THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 December 2012

Tin Nhanh Số 18:Người khởi xướng Triệu Con Tim-Một Tiếng Nói gặp đại diện Hội Đồng Nhân Quyền LHQ

Ngày Nhân Quyền 2012
RadioCTM

Người khởi xướng Triệu Con Tim-Một Tiếng Nói
gặp đại diện Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
Ngay sau cuộc tuyệt thực tại Washington DC, trong tình trạng còn đang cảm nặng, nhạc sĩ Trúc Hồ vẫn tức tốc bay sang Genève, Thụy Sĩ, để cùng một phái đoàn người Việt vào gặp các đại diện Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên diễn ra vào lúc 11g30 tại Palais Wilson, trụ sở của cơ quan Nhân
Quyền Liên Hiệp Quốc. Hai viên chức của phần vụ Tiến Trình Đặc Biệt (Special Procedures) là bà Denise Ryan và ông Marcelo Daher, đặc trách về Tự Do Ngôn Luận và Bảo Vệ Nhân Quyền, đã niềm nở tiếp đón phái đoàn.

Nhạc Sĩ Trúc Hồ trình bày về lý do và ý nghĩa của Thỉnh Nguyện Thư Triệu Con Tim Một Tiếng Nói với 125 ngàn chữ ký từ khắp nơi trên thế giới, cùng với một số đề nghị việc làm cụ thể.
Đáp lại, hai viên chức Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cho biết họ đang có những nguồn thông tin từ "hạ tầng cơ sở" về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, nhưng luôn rất cần thêm tin tức, dữ kiện từ mọi nguồn khác để có thể đúc kết chính xác cho bản Xét Duyệt Định Kỳ Toàn Thể (Universal Periodic Review) năm 2013.
Bà Ryan cho biết phía nhà nước Việt Nam hiện nay chỉ chào đón các phần vụ Liên Hiệp Quốc
chống nghèo nàn và bảo vệ sức khoẻ đến Việt Nam, nhưng họ tìm mọi cách ngăn cản các bộ phận chuyên quan sát và điều tra về nhân quyền, đặc biệt là phần hành bảo vệ quyền tự do ngôn luận, và điều tra các hành vi giam cầm tùy tiện.
Phái đoàn Việt Nam đề nghị Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc hãy tận dụng cơ hội nhà nước Việt Nam đang xin gia nhập Hội Đồng Nhân Quyền nhiệm khóa 2014-2016 để đặt các điều kiện cụ thể về tôn trọng nhân quyền.
Cuộc gặp gỡ thứ hai diễn ra vào lúc 14giờ 45 tại Palais des Nations với Bà Laura Dupuy Lasserre, đương kim Chủ tịch Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Một lần nữa, nhạc sĩ Trúc Hồ trình bày tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, nỗ lực tranh đấu của người Việt, và một số đề nghị cụ thể với Hội Đồng.
Đáp lại, bà Lasserre kêu gọi người Việt Nam trong và ngoài nước hãy tiếp tục thông báo các hành vi vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam về các cơ quan bảo vệ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để các cơ quan này tổng hợp thành cơ sở cho các lên tiếng và áp lực quốc tế.
Được biết, đáng lẽ buổi họp với bà Lasserre diễn ra vào lúc 9g40 sáng, nhưng chuyến bay của nhạc sĩ Trúc Hồ bị trễ hơn 3 tiếng đồng hồ. Bà Lasserre, với thời khóa biểu rất chật hẹp mỗi ngày, đã ưu ái dời cuộc họp đến 14g45. Đây là điều hiếm xảy ra và cũng cho thấy mức độ quan tâm của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về tình trạng vi phạm trầm trọng tại Việt Nam, đặc biệt sau khi hiệp hội ASEAN ra bản quan điểm về chuẩn mực nhân quyền cho vùng Đông Nam Á mà bà Lasserre cực lực phản đối vì vi phạm các nguyên tắc nhân quyền hoàn vũ.


Vĩnh Đan, Anh Quyên, và Nguyên Vũ tường thuật
Ngày 10/12/2012 Thụy SĩNguồn :CTM

 http://xuongduong.blogspot.com/2012/12/tin-nhanh-so-18nguoi-khoi-xuong-trieu.html


LTS: Hồn Việt UK online xin gửi tới quý độc giả một số hình ảnh tiêu biểu của một đảng viên trong băng đảng Việt Tân, Hồng Thuận.  Qua những tấm hình này, mọi người xem có thể hiểu rằng: băng đảng Việt Tân đã được bọn cầm quyền cái gọi là nhà nước XHCNVN cho phép tự do hoạt động chính trị chống "chính phủ" ngay tại trong nước.

  • Quyền tự do gia nhập đảng "đối lập" Việt Tân ngay ở trong tù như trường hợp của Trần Khải Thanh Thủy...
  • Băng đảng Việt Tân dùng "gậy ông đập lưng ông" của tên ma cô dắt gái Nguyễn Minh Triết, nghĩa là đưa gái đẹp về nước làm cò mồi dụ khị mấy tên cán bộ VGCS đây ?!!!
  • Những hình ảnh ăn chơi, rượu thịt ê hề thì làm gì còn có dân oan, người nghèo, làm gì thiếu tự do, làm gì mà kêu mất nhân quyền... để mà tranh đấu!
  • Phải chăng câu trả lời là muốn có những thứ vừa rượu thịt, vừa gái đẹp, vừa "tự do" ăn chơi thả giàn như Hồng Thuận làm tiêu biểu, thì nhập chung màu cờ, HGHH với Việt-gian cộng-sản, quên béng đồng bào, bỏ mặc Tổ Quốc đi!!!




Chương trình buổi ra mắt Trần Khải Thanh Thủy với đồng hương tại Cali
của đảng Việt Tân, do đảng viên Hồng Thuận (mặc áo dài xanh) điều khiển



đảng viên Việt Tân, Hồng Thuận công khai và "tự do" phục vụ dưới hai màu cờ!!!






Sau mục phục vụ đảng?... đến mục "tự do" ăn chơi tại nước CHXHCNVN của đảng viên Việt Tân
(phải chăng đây cũng là một hình thức quảng cáo "tự do" mọi mặt, từ chính trị cho tới hội nhập văn hóa trong xã hội của Việt gian cộng sản mà băng đảng Việt Tân muốn giới thiệu với đồng bào tỵ nạn CS ?!!! Kính mời quý bạn đọc thẩm định)




























"công tác" của đảng Việt Tân tại hải ngoại








http://hon-viet.co.uk/NgoNgocHieu_HinhAnhHongThuanVietTan.htm

Tướng Trần Đại Quang sang Trung Quốc



CTV Danlambao - Truyền thông Trung Quốc đưa tin Bộ trưởng CA Trần Đại Quang sang Bắc Kinh, trong khi báo chí nhà nước Việt Nam lại chưa thấy nhắc đến sự kiện này. 

Chuyến thăm TQ của ông Trần Đại Quang được tiếp đón bởi Bộ trưởng CA Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ vào hôm 10/12, đúng một ngày sau khi CA Việt Nam đàn áp khốc liệt cuộc biểu tình chống TQ tại Hà Nội và Sài Gòn.

Phát biểu tại buổi gặp, Mạnh Kiến Trụ nói rằng hai nước Việt-Trung đều là ‘nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng Sản lãnh đạo’. Qua phát biểu này, dường như viên tướng Tàu họ Mạnh muốn nhấn mạnh đến sự tồn vong của hai đảng CS cầm quyền. 

Giống như các cuộc tiếp xúc trước đây giữa các lãnh đạo 2 đảng CS, họ Mạnh tiếp tục múa lưỡi về tình hữu nghị láng giềng, hợp tác chiến lược toàn diện… 

Đáp lời Mạnh Kiến Quốc, Bộ trưởng Trần Đại Quang nói rằng đảng và chính phủ Việt Nam‘hết sức coi trọng’ quan hệ hữu nghị với TQ. 

Trước đó, vào hôm 23/10/2012, Mạnh Kiến Quốc thay mặt cho CA Trung Quốc cũng từng đến Việt Nam tham dự ‘Hội nghị hợp tác phòng, chống tội phạm giữa Bộ Công an hai nước’. Tại hội nghị này, bộ CA Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố sẽ ‘tăng cường hợp tác’ nhằm ‘đấu tranh chống các hoạt động phá hoại, gây chia rẽ đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch’. 

Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 10/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc là Hồng Lỗi đã to mồm tuyên bố chính phủ Việt Nam phải bảo vệ công dân Trung Quốc. 

"Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi đối với vùng đảo và vùng lãnh hải trên biển Đông. Không nên cổ động, khuyến khích bất kỳ hành động nào có thể làm gia tăng và phức tạp hóa tranh chấp". Tuyên bố như trên của Hồng Lỗi được phát đi giữa lúc tướng Trần Đại Quang đang ở Bắc Kinh. 

Cũng xin được nhắc lại, tàu Bình Minh 02 đã bị Trung Quốc cắt cáp hôm 30/11/2012. Tuy nhiên phải đến 5 ngày sau Bộ ngoại giao Việt Nam mới chính thức lên tiếng phản đối và loan báo thông tin về vụ cắt cáp. 

Vào thời điểm ấy, hàng loạt quan chức chóp bu của Đảng CS Trung Quốc đang ở thăm Việt Nam, đây được cho là nguyên nhân chính khiến chính phủ Việt Nam phải ém nhẹm thông tin, chậm trễ đưa ra tuyên bố phản đối.

10 quốc gia nghe lén điện thoại của dân



BBC - Giới chức Việt Nam "nghe trộm các cuộc đàm thoại và theo dõi cuộc gọi từ các số mà họ cho vào danh sách đen", như của các nhà bất đồng chính kiến hay các tổ chức chống đối. Dịch vụ điện thoại di động của những người bị cho là phản động cũng thường xuyên bị cắt...

*

Báo The Epoch Times xuất bản tại Hoa Kỳ vừa ra một danh sách 10 quốc gia, nơi chính quyền bị cáo buộc thường xuyên nghe lén điện thoại di động của công dân. 

Danh sách này được tập hợp dựa trên thông tin của một số tổ chức theo dõi nhân quyền như Freedom House. BBCVietnamese xin giới thiệu để quý vị tham khảo: 

Trung Quốc 

Trung Quốc đi đầu về các hệ thống theo dõi
Chính quyền Trung Quốc lâu nay đã kiểm duyệt internet, nhất là các mạng xã hội, bằng tường lửa và hệ thống từ khóa bao gồm các từ nhạy cảm về chính trị. 

Trung Quốc cũng vận hành một hệ thống theo dõi khổng lồ đối với thị trưởng điện thoại di động đang ngày càng lớn ở trong nước. 

Tổ chức Freedom House nói thị trường điện thoại di động của Trung Quốc thuộc loại “bị kiểm soát chặt nhất” trên thế giới, với hơn 672 triệu thuê bao của mạng China Mobile, 212 triệu của China Unicom, và 138 triệu của mạng China Telecom. Cả ba nhà cung cấp này đều do nhà nước quản lý. 

Theo sau các vụ tự thiêu của người Tây Tạng, chính phủ Trung Quốc đã cắt sóng điện thoại di động tại các khu vực ở Tây Tạng, theo tổ chức Reporters Without Borders. 

Belarus 

Belarus, quốc gia được mô tả như chính thể độc tài cuối cùng còn sót lại ở châu Âu vì chính sách cầm quyền hà khắc của Tổng thống Alexander Lukashenko, thực ra cấm không được theo dõi liên lạc bằng điện thoại. 

Thế nhưng giới chức nước này vẫn thực hiện công việc trái pháp luật này với lý do "bảo vệ an ninh quốc gia". Năm 2001, ông Lukashenko đưa ra chỉ thị đặt internet vào danh sách các mối nguy cơ, cho phép nhà chức trách theo dõi các hoạt động trên mạng của người dân. 

Freedom House cho hay rằng các tin nhắn SMS hay các cuộc gọp của giới bị cho là bất đồng chính kiến ở Belarus thường xuyên bị theo dõi. 

Syria 

Trong 20 tháng qua, tình hình ở Syria ngày càng trở nên tồi tệ, ngày càng giống một cuộc nội chiến giữa các phe nhóm phiến quân và chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. 

Một số lớn các nhân vật đấu tranh chống chính phủ đã bị bắt sau khi điện thoại di động của họ bị an ninh Syria theo dõi và dò tìm. 

Chỉ có hai hãng điện thoại di động ở Syria, trong đó lớn nhất là Syria Tel của chính phủ. Hãng này nay đã chặn các từ khóa nhạy cảm trên các tin nhắn SMS, trong có các từ “biểu tình” và “cách mạng”. 

Chính phủ sử dụng kỹ thuật Blue Coat để sàng lọc các điện thoại di động cũng như các ISP cố định. Nhiều nhà hoạt động Syria và phiến quân đã dùng điện thoại di động để quay phim rồi tung lên YouTube hay các website tương tự. 

Chính quyền Syria thường xuyên chặn các kênh liên lạc như intenet và điện thoại di động để lọc thông tin mà họ cho là khơi gợi biểu tình. 

Iran 

Cộng hòa Hồi giáo Iran là một trong các nước tự cô lập nhất thế giới, với mạng internet bị kiểm soát chặt. 

Các blogger, nhà đấu tranh nhân quyền và phóng viên thường xuyên bị an ninh quấy nhiễu, nhiều người bị tra tấn và đối xử tàn tệ. 

Hãng tin Reuters hồi tháng Ba cáo giác rằng tập đoàn viễn thông Trung Quốc ZTE đã bán một hệ thống theo dõi hết sức tinh vi cho tập đoàn Viễn thông nhà nước Iran nhằm nghe lén điện thoại kể cả điện thoại di động và kiểm soát internet. Reuters dẫn nguồn giấu tên làm việc cho dự án này nói nhà cầm quyền nay có thể theo dõi các cuộc điện đàm, tin nhắn và internet. 

Phe đấu tranh dân chủ nói có nhiều trường hợp chính phủ Iran dò bắt được các nhà hoạt động dựa trên các cuộc trò chuyện trên điện thoại và hoạt động của họ trên internet. 

Việt Nam 

Với sự bùng nổ của mạng internet ở Việt Nam, chính quyền cộng sản đã gia tăng sàng lọc thông tin bằng các phương cách hợp pháp và các quy định.

Mục tiêu theo dõi là các tài liệu bị cho là đe dọa cho an ninh quốc gia hay cho chế độ. 

Theo Freedom House, giới chức Việt Nam "nghe trộm các cuộc đàm thoại và theo dõi cuộc gọi từ các số mà họ cho vào danh sách đen", như của các nhà bất đồng chính kiến hay các tổ chức chống đối. 

Dịch vụ điện thoại di động của những người bị cho là phản động cũng thường xuyên bị cắt. 

Hồi tháng Chín, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công khai đe dọa sẽ trừng phạt các blogger chống đối. Nhiều người đăng tải bài viết chống chính phủ trên internet bị liệt vào diện khủng bộ. Theo Reporters Without Borders, 24 nhà báo và blogger hiện đang bị bắt giữ ở Việt Nam. 

Uzbekistan 

Quốc gia Trung Á Uzbekistan là một trong các quốc gia có quy định kiểm duyệt nghiêm khắc nhất thế giới, tuy chính phủ trong nước luôn bác bỏ điều này. 

Uzbekistan sử dụng các cơ chế khá tinh vi để kiểm soát internet và có tin rằng chính phủ có thể yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet công bố chi tiết về người sử dụng, bao gồm cả tên họ, địa chỉ... Nhiều website chứa thông tin đối lập bị đóng cửa. 

Freedom House nói chính phủ cũng có thể đòi cá chãng điện thoại di động cung cấp chi tiết cụ thể về các thuê bao, ngay cả khi họ không làm gì sai phạm. 

Ethiopia 

Tiếp cận internet ở Ethiopia còn hạn chế, chỉ có chưa đầy 400.000 người truy cập được mạng internet trong năm 2009. Tuy nhiên nhiều blogger cho rằng họ bị theo dõi. 

Nhiều cafe internet trong nước bị đóng cửa vì cung cấp dịch vụ liên lạc qua internet, như Skype. 

Cả Skype và Tor đều bị cấm ở trong nước và những người vi phạm có thể bị tù tới 15 năm. 

Cho dù Hiến pháp quy định quyền tự do báo chí, chính phủ Ethiopia vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ internet và các báo mạng. 


Bắc Triều Tiên 

Một điều không gây ngạc nhiên là quốc gia ẩn dật nhất thế giới, Bắc Hàn, cũng kiểm soát internet và báo chí một cách chặt chẽ nhất. Người dân phải đưa lậu thông tin qua biên giới với Trung Quốc. 

Điều gây ngạc nhiên là ngày càng nhiều người Bắc Hàn sở hữu điện thoại di động trong những năm gần đây, nay con số đã lên tới hơn 1 triệu, theo Wall Street Journal. 

Người Bắc Hàn buôn lậu điện thoại di động qua biên giới từ Trung Quốc, nhưng gần đây lãnh đạo Kim Jong-un ra lệnh trấn áp hoạt động này. 

Một nguồn tin ở vùng biên với Trung Quốc cho Đài Châu Tự do biết rằng một khi thấy tín hiệu thì các nhân viên điều tra của chính quyền sẽ tới nơi ngay lập tức để tìm kiếm người vi phạm. 

Cuba 

Cuba mới vừa bỏ lệnh cấm người dân sử dụng điện thoại di động cùng với một số hàng tiêu dùng khác vào tháng Ba 2008. 

Năm 2011, Tổ chức Bảo vệ các nhà báo nói việc kiểm duyệt được quy định thành luật và chính quyền thường xuyên sách nhiễu, bắt bớ và theo dõi các nhà báo chỉ trích. 

Mới đây có tin rằng các đường dây điện thoại nối với Hablalo Sin Miedo — một tổ chức truyền thông dám thách thức bộ máy kiểm duyệt, đã bị công ty viễn thông nhà nước Cuba cắt đứt. 

Turkmenistan 

Tại Turkmenistan internet là đặc ân dành cho một số ít người thuộc tầng lớp trên của xã hội. 

Tổ chức OpenNet đánh giá nước này có tỷ lệ tiếp cận internet thấp nhất nhưng kiểm soát trực tiếp lại cao nhất thế giới. 

Turkmenistan không có báo chí tư nhân và các nhà báo nước ngoài bị hạn chế nhập cảnh. 

Theo OneNet, chỉ có một hãng của nhà nước quản lý toàn bộ hệ thống viễn thông và tổng cộng 10 điểm truy cập internet ở Turkmenistan.


Vụ CA Bắc Giang bắn chết người: Nạn nhân bị bắn sau khi đã còng tay?



Nạn nhân Bùi Văn Lợi sau khi trúng đạn, tử vong tại bệnh viện, vẫn trong tình trạng bị còng tay.

Công an Bắc Giang nói về vụ bắn chết người chạy khỏi sới bạc

Đại Huệ (TPO) – Công an tỉnh Bắc Giang đang làm rõ vai trò của người bị bắn tử vong Bùi Văn Lợi khi tham gia sới bạc và hành vi nổ súng gây hậu quả nghiêm trọng của Thượng sĩ Nguyễn Duy Tùng.


Nổ súng

Đại tá Nguyễn Văn Chức – Chánh văn phòng Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, theo điều tra ban đầu, 16h ngày 10-12, lực lượng Công an huyện Yên Thế bắt quả tang vụ đánh bạc dưới hình thức chọi gà tại nhà anh Nguyễn Tiến Dương (41 tuổi, trú phố Thống Nhất, thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, Bắc Giang).


Đại tá Nguyễn Văn Chức trao đổi với phóng viên chiều 11-12.

Lực lượng công an bắt giữ 30 người tham gia đánh bạc, thu giữ 22.850.000 đồng, 25 điện thoại, 27 xe máy các loại và năm gà chọi.

Trong quá trình khám xét, ông Bùi Văn Lợi (SN 1967, ở phố Gia Lâm, Bố Hạ, Yên Thế, Bắc Giang) là một trong 30 người bị bắt giữ, bất ngờ bỏ chạy ra cánh đồng ở phía sau. Ngay lập tức, lực lượng công an triển khai đội hình vây bắt.

Đại diện công an tỉnh Bắc Giang cho biết, trong khi truy bắt, Thượng sĩ Nguyễn Duy Tùng (SN 1989) dùng súng quân dụng K54 bắn chỉ thiên. Trong lúc bắn, khẩu súng K54 của thượng sĩ Tùng cướp cò nên bắn trúng vai trái ông Lợi.

Ông Lợi được đưa tới phòng khám đa khoa chất lượng cao Bố Hạ. Nhưng do vết thương quá nặng nên ông Lợi đã tử vong.

Nạn nhân Bùi Văn Lợi sau khi trúng đạn, tử vong tại bệnh viện, vẫn trong tình trạng bị còng tay.

Xét xử nghiêm

Sau khi xảy ra sự việc, Công an tỉnh Bắc Giang kết hợp cùng các đơn vị chức năng khẩn trương có mặt để bảo vệ, khám nghiệm hiện trường.

Kết quả khám nghiệm ban đầu của Công an tỉnh Bắc Giang cho thấy, trên thi thể anh Lợi có vết rách thủng hình sao từ vai trái xuyên thấu lồng ngực, làm gãy xương sườn số 3, thủng phổi, tim rồi xuyên qua vai phải.

Cũng theo Đại tá Chức, vụ việc đã được báo cáo lên Bộ Công an. Phòng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Trật tự Xã hội – Công an tỉnh Bắc Giang đã triệu tập Thượng sĩ Tùng để phục vụ công tác điều tra.

Ngoài ra, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang cũng đang làm rõ vai trò của nạn nhân Bùi Văn Lợi khi tham gia sới bạc và hành vi nổ súng gây hậu quả nghiêm trọng của thượng sĩ Tùng.

"Quan điểm của Công an tỉnh Bắc Giang là sai phạm tới đâu xử lý tới đó, không dung túng bao che”, ông Chức khẳng định.

Còng tay

Phóng viên đặt câu hỏi, ông Lợi được đưa đi cấp cứu trong tình trạng trúng đạn, tay bị còng, phải chăng nạn nhân bị bắn khi đã bị lực lượng Công an huyện Yên Thế khống chế?

Về vấn đề này, ông Chức cho hay, vẫn chưa được báo cáo cụ thể. Tuy nhiên, ông Chức cho biết, theo quy định của pháp luật, khi người vi phạm đã bị khống chế, không có khả năng phản kháng (cụ thể là nếu ông Lợi bị còng tay) thì không cần thiết phải nổ súng.


Bờ ruộng nơi ông Lợi bị bắn.

Nhân chứng nói gì?

Chia sẻ với phóng viên Tiền Phong, chị Trịnh Thị Phương (SN 1971, trú ở phố Gia Lâm) người chứng kiến sự việc cho biết: Lúc đó khoảng 16h ngày 10-12, tôi đang đứng nói chuyện cùng một số người dân tại khu vực phố Gia Lâm, bất ngờ thấy có lực lượng công an ập vào nhà anh Nguyễn Tiến Dương. Lúc đó, trong nhà anh Dương có khoảng 30 người đang tụ tập xem gà chọi và có hành vi đánh bạc.

Khi lực lượng công an tới, ông Lợi sợ hãi, vùng bỏ chạy ra bãi ruộng bên cạnh đó. Một công an mặc thường phục đuổi theo bắt ông Lợi.

Chị Phương nói: Lúc đó, công an đuổi kịp, dùng còng số 8 còng tay ông Lợi. Nghĩ ông Lợi đã bị bắt nên tôi không nhìn về hướng đó, định chạy vào nhà anh Dương xem. Bất ngờ, vừa quay đi, tôi nghe thấy tiếng nổ lớn, sau đó thấy công an khiêng anh Lợi từ ruộng lên bờ, người đầy máu.

Nhiều người bảo ông Lợi bị công an bắn nên vội vàng gọi xe cấp cứu đưa ông Lợi di viện. Lúc này, ông Lợi vẫn đang bị còng cả hai tay.

Điểm mặt âm binh: Nữ cán bộ Thành đoàn phá rối biểu tình tại Sài Gòn



Kính gửi Ban biên tập và bạn đọc thôn Dân Làm Báo

Chúng tôi là độc giả thường xuyên đọc Danlambao, có người hiện đã đi làm hoặc đang đi học. Chúng tôi đều là những người đã tham gia biểu tình chống TQ tại SG ngày 09/12/2012.

Hôm nay, chúng tôi sẽ công bố các hình ảnh về một nữ âm binh, quái thú được cử đến để gây rối, phá hoại cuộc biểu tình yêu nước tại Nhà hát Thành Phố Sài Gòn sáng hôm 9/10 vừa qua.

Trong cuộc biểu tình, chúng tôi rất bất bình với đám âm binh mang loa, micro trà trộn vào đoàn biểu tình hát nhăng cuội mấy bài trẻ con như Cháu lên ba, Một con vịt,... và những bài khác không phù hợp với việc biểu tình chống TQ. Tôi thấy khá nhiều người ngây thơ bị mắc lừa và hát theo, trong đó có mấy người đi cùng tôi.

Sau khi nghe những bài hát lạ, tôi phát hiện ra họ đã bố trí một đám âm binh trà trộn vào đây giả vờ biểu tình để gây nhiễu. Tôi liền theo dõi một âm binh đã cầm micro hát (loa thì người khác bỏ vào balô mang theo) và chụp được mấy kiểu ảnh về âm binh này, đó là một mụ đàn bà mặc áo sọc ngang xanh - trắng. Vì không sẵn máy ảnh nên không chụp được cảnh âm binh này đang cầm micro hát nhưng tôi khẳng định tôi trực tiếp nhìn thấy ở khoảng cách 1m, lúc đó cũng khá nhiều máy ảnh chụp tôi nghĩ thể nào cũng có ảnh này mà ai đó đã chụp được.

Đoàn biểu tình sau khi diễn ra đã tiến ra đường phía trước nhà hát nhưng bị chặn đành quay lại nhà hát. 

Lúc đoàn biểu tình quay về đến nhà hát thì cũng là lúc ông Huỳnh Tấn Mẫm xuất hiện đứng trên thềm nhà hát và bắt đầu phát biểu. Mọi người kêu đưa micro nhưng đám âm binh này nói hết pin và mang thẳng vào trong nhà hát, âm binh áo xanh trắng tôi đề cập cũng chui thẳng vào trong đó rồi một lúc sau đi ra. Tôi chỉ chụp được mấy hình lúc âm binh này từ lúc trong nhà hát đi ra.

Kính thưa Ban biên tập và bạn đọc thôn Danlambao, tôi khẳng định kẻ mặc áo sọc xanh trắng đó là âm binh. Dưới đây là một số hình ảnh mà tôi đã chụp lại khuôn mặt của nữ âm binh quái thú này. (Có 1 ảnh tôi down về từ trang Basam, các ảnh còn lại do tôi chụp):



 La hét, lu loa lao vào cướp giật băng rôn


Chúng tôi cung cấp các tư liệu này và mong muốn được công bố, hoặc chuyển đến các trang mạng xã hội một bài với ý tưởng đề nghị là: “Truy tìm âm binh Việt gian” với nội dung:

- Đây là kẻ đã trà trộn vào để kích động, phá rối đoàn biểu tình chống TQ.
- Đây là kẻ đã mang loa hát những bài trẻ con để gây nhiễu tiếng hô chống TQ.
- Đây là kẻ đã tham gia cướp giật biểu ngữ phản đối TQ.
- Đây là kẻ đã nhận những đồng tiền dơ bẩn để làm những việc làm khốn nạn trước nỗi đau của đất nước.
- Đây là kẻ đã chỉ biết hành xử như xúc vật chỉ đâu đánh đấy mà không có một chút lương tâm và lẽ phải nào.

Ai biết kẻ này xin thông báo tên tuổi, chỗ ở, chỗ làm để mọi người cùng biết.

Chúng tôi nghĩ rằng từ bây giờ, chúng ta cần phải thêm chiến thuật “đánh âm binh”. 

Bọn âm binh khác bọn chóp bu ở chỗ không có nhiều đặc quyền đặc lợi. Với những chóp bu mặt trơ với quyền lợi nhiều thì việc bêu riếu, lột mặt sẽ ít làm chúng thay đổi thái độ. Nhưng với các âm binh thì khác, nếu chỉ nhận vài trăm ngàn cộng vài lời khen để cả nước phê phán, bêu riếu thì chắc chúng sẽ ảnh hưởng tinh thần lớn. 

Có thể chúng ta không tìm được tên tuổi, nơi ở, chỗ làm của âm binh nhưng tôi nghĩ với mạng thông tin hiện nay thì chắc chắn âm binh sẽ biết mình đang bị bêu riếu. Đánh âm binh để chúng nhìn nhau mà dè chừng cho các lần sau, để chúng bớt những hành động tay sai cũng có thể là một thành công.

Tôi để ý âm binh này sau đó còn hét lên lu loa và tham gia vào màn giật băng rôn trong đoạn video dưới đây:

Trân trọng kính chào.



CLS