THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

29 March 2013

Các nạn nhân trở về từ Nga có được bảo vệ hay không?


Các nạn nhân trở về bày tỏ sự thất vọng trước phản ứng chậm chạp từ cơ quan hữu trách ở Việt Nam cũng như ở Nga vì bà chủ chứa Nguyễn Thúy An vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật trong lúc các cô bị sức ép tâm lý rất nặng nề.
Huỳnh Thị Bé Hương, người dẫn ba cô bạn đi trốn hồi trước Tết nhưng bị bắt lại, nhờ có chị ở Hoa Kỳ liên lạc với CAMSA Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Á Châu để làm lớn chuyện khiến bà Thúy An phải để cô về Việt Nam. Một ngày sau, cô Thái Hà, còn trong độ tuổi vị thành niên, cũng được thả về.
Đến ngày 18 tháng Ba, cô Phạm Thị Bé Trang, nhờ chị dâu ở Hoa Kỳ vận động CAMSA lên tiếng, cũng đã về đến Việt Nam cùng hai cô  gái khác.
Sau năm cô vừa kể, ngày 26 vừa qua đến lượt cô Mỹ Duyên, có dì ở Canada vận động văn phòng quốc hội địa phương, đã cùng một cô khác về tới Sài Gòn.
Bà chủ chứa Nguyễn Thúy An, người đã hành hạ, đánh đập và bắt cả mười lăm  cô phải phục tùng phải hành nghề mãi dâm, đã dời tám cô còn lại đi nơi khác trong lúc bản thân bà ta vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật.
Trước đó, khi chuyện vỡ lở, bà Nga thuộc cơ quan Interpol Vietnam cho hay  công an trong nước cũng như Interpol Vietnam đang mở cuộc điều tra.
Sáng hôm nay, khi  được hỏi công việc diển tiến tới đâu, bà Nga trả lời:
Chúng tôi đã làm hết cách và kết quả như thế nào thì đã rõ, chị muốn biết thông tin như thế nào thì chị liên hệ với các nạn nhân, họ sẽ trả lời một cách thấu đáo là họ được giải cứu như thế nào, chẳng hạn  Interpol Việt Nam hay là kể cả đại sứ quán Việt Nam đã nỗ lực để giải cứu nạn nhân nhưng mà cà các cơ quan  tổ chức bên ngoài không nhận  định rõ vấn đề  đấy  thì chúng tôi cũng không bàn luận gì cả. Chị  muốn biết cụ thể như thế nào mời chị liên hệ với các nạn nhân. Chúng tôi đã làm hết sức mình và kết quả như thế nào thì đã rõ.
Để tìm kiếm thêm thông tin, đường dây viễn liên được nối qua Moscow, vẫn ông Nguyễn Đông Triều, tham tán công sứ trong đại sứ quán Việt Nam ở Nga:
Nhà báo thì tôi không nói chuyện với bà!
Từ Việt Nam, cô Bé Hương cho biết bà Nga của Interpol Vietnam có gọi cho cô, bảo rằng khi cấp trên của bà qua Nga, có thấy lá thơ cô viết và ký tên. Đó là lá thơ mà bà Thúy An buộc cô viết ở  đại sứ quán trước khi về nước. Bà Nga nói vì lá thư đó mà chưa thể giải quyết gì được, do đó cô nên về Kiên Giang gặp công an để viết bản tường trình đính chính lại thì trên này mới làm việc tiếp:
Chị Nga nói vậy thì em có về gặp công ăn ở Kiên Giang  em tường trình lại hết. Từ lúc về Việt Nam tới giờ là em muốn chiến đấu tới cùng để lật bộ mặt bà An ra. Lúc đầu bà Nga  nói với em là nhờ Interpol can thiệp mà em mới  được về. Em nói chị có chắc hay không, em có đủ bằng cớ để nói với chị là không phải bên phía công an Việt Nam mình, em nói thẳng với bà Nga chị có biết chị em ở bên Mỹ nhờ những người bên Mỹ can thiệp, nhờ phái đoàn bên Mỹ can thiệp để em được về không? Nói  công an Việt Nam can thiệp thì được cái gì đâu, qua bển 20 người ăn nhậu xong rồi về chứ có làm gì được bả đâu, bả vẫn ung dung trước vòng pháp luật đó.
Lúc Bé Trang còn ở bển,  sau khi bé Hà về được hai ngày thì cái "cờ" (nhà) cũ bị lùng sực, công an Nga đến đó kiểm tra thì bả đã dời  người đi rồi nhưng mà trước khi dời đã có cuộc điện thoại báo cho bà rồi.

Áp lực tâm lý nặng nề

162992-dp-130312-behuong-01-200.jpg
Cô HuỳnhThị Bé Hương lúc còn ở Việt Nam. RFA files
Cô Bé Hương nói cô thực sự thất vọng khi bản thân bị áp lực nặng nề mà công an cũng không giúp được gì cho cô:
Em mệt mỏi em tủi thân lắm, bây  giờ bả cho người lùng sục em ở Việt Nam em biết làm sao, em trốn ở Sài Gòn,  ban ngày ban đêm vẫn phải đeo khẩu trang đi ra ngoài. Giờ có đối diện với chị Nga em vẫn nói như vậy, em có báo cho công an Kiên Giang hay công an vẫn yên lặng, chẳng hướng dẫn chẳng bao vệ em được cái gì hết trơn.
Kêu em về Kiên Giang thì sao giữ cái Passport của em? Em tường trình lại hết rồi em còn viết một cái  đơn tố cáo bà An, đề nghị pháp luật giải quyết đưa bả ra làm sáng tỏ sự việc, trả lại sự công bằng sự tự do cho chị em tụi em. Theo em nghĩ cái quan hệ giữ ông Nguyễn Đông Triều với bà An này đâu phải bình thường đâu, ông binh vực cho bà An, còn em là nạn nhân mà ổng cứ nghĩ như em làm hại bà An. Ổng còn nói  em lúc này nên nói như vậy để có lợi cho bà An, về cứ sống với bà An bình thường đi, từ từ mọi chuyện sẽ được giải quyết. Em có nói viết xong rồi ký xong rồi giờ em nhờ anh Triều một vấn đề coi như là tình người đi, anh giúp em anh nói  một tiếng với bà An để cho em về Việt Nam thôi, em sẽ không quên ơn anh. Ông mới nói  em có tiền vé chưa, cứ kiếm tiền vé đi rồi hãy nói chuyện. Lúc em vay mượn tiền gởi sang mua vé rồi thì lại bắt em ký giấy cảm ơn đại sứ quán đã can thiệp, cảm ơn bà An đã tạo  điều kiện giúp em tiền vé này nọ. Điều đó đối với em là một sự oan ức, em buồn em sa sút tinh thần, mệt mỏi dữ lắm rồi.
Ngay cả cô Bé Trang cũng cho rằng cô không tin cảnh sát công an Việt Nam giải cứu các cô. Về tương quan giữa bà Thúy An với đại sứ quán Việt Nam ở Moscow cũng như với cảnh sát ở trong nước qua, cô Bé Trang nêu  những câu hỏi:
Tại sao trước  ngày 8 tháng Ba công an Việt Nam báo cho bả, bà tẩu tán mười mấy chị em tụi em qua nhà bả? Còn đại sứ quán Việt Nam ai mà không biết bả, còn  20 người ở Việt Nam sang tại sao bả biết, tại sao 20 người đó về mà chẳng có chuyện gì? Công an Việt Nam nếu làm việc sao bả vẫn còn ở bên bển. Em  không tin tưởng công an Việt Nam nữa, em không tin. Em nói  thẳng cho chị biết nếu xã hội này có pháp luật thì đâu có để tụi em như vậy. Nếu nói  là điều tra tại sao bao nhiêu chuyện không thấy làm gì hết?
Em mệt mỏi em tủi thân lắm, bây  giờ bả cho người lùng sục em ở Việt Nam em biết làm sao, em trốn ở Sài Gòn,  ban ngày ban đêm vẫn phải đeo khẩu trang đi ra ngoài.
-Huỳnh Thị Bé Hương
Còn nếu mà nói bắt tay vào làm thì đại sứ quán Việt Nam cũng thừa  biết bả, bao nhiều người đưa sang làm gì mà không biết, tại sao vẫn im thinh không có chuyện gì xảy ra? Chị em tụi em ở bên bển sống khổ còn hơn là chết nữa.
Tuy không thể  nói chuyện trực tiếp để kiểm chứng những điều các nạn nhân kể, xin  nghe những đoạn ghi âm lời lẽ của bà Thúy An sau khi đã lượt bớt  những ngôn từ khiếm nhã:
Tiền nong bao nhiêu cũng phải giải quyết hết, làm sao cho câu chuyện nó nhẹ đi đã, câu chuyện không đơn giản đâu, chết đến nơi rồi chứ còn bình thường không bao giờ nhờ vả ai.
Phong bì theo kiểu kín đáo, mua đồ thì cũng tặng người ta chai rượu sâm banh hay là hộp kẹo bánh đầy đủ mọi thứ, một cái túi giá trị, quà cáp phải một hai triệu. Ngậm miệng ăn tiền, người ta nhận thì người ta phải có trách nhiệm, nôm na là vậy. Làm rất lâu rồi pháp luật hiểu rất rõ, chính vì như vậy làm không bao giờ ảnh hưởng gì đến mình cả. Ảnh hưởng liên quan đến con cháu người ta chứ chẳng ảnh hưởng gì đến mình.
Thật ra thì còn cái gì để mà nói nữa, chuyện nó bét nhè thế này rồi...Chứ còn tao, thiệt tao kẹt chỗ này tao lại làm chỗ khác, tao đi thành phố khác lại làm việc khác, tao không thiếu gì cách. Hết.
Đó là bà Nguyễn Thúy An ở Nga. Tại Hoa Kỳ, cô Danh Hui, chị của nạn nhân Huỳnh Thị Bé Hương, báo cho biết ngày 11 tháng Tư  tới cô được tổ chức CAMSA, Liên Minh Bài Trừ Nạn Nô Nệ Mới Ở Á Châu, mời ra làm nhân chứng về trường hợp em cô trong buổi điều trần do dân biểu Chris Smith triệu tập và chủ tọa ở hạ viện Hoa Kỳ.
Dân biểu Chris Smith là  tác giả  Đạo Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Của Nạn Buôn Người từ năm 2000.

Theo RFA