THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

21 May 2013

Nhân dân lên giá ?!



nguyentandung-internet

1.  Nhân dân lên giá ?!

Trong kiến nghị sửa đổi Hiến pháp của Chính phủ có đề xuất: “Thủ tướng và các thành viên Chính phủ có trách nhiệm báo cáo công tác của mình trước nhân dân”. Từ đề xuất như vậy có người đã vội cho rằng đó là quan điểm mang tính cấp tiến, có khuynh hướng theo hướng tam quyền phân lập, một điểm son của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trái với những quan điểm như vậy, tôi cho rằng đề xuất như vậy vừa mị dân lố bịch, vừa ngớ ngẩn, thể hiện không có một tí hàm lượng chất xám nào trong đó.
Đề xuất như vậy mang tính mị dân bởi vì nó muốn phỉnh phờ để nhân dân cứ tưởng rằng mình làm chủ.
Xem cung cách Thủ tướng hay Tổng Bí thư tiếp xúc với cử tri vừa mới đây thôi thì nhân dân là ai rất rõ ràng, và đại bộ phận dân chúng dường như không phải là nhân dân. Có bao nhiêu nhân dân từng được nghe Thủ tướng báo cáo công việc của mình?
Đề xuất như vậy mang tính lố bịch vì Chính phủ báo cáo công tác của mình trước nhân dân như thế nào?
Lên truyền hình đọc báo cáo là xong trách nhiệm?
Nhân dân làm thế nào để bình chuẩn công tác của Chính phủ? Đề xuất như vậy mang tính ngớ ngẩn, bởi vì không một Chính phủ nào có thể báo cáo công tác của mình trước nhân dân. Họ chỉ có thể báo cáo công tác của mình trước đại diện của nhân dân, tức là trước Quốc hội. Hơn nữa, cái ngớ ngẩn còn nằm ở chỗ Chính phủ Việt Nam không phải do nhân dân bầu trực tiếp, mà là do nhân dân bầu gián tiếp thông qua các đại diện của mình tức là thông qua Quốc hội. Nhân dân không bầu trực tiếp Chính phủ thì hà cớ gì Chính phủ phải báo cáo trước nhân dân? Nhân dân bầu gián tiếp Chính phủ nên Chính phủ chỉ phải báo cáo gián tiếp trước nhân dân, tức là báo cáo trước Quốc hội.
Dường như gần đây nhân dân Việt Nam được lên giá. Kha khá nhiều người phát biểu lấy nhân dân làm chủ thể.
Có những người về hưu giờ đây kể những câu chuyện rằng thì là hồi tại chức mình chưa bao giờ làm dân đổ máu. Không lẽ làm dân không đổ máu là chính tích của một sự nghiệp chính trị, trong khi phục vụ nhân dân mới thực sự là một chính tích, và không đổ máu là lẽ đương nhiên?
Chằng bù mấy năm trước báo Quân đội nhân dân còn ra rả ai mới là nhân dân, đừng có tưởng bở nghiễm nhiên là nhân dân. Ôi nhân dân, đừng có thấy mấy chữ “nhân dân” mà hoa mắt lầm tưởng những thủ đoạn lấy nhân dân làm chiêu bài chính trị là vì nhân dân. Điểm dễ thấy nhất để tách chuyện vừa đá bóng vừa thổi còi là thành viên Chính phủ không được là đại biểu Quốc hội thì chẳng thấy Chính phủ đề xuất, mà cứ lôi nhân dân ra như thế thì mệt cho nhân dân lắm.

2. Thủ tướng báo cáo công tác trước dân

theo vietnamnet
Thủ tướng và các thành viên Chính phủ có trách nhiệm báo cáo công tác của mình trước nhân dân. Đây là một trong các kiến nghị mới do Chính phủ đề xuất được ban soạn thảo Hiến pháp sửa đổi tiếp thu đưa vào bản dự thảo mới – Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên nói.
Sáng nay (17/5), Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo thông tin về kết quả lấy ý kiến đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Chính phủ không phải cơ quan chấp hành của QH
Đại diện Bộ Tư pháp cho hay, sau thời gian tiếp nhận ý kiến nhân dân, báo cáo chính thức của Chính phủ, với nhiều đề xuất, kiến nghị đã được chuyển tới Ủy ban dự thảo Hiến pháp sửa đổi vào cuối tuần trước. Chính phủ đã hoàn thiện bản báo cáo chung gửi đến ban soạn thảo, kiến nghị rõ 7 nhóm vấn đề.
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, nhiều vấn đề đã được ban soạn thảo tiếp thu và làm cho chất lượng bản dự thảo tốt hơn trước. Với những vấn đề chưa được tiếp thu, cơ quan Chính phủ sẽ tìm thêm lý lẽ, lập luận để thuyết phục ban soạn thảo.
Cũng theo ông Liên, một trong các nội dung đã được ban soạn thảo tiếp thu là kiến nghị nêu trong chương 7 về tổ chức Chính phủ. Đó là: “Thủ tướng và các thành viên Chính phủ có trách nhiệm báo cáo công tác của mình trước nhân dân”.
Cũng trong chương này, Chính phủ đề xuất phải xác định rõ vị trí, địa vị pháp lý của Chính phủ với tư cách là cơ quan thực hiện quyền hành pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước, tăng cường trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng, bộ trưởng. Cụ thể hóa mối quan hệ phân công, phối hợp, kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước giữa Chính phủ với QH, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát… và các thiết chế hiến định độc lập.
Thứ trưởng Hoàng Thế Liên giải thích, khi đã công nhận Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp thì không nên quy định đây là cơ quan chấp hành của QH.
Không thu hồi đất vì dự án phát triển kinh tế
Ngoài các nội dung trên, Chính phủ cũng góp nhiều ý kiến mới cho dự thảo Hiến pháp.
Cụ thể, đóng góp cho chương I về chế độ chính trị, Chính phủ tán thành với việc ghi nhận tại điều 4 về vị trí, vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng. Đồng thời kiến nghị tập trung vào quy định về nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và việc cụ thể hóa nguyên tắc này trong dự thảo.
Chính phủ cũng đề nghị không quy định yếu tố nền tảng của quyền lực nhân dân là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức mà kế thừa các quy định của Hiến pháp 1946. Cần ghi nhận và đảm bảo thực thi quyền lập hiến của nhân dân, hoàn thiện các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp.
Liên quan đến nội dung về chế độ kinh tế, báo cáo Chính phủ nhấn vào các quy định liên quan đến thu hồi đất, bồi thường đất. Theo đó, trong mọi trường hợp nhà nước thu hồi đất, thì người sử dụng đất hợp pháp, đúng mục đích bị thu hồi sẽ được bồi thường theo giá thị trường. Việc thu hồi đất chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Không quy định nhà nước thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân cho các dự án phát triển kinh tế – xã hội.