
Bản đồ chấn tâm động đất - Nguồn: Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần
Động đất đã gây nên rung động trên cấp 4 (theo thang MSK-64) ở khu vực đứt gãy Rào Nậy.
“Đây là một trong hai đới đứt gãy, chạy dọc từ Lào sang miền Trung nước ta, là các nguồn phát sinh động đất trong khu vực này”, TS Phương nói.
Quang Duẩn

Phiên tòa xét xử côn đồ tấn công dân Văn Giang: Tranh cãi tội cố ý gây thương tích hay giết người



* Hàng trăm người dân Văn Giang bên ngoài tòa án

TTO - Sáng nay 30-11, Tòa án nhân dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên tiến hành xét xử vụ án "cố ý gây thương tích" xảy ra tại xã Xuân Quan ngày 12-7.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân đọc cáo trạng

8g10, hội đồng xét xử bắt đầu phiên tòa. Các bị cáo Nguyễn Tuấn Dũng (sinh năm 1977), Đinh Văn Huỳnh (sinh năm 1984) và ba người bị hại Lê Thạch Bàn, Đàm Văn Đồng, Đàm Văn Nghiệp có mặt. Luật sư Hà Huy Sơn là người bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại.

Một số nhân chứng và người có quyền, nghĩa vụ liên quan vắng mặt, những người bị hại yêu cầu tòa án triệu tập những người này mới tiến hành phiên tòa. Tuy nhiên, theo đề nghị của Viện Kiểm sát nhân dân, chủ tọa phiên tòa tiếp tục tiến hành xét xử do cho rằng các nhân chứng và người có quyền, nghĩa vụ liên quan đã cung cấp lời khai tại cơ quan điều tra, đồng thời sự vắng mặt của họ không ảnh hưởng đến sự khách quan của quá trình xét xử.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Văn Giang, ngày 12-7, Nguyễn Tuấn Dũng, Đinh Văn Huỳnh, Đinh Văn Hùng (1984), Ngô Công Thái (1989), Hoa Văn Bốn (1987), Nguyễn Việt Cường (1987) đã có hành vi cố ý gây thương tích đối với các ông Bàn, Đồng, Nghiệp.

Dũng, Huỳnh, Thái, Cường đã đánh ông Đàm Văn Đồng gây tổn hại sức khỏe 4%, đánh ông Đàm Văn Nghiệp gây tổn hại sức khỏe 6%. Huỳnh và Bốn đã gây thương thích cho ông Đồng, ông Nghiệp và đánh ông Lê Thạch Bàn tổn hại sức khỏe 13.6%. Tuy vậy, Bốn, Cường, Thái, Hùng đã trốn khỏi địa bàn.


Hàng trăm người dân Văn Giang có mặt bên ngoài phiên tòa - Ảnh: Tâm Lụa

Người dân đến với phiên tòa - Ảnh: Tâm Lụa

Hội đồng xét xử đang tiến hành phần xét hỏi.

Ông Bàn và ông Đồng yêu cầu được bồi thường theo quy định của pháp luật. Hiện tại ông Bàn chưa thống kê đủ các thiệt hại của mình. Riêng ông Nghiệp yêu cầu các bị cáo bồi thường 20 triệu đồng chi phí chữa bệnh cùng với 4 triệu đồng/tháng kể từ ngày bị gây thương tích do không thể lao động.

Các bị cáo chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.

Luật sư Hà Huy Sơn hỏi bị cáo Huỳnh có ai ra lệnh cho bị cáo đuổi đánh người dân tới khu vực cánh đồng (tại xã Xuân Quan, đã bị cưỡng chế thu hồi đất ngày 22-4 - PV) không. Bị cáo Huỳnh nói anh Hà (người thuê Huỳnh trông coi máy móc tại cánh đồng - PV) có "chỉ đạo" cho Huỳnh về việc có người dân tới thì phải đuổi đi.

10g05, chủ tọa tuyên bố kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần tranh luận.

Viện KSND đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Huỳnh phạm tội cố ý gây thương tích theo điều 104 Bộ luật hình sự, mức án 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù, tính từ ngày tạm giữ, tạm giam (17-7); bị cáo Dũng 12-15 tháng tù; ông Đồng được bồi thường 1.845.000 đồng, ông Nghiệp 8.200.000 đồng và ông Bàn hơn 42 triệu đồng.

Ông Đồng hoàn toàn không đồng ý với phần luận tội của Viện KSND. Ông cho rằng đây là tội giết người chứ không phải tội cố ý gây thương tích vì khi những người bị hại đã bị đánh gục hoặc bỏ chạy, các bị cáo vẫn tiếp tục đuổi đánh, truy sát, sau khi có người hô hoán mới dừng lại.

Luật sư Hà Huy Sơn cho rằng các bị cáo đều có hành vi giết người theo điều 93 Bộ luật hình sự, có tổ chức. Các bị cáo đã không thành khẩn khai báo người tổ chức. Việc ông Bàn (73 tuổi) thoát chết là nằm ngoài ý muốn của các bị cáo. Ngoài ra các bị cáo còn phạm tội xâm phạm chỗ ở của công dân trong quá trình truy sát.

Ông Sơn cũng cho rằng cơ quan điều tra đã bỏ lọt tội phạm, không chỉ có 6 người đã bị khởi tố, dựa trên số lượng hung khí để lại hiện trường, đồng thời vụ án đã bị tách không có căn cứ. Đề nghị trả hồ sơ cho VKSND huyện Văn Giang điều tra lại, khởi tố các nghi phạm theo tội giết người và xâm phạm chỗ ở của công dân, đồng thời điều tra những người cầm đầu.

Đại diện Viện KSND cho rằng Huỳnh và Dũng phạm tội do bộc phát, bức xúc do bị một số người dân đánh, không có sự phân công, bàn bạc, phạm tội giản đơn, không có tính chất côn đồ. Viện KSND bác bỏ quan điểm của luật sư cho rằng các bị cáo xâm phạm chỗ ở của công dân, đồng thời cơ quan điều tra không vi phạm quy trình tố tụng. Viện KSND giữ nguyên quan điểm luận tội.

Luật sư Hà Huy Sơn và những người bị hại bác bỏ quan điểm của đại diện Viện KSND. Các bị cáo không có ý kiến gì thêm.


Người bị hại Lê Thạch Bàn (cầm micro) đang tranh luận với đại diện VKSND - Ảnh: Hữu Long

10g50, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần tranh luận. Trong lời nói sau cùng, bị cáo Huỳnh xin lỗi và chấp nhận bồi thường cho những người bị hại. Các bị cáo đều xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt vì phải chăm sóc gia đình.

Phiên tòa tạm nghỉ, HĐXX bắt đầu phần nghị án.

11g40, Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Nguyễn Nam Thắng tuyên bị cáo Đinh Văn Huỳnh 3 năm 6 tháng tù, bị cáo Nguyễn Tuấn Dũng 1 năm 6 tháng tù. Cả hai bị cáo phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông Đàm Văn Đồng số tiền 8.395.000 đồng, cho ông Đàm Văn Nghiệp số tiền 8.200.000 đồng, mỗi bị cáo chịu một nửa mức bồi thường. Riêng bị cáo Đinh Văn Huỳnh phải bồi thường cho ông Lê Thạch Bàn 42.919.000 đồng.

Các bị cáo nghe tuyên án tại phiên tòa - Ảnh: Tâm Lụa

Đông đảo người dân đến nghe xét xử, đứng bên ngoài tòa án - Ảnh: Tâm Lụa

TRỊNH HỮU LONG - TÂM LỤA

Nực cười toà án huyện Văn Giang


Người Buôn Gió - Chuyện thứ nhất là ở khâu công an huyện Văn Giang.

Vụ án này có hai bị cáo được đưa ra xét xử, bốn bị cáo khác trốn thoát. Hai bị cáo được đưa ra xét xử là do họ đầu thú ( theo lời toà án). Vậy thì công an huyện Văn Giang đã làm được điều gì, khi không bắt được tội phạm nào trong vụ án này, nhờ có hai bị cáo ra đầu thú mà mới có được phiên toà này. Nếu không thì đến giờ cũng chưa xử được vì chưa bắt được bị cáo nào cả.

Chuyện thứ hai, chỉ có ở Việt Nam. Viện kiểm sát , toà án thành luật sư bào chữa cho bị cáo. Còn luật sư bị hại thành công tố viên.
Cáo trạng của VKS nói rằng nhóm bị cáo gồm vài chục người đến khu vực cưỡng chế để câu cá, sau khi bị chất vấn là tại sao lại đến khu vực cưỡng chế để câu cá, thì toà sửa cho rằng nhóm người này đến do Hà chủ đầu tư thuê. Hỏi có hợp đồng làm việc không, thì trả lời là thuê bằng miệng. 

Bị hại nói rằng khoảng cách 300 mét, toà và viện kêu rằng 30 mét là xảy ra cãi cọ. Bị hại bảo họ ở hiện trường khoảng cách thế nào họ biết, toà bảo toà ngồi đây nghe nhân chứng kể ( nhân chứng vắng mặt ) toà biết là đúng 30 mét. 
Viện kiểm sát nói cơ quan điều tra xác định có 6 người tham gia đánh dân. Luật sư nói các nhân chứng cho biết là khoảng 30 người, số vũ khí thu ở hiện trường là 16 gậy, 2 vỏ chai bia. Không thể 6 người dùng được số vũ khí đó. VKS nói công an nói có 6 người nên viện nói 6, toà bảo viện nói 6 nên toà đủ căn cứ là 6 người. ( chắc bọn này 3 đầu 6 tay mới dùng hết vũ khí ấy..?)

Toà nói số vũ khí gậy gộc là cây mục bị cáo nhặt dọc đường. Bị hại và luật sư bị hại nói rằng 12 chiếc gậy có sơn vạch như dùi cui dân phòng và quãng đường đó là đường bê tông lấy đâu ra củi mục, cành cây khô mà nhặt. Toà và viện nói rằng công an bảo thế thì đúng là thế, thậm chí VKS còn biện minh là cây ngô. Huuu cây ngô mà oánh chấn thương sọ não người thì là cây ngô gì vậy .?

Luật sư nhắc lại tình tiết vụ án, vài chục thanh niên mang gây gộc đuổi đánh bị hại, bị hại chạy đến về đến làng, chui vào nhà dân, gục ngã ở thềm nhà. Các bị cáo chạy vào sân leo lên thềm lôi bị hại ra đánh tiếp, vụt gậy gộc tới tấp vào bị hại là ông già 73 tuổi ( là người già theo luật ). Hành vi đó là hành vi giết người, luật sư đề nghị toà làm rõ động cơ, mục đích của nhóm tội phạm này. Vì giữa bị cáo và bị hại không quen biết, không thù hằn..

Toà bảo đó là do bức xúc với bị hại vì chửi nhau. Hết chuyện, viện thì bảo không ý kiến nữa.

Dân bên ngoài nói, chả có thằng thanh niên nào tự nhiên đi chửi nhau với ông già hơn 70 tuổi, dù có bị chửi cũng nhịn. Đằng này mấy chục thằng thanh niên chửi nhau với ông già, rồi đuổi theo rùng rùng cả đám, dùng gậy vụt từ ngoài đường vào đến tận thềm nhà vẫn đánh. Mà chỉ do bức xúc câu qua câu lại là sao.?

Bên trong toà bảo lỗi do bị hại chửi bị cáo. 

Thế này bị hại thật khoẻ, dù ở khoảng cách 30m ( như toà nói ) ở tuổi 73 mà chửi nhau qua lại cho bọn mấy chục thanh niên nghe thấy thì tai và giọng và sức khoẻ của bị hại Lê Thạch Bàn phải ngang tầm Lý Đức.

Mặc dù nhiều tình tiết không được toà làm rõ hay tranh luận làm rõ, thế nhưng đến 11 giờ 45 phút toà tuyên án sau khi nêu nhiều tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.


Bản án của toà án huyện Văn Giang ngày 30/11/2012 đã nhận được đông đảo sự ủng hộ của đồng bọn bị cáo cũng như các cấp, các ngành đoàn thể huyện Văn Giang. Nói nên tinh nhân đạo của pháp luật nhà nước CHXHCNVN.

Phiên toà kết thúc cho thấy sức mạnh của nhà nước pháp quyền XHCN, cũng như cho thấy sự chuyên chính chắc chắn không có gì lay chuyển nổi của giai cấp lãnh đạo đất nước. Khiến nhiều người hoài nghi về sức mạnh của nhà cầm quyền phải tỉnh ngộ sớm, thay đổi lập trường lung lay bấy lâu. Mau chóng từ bỏ ý định chống đối, sớm quay đầu thần phục trước quyền uy của chính quyền các cấp. Góp phần làm ổn định chính trị, an ninh trật tự xã hội và quan trọng là các cuộc cưỡng chế, thu hồi đất của nông dân giao cho các chủ đầu tư được diễn ra thuận lợi hơn.





Người Buôn Gió
http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/688/688

Chủ xe ôtô đóng phí đường bộ 130.000 đồng một tháng



Từ ngày 1/1/2013, mức thu phí sử dụng đường bộ áp dụng với xe máy từ 50.000 đến 150.000 đồng mỗi năm, tùy theo dung tích xy lanh; ôtô đóng từ 130.000 đến 1,04 triệu đồng một tháng.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư về chế độ thu, nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện. Theo đó, chủ phương tiện xe máy, ôtô đều phải nộp loại phí này, trừ các loại xe cứu thương, cứu hỏa, xe chuyên dùng, xe phục vụ an ninh, xe máy của hộ nghèo.
Với ôtô, mức phí thấp nhất là 130.000 đồng một tháng, áp dụng cho xe dưới 9 chỗ. Mức phí cao nhất 1,04 triệu đồng dành cho xe tải, xe chuyên dùng trọng tải trên 27 tấn. Chủ xe ôtô đóng phí theo chu kỳ đăng kiểm tại cơ quan đăng kiểm. Sau khi nộp phí, cơ quan này sẽ dán Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp.
Chủ phương tiện phải đóng phí từ 1/1/2013. Ảnh: Hoàng Hà.
Chủ phương tiện phải đóng phí từ 1/1/2013. Ảnh: Hoàng Hà.
Mức thu 50.000 đồng một năm được áp với xe máy dưới 100cc; xe có dung tích trên 100cc được áp khung phí từ 100.000 đến 150.000 đồng. UBND cấp tỉnh, thành sẽ quyết định mức thu phù hợp với địa phương mình. Chủ xe máy nộp phí thông qua UBND xã, phường, thị trấn. Đối với xe máy lưu hành trước 1/1/2013 thì sẽ thực hiện kê khai từ thời điểm đó, còn xe lưu hành sau ngày này, chủ phương tiện phải kê khai theo nộp phí theo chu kỳ 6 tháng.
Để phục vụ công tác thu phí, Bộ Tài chính cho phép các cơ quan thu phí đường bộ của ôtô được trích lại 1% số tiền và cơ quan thu phí của xe máy được để lại không quá 10%.
Trước khi ban hành quy định về phí sử dụng đường bộ, Bộ Tài chính đã nhận được ý kiến tham gia của 58/80 cơ quan, tổ chức. Trong đó, hầu hết thống nhất với sự cần thiết ban hành và nội dung cơ bản của dự thảo Thông tư. Tuy nhiên, một số ý kiến không đồng tình về mức phí đối với xe rơ moóc sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải... Cơ quan soạn thảo đã điều chỉnh giảm mức thu phí đối với xe rơ moóc, sơ mi rơ moóc xuống bằng 60% mức thu đối với xe tải cùng trọng tải (dự thảo quy định bằng 70%). Bên cạnh đó, bổ sung quy định không thu phí đối với xe máy điện, miễn thu phí đối với xe máy của các hộ nghèo.
Việt Nam hiện có khoảng 35 triệu xe mô tô và 1,5 triệu xe ô tô. Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải, mỗi năm số tiền thu từ đầu ôtô trong cả nước đạt hơn 6.800 tỷ đồng; tiền thu được từ 50% số môtô, xe máy đã đăng ký sẽ đạt 2.400 tỷ đồng. Đây sẽ nguồn quỹ đáng kể phục vụ cho công tác bảo trì đường bộ.
Nghị định 18 về Quỹ bảo trì đường bộ đã được Chính phủ ban hành từ tháng 3, có hiệu lực từ 1/6. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn ảnh hưởng tới đời sống người dân, Chính phủ đã quyết định lùi thời gian thu phí này sang ngày 1/1/2013.
Đoàn Loan

VRN họp phân tích lợi hại của thủy điện Đồng Nai 6-6A



Mạng lưới sông ngòi Việt Nam VRN sẽ bàn sâu về dự án thủy điện gây tranh cãi là Đồng Nai 6 và 6A tại Hội nghị thường niên tổ chức ngày 16/12 tại TP.HCM.
Photo T.Phuong/Phapluat
Vị trí thủy điện Đồng Nai 6 và 6A trên bản đồ
TS Vũ Ngọc Long đại diện phía nam của VRN cho báo chí biết như vậy vào sáng nay. Giới chức này cho biết mạng lưới sông ngòi VN sẽ phân tích sâu các mặt lợi hại của thủy điện Đồng Nai 6-6A dựa trên các nghiên cứu khoa học độc lập của các nhà nghiên cứu thuộc mạng lưới và sẵn sàng mở rộng thành phần.
Đối với dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, dư luận cả nước thiên về việc đình chỉ dự án vì ảnh hưởng xấu tới khu dự trữ sinh quyển Nam Cát Tiên. Trong cuộc họp báo tại Hà Nội sau phiên họp thường kỳ của chính phủ hôm qua Bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam xác định rằng quan điểm của chính phủ là nếu không an toàn thì không cho làm thủy điện.
Mặt khác liên quan tới thủy điện Sông Tranh 2 ở Bắc Trà My Quảng Nam, với tình trạng động đất liên tục ảnh hưởng đời sống và sự an toàn của người dân. Thủ tướng chỉ đạo mời thêm 1 công tư vấn có uy tín để đánh giá lại về vấn đề an toàn của đập thủy điện này. Thủ tướng tái xác định không cho phép tích nước ở Sông Tranh 2 cho tới khi có kết quả đánh giá lại và quyết định sau cùng của chính phủ.
Được biết vì đập  Sông Tranh 2 không thiết kết cửa xả đáy nên dù không tích nước, hồ chứa vẫn tích nước tự nhiên và luôn luôn có khoảng 230 triệu mét khối nước. Trong mùa mưa lũ hiện nay khi mực nước lên đến cao trình 161 mét thì nước mới có thể xả tràn.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Bất mãn về phiên toà xử vụ hành hung dân Văn Giang


2012-11-30
Phiên xử hai trong số những thành phần hành hung dã man ba người dân Văn Giang giữ đất hồi tháng bảy diễn ra sáng nay tại tòa án huyện Hưng Yên.

Source dantri
Dù không được vào dự tòa, hàng trăm người dân Văn Giang đã theo dõi phiên tòa tại cổng TAND huyện Văn Giang.
Dân phản đối mạnh mẽ
Ngay vào lúc tòa ngưng để hội ý nghị án lúc 11 giờ trưa, hằng ngàn người dân theo dõi phiên xử đồng thanh hô vang phản đối vì cho rằng tòa không công tâm.
Lý do phản đối được chính những nạn nhân bị đánh đến trọng thương và những người dân địa phương nêu rõ là không khách quan, chưa đúng tội.
Ông Đàm Văn Đồng, một trong ba nạn nhân bị đánh đến trọng thương cho biết yêu cầu mà ông và luật sư đưa ra đối với hội đồng xử án trong ngày hôm nay:
Là huyện Văn Giang trả lại hồ sơ để điều tra lại. Tôi là người bị hại và luật sư của người bị hại tham gia tham gia phiên xử từ 8 giờ sáng. Chúng tôi được phát biểu tranh luận trước tòa về lời khai không trung thực.
Một người dân được mời tham dự phiên tòa cũng cho biết:
Họ chủ động gậy gộc, chai bia, xông vào nhà dân đánh dân; thế mà nói là không chủ động. Không quen biết gì nhau mà đuổi đánh người ta mà tòa nói chỉ cố ý gây thương tích. Vì thế người bị hại và luật sư không đồng tình yêu cầu trả bản cáo trạng để trình lên tòa án tối cao
Một người dân
Chúng tôi là người được mời. Phiên xử hôm nay rất bất công bởi vì đến giờ phút này bên Viện Kiểm Soát nói rằng hai phạm nhân ra tự thú; nhưng bên công an nói công an huyện đã bắt được. Bị cáo cũng khai được thuê đến bảo vệ chỗ khu đất bị cưỡng chế rồi; làm thuê cho anh Hà bảo vệ chỗ khu đất cưỡng chế. Người dân bị cưỡng chế chỉ ra đứng nhìn chỗ đất thì bị đuổi đánh; trong khi đó tòa vẫn bênh vực những kẻ đuổi đánh nói rằng dân ra chửi bới.
Trước đây nói có mười mấy người đánh dân, nay nói chỉ có sáu người vô tình nhặt củi. Nhưng đó là những vũ khí mà họ chủ động. Họ chủ động gậy gộc, chai bia, xông vào nhà dân đánh dân; thế mà nói là không chủ động. Không quen biết gì nhau mà đuổi đánh người ta mà tòa nói chỉ cố ý gây thương tích. Vì thế người bị hại và luật sư không đồng tình yêu cầu trả bản cáo trạng

Hai bị cáo Nguyễn Tuấn Dũng (trái) và Đinh Văn Huỳnh (phải) trước toà. Source nguyen xuan dien
Hai bị cáo Nguyễn Tuấn Dũng (trái) và Đinh Văn Huỳnh (phải) trước toà. Source nguyen xuan dien
để trình lên tòa án tối cao.
Và một người đến theo dõi phiên xử từ bên ngoài tòa đưa ra những đánh giá của bản thân về quá trình xét xử như sau:
Tôi đứng ở ngoài thấy người dân không đồng tình với bản cáo trạng tòa tuyên bố. Loa phóng thanh ra rất rõ mọi tình tiết nên tôi thấy vụ xử này không khách quan.
Lý do cáo trạng nói khoảng cách giữa hai phía là 30 mét, trong khi đó dân nói đến 400 mét. Vậy mà khoảng cách đó vẫn chưa được làm rõ. Như vậy bản cáo trạng này vẫn chưa làm đúng luật.
Cố ý đánh đập, tìm cách giết hại người ta, cụ thể là khi người ta chạy vào nhà rồi mà vẫn xông vào đánh đến ngất xỉu. Tôi cho rằng điều đó không mang tính khách quan, và chưa đúng người, đúng tội
Một người dân
Vấn đề thứ hai nữa là hành vi tội phạm. Những người gây nên tội với những người bị hại không hề quen biết, không hận thù mà khi thấy người dân ra là chúng tấn công. Vậy rõ ràng đằng sau phải cóngười chỉ điểm đó là những đại diện của dân xã Xuân Quan. Cố ý đánh đập, tìm cách giết hại người ta, cụ thể là khi người ta chạy vào nhà rồi mà vẫn xông vào đánh đến ngất xỉu. Tôi cho rằng điều đó không mang tính khách quan, và chưa đúng người, đúng tội.
Bản án chưa đúng tội
Được biết phiên xử bắt đầu từ lúc 8 giờ sáng, đến 11 giờ trưa tòa tạm dừng để hội ý.
Sau khi hội ý, tòa tuyên án Đinh Văn Huỳnh 3 năm rưỡi tù giam, Nguyễn Tuấn Dũng 1 năm rưỡi tù giam. Tội danh của cả hai bị cáo là cố ý gây thương tích cho người khác.
Luật sư Hà Huy Sơn đại diện cho các nạn nhân bị đánh cho biết kết quả phiên xử cũng như một số ý kiến về bản án mà tòa tuyên cho hai bị cáo:
Phiên tòa mới kết thúc xong. Phía Viện Kiểm sát truy tố tội cố ý gây thương tích; nhưng quan điểm của những người bị hại và tôi là luật sư bảo vệ quyền lợi cho những người bị hại có nêu ra luận cứ là cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát truy tố không đúng tội. Đây phải là tội giết người thuê. Nhưng Hội đồng xét xử vẫn xét xử theo tội cố ý gây thương tích và một bị cáo bị 3 năm 6 tháng tù, và bị cáo Dũng 1 năm 6 tháng tù.
Phía Viện Kiểm sát truy tố tội cố ý gây thương tích; nhưng quan điểm của những người bị hại và tôi là luật sư bảo vệ quyền lợi cho những người bị hại có nêu ra luận cứ là cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát truy tố không đúng tội. Đây phải là tội giết người thuê
Luật sư Hà Huy Sơn
Thế lực đen
Những người theo dõi phiên xử cho biết hai bị cáo hôm nay có khai thêm một nhân vật có dính líu vào vụ việc, và với tình tiết mới người dân muốn đưa vụ án lên cấp cao hơn:
Chúng tôi còn kháng án lên tòa án tỉnh nữa, vì hôm nay chúng có khai thêm một đối tượng nữa là Hà chỉ đạo đánh rồi.
Điều này cũng được luật sư Hà Huy Sơn xác nhận:
Họ cũng khai ra một tình tiết mới mà điều này không có trong  kết luận điều tra: đó là họ nói làm thuê cho anh Hà, người quản lý mấy cái máy xúc, máy ủi ở đất dự án đó. Họ nói làm thuê và khai ở tòa là  nhờ thôi chứ không hợp đồng, không phải trả tiền gì cả. Họ nói được anh Hà nhờ bảo vệ.
Xin được nhắc lại , vào ngày 12 tháng 7 năm nay, một nhóm côn đồ tấn công và truy sát nhiều người dân mà hậu quả là ba ông Đàm Văn Đồng, 52 tuổi, ông Đàm Văn Nghiệp, 54 tuổi, và ông Lê Thạch Bàn, 72 tuổi, bị thương phải nhập viện. Cụ ông Lê Thạch Bàn được giám định bị thương tích đến gần 14%, và đáng nói là ông này không nằm trong nhóm ra thăm đồng, giữ đất.

Theo dòng thời sự: