THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

09 February 2013

Blogger Điếu Cày bị giam tại khu K3, trại Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu


VRNs (09.02.2013) – Bà rịa Vũng tàu – Sáng hôm qua, 08.02.2013, sau hơn hai ngày vất vả tìm kiếm và đấu lý, cuối cùng công an, quản giáo trại giam Xuyên Mộc đã thừa nhận blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải đang bị giam tại khu K3, trại Xuyên Mộc, thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng tàu.


Bà Dương Thị Tân cho biết: “Tôi cùng con trai là Nguyễn Trí Dũng đã đến trại giam Xuyên Mộc, trình với công an thông tin do trại giam Bố Lá cung cấp là ông Nguyễn Văn Hải đang bị giam tại đây và đề nghị cho thăm gặp và gởi đồ. Nhưng công an ở đây chối rằng không có!”

Một sự tình cờ, nói theo kiểu của dân oan Bùi Hằng: “Người tính không bằng trời tính”, nên sáng nay khi bà Tân và anh Dũng đang loay hoay tìm cách xác nhận thông tin của blogger Điếu Cày thì gặp bà Bùi Thị Minh Hằng, cũng đang có mặt tại trại giam Xuyên Mộc để đón con trai ra khỏi trại. Biết tình trạng che giấu thông tin của công an về trường hợp của blogger Điếu Cày, bà Hằng đã tận dụng các mối quen biết với các viên công an cấp thấp, đã từng gặp trước đây, trong những lần thăm con, để xem toàn bộ hồ sơ các phạm nhân nhập trại Xuyên Mộc.

Bà Dương Thị Tân nói: “Ba người chúng tôi đọc kỹ từng tên một, từ tháng 11 năm 2012 đến nay, đúng là không có tên ông Hải nhập trại”. Bà Tân kể tiếp: “Chúng tôi không chịu thua, nên đã yêu cầu trại Xuyên Mộc phải xác nhận vào giấy rằng không có ông Hải ở đây, vì chính quản giáo trại Bố Lá đã viết giấy bảo chyển đến đây rồi, sao nay lại bảo không có. Viên công an thụ lý hồ sơ cầm tờ giấy của trại Bố Lá vào trong, và hơn 80 phút vẫn không trở ra trả lời.

Một diễn biến khác, ở khu vực bên ngoài, dân oan Bùi Hằng phát hiện một viên an ninh mật vụ đang chỉa máy điện thoại di động về phía người nhà của blogger Điếu Cày để quay phim lén.

Viên an ninh theo dõi bà Dương Thị Tân từ Sài Gòn đến Xuyên Mộc. Anh ta đang lo sợ, vì bị dân oan Bùi Thị Minh Hằng vạch mặt trước mọi người

Bà Hằng kể: “Trong lúc Minh Hằng chạy ra chạy vô để lo cho con trai chỗ tắm rửa thay đồ về thì phát hiện một tên ngồi cứ chĩa điện thoại quay phim, chụp ảnh. Theo dõi rất lâu thấy hắn không hề đăng ký thăm ai… Cho đến khi MH và chị Tân đứng ra sân nói chuyện thì phát hiện nó chĩa điện thoại về phía 2 người. MH chỉ cho chị Tân thì chị Tân mới nhận ra mặt nó ‘quá quen thuộc’. Thế là MH mang điện thoại ra chụp lại nó rồi la lên, chỉ mặt nó cho hết thảy bà con đi thăm thân nhân biết mặt cũng như việc làm của nó… Mình đến tận mặt nó nói xa xả. Nó quá bất ngờ, hết lấy tay che mặt rồi lại chỉ cái bảng CẤM QUAY PHIM- CHỤP ẢNH sau đó móc điện thoại gọi cho đồng bọn. Bà con rất đắc ý. MH được thể giới thiệu luôn về thân thế anh Điếu Cày và vạch mặt bọn chó săn. Bà con cũng được thể mỗi người một câu tố thằng kia đi bằng gì? Nó vào đây không nộp sổ thăm ai cả… Và ngay trong sân trại giam mọi người râm ran và công khai bàn về tình hình thế sự… Một chuyến đi đầy bất ngờ và GẶT HÁI”.

Khi thấy thái độ của dân chúng càng ngày càng phẫn nộ, viên an ninh này phải chạy vào trong cầu cứu. Bà Tân kể: “Khi nó thấy Bùi Hằng càng ngày càng mạnh dạn hơn, nó sợ, chạy vào trong xin hỗ trợ”. Cũng lúc đó, người đã thu giấy của trại giam Bố Lá trở ra gọi bà Tân và Dũng lại thông báo cho biết, đúng là ông Nguyễn Văn Hải đang giam tại trại Xuyên Mộc, nhưng không qua thủ tục nhập trại thông thường là phải qua khu K1, do đó trong sổ nhập trại không có, mà đưa thẳng ông Hải đến khu K3.

K3 là khu mới được xây dựng. Nguyên một khu vực rộng đó chỉ giam một mình blogger Điếu Cày. Sự cách biệt đến mức, blogger này cho bà Tân biết, ngay loa thông báo của trại, ở nơi ông bị giam cũng không nghe được.

Bà Dương Thị Tân và anh Nguyễn Trí Dũng được đưa vào một căn phòng để thăm Điếu Cày. Bà Tân và anh Dũng ngồi cách Điếu Cày khoảng 1,5m. Sau lưng Điếu Cày có hai viên công an túc trực. Ở đầu bàn, nơi họ ngồi, có bốn viên công an khác ngồi và đứng canh. Ở hai cửa phòng lại có hai viên công an khác. Tổng cộng 8 công an canh cuộc nói chuyện của 3 người. Cuộc nói chuyện kéo dài hơn 10 phút một chút.

Bà Tân cho biết, ông Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày đề nghị gia đình gởi sách báo vào, nếu đi thăm lần sau. Nhưng liền ngay đó, công an thông báo: “Không được gởi báo”. Bà Tân nói, tôi chỉ gởi báo đảng vào mà thôi. Viên công an này vẫn cương quyết “không thể được!” Bà Tân nhận xét: “Họ không muốn cho ông Nguyễn Văn Hải biết gì từ bên ngoài, kể cả những thông tin được chỉ đạo của đảng”.

Ông Hải, sau khi bị xử y án của phiên phúc thẩm, ngày 27.12.2012, ông đã bị chuyển trại giam lần này là lần thứ ba, sau Chí Hòa và Bố Lá. Blogger này đang phải thụ án 12 năm tù giam và sau đó là 5 năm quản chế, vì tội tuyên truyền chống nhà nước XHCNVN, theo điều 88, BLHS.

PV. VRNs

Chuyên đề Mậu Thân - Bài 1



Lời mở đầu cho chuyên đề Mậu Thân 

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Vụ thảm sát đầu xuân năm 1968 là vết nhơ lớn trong lịch sử Việt Nam. Hàng ngàn người bị giết dã man hay bị chôn sống trong những hố chôn tập thể trong đó có phụ nữ và trẻ em. 

Huế trở thành biểu tượng của tội ác trong thế kỷ hai mươi và có lẽ trong muôn đời. Nghị sĩ người Anh, Sir Dingle Foot, phát biểu trong cuộc tranh luận ở Hạ Viện Anh rằng "Khi chúng ta bàn đến chủ đề tội ác, không thể có tội ác nào ghê rợn hơn tội ác ở Huế." Còn nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn gọi tội ác do cộng sản gây ra ở Huế là "vụ thảm sát tập thể dã man đã được chứng minh một cách xác thực."

Thời gian 26 ngày, từ 31 tháng Giêng đến 25 tháng Hai 1968, không phải là thời gian của người hay của trời mà là thời gian của cái Ác khi ngày là gươm đao đêm là địa ngục. Thời gian này là thời kỳ nền văn minh đạo đức của người Việt lùi nhanh lại thời kỳ đồ đá. 

Ngày người cộng sản vào Huế là ngày họ đã bỏ lại sau lưng hai mươi thế kỷ văn minh tinh thần của con người. Và ngày họ rút ra khỏi Huế là ngày những người văn minh cảm thấy kinh hoàng và không thể tưởng tượng nổi trước sự tàn ác không thể nào diễn tả nỗi. 

Chuyên đề về thảm sát Huế mở đầu bằng bản báo công thành tích của cộng sản. Mời các bạn đọc theo dõi những bài kế tiếp. 

*

Cộng sản tự hào về thảm sát ở Huế 



Sài Gòn

Ngày 1 tháng Mười Hai 1969 

Thảm sát Cộng sản gây ra ở Huế vào đầu năm 1968 tiêu biểu cho đỉnh cao của sự kế hoạch cẩn thận. Nhưng chính những sự khoe khoang thắng lợi của cộng sản khiến cho mức độ thảm sát càng thêm ghê gớm hơn. 

Hai sự thật này hiện ra rõ ràng khi những viên chức ở đây đánh giá lại những vụ thảm sát ở Huế dựa trên bản báo cáo của cộng sản mới được khám phá gần đây mà qua đó mô tả những phần của cuộc thảm sát. Người ta tin tài liệu này là tài liệu duy nhất trong tay quân đội đồng minh trong đó các cấp lãnh đạo cộng sản thừa nhận vụ giết người ở Huế. Bản báo cáo, được khám phá vào năm ngoái, nhưng bị gạt qua bên trong các trận chiến vào tháng Năm và mới được tìm thấy lại chỉ cách đây vài ngày. 

Bản báo cáo này rõ ràng được cấp chỉ huy quân sự của mặt trận Huế nộp lên quân khu. Tài liệu này được cộng sản xếp vào loại cao nhất - "tuyệt mật". 

Lời giải thích thường lệ của cộng sản về thảm sát ở Huế trên Đài Hà Nội, Đài Giải phóng, và tại các cuộc hòa đàm Paris là các vụ giết người đều là kết quả của các cuộc đấu đá đảng phái và thanh toán nội bộ do các phe phái miền Nam Việt Nam thực hiện. 

Tài liệu đã chứng minh không phải như thế. 

Nói về công tác ở quận Hương Thủy, ban chỉ huy báo cáo: "Chúng tôi cũng đã giết một ủy viên của đảng Đại Việt, một Thượng nghị sĩ miền Nam, 50 đảng viên Quốc Dân Đảng, sáu đảng viên Đại Việt, 13 đảng viên Cần Lao Nhân Vị, ba đại úy, bốn trung úy..." 

Tại khu vực khác, Phú Vang, với chỉ một đại đội địa phương duy nhất, và một đại đội "đặc công" đáng sợ hơn, ban chỉ huy tự hào: "Chúng tôi đã loại trừ 1.892 ngụy tề, 38 cảnh sát, 790 ác ôn, sáu đại úy, hai trung úy, 20 thiếu úy, và nhiều hạ sĩ quan." 

Có thể không phải tất cả những người được coi đã bị loại trừ đều bị giết, nhưng sự nhấn mạnh vào việc giết người là rất rõ ràng trong những thành phần bị nêu tên. 

Kể từ khi những hố chôn tập thể lần đầu tiên được phát hiện vào tháng Ba vừa qua, số người bị giết gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở Huế ngày càng tăng. Tính đến nay tổng số người bị cố ý sát hại đã vượt quá 2.300 khi người ta càng ngày càng phát hiện thêm nhiều hố chôn tập thể mới. 

Vào đầu năm này Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã tiên đoán tổng số người bị giết cuối cùng có thể từ 2.500 đến 4.000. Do phát hiện thêm nhiều hố chôn tập thể mới nên các viên chức ở đây ước tính số người chết có thể vượt qua cái mốc 5.000. 

Trong bản báo cáo này ban chỉ huy cộng sản khẳng định: "Huế là nơi tinh thần phản động đã tồn tại trong suốt hơn 10 năm qua. Tuy nhiên, chúng ta chỉ mất một thời gian ngắn để vắt cạn kiệt sạch tận gốc rễ của chúng." 

Những người đào thoát sang phía Quốc gia đã cho các viên chức ở đây biết trong số những người đầu tiên bị giết là những người đã giúp đỡ Việt Cộng với tư cách thành viên không cộng sản trong phong trào đấu tranh, cũng như những người với tư cách là những người lãnh dạo đối lập với chính quyền thông qua những nhóm khác. 

Thay vì biết ơn sự giúp đỡ của họ, những người đào thoát nói, cộng sản đã giết những người lãnh đạo này để trừ hậu họa. Quả thực, cộng sản nghĩ rằng những người này biết quá rõ cách giúp đỡ một cuộc cách mạng. 

Cũng đứng đầu trong danh sách này là những người giữ chức vụ lãnh đạo đáng kính, các thầy giáo, và những người thuộc đủ mọi cấp bậc trong Chính phủ Quốc gia, cộng với những người làm việc với Mỹ. 

Thậm chí trong lúc đánh nhau khốc liệt nhất, các cán bộ cộng sản vẫn làm việc một cách bài bản, tay cầm bìa kẹp các danh sách đã được chuẩn bị trước và các danh sách nay về sau còn được bổ sung thêm thông tin, họ đi tìm các tay ác ôn và những kẻ cần phải xử trí. 

Cải tạo, học tập chính trị, và cải tạo toàn diện dành cho những kẻ không có tên trong danh sách những người cần phải giết ngay. 

Ban chỉ huy này tự hào báo cáo: "Nhân dân đã gia nhập bộ đội chúng ta đi săn lùng bọn ác ôn, phản động, và gián điệp. Chẳng hạn, bà Xuân dẫn bộ đội ta đi chỉ nhà bọn ác ôn mà bà biết, mặc dù bà mới sinh con được sáu ngày." 

Cộng sản kêu gọi các công viên chức chính phủ ra trình diện để đơn giản hóa vấn đề và để mau chóng vãn hồi trật tự. Ban đầu không có có dấu hiệu nào báo trước điều gì sẽ xảy đến. Một người vào ngày thứ bảy ra trình diện và khai mình làm tài xế cho Mỹ, mặc dù ông ta thực ra còn hơn thế. Một tổ ám sát đã truy lùng ông ta một cách vô vọng khi cuộc thảm sát bắt đầu. 

Các danh sách những kẻ phải trừ khử được các cán bộ nằm vùng cung cấp cho bộ đội cộng sản. Những cán bộ nằm vùng này sau đấy vẫn tiếp tục che giấu tông tích. Nhưng sau ngày thứ hai đã xảy ra một chuyện báo trước bao tang thương sẽ xảy đến cho rất nhiều người dân Huế. 

Đài Hà Nội và Đài Giải phóng tuyên bố cuộc cách mạng và tổng nổi dậy đã thành công, và cả nước đã hoàn toàn được giải phóng. Lời tuyên bố này được nghĩ ra để nâng cao tinh thần chiến đấu đang dao động, nhưng theo nhiều nguồn tin ở đây, tuyên bố ấy có thêm ảnh hưởng đáng sợ hơn nhiều ở Huế. 

Do tin tưởng đã hoàn toàn chiến thắng, những cán bộ nằm vùng liền ra mặt và công khai lý lịch. Một người sửng sốt khi biết người hàng xóm mà 18 năm qua ông ta không mảy may nghi ngờ lại là cán bộ cấp cao của tổ chức nằm vùng tại Huế. 

Khắp nơi đều hân hoan chào mừng chiến thắng. Theo lời kể lại một sĩ quan cộng sản ra lệnh không được phép bắn vào máy bay Mỹ ở trên trời. Viên sĩ quan này nói với lính, bây giờ dù sao đi nữa chúng ta cũng đã kiểm soát được tất cả các sân bay ở miền Nam Việt Nam, mà trước sau gì nó cũng phải đáp xuống thôi, đến lúc ấy nó sẽ trở thành của chúng ta. 

Nhưng vào giữa ngày thứ 7 và ngày thứ 11, sự thật trở nên rõ ràng. Nhận thức họ không thể nào ở lại, giới chức chỉ huy của Việt Cộng ra quyết định rằng những nhân chứng, tức những ai đã thấy quá nhiều và bây giờ biết rõ lý lịch của các cán bộ nằm vùng, đều phải bị thủ tiêu. 

Bộ đội cộng sản được bảo rằng những vụ thảm sát tập thể là cần thiết để cứu cách mạng. 

Đa phần các nạn nhân bị bắn chết, nhưng một số nạn nhân bị đánh đến chết. Thậm chí có nhiều người bị chôn sống. 



Nguồn: Christian Science Monitor 1/12/1969. Tựa đề của người dịch. Nguyên tác tiếng Anh " Hue massacre detailed in report ". 

Thịt bò, tôm giá 'trên trời' ngày cuối năm



Thời tiết lạnh khiến rau xanh tăng giá mạnh trong sáng ngày 29 Tết. Nhiều tiểu thương cho biết trời bất ngờ trở rét nên thịt bò sáng nay khan hàng.
>300.000 đồng một nải chuối cúng Tết

7 giờ sáng tại các chợ ở Hà Nội vẫn tập nập người mua kẻ bán. Thời tiết bất ngờ trở rét sau nhiều ngày nắng nóng liên tiếp khiến các mặt hàng như rau xanh tăng giá. Người bán cũng được dịp hét giá cao vì hôm nay là ngày mua sắm cuối cùng trước Tết Âm lịch.
Tại các chợ Thái Hà, Nam Đồng, Vĩnh Hưng..., giá rau xanh tăng khoảng 10% so với một ngày trước đó. Su hào 6.000 đồng một củ, súp lơ tăng lên 11.000 đồng, cà chua được "hét" tới 25.000 - 30.000 đồng một kg.
Cà rốt được bà nội trợ chọn mua vì là thứ thực phẩm phù hợp với nhiều món ăn ngày Tết. Nhu cầu cao đẩy giá loại củ này tăng mạnh từ 12.000 lên 20.000 đồng mỗi kg tại chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy. Cũng là loại củ được lâu, su hào được dịp lên giá mạnh. Ở khu chợ này, nếu như tuần trước 10.000 đồng mua được 5 củ su hào thì nay chỉ đủ mua 3 củ. Súp lơ trước 5.000 đồng nay lên 10.000 đồng.
Giá thịt bò tăng mạnh trong ngày mua sắm cuối cùng trước Tết. Ảnh: TL
Giá thịt bò tăng mạnh trong ngày mua sắm cuối cùng trước Tết. Ảnh: TL
Chị Nhung, chủ quầy rau xanh tại chợ Thái Hà cho biết, nhiều gia đình để sát ngày mới mua rau cho tươi ngon nên năm nào ngày 30 Tết giá rau cũng đắt. Tuy nhiên, tiểu thương này cho biết nhờ ngày cuối cùng trời rét nên các cửa hàng bán hàng "tự tin hơn". "Trời không nồm thì rau còn tươi lâu nên bán giá cao vẫn rất nhiều người mua", chị Nhung nói.
Dù tăng giá, rau củ vẫn được tiêu thụ sạch sành sanh trong buổi sáng nay. Đến hơn 12h trưa tại chợ Cống Vị trên đường Đội Cấn, những người đi chợ muộn không dễ gì kiếm được một bó rau ngon đúng ý.
Thịt và hải sản các loại cũng tăng giá chóng mặt trong ngày cuối năm, trong đó tăng mạnh nhất là thịt bò. Tại chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy, thịt bò ngon có giá 350.000 đồng mỗi kg, tăng tới 80.000 đồng so với hôm trước và tăng 110.000 đồng so với thông thường. Hay tại chợ Đặng Tiến Đông, thịt bò bắp 320.000 đồng một kg trong khi thịt bò thăn đầu giờ sáng có nơi bán 360.000 đồng một kg.
Một tiểu thương giải thích sáng nay, trời rét đột ngột khiến họ không kịp trở tay. Cứ nghĩ trời vẫn nóng nên các cửa hàng đặt đầu mối rất ít hàng vì sợ ế. "Ai ngờ trời rét nên sáng sớm nay chúng tôi phải tranh cướp mới có hàng để bán. Lấy được hàng xong thì cứ phải ôm khư khư cái làn vì sợ người ta đặt lên cân bán mất thì mình không có gì để bán", tiểu thương này nói.
Dù đắt đỏ, quầy bán thịt bò vẫn hút đông các bà nội trợ vì thịt bò phù hợp với nhiều món ăn ngày Tết như thịt bò kho, bò khô. Trong khi nguồn hàng hạn chế, nhu cầu lại tăng vì khách nào cũng mua nhiều, người ít thì ba đến năm lạng, người nhiều đến vài cân thịt một lúc.
Giá tôm cũng được dịp lên giá "trên trời" trong ngày cuối năm. Nếu như thông thường tôm loại 50 con mỗi kg có giá 350.000 đồng thì nay tăng vọt lên 550.000 đến 600.000 đồng. Tính ra trong ngày Tết, hơn 10.000 đồng mới mua được một con tôm sú cỡ vừa. Giò chả không tăng nhiều vì nguồn cung lớn. Giò lụa từ 130.000 lên 150.000 đồng, giò bò từ 250.000 lên 300.000 đồng mỗi kg.
Cũng tăng giá, nhưng mức tăng của thịt gà dè dặt hơn nhiều loại thực phẩm khác vì lực mua không cao như dự kiến. Chị Hằng tiểu thương bán gà tại chợ Thái Hà cũng cho hay năm nay ế gà. Đến 10h sáng ngày 29 Tết, quầy gà của chị vẫn còn hàng chục con làm sẵn mà chưa có người mua. "Chợ này cấm bán gà lông nên tôi cứ phải làm sẵn. Nhưng người mua ít hơn hẳn năm ngoái", tiểu thương này nói. Giá thịt gà lông tại chợ Nghĩa Tân trước 150.000 đồng, nay 170.000 đồng mỗi kg. Thịt gà làm sẵn tại chợ Thái Hà có giá 270.000 đồng mỗi kg.
Mặt hàng hiếm hoi hạ giá trong ngày cuối năm là chuối xanh. Trước đó, trong ngày 26, 27 Tết, các tiểu thưởng đẩy giá chuối tăng lên 50.000 đến 300.000 đồng mỗi nải thì nay giảm mạnh. Tại chợ Nghĩa Tân, đến 10h sáng 29 Tết mà hàng chuối của anh Khang, một tiểu thương đến từ Hưng Yên vẫn còn hơn hai chục nải. Lo ế chuối, anh Khang hạ giá xuống hết cỡ chỉ còn 20.000 đến 30.000 đồng một nải cỡ vừa. Còn người bán chuối tại vỉa hè trên phố Trần Quang Diệu (Trung Liệt, Đống Đa) cho biết nải to nhất (hơn 20 quả) hôm qua 200.000 nhưng sáng nay chỉ còn 100.000 đồng một nải.
Sau thời điểm đông đúc vào đầu giờ sáng, đến tầm 10h sáng nay các chợ bắt đầu vãn hơn. Đến 12h, các chợ đã thưa hẳn và tiểu thương rục rịch dọn hàng để về chuẩn bị đón Giao thừa.
Ngân Hà - Anh Đức

VIDEO - Cô Giáo Bi Tuột Quần Lót Lúc Hát Ca Tụng Bác Hồ


một cô giáo ở Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn bị tụt quần "chíp" khi đang biểu diễn Hát Ca Tụng Bác Hồ!

Người không có Tết



Tác giả Huỳnh Công Thuận viếng nghĩa trang Biên Hòa

Huỳnh Công Thuận - Đêm nay là 28 tháng chạp, năm nay không có ngày 30 vậy mai là giao thừa rồi.

Những ngày cuối năm, trong khi mọi người đang chuẩn bị vui mừng về quê tảo mộ đón tết thì trái lại đối với tôi lại là những ngày cay đắng buồn đau sầu thảm nhất. Sau bao nhiêu năm sống kiếp không nhà, phải sống ly hương trên chính quê hương mình, đối với tôi những tiếng “về quê, về nhà, gia đình” đã không còn! Dù đã cố quên nhưng khốn nạn thay ngày mà người ta đưa ông táo lại là ngày giổ nội tôi, nội tôi mất đúng vào ngày 23 tết năm 1978 – đó cũng là năm cuối cùng tôi được hưởng không khí gia đình ấm cúng dưới mái nhà trong phần đất hương hỏa của gia tộc họ HUỲNH chúng tôi. Nhớ lại những ngày ấy với những thời khắc cuối năm bên bàn thờ tổ tiên với những ngôi mộ đã được con cháu tảo mộ chu toàn với khói hương và với sự tưởng nhớ thành kính.

Thắm thoát đã mấy mươi năm từ một thanh niên sống có lý tưởng, tôi đã phải bỏ nửa cuộc đời với những nỗi truân chuyên phải liên tục đấu tranh chống áp bức bất công, nhưng chẳng những không kết quả ngược lại còn bị rơi vào những “cuộc chiến” không lối thoát. Tôi đã mất quá nhiều thời gian của đời mình cho việc này, giờ không còn nhiều thời gian nữa nhưng vẫn không biết đến bao giờ mình mới được “về quê, về nhà, về gia đình”, không biết bao giờ mới được tự do thanh thản thắp những nén hương viếng mộ tổ tiên trong những ngày lễ giổ vì những ngôi mộ của gia tộc chúng tôi hiện đang bị chiếm đoạt…

Trong nghĩa trang gia tộc họ Huỳnh của chúng tôi hiện có 8 ngôi mộ, tất cả đều có mộ bia với hình ảnh đầy đủ, nhưng chỉ mộ bia Ba tôi với hình mặc quân phục là bị đập phá, người ta dùng vật sắc nhọn gạch trầy các chử trên bia mộ và đục vào mắt di ảnh người quá cố…


Kính xin hương hồn tổ tiên hãy tha thứ cho con không thể thắp hương viếng mộ tổ tiên gia tộc. 
Xin hãy tha thứ con bất lực để mộ bia người chết vẫn không được yên. 
Mong rằng các thế hệ mai sau sẽ không bao giờ 
còn phải sống dưới bất kỳ hình thức áp bức bất công phi lý nào.

Thiết nghĩ mồ mả không chỉ là tài sản riêng của một gia tộc mà còn là niềm tự hào của cả quốc gia dân tộc. Trong thời chiến tranh loạn lạc, bản thân người sống lo còn không xong, nên không lo cho mồ mả người chết chu toàn là điều có thể chấp nhận được. Ngày nay, đang ở thời bình trị, ổn định thì việc làm trước hết là phải khôi phục lại truyền thống văn hoá dân tộc lâu đời đã bị xâm hóa nghiêm trọng sau những thăng trầm của đất nước. Giữ gìn và bảo quản cúng viếng mồ mả tổ tiên là giử cho con cháu đời sau một truyền thống văn hóa đạo hiếu “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Hiện con cháu gia tộc họ HUỲNH chúng tôi không được quyền giữ gìn bảo quản cúng viếng mồ mả tổ tiên nằm trong phần đất hương hỏa của gia tộc chúng tôi nhưng tôi vẫn cố gắng lưu truyền gìn giử được gia phả của gia tộc mình trên phần đất ảo. Những người con đi xa, nếu bị thất lạc thông tin về gia tộc họ HUỲNH có thể dễ dàng tìm lại được nguồn cội của mình trên website Việt Nam gia phả tại đây:


Người Việt Nam chúng ta có câu: “Sống cái nhà – Thác cái mồ” nhưng với những gì đã xảy ra đối với tôi và gia tộc tôi, cả với người sống lẫn người chết quả thực là đã quá sức chịu đựng!. Thiết nghĩ cướp nhà người sống và nhất là cướp mộ người chết là một trọng tội cần phải trừng trị một cách thật nghiêm khắc. Tôi luôn tin tưởng rằng: quyền bảo quản giử gìn mồ mả tổ tiên trong phần đất hương hỏa của gia tộc họ “HUỲNH” rồi thế nào cũng trở về với con cháu họ HUỲNH chúng tôi và khi đó tôi sẽ vô cùng mãn nguyện.

Và khi nhìn lại “đoạn trường truân chuyên” trong suốt bao nhiêu năm qua dường như có giọt lệ nào, không chảy xuống mà chảy ngược vào tim tôi, lăn mãi, và lăn mãi... Người ta có thể tách quê hương ra khỏi con người nhưng không thể tách niềm đau nỗi nhớ ra khỏi tâm hồn.

Một ngày cuối năm.

Văn hóa đang bị đảng bỏ tù



Cù Huy Hà Bảo (Danlambao) - Con người Việt Nam ngày này không những đã không có nhân quyền, tự do dân chủ mà ngay cả văn hoá cũng đang bị bóp chết hoặc bỏ tù bởi đảng cộng sản.

Từ ngàn xưa khi người dân Việt đa phần chưa biết chữ quanh năm phải chống chọi với thiên nhiên vỡ đất, phá rừng, lấn biển để kiếm cái ăn cùng lức phải chống chọi với giặc ngoại xâm phương bắc. Người dân đã truyền miệng nhau những câu ca dao, tục ngữ để con cháu ngày sau học và sống theo những điều tốt đẹp và tránh đi theo vết xe đổ của tiền nhân. Những câu hát câu hò, lời ru cũng được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo ra một nét văn hoá vùng miền. Đến thời cộng sản cai trị, văn hoá ấy bị bóp chết hay bỏ tù một cách có hệ thống.

Gần đây những tấm bia kỷ niệm cuộc chiến chống quân xâm lược biên giới phía bắc 1979 không cánh mà bay, hoặc bị đục phá nham nhở. Ai đã làm chuyện này? Có phải là người dân hay một tổ chức phản động sống lưu vong ở nước ngoài về đây đập phá? Tất cả những câu hỏi trên đều không có lời giải đáp bởi người dân chẳng dại gì mà bỏ công sức ra để đập phá mà không được trả công, còn các thế lực thù địch hay phản động thì không thể bởi họ ở xa và chẳng có lý do gì để họ đập phá cả. Vậy ai đập, ai phá? Kẻ lạ người quen nào? Chắc chắn không ai khác ngoài đảng cộng sản đã lén lút tự tay đập đi trong lúc đêm tối. Chính họ đã xây, đã từng quay phim chụp ảnh khánh thành những tượng đài đó nên hôm nay buột phải lén lút đục phá vì đã quy phục Trung Quốc.

Hôm rồi tôi tham dự một tiệc tất niên cuối năm. Các buổi tiệc tùng thường không thể thiếu món ăn tinh thần đó là ca nhạc và tôi được mời lên hát một bản nhạc giúp vui trong chương trình Karaoke. Khi tôi chọn bài Mùa Xuân Lá Khô thì không thể tìm thấy trong líp nhạc, đành phải chọn bài khác là bài Xuân Này Con Không Về nhưng cũng không có. Tôi đang nghĩ ngợi thì người chỉnh nhạc mới nói em chọn bài hát nào mà không liên quan đến nhạc vàng và nhất là nhạc có nói đến từ lính thì sẽ có để hát. Tôi đành phải chọn bài Câu Chuyện Đầu Năm để hát giúp vui, nhưng khi hát đến câu đón xuân nơi trận tiền thì trên màn hình chữ lại được sửa thành đón xuân nơi mọi miền. Vậy thì ra chính Bộ Văn hoá Thông tin người tự cho mình được quyền duyệt những bài hát đã chỉnh sửa lại lời. Vậy tại sao họ lại phải sửa và cấm những bài nhạc vàng bất hủ mà tôi đã được cha tôi hồi còn sống thường hay hát nhỉ? Câu hỏi đó cứ âm ỉ trong đầu tôi và tại sao họ lại chia nhạc của nước mình ra thành hai thể loại vàng đỏ nhỉ. Và sao không gọi xanh và hồng!?

Tôi đem thắc mắc của mình đi hỏi nhiều người và cũng tìm kiếm trên google nhưng đành thất bại và tôi cũng đành phải tự giải thích không biết có đúng không nữa. Nhạc vàng và nhạc đỏ, hai cái tên ấy được gọi bởi hai dòng nhạc của hai miền trước 1975, điều này thì ai cũng biết còn tại sao gọi thì chỉ có một cách giải thích nhạc đỏ là của miền bắc mang cờ đỏ và nhạc vàng là của miền nam mang cờ vàng và những bài hát sau 30/04/1975 thì không gọi là nhạc đỏ hay vàng nữa. À thì ra là thế và nhất là những bài hát mang tính chất chống tàu càng không được duyệt như bài Một Ngàn Năm Nô Lệ giặc tàu của Trịnh Công Sơn, hay mới đây những bài hát Việt Nam Tôi Đâu của nhạc sỹ Việt Khang và bài Nước Nam Rạng Ngời của nhạc sỹ TrầnVũ Anh Bình. Vậy ai bỏ tù những bài nhạc đó nếu không phải thủ phạm chính là cộng sản Việt Nam. 

Gần đây, đảng nhà nước cấm đĩa ASIAN 71 của nhạc sỹ Trúc Hồ nhưng người dân trong nước vẫn có để nghe mặc dù đảng và nhà nước có cấm cản. Nhưng những bài hát Karaoke có chất lượng bằng đĩa nén thì không có. Có chăng chỉ là những đĩa do nhu cầu tự phát sang lậu, chất lượng không ổn định. Các cô các chú các bác bên hải ngoại nếu được hãy thực hiện những đĩa hát đó để người dân trong nước trong những đám tiệc tùng sẽ hát lên cho dân Việt ta nghe. Mưa dầm thấm đất có đúng không các bác? và để cho văn hoá Việt bớt tù đầy!