THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 June 2013

Xin vài phút đọc và cảm nghĩ về các em Tuổi Thơ Việt Nam dưới XHCN-CSVN ngày nay


Xin vài phút đọc và cảm nghĩ về các em Tuổi Thơ Việt Nam dưới XHCN-CSVN ngày nay

Written by tuoitrevietnam     | June 5, 2011 | 0 |


“đây là câu chuyện có thật và tận mắt nhìn thấy dưới XHCN-csVN” Em Bảo chưa tròn 12 tuổi, mặt mày nhem nhuốc tro bụi, ngước đôi mắt đen láy nói hớn hở với tôi với giọng nói run run: “mỗi ngày em Tách mỗi ký hạt điều được 3700 đồng, mỗi ngày con làm hơn 4 kí cũng đủ tiền phụ giúp ba mẹ gia đình mua gạo”.

chúng ta tưởng chỉ có 1 số quốc gia nghèo như bên Châu Phi hoặc bên Trung Cộng họ vẫn dùng sức các em tuổi thơ làm những công việc nặng nhọc đúng ra các em phải được đến trường để được dạy dỗ và được học nhưng chính ở việt nam hôm cả 1 tà quyền csVN biết mà vẫn làm ngơ hàng ngày các quan chức công an vẫn đến ăn hối lộ lấy tiền đút lót, chính họ nhìn thấy các em làm việc vẫn làm ngơ “tại sao con cái họ được đến trường học?” còn em Bảo & các em khác thì lại bị chúng bỏ ngoài con mắt xem như là kẻ tội đồ của dân tộc, chúng đang giết các em, trong khi Trung Cộng đang lấn chiếm & bắt bớ bắn vào các ngư dân lành VN.

Hình ảnh những em nhỏ làm việc trong xưởng tách hạt điều tại Công ty TNHH H.S1 (xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) đã làm không ít người tận mắt chứng kiến xót xa, cảnh các em làm việc, không thể cầm được nước mắt & thương cảm cho các em.




Các em nhỏ làm việc tại xưởng tách hạt điều

Tuổi thơ Việt Nam hôm nay nhọc nhằn dưới Thiên Đường XHCN-csVN

5h sáng, chen chúc trong nhóm những công nhân tách vỏ hột điều của công ty này là hàng chục trẻ em độ tuổi từ 7 – 15. Đây không phải là những em thơ không người trông nom, phải theo ba mẹ vào xưởng tách hột điều. Các em chính là những công nhân tách vỏ hột điều thực thụ. Với các em trẻ thơ này, đống hột điều cao ngất ngưởng trước mặt là miếng cơm manh áo… mà các em phải đánh đổi bằng sức lao động của tuổi thơ để có được một bữa ăn giúp Gia Đình.

Giờ làm việc của xưởng bắt đầu từ 5h30′ sáng và kết thúc lúc 17h. Từ 5h, hàng chục đứa trẻ đã tập trung trước cổng công ty đợi đến giờ mở cửa vào làm việc. Dưới ánh sáng lờ mờ lẫn hơi sương chỉ đủ để nhìn mặt nhau, đám trẻ trong những bộ quần áo phong phanh, mặt mày nhem nhuốc dính đầy dầu nhớt. Tranh thủ thời gian, đứa gặm bánh mì, đứa nuốt vội mấy miếng xôi để lót dạ cho một ngày làm việc cực nhọc sắp bắt đầu. Thỉnh thoảng, có em phát ra tiếng ho sặc sụa vì trời lạnh.

Để hiểu rõ hơn về công việc của những em trẻ thơ này, anh em chúng tôi đóng vai người xin việc làm vào xưởng điều, được phân qua khu tách vỏ làm ăn theo sản phẩm, nơi những đứa trẻ thơ đang làm việc. Khu vực nằm cách ly hẳn với những dãy nhà xưởng khác. Phía trên mái tôn nóng hầm hập. Bên dưới sàn nhà la liệt hạt, vỏ điều, bao tải, xô chậu dính đầy dầu nhớt… Người lạ lần đầu vào gần như chết ngộp vì không quen với mùi dầu mỡ, mùi hôi hám từ những xô chậu dơ bẩn lâu ngày không được chùi rửa…

Ngồi xen lẫn trong đám công nhân, hàng chục đứa trẻ đang cặm cụi dập máy tách vỏ điều. Không có tiếng nói chuyện, không có tiếng cười đùa, chỉ quanh quẩn tiếng máy dập liên tục, đều đặn. Những mảnh vỏ hột điều đen sì nằm chất đống trên mặt bàn cáu bẩn đầy bụi bặm. Người mới luống cuống với chiếc máy hai lưỡi dao hình khuyết sắc lẹm, sơ sẩy một chút là có thể “rớt” ngón tay như chơi. Tuy nhiên, những đứa trẻ vẫn thoăn thoát dập máy, tách vỏ một cách nhuần nhuyễn.

Những trẻ thơ bị đày ải.

Cuộc sống của các em chỉ quanh quẩn nơi xưởng điều, hầu hết các em đều không biết chữ. Hoặc nói như bé Thơ (12 tuổi): “Trước con có được học nhưng nay quên hết chữ rồi, con chỉ nhớ được chữ o và chữ a thôi”. Xa nhà từ khi tấm bé nhưng các em đều muốn về quê và đi học. “Về quê được tắm sông, chăn trâu… Nhưng con nghe ba mẹ nói Tết này vẫn chưa về được, khi nào làm có dư thì mới về”, Em Khánh ngơ ngẩn với ước mơ trẻ thơ. Còn đôi mắt Em Nam cúi xuống: “Con cũng muốn về quê hái me. ở đây chán lắm..”.

Đến giờ nghỉ trưa, chúng tôi mới có dịp tiếp cận đám trẻ. Ngồi bên tôi là bé Duy (12 tuổi), dáng người nhỏ loắt choắt nhưng giọng điệu thì già chát như một “ông cụ non”: “Mới vào làm cô không biết, chớ nếu đến trễ một chút coi như ngày đó không có việc. Cháu làm được 4 năm rồi, mỗi ngày được khoảng hơn 10kg. Làm chậm như cô có mà húp cháo!”.

Ngồi kế bên, em Bảo (12 tuổi), có thâm niên 3 năm trong nghề cho biết nhà có 3 anh em từ Bạc Liêu lên đây mướn nhà trọ cùng ba mẹ. Ngày đầu mẹ vào xưởng, Bảo cũng lon ton đi theo, lúc đầu phụ mẹ tách vỏ, trông em nhưng làm mãi thành quen nên ngày nào Bảo cũng đến xưởng nhận khoán hột điều để tách. Chiếc cà mèn đựng cơm của em bên ngoài dính đầy bụi đất, bên trong một chút cơm nguội và quả trứng luộc, Bảo nhai ngấu nghiến rồi tiếp tục công việc đang dang dở.

Phần đông các em nhỏ ở đây đều đến từ các tỉnh miền Tây, theo ba mẹ lên Bình Phước mưu sinh. Tuổi thơ của các em không được đến trường học, không có những buổi đến trường như các bạn đồng trang lứa mà là những buổi đi sớm, về trễ, chen lấn, giành giật nhau từng kí điều, cặm cụi bên bàn tách điều. Khi được hỏi, nhiều em đều mơ ước được cắp sách đến trường nhưng “Phải phụ giúp gia đình thôi chứ nhà con nghèo lắm! Đi học thì ai trông em, ai phụ mẹ! Rồi tiền đâu mua sách vở” như lời bé Duy cúi đầu tiếc nuối.

Làm việc tại xưởng tách hột điều đã được hơn 5 năm, bé Nam (15 tuổi) được xem là “thủ lĩnh” của bọn trẻ trong xưởng. Quê Nam ở huyện Hồng Ngự  (tỉnh Đồng Tháp) và từ khi còn bé xíu đã phải theo ba mẹ vào làm việc trong xưởng điều. Cậu bé nhanh nhảu: “Con ước sao ngày nào cũng là ngày Tết để khỏi phải đi làm, lúc nào cũng là 5h chiều vì đó là giờ được nghỉ làm”.

Ngoài thời gian làm việc trong xưởng tách hột điều, sau giờ tan ca đám trẻ còn rủ nhau đi nhặt ve chai, xế chiều nào cũng vậy mấy đứa lại dắt díu nhau loanh quanh những khu vực công trình gần xưởng điều để mót phế liệu công trình, ve chai và tất cả những thứ gì còn dùng được mà người ta bỏ đi. Bé Khánh (10 tuổi) là người có thành tích nhặt ve chai cừ nhất mặc dù lúc nào cũng cặp đứa em gái chưa đầy tuổi bên hông.

“Con đang góp tiền để gần Tết được đi chơi Đầm Sen. Trong đây chưa có đứa nào được đi đâu nhé”, cậu bé vừa thì thầm với tôi vừa như sợ các bé khác nghe được “bí mật” của mình. Nghe thấy con nói vậy, người mẹ nhìn con với đôi mắt thật buồn: “Muốn cho con đi học lắm cô ơi, nhưng khổ quá nên mới phải tha con lên đây đi làm. Nghe con nói nó mơ này mơ nọ tui muốn đứt ruột…”.

Tương lai các em về đâu? nếu chế độ Tà Quyền còn nắm quyền cai trị.

Chiều muộn, đám trẻ mệt nhoài sau một ngày “vật lộn” với mớ hột điều. Tôi đưa chiếc xô hạt điều đã được tách vỏ đặt lên bàn cân, kim đồng hồ nhích nhẹ chỉ con số 2kg. Người quản lý vỗ vai “lính mới” an ủi “mấy ngày đầu chưa quen chứ làm riết năng suất sẽ khá hơn!”. Nhìn quanh xưởng, nhiều người nộp sản phẩm trong ngày xong lục đục ra về. Tuy nhiên ở những góc của xưởng vẫn còn nhiều đứa trẻ đang miệt mài làm việc.

Bé Thanh (10 tuổi) bàn tay lem luốc, tóc tai rũ rượi cố tách hết đống hạt điều còn lại. Em phân bua: “Mẹ về nấu cơm trước rồi nên con và em trai cố làm nốt số hạt điều này! Làm cho xong ngày mai còn nhận hàng mới chứ không sáng mai ba mẹ con không có gì làm!”.

Giờ tan ca cũng là lúc cơn mưa chiều ập tới. Những đứa trẻ đứng tụ tập trú mưa trước hiên phòng bảo vệ. Câu chuyện mà các em nói với nhau trong lúc chờ tạnh mưa chỉ xoay quanh câu hỏi: “Hôm nay mày làm được mấy kí?”…

Đã gần 6h tối mà mưa vẫn chưa tạnh, từng đứa một run run, ướt mèm cố gắng chạy thật nhanh về nhà trọ, bóng dáng của các em xiêu vẹo trong mưa chiều như trút nước. Rời xưởng điều, trong tâm trí tôi day dứt một ý nghĩ: nước mắt tuông rơi với bao cảnh xót thương cho các em khi chính tà quyền csVN biết mà vẫn làm ngơ.  Không biết rồi tương lai, cuộc đời của các em thơ nơi xưởng điều sẽ đi đâu, về đâu?…

chú thích: những hột điều này hầu hết khi tách ra và đem xấy rồi xuất khẩu, nếu quý vị vào tận nơi xưởng tách hột điều sẽ không bao giờ nghĩ đến cầm hột điều cho vào miệng…

—oOo—